Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ De_tai_giai_phap_phat_trien_mo_hinh_e_logistics...

Tài liệu De_tai_giai_phap_phat_trien_mo_hinh_e_logistics

.DOC
76
799
140

Mô tả:

TÓM LƯỢC Trong thế kỷ 21 cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường kinh doanh. Thương mại điện tử ngày càng phát triển nó lan rộng ra toàn cầu chứ không giới hạn trong phạm vi nước Mỹ. Tỷ trọng về kinh doanh Thương mại điện tử ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, các hình thức kinh doanh ngày càng phong phú về mặt hàng, cách thức tiến hành. Sự phát triển ngày càng nhanh của Internet tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Thương mại điện tử. Ở Việt Nam tuy Thương mại điện tử mới phát triển trong thời gian ngắn nhưng đã gặt hái được những thành công nhất định. Với việc phát triển Thương mại điện tử thỡ cỏc doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến phát triển Logistics Thương mại điện tử, đây là một yếu tố khá quan trọng quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Điều này đã được Công ty Cổ phần Thời Đại Mới đặc biệt quan tâm trong hai ba năm trở lại đây. Sau một thời gian thực tập tại Thời Đại Mới, tác giả nhận thấy vấn đề lớn nhất mà công ty gặp phải đó là nguồn nhân lực có trình độ về Logistics thương mại điện tử, chi phí đầu tư cho Logistics thương mại điện tử và hệ thống kho bãi vận chuyển, nội dung đề tài xoay quanh việc giải quyết vấn đề trên. Qua việc nghiên cứu có thể thấy được cách giải quyết những vấn đề trên là việc Thời Đại Mới đầu tư vào nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống phần mềm ứng dụng vào kinh doanh và xây dựng hệ thống kho bãi và vận chuyển nhằm tạo sự ổn kinh về nguồn hành trong kinh doanh. Vấn đề mà tác giả nghiên cứu đã một phần giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải về ứng dụng mô hình Logistics thương mại điện tử. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hình thành qua quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng, phương pháp sau bốn năm học tập và nghiên cứu trên giảng đường và thực tế tại doanh nghiệp. Đây không chỉ là thành quả công sức của một mình tác giả mà cũn cú sự giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở Trường Đại học Thương Mại nói chung và các thầy cô trong bộ môn Logistics Kinh doanh nói riêng, những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp tác giả thực hiện thành công luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thông Thái – Trưởng bộ môn Logistics Kinh doanh – Trường Đại học Thương Mại, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này. Không chỉ hướng dẫn cho tác giả hoàn thành tốt bài luận văn mà TS. Nguyễn Thông Thái còn hướng dẫn và giúp đỡ tận tình các sinh viên khác hoàn thành tốt chuyên đề và luận văn của mình. Trong quá trình thực hiện thầy luôn hướng dẫn nhiệt tình và chỉnh sửa những sai sót của sinh viên tạo điều kiện có một kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và các nhân viên Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết cho quá trình thực hiện luận văn. MỤC LỤC Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài..........................................................1 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài.................................................................1 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài....................................2 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.............................................................................3 1.4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp........................................................................4 Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Logistics TMĐT........................6 2.1 Khái niệm cơ bản..........................................................................................6 2.1.1 Tổng quan về quản trị Logistics.................................................................6 2.1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của Logistics.......................................................6 2.1.1.2. Nội dung và phân loại Logistics kinh doanh...........................................8 2.1.2. E_Logistics................................................................................................9 2.1.2.1. Khái niệm.................................................................................................9 2.1.2.2. Vai trò và vị trí của Logistics thương mại điện tử...................................9 2.2. Mô hình Logistics Thương mại điện tử...................................................10 2.2.1. Logistics đầu ra TMĐT (e-fulfilmente)..................................................11 2.2.1.1. Khái niệm...............................................................................................11 2.2.1.2. Mục tiêu.................................................................................................11 2.2.1.3. Đặc điểm mô hình Logistics đầu ra trong thương mại điện tử.............12 2.2.2. Logistics đầu vào TMĐT (e-procurement).............................................14 2.2.2.1. Khái niệm...............................................................................................14 2.2.2.2. Mục tiêu.................................................................................................14 2.2.2.3. Đặc điểm................................................................................................14 2.2.3. Logistics ngược (reverse logistics)..........................................................15 2.2.4. Những điều kiện để phát triển mô hình Logistics thương mại điện tử.15 2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước.....16 2.4. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu về mô hình Logistics thương mại điện tử của Công ty Thời Đại Mới...........................................................17 2.4.1. Nghiên cứu một số nội dung của E_Logistics đầu ra............................17 2.4.1.1. Quy trình xử lý đơn hàng.......................................................................17 2.4.1.2. Quản trị vận chuyển hàng hóa..............................................................18 2.4.2. Nghiên cứu một số nội dung của E_Logistics đầu vào..........................18 2.4.2.1. Quản trị mua hàng từ nhà cung ứng của Thời Đại Mới.......................18 2.4.2.2. Dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp......................................................19 2.4.2.3. Kho hàng và bao bì sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh qua mạng.....19 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng mô hình hoạt động E_Logistics tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới.....................................................................................................................21 3.1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp..................................................21 3.1.1.1. Nguồn dữ liệu bên trong........................................................................21 3.1.1.2. Nguồn dữ liệu bên ngoài.......................................................................22 3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp....................................................22 3.1.2.1. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................22 3.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyờn sõu....................................................24 3.2. Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Thời Đại Mới và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc áp dụng TMĐT trong hoạt động Logistics của doanh nghiệp...........................25 3.2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thời Đại Mới.....................................................................................................25 3.2.1.1. Lịch sử hình thành................................................................................25 3.2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các bộ phận của công ty............26 3.2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm gần đây..................27 3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài..................................30 3.2.2.1. Các yếu tố môi trường bên trong...........................................................30 3.2.2.2. Các yếu tố môi trường bên ngoài..........................................................31 3.3. Phân tích thực trạng Logistics TMĐT của doanh nghiệp.....................32 3.3.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng các mô hình Logistics TMĐT của doanh nghiệp..................................................................................32 3.3.1.1. Số lượng và tỷ lệ áp dụng các mô hình TMĐT trong Logistics đầu vào và đầu ra.............................................................................................................32 3.3.1.2. Tổng lượng và tỷ trọng doanh thu bán hàng qua mạng........................34 3.3.1.3. Tổng lượng và tỷ trọng mua hàng qua mạng........................................35 3.3.1.4. Khối lượng hàng hoá được xử lý (dự trữ, vận chuyển,...) thông qua áp dụng các công cụ TMĐT....................................................................................35 3.3.2. Phân tích thực trạng các mô hình Logistics TMĐT của doanh nghiệp.....36 3.3.2.1. Thực trạng mô hình Logistics TMĐT đầu ra.........................................36 3.3.2.2. Thực trạng mô hình Logistics TMĐT đầu vào......................................38 3.3.3. Phân tích các điều kiện áp dụng mô hình Logistics Thương mại điện tử....39 3.3.3.1. Hệ thống quản trị và con người.............................................................39 3.3.3.2. Nguồn lực tài chính...............................................................................40 3.3.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật..........................................................40 Chương 4: Hoàn thiện mô hình Logistics TMĐT tại công ty cổ phần Thời Đại Mới..............................................................................................................41 4.1. Các phát hiện và kết luận qua quá trình nghiên cứu.............................41 4.1.1. Những kết quả đã đạt được thông qua ứng dụng mô hình Logistics thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Thời Đại Mới................................41 4.1.2. Tồn tại trong quá trình triển khai mô hình Logistics thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Thời Đại Mới.................................................................42 4.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình triển khai mô hình Logistics thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Thời Đại Mới.................44 4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết vấn đề hoàn thiện và phát triển mô hình Logistics thương mại điện tử của Công ty Cổ phần Thời Đại Mới.....................................................................................................................44 4.2.1. Môi trường kinh doanh...........................................................................45 4.2.2. Thị trường kinh doanh............................................................................46 4.2.3. Định hướng phát triển cho Thời Đại Mới trong thời gian tới...............46 4.3 Một số giải pháp hoàn thiện mô hình Logistics Thương mại điện tử....48 4.3.1. Giải pháp hoàn thiện mô hình Logistics thương mại điện tử đầu vào. 48 4.3.2. Giải pháp phát triển mô hình Logistics thương mại điện tử đầu ra.....49 4.3.3. Giải pháp hoàn thiện các điều kiện ứng dụng mô hình Logistics thương mại điện tử.........................................................................................................50 4.3.3.1Hạ tầng công nghệ thông tin...................................................................50 4.3.3.2.Hạ tầng phân phối vật chất....................................................................51 4.3.3.3. Nhóm giải pháp phát triển kỹ năng bán hàng điện tử cho đội ngũ nhân viên.....................................................................................................................52 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thời Đại mới 3 năm gần đây Bảng 3.2: So sánh doanh thu theo từng ngành hàng Bảng 3.3. Bảng thống kê các chỉ tiêu kinh doanh thông qua sử dụng các công cụ thương mại điện tử DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các loại chi phí logistics Hình 2.2. Mô hình quá trình hậu cần TMĐT Hình 2.3. Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống Hình 2.4. Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến Hình 2.5. Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong Logistics đầu ra Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thời Đại Mới Hình 3.2. Mô hình E_Logistics đầu ra công ty áp dụng Hình 3.3. Tỷ lệ áp dụng các mô hình E_Logistics đầu ra Hình 3.4. Số lượng áp dụng mô hình TMĐT trong Logistics đầu vào Hình 3.5. Tỷ trọng doanh thu bán hàng qua mạng Hình 3.6. Tỷ trọng chi phí mua hàng qua mạng Hình 3.7. Tỷ trọng hàng hóa được xử lý bằng công cụ TMĐT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TMĐTThương mại điện tử Thương mại điện tử E_LogisticsLogistics Thương mại điện tử Logistics Thương mại điện tử Thời Đại MớiCụng ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới TPThành phố Thành phố E_fulfilmenteLogistics đầu ra TMĐT Logistics đầu ra TMĐT E_procurementLogistics đầu vào TMĐT Logistics đầu vào TMĐT Reverse LogisticsLogistics ngược Logistics ngược CNTTCụng nghệ thông tin Công nghệ thông tin CBCNVCỏn bộ công nhân viên Cán bộ công nhân viên CRMPhần mềm quản trị mối quan hệ khách hàng Phần mềm quản trị mối quan hệ khách hàng ScMHệ thống quản lý chuỗi cung cấp quản lý chuỗi cung cấp Hệ thống CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Ngày nay khi cạnh tranh mang tính chất toàn cầu, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO thì việc đạt được lợi thế trong cạnh tranh của các công ty ngày càng trở nên khó khăn thậm chí có đạt được cũng không lâu dài. Với cùng một trình độ công nghệ hiện đại, chất lượng hàng hoá của các công ty là như nhau, do đó để có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh như vậy đòi hỏi các công ty phải nỗ lực hết mình. Một trong những biện pháp giỳp cỏc công ty nghiên cứu khả năng cạnh tranh trên thị trường đó là tăng cường chất lượng đối với dịch vụ khách hàng, chất lượng hàng hoá và giảm chi phí, giá thành sản phẩm. Để có thể làm được điều này cần thiểt phải có một hệ thống logistics hiệu quả và hợp lý. Hoạt động Logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của quốc gia đú trờn trường quốc tế. Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn, nó giỳp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả, giúp giảm chi phí tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt là hiệu quả của nó đối với các doanh nghiệp TMĐT, khi mà khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp vớớ nhau trong thế giới ảo thông qua các hoạt động front-end thì việc tạo dựng uy tín và niềm tin cho khách hang là rất khó khăn. Do vậy, logistics thương mại điện tử (E-logistics) sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động back-end của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, giúp đạt được mục đích cuối cùng là lợi thế cạnh tranh. Là một doanh nghiệp TMĐT thuần túy Công ty Cổ phần Thời Đại Mới có nhiều điều kiện để phát triển thương mại điện tử nói chung và logistics thương mại điện tử nói riêng. Đơn giản bởi nó phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp: tình hình hoạt động kinh doanh, thị trường, chi phớ… và có một nền tảng logistics truyền thống vững chắc. Ngoài những điều kiện thuận lợi nói trên cũng phải kể đến những khó khăn mà Công ty Cổ phần Thời Đại Mới gặp phải trong quá trình logistics thương mại điện tử đó là: Doanh nghiệp chỉ mới tiếp cận thương mại điện tử trong một thời gian ngắn. Kinh nghiệm chưa có nhiều và nguồn nhân lực có chất lượng về thương mại điện tử và logistics thương mại điện tử còn hạn chế. Kết nối giữa Logistics đầu vào và Logistics đầu ra còn chưa thống nhất. Quy mô Logistics đầu ra của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Có thể nói, để đạt được hiệu quả cao và tạo dựng uy tín của mình, Thời Đại Mới cần đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực TMĐT của mình. Đặc biệt là phải cung cấp thông tin về giá cả, tình trạng sản phẩm một cách trung thực nhất. E-logicstic ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Muốn thay đổi thói quen mua sắm của người dân, tạo điều kiện cho TMĐT Việt Nam thực sự cất cánh, thì ngoài việc hoàn thiện môi trường chính sách từ phía nhà nước, còn phụ thuộc vào ý thức của DN khi tham gia vào TMĐT. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới là doanh nghiệp chuyên cung cấp (với tư cách là nhà phân phối và đại lý chính thức) các loại mặt hàng bao gồm: Lĩnh vực tin học và máy móc văn phòng, Thiết bị giải pháp ngân hàng và siêu thị, Lĩnh vực viễn thông, Tích hợp hệ thống, Tư vấn giải pháp. Mỗi sản phẩm đều có lợi thế cạnh tranh nhất định và có chỗ đứng trên thị trường. Do tầm quan trọng của logistics như vậy, lại là doanh nghiệp TMĐT nên Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới đã bắt đầu thực hiện những hoạt động logistics với mục tiêu tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng và giảm chi phí và bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định. Hằng năm, lượng khách hàng của công ty không ngừng tăng lên, doanh thu, lợi nhuận từ đó cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên do chưa có chiến lược logistics cụ thể và chi tiết nên hoạt động quản trị logistics của công ty vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, các hoạt động chưa được phối hợp lại với nhau theo một quá trình quản trị dẫn tới việc chi phí cho hoạt động logistics vẫn còn cao. Các hoạt động logistics đã được công ty thực hiện còn đơn giản chưa đạt được độ tối ưu của nó. Chính vì vậy mà logistics chưa phát huy hết được vai trò và hiệu quả to lớn của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì thế tụi đó lựa chọn đề tài để làm luận văn tốt nghiệp cho mình đó là: “Một số giải pháp phát triển mô hình Logistics thương mại điện tử tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới” 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp đại học là một sản phẩm khoa học khá hoàn chỉnh do chính bản thân em chủ động thực hiện dưới sự hướng dẫn theo một quy trình thống nhất của giáo viên hướng dẫn. Thông qua nghiên cứu mục tiêu của bản thân em là hoàn thiện quá trình đào tạo cử nhân, trang bị thêm cho mình những kiến thức về: kỹ năng viết, kỹ năng phân tích, kỹ năng nghiên cứu chuyờn sõu… Hoàn thiện kiến thức, sự hiểu biết, trau dồi kinh nghiệm về TMĐT để có thể ứng dụng tốt trong hoạt động kinh doanh, thương mại điện tử, logistics, logistics thương mại điện tử Nghiên cứu, phân tích mô hình logistics thương mại điện tử của doanh nghiệp thương mại điện tử nói chung và của công ty Thời Đại Mới nói riêng Hiệu quả hoạt động của mô hình logistics thương mại điện tử và đề xuất được giải pháp phát triển mô hình logistics thương mại điện tử của công ty Thời Đại Mới 1.4. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề: ”Giải pháp phát triển mô hình E-logistics” khi áp dụng trong thực tiễn đòi hỏi phải có sự tham gia, áp dụng đầy đủ và toàn diện tất cả các bộ phận, cỏc phũng ban trong công ty, bên cạnh đó đây là một vấn đề khá rộng và phức tạp đòi hỏi một lượng kiến thức lý thuyết và thực tế rất sâu sắc. Vì vậy, trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của một bài luận luận văn của sinh viên cộng với hạn chế về thời gian và trình độ, tôi chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu đề tài dưới góc độ môn học Logistics TMĐT để phân tích, đánh giá và xây dựng một mô hình tổng thể cho công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Thời Đại Mới trong tương lai sao cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình tương ứng với các nguồn lực hiện có giúp đạt được mục đích cuối cùng đó là lợi thế cạnh tranh. Cụ thể trong khuôn khổ bài luận văn của mỡnh tụi đi sâu nghiên cứu về:  Địa chỉ nghiên cứu: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới.  Thị trường và mặt hàng Thị trường: Gồm 2 thị trường chính: Hà Nội và các vùng lân cận, TP. Hồ Chí Minh Mặt hàng: Lĩnh vực tin học và máy móc văn phòng, Thiết bị giải pháp ngân hàng và siêu thị, Lĩnh vực viễn thông, Tích hợp hệ thống, Tư vấn giải pháp  Thời gian nghiên cứu: Hoạt động E-logistics của công ty trong ba năm gần đây. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu qua 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Logistics TMĐT Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng mô hình hoạt động E_Logistics tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Thời Đại Mới Thông qua quá trình phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và phân tích cá dữ liệu liên quan đến quá trình triển khai mô hình logistics TMĐT để nhận ra những kết quả mà công ty đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, những vấn đề công ty cần giải quyết. Nội dung phần này dựa vào khoảng thời gian thực tập và làm việc tại công ty, kết hợp với các mô hình phân tích kinh tế, tác giả so sánh, đối chiếu thực trạng hoạt động của công ty trên quan điểm phương pháp của các lý luận về các mô hình Logistics TMĐT Chương 4: Hoàn thiện mô hình Logistics TMĐT tại công ty cổ phần Thời Đại Mới Dựa trên các phân tích để rút ra các kết luận đồng thời đưa ra những giải pháp dựa trên lý luận cơ bản về vấn đề nhằm phát triển mô hình logistics TMĐT của công ty Thời Đại Mới. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS TMĐT 2.1 Khái niệm cơ bản 2.1.1 Tổng quan về quản trị Logistics 2.1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của Logistics * Định nghĩa Logistics kinh doanh Quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế * Mục tiêu của Quản trị Logistics kinh doanh Một cách khái quát, mục tiêu của quản trị logistics là cung ứng dịch vụ cho khách hàng đạt hiệu quả cao. Cụ thể hơn, theo E.Grosvenor Plowman, mục tiêu của hệ thống logistics là cung cấp cho cho khách hàng 7 lợi ích - (7 rights): đúng khách hàng, đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí. Các mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt hai yêu cầu cơ bản sau: Cung ứng mức dịch vụ khách hàng có tính chiến lược Là mức dịch vụ thỏa mãn nhu cầu dịch vụ cho của cỏc nhúm khách hàng mục tiêu và có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Mức dịch vụ này được lượng hóa qua 3 tiêu chuẩn - Tính sẵn có của hàng húa/dịch vụ - Khả năng cung ứng dịch vụ - Độ tin cậy dịch vụ Chi phí và quan điểm quản trị Logistics Một nhiệm vụ quan trọng khác của quản trị logistics là giảm chi phí trong khi vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Theo kết quả điều tra thỡ cỏc ngành kinh doanh khác nhau có mức chi phí logistics khác nhau. Trong nhiều ngành, chi phí logisics có thể vượt quá 25% chi phí sản xuất. Do đó nếu quản trị logisics tốt có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, góp phần tăng lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, quản trị logisics tốt còn góp phần tăng tốc độ chu chuyển và rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Tổng chi phí logisics được hình thành từ chi phí của các hoạt động cấu thành, bao gồm 6 loại chi phí chủ yếu:  Chi phí dịch vụ khách hàng:  Chi phí vận tải  Chi phí kho bãi  Chi phí xử lí đơn hàng và hệ thống thông tin  Chi phí dự trữ  Chi phí thu mua Giữa các loại chi phí logistics có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, chi phí nọ ràng buộc hữu cơ với chi phí kia thể hiện qua hình 2.1. CF DÞch vô KH CF Mua hµng CF Kho b·i CF VËn t¶i CF Dù tr÷ CF Xö lÝ ®®h & ttin Hình 2.1.Mối quan hệ giữa các loại chi phí logistics Mối quan hệ giữa các loại chi phí logistics 2.1.1.2. Nội dung và phân loại Logistics kinh doanh * Nội dung Logistics kinh doanh Quản trị dịch vụ khách hàng: Trong hoạt động logistics, dịch vụ khách hàng được hiểu là toàn bộ kết quả đầu ra, là thước đo chất lượng của toàn bộ hệ thống. Do đó muốn phát triển logistics phải có sự quan tâm thích đáng đến dịch vụ khách hàng.Theo quan điểm này, dịch vụ khách hàng là quá trình diễn ra giữa người mua và người bán và bên thứ ba là nhà thầu phụ. Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của một loạt các hoạt động kinh tế có quan hệ tương hỗ với nhau và thể hiện qua sự hài lòng của khách hàng. Là thước đo chất lượng toàn bộ hệ thống logistics của doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quản trị dự trữ: Dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hoá tại các doanh nghiệp trong quá trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt. Dự trữ trong nền kinh tế còn cần thiết do yêu cầu cân bằng cung cầu đối với các mặt hàng theo thời vụ, để đề phòng các rủi ro, thoả mãn những nhu cầu bất thường của thị trường, dự trữ tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Quản trị vận chuyển: Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của khách hàng. Quản trị mua: Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics thì vật tư, hàng hoá là đầu vào của quá trình này. Mặc dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nhưng quản trị hàng hoá và vật tư có vai trò tạo tiền đề quyết định đối vơớ chất lượng toàn bộ hệ thống. Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư, hàng hoá; tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp; Tiến hành mua sắm; Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng… Quản trị kho, bao bì: Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho tàng ( Số lượng, vị trí và quy mô). Tính toán và trang bị các thiết bị nhà kho; Tổ chức các nghiệp vụ kho. Quản lý hệ thống thông tin giấy tờ chứng từ; Tổ chức quản lý lao động trong kho…Giỳp cho sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống logistics nhờ đó mà các hoạt động được diễn ra một cách bình thường. Quản trị hệ thống thông tin Logistics: Để quản trị logistics thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý được hệ thống thông tin phức tạp. * Phân loại Logistics kinh doanh theo trình độ kỹ thuật Logistics thông thường: Quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế Logistics Thương mại điện tử: Logistics thương mại điện tử là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp Logistics để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử. 2.1.2. E_Logistics 2.1.2.1. Khái niệm Logistics thương mại điện tử là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp Logistics để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử. 2.1.2.2. Vai trò và vị trí của Logistics thương mại điện tử Ngành logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của các quốc gia và toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do ngành Logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ ở các khía cạnh mà nó tham gia. * Trong chuỗi cung ứng tổng thể Dòng sản phẩm: Con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận Dòng tiền tệ: Thể hiện sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp thể hiện hiệu quả kinh doanh Trong TMĐT dòng thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng, đây là yếu tố duy nhất có tiềm năng vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics vừa đồng thời giảm tổng chi phí trong toàn chuỗi cung ứng. * Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp: Đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng  Giá trị sản phẩm: Đặc điểm, chức năng và công dụng  Giá trị dịch vụ: Sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng  Giá trị giao tiếp: Sự hài lòng trong tiếp xúc với nhân viên  Giá trị biểu tượng: Nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp 2.2. Mô hình Logistics Thương mại điện tử Mô hình quá trình logistics thương mại điện tử có thể chia làm 3 bộ phận lớn, tuy nhiên các bộ phận có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Hình 2.2. Mô hình quá trình hậu cần TMĐT 2.2.1. Logistics đầu ra TMĐT (e-fulfilmente) 2.2.1.1. Khái niệm Logistics đầu ra trong thương mại điện tử được định nghĩa là một bộ phận của Logistics thương mại điện tử bao gồm các hoạt động, chức năng và quá trình tích hợp hiệu quả nhằm đảm bảo quá trình cung ứng hàng hóa tới khách hàng từ khi nhận được đơn đặt hàng 2.2.1.2. Mục tiêu Mục tiêu chung của quản trị logistics đầu ra là phát triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược với tổng chi phí thấp. 2.2.1.3. Đặc điểm mô hình Logistics đầu ra trong thương mại điện tử - Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống Hình 2.3. Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống - Mô hình Logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng