Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ De_tai_hoat_dong_moi_gioi_bao_hiem_tai_viet_nam...

Tài liệu De_tai_hoat_dong_moi_gioi_bao_hiem_tai_viet_nam

.DOC
90
55
77

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm thương mại là một hoạt động dịch vụ tài chính ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Một cá nhân hay một tổ chức khi có nhu cầu tìm cho mình một loại hình bảo hiểm phù hợp, họ phải mất rất nhiều thời gian và công sức để thu thập thông tin, xem xét và đánh giá các công ty bảo hiểm. Mặt khác họ cũng phải có những kiến thức nhất định về bảo hiểm bởi ngay trong một hợp đồng bảo hiểm cũng chứa đựng rất nhiều từ ngữ chuyên môn khó hiểu. Để giúp người tham gia bảo hiểm mua được loại hình bảo hiểm phù hợp với mức phí cạnh tranh, hoạt động môi giới bảo hiểm đã ra đời. Môi giới bảo hiểm là cầu nối giữa người mua bảo hiểm với người bảo hiểm, và đứng về phía người mua bảo hiểm để thúc đẩy các giao dịch bảo hiểm, giúp cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí để thực hiện một giao dịch có hiệu quả nhất, qua đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Từ năm 1993 khi công ty đầu tiên được cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh môi giới bảo hiểm, đến nay đó cú tổng số sáu công ty môi giới bảo hiểm được cấp phép và hoạt động tại Việt Nam. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam có kế hoạch mở cửa thị trường bảo hiểm để tăng cường vai trò của cỏc cụng môi giới bảo hiểm và cân bằng cơ cấu môi giới bảo hiểm và công ty bảo hiểm trên thị trường. Bên cạnh những đóng góp tích cực của các công ty môi giới bảo hiểm đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam, các công ty môi giới bảo hiểm cũng gặp nhiều thách thức như: các quy định về pháp luật, khách hàng…Do đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền để xác định lại vai trò của các công ty môi giới bảo hiểm trên thị trường. Để tăng cường hơn nữa nền tảng và khuôn khổ pháp luật đối với việc quản lý và giám sát của nhà nước đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, cần thiết phải tiến hành một cuộc nghiên cứu toàn diện về hoạt động của các công ty môi giới bảo hiểm cả của quốc tế và Việt Nam. Sau thời gian thực tập tại Vụ Bảo hiểm –Bộ Tài chính, được sự giúp đỡ tận tình của quý cơ quan và cô giáo hướng dẫn, em đã chọn đề tài “Hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam-Thực trạng và giải pháp” để làm chuyên đề tốt ngiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá những vấn đề lý luận về môi giới bảo hiểm, nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế và hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam trong thời gian qua từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Kết cấu của đề tài, ngoài lời mở đầu và kết luận, gồm 3 chương: Chương I : Lý luận chung về môi giới bảo hiểm. Chương II: Kinh nghiệm quốc tế đối với hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm . Chương III: Thực trạng hoạt động môi giới bảo hiểm tại việt nam. Chương IV: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Do thời gian tìm hiểu có hạn và phạm vi nghiên cứu tương đối rộng nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn quý cơ quan và cô Nguyễn Thị Chính đã giúp em hoàn thiện đề tài của mình. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔI GIỚI BẢO HIỂM I . SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM 1. Sự cần thiết của hoạt động môi giới bảo hiểm. Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ do đó sản phẩm bảo hiểm có các đặc điểm chung của các sản phẩm dịch vụ như: tính vô hình, tính không đồng nhất và tính không được bảo hộ bản quyền…Người mua không thể cảm nhận được sản phẩm bảo hiểm thông qua các giác quan của mình, đồng thời chất lượng của sản phẩm bảo hiểm được thể hiện trong suốt khoảng thời gian kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt thời hạn bảo hiểm. Do đó người mua khó có thể so sánh một cách rõ ràng chất lượng giữa các sản phẩm bảo hiểm. Công ty bảo hiểm là nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Họ là những nhà kinh doanh rủi ro, để cạnh tranh, họ phải đảm bảo sao cho đơn bảo hiểm bán ra phải thu được phí bảo hiểm cao nhất trên cơ sở phạm vi bảo hiểm mà họ có thể chấp nhận được. Công ty bảo hiểm cũng như các đại lý và đại diện của họ có thể thay đổi mức phí bằng cách tăng, giảm chất lượng dịch vụ hoặc áp đặt nhiều điểm loại trừ để có thể hạn chế trách nhiệm của họ trong việc thanh toán bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Như vậy, trong giao dịch bảo hiểm, có thể có những thông tin giữa người yêu cầu bảo hiểm và người bảo hiểm không ăn khớp nhau; hoặc khi người yêu cầu bảo hiểm không có đầy đủ thông tin về các nhà bảo hiểm và các sản phẩm bảo hiểm thì sẽ dễ dẫn tới sự bất lợi cho họ. Đặc biệt, trong nền nền kinh tế thị trường, các công ty bảo hiểm thường lạm dụng mạng lưới phân phối nên có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Để giải quyết được các vấn đề trên, hoạt động môi giới bảo hiểm đẵ ra đời. Môi giới bảo hiểm là tổ chức trung gian, có nhiều kinh nghiệm và đại diện cho người mua bảo hiểm, nếu không có hoạt động môi giới bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm không có được những hiểu biết cần thiết về bảo hiểm, họ không nắm chắc về quyền lợi của mình và nghĩa vụ của công ty bảo hiểm, hay nói cách khác là họ không có người bảo vệ quyền lợi cho mình trước các công ty bảo hiểm. Nếu không có hoạt động môi giới bảo hiểm trong nước, các doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm sẽ sử dụng môi giới bảo hiểm nước ngoài, gây bất lợi cho nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động môi giới bảo hiểm nói riêng. Một thị trường bảo hiểm không có môi giới bảo hiểm hoạt động chỉ là một thị trường sơ khai, chưa phát triển. Môi giới bảo hiểm phát triển sẽ làm cho thị trường bảo hiểm phát triển hơn, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm trong việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng. Như vậy, để đánh giá sự phát triển của một thị trường bảo hiểm , mét yếu tố không thể thiếu đó là sự phát triển của hoạt động môi giới bảo hiểm. Thực tế cho thấy, các trung gian bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Trên thế giới , môi giới bảo hiểm thu xếp đến 90% tổng lượng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. 2. Vai trò của hoạt động môi giới bảo hiểm. Vai trò chính của môi giới bảo hiểm là trung gian giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Với tư cách là trung gian đại diện cho người tham gia bảo hiểm, môi giới bảo hiểm hỗ trợ người tham gia bảo hiểm quản lý được những rủi ro, xây dựng được các phương án quản lý rủi ro, xây dựng các chương trình bảo hiểm và tìm kiếm nhà bảo hiểm có thể cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm đáp ứng được nhu cầu của người tham gia. Thông qua môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng có thể đàm phán, thoả thuận và dễ dàng đi đến những điểm chung, ký kết hợp đồng bảo hiểm. Thông qua môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm, lựa chọn và so sánh các công ty bảo hiểm, các dịch vụ bảo hiểm, đánh giá phân tích rủi ro... là những công việc thường xuyên của các công ty môi giới bảo hiểm. Với tư cách là trung gian bảo hiểm, môi giới bảo hiểm góp phần phổ biến, tuyên truyền về bảo hiểm, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về những lợi ích do bảo hiểm mang lại. Môi giới bảo hiểm là bộ phận quan trọng phản hồi thông tin cho các công ty bảo hiểm, góp phần giỳp cỏc công ty bảo hiểm có thể xây dựng các dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Đối với từng đối tượng, môi giới bảo hiểm thể hiện vai trò cụ thể như sau: 1) Đối với người mua bảo hiểm: Môi giới bảo hiểm tư vấn giúp khách hàng đánh giá những rủi ro của khách hàng, phân tích những rủi ro có thể được loại trừ, có thể được giữ lại và những rủi ro cần phải bảo hiểm, giúp khách hàng lựa chọn các doanh nghiệp bảo hiểm có đầy đủ khả năng cung cấp những sản phẩm bảo hiểm, những dịch vụ bảo hiểm phù hợp theo yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp môi giới đồng thời cũng giúp người tham gia thực hiện đàm phán với các doanh nghiệp bảo hiểm để có thể thu xếp được những điều kiện, điều khoản, mức phí bảo hiểm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, môi giới bảo hiểm cũng hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm trong việc bổ sung hồ sơ bảo hiểm, giúp khách hàng các thủ tục yêu cầu bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch bảo hiểm. 2) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Thông qua họat động môi giới, cầu nối giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp tái bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp sản phẩm của mình cho người mua bảo hiểm, làm tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy họat động kinh doanh của mình. Đồng thời, doanh nghiệp môi giới là doanh nghiệp có quan hệ tốt với người tham gia bảo hiểm, do đó, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm đã uỷ quyền cho môi giới bảo hiểm thực hiện công tác quản lý khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, thực hiện thu hộ phí bảo hiểm và thanh toán bồi thường cho khách hàng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Hoạt động này đã tiết kiệm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp bảo hiểm trong việc tìm kiếm khách hàng, chi phí đánh giá rủi ro, chi phí quản lý khách hàng,... và do đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm và đưa ra được nhiều loại hình sản phẩm bảo hiểm mới. 3) Đối với thị trường bảo hiểm: Như vậy, thông qua hoạt động môi giới bảo hiểm, thị trường bảo hiểm sẽ nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng phục vụ của các công ty bảo hiểm, thúc đẩy các giao dịch bảo hiểm phát triển. Với hoạt động của mình, công ty môi giới bảo hiểm sẽ tạo thêm nhiều chuyên gia giỏi về chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm bảo hiểm. Đây sẽ là đóng góp quan trọng của công ty môi giới bảo hiểm với thị trường bảo hiểm phát triển nhanh nhưng còn thiếu nhiều những chuyên gia về bảo hiểm đối với các thị trường bảo hiểm mới phát triển như Việt Nam. Ngoài ra, môi giới bảo hiểm cũng có vai trò hết sức tích cực trong việc hạn chế các hành vi trục lợi bảo hiểm, mang lại sự phát triển lành mạnh cho thị trường bảo hiểm. Những khoản tiền khổng lồ của phí bảo hiểm và số tiền bồi thường tạo nên những ý đồ xấu, gây tác hại cho tất cả cỏc bờn. Nguyên tắc của bảo hiểm là cộng đồng hoá, tập thể hoá rủi ro và thật bức xúc khi một số người với ý đồ xấu có thể làm hỏng lợi ích của cả cộng đồng người bảo hiểm. Thông qua các khả năng chuyên môn của mình cũng như sự hiểu biết về người cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng dịch vụ, các công ty môi giới có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng trên. 4) Đối với xã hội: Hoạt động môi giới bảo hiểm phát triển trước hết góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho toàn xã hội thông qua việc phát triển hệ thống môi giới bảo hiểm. Đồng thời, thông qua các hoạt động môi giới bảo hiểm từng bước nâng cao nhận thức của người dân và của toàn xã hội về những vai trò, lợi ích của hoạt động bảo hiểm, từ đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. II . BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM 1 . Khái niệm, bản chất của môi giới bảo hiểm Môi giới bảo hiểm là một hoạt động trung gian bảo hiểm quan trọng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động môi giới bảo hiểm thực hiện các hoạt động tư vấn giúp khách hàng đánh giá rủi ro cần phải bảo hiểm, lựa chọn các doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm phù hợp với mức phí bảo hiểm hợp lý, hỗ trợ việc giải quyết và thương lượng bồi thường, giúp cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch bảo hiểm, đồng thời tạo mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Có nhiều định nghĩa về hoạt động môi giới bảo hiểm và môi giới bảo hiểm khác nhau. Luật bảo hiểm Trung Quốc Điều 123 quy định: “Mụi giới bảo hiểm là một tổ chức, dựa trên quyền lợi của người yêu cầu bảo hiểm và nhận hoa hồng phù hợp với pháp luật, cung cấp dịch vụ trung gian giữa khách hàng yêu cầu bảo hiểm và công ty bảo hiểm để họ ký kết hợp đồng bảo hiểm”. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 13 ngày 17/2/2000 của Cộng hoà Slovenia, theo Điều 219: “Người môi giới bảo hiểm là một cá nhân trung gian trong việc thực hiện các hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều nhà bảo hiểm. Trung gian ở đây được coi là một người thực hiện dịch vụ mà mục tiêu là nỗ lực thuyết phục người nắm giữ đơn bảo hiểm thảo luận với người bảo hiểm để đàm phán một hợp đồng bảo hiểm”, Điều 220: “Cụng ty môi giới bảo hiểm sẽ là một thực thể pháp lý thực hiện các hoạt động thương mại, hoạt động dịch vụ liên quan đến trung gian trong việc tiến hành các hợp đồng bảo hiểm”. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, hoạt động môi giới bảo hiểm được định nghĩa cụ thể như sau: “Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm” 1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan 2. Qua các định nghĩa trên có thể thấy rằng, bản chất của môi giới bảo hiểm là cầu nối giữa người mua bảo hiểm với người bảo hiểm, và đứng về phía người mua bảo hiểm để thúc đẩy các giao dịch bảo hiểm, qua đó thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. 2 . Phân loại môi giới bảo hiểm Thường có hai loại môi giới bảo hiểm là môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm. a. Môi giới bảo hiểm gốc Là tổ chức hoặc cá nhân đứng ra dàn xếp các vấn đề về bảo hiểm giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm. 1 2 Điều 3, khoản 4 Luật kinh doanh bảo hiểm Điều 89 Luật Kinh doanh bảo hiểm Có những người cần mua bảo hiểm nhưng không biết phải mua như thé nào và mua ở đâu. Môi giới bảo hiểm gốc làm việc với khách hàng để xác định nhu cầu bảo hiểm, sau đó đàm phán, thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để có được phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm tốt nhất, thoả mãn nhu cầu khách hàng. Môi giới bảo hiểm gốc thực hiện nhiều công việc cho doanh nghiệp bảo hiểm và nhận được môi giới phí từ doanh nghiệp bảo hiểm hoặc trực tiếp từ khách hàng. Lợi Ých của hoạt động môi giới bảo hiểm gốc  Môi giới bảo hiểm gốc tư vấn cho khách hàng về quản lý rủi ro một cách có hiệu quả nhất. Đây là lĩnh vực chuyên môn của môi giới bảo hiểm,trong khi khách hàng chỉ biết rõ nhất về công việc kinh doanh của họ. Điều này tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, tư vấn về thủ tục khiếu nại để đảm bảo cho khách hàng có được mức bồi thường thoả đáng;  Môi giới luôn thông báo cho khách hàng biết về những văn bản quy phạm mới nhất về bảo hiểm và các lĩnh vực có liên quan, giúp khách hàng xem xét các vụ đã bồi thường để nhận ra những hạn chế và do đó có thể giảm bớt các vụ khiếu nại trong tương lai. Điều này cũng tiết kiệm cho các doanh nghiệp bảo hiểm.  Môi giới giới thiệu khách hàng mới cho doanh nghiệp bảo hiểm. Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu các khoản thuế liên quan đến phi bảo hiểm... b. Môi giới tái bảo hiểm Là ngưòi hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc làm việc với các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong việc bảo hiểm chính cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới đều yêu cầu môi giới tái bảo hiểm tư vấn, giúp đỡ khi các rủi ro được bảo hiểm quá lớn so với khả năng tài chính của họ trong việc thanh toán bồi thường tổn thất nếu xảy ra rủi ro. Đối với các rủi ro tiềm Èn lớn, môi giới tái bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm phân tích phạm vi rủi ro để thu xếp tái bảo hiểm khi cần thiết. Thông qua môi giới tái bảo hiểm , các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có được sự an toàn về tài chính, do đó sẽ có khả năng bảo vệ khách hàng lớn hơn và đem lại sự ổn định cao hơn cho xã hội. Lợi Ých của môi giới tái bảo hiểm.  Môi giới tái bảo hiểm thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận với nhiều doanh nghiệp tái bảo hiểm. Do có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tái bảo hiểm, giá bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc được giảm xuống nên tiết kiệm được ngoại tệ và tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp bảo hiểm.  Các doanh nghiệp bảo hiểm gốc nhận được khối lượng dịch vụ lớn hơn, do đó khách hàng sẽ được đảm bảo tài chính tốt hơn.  Môi giới tái bảo hiểm hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm gốc lập kế hoạch đối phó với những tổn thất mang tính thảm hoạ như bão, lôc, động đất ... xảy ra hàng năm. 3. So sánh đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm Các dịch vụ bảo hiểm được phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp bảo hiểm đến người tham gia bảo hiểm hoặc thông qua các trung gian bảo hiểm. Trong lĩnh vực trung gian bảo hiểm có hai hình thức chính là đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm, đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trong khi đó, hoạt động môi giới bảo hiểm cũng thực hiện các công việc giới thiệu thu xếp bảo hiểm nhưng đại diện cho bên mua bảo hiểm. Do đặc điểm như trên nên hoạt động của đại lý bảo hiểm hẹp hơn nhiều so với hoạt động môi giới bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm chỉ hoạt động cho một doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể và thực hiện các công việc phục vụ cho cung cấp các dịch vụ bảo hiểm như đánh giá, giám định rủi ro, thu phí bảo hiểm, giám định bồi thường... Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm phải có chứng chỉ đào tạo đại lý theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Một số nước, đại lý bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động đại lý bảo hiểm. Tuy nhiên ở Việt Nam, đại lý bảo hiểm không phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Đối với hoạt động môi giới bảo hiểm, với tư cách là đại diện cho khách hàng, bên cạnh việc giới thiệu các dịch vụ bảo hiểm, giúp khách hàng chọn lựa công ty bảo hiểm phù hợp... môi giới bảo hiểm đồng thời cũng cung cấp nhiều dịch vụ khác liên quan đến hoạt động môi giới bảo hiểm khác như hoạt động đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, các dịch vụ quản lý tài sản, quản lý bồi thường cho cả công ty bảo hiểm và cho cả người tham gia bảo hiểm. Do đó, công ty môi giới bảo hiểm có thể thực hiện giới thiệu sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp. Phần lớn các nước trên thế giới, những người làm việc cho các công ty môi giới bảo hiểm phải có chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các chứng chỉ khác cần thiết cho việc thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm. Các công ty môi giới bảo hiểm phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với hoạt động môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhân viên môi giới bảo hiểm làm việc tại các công ty môi giới bảo hiểm không có quy định bắt buộc phải có những chứng chỉ về chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm (trừ những người giữ chức vụ quản lý, điều hành công ty môi giới bảo hiểm). Các công ty môi giới bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ chế độ bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với hoạt động môi giới bảo hiểm. 4 . Chức năng của hoạt động môi giới bảo hiểm Hoạt đéng môi giới bảo hiểm có chức năng chính sau đây: - Đánh giá và phân tích rủi ro bảo hiểm cho khách hàng; - Cung cấp các dịch vụ phân tích và nghiên cứu: khách hàng thường xuyên yêu cầu có sự tư vấn độc lập đối với những dịch vụ do các công ty bảo hiểm cung cấp. Dịch vụ này rất quan trọng đối với những khách hàng không có đủ khả năng tự mình nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu những thông tin cần thiết phục vụ cho việc tham gia bảo hiểm; - Điều tra nghiên cứu thị trường bảo hiểm, cơ cấu của thị trường và hỗ trợ cho việc đàm phán chương trình bảo hiểm, bao gồm các công việc như các loại dịch vụ bảo hiểm, điều khoản biểu phí, phạm vi bảo hiểm, mức miễn thường, mức giữ lại; - Gắn kết nhu cầu của khách hàng với một hoặc một số công ty bảo hiểm phù hợp, do đó tăng khả năng lựa chọn cho người có nhu cầu mua bảo hiểm và giúp đỡ người mua chọn lựa được công ty bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm phù hợp. Khách hàng có thể dựa vào các nhà môi giới bảo hiểm để được tư vấn về khả năng tài chính của công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ cho họ; - Thu phí hộ và thành toán hộ tiền bồi thường giữa các công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm và, trong trường hợp môi giới tái bảo hiểm, là giữa công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm; - Cung cấp các dịch vụ tính phí bảo hiểm, giám định tổn thất và dịch vụ quản lý bồi thường. 5. Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Với vai trò là người trung gian bảo hiểm, đại diện cho khách hàng thực hiện thu xếp các hợp đồng bảo hiểm, các điều khoản, điều kiện bảo hiểm, lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm ..., doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với bên mua bảo hiểm về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động tư vấn của mình dẫn đến việc người tham gia bảo hiểm không được bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng do lỗi của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tất cả những tổn thất xảy ra đối với người được bảo hiểm nhưng không được doanh nghiệp bồi thường do lỗi của nhà môi giới chính là trách nhiệm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Điều đó cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là rất lớn và theo quy định của các nước trên thế giới, các doanh nghiệp môi giới bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động môi giới và quy định các mức trách nhiệm khác nhau. Loại hình bảo hiểm này nhằm giúp cho người được bảo hiểm được bảo hiểm một cách tốt hơn, và giúp cho các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng được bảo hiểm khỏi những sơ xuất có thể xảy ra. Theo quy định của Luật bảo hiểm Trung Quốc; Điều 125: “Mụi giới bảo hiểm phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất hoặc thiệt hại gây ra cho người yêu cầu bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm do sự bất cẩn của môi giới trong quá trình tiến hành dịch vụ bảo hiểm” Luật Kinh doanh bảo hiểm số 13 ngày 17/2/2000 của Cộng hoà Slovenia, quy định về nghĩa cụ của các nhà môi giới bảo hiểm: Điều 222: “Nghĩa vụ của người môi giới là bảo đảm lợi ích của người nắm giữ đơn bảo hiểm được đề cập trong điều 221 của Luật này bao gồm bao gồm việc giải thích và tư vấn cho người mua bảo hiểm các điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm với độ tin cậy cao” Để hoàn thành được các nghĩa vụ trên, môi giới bảo phải thực hiện các nghĩa vụ cụ thể sau: - Chuẩn bị việc phân tích các rủi ro tương xứng và chuẩn bị cần thiết cho người nắm giữ đơn bảo hiểm; - Chuẩn bị sự đánh giá về mức vốn phù hợp của người bảo hiểm cho người nắm giữ đơn bảo hiểm trờn cỏc thông tin cơ bản sẵn có; - Cung cấp cho người mua bảo hiểm sự bảo về tốt nhất, trong trường hợp này nghĩa vụ chỉ được giới hạn đối với các sản phẩm đặc thù; - Thông báo người bảo hiểm các đề nghị của người nắm giữ đơn bảo hiểm để đưa vào các hợp đồng bảo hiểm, và gửi cho người mua bảo hiểm các điều kiện của đơn bảo hiểm, và thông báo cho người mua bảo hiểm mức phí bảo hiểm. - Kiểm tra nội dung của các đơn bảo hiểm; - Trợ giúp người nắm giữ đơn bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm cả trước và sau thời điểm xảy sự kiện bảo hiểm, và đảm bảo rằng, các hoạt động pháp lý nhằm duy trì và thực hiện các quyền lợi phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm được tớờn hành bởi người nắm giữ đơn bảo hiểm vào ngày xác định liên quan đến các hoạt động pháp lý. Luôn kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm được ký kết bởi người năm giữ đơn bảo hiểm qua môi giới cơ bản của anh ta, và chuẩn bị các đề xuất các sửa đổi cần thiết trong hợp đồng bảo hiểm nhằm cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho người nắm giữ đơn bảo hiểm.” Mặc dù trách nhiệm pháp lý của công ty môi giới bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm được quy định theo từng mức độ khác nhau, song trong quá trình xây dựng Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, các quy định này đã được vận dụng một cách phù hợp, thể hiện: Điều 91 Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định rất chi tiết về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, theo đó: - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm. - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ: + Thực hiện việc môi giới trung thực; + Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; + Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra. Điều 92 Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam. Quy định này nhằm đảm bảo trách nhiệm đến cùng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đối với quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 quy định về nguyên tắc hoạt động môi giới bảo hiểm thì trong quá trình hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính. Đặc biệt, theo quy định tại điểm 3 Mục VI Thông tư số 98/2004/TT-BTC, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được thực hiện các hành vi: - Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. - Khuyến mại khách hàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm. - Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới. Điều 92. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam. Do tổ chức môi giới bảo hiểm phải chịu trách nhiệm trước bên mua bảo hiểm về mọi thiệt hại do sự tư vấn của mình gây ra cho bên mua bảo hiểm. Cho nên ngoài việc duy trì khả năng tài chính lành mạnh thì tổ chức môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự nghề nghiệp để đáp ứng mọi trách nhiệm phát sinh đối với bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm với mức độ tương ứng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp bảo đảm đáp ứng tất cả các trách nhiệm phát sinh. 6 . Lịch sử phát triển của môi giới bảo hiểm Hoạt động bảo hiểm đầu tiên ra đời liên quan đến các rủi ro hàng hải, và sự phát triển của các hệ thống trung gian diễn ra đồng thời với sự phát triển của bảo hiểm hàng hải. Mặc dù có rất ít các bằng chứng tồn tại, tuy nhiên có thể cho rằng, các trung gian bảo hiểm đầu tiên được tiến hành bởi Lombards, người đã du nhập nhiều nước ở châu Âu, bao gồm Vương quốc Anh vào thế kỷ 19. Đơn đầu tiên được phát hành ở Anh và được cung cấp cho người Ý, như vậy nhiệm vụ đầu tiên của trung gian bảo hiểm ở đây được coi là người chuyển đổi. Trong một số tài liệu đã đề cập đến hoạt động trung gian bảo hiểm từ năm 1575 cho thÊy, các dự thảo về đơn bảo hiểm được tổ chức lại như một nhiệm vụ pháp lý đặc biệt và được đảm nhận bởi những người được xem như công chứng viên. Tuy nhiên, sau đó các công chứng viên này đã phản đối việc chỉ có Richard Chandler được độc quyền thực hiện công việc này, và theo đó, họ có thể trợ giúp các nhà kinh doanh trong việc mua và bán và trong các hợp đồng của họ, và cũng liên quan đến việc viết các đơn bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ. Đây dường như được coi là các nhà môi giới đầu tiên. Do các hoạt động thương mại ở Anh phát triển, vào đầu những năm 1700, môi giới bảo hiểm đã trở thành một phần trong hoạt động thương mại ở Luân Đôn. Những thảm hoạ thiên nhiên của bảo hiểm hàng hải cho thấy rằng không ai dám đánh bạc đối với số mệnh của mình đối với bất kỳ một sự mạo hiểm nào. Do đó, một số người đã đi khắp Lụn đụn để lập danh sách tất cả các nhà cung cấp bảo hiểm cho mỗi sự mạo hiểm này3. Do yêu cầu của những người có nhu cầu tham gia bảo hiểm để bảo vệ cho các rủi ro thường gặp đã hình thành một loại hình trung gian bảo hiểm với mục đích hỗ trợ cho những người có nhu cầu có thể tìm kiếm được những công ty bảo hiểm tốt, và hoạt động môi giới bảo hiểm bắt đầu từ nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải đó. Một trong số các công ty môi giới bảo hiểm lâu đời nhất là Lloyds, Marsh và Aon đều trở thành những hãng bảo hiểm lớn nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty môi giới bảo hiểm đầu tiên ra đời năm 1993, Công ty Liên doanh Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Bảo Việt Aon (Aon Inchinbrok), công ty nước ngoài đầu tiên gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam, và cho đến nay, toàn thị trường đó cú 6 công ty môi giới bảo hiểm với lượng 3 Insurance broking - New edition 2003 - The Chartered Insurance Institute 2003 phí bảo hiểm thu xếp khá thấp (dưới 10%) so với các nước có thị trường bảo hiểm phát triển. III . Mô hình công ty môi giới bảo hiểm Các công ty môi giới bảo hiểm có thể được tổ chức dưới các hình thức doanh nghiệp sau: - Kinh doanh cá thể: tương tự như hình thức công ty tư nhân của Việt Nam, chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động kinh doanh của mình, thu lợi nhuận và tự chịu các tổn thất, có thể tuyển dụng nhân viên, và thuờ cỏc trợ giúp khác nhưng phải tự quản lý hoạt động kinh doanh của mình. - Công ty hợp doanh: Hình thức công ty này có thể bao gồm nhiều hộ kinh doanh cá thể liên kết lại với nhau cùng tham gia quản lý và phân chia lợi nhuận. Mối liên hệ này có thể được thiết lập bằng các giao ước bằng miệng, tư cách hạnh kiểm hoặc văn bản. Hình thức hợp doanh đã được quy định hợp pháp và xác định quyền và nghĩa vụ. Do vậy, khi các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh và phân chia lợi nhuận Luật sẽ coi là hình thức hợp doanh đã được hình thành mặc dù không đề cập đến các giao ước bằng miệng hoặc bằng văn bản của mình. - Các công ty đăng ký, bao gồm: + Công ty bị giới hạn bởi các cổ phiếu. Có thể hiểu loại hình doanh nghiệp này tương tự như hình thức công ty cổ phần ở Việt Nam; + Công ty giới hạn bởi các đảm bảo. Theo loại hình này, các thành viên của công ty sẽ đảm bảo trách nhiệm của công ty trong tình huống chắc chắn, là công việc kinh doanh mà mỗi thành viên đóng góp một số lượng nhất định để thanh toán các khoản nợ của công ty nếu có các tổn thất trong thời gian họ là thành viên hoặc là sau một năm họ thôi làm thành viên của công ty. Công ty giới hạn bởi các đảm bảo có thể có hoặc không có vốn góp. + Công ty trách nhiệm vô hạn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Ban nghiên cứu Công ty tái bảo hiểm Swiss Re, các công ty môi giới bảo hiểm đang được tổ chức theo 3 mô hình chính: Mô hình môi giới bảo hiểm toàn cầu, mô hình môi giới bảo hiểm chuyên biệt và mô hình môi giới bảo hiểm bán buôn. Một số công ty môi giới áp dụng 1 mô hình, một số khác lại áp dụng các đặc điểm của cả 3 mô hình để hoạt động. 1. Mô hình môi giới bảo hiểm toàn cầu (global broker) Loại hình này chia các chức năng tổ chức, thu xếp và dịch vụ thành 3 bộ phận kinh doanh riêng biệt. Một số môi giới bảo hiểm toàn cầu chia hoạt động kinh doanh bảo hiểm thành 3 bộ phận: bán lẻ, thu xếp bảo hiểm và dịch vụ. Bộ phận bản lẻ làm việc trực tiếp với các khách hàng lớn, xây dựng chương trình bảo hiểm sau khi phân tích những rủi ro có liên quan. Quá trình này được thông qua và được công ty bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm. Thông qua việc tập trung vào thu xếp dịch vụ bảo hiểm, những công ty môi giới bảo hiểm lớn có khả năng thoả thuận với công ty bảo hiểm để có được những điều kiện, điều khoản tốt hơn cho khách hàng của mình. Bộ phận dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trong thời gian thực hiện chương trình bảo hiểm. Dưới đây là mô hình kinh doanh môi giới bảo hiểm toàn cầu theo nghiên cứu của Ban tư vấn công ty tái bảo hiểm Swiss Re: Thị trường London/Lloyd's Bộ phận bán lẻ Rủi ro Khách hàng Bộ phận thực hiện Bộ phận dịch vụ Thị trường Mỹ Thị trường châu Âu 2. Mô hình môi giới bảo hiểm chuyên biệt Các nhà môi giới bảo hiểm chuyên biệt thiết kế và xây dựng các chương trình quản lý rủi ro cho khách hàng, nhưng thường xuyên làm việc với các nhà môi giới bán buôn để thu xếp rủi ro trên thị trường toàn cầu, bên cạnh các nhà môi giới khu vực có nhiều nhà môi giới bảo hiểm chuyên nghiệp trong việc chuyển giao rủi ro trong những lĩnh vực cụ thể. Do những nhà môi giới quy mô nhỏ và vừa không phải gánh chịu rủi ro trong hệ thống nên họ có thể phối hợp với một công ty quản lý rủi ro độc lập để có thể giúp họ cung cấp những dịch vụ môi giới bảo hiểm có chất lượng tương tự như với các công ty môi giới bảo hiểm có quy mô lớn. Môi giới bán lẻ và bộ phận dịch vụ Môi giới bán buôn Rủi ro Khách hàng Các thị trường bảo hiểm Công ty quản lý rủi ro độc lập 3. Mô hình môi giới bảo hiểm bán buôn Những môi giới bảo hiểm bán buôn thường hỗ trợ môi giới bảo hiểm chuyên biệt thu xếp các rủi ro trong thị trường môi giới toàn cầu. Môi giới bán buôn thường cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm thông qua việc tư vấn và giúp đỡ môi giới bảo hiểm chuyên biệt trong việc thiết kế và phân tích các chương trình bảo hiểm. Mô hình môi giới bảo hiểm bán buôn có thể có bộ phận bán lẻ tại một số khu vực trên thế giới. Khách hàng Khách hàng Môi giới bảo hiểm độc lập/chuyên biệt Bộ phận bán lẻ của môi giới bảo hiểm bán buôn Thị trường London Môi giới bảo hiểm bán buôn và bộ phận dịch vụ Rủi ro Thị trường Mỹ Thị trường Châu Âu Nhiều công ty môi giới bảo hiểm lớn được hình thành và hoạt động dưới hình thức các tập đoàn môi giới bảo hiểm. Các tập đoàn bao gồm nhiều công ty con và thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Bên cạnh chức năng chính là thực hiện môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm, các tập đoàn đã hình thành các bộ phận dịch vụ độc lập: Bộ phận quản lý, tư vấn rủi ro và bộ phận quản lý tài sản. Bên cạnh hoạt động chính là môi giới bảo hiểm thì đây là hai hoạt động có hỗ trợ nhiều cho hoạt động môi giới bảo hiểm và là một trong số những bộ phận kinh doanh khá hiệu quả của các công ty môi giới bảo hiểm. Ví dụ về 2 tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn trên thế giới là Marsh & McLennan (MMC) và Aon Group. MMC có 3 bộ phận chính là Marsh cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm, Mercer cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ hưu trí, sức khoẻ và, Putnam cung cấp dịch vụ quản lý tài sản. Trong số 10.5 tỷ Đô la doanh số của MMC trong năm 2002, dịch vụ môi giới bảo hiểm chiếm 56%, dịch vụ tư vấn chiếm 23% và dịch vụ quản lý tài sản chiếm 21%. Đối với Aon, tập đoàn môi giới thứ 2 thế giới, có 3 bộ phận kinh doanh là môi giới bảo hiểm, quản lý rủi ro, tư vấn nguồn nhân lực và dịch vụ thẩm định bảo hiểm. Trong năm 2002, các bộ phận môi giới bảo hiểm, thẩm định bảo hiểm, và tư vấn nhân lực của Aon chiếm lần lượt 59%, 29% và 12% trong tổng số 8.8 tỷ Đô la doanh số của tập đoàn này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng