Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dh01.004_kinh tế xanh định hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế việt nam ...

Tài liệu Dh01.004_kinh tế xanh định hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế việt nam giai đoạn 2015 2025

.PDF
73
35
59

Mô tả:

iii 2.3 Thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt trong tiến trình phát triển kinh tế xanh ....................................................................................... 39 2.3.1 Về nhận thức ...................................................................................................................40 2.3.2 Vấn đề công nghệ trong thực hiện tăng trưởng xanh.....................................41 2.3.3 Về nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh .......................................................45 2.3.4 Giải quyết sinh kế và thu nhập ................................................................................46 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2025................................................................................. 48 3.1 Các chiến lược phát triển .................................................................... 48 3.1.1Giảm khí thải hiệu ứng nhà kính..............................................................................50 3.1.2 Xây dựng chính sách tái tổ chức cơ cấu kinh tế, quản lý và bảo hộ, khuyến khích phát triển kinh tế xanh ................................................................................54 3.1.3 Xanh hóa sản xuất và tiêu dùng ..............................................................................56 3.1.3.1 Xanh hóa sản xuất ...................................................................... 56 3.1.3.2 Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững ................... 57 3.2 Phương pháp áp dụng thực tiễn ......................................................... 58 3.2.1 Áp dụng các luật lệ và quy định ..............................................................................58 3.2.2 Khuyến khích phát kiến các ứng dụng mới: Tạo điều kiện cho việc tiếp cận công nghệ và khuyến khích áp dụng công nghệ ..................................................60 3.2.2.1 Các chính sách tạo điều kiện cho việc tiếp cận công nghệ xanh 61 3.2.2.2 Các chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ xanh ............ 59 3.2.3 Khuyến khích phát kiến sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo có nguồn gốc từ sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp: Đổi mới sáng tạo, thâm canh bền vững và các cách tiếp cận cảnh quan tổng hợp. ...........................................................................60 3.2.3.1Tăng năng suất đồng thời cải thiện quản lý đất và tài nguyên nước 60 3.2.3.2 Tăng hiệu quả và giảm lãng phí lương thực ............................... 65 3.2.3.3 Khai thác công nghệ ................................................................... 66 3.2.3.4 Xanh hóa ngành nuôi trồng thủy sản .......................................... 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 71 i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Danh mục từ viết tắt tiếng Anh APEC Asia-Pacific Cooperation Economic Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association East Asian of ASEM The meeting BRT Bus Rapid Transit Hệ thống xe buýt trung chuyển nhanh CDM Cơ chế phát triển sạch FIT Clean Development Mechanism Foreign Direct Investment Feed in Tariff GDP Gross Domestic Product Tông sản phẩm quốc nội FDI South Hiệp hội các nước Đông Nam Á Asia-Europe Hội nghị cấp cao Á-Âu IPPUC Đầu tư trực tiếp nước ngoài Thuế tái tạo Viện nghiên cứu và quy hoạch đô thị Curitiba ( Brasil) Phương pháp Đánh giá chu kỳ vòng đời LCA Life-cycle Assessment NDRC National Development Ủy ban Quốc gia về and Reform Commission Phát triển và Cải cách OECD Organization for Tổ chức Hợp tác và Economic Cooperation Phát triển kinh tế and Development ii R&D Research Development and Hoạt động Nghiên cứu và Phát triển TNC Transnation Corporations Công ty xuyên quốc gia UNEP United Nations Environment Programme United Nations Conference on Trade and Development Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UNDTAC UNFCCC Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc United Nations Công ước khung của Framework Convention Liên hiệp quốc về biến on Climate Change đổi khí hậu Danh mục từ viết tắt tiếng Việt KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất NDT Nhân dân tệ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI Danh mục các hình Hình 1.1: Mối liên hệ giữa các chính sách phát triển kinh tế xanh của Curitiba ....20 Danh mục các bảng Bảng 2.1: Tỷ lệ của cấu phần “xanh” trong tổng giá trị gói kích thích kinh tế ......35 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cụ thể cho mục đích xanh hóa sản xuất do Đảng đề ra trong chiến lược quốc gia ................................................................................ 57 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 2.1:Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh .. 30 Biểu đồ 3.1: Chỉ tiêu giảm cường tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP hàng năm của 3 quốc gia giai đoạn 2011-2015............................................... 50 Biểu đồ 3.2: Lượng phát thải khí CO2 trước đây của xe và tiêu chuẩn hiện hành hoặc tiêu chuẩn đề xuất, từ năm 2007 đến năm 2025 ............................ 57 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển dựa vào khai thác tài nguyên là chính, trong khi việc phân bổ và sử dụng “nguồn vốn tự nhiên” lại kém hiệu quả và lãng phí. Chất thải gây ô nhiễm môi trường không được quản lý và xử lý tốt. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chậm đổi mới nên tiêu tốn nhiều năng lượng, kéo theo năng suất chất lượng thấp. Việt Nam hiện đang đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường sống và cũng là một trong năm nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi khí hậu. Đứng trước những vấn đề thách thức này, sự cần thiết phải chuyển dịch mô hình kinh tế, mô hình tăng trưởng hiện có đã được nhiều tổ chức, quốc gia đặt ra.Ngay trong nửa sau của thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, hướng tiếp cận “Nền kinh tế Xanh” được phát triển.Đây được xem là một mô hình mới, góp phần giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Kinh tế xanh - Định hướngphát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 20152025” với mục đích chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của nước ta khi hướng tới phát triển nền kinh tế xanh,đưa ra một số kinh nghiệm quốc tế để từ đó có lộ trình và bước đi phù hợp cho nền kinh tế nước nhà 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Ý tưởng phát triển “kinh tế xanh” được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phải đến tháng 10/2008, UNEP phối hợp với các nền kinh tế hàng đầu thế giới mới triển khai sáng kiến “kinh tế xanh” (Green 2 Economy). Đã có những công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trên thế giới và Việt Nam như sau: - “Hướng tới nền kinh tế xanh- Lộ trình cho phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” của chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc ( UNEP ); - “Khai thác và sử dụng năng lượng xanh ở Việt Nam” của TS. Bùi Quang Tuấn tại hội thảo Khoa học quốc tế “Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam”; - “Kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới của GS.TS.Nguyễn Quang Thuấn và TS.Nguyễn Xuân Trung.; Đề tài “Kinh tế xanh – định hướng phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2025” vận dụng và kế thừa công cuộc nghiên cứu và ứng dụng kinh tế xanh của các nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam để tìm ra hướng đi hiệu quả thay đổi mô hình kinh tế trong giai đoạn 2015-2025. 3.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là thông qua việc đánh giá thuận lợi và thách thức của Việt Nam hiện nay trong tiến trình đổi mới hướng đến nền kinh tế xanh, thông qua nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để từ đó đề xuất các hướng phát triển nền kinh tế xanh Việt Nam trong giai đoạn sắp tới (2015-2025). 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như tổng hợp, phân tích, thống kê các thông tin số liệu từ nhiều nguồn, cả những nguồn trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra nhóm chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp liên quan đến kinh tế xanh ( phương pháp kế toán xanh, phương pháp chu kỳ vòng đời.v.v..) để nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này 3 5. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và hướng đi cho nền kinh tế xanh ở Việt Nam -Phạm vị nghiên cứu: Phạm vị nghiên cứu về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết mục tiêu đề ra ở mục 3 trên. Phạm vị nghiên cứu về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu nền kinh tế xanh của Việt Nam từ năm 2005 tới nay và đề xuất mô hình và phương hướng phát triển giai đoạn 2015-2025 6. Kết cấu của đề tài Ngoài Lời nói đầu, Kêt luận , danh mục Tài liệu, Bảng biểu, đề tài được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình kinh tế xanh . Chương 2: Thực trạng, cơ hội và thách thức của Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế xanh. Chương 3: Định hướng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2015-2025. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH KINH TẾ XANH 1.1. Những khái quát chung về mô hình kinh tế xanh 1.1.1. Khái niệm kinh tế xanh Kinh tế xanh không chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế, mà nó đã được hiểu sâu rộng hơn, đề cập đến cả phát triển cân bằng, hài hòa giữa các mục tiêu. Ngày nay nó đã được coi là một mô hình phát triển mới, được nhiều nước ủng hộ và hướng theo. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống con người, tạo việc làm và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Ý tưởng phát triển “kinh tế xanh” được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phải đến tháng 10/2008, UNEP phối hợp với các nền kinh tế hàng đầu thế giới mới triển khai sáng kiến “kinh tế xanh” (Green Economy), bắt nguồn từ thực tế là, cả thế giới khi đó đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng về khí hậu và đa dạng sinh học (gia tăng phát thải khí gây “hiệu ứng nhà kính” và mất cân bằng sinh thái), khủng hoảng nhiên liệu (cú sốc giá nhiên liệu năm 2007 -2008), khủng hoảng lương thực (giá lương thực, thực phẩm tăng cao và tình trạng thiếu lương thực ở một số khu vực), khủng hoảng nước sạch (khan hiếm nước sạch) và nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 2009. Mô hình kinh tế cũ, trong đó các hoạt động kinh tế dựa chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch và tăng trưởng nhanh nhờ sử dụng quá mức các nguồn lực tự nhiên mà không quan tâm đến vấn đề môi trường và xã hội, đã không còn phù hợp. Vì thế, thế giới phải tìm kiếm một mô hình, một phương thức 5 phát triển kinh tế mới vừa giúp tăng trưởng kinh tế sau một giai đoạn suy giảm do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng, vừa bảo đảm chất lượng môi trường, giảm nguy cơ mất cân bằng sinh thái và rủi ro khí hậu, bảo đảm sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững và không làm gia tăng sự mất công bằng trong xã hội, tạo điều kiện để phát triển bền vững. Trong dự thảo Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến 2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm chiến lược ‘‘Tăng trưởng xanh ở Việt Nam là phương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững’’. Ở Việt Nam, chiến lược tăng trưởng xanh được coi là một bước cụ thể hóa trong chiến lược phát triển bền vững, là nội dung chính của phát triển bền vững. Các khái niệm của các tổ chức khác nhau có cách diễn đạt khác nhau nhưng chúng đều qui tụ 3 điểm chính : (i) Kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính để giảm thiểu biến đổi khí hậu. (ii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu, hao tổn ít nhiên liệu, tăng cường các ngành công nghiệp sinh thái, đổi mới công nghệ. (iii) Kinh tế xanh là nền kinh tế tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo và phát triển công bằng. 6 1.1.2 Ý nghĩa của việc phát triển mô hình kinh tế xanh 1.1.2.1 Kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong Phát triển bền vững “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tài mà không ảnh hưởng hay làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Từ cuối những năm 80, thuật ngữ này đã gây được sự chú ý từ dư luận quốc tế sau khi xuất hiện trong bản báo cáo “Tương lai của chúng ta”, một báo cáo mang tính bước ngoặt của Ủy ban Brundtland; và tiếp tục gây được tiếng vang tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất năm 1992 (Rio 1992), được coi như là một nguyên tắc quyết định về phát triển bền vững. Phát triển bền vững đòi hỏi sự tiến bộ và tăng cường sức mạnh của cả ba yếu tố có tính chất phụ thuộc và tương hỗ: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh có thể là một động lực quan trọng trong nỗ lực này. Thay vì bị coi như là nơi hấp thụ chất thải tạo ra bởi các hoạt động kinh tế một cách thụ động, thì trong nền kinh tế xanh môi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài. Nói cách khác, nhân tố môi trường thực sự đóng vai trò như là chất xúc tác cho tăng trưởng và đổi mới trong nền kinh tế xanh. Trong nền kinh tế xanh, nhân tố môi trường có khả năng tạo ra tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội. Ngoài ra, khi mà sinh kế của một bộ phận người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, hơn nữa họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh cũng góp phấn cải thiện sự công bằng xã hội, và có thể được xem như là một hướng đi tốt để phát triển bền vững. Cách thức để áp dụng mô hình kinh tế xanh đối với một quốc gia phát triển hoặc đang phát triển có thể rất khác nhau; điều đó phụ thuộc vào rất nhiều 7 yếu tố, chắng hạn như đặc điểm địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực con người - xã hội và giai đoạn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho môi trường và hệ sinh thái thì vẫn luôn luôn không thay đổi. 1.1.2.2 Kinh tế xanh góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm Hiện nay GDP vẫn được sử dụng như là cách thức phổ biến nhất để đánh giá một nền kinh tế.Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó thường được tạo ra thông qua việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên là tài sản “chung” như tài nguyên nước, rừng, không khí là nguồn cung cấp cần thiết cho sự sống.Để có tăng trưởng (theo định nghĩa này), chúng ta phải trả giá rất đắt trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội, đặc biệt là một bộ phận những người mà sinh kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực môi trường. Suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái đang ảnh hưởng rất lớn đến các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá, lâm nghiệp - sinh kế của đa số dân nghèo trên thế giới phụ thuộc hầu hết vào các ngành này. Một điều quan trọng nữa là với mục đích tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và cải thiện cơ sở hạ tầng. Hướng tới nền kinh tế xanh được coi như là một trong những phương thức nhằm xóa đói giảm nghèo và cải thiện tổng thể chất lượng cuộc sống.Chẳng hạn như cung cấp các nguồn năng lượng có khả năng hỗ trợ cho 1,4 tỷ người hiện đang thiếu điện và cho hơn 700 triệu người khác hiện đang không được tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại. Công nghệ năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các chính sách hỗ trợ năng lượng hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể cho việc cải thiện đời sống và sức khỏe cho một bộ phận người dân có thu 8 nhập thấp, đặc biệt là cho những người hiện đang không có khả năng tiếp cận với năng lượng. Nền kinh tế xanh có khả năng tạo ra việc làm trong một loạt các lĩnh vực mới nổi và nhiều tiềm năng, chẳng hạn như nông nghiệp hữu cơ, năng lượng tái tạo, giao thông công cộng, cải tạo các khu công nghiệp, tái chế... Một công việc tốt được hiểu như là công việc có năng suất lao động cao, cùng với hiệu quả về cải thiện môi trường sinh thái và ổn định lượng khí thải ra ở mức thấp, sẽ góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng và giúp bảo vệ môi trường - khí hậu. Đã có rất nhiều những việc làm xanh như vậy được tạo ra, đặc biệt là trong ngành năng lượng tái tạo.Tuy nhiên, để đảm bảo một quá trình chuyển đổi nhịp nhàng sang nền Kinh tế Xanh, cần thiết phải có nỗ lực phối hợp trong việc tạo ra việc làm. 1.1.2.3 Kinh tế xanh bảo vệ sự đa dạng sinh học Suy giảm đa dạng sinh học làm giảm phúc lợi của một bộ phận dân số thế giới, trong khi một bộ phận dân số khác gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn vì đói nghèo. Nếu tình trạng này tiếp tục, nó có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các hệ sinh thái điều hoà khí hậu trong dài hạn và có thể dẫn đến những biến đổi không thể lường trước và có thể không đảo ngược trong hệ thống trái đất và những thay đổi trong các dịch vụ hệ sinh thái. Hơn nữa, hệ sinh thái là nguồn cung chủ yếu các nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế. Đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái rất cần thiết cho sự thịnh vượng của con người. Sự thịnh vượng và giảm đói nghèo phụ thuộc vào sự duy trì dòng lợi ích từ các hệ sinh thái.Chính vì vậy, rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam lại đang bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Điều đáng nói, có tới 2/3 các dịch vụ của hệ sinh thái mà con người đang được cung cấp lại bị suy giảm hoặc được sử dụng không bền vững, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời chắc chắn sẽ gây 9 ra rất nhiều tổn thất khó lường. Hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang tác động tới đa dạng sinh học Việt Nam, các hệ sinh thái bị biến đổi, phân mảnh, một số khu bảo tồn cảnh quan có tầm quan trọng sẽ bị mất hoặc bị thu hẹp, nhiều loài động vật bị mất nơi cư trú, nguồn thức ăn, một số loài có thể sẽ bị suy giảm nghiêm trọng hoặc biến mất, sự xâm nhập của các loài ngoại lai, nước biển dâng cũng ngăn cản sự bồi tụ của các bãi triều, ngăn cản sự tái sinh tự nhiện của các loài cây ngập mặn tiên phong như mắm, bần chua. Bởi những lý do này mà việc gìn giữ và bảo vệ các hệ sinh thái là trọng tâm của Chương trình Nghị sự Kinh tế Xanh. Ngoài ra, đầu tư xanh cũng nhằm giảm những hệ quả tiêu cực do các yếu tố bên ngoài gây ra bởi việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế xanh thể hiện ở cuộc sống người dân thịnh vượng hơn, xã hội công bằng hơn, trong khi đó giảm đáng kể những rủi ro về môi trường và tác động đến sinh thái. 1.1.2.4 Phát triển kinh tế xanh là hướng đi tất yếu của Việt Nam Chính sách kinh tế xanh có thể giúp các nước đang phát triển đạt được các lợi ích kinh tế và xã hội về nhiều mặt, chẳng hạn như thông qua việc triển khai các công nghệ năng lượng sạch và cải thiện tiếp cận với các dịch vụ năng lượng; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua đầu tư và áo dụng sản xuất sạch hơn; đảm bảo an ninh lương thực thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp nông nghiệp bền vững và tiếp cận với các thị trường mới nổi nhờ các hàng hóa và dịch vụ “xanh” của họ. Những tiến bộ trong khai thác hiệu quả tài nguyên và đa dạng hóa các nguồn năng lượng sẽ góp phần giảm chi phí nhập khẩu và đảm bảo an ninh năng lượng cho các quốc gia, tránh những biến động của giá cả thị trường; đồng thời hạn chế các ảnh hưởng môi trường và chi phí liên quan đến sức khỏe từ những hoạt động sản xuất. Tất nhiên, mỗi quốc gia phải tự đánh giá 10 các nguồn cung cấp vốn của mình và xem xét khả năng để có thể tối ưu hóa cơ hội cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Kinh tế xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển bền vững của các quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, và nước ta cũng không phải là một ngoại lệ.Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu của thế giới khi nước biển dâng lên nhấn chìm nhiều vùng đất ở Việt Nam.Chính vì vậy, dù không đủ sức ngăn chặn sự thay đổi của khí hậu, Việt Nam cũng cần thể hiện là một hạt nhân trách nhiệm bằng cách chủ động trong phát triển nền kinh tế xanh và kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng phát triển nền kinh tế xanh. Thực tế, kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua dù luôn đạt được mức tăng trưởng cao với những con số GDP ấn tượng nhưng mức tăng trưởng này không tính đến những chi phí do suy giảm tài nguyên và thiệt hại môi trường gây tổn hại cho nền kinh tế.Với qui mô dân số được dự báo gần 100 triệu dân vào năm 2020 và mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nền kinh tế Việt Nam không còn là nền kinh tế nhỏ, nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho sản xuất, giao thông vận tải và sinh hoạt sẽ rất lớn. Trước bối cảnh toàn cầu hiện nay, sự cạnh tranh nguồn lực khan hiếm càng khắc nghiệt, sự đe dọa do biến đổi khí hậu đã đỉnh điểm, quá trình phát triển ở mọi nước đều không thể tách rời việc giảm phát thải ra môi trường để bảo vệ trái đất cho thế hệ tương lai. Việc quản lý phát thải xấu đến môi trường và áp dụng công nghệ hiện đại để giảm tiêu hao nhiên liệu, sử dụng tiết kiệm, phát triển các nguồn năng lượng mới phải được thúc đẩy với những biện pháp mạnh ngay từ bây giờ, và Việt Nam không nằm ngoài tiến trình này. Bài học của các nước cho thấy kinh tế xanh đem lại lợi ích và ý nghĩa to lớn trong hầu hết các lĩnh vực, gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng, quản lý môi trường và tạo công ăn việc làm cho xã hội...Việt Nam đã ban hành và thực hiện khung chính sách theo hướng “Xanh hóa các ngành công 11 nghiệp hiện hữu” như tiếp tục thực hiện định hướng phát triển bền vững; sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các dự án cải thiện ô nhiễm, bảo vệ môi trường; chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, chương trình phát triển ngành công nghiệp môi trường tới năm 2015, tầm nhìn 2025... Việc áp dụng các chính sách và thực hiện các chương trình trên trong những năm qua đã có những đóng góp ban đầu làm xanh hóa các ngành công nghiệp, các hoạt động này sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới. 1.2 Một số mô hình phát triển kinh tế xanh ở các nước trên thế giới 1.2.1 Một số mô hình phát triển kinh tế xanh ở các nước đang phát triển 1.2.1.1 Mô hình phát triển kinh tế xanh tại Trung Quốc Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã xây dựng nhiều đặc khu kinh tế theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các đặc khu kinh tế này đều gây ô nhiễm môi trường.Trong một thời gian rất dài, Trung Quốc đã phát triển thiếu hài hòa và không bền vững, chủ yếu là do mất cân bằng trong quan hệ đầu tư và tiêu thụ; sự phát triển giữa các khu vực không đồng đều; kết cấu ngành nghề không hợp lý; tài nguyên môi trường đang cạn kiệt và khả năng tự sáng tạo không cao… trong bối cảnh thế giới không thể tiếp tục mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tiêu thụ của các nước phát triển, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề toàn cầu. Trước bối cảnh như vậy, Trung Quốc đang phải đối diện với rất nhiều áp lực như mở rộng nhu cầu nội địa, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu, phát triển kinh tế xanh.Bởi vậy, việc đẩy mạnh chuyển đối mô 12 hình phát triển kinh tế đã trở thành lựa chọn chiến lược và cấp bách đối với Trung Quốc. Nước này tập trung đặc biệt vào việc chuyển đổi sang dùng năng lượng tái tạo và phát triển công nghệ tiên tiến. Chính sách phát triển năng lượng của Trung Quốc hướng tới nguồn năng lượng có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao. Các nội dung cơ bản trong chính sách năng lượng của Trung Quốc, bao gồm: ưu tiên tiết kiệm tài nguyên, dựa vào các nguồn tài nguyên trong nước; phát triển đa dạng các nguồn năng lượng; thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp năng lượng, đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển; và tăng cường hợp tác quốc tế vì lợi ích chung. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015), Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất thêm 40 tỉ oát điện hạt nhân vào năm 2015, tăng đáng kể đầu tư vào thủy điện, sản xuất thêm 70 tỉ oát điện từ năng lượng gió và 5 tỉ oát điện từ nguồn năng lượng mặt trời.Luật Năng lượng tái tạo của Trung Quốc được coi là bộ luật định hướng cho sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo. Bộ luật đã cung cấp một loạt các ưu đãi tài chính: quỹ quốc gia để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cho vay, ưu đãi về thuế cho các dự án năng lượng tái tạo; yêu cầu các nhà khai thác lưới điện mua các nguyên liệu từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo đã đăng ký. Sự kết hợp giữa đầu tư và các chính sách ưu đãi đã tạo điều kiện cho những bước tiến lớn trong việc phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời của Trung Quốc. Đồng thời, để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địa phương, Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn và bắt buộc sử dụng các sản phẩm tua-bin gió của địa phương trong các công trình. Năm 1996, Trung Quốc đã thành lập Quỹ năng lượng tái tạo.Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã trợ cấp kinh phí nghiên cứu và triển khai cho việc sản xuất năng lượng gió. Năm 2006, Ủy ban Quốc gia về Phát triển 13 và Cải cách (NDRC) của Trung Quốc đã ban hành các biện pháp tạm thời về quản lý thuế và phân bố phí năng lượng tái tạo. Năm 2008, các nhà sản xuất tua-bin gió địa phương như “Sinovel Wind”, “Goldwind Science and Technology và Dongfang Electric” đã chiếm hơn một nửa thị trường. Cùng với Luật Năng lượng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giá năng lượng gió thực hiện qua mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu cũng được sử dụng cho thị trường điện gió ở Trung Quốc.Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh lại các bảng giá dầu mỏ và than nhằm khuyến khích việc giảm tiêu thụ các loại năng lượng này; đồng thời xây dựng một loạt các biện pháp khác nhau về thuế quan và tài chính.Để nâng cao nhận thức của người dân về những lợi ích trong việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nhiều chiến dịch truyền thông trên truyền hình cả ở cấp trung ương lẫn địa phương đã được thực hiện.Trung Quốc cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và chiến dịch truyền thông, đặc biệt phải kể tới “Tuần lễ tiết kiệm năng lượng” hay những cuộc triển lãm về công nghệ giảm cường độ năng lượng tại nhiều tỉnh thành khác nhau. 1.2.1.1.1 Chính sách phát triển” năng lượng gió” Từ năm 2005 - 2009, tốc độ tăng trưởng hàng năm công suất phát điện từ năng lượng gió đều hơn 100%. Cùng với việc lắp đặt thêm (năm 2009) nâng tổng công suất thêm 13,8 GW, Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về công suất bổ sung và thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về công suất lắp đặt. Tham vọng phát triển ngành này còn thể hiện ở mục tiêu tăng công suất lắp đặt từ 30 GW lên 100 GW năm 2020 của Chính phủ. Để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địa phương, Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn và bắt buộc sử dụng các sản phẩm tuabin gió của địa phương trong các công trình. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng 14 trợ cấp chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển) cho việc sản xuất năng lượng gió, đặc biệt năm 1996 đã thành lập Quỹ năng lượng tái tạo. Các nhà sản xuất tua-bin gió địa phương như Sinovel Wind, Goldwind Science và Technology, and Dongfang Electric, tới năm 2008, đã chiếm hơn một nửa thị trường, vốn bị chi phối bởi các nhà cung cấp nước ngoài. Năm 2006, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc đã ban hành các biện pháp tạm thời về quản lý thuế và phân bố phí năng lượng tái tạo. Cùng với Luật Năng lượng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giá năng lượng gió quy định rằng một mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu được sử dụng cho thị trường điện gió ở Trung Quốc. 1.2.1.1.2 Chính sách phát triển năng lượng Điện mặt trời. Trung Quốc là nhà sản xuất pin (PV) năng lượng mặt trời lớn nhất của thế giới, đáp ứng 45% nhu cầu PV năng lượng mặt trời toàn cầu (năm 2009). Nhưng cùng với 12GW ở các dự án lớn, Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành một thị trường lớn ở châu Á và trên thế giới. Đối với pin mặt trời, Chính phủ cũng đã chỉ ra rằng các mục tiêu cho công suất lắp đặt vào năm 2020 có thể được tăng từ 1,8GW đến 20GW. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất thế giới về năng lượng nước nóng mặt trời, chiếm gần hai phần ba tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Hơn 10% hộ gia đình ở Trung Quốc sử dụng thiết bị đun nước nóng mặt trời với hơn 160 triệu m2 diện tích lắp đặt. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất bình nước nóng năng lượng mặt trời mang lại lợi nguận cho cả các nhà sản xuất lẫn các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình được sử dụng nước nóng hơn, kéo theo các lợi ích về sức khỏe và vệ sinh. Trong chính sach pháp triển, việc lắp đặt các hệ thống năng lượng nước nóng mặt trời được ưu tiêu cho các lĩnh vực tiêu dùng, chẳng hạn như bệnh viện, trường học, nhà hàng, hồ bơi… 15 1.2.1.1.3 Phát triển các ngành công nghệ tiên tiến Trung Quốc đang thực hiện những bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi từ mô hình chi phí sản xuất cao, gây ô nhiễm, không bền vững sang mô hình sản xuất có năng suất cao, chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trường, có trình độ tiên tiến và có tính bền vững cao. Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ cao phát triển.Năm 1986, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu và triển khai công nghệ cao quan trọng với tên gọi Chương trình 863. Định hướng Quốc gia về Chương trình phát triển Khoa học và Công nghệ (2006-2020) được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành ngày 9/2/2006 xác định rõ: Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty công nghệ cao; Tăng cường đáng kể đầu tư vào khoa học và công nghệ; Hỗ trợ nhiều hơn cho đổi mới doanh nghiệp. Phát triển các công nghệ mũi nhọn (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và công nghệ năng lượng mới); Tăng cường nghiên cứu các công nghệ then chốt (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; y dược…). Đây là Kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ dài hạn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc. Trung Quốc xác định đến năm 2020 sẽ đạt được những đột phá về khoa học và công nghệ có tầm ảnh hướng lớn trên thế giới và đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các quốc gia đổi mới nhất trên thế giới. Thông qua việc cho phép thành lập các khu phát triển công nghệ cao, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các quy định và luật lệ liên quan như quy định về phạm vi các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao được phát triển, bao gồm: vi điện tử, thông tin điện tử, không gian và vũ trụ, khoa học vật liệu, năng lượng mới và năng lượng hiệu quả cao, sinh thái và bảo vệ môi trường, khoa học về trái đất và địa lý biển, các yếu tố cơ bản và phóng xạ, khoa học về y học và vi sinh, và các ngành công nghệ thay thế khác cho các ngành công nghiệp truyền thống đang được sử dụng hiện nay. 16 Ngay từ đầu năm 2010, tại các cuộc họp của Quốc hội và Chính phủ, Trung Quốc đã xác định cần chuyển đổi cơ cấu công nghiệp với trọng tâm là các doanh nghiệp quy mô lớn với công nghệ cao. Theo đó, muốn chuyển đổi kinh tế thành công thì nền công nghiệp của Trung Quốc cần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tính cạnh tranh quốc tế, thay thế trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu bằng máy móc hiện đại. Bảy ngành công nghiệp chiến lược gồm: Năng lượng thay thế; công nghệ sinh học; công nghệ thông tin thế hệ mới; sản xuất thiết bị cao cấp; các vật liệu tiên tiến; xe sử dụng năng lượng thay thế; các ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Bảy ngành công nghiệp này được quy hoạch theo một chiến lược tổng thể gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 tới năm 2015, giai đoạn hai tới năm 2020, giai đoạn ba tới năm 2030. Hiện tại, ước tính giá trị mà 7 ngành công nghiệp này mang lại cho Trung Quốc là khoảng 2% GDP. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 1.500 tỷ USD cho phát triển các ngành này. Dự kiến, sau khi được đầu tư sẽ tăng lên 8% vào năm 2015, và 15% vào năm 2020.Đến năm 2030, trình độ phát triển cũng như năng lực của bảy ngành công nghiệp chiến lược này sẽ đạt trình độ tiên tiến, ngang tầm với các nước có ngành công nghiệp phát triển nhất trên thế giới. Cũng trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 về phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Trung Quốc sẽ đầu tư 468 tỷ USD vào các khu vực xanh, tăng hơn 2 lần so với mức 211 tỷ USD trong kế hoạch 5 năm (2006-2010), tập trung vào ba lĩnh vực: tái chế và tái sử dụng rác thải, công nghệ sạch và năng lượng tái tạo. Ngành công nghiệp bảo vệ môi trường của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trung bình 15-20%/năm và sản lượng công nghiệp dự kiến sẽ đạt 743 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm (2011-2015), so với 166 tỷ USD trong kế hoạch 5 năm (2006-2010). Hệ số ảnh hưởng của khu vực mới này ước tính cao hơn 8-10 lần so với các khu vực công nghiệp khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan