Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề tài vũ trụ trong thể loại phim khoa học viễn tưởng của phim truyện điện ảnh m...

Tài liệu đề tài vũ trụ trong thể loại phim khoa học viễn tưởng của phim truyện điện ảnh mỹ (khảo sát qua trường hợp star wars (tập 1), avatar và gravity)

.PDF
124
85
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ----------------- PHẠM NGUYỄN BẢO HOÀNG ĐỀ TÀI VŨ TRỤ TRONG THỂ LOẠI PHIM KHOA HỌC VIỄN TƢỞNG CỦA PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH MỸ (KHẢO SÁT QUA TRƢỜNG HỢP: STAR WARS I, AVATAR VÀ GRAVITY) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Lý luận, Lịch sử và phê bình Điện ảnh - Truyền hình HÀ NỘI – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI &NHÂN VĂN ----------------- PHẠM NGUYỄN BẢO HOÀNG Đề tài vũ trụ trong thể loại phim khoa học viễn tưởng của phim truyện điện ảnh Mỹ (Khảo sát qua trường hợp: Star Wars (tập 1), Avatar và Gravity) Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Lý luận, Lịch sử và phê bình Điện ảnh - Truyền hình Mã số: 60210231 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Vũ Ngọc Thanh HÀ NỘI – 2020 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tàiVũ trụ trong thể loại phim khoa học viễn tưởng của phim truyện điện ảnh Mỹ (Khảo sát qua trường hợp: Star Wars (tập 1), Avatar và Gravity), tôi xin chân thành cám ơn: - Các Thầy, Cô trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội - Các Thầy, Cô trƣờng Đại học Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh - Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Vũ NgọcThanh,là giảng viên đã trực tiếp hƣớng dẫn và đã cho tôi những góp ý chân tình và quý báu. Xin chân thành cám ơn! Học viên Phạm nguyễn Bảo Hoàng 1 MỤC LỤC Phần mở đầu …………………………………………………………………………..5 Chƣơng 1: Tổng quan sự phát triển điện ảnh Hollywood Lƣợc khảo sự phát triển điện ảnh Hollywood …………………………………11 1.1. 1.1.1. Khái quát việc hình thành điện ảnh và phát triển nền điện ảnh Hollywood ……………………………………………………….....................12 1.1.2. Các giai đoạn Lịch sử của điện ảnh Hollywood ……………………………...15 1.2. Khái lƣợc về đề tài vũ trụ ……………………………………………………..21 1.2.1. Khái niệm vũ trụ……………………………………………………………….21 1.2.2. Đề tài vũ trụ trong điện ảnh thế giới và Hollywood…… ……………………..22 1.3. Khái lƣợc về thể loại phim khoa học viễn tƣởng………………………………27 1.3.1. Khái niệm về thể loại phim khoa học viễn tƣởng ……………………………..27 1.3.2.. Vài nét về sự phát triển thể loại phim khoa học viễn tƣởng…………………...28 Tiểu kết chƣơng 1 ……………………………………………………………………..31 Chƣơng 2: Đề tài vũ trụ thể hiện trong thể loại phim khoa học viễn tƣởng 2.1. Một số đặc điểm của đề tài vũ trụ qua thể loại phim khoa học viễn tƣởng………33 2.1.1. Thoát ly thực tế ………………………………………………………………...33 2.1.2. Hiện thực hóa những ƣớc mơ dang dỡ…………………………………………35 2.1.3. Thông điệp ý nghĩa……………………………………………………………..38 2.1.4. Kỹ xảo hình ảnh hoành tráng ………………………………………………….40 2.2. Đề tài vũ trụ thể hiện qua ba bộ phim Star Wars, Avatar, Gravity……………...42 2.2.1. Star Wars 1 – Phantom Menace……………………………………………… 43 2.2.2. Avatar …………………………………………..,…………………………….45 2.2.3. Gravity ………………………………………………………………………..50 Tiểu kết chƣơng 2 …………………………………………………………………….53 Chƣơng 3: Ý nghĩa và tác động của đề tài vũ trụ và thể loại phim khoa học viễn tƣởng 3.1. Một số ý nghĩa …………………………………………………………………..55 2 3.1.1.Ý nghĩa văn hóa và xã hội ………………………………………………………55 3.1.2. Ý nghĩa nghệ thuật…………………………………………………………….63 3.2. Những tác động của đề tài vũ trụ và thể loại khoa học viễn tƣởng của điện ảnh Hollywood…………………………………………………………………………….71 3.2.1. Những tác động tích cực ………………………………………………….........72 3.2.2. Những tác động tiêu cực ………………………………………………….........74 Tiểu kết chƣơng 3 ………………………………………………………………..........78 Phần kết luận …………………………………………………………………...79 Tài liệu tham khảo Phụ lục 3 Danh mục các chữ viết tắt ABU: Asia - Pacific Broadcasting Union (Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á Thái Bình Dƣơng) BHD:Tên thƣờng gọi của Công ty TNHH Bình Hạnh Đan, đƣợc thành lập năm 1996. Đây là một trong những công ty tƣ nhân đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, phân phối, và hợp tác sản xuất các chƣơng trình truyền hình và điện ảnh. BAFTA:The British Academy of Film and Television Arts. CGI: Computer Generated Imaginary (Phần mềm giúp chỉnh sửa, thay đổi và mô phỏng hình ảnh) DCEU: DC Extended Universe (Vũ trụ mở rộng DC) ISS: International Space Station (Trạm Không gian Quốc tế) LED: Light Emitting Diode (Đèn phát quang siêu sáng) MCU: Marvel Cinematic Universe (Vũ trụ điện ảnh Marvel) MPPC: Motion Picture Patents Company (Công ty bằng sáng chế hình ảnh chuyển động) NASA: National Aeronautics and Space Administration (Cục quản tri không gian và Hàng không quốc gia) RDA: Rebuildable Dripping Atomizer (buồng đốt nhỏ giọt có thể tái tạo) Sci – fi: Science – fiction (khoa học viễn tƣởng/giả tƣởng) VN: Việt Nam VR: Virtual Reality (Công nghệ kính thực tế ảo) 4 Danh mục các bảng biểu Biểu đồ 3.1. Khảo sát việc thanh niên TP. HCM có xem phim khoa học viễn tƣởng Mỹ Biểu đồ 3.2. Việc chọn lựa loại hình giải trí Biểu đồ 3.3. Phim khoa học viễn tƣởng Mỹ có tác động đến ngƣời xem Biểu đồ 3.4. Sự chọn lựa xem phim Biểu đồ 3.5. Mức độ tác động của phim khoa học viễn tƣởng Mỹ đối với công chúng Việt Nam. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ những năm 50 của thế kỷ trƣớc, điện ảnh đã bắt đầu tập trung khai thác những đề tài về vũ trụ, không gian,trong thể loại phim khoa học viển tƣởng và những câu chuyện về sự sống ngoài trái đất. Khởi nguồn là The War of the Worlds (1953) đã làm dậy sóng các rạp chiếu phim vào thời bấy giờ,… thì đến những năm 70, hàng loạt cái tên nổi tiếng nhƣ series phim bom tấn Star Wars, Star Trek và những năm 80 là The Terminator, rồi sau này khi nền công nghệ làm phim phát triển chúng ta có những cái tên nhƣ là siêu phẩm nổi tiếng Avatar, Gravity, Interstellar, Battleship, Transformers,.. Tuy nhiên, sự khủng hoảng ở thị trƣờng điện ảnh lớn nhất thế giới sẽ sớm diễn ra một khi khán giả bắt đầu bội thực trƣớc hàng tá vũ trụ cần phải nhớ, phải liên kết, thay vì thƣởng thức trọn vẹn một tác phẩm đơn lẻ. Nói nhƣ vậy không có nghĩa chúng ta hoàn toàn phủ nhận sự thú vị mà một vũ trụ điện ảnhkhoa học viễn tƣởng mang lại.Đánh vào nhu cầu giải trí của công chúng, cuộc chơi tạo lập vũ trụ điện ảnh chắc chắn vẫn sẽ là xu thế lớn trong thời gian tới, khi không chỉ những đại gia “nhà giàu” tham gia, mà nhiều hãng phim lớn khác cũng sẽ tham gia xây dựng những “vũ trụ” đầy rủi ro và tốn kém của riêng mình.Hollywood là nơi sản sinh, phát triển các thể loại điện ảnh lớn trên thế giới, đề tài vũ trụ trong nền điện ảnhkhoa học viễn tƣởng Mỹ đã trở thành món ăn tinh thần mới lạ, hấp dẫn, thu hút trên khắp thế giới vào thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, đặc biệt đối với giới trẻ bởi những hình tƣợng thẩm mỹ, kỹ xảo điện ảnh, ngôn ngữ điện ảnh,…mang tính đặc thù, tạo nên sự kỳ bí, gợi nên sự tò mò, thu hút.Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có công trình, luận văn, luận án nào đề cập đến đề tài vũ trụ trong thể loại phim khoa học viễn tƣởng của điện ảnh Mỹmột cách có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn. Từ những nhận định trên, tôi mạnh dạn chọn đề tàì “Đề tài vũ trụ trong thể loại phim khoa học viễn tưởng của phim truyện điệnảnh Mỹ (Khảo sát qua trường hợp: Star Wars (tập 1), Avatar và Gravity)” làm luận văn Cao học của mình với mong muốn tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của dòng phim này, đồng thời, 6 góp một phần những hiểu biết trong quá trình nghiên cứucủa bản thân vào công tác nghiên cứu và những hoạt động điện ảnh hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung, cũng nhƣ bổ trợ cho những sinh viên đang theo học ngành sân khấu điện ảnh nói riêng. Lịch sử nghiên cứu 2. - Vũ trụ điện ảnh, vũ trụ kết nối, vũ trụ chia sẻ... dù cho chúng ta có gọi nó là gì đi nữa, đây thực sự là một trào lƣu gây sốt nhất của Hollywood từ thế kỷ XX cho đến thời điểm hiện tại. Hàng loạt hãng phim đang cố tạo ra một “vũ trụ” riêng và tất cả đều đang nổ lực để đạt đƣợc sự thành công. - Hình thành một vũ trụ điện ảnh cho loạt phim riêng của mình là tham vọng của nhiều nhà sản xuất lớn. Tuy nhiên, xây dựng thành công một chuỗi phim liên quan với nhau, nói cách khác là xây dựng một thƣơng hiệu điện ảnh không hề là việc đơn giản. - Chúng ta hẳn đã quen thuộc với nhiều cuốn sách nổi tiếng về thiên văn học đƣợc mua bản quyền và xuất bản ở Việt Nam nhƣ Lược sử thời gian, Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ của Stephen Hawking, Vũ trụ của Carl Sagan, Các thế giới song song của Michio Kaku, Vũ trụ song song của Brian Greene hay series Chìa khóa vũ trụ của George của cha con Lucy & Stephen Hawking… - Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ của Stephen Hawking là quyển sách phù hợp cho những ngƣời muốn tìm hiểu những bí ẩn của vũ trụ. Ông đƣa chúng ta đến biên giới hoang dã của khoa học, nơi lý thuyết và thực tế vẫn chƣa đƣợc chứng minh, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. - Người về từ sao Hỏa của tác giả Andy Weir là một kỹ sƣ phần mềm, một lập trình viên,đã giúp cho độc giả khám phá một hành tinh đầy khô cằn, và thiếu thốn sự sống, cùng khối kiến thức khổng lồ về vũ trụ mà Andy Weir đã dày công thu thập.Người về từ sao Hỏa đã đƣợc chuyển thể thành phim vào năm 2015 với sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng nhƣ Matt Damon, Jessica Chastain, Kristin Wiig. Bộ phim đã nhanh chóng trở thành một trong mƣời tác phẩm ăn khách nhất trong năm đó. - Tiên phong lên Mặt trăng của H.G. Wells là nhà văn ngƣời Anh nổi tiếng nhất với các tiểu thuyết khoa học viễn tƣởng nhƣ Cỗ máy thời gian, Chiến tranh giữa các thế giới, Người vô hình,…trong tác phẩm kể về chuyến du hành lên Mặt trăng của một 7 doanh nhân vừa khuynh gia bại sản và một nhà khoa học lập dị nghiên cứu về một loại vật chất chống lại trọng lực.Sau khi đặt chân lên mảnh đất khác thƣờng ấy, hai con ngƣời đã nhận ra Mặt trăng vốn không giống nhƣ loài ngƣời đã từng nghĩ, họ sớm đụng độ với một giống loài sống ngầm dƣới vệ tinh nhỏ bé này. - Tiên phong lên Mặt trăng ban đầu đƣợc đăng tải thành nhiều kỳ trên tờ The Strand Magazine trong khoảng gần một năm từ 12/1900 đến 8/1901. Cuốn sách đã bốn lần đƣợc chuyển thể thành phim, bản phim đầu tiên ra mắt vào năm 1902 đã đƣợc kết hợp với hai cuốn tiểu thuyết khác của Verne là From the Earth to the Moon và Around the Moon để kể lại một cuộc phiêu lƣu kỳ thú trên Mặt trăng. - Douglas Adams là nhà văn, nhà biên kịch ngƣời Anh nổi tiếng với nhiều tác phẩm hài hƣớc. Với tác phẩm Bí kíp quá giang vào Ngân Hà đƣợc lấy cảm hứng từ ƣớc muốn đƣợc đi lang thang giữa các vì sao sau những chặng đi nhờ mệt mỏi của Adams từ Anh sang Thổ Nhĩ Kì.Bí kíp quá giang vào Ngân Hà là tập đầu tiên trong 5 cuốn của series hài hƣớc về vũ trụ, các tập tiếp theo bao gồm The Restaurant at the End of the Universe; Life, the Universe and Everything; So Long, and Thanks for All the Fish và Mostly Harmless. - Trạm tín hiệu số 23 củaHugh Howey là nhà văn ngƣời Mỹ nổi tiếng, tác phẩm xoay quanh câu chuyện của Digger - một ngƣời anh hùng chiến tranh vô danh giờ đây nhận nhiệm vụ trông coi một trạm tín hiệu vũ trụ.Ngày ngày, anh làm nhiệm vụ chỉ đƣờng cho các con tàu vũ trụ di chuyển một cách an toàn trên dải ngân hà một cách cô độc và nhàm chán. Nhƣng khi chiến tranh vũ trụ bắt đầu nổ ra, anh dần dần bị cuốn theo cao trào của cuộc chiến mà nhớ lại những quá khứ đau khổ của chính mình. - Với Vũ trụ của Carl Sagan, độc giả sẽ có dịp du hành trong vũ trụ, khám phá thế giới từ vĩ mô của những thiên hà to lớn đến thế giới vi mô của những con vi khuẩn nhỏ bé trên Trái Đất, đi từ những nền văn minh xa xƣa đến tƣơng lai của thế giới, cho ta thấy mối gắn bó hữu cơ của từng sự việc nhỏ nhặt với vũ trụ bao la. - Vũ trụ song song của Brian Greene, là tác giả hai cuốn sách bán chạy nhất. The Elegant Universe và The Fabric of the Cosmos, cho ra đời cuốn sách xử lý vấn đề bao quát nhất: Vũ trụ của chúng ta có phải là vũ trụ duy nhất? 8 - Warren Buckland, với tác phẩm Nghiên cứu phim, cuốn sách đƣợc xây dựng nhƣ một giáo trình điện ảnh học. Vốn là những ngƣời nghiên cứu, giảng dạy điện ảnh lâu năm, W.Buckland qua hiểu biết, kinh nghiệm bản thân đều lấy mục tiêu cung cấp công cụ và kỹ năng phân tích phim làm điểm xuất phát cho việc biên soạn. Sinh viên điện ảnh, khán giả - những ngƣời nghiện phim là đối tƣợng chủ yếu mà hai tác giả này hƣớng tới nên dày công gợi dẫn, tham mƣu các cách thức nghiên cứu, phê bình phim. - Hay quyển Nghệ thuật học của tác giả Đỗ Văn Khang, cho là không thể đi quá chi tiết vào thành tựu nghệ thuật của các thời đại nghệ thuật. Nó chỉ có thể chọn lọc các “chất liệu” cần thiết, tiêu biểu và điển hình để rút ra những đƣờng nét lớn của quy luật mà toàn bộ nghệ thuật chịu ảnh hƣởng, qua đó cung cấp cho công chúng yêu nghệ thuật cơ sở cần thiết nhất để hiểu và vận dụng trong sáng tạo khoa học cũng nhƣ trong thƣởng thức và đánh giá của tác giả, tác phẩm và thời đại nghệ thuật. Nhìn chung, một số công trình nghiên cứu nêu trên, trong một chừng mực nhất định, đã có những đóng góp quý báu vào kho tàng tƣ liệu khoa học. Tuy nhiên những công trình này chƣa có những chuyên luận sâu về một lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực điện ảnh, cũng nhƣ đối với một quốc gia cụ thể. Nhƣ vậy, có thể nói rằng, nguồn tài liệu về điện ảnh, cũng nhƣ dòng phim khoa học viễn tƣởng với đề tài vũ trụ còn rất hạn chế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Phác họa một bức tranh toàn cảnh về thể loại đề tài vũ trụ trong phim ảnh nói chung và trong phim truyện điện ảnh Mỹ. - Lý giải các nguyên nhân hình thành, đặc điểm, giá trị của thể loại đề tài vũ trụ trong nền điện ảnh Mỹ. - Bàn luận một số vấn đề đặt ra từ thể loại đề tài vũ trụ trong phim ảnh, liên quan và tác động đến cuộc sống hiện thực ra sao. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Ngoài việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học đã có, luận văn sẽ tập trung giải quyết một số nhiệm vụ quan trọng sau: - Tổng thuật các tài liệu, các bài viết đi trƣớc có đề cập đến đề tài vũ trụ trong phim ảnh nói chung và trong phim truyện điện ảnh Mỹ. 9 - Miêu tả một số nội dung phim đề tài vũ trụ từ ba phim Avatar, Gravity, Star Wars - Khái quát những đặc điểm, giá trị của các phim đề tài vũ trụ trong phim truyện điện ảnh Mỹ. - Nội dung và hình thức của thể loại vũ trụ trong phim truyện điện ảnh Mỹ còn khá mới mẽ, sẽ có ý nghĩa và tác động ra sao đối với xã hội nói chung. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi đề tài .1. Đối tƣợng nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề về vũ trụ trong phim truyện điện ảnh Mỹ, là một thể loại thƣờng đi chung với những pha hành động gây cấn, hấp dẫn ở cái sự huyền bí nhƣng thực tế, ở những kỹ xảo – công nghệ đẹp mắt, ở những điều tƣởng chừng nhƣ viễn vông nhƣng ta luôn cảm nhận rằng đó chính là thực tế trong tƣơng lai. - Những ý tƣởng độc đáo, kỹ xảo đa dạng cùng với kỹ thuật hiện đại kết hợp tạo nên trƣờng phái điện ảnh mới lạ, hấp dẫn và thu hút. .2. Phạm vi đề tài - Trong luận văn này, chúng tôi chọn khảo sát từ ba bộ phim cụ thể: Avatar, Gravity, Star Wars (một tập trong nhiều tập phim). Đây là những tác phẩm nổi tiếng trên thế giới, đạt đƣợc lƣợng lớn khán giả yêu thích, nằm trong top 10 tác phẩm mà giới phê bình điện ảnh đánh giá cao. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu chọn Hƣớng tiếp cận chung từ góc độ Văn hóa học, Xã hội học, và tiếp cận liên ngành. - Về các phƣơng pháp cụ thể: phương pháp hệ thống, phương pháp ký hiệu học, phương pháp liên văn bản, phương pháp tiếp cận văn hóa học, phương pháp so sánh… - Về các thao tác khoa học, chúng tôi vận dụng các thao tác thông thƣờng: quan sát, tham dự, xem phim, đối chiếu; thống kê, phân loại; mô hình hóa, khảo sát văn bản… - Ngoài ra, tác giả còn thực hiện phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp. Đối tƣợng chúng tôi sẽ phỏng vấn đƣợc chọn phần lớn là thanh niên, 10 giới trẻ sống và hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Trao đổi chia sẻ giữa chúng tôi với những ngƣời lớn tuổi, với những ngƣời hiện đang làm quản lý văn hóa. Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi không dựa hoàn toàn vào các câu hỏi định sẵn, mà chủ yếu là các câu hỏi mở và đƣợc phát triển tự nhiên trong quá trình đối thoại. Vì thế, trong quá trình phỏng vấn, ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn ít còn khoảng cách mà giống nhƣ một buổi trò chuyện, trao đổi thân tình cởi mở. Chính sự thoải mái trong quá trình phỏng vấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời đƣợc phỏng vấn dễ dàng trình bày các quan điểm, ý kiến của mình. - Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ hệ thống và phân tích nguồn tài liệu thứ cấp, các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và bƣớc đầu so sánh. Trong đó, Phương pháp hệ thống và phân tích nguồn tài liệu thứ cấp đƣợc chúng tôi thực hiện nghiêm túc với công việc thu thập và phân tích các tài liệu. o Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan sự phát triển điện ảnh Hollywood Trong chƣơng 1 giới thiệu khái quát việc hình thành, phát triển, và các giai đoạn lịch sử của điện ảnh Hollywood, cũng nhƣ khái lƣợc về sự phát triển đề tài vũ trụ trong thể loại phim khoa học viễn tƣởng của điện ảnh Mỹ. Chƣơng 2: Đề tài vũ trụ thể hiện trong thể loại khoa học viễn tƣởng Trong chƣơng 2, giới thiệu đề tài vũ trụ trong ba bộ phim Star Wars I, Avatar, Gravity, cùng một số đặc điểm của đề tài vũ trụ qua thể loại phim khoa học viễn tƣởng của điện ảnh Mỹ. Chƣơng 3: Ý nghĩa, sự tác động của đề tài vũ trụ và thể loại phim khoa học viễn tƣởng Trong chƣơng này, tác giả nêu lên một số ý nghĩa về văn hóa, xã hội, nghệ thuật và những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung, xã hội Việt Nam nói riêng. 11 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN SỰ PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH HOLLYWOOD Chƣơng này gồm ba mục, trình bày lƣợc khảo sự phát triển điện ảnh Hollywood, khái lƣợc về đề tài vũ trụ và giới thiệu thể loại phim khoa học viễn tƣởng. 1.1. Lƣợc khảo sự phát triển điện ảnh Hollywood 1.1.1. Khái quát việc hình thành và phát triển nền điện ảnh Hollywood. Điện ảnh xuất phát từ tiếng Pháp, thƣờng gọi “cinema”. Điện ảnh là một khái niệm rất lớn bao trùm các bộ phim đƣợc tạo nên từ những khung hình chuyển động (phim), kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh), các hình thức nghệ thuật xoay quanh việc hình thành bộ phim. Điện ảnh còn đƣợc hiểu là công nghệ điện ảnh nhƣ một ngành công nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ bao gồm các quy trình làm phim, quảng bá hình ảnh và hoạt động phân phối phim ảnh trên sóng truyền hình đến với khán giả. Kể từ khi xuất hiện đến nay, điện ảnh vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng, có thể khẳng định là không thể thay thế trong đời sống tinh thần của con ngƣời. Tuy là một ngành giải trí nhƣng những giá trị mà ngành công nghiệp điện ảnh truyền tải đến con ngƣời luôn mang những giá trị nhân văn to lớn. Điển hình thể hiện qua những tác phẩm điện ảnh kinh điển trong và ngoài nƣớc vẫn luôn ăn sâu trong tiềm thức con ngƣời dù cho có trải qua hàng thập kỷ, thế kỷ. Điện ảnh Hoa Kỳ là điển hình với tên gọi ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ. Đƣợc ra đời ngay từ cuối thế kỷ 19, điện ảnh Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành một trong những nền điện ảnh hàng đầu thế giới cả về số lƣợng phim và chất lƣợng nghệ thuật.Đôi khi ngƣời ta thƣờng gọi điện ảnh Hoa Kỳ đơn giản là Hollywood (gọi theo địa danh Hollywood, nơi tập trung các hãng phim và trƣờng quay lớn nhất của Mỹ), tuy vậy, cần chú ý rằng rất nhiều bộ phim của điện ảnh nƣớc này đƣợc sản xuất bởi các hãng phim độc lập nằm ngoài Hollywood. 12 Những hình ảnh "chuyển động đầu tiên", tiền thân của kỹ thuật điện ảnh Mỹ là loạt hình chụp ngựa đang phi nƣớc đại của Eadweard Muybridge thực hiện ở Palo Alto, California, ông này đã dùng một máy ảnh thƣờng chụp liên tục để tạo nên một chuỗi hình ảnh mô tả lại chuyển động của con ngựa. Phƣơng pháp của Muybridge đã nhanh chóng đƣợc các nhà phát minh Mỹ phát triển để cố gắng ghi lại những hình ảnh chuyển động thực sự, trong đó phải kể tới phát minh kinetoscope của Thomas Alva Edison, tuy vậy do không nhìn thấy đƣợc tầm quan trọng của phát minh này mà Edison đã để rơi vị trí cha đẻ của điện ảnh thế giới vào tay anh em Lumière ngƣời Pháp. Sau khi điện ảnh ra đời ở châu Âu, việc trình chiếu các đoạn phim cũng nhanh chóng đến với chƣơng trình tạp kĩ trong các hội chợ ở Mỹ. Các nhà kinh doanh Hoa Kỳ nổi tiếng nhanh nhạy bắt đầu tìm cách làm các bộ phim này trở nên đặc sắc hơn bằng cách đƣa vào các cảnh quay có kịch bản và diễn viên thay cho những cảnh quay đời sống thƣờng nhật. Thành công lớn nhất của xu hƣớng này là bộ phim thực hiện năm 1903, The Great Train Robbery của đạo diễn Edwin S. Porter. Đầu năm 1910, đạo diễn huyền thoại D.W.Griffith đƣợc Công ty Biograph Company cử đến bờ biển miền Tây nƣớc Mỹ cùng với đội ngũ diễn viên nổi tiếng của ông nhƣ Blanche Sweet, Lillian Gish, Mary Pickford và Lionel Barrymore với nhiệm vụ xây dựng cơ sở điện ảnh mới ở đây. Họ bắt đầu thực hiện các bộ phim ở một khu đất trống gần phố Georgia Street thuộc Los Angeles. Để mở rộng xƣởng phim, công ty đã quyết định chuyển về một làng nhỏ cách Los Angeles vài dặm về phía Bắc, họ gọi khu đất mới này bằng cái tên "Hollywood". Cùng năm 1910, bộ phim đầu tiên trong lịch sử Hollywood, In Old California, đã đƣợc đạo diễn Griffith thực hiện. Đến năm 1913, sau khi đƣợc nghe về vùng đất mới tuyệt vời này, rất nhiều nhà làm phim đã rời bờ biển phía Đông đến đây để tránh phải trả khoản phí khổng lồ khi quay phim cho công ty của Edison, vốn nắm giữ hầu hết các bằng phát minh quan trọng của kỹ thuật điện ảnh lúc này. Trƣớc Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy cũng có một vài thành phố có các xƣởng phim nhƣng vùng phía nam California đã nhanh chóng chiếm ƣu thế với nhiều cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, nhiều nắng quanh năm thuận lợi cho việc quay các ngoại cảnh và thay đổi bối cảnh phim. Năm 1915, Hollywood bắt đầu khẳng định đƣợc vị trí đầu đàn của điện ảnh Mỹ với bộ phim nổi tiếng Birth of a Nation của Griffith. 13 Sự hình thành và phát triển của Hollywood gắn liền với những nhà kinh doanh và điện ảnh gốc Do Thái. Chính họ là những ngƣời nhận ra mối lợi to lớn từ điện ảnh và đi tiên phong trong việc xây dựng các rạp chuyên dụng để chiếu phim, các "nickelodeon" (lấy theo từ nickel - 5 xu, tiền vé thông dụng thời đó). Chính những ngƣời gốc Do Thái này đã thành lập các hãng phim lớn đầu tiên của Hollywood, đó là Samuel Goldwyn và Louis B. Mayer (hai đồng sáng lập của hãng phim nổi tiếng Metro-Goldwyn-Mayer), Carl Laemmle (một trong những ngƣời khai sinh hãng Universal Studios), Adolph Zukor (đồng sáng lập Paramount Pictures), và Anh em Warner (Harry, Albert, Samuel và Jack, những ngƣời thành lập hãng Warner Bros.). Cũng chính vì đƣợc thành lập bởi những ngƣời Do Thái, trong đó có nhiều ngƣời là dân nhập cƣ, vì vậy ngay từ đầu Hollywood đã thể hiện tính quốc tế hóa rất cao và thu hút nhiều tài năng điện ảnh nƣớc ngoài nhƣ ngôi sao điện ảnh ngƣời Thụy Điển Greta Garbo, đạo diễn gốc Hungary Michael Curtiz ở thời kì đầu hay nữ diễn viên đoạt giải Oscar ngƣời Úc Nicole Kidman, đạo diễn gốc México Alfonso Cuarón ở thời điểm hiện tại. Đây chính là một trong các điểm mạnh nhất của Hollywood khi tính quốc tế cao tạo cho các bộ phim nhiều phong cách nghệ thuật và diễn xuất đa dạng cũng nhƣ dễ dàng thu hút đƣợc khán giả ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Thời kì phát triển và có ảnh hƣởng đến xã hội nhất của Hollywood là từ cuối thập niên 1920 đến cuối thập niên 1950. Thời kì này bắt đầu với sự ra đời của phim có tiếng vào cuối thập niên 1920 với bộ phim The Jazz Singer sản xuất năm 1927. Với bƣớc tiến về kỹ thuật này, các bộ phim đã thu hút ngày càng nhiều khán giả và thực sự trở thành hiện tƣợng văn hóa của xã hội Mỹ. Các bộ phim Hollywood thời kì này thƣờng thuộc thể loại phim miền Tây, phim hài, phim ca nhạc, phim hoạt hình vốn là những đề tài ƣa thích của dân Mỹ. Để đáp ứng nhu cầu của công chúng, hàng loạt rạp chiếu phim quy mô đƣợc xây dựng. Để cạnh tranh nhau, các hãng phim lớn thƣờng tạo dựng phong cách riêng cho các bộ phim của mình (điều không còn thấy rõ trong thời điểm hiện tại) với các đạo diễn và các ngôi sao đƣợc ký hợp đồng độc quyền. Ví dụ, đạo diễn nổi tiếng Cedric Gibbons luôn làm việc cho Metro-Goldwyn-Mayer (MGM), nhà soạn nhạc Alfred Newman trong suốt 20 năm chỉ làm việc cho Twentieth Century Fox, các bộ phim của Cecil B. De Mille luôn đƣợc thực hiện tại Paramount Pictures. Hãng 14 MGM thậm chí còn từng tuyên bố số ngôi sao đã ký hợp đồng độc quyền với hãng còn "nhiều hơn cả số sao trên trời". Nhiều nhà lịch sử điện ảnh cho rằng đây là thời kì hoàng kim về chất lƣợng nghệ thuật của Hollywood khi rất nhiều bộ phim kinh điển đƣợc ra đời, rất có thể vì do thời kì này có rất nhiều phim đƣợc sản xuất nên đôi khi các hãng phim cho phép các bộ phim có diễn viên không nổi tiếng, triển vọng doanh thu không cao nhƣng có kịch bản tốt, chất lƣợng nghệ thuật cao ra đời. Năm 1941, hãng RKO Pictures đầu tƣ cho đạo diễn 26 tuổi Orson Welles thực hiện bộ phim đầu tiên của ông này là Công dân Kane (Citizen Kane), bộ phim không đạt doanh thu cao, không giành nhiều Giải Oscar nhƣng sau này đƣợc coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa Kỳ. Chỉ trong một năm 1939, hàng loạt bộ phim sau này đƣợc coi là kinh điển đã ra mắt, đó là The Wizard of Oz, Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind), Mr. Smith Goes to Washington, Đồi gió hú (Wuthering Heights) và Ninotchka. Các bộ phim kinh điển khác của thời kì hoàng kim này có thể kể tới Casablanca (1941), It's a Wonderful Life (1946) hay bộ phim hoạt hình xuất sắc Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Snow White and the Seven Dwarfs, 1937). Vì vậy thời kì hoàng kim của Hollywood còn có cái tên khác là thời kì Hollywood kinh điển (Classical Hollywood cinema). Với 50 phim trƣờng, Hollywood lúc nào cũng nhộn nhịp các đoàn làm phim. Nếu chƣa tận mắt “mục sở thị”, khó mà tƣởng tƣợng nổi sự hoành tráng, đa dạng, sáng tạo và tính chuyên nghịêp của ngƣời Mỹ. Dù đã có trên tay bản đồ chi tiết, nếu đến lần đầu ai cũng ngạc nhiên và thú vị vô cùng, vì nhƣ lạc vào một “bát quái trận đồ” của thế giới thu nhỏ. Từ các khu phố cổ kính Châu Âu đến các làng mạc chân quê Châu Á. Từ các bộ lạc hoang dã Châu Phi hay Nam Mỹ đến các đƣờng phố hiện đại trên thế giới. Có cả núi - rừng - biển – sông - hồ và cây trái đặc trƣng từng vùng. Nhà cửa, phố xá y nhƣ thật chỉ khác là không có ngƣời ở bởi chỉ dùng làm bối cảnh phim. Tất cả đều làm bằng vật liệu nhẹ, bên trong chủ yếu chứa đạo cụ. Hollywood là đại phim trƣờng khổng lồ, thứ gì ở đây cũng có. 1.1.2. Các giai đoạn lịch sử của điện ảnh Hollywood 15 Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai, Hollywood đón nhận một làn sóng các nhà điện ảnh tài năng của châu Âu đến định cƣ và làm việc ở Mỹ để tránh chiến tranh và các giai đoạn khủng hoảng kinh tế triền miên. Trong số này phải kể tới các đạo diễn Đức nổi tiếng nhƣ Ernst Lubitsch, Fritz Lang, đạo diễn huyền thoại ngƣời Anh Alfred Hitchcock, nhà điện ảnh Pháp Jean Renoir. Một số diễn viên ngƣời nƣớc ngoài cũng gia nhập Hollywood nhƣ Rudolph Valentino, Marlene Dietrich, Ronald Colman, Charles Boyer, họ cùng các diễn viên kịch nổi tiếng ở thành phố New York bị thu hút vì sự ra đời của các bộ phim có tiếng đã tạo nên một trong những thời kì phát triển mạnh mẽ nhất của công nghiệp điện ảnh. Vào thời cao điểm giữa thập niên 1940, các xƣởng phim ở Hollywood mỗi năm cho ra đời tới khoảng 400 bộ phim với lƣợng khán giả mỗi tuần khoảng 90 triệu ngƣời. Cuối thập niên 1940, các hãng phim lớn của Hollywood gặp phải hai sự kiện lớn dẫn đến sự suy thoái của công nghiệp điện ảnh, sự kiện đầu tiên là vụ kiện chống độc quyền đối với hãng Paramount Pictures dẫn đến việc các hãng phim không còn đƣợc phép sở hữu các rạp chiếu bóng hoặc ký hợp đồng độc quyền với các ngôi sao điện ảnh hay các thành phần khác của việc làm phim, sự kiện thứ hai là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của truyền hình. Các diễn viên, đạo diễn đƣợc giải phóng khỏi hợp đồng độc quyền đã có thể tự chọn lựa bộ phim yêu thích của bất cứ hãng nào, việc này đã làm mất đi bản sắc riêng của các hãng lớn nhƣ MGM, Paramount, Universal, Columbia, RKO và Twentieth-Century Fox. Công chúng thay vì đến rạp xem phim đã chọn lựa cách giải trí rẻ tiền và tiện lợi hơn nhiều, đó là ngồi nhà xem truyền hình, hệ quả tất yếu là số phim sản xuất và ngân sách làm phim giảm sút nhanh chóng. Để đối phó với suy thoái, các hãng phim buộc phải thay đổi phong cách thực hiện các tác phẩm của mình, nhấn mạnh đến các yếu tố tạo sự khác biệt với truyền hình nhƣ chất lƣợng hình (dẫn đến việc phát triển các bộ phim màu và các bộ phim khổ rộng), chất lƣợng tiếng và đặc biệt là chất lƣợng nghệ thuật. Chính nhờ giai đoạn này mà điện ảnh Mỹ mới đƣợc định hình nhƣ một môn nghệ thuật thực sự chứ không còn đơn thuần chỉ là một lĩnh vực giải trí. Nếu nhƣ giai đoạn từ giữa thập niên 1930 cho tới cuối thập niên 1950 đƣợc coi là giai đoạn hoàng kim (Golden Age) của Hollywood, thì điện ảnh Mỹ bƣớc sang thập 16 niên 1960 với những dấu hiệu chững lại. Cộng thêm vào những khó khăn nội tại của Hollywood là sự biến động dữ dội của xã hội Mỹ nói chung với sự kiện chiến tranh Việt Nam, trong hoàn cảnh biến động ấy, các hãng phim của Hollywood, vốn nằm trong tay những ngƣời lãnh đạo già còn sót lại, đã không kịp thời thích ứng để cho ra đời những tác phẩm phản ánh bộ mặt và suy nghĩ của xã hội nƣớc Mỹ. Thất bại bên trong và ảnh hƣởng từ bên ngoài cuối cùng đã dẫn tới quyết định thay đổi mang tính cơ bản của Hollywood, đó là trao quyền kiểm soát các bộ phim cho thế hệ đạo diễn và nhà sản xuất phim trẻ vốn giàu sức sáng tạo và khát vọng hơn. Hollywood mới(New Hollywood) hay Làn sóng mới Mỹ(American New Wave) là khái niệm đƣợc dùng để chỉ giai đoạn lịch sử của điện ảnh Hoa Kỳ từ giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1980. Đƣợc coi là giai đoạn "Hollywood hậu cổ điển", đây là quãng thời gian điện ảnh Mỹ chứng kiến sự ra đời của một loạt nhà làm phim trẻ tài năng, những ngƣời đã thổi một luồng gió mới vào ngành công nghiệp điện ảnh nƣớc này bằng các bộ phim mang tính đột phá cả về nội dung, phong cách thực hiện và chất lƣợng nghệ thuật. Tuy không phải là những nhà làm phim độc lập, một khái niệm chỉ nở rộ từ thập niên 1980, nhƣng các nhà điện ảnh trẻ Hoa Kỳ thuộc thế hệ New Hollywood đã vƣợt ra khỏi sự kiểm soát truyềnthống của những hãng phim Hollywood, để cho ra đời những tác phẩm có phong cách mới và mang đậm dấu ấn cá nhân đạo diễn, từ đó ảnh hƣởng ngƣợc trở lại tới quy trình làm phim của cả ngành công nghiệp điện ảnh. Vì thế, New Hollywood thƣờng đƣợc coi là giai đoạn đánh dấu sự phục hƣng của nền điện ảnh Mỹ ("Hollywood renaissance")[59]. Quyền tự do sáng tạo của các nghệ sĩ Mỹ còn đƣợc ủng hộ bởi một sự kiện mới, đó là sự bãi bỏ Production Code, hệ thống kiểm duyệt phân loại phim cũ vốn rất ngặt nghèo, vào năm 1966 để thay thế bằng một hệ thống phân loại phim mới nới tay hơn của MPAA(Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ - Motion Picture Association of America (MPAA) đưa ra Hệ thống phân loại phim của MPAA). Đặc điểm chung của thế hệ các đạo diễn trẻ của New Hollywood phần lớn đều xuất thân từ các trƣờng điện ảnh, họ vừa có kiến thức làm phim vững chắc, vừa hiểu biết văn hóa đƣơng đại cùng những vấn đề của nó để có thể cho ra đời những tác phẩm gần gũi hơn với tầng lớp khán giả ngày càng trẻ hóa. Những nhà làm phim trẻ này đã 17 đem lại cho các tác phẩm Hollywood màu sắc thực sự của chủ nghĩa hiện thực, đồng thời họ cũng dám thể nghiệm những kĩ thuật làm phim, đề tài điện ảnh mới phản ánh đƣợc những biến động và suy nghĩ của ngƣời dân Mỹ lúc này. Đa số các bộ phim của thế hệ New Hollywood mang tính phản kháng xã hội rất cao và mang đậm màu sắc của văn hóa đƣơng đại nhƣ nhạc rock, pop art.[59]. Những thành công đầu tiêncủa New Hollywood đƣợc báo hiệu bằng bộ phim Bonnie & Clyde của đạo diễn Arthur Penn vào năm 1967. Trong phim, hai tài năng điện ảnh trẻ là Warren Beatty và Faye Dunaway thủ vai cặp tình nhân Bonnie và Clyde, một băng cƣớp ngân hàng và chống chính phủ nổi tiếng ở Mỹ thời Đại khủng hoảng. Bonnie and Clyde đã làm khán giả kinh ngạc vì nội dung và hình ảnh mang đầy tính bạo lực, tình dục, châm biếm nhƣng cũng thể hiện đƣợc những suy nghĩ nông nổi của tuổi trẻ trong một xã hội đầy biến động. Sự ủng hộ của khán giả trẻ với bộ phim thậm chí đã khiến các nhà phê bình phải thay đổi lại bài bình luận vốn rất tiêu cực của họ về tác phẩm này. Thành công của bộ phim đã giúp Hollywood nhận ra sự thay đổi về gu thƣởng thức của khán giả. Cũng trong năm này, Mike Nichols cho ra đời The Graduate, một bộ phim tâm lý có nhân vật chính là anh thanh niên vừa tốt nghiệp đại học (Dustin Hoffman) đang phải đứng trƣớc rất nhiều sự lựa chọn của cuộc sống. Tiếp nối Bonnie & Clyde là một bộ phim mang tính phản kháng tiêu biểu nữa của Hollywood, Easy Rider (1969) do Dennis Hopper đạo diễn và đóng vai chính bên cạnh Peter Fonda và Jack Nicholson. Bộ phim mang đầy chất hippie này đã tấn công thẳng vào chủ nghĩa bảo thủ và phân biệt chủng tộc vốn ăn sâu trong xã hội nƣớc Mỹ, nội dung đó của phim đã khiến nó đƣợc thế hệ Woodstock đón nhận nhiệt liệt. Dòng phim chiến tranh truyền thống của Hollywood cũng đƣợc Robert Altman đem tới một hơi thở mới bằng tác phẩm hài hƣớc châm biếm MASH (1970). Tuy lấy bối cảnh Chiến tranh Triều Tiên, nhƣng bộ phim đã phản ánh những suy nghĩ thực sự về chiến tranh của ngƣời Mỹ trong bối cảnh Chiến tranh Việt Nam đang ở đỉnh điểm về sự khốc liệt, thay vì các diễn viên mang dáng vẻ anh hùng kiểu cũ nhƣ John Wayne, Altman đã chọn Donald Sutherland để thể hiện sự vô nghĩa của chiến tranh cùng sự tuyệt vọng của những con ngƣời bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh đó bằng một con mắt hết sức hài hƣớc. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan