Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ vệ tinh trong các viện nghiên cứu ...

Tài liệu điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ vệ tinh trong các viện nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu trường hợp viện hóa học các hợp chất thiên nhiên)

.PDF
89
5
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM QUANG TUẤN ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ - VỆ TINH TRONG CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (Nghiên cứu trƣờng hợp Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM QUANG TUẤN ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ - VỆ TINH TRONG CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI (Nghiên cứu trƣờng hợp Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Học Hà Nội, 2016 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU .................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 9 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 12 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 12 5. Mẫu khảo sát .............................................................................................. 13 6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 14 7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 14 8. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 15 9. Kết cấu của Luận văn ................................................................................ 15 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ - VỆ TINH ............................................................... 17 1.1. Tổ chức Khoa học và Công nghệ ........................................................... 17 1.1.1. Khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ ...................................... 17 1.1.2. Cấu trúc tổ chức khoa học và công nghệ [30] ................................. 19 1.1.3. Viện nghiên cứu và triển khai .......................................................... 26 1.1.4. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ.................................................. 28 1.1.5. Doanh nghiệp spin-off ...................................................................... 29 1.1.6. Doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh ................................................... 31 1.2. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đơn vị nghiên cứu khoa học ....... 32 1.2.1. Khái niệm tự chủ , tự chịu trách nhiệm ........................................... 32 1.2.2. Quyền tự chủ ..................................................................................... 34 1.2.3. Năng lực tự chủ ................................................................................. 34 1.3. Sản phẩm hoạt động KH&CN và thƣơng mại hoá ............................. 35 1.3.1. Sản phẩm hoạt động KH&CN .......................................................... 35 1 1.3.2. Thương mại hóa sản phẩm KH&CN ............................................... 36 1.4. Một số vấn đề kinh tế thị trƣờng ........................................................... 37 1.4.1. Kinh tế thị trường .............................................................................. 37 1.4.2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............................ 37 1.4.3. Thị trường công nghệ [14] ................................................................ 38 * Tiểu kết Chƣơng 1 ...................................................................................... 41 CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CỦA VIỆN HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN ........................................................................... 42 2.1. Khái quát về Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên ........................ 42 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................ 42 2.1.2. Tổ chức .............................................................................................. 44 2.1.3. Nhân lực ............................................................................................ 44 2.1.4. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 45 2.1.5. Kinh phí hoạt động ............................................................................ 45 2.2. Hoạt động của Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên ..................... 45 2.2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học ...................................................... 45 2.2.2. Hoạt động triển khai ......................................................................... 47 2.3. Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên ...................................................................................................... 50 2.3.1. Đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan ................................................... 50 2.3.2. Hình thức chuyển giao công nghệ ................................................... 50 2.3.3. Phương thức thanh toán trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. 52 2.3.4. Phân chia lợi ích từ hoạt động chuyển giao công nghệ .................. 52 2.3.5. Một số sản phẩm đã thực hiện chuyển giao công nghệ .................. 53 2.4. Nhu cầu doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh ở Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên .............................................................................................. 53 2.4.1. Nhu cầu khách quan ......................................................................... 54 2.4.2. Nhu cầu chủ quan ............................................................................. 55 * Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................... 56 2 CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ CHO HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ - VỆ TINH Ở VIỆN HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN .................................................................................................. 58 3.1. Điều kiện cần cho hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh ...... 58 3.1.1. Môi trường kinh tế thị trường …………………………………… 61 3.1.2. Môi trường chính sách ...................................................................... 64 3.2. Điều kiện đủ cho hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh ........ 67 3.2.1. Tiềm lực của Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên ................... 67 3.2.2. Sản phẩm hoạt động khoa học có thể thương mại hoá ................... 71 3.2.3. Điều kiện phát triển các hướng nghiên cứu mới và các nhóm nghiên cứu độc lập ...................................................................................... 75 3.2.4. Lãnh đạo Viện ................................................................................... 76 3.2.5. Môi trường nghiên cứu khoa học..................................................... 79 * Tiểu kết Chƣơng 3 ...................................................................................... 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 84 3 LỜI CẢM ƠN Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Học, bằng kiến thức chuyên sâu về các tổ chức Khoa học và Công nghệ ở Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Học đã chỉ dẫn cặn kẽ cho Học viên thực hiện đề tài luận văn sát với thực tế các viện R&D cụ thể các trường hợp ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Không những thế Học viên còn nhận được từ thầy phương pháp tư duy cũng như phương pháp phân tích văn bản để tạo điều kiện cho học viên thực hiện luận văn và trong công việc hiện tại. Học viên xin bày tỏ lời cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô đã tham gia giảng dạy, quản lý lớp, trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt Học viên xin trân trọng cảm ơn Thầy Vũ Cao Đàm, thầy đã mang lại những giờ học sinh động và mang đến niềm đam mê khoa học cho các học viên. Học viên xin cảm ơn thầy Trần Văn Hải, thầy Đào Thanh Trường đã quan tâm lo lắng, hường dẫn chi tiết tới từng học viên cho các học viên điều kiện tốt nhất hoàn thành khóa học, cũng như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Khoa học quản lý đã tạo điều kiện học tập cho Học viên, cung cấp tài liệu, cơ sở vật chất đầy đủ để Học viên hoàn thành khóa học và để lại cho Học viên nhiều kỷ niệm rất trân trọng trong quá trình học tập tại Khoa, tại Trường. Học viên xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của người thân, gia đình để giúp Học viên hoàn thành luận văn và xác định hướng đi trong tương lai của mình. Cuối cùng Học viên xin cảm ơn Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nơi Học viên công tác đã tạo điều kiện về thời gian và tư liệu cần thiết để hoàn thành luận văn. Do thời gian và năng lực bản thân có hạn, luận văn này không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết, Học viên rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô./. Học viên Phạm quang Tuấn 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CGCN Chuyển giao công nghệ KH&CN Khoa học và Công nghệ OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( Organization for Economic Co-operation and Development) R&D Nghiên cứu và triển khai VHL Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện HCTN Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 1.1: Mô hình cấu trúc tổ chức Cơ học ................................... trang 19 Hình 1.2: Mô hình cấu trúc tổ chức Dự án ..................................... trang 22 Hình 1.3: Mô hình cấu trúc tổ chức - Ma trận ............................... trang 24 Hình 1.4: Mô hình tổ chức Viện R&D tại VHL ............................ trang 26 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Viện HCTN ............................................. trang 44 Hình 3.6: Sơ đồ tổ chức theo mô hình Ma trận của Viện HCTN.... trang 76 Bảng 1.1: Các dòng lưu chuyển công nghệ .................................... trang 40 Bảng 2.1: Nhân lực Viện HCTN .................................................... trang 45 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tên đề tài: Điều kiện hình thành Doanh nghiệp Công nghệ - Vệ tinh trong các viện nghiên cứu và triển khai (Nghiên cứu trường hợp Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên). 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Xuất phát từ thực tế các thành tựu KH&CN cần đưa vào ứng dụng nhưng theo các phương thức truyền thống như chuyển giao, mua bán công nghệ khó, thậm trí không thể thực hiện được do công nghệ, sản phẩm còn mới, xã hội và nhà đầu tư chưa có đủ điều kiện để đầu tư, ngoài ra công nghệ còn luôn cần hoàn thiện như một quá trình. Công nghệ thuộc lĩnh vực kinh tế tri thức hàm chứa chất xám của người sáng tạo ra nó. Đây là một trong những điều kiện để hình thành mô hình doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh (spin-off) hay còn gọi là doanh nghiệp KH&CN. Doanh nghiệp dạng này hoạt động gắn với đơn vị chủ quản là các viện R&D. Doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh là hình thức để nhà khoa học tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến cùng với kết quả của mình trong nghiên cứu khoa học cũng như phát triển công nghệ trong khuôn khổ doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý của loại hình doanh nghiệp này là các văn bản pháp quy như Nghị định 115/2005/NĐ-CP (NĐ 115) quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập, Nghị định 80/2007/NĐ-CP (NĐ 80) về doanh nghiệp KH&CN, Nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi một số điều của NĐ 115 và NĐ 80, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13. Việc hình thành, hoạt động các doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh trong các viện R&D suy cho cùng là phục vụ hoạt động R&D của các viện R&D. Với các ưu đãi về thuế, vay vốn, thuê đất tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công nghệ mới, doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh có thể mang lại thu nhập đáng kể từ các kết quả nghiên cứu, từ đó cải thiện đời sống vật chất cho đội ngũ trí thức của đơn vị. Trong đó quan trọng nhất là thông qua hoạt động của doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh trực thuộc 7 viện R&D, viện có cơ hội kết hợp thu hút lao động chất lượng cao phục vụ cho doanh nghiệp, cho viện mà không cần bổ sung đội ngũ cán bộ cơ hữu, từ đó uy tín của doanh nghiệp ngày một nâng cao đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp và viện tăng thêm cơ hội tìm kiếm nhiều đề tài, dự án gắn với nhu cầu thị trường, tiến tới đưa nhiều sản phẩm vào phục vụ cuộc sống và cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức khác. Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đến năm 2020 và định hướng đến 2030, theo quyết định số 2133/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 01/12/2011, đã chỉ rõ mục tiêu đến năm 2020 phát triển 15 doanh nghiệp spin-off (doanh nghiệp KH&CN) và đến năm 2030 là 20 doanh nghiệp spin-off. Nghiên cứu khoa học gắn liền với đào tạo và sản xuất tạo nên thế „chân vạc„ trong nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học gắn liền với đào tạo sẽ làm cho hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng phát triển, những kiến thức mới nhất được cập nhật vào ngay trong quá trình đào tạo, thông qua hoạt động đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Gắn liền với sản xuất giúp các kết quả nghiên cứu đi vào cuộc sống, định hướng nghiên cứu theo nhu cầu của thị trường và quan trọng nhất mang lại lợi ích kinh tế từ hoạt động sản xuất cho các nhà khoa học. Hoạt động đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học và sản xuất sẽ đào tạo được đội ngũ cán bộ có chất lượng cao hơn, mang lại nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học và sản xuất. Cũng như vậy, hoạt động sản xuất gắn liền với nghiên cứu khoa học sẽ ứng dụng tốt hơn những kết quả nghiên cứu và cuộc sống. Thông qua sản xuất các nhà khoa học được hỗ trợ, đảm bảo về kinh tế. Ngoài ra hoạt động sản xuất còn là nơi thực nghiệm của hoạt động đào tạo, người học được tham gia vào quá trình sản xuất ngay cả khi trong đang trong quá trình học tập. Doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh là loại hình doanh nghiệp có thể kết nối được quá trình nghiên cứu với sản xuất hàng hoá và hoạt động đào tạo. Doanh nghiệp công nghệ vệ tinh là giải pháp tối ưu để các nghiên cứu theo được nhu 8 cầu thị trường và với cấu trúc hợp lý sẽ có đủ khả năng để tiếp tục thực hiện nâng cấp, đổi mới công nghệ cũng như cung cấp dịch vụ liên quan. Ngoài ra doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh còn tạo điều kiện nâng cao hiệu suất sử dụng trang thiết bị của Viện R&D và các đơn vị nghiên cứu khoa học liên quan, thu hút lao động chất lượng cao phục vụ hoạt động R&D của Doanh nghiệp, tăng nguồn thu và dự trữ công nghệ - cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực của doanh nghiệp cũng như viện R&D để tiếp tục thực hiện các dự án, đề tài liên quan khác. Là một Viện R&D có dự trữ công nghệ lớn, tiềm lực vật chất mạnh, đội ngũ lãnh đạo trẻ và năng động, việc hình thành Doanh nghiệp Công nghệ - Vệ tinh với trường hợp Viện HCTN tạo điều kiện cho gắn kết và phát huy các sức mạnh của Viện, đưa Viện HCTN lên một tầm cao mới. Việc nghiên cứu điều kiện hình thành Doanh nghiệp Công nghệ - Vệ tinh trong các viện R&D với trường hợp Viện HCTN, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các Doanh nghiệp Công nghệ - Vệ tinh sớm được các viện R&D tham khảo, áp dụng và sớm nhân rộng để thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển của Bộ KH&CN nói chung và VHL nói riêng đến năm 2020 và định hướng đến 2030. 1.3. Ý nghĩa lý thuyết của nghiên cứu - Đóng góp nghiên cứu mô hình tổ chức gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất. - Đóng góp nghiên cứu thay đổi cấu trúc các tổ chức R&D dẫn tới thích ứng với kinh tế thị trường. 1.4. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu Doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh làm cầu nối cho các Viện R&D hoạt động tốt hơn, gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn, sản phầm khoa học thương mại hoá, tiến tới tự trị. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Mô hình Doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp vệ tinh (spin-off) đã được bàn đến trong nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài. 9 Trong số các nghiên cứu ở nước ngoài phải kể đến nghiên cứu do Nhóm tác giả Sally Davenport, Adrian Carr và Dave Bibbi (2002) [35] đã chỉ ra việc hình thành các doanh nghiệp spin-off từ các tổ chức nghiên cứu là một trong những phương thức thương mại hoá tri thức và công nghệ hiệu quả nhất. Trong khi đó nhóm các nhà khoa học Mỹ là Steffensen; Roger và Speakman (19961999) [37] đã là rõ hơn vai trò các nhóm tác nhân chính tham gia vào quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off. Các nhà nghiên cứu chính sách như Ndonzuan, Pirnary và Surlemont (2002) đã phân tích quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off dưới góc độ chuyển giao kết quả nghiên cứu từ tổ chức nghiên cứu và triển khai vào thị trường và coi đây là hình thức chuyển giao mang lại hiệu quả nhất đồng thời cũng nêu ra các vấn đề như vốn đầu tư mạo hiểm, vai trò các khu công nghệ cao trong giai đoạn ban đầu và các giai đoạn hình thành doanh nghiệp spin-off. Về tác động của doanh nghiệp spin-off đối với nền kinh tế địa phương, OECD trong đề tài nghiên cứu năm 2003 đã chỉ ra: Các doanh nghiệp spin-off không chỉ thuần tuý được thể hiện ở kết quả kinh tế thông qua tài sản từ kết quả nghiên cứu mà còn thể hiện thông qua việc liên kết khu vực R&D với khu vực sản xuất. OECD cũng đã đưa ra các khuyến nghị về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp spin-off và coi đây là phương thức khuyến khích phát triển vùng và mạng lưới tổ chức R&D và doanh nghiệp với các địa phương. Trong nghiên cứu áp dụng mô hình doanh nghiệp spin-off ở Ý, Barbara Bigliardi, Francesco Galati, and Chiara Verbano (2013) [34] đã xác định 18 yếu tố liên quan đến sự thành công của doanh nghiệp spin-off bắng phương pháp Delphi, theo đó một số yếu tố quyết định như: nắm giữ kết quả nghiên cứu có thể thương mại hóa, sự tham gia của tổ chức mẹ (Trường đại học / Viện nghiên cứu) và động lực của người sáng lập. Ở Việt Nam, tác giả Bạch Tân Sinh (2005) [28] và cộng sự trong Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN và sự chuyển đổi một số tổ chức R&D ở Việt Nam theo cơ chế doanh nghiệp đã phân tích rõ bản chất loại hình doanh nghiệp KH&CN, xác định các điều kiện hình thành doanh 10 nghiệp KH&CN đồng thời nghiên cứu mô hình chuyển đổi tổ chức nghiên cứu và phát triển sang cơ chế doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Quân (2006) [27] đã coi doanh nghiệp KH&CN như một lực lượng sản xuất mới. Tác giả đã nêu ra khái niệm doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp spin-off và lý giải vì sao phải lập và phát triển doanh nghiệp KH&CN đồng thời nêu ra các vấn đề cần quan tâm khi chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập thành doanh nghiệp KH&CN. Nhóm tác giả Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên, Đào Thanh Trường (2015) [13;25] đã đưa ra một số khái niệm và kinh nghiệm của thế giới về mô hình doanh nghiệp KH&CN và các hình thức đầu tư tài chính cho loại hình doanh nghiệp này . Trong khi đó tác giả Nguyễn Thị Minh Nga (2006) [18] đã có nghiên cứu về các đặc trưng của doanh nghiệp KH&CN, vai trò và động cơ của doanh nghiệp KH&CN . Ngoài ra nghiên cứu đã đề ra các thủ tục thành lập doanh nghiệp KH&CN, hình thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, liên kết nghiên cứu, các thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp KH&CN đồng thời đã nêu được sự cần thiết và phạm vi chính sách hỗ trợ, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp KH&CN. Đề cập đến điều kiện hình thành doanh nghiệp KH&CN trong các trường đại học, tác giả Trần Văn Dũng (2008) [6] đã chỉ ra 3 điều kiện: Công nghệ và bản quyền; Nhà khoa học có tinh thần kinh thương; vốn đầu tư cho doanh nghiệp KH&CN. Gần đây, các tác giả Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Hồng Hà, Lê Vũ Toàn (2014) [1] đã có bài viết khá chi tiết về tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp KH&CN của nước ta trong bối cảnh hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của loại hình doanh nghiệp đặc thù này. bài viết đã cho rằng có 2 vấn đề chính đó là: - Về môi trường chính sách pháp luật: chính sách cho phát triển doanh nghiệp KH&CN còn thiếu, chồng chéo, việc hướng dẫn pháp chưa rõ ràng, thực thi pháp luật còn yếu. 11 - Về môi trường doanh nghiêp: Khó tiếp cận vốn, thiếu sự gắn kết doanh nghiệp với đơn vị nghiên cứu, trường đại học. Từ đó nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp, tuy nhiên nhóm tác giả chưa nhìn nhận tới mô hình spin-off áp dụng cho các doanh nghiệp KH&CN như là một giải pháp. Gần đây nhất, tác giả Vũ Cao Đàm (2014) [12] đã viết về Mô hình tái cấu trúc cho Việt Nam đã đưa ra ý kiến tái tạo mối liên hệ khoa học và đào tạo, khoa học và sản xuất từ đó đã phân tích việc hình thành và tan rã các doanh nghiệp spin-off tại VHL từ thập niên 90 trong tác phẩm Nghịch lý và Lối thoát. Trên đây là những nghiên cứu rất đa dạng với nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến khái niệm, mô hình tổ chức, tính pháp lý, cơ chế tài chính, cơ chế chuyển đổi, chính sách hỗ trợ của Nhà nước ... đối với doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp spin-off. Tuy nhiên qua các bài viết, nghiên cứu đến nay vẫn chưa giải quyết được các vấn đề liên quan tới sử dụng thiết bị, nhân lực, kết quả nghiên cứu khoa học trong mối quan hệ của doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh (Spin-off) với đơn vị R&D chủ quản, đây là mấu chốt của điều kiện hình thành Doanh nghiệp Công nghệ - Vệ tinh trong các đơn vị R&D. Trên thực tế mô hình doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh đã manh nha hình thành và được áp dụng tại VHL theo Nghị định 35/HĐBT năm 1992, khi xây dựng xí nghiệp tinh dầu từ Trung tâm Nghiên cứu tinh dầu. Tuy nhiên đến nay mô hình doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh chưa thực sự hình thành ở VHL [12] . 3. Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh trong các viện R&D. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh. 12 - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập có hiệu lực đến năm 2015. - Phạm vị không gian:Đề tài nghiên cứu một số viện R&D trực thuộc VHL và cụ thể là trường hợp Viện HCTN. 5. Mẫu khảo sát - Khách thể: Một số viện nghiên cứu ở VHL. - Chọn khảo sát: Viện HCTN. Viện HCTN là một trong số 34 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu KH&CN trực thuộc VHL Viện HCTN được thành lập ngày: 05/03/1990 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Tính đến năm 2015 Viện HCTN có tổng số 46 biên chế trên tổng số 112 cán bộ, viên chức, người lao động. Trong số đó có 17 tiến sĩ, 29 thạc sĩ, 56 cử nhân và tương đương; 01 Giáo sư, 05 Phó Giáo sư, 02 nghiên cứu viên cao cấp, 9 nghiên cứu viên chính và tương đương, 84 nghiên cứu viên - kỹ sư [31]. Viện HCTN luôn đứng trong 10 đơn vị dẫn đầu của VHL về số lượng cũng như chất lượng các đề tài nghiên cứu, số lượng bài báo, sáng chế và doanh số các hợp đồng dịch vụ. Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, Viện HCTN đã nghiên cứu thực hiện thành công 01 Nhiệm vụ Chính phủ giao Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 02 Đề tại độc lập cấp Nhà nước; 01 Đề tài thuộc Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước; 14 Đề tài các Bộ - Ngành; 05 Nhiệm vụ Nghị định thư (Bỉ, Đức, Hàn Quốc; Ấn Độ); 01 Đề tài thuộc Chương trình Nghiên cứu cơ bản định hướng; 11 Đề tài thuộc quỹ Nafosted; 08 Đề tài Hợp tác quốc tế và 14 Đề tài cấp VHL. Về bài báo quốc tế và trong nước. Từ năm 2009 đến nay, Viện HCTN đã có 138 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế và 240 bài báo đăng trên các tạp chí trong nước. Về Sở hữu công nghiệp, Viện HCTN đã đăng ký thành công 11 sáng chế, giải pháp hữu ích trong nước và quốc tế. Về Kinh phí hoạt động và đề tài, dự án hàng năm Viện HCTN tham gia khoảng: 15.000.000.000đ (mười lăm tỷ đồng). Doanh thu từ hợp đồng 13 KH&CN hàng năm đạt khoảng: 3.500.000.000đ (Ba tỷ năm trăm triệu đồng)[31]. Với chủ trương tập trung hướng nghiên cứu vào lĩnh vực Hóa-Sinh-YDược, từ năm 2009 đến 2015 Viện HCTN đã nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng phục vụ đời sống. Ngoài ra các sản phẩm truyền thống phục vụ nông nghiệp, môi trường đã được Viện HCTN nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao rộng rãi nhiều năm nay trên cả nước. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi chủ đạo: Hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh cần những điều kiện gì? - Câu hỏi bổ trợ: Thực tế hiện nay các Viện R&D xây dựng doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh dựa trên các điều kiện nào? 7. Giả thuyết nghiên cứu 7.1. Điều kiện cần - Môi trường kinh tế thị trường (tự do kinh doanh, thị trường vốn, thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm ...) - Môi trường chính sách: Chủ trương, chính sách đầu tư, phát triển doanh nghiệp KH&CN; chính sách phát triển thị trường công nghệ; chính sách tự trị trong hoạt động KH&CN và chính sách thực thi pháp luật. - Thực tế nhu cầu của các Viện R&D trong hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh. 7.2. Điều kiện đủ - Tổ chức KH&CN chủ quản (Tổ chức mẹ) có sẵn công nghệ mới, sản phẩm mới có khả năng thương mại hóa trong thực tế. - Tiềm lực KH&CN của tổ chức KH&CN chủ quản đủ mạnh để tạo ra dự trữ công nghệ mới phục vụ cho việc đổi mới sản phẩm, phát triển các hướng nghiên cứu mới. 14 - Lãnh đạo giỏi, có tư tưởng kinh doanh, vận dụng tốt chính sách KH&CN với chính sách khác của Nhà nước. Tạo môi trường nghiên cứu khoa học tự do cho các cá nhân, đơn vị trực thuộc. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Hướng tiếp cận 8.1.1. Tiếp cận Lý thuyết: Mô hình tổ chức KH&CN; Mô hình doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp spin-off; 8.1.2. Tiếp cận Phương pháp: Nghiên cứu mô hình cụ thể các Viện R&D ở VHL. 8.2. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, thu thập số liệu báo cáo Viện HCTN, chính sách của Nhà nước đối với Danh nghiệp, Doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN, thực trạng hoạt động của các Viện R&D. 9. Kết cấu của Luận văn PHẦN MỜ ĐẦU: CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ - VỆ TINH 1.1. Tổ chức Khoa học và Công nghệ 1.2. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đơn vị nghiên cứu khoa học 1.3. Sản phẩm hoạt động khoa học và công nghệ và thƣơng mại hoá 1.4. Một số vấn đề kinh tế thị trƣờng * Tiều kiết Chƣơng 1 CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN 2.1. Khái quát về Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên 2.1.1. Tổ chức 2.1.2. Nhân lực 2.1.3. Cơ sở hạ tầng 2.1.4. Kinh phí hoạt động 15 2.2. Hoạt động của Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên 2.2.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học 2.2.2. Hoạt động triển khai 2.2.3. Hoạt động chuyển giao 2.3. Nhu cầu doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh ở Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên * Tiểu kết Chƣơng 2 CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ CHO HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ - VỆ TINH Ở VIỆN HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN 3.1. Điều kiện cần cho hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh 3.1.1. Môi trường kinh tế thị trường 3.1.2. Môi trường chính sách: 3.2. Điều kiện đủ cho hình thành doanh nghiệp công nghệ - vệ tinh 3.2.1. Tiềm lực của Viện Hoá học các Hợp chất thiên nhiên 3.2.2. Sản phẩm hoạt động khoa học có thể thương mại hoá 3.2.3. Điều kiện phát triển các hướng nghiên cứu mới và các nhóm nghiên cứu độc lập 3.2.4. Lãnh đạo Viện và môi trường nghiên cứu khoa học * Tiểu kết Chƣơng 3 Kết luận và khuyến nghị 16 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ - VỆ TINH 1.1. Tổ chức Khoa học và Công nghệ 1.1.1. Khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ 1.1.1.1. Khái niệm tổ chức khoa học và công nghệ Tổ chức KH&CN là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, R&D và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ KH&CN, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật [21; Điều 3]. 1.1.1.2. Phân loại tổ chức KH&CN Hiện nay các tổ chức KH&CN tồn tại dưới nhiều loại hình tổ chức khác nhau, tuy nhiên có thể đưa về bốn nhóm sau đây [29] : Nhóm 1: Các tổ chức R&D Trên thế giới và Việt Nam các tổ chức R&D được xếp thành ba cấp: - Các tổ chức R&D cấp Quốc gia: Thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật, tạo ra các kết quả khoa học, các công nghệ mới có ý nghĩa đối với an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội, đào tạo... Các tổ chức R&D cấp Quốc gia có thể kể đến như: Viện Hàn lâm khoa học; Khu công nghệ cao; - Các tổ chức R&D cấp Bộ, ngang Bộ, tỉnh: Thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài KH&CN. Đây là loại hình tổ chức KH&CN phổ biến nhất ở các nước và cả ở Việt Nam. Theo tính chất và chức năng hoạt động các tổ chức này thường được chia thành một số loại hình: Viện Nghiên cứu cơ bản; Viện nghiên cứu chính sách; Viện nghiên cứu công nghệ. - Các tổ chức R&D cấp cơ sở: Là các tổ chức R&D do các doanh nghiệp lập ra để nghiên cứu những vấn đề công nghệ - kỹ thuật làm cơ sở cho đổi mới công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Nhóm 2: Các tổ chức KH&CN trong các trường đại học 17 Hoạt động nghiên cứu KH&CN và hoạt động Đào tạo có tác động tương hỗ nhau vì vậy không thể tách rời hoạt động đào tạo với nghiên cứu KH&CN. Luật KH&CN năm 2013 quy định Cơ sở Giáo dục đại học là tổ chức KH&CN [21; Điều 9]. Trường đại học có hai chức năng cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học trong trường đại học trước hết nhằm phục vụ mục đích giảng dạy của nhà trường và sau đó là phục vụ xã hội. Đối với nhà trường thì nghiên cứu khoa học giúp biên soạnh giáo trình phù hợp sự phát triển vũ bão của KH&CN ngày nay. Nghiên cứu khoa học trong trường đại học còn giúp cho thầy và trò tiếp cận được với KH&CN hiện đại của thế giới, nó làm sôi động không khí học tập trong nhà trường. Do đó người thầy trước tiên phải là nhà khoa học và học trò được tập dượt nghiên cứu KH&CN ngay từ khi còn trong trường đại học. Đối với xã hội, nghiên cứu khoa học trong trường đại học mang lại nhiều lợi ích. Ngoài khai thác được lượng vốn đầu tư mạnh cho các trường đại học còn tận dụng năng lực nghiên cứu khoa học của các thầy và sức trẻ, sức bật, ham muốn nghiên cứu khoa học của lực lượng sinh viên. Trường đại học bao gồm các khoa, các trung tâm và các phòng nghiên cứu. Dưới các khoa là các bộ môn, bộ môn cũng tương đương các phòng nghiên cứu ở các tổ chức R&D khác. Các Viện nghiên cứu và doanh nghiệp trực thuộc trường đại học tạo điều kiện cho hai chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học của sẽ cùng song hành trong từng bộ môn, từng khoa. Nhóm 3: Các doanh nghiệp KH&CN Một loại hình thể không thể thiếu trong số các loại hình tổ chức KH&CN đó là Doanh nghiệp KH&CN. Các doanh nghiệp KH&CN có thể được coi là phép thử của hoạt động R&D trong việc đưa các kết quả nghiên cứu vào cuộc sống. Là một khái niệm mới, đến nay doanh nghiệp KH&CN có thể được hình thành dưới dạng Doanh nghiệp Spin-off và doanh nghiệp công nghệ cao mới. - Doanh nghiệp Spin-off: Là doanh nghiệp kinh doanh phải dựa trên kết quả nghiên cứu, do các nhà khoa học lập ra để triển khai ý tưởng khoa học của mình vào sản xuất, kinh doanh. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất