Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều tra kỹ thuật canh tác bưởi năm roi tại huyện bình minh tỉnh vĩnh long...

Tài liệu điều tra kỹ thuật canh tác bưởi năm roi tại huyện bình minh tỉnh vĩnh long

.PDF
61
971
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN TUẤN CƯỜNG ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC BƯỞI NĂM ROI TẠI HUYỆN BÌNH MINH TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC Cần Thơ 05/2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC BƯỞI NĂM ROI TẠI HUYỆN BÌNH MINH TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ts: LÊ THANH PHONG NGUYỄN TUẤN CƯỜNG MSSV: 3083631 Lớp: Nông học K34 Cần Thơ 05/2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG      Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài: Điều tra kỹ thuật canh tác bưởi Năm Roi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Do sinh viên Nguyễn Tuấn Cường thực hiện Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét Cần Thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012 Cán bộ hướng dẫn TS. Lê Thanh Phong i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG      Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài: Điều tra kỹ thuật canh tác bưởi Năm Roi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Do sinh viên Nguyễn Tuấn Cường thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày ........tháng ........năm 2012 Luận văn đã được Hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: ………………………… Ý kiến Hội đồng: ..................................……………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. Cần Thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012 Thành viên Hội đồng ------------------------- ------------------------ ------------------------ DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Tuấn Cường iii LÝ LỊCH CÁ NHÂN Sinh viên: Nguyễn Tuấn Cường Giới tính: Nam Năm sinh: Ngày 07 tháng 06 năm 1987 Nơi sinh: Cần Thơ Quê quán: Quận Ô Môn – TP. Cần Thơ Dân tộc: Kinh Con Ông Nguyễn Trung Chánh và Bà Võ Thị Nghi Đã tốt nghiệp trung học phổ thông tại Trường Trung Học Phổ Thông quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, học ngành Nông Học, khoá 34, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. iv LỜI CẢM TẠ Kính dâng Ba Mẹ, những người suốt đời tận tụy vì chúng con. Xin cảm ơn những người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Chân thành cảm ơn thầy Lê Thanh Phong đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn thầy cố vấn học tập TS. Phạm Ngọc Du cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng về những kiến thức quý báu mà quý thầy cô đã truyền dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Chân thành cám ơn cô Phan Thị Bé và các cô, chú Phòng Nông nghiệp huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. v NGUYỄN TUẤN CƯỜNG, 2012. Điều tra kỹ thuật canh tác bưởi Năm Roi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Thanh Phong. (38 trang). TÓM LƯỢC Nhằm tìm hiểu kỹ thuật canh tác bưởi Năm Roi của nông dân, đề tài “Điều tra kỹ thuật canh tác bưởi Năm Roi tại Huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện từ tháng 10/2010 đến tháng 5/2012 tại huyện Bình Minh. Tổng số hộ điều tra là 60 hộ. Kết quả điều tra cho thấy, diện tích trồng bưởi Năm Roi của các hộ nông dân là nhỏ, trung bình là 0,74 ha, tuổi cây trung bình là 8,9 tuổi. Tất cả hộ điều tra đều trồng chuyên canh bưởi với nguồn giống có sẵn ở địa phương. Kích thước mương liếp chưa cân đối, thiết kế mô khá phù hợp nhưng chưa quan tâm đến việc xử lý mô hay đất trước khi trồng. Mật độ cây trồng trên đất liếp trung bình là 574,5 cây/ha. Về chăm sóc, nông dân dùng motor điện để tưới cho vườn; tất cả hộ có tỉa cành, tỉa trái cho cây hàng năm; có 74,9% dùng máy phát cỏ và 1,7% dùng thuốc trừ cỏ; việc xử lý ra hoa chỉ có 3,3% hộ thực hiện; tỷ lệ nông dân có bón phân hữu cơ là 50%, có 23,3% số hộ sử dụng phân bón lá. Tất cả nông dân sử dụng phân hóa học nhưng lượng sử dụng khá cao so với khuyến cáo. Về sâu bệnh, tỷ lệ vườn có xuất hiện sâu Vẽ bùa là 43,2%, bệnh Vàng lá gân xanh chiếm 67,9%. Nông dân thu hoạch trái rải vụ quanh năm. Các yếu tố canh tác như mật độ trồng, tuổi cây và lượng đạm bón trên ha là những yếu tố có thể dự đoán năng suất bưởi Năm roi trong điều kiện canh tác tại Bình Minh, Vĩnh Long. Tiêu thụ sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào thương lái (96,7%). Chi phí sản xuất trung bình cho 1 ha bưởi Năm Roi là 27.604.000 đồng, lợi nhuận cho 1 ha bưởi trung bình là 90.342.000 đồng. vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................3 1.1 GIÁ TRỊ VÀ NGUỒN GỐC CÂY CÓ MÚI ........................................................3 1.1.1 Giá trị cây có múi ...........................................................................................3 1.1.2 Ngồn gốc cây có múi ......................................................................................3 1.1.3 Nguồn gốc của cây bưởi Năm roi ...................................................................4 1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC .......................................................................................4 1.2.1 Rễ ....................................................................................................................4 1.2.2 Thân cành .......................................................................................................4 1.2.3 Lá ....................................................................................................................5 1.2.4 Hoa .................................................................................................................5 1.2.5 Trái .................................................................................................................6 1.2.6 Hột ..................................................................................................................6 1.3 YÊU CẦU SINH THÁI CÂY BƯỞI ....................................................................6 1.3.1 Khí hậu ...........................................................................................................6 1.3.1.1 Nhiệt độ....................................................................................................6 1.3.1.2 Ánh sáng ..................................................................................................7 1.3.1.3 Vũ lượng ..................................................................................................7 1.3.1.4 Gió ...........................................................................................................7 1.3.2 Nước ...............................................................................................................7 1.3.3 Đất ..................................................................................................................8 1.4 KỸ THUẬT CANH TÁC .....................................................................................8 1.4.1 Chuẩn bị đất trồng ..........................................................................................8 1.4.2 Kỹ thuật trồng .................................................................................................9 1.4.2.1 Thời vụ trồng ...........................................................................................9 1.4.2.2 Mật độ trồng ............................................................................................9 1.4.2.3 Khoảng cách và kiểu trồng ......................................................................9 1.4.3 Chăm sóc ........................................................................................................9 1.4.3.1 Đấp mô và bồi liếp ...................................................................................9 1.4.3.2 Làm cỏ, che phủ và xới đất ....................................................................10 1.4.3.3 Tưới tiêu nước .......................................................................................10 1.4.4 Xử lý ra hoa ..................................................................................................10 1.4.4.1 Xiết nước ...............................................................................................10 1.4.4.2 Lặt bỏ lá trên cành vượt .........................................................................11 vii 1.4.4.3 Sử dụng hoá chất....................................................................................11 1.4.5 Kỹ thuật bón phân ........................................................................................11 1.4.6 Tạo hình và cắt tỉa ........................................................................................12 1.4.7 Côn trùng và sâu bệnh ..................................................................................13 1.4.8 Thu hoạch và tồn trữ.....................................................................................14 1.4.8.1 Thu hoạch ..............................................................................................14 1.4.8.2 Tồn trữ ...................................................................................................14 1.5 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH MINH ...........................................................14 1.5.1 Vị trí địa lý....................................................................................................14 1.5.2 Đất đai, khí hậu và thủy văn ........................................................................15 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .........................................16 2.1 PHƯƠNG TIỆN ..................................................................................................16 2.2 PHƯƠNG PHÁP .................................................................................................16 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................17 3.1 THÔNG TIN NÔNG HỘ ....................................................................................17 3.1.1 Tuổi nông dân ...............................................................................................17 3.1.2 Lao động gia đình .........................................................................................17 3.2 KỸ THUẬT CANH TÁC ...................................................................................18 3.2.1 Diện tích vườn và kích thước mương liếp ....................................................18 3.2.2 Kỹ thuật thiết kế mương liếp ........................................................................19 3.2.3 Kỹ thuật xử lý đất trước khi trồng ................................................................20 3.2.4 Hệ thống dẫn thoát nước ..............................................................................20 3.2.5 Đặc tính nông học của cây giống .................................................................21 3.2.6 Kỹ thuật trồng ...............................................................................................21 3.3 KỸ THUẬT CHĂM SÓC ...................................................................................24 3.3.1 Tưới tiêu .......................................................................................................24 3.3.2 Phân bón .......................................................................................................24 3.3.2.1 Phân hóa học ..........................................................................................24 3.3.2.2 Phân hữu cơ ...................................................................................................25 3.3.2.3 Phân bón lá ............................................................................................25 3.3.3 Tủ gốc ...........................................................................................................26 3.3.4 Làm cỏ ..........................................................................................................27 3.3.5 Cắt tỉa, tạo hình cho cây ...............................................................................27 3.3.6 Kỹ thuật xử lý ra hoa ....................................................................................28 3.3.7 Sâu, bệnh ......................................................................................................29 3.4 PHÂN TÍCH HỒI QUY………………………………………………………..32 viii 3.4 THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM......................................................32 3.5 HIỆU QUẢ KINH TẾ .........................................................................................33 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..............................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….36 PHỤ LỤC ix DANH SÁCH HÌNH Hình 1 Vị trí địa lý huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long............................................15 Hình 3.1 Tỷ lệ (%) tuổi nông dân điều tra…………………………………………17 Hình 3.2 Tỷ lệ (%) Kiểu thiết kế mương liếp…………...…………………………20 Hình 3.3 Kỹ thuật xử lý cây con trước khi trồng ......................................................22 Hình 3.4 Tỷ lệ (%) kiểu trồng bưởi trên liếp của nông dân ......................................24 Hình 3.5 Tỷ lệ (%) số hộ sử dụng phân bón lá .........................................................26 Hình 3.6 Tỷ lệ (%) số hộ nông dân tủ gốc cho cây bưởi ..........................................27 Hình 3.7 Tỷ lệ (%) hình thức làm cỏ vườn của nông dân .........................................27 Hình 3.8 Tỷ lệ (%) số hộ xử lý ra hoa trên bưởi Năm roi .........................................28 Hình 3.9 Tỷ lệ (%) các loại côn trùng gây hại xuất hiện trên vườn bưởi Năm roi ...30 Hình 3.10 Tỷ lệ (%) các loại bệnh thường xuất hiện trên vườn bưởi Năm roi .........32 Hình 3.11 Tỷ lệ (%) hình thức tiêu thụ bưởi Năm roi của nông dân………………33 x DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 Liều lượng phân bón cho các loại cam quýt (g/câynăm)...........................12 Bảng 3.1 Thông tin nông hộ được điều tra………………………………………...17 Bảng 3.2 Thiết kế vườn của nông dân trồng bưởi…………………………………19 Bảng 3.3 Thông tin vườn điều tra…………………………………….……………21 Bảng 3.4 Tỷ lệ (%) nông hộ sử dụng các loại phân bón lót .....................................23 Bảng 3.5 Tỷ lệ (%) sử dụng các loại phân hóa học ..................................................25 Bảng 3.6 Hàm lượng dinh dưỡng từ phân hóa học cung cấp cho cây hàng năm (kg/cây).....................................................................................................................25 Bảng 3.7 Tỷ lệ (%) nông dân sử dụng các loại nông dược để phòng trị sâu hại cho bưởi ...........................................................................................................................30 Bảng 3.8 Tỷ lệ (%) các khâu chi phí…...…………………………………………..34 Bảng 3.9 Hạch toán kinh tế của nông dân trồng bưởi Năm roi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (đơn vị 1.000 đ/ha/năm) ..................................................................34 xi MỞ ĐẦU Trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghề trồng cây ăn trái đã và đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế, từ việc giúp xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng sâu đến việc xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần nâng cao đời sống cho người dân phát triển kinh tế, giải quyết việc làm,… Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm nằm ở phần cực Nam của đất nước, có diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha chiếm khoảng 12% tổng diện tích cả nước. ĐBSCL là vùng hạ lưu châu thổ sông Mê Kông, được xem là vùng trù phú nhất Việt Nam và cũng là vựa lúa lớn, vùng trồng cây ăn trái lớn nhất cả nước. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004), sản lượng cây ăn trái ĐBSCL là 285.800 ha (năm 2011) đạt 36% sản lượng cả nước. Với điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSCL, việc khai thác đa dạng tiềm năng đất đai của vùng cũng như đa dạng hóa cây trồng để tăng thêm nguồn nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc xuất khẩu như chôm chôm, bưởi Năm roi, xoài cát Hòa Lộc,…là rất cần thiết. Tỉnh Vĩnh Long có diện tích trồng cây ăn trái khoảng 47.630 ha, chiếm 33,3% diện tích đất nông nghiệp (Sở Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 2011), vườn cây ăn trái phát triển đa dạng với nhiều chủng loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, xoài, bòn bon, cam, bưởi,… trong đó, bưởi Năm roi là một đặc sản, có thương hiệu của tỉnh với diện tích trồng toàn vùng là 7.788 ha. Các vườn bưởi Năm roi tập trung nhiều ở huyện Bình Minh với diện tích khoảng 2.033 ha, trong đó xã Mỹ Hòa có diện tích trồng nhiều nhất. Ngoài ra, các xã Mỹ Khánh II, Mỹ An, Mỹ Phước, Mỹ Thới,… cũng có trồng khá nhiều bưởi Năm roi. Cùng với bưởi Biên Hòa, bưởi Da xanh (Bến Tre),… bưởi Năm roi Vĩnh Long đang có vị thế chắc chắn trong thị trường tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Theo điều tra, đánh giá của ngành nông nghiệp, điểm yếu kém tồn tại trong việc canh tác bưởi Năm roi của nhà vườn hiện nay là sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán theo hộ gia đình. Ở các vườn chuyên canh thì chất lượng trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 15-20% (Sở Nông Nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 2008), trái thường không đồng nhất về hình dạng, kích thước. Trong canh tác, nông dân thường sử dụng nhiều phân hóa học, hóa chất,…Ngoài ra, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác bưởi (bón phân, phòng trị sâu bệnh,…) vẫn chưa được cập nhật và phổ biến thường xuyên cho nông dân. 1 Đề tài “Điều tra kỹ thuật canh tác bưởi Năm roi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” có mục địch đánh giá kỹ thuật canh tác và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi Năm roi để làm cơ sở đề xuất những cải tiến kỹ thuật, nhằm hỗ trợ tốt hơn việc canh tác bưởi Năm roi cho nông dân. 2 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 GIÁ TRỊ VÀ NGUỒN GỐC CÂY CÓ MÚI 1.1.1 Giá trị cây có múi Theo Vũ Công Hậu (2000), cam , quýt, bưởi là một trong các loại trái cao cấp được nhiều người ưa chuộng và sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Giá trị dinh dưỡng: Trái cam quýt có nhiều chất dinh dưỡng, cho nên có giá trị sử dụng rất cao. Trong thành phần thịt trái có chứa 6-12% đường, chủ yếu là đường saccaroza. Hàm lượng vitamin C trong trái là 40-90 mg/100 g tươi. Các loại axit hữu cơ chứa trong thịt trái là 0,4-1,2%, trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao. Trong trái cam quýt có chứa các chất khoáng và dầu thơm. Trái cam quýt được dùng để ăn tươi, làm mứt, chế biến nước giải khát, chưng cất tinh dầu và làm thuốc chữa bệnh. Giá trị công nghiệp và dược liệu: Vỏ, lá, hoa cam quýt chứa nhiều tinh dầu được sử dụng qua chưng cất, dùng trong công nghiệp mỹ phẩm, đặc biệt là 1 tấn trái chanh yên, có thể chưng cất được 67 lít tinh dầu (Trần Thế Tục và ctv., 1998). Giá trị kinh tế: Cây ăn trái có múi là một trong những loại cây lâu năm, trồng mau thu hoạch, cây có thể ra trái năm thứ 2 sau khi trồng. Ở nước ta, 1 hecta cam quýt ở thời kỳ 8 tuổi, có thể cho năng suất trung bình 16 tấn, nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao có thể đạt năng suất bình quân 20 tấn/ha (Trần Thế Tục và ctv., 1998). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004), cây cam quýt có thể sống và cho thu hoạch trái trong vòng 23-30 năm. Nếu đất tốt, được chăm sóc đầy đủ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao, trồng trong các điều kiện khí hậu thích hợp và không bị sâu bệnh gây hại nặng thì tuổi thọ cây có thể kéo dài trên 50 năm, có khi đạt đến 100 năm. 1.1.2 Ngồn gốc cây có múi Vũ Công Hậu (2000), khó xác định nguồn gốc của cây có múi vì có rất nhiều chủng loại và đó là cây trồng lâu năm và có diện tích phân bố rộng từ xích đạo lên tới vĩ tuyến 430, từ mặt nước biển lên núi cao 2.500 m. Các loài, thậm chí 3 các chi lai hữu tính với nhau một cách dễ dàng, luôn sản sinh ra các loài mới và có những loài người ta không xác định được bố mẹ. Đường Hồng Dật (2000) và Trần Thế Tục và ctv., (1998) cho rằng, cây có múi hiện đang trồng nhiều nước trên thế giới đều có nguồn gốc từ các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á. 1.1.3 Nguồn gốc của cây bưởi Năm roi Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L) Osbeck., thuộc nhóm Citrus, họ Rutaceae (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994; Vũ Công Hậu, 2000; Trần Thế Tục, 2000), là loại cây được trồng lâu đời và được phân bố rộng từ Bắc tới Nam (Võ Hữu Thoại, 2000). Theo lời kể của ông Mười Tước (một nông dân trồng Bưởi Năm roi lâu đời tại Bình Minh), người gầy giống đầu tiên cho loại bưởi Năm roi là ông Hội đồng Huy (Bùi Quang Huy), ở làng Mỹ Thuận, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Cây “bưởi tổ” từng có trước năm 1930. Một hôm ông hội đồng Huy được bạn bè biếu cho một loại trái bưởi ngoan, ăn xong, ông Huy vô tình vứt hạt vào vườn trầu, sau đó hạt bưởi mọc thành cây và ra hoa kết trái. Khi hái trái ăn thấy ngon , ông Hội đồng quí cây bưởi, ông dọa người trong nhà: “Ai làm mất một trái sẽ bị đánh Năm roi”. Từ đó, giống bưởi lạ “chết tên” là bưởi Năm roi. Lúc đó, nhờ có mối quan hệ thân tình nên ông Mười Tước được ông Bùi Hà Thanh, con trai thứ tư của ông Hội đồng Huy chiết cho năm nhánh đem về trồng và làm giống. Cho đến nay, giống bưởi này đã được nhân ra và trồng rộng rãi không chỉ riêng ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) mà còn ở các nơi khác như Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang,… 1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 1.2.1 Rễ Theo Nguyễn Văn Luật (2006), cam, quýt, bưởi có rễ phát triển xen kẽ với sự phát triển của cành lá. Rễ cam quýt phân bố ở tầng sâu 10-13 cm, rễ hút tập trung ở tầng sâu 10-25 cm, rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1-8 năm tuổi sau trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém (Trần Thế Tục và ctv., 1998). Cây có múi được trồng bằng nhánh chiết có rễ mọc cạn hơn trồng bằng hạt, phân bố trên diện tích rộng, có nhiều rễ hút nên ít bị tác hại của mặt thủy cấp (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). 1.2.2 Thân cành  Thân Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1999), thân bưởi to lớn hơn các cây có múi khác. Khi trồng mật độ dày thì mọc thẳng hình elip (Đường Hồng Dật, 2000). Cây 6 4 tuổi trung bình cao 3,8 m, chiều cao đối đa là 7,0 m (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1999). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004), bưởi Năm roi trồng bằng nhánh chiết cho trái sau 2-3 năm, năm thứ 5 có thể cho năng suất 20 kg/cây, cây trưởng thành cho trung bình 53 kg/cây.  Cành Chỉ trừ những cành vượt thường có gai ở nách lá, còn lại những cành khác thường không có gai vì cây được chiết qua nhiều đời (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1999). Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004) cho biết, trong một năm cây cho ra 3-4 đợt cành, tùy chức năng của các cành trên cây có thể gọi như sau: Cành mang trái: cành mang trái mọc từ những cành lớn hơn gọi là cành mẹ, những cành mang trái mọc ra ở ngọn hay gần ngọn của cành mẹ là những cành đậu trái tốt hơn những cành bên trong. Vì phải tập trung dinh dưỡng để nuôi trái nên thường cành mang trái không tiếp tục cho ra những cành mới trong năm kế tiếp. Sau khi thu hoạch cành mang trái thường bị héo khô đi. Cành dinh dưỡng: là tên gọi chỉ chung cho tất cả các loại cành ở giai đoạn chưa ra hoa, trái, thường mọc vào cac mùa trong năm. Cành mẹ: là cành tạo ra cành mang trái, cành to khỏe lâu, tròn mình thăng lên từ bên trong tán cây từ những cành chính hay thân. Cành vượt: là loại cành mọc thẳng lên bên trong tán cây, từ những cành hay thân. Cành phát triển mạnh, đẹp, màu xanh, lá to bóng láng, đôi khi có gai dài. Loại cành này khi phát triển đã sữ dụng nhiều chất dinh dưỡng của cây mà không có lợi ích nhiều, chúng lại là nơi sâu bệnh thích tấn công. Do đó, khi cây còn non chưa có hoa trái thì giữ lại để tạo khung tán, còn khi cây đã trưởng thành thi nên cắt bỏ. 1.2.3 Lá Lá gồm có phiến lá và vành lá, bưởi Năm roi có lá đơn, dạng phiến, hình bầu dục hơi nhọn ở đầu, lá to dày xanh xậm, không có lông, mép lá có răng nhỏ, có eo lá cánh lá rất lớn, trên lá có nhiều túi đầu thơm, không rụng theo mùa (Nguyễn Danh Vàn, 2008). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004) bưởi có cánh lá to nhất, kế đến là cam, chanh, cam sành và quýt,… Trên cùng một loài thì kích thước cánh lá cũng thay đổi theo mùa. 1.2.4 Hoa Hoa có thể nở quanh năm tùy theo các đợt đọt, hoa có hai loại: hoa đơn và hoa chùm. Nhóm hoa đơn thường chỉ ra một hoa ở đầu cành mang quả, còn nhóm 5 hoa chùm thì trên cành mang quả, ở mỗi nách lá có một hoa và trên ngọn cành cũng chỉ có một hoa (Hoàng Ngọc Thuận, 2000; Trần Thế Tục và ctv., 1998; Đường Hồng Dật, 2000). Hoa có 4-8 cánh (thường là 5 cánh), màu trắng dính liền vào nhau ở đáy. Cánh hoa dài khoảng 30,5 mm và rộng 13,5 mm. Trung bình có 27 nhị đực, có bao phấn dài khoảng 4,1 mm, hạt phấn của bưởi Năm roi có sức sống kém. Hoa bưởi Năm roi có mùi thơm rất dịu (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1999). 1.2.5 Trái Ở bưởi, thời gian từ khi trổ hoa đến lúc trái chin là 7 đến 8 tháng (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1995; Võ Hữu Thoại và ctv., 2002). Trái sau khi chín có thể neo trên cây từ 1 đến 2 tháng nhưng rất dễ làm cho cây mất sức. Trái có hình quả lê, trọng lượng trung bình 1.241,8 g. Khi chín vỏ trái thường có màu xanh vàng, thấy rõ túi tinh dầu, vỏ trái sần và dầy đến 19 mm, nặng khoảng 516 g, chiếm gần đến 41,6 trọng lượng trái. Mỗi trái trung bình có 12 múi, vách múi dai và cứng nên có thể tách rời từng tép dễ dàng. Lượng nước quả trung bình, có màu vàng nhạt, thơm ngon, nước quả có độ Brix trung bình là 10,9 % và trị số pH = 4,5 (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1999). 1.2.6 Hột Theo Trần Thế Tục và ctv., (1998) hạt cam quýt phần lớn là đa phôi, chỉ riêng bưởi và các giống lai của chúng là đơn phôi. Hình dạng, kích thước, trong lượng, số lượng hột trái và mỗi múi thay đổi tùy giống (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Bưởi Năm roi chính gốc có vài hột nhưng qua quá trình nhân giống bằng phương pháp chiết đến nay bưởi Năm roi gần như không hột. Tuy nhiên, cũng có những cây bưởi Năm roi được nhân giống bằng hột, cây bị lai hoặc phân ly thì cho nhiều hột. Không có hoặc có ít hột là một ưu thế của bưởi Năm roi trong việc xuất khẩu trái tươi (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1999; Nguyễn Bảo Vệ, 2003). 1.3 YÊU CẦU SINH THÁI CÂY BƯỞI 1.3.1 Khí hậu 1.3.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ còn ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất và sự phát triển của trái (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001), nhiệt độ cao ở xứ nóng làm cho quả cam còn xanh tuy đã chín, có đủ lạnh vào lúc trái chín thì màu sắc trái sẻ tươi hơn. Vũ Công Hậu (2000) cho rằng, ở cam quýt, khi chín trong điều kiện nhiệt độ cao, sự hình thành các sắc tố Carotenoic bị trở 6 ngại, vỏ quả không chín vàng, thịt quả trắng lạt. Còn ở bưởi và bưởi chùm, màu đỏ không phải có từ sắc tố Licopen, sắc tố này đòi hỏi nhiệt độ cao. Trần Thế Tục và ctv., (1998), nhiệt độ đất và không khí có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cây cam quýt như phát lộc và sinh cành mới, sự hoạt động của bộ rễ. Ánh sáng cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16-17 giờ) (Đường Hồng Dật, 2002). 1.3.1.2 Ánh sáng Cây cam quýt không ưa ánh sáng mạnh, thích ánh sáng tán xạ có năng lượng tương ứng với 0,6 Cal/cm2 (Trần thế Tục và ctv., 1998). Trong họ cam quýt thì bưởi chịu ánh sáng tương đối cao, kế đến là cam. Có thể tạo điều kiện ánh sáng vừa phải cho cam quýt ở ĐBSCL bằng việc trồng dầy hợp lý, như trồng dầy trên hàng nhưng thưa giữa các hàng và có thể bố trí liếp trồng theo hướng Đông - Tây để tránh bớt ánh sáng trực xạ (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). 1.3.1.3 Vũ lượng Theo Trần Thế Tục (2000), lượng mưa hàng năm ở các vùng trồng bưởi cần khoảng 1.000- 2.000 mm, tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều ở các tháng trong năm, cho nên ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của quả. Nhìn chung, cây bưởi cũng như cây cam quýt rất mẫn cảm với điều kiện ngập úng (Nguyễn Văn Luật, 2006). Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2004), cam quýt không thích hợp với khí hậu nhiệt đới quá ẩm và ẩm độ không khí quá cao, yêu cầu ẩm độ không khí khoảng 75%. 1.3.1.4 Gió Gió nhẹ thì có lợi vì làm cho không khí luân chuyển, độ nhiệt điều hòa, các thành phần khí như hơi nước, CO2 trộn điều có lợi cho hoạt động của bộ lá (Vũ Công Hậu, 2000). Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), gió nhẹ với vận tốc khoảng 5-10 km/h có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của vườn trong mùa hè, cây được thoáng mát giảm sâu bệnh. 1.3.2 Nước Cam quýt rất cần nước cho các thời kì sinh trưởng, phát triển, thời kì nảy mầm, ra hoa, kết trái và trái phát triển mạnh. Tuy nhiên, nếu bị úng nước rễ bị thối, cây chết. Yêu cầu của các loài giống có khác nhau: chanh cần nhiều nước hơn quýt, quýt cần nhiều nước hơn cam. Cây ghép cần nhiều nước hơn cây trồng hột (Phạm Văn Côn, 2003). Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), không dùng nước phèn 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng