Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại sở ...

Tài liệu đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

.PDF
100
4
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH KHƯƠNG NGỌC HẬU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH KHƯƠNG NGỌC HẬU ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 i TÓM TẮT Thị trường trái phiếu (TTTP) Việt Nam hình thành từ những năm 1990 và bắt đầu phát triển từ năm 2000, thực sự mạnh mẽ trong giai đoạn từ 2011 đến nay do yêu cầu huy động vốn của Chính phủ, chính quyền địa phương, các ngân hàng (NH) chính sách và doanh nghiệp. Tuy nhiên, về phân khúc TTTP, hiện chỉ mới có trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt được sự tăng trưởng vượt trội, còn trái phiếu doanh nghiệp kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh, vẫn hạn chế do còn tồn tại nhiều vấn đề. Phương pháp chính được sử dụng để nghiên cứu là phân tích tài liệu, thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, quy nạp, suy diễn, so sánh,… tác giả tổng hợp cơ sở lý luận, kết quả các công trình nghiên cứu và số liệu từ thị trường sau đó phân tích, so sánh rồi đúc kết thành các kết luận riêng và chung cho vấn đề nghiên cứu. Ngoài việc đưa ra các cơ sở lý thuyết, luận văn còn phân tích các điều kiện và thực trạng hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Để có các giải pháp khả thi đẩy mạnh huy động vốn bằng TPDN, luận văn nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm huy động vốn bằng trái phiếu của một số nước trên thế giới, từ kinh nghiệm mà các thị trường trên thế giới đã trải qua, tác giả rút ra bài học cho việc đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty đang niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên cơ sở lý thuyết, phân tích thực tiễn, bài học từ kinh nghiệm các nước và nguyên nhân các hạn chế của hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu, luận văn đã đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Khương Ngọc Hậu Sinh ngày 29 tháng 6 năm 1981 tại: Thanh Hóa Là học viên cao học khóa 19 của Trường Đại học Ngân hàng TP . Hồ Chí Minh Cam đoan luận án: Đẩy Mạnh Hoạt Động Huy Động Vốn Bằng Trái Phiếu Của Các Công Ty Niêm Yết Tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : PGS., TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi . Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 iii LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM đã giúp tôi hoàn thành luận văn của mình là các thầy cô trực tiếp giảng dạy trong thời gian tích lũy kiến thức nâng cao trong khóa học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS., TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong luận văn này. Để hoàn thành luận văn tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, nhân viên cùng một số khách hàng cá nhân của Công ty cổ phần chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh-Chi Nhánh Lê Lai đã giúp tôi hoàn thành khảo sát thực tế. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bố mẹ gia đình đã luôn động viên cho tôi hoàn thành nghiên cứu. Tôi xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, động viên và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. iv MỤC LỤC TÓM TẮT -----------------------------------------------------------------------------------i LỜI CAM ĐOAN-----------------------------------------------------------------------------ii LỜI CÁM ƠN-------------------------------------------------------------------------------- iii MỤC LỤC --------------------------------------------------------------------------------- iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT------------------------------------------------------------ viii DANH MỤC BẢNG-------------------------------------------------------------------------ix DANH MỤC HÌNH-------------------------------------------------------------------------- x MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA DOANH NGHIỆP-------------------------------------------------- 7 1.1 TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP------------------------------------------------------------------------- 7 1.1.1 Trái phiếu------------------------------------------------------------------------ 7 1.1.1.1 Khái niệm--------------------------------------------------------------------- 7 1.1.1.2 Đặc điểm---------------------------------------------------------------------- 7 1.1.1.3 Phân loại trái phiếu---------------------------------------------------------- 9 1.1.2 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp----------------------------------------- 12 1.1.2.1 Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp-------------------------------------- 12 1.1.2.2 Cấu trúc thị trường trái phiếu doanh nghiệp---------------------------- 13 1.1.2.3 Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp -------------------------------------------------------------------------------- 14 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA DOANH NGHIỆP------------------------------------------------------ 16 1.2.1 Những chủ thể trong hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp ----------------------------------------------------------------------------------- 16 1.2.1.1 Cơ quan quản lý, điều hành và giám sát thị trường--------------------16 1.2.1.2 Chủ thể phát hành---------------------------------------------------------- 16 1.2.1.3 Chủ thể đầu tư---------------------------------------------------------------16 v 1.2.1.4 Các tổ chức tài chính trung gian------------------------------------------17 1.2.2 Phương thức phát hành và hình thức giao dịch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp---------------------------------------------------------------------------- 18 1.2.2.1 Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp----------------------- 18 1.2.2.2 Các hình thức giao dịch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp---- 19 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của doanh nghiệp----------------------------------------------------------------------- 20 1.2.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô--------------------------------------------------20 1.2.3.2 Khung pháp lý-------------------------------------------------------------- 20 1.2.3.3 Thị trường sơ cấp----------------------------------------------------------- 21 1.2.3.4 Thị trường thứ cấp----------------------------------------------------------22 1.2.3.5 Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu----------------------------------22 1.2.3.6 Hệ thống tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm trái phiếu-------------22 1.3 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM-------------------------------------------------------------------------------- 23 1.3.1 Kinh nghiệm một số quốc gia------------------------------------------------23 1.3.1.1 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ--------------------------------- 23 1.3.1.2 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Nhật Bản-------------------------- 25 1.3.1.3 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc-----------------------28 1.3.1.4 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Hàn Quốc------------------------- 31 1.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam------------------------------------------------- 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 1------------------------------------------------------------------- 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-----------------------------------------------------------36 2.1 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH--------------------------------------------------------------------36 2.1.1 Cấu trúc thị trường------------------------------------------------------------ 36 2.1.1.1 Thành phần tham gia thị trường------------------------------------------ 36 vi 2.1.1.2 Mô hình tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp------------------ 37 2.1.2 Thực trạng huy động vốn bằng trái phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh------------------------------------------------------- 38 2.1.2.1 Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp---------------------------38 2.1.2.2 Quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp---------------------------43 2.1.3 Thực trạng huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh---------------------------------------- 45 2.1.3.1 Thị trường sơ cấp----------------------------------------------------------- 45 2.1.3.2 Thị trường thứ cấp----------------------------------------------------------47 2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH--------------------------------------------------------------------51 2.2.1 Môi trường kinh tế vĩ mô-----------------------------------------------------51 2.2.2 Cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu-------------------------------------54 2.2.3 Hệ thống tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm trái phiếu-------------------54 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH--------------------------------------------------------------------------------------- 55 2.3.1 Thực trạng về khung pháp lý------------------------------------------------ 55 2.3.2 Kết quả khảo sát về hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HOSE---------------------------------------------- 57 2.3.3 Đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HOSE----------------------------------------------------------------------64 2.3.3.1 Thành tựu-------------------------------------------------------------------- 64 2.3.3.2 Hạn chế---------------------------------------------------------------------- 66 2.3.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế-------------------------------------------- 67 TÓM TẮT CHƯƠNG 2------------------------------------------------------------------- 69 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH---------------------------------- 70 vii 3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM------------------------------------- 70 3.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH---------------------------------------------------------------------------------71 3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp phát hành---------------------------------71 3.2.2 Giải pháp đối với nhà đầu tư-------------------------------------------------73 3.2.3 Giải pháp đối với hệ thống tổ chức đánh giá hệ số xếp hạng tín nhiệm------------------------------------------------------------------------------------ 74 3.2.4 Khuyến nghị đối với cơ quan. tổ chức quản lý---------------------------- 75 TÓM TẮT CHƯƠNG 3------------------------------------------------------------------- 79 KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------- 81 PHỤ LỤC I: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA DOANH NGHIỆP ĐANG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH----------------------------------------- 84 PHỤ LỤC II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG NIÊM YẾT TẠI HOSE-------------------------------------------------------------------- 87 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ADB Nghĩa tiếng nước ngoài The Asian Development Bank Nghĩa tiếng Việt Ngân hàng Phát triển châu Á BTC Bộ tài chính CBTT Công bố thông tin CTCK Công ty chứng khoán CTCP Công ty cổ phần GDP Gross Domestic Product HĐQT Tổng sản lượng quốc nội Hội đồng quản trị Sở Giao dịch chứng khoán thành phố HOSE Hồ Chí Minh NĐT Japan Credit Rating Agency, Cơ quan xếp hạng tín dụng Nhật Bản Ltd. Nhà đầu tư OTC Over-the-counter Thị trường phi tập trung R&I Rating and Investment Information, Inc. Công ty thông tin xếp hạng và đầu tư JCR TP Trái phiếu TPCĐ Trái phiếu chuyển đổi TPCP Trái phiếu chính phủ TPDN Trái phiếu doanh nghiệp TPKCĐ Trái phiếu không chuyển đổi TPKCQ Trái phiếu kèm chứng quyền TPKKTC Trái phiếu không kèm theo chứng Q quyền TTTP Thị trường trái phiếu UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước USD VBMA XHTN United States Dollar Đô la Mỹ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam Xếp hạng tín nhiệm ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Điều kiện phát hành TPDN....................................................................... 38 Bảng 2.2: Quy trình phát hành TPDN........................................................................43 Bảng 2.3: 20 doanh nghiệp có giá trị trái phiếu lớn nhất tại HOSE..........................46 Bảng 2.4: Quy mô niêm yết tại HOSE.......................................................................48 Bảng 2.5: Quy định giao dịch trái phiếu tại HOSE................................................... 54 Bảng 2.6: Khung pháp lý phát hành TPDN............................................................... 55 Bảng 2.7: Khảo sát về môi trường kinh tế vĩ mô và hoạt động huy động vốn TPDN .....................................................................................................................................58 Bảng 2.8: Khảo sát về khung pháp lý về huy động vốn TPDN.................................59 Bảng 2.9: Khảo sát về thị trường sơ cấp TPDN........................................................ 60 Bảng 2.10: Khảo sát thị trường thứ cấp TPDN..........................................................61 Bảng 2.11: Khảo sát về cơ sở hạ tầng của thị trường TPDN.....................................62 Bảng 2.12: Khảo sát về hệ thống tổ chức đánh giá hệ số xếp hạng tín nhiệm TPDN .....................................................................................................................................63 x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp------------------------ 38 Hình 2.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường TPDN---------------------------- 48 Hình 2.3: Tỷ trọng khối lượng niêm yết tại HOSE-------------------------------------- 49 Hình 2.4: Tỷ trọng giá trị niêm yết tại HOSE-------------------------------------------- 49 Hình 2.5: Số lượng doanh nghiệp và trái phiếu niêm yết tại HOSE-------------------50 Hình 2.6: Tình hình giao dịch trái phiếu tại HOSE-------------------------------------- 51 Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số CPI Việt Nam---------------------------52 Hình 2.8: Tình hình vốn hóa các công ty niêm yết tại HOSE-------------------------- 53 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Huy động vốn bằng trái phiếu thực sự mang lại nhiều thuận lợi cho chủ thể phát hành: thời gian huy động vốn nhanh hơn, tiếp cận trực tiếp với nguồn vốn, do đó chi phí phải trả thấp hơn so với việc huy động qua các kênh trung gian,…Đối với các doanh nghiệp, trái phiếu thực sự là một sự lựa chọn tốt khi muốn huy động thêm vốn bởi rất nhiều ưu điểm và sự tiện lợi so với các hình thức huy động vốn khác dành cho doanh nghiệp . Nhiều nước trên thế giới đã rất thành công trong việc phát triển thị trường trái phiếu mà trọng tâm là thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Dù quy mô thị trường TPDN Việt Nam có sự tăng trưởng trong các năm qua nhưng còn nhỏ so với quy mô của kênh tín dụng ngân hàng (tương đương 130% GDP). Dư nợ thị trường TPDN Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức bình quân khoảng 20-50% GDP của các nước trong khu vực (chẳng hạn, quy mô thị trường TPDN có tỷ trọng so với GDP như của Thái Lan là 21,33% GDP, Malaysia 46,3% GDP) 1 và do đó chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế. Tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), mặc dù quy mô thị trường TPDN trải qua sự tăng trưởng trong thời gian gần đây, nhưng quy mô huy động vốn bằng trái phiếu thấp hơn nhiều so với quy mô của kênh tín dụng ngân hàng vốn chỉ là thị trường vốn ngắn hạn. Một nguyên nhân quan trọng xuất phát từ yếu tố lịch sử: hệ thống ngân hàng đã có quá trình phát triển khoảng 70 năm, trong khi hình thức huy động vốn bằng trái phiếu thực sự bắt đầu hình thành từ năm 2000 trở lại đây. Hơn nữa, đa phần các doanh nghiệp chưa nhận thức rõ ràng về vai trò của thị trường vốn nên khi có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ nghĩ ngay đến kênh tín dụng ngân hàng. Việc đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng, phân tích đánh giá nguyên nhân và những mặt hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HOSE, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động này, góp phần nâng cao khả năng thu hút 1 Theo số liệu của ADB truy cập tại https://asianbondsonline.adb.org/economy/?economy=VN 2 vốn cho các doanh nghiệp là vấn đề hết sức cấp bách, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” để làm Luận văn Thạc sĩ kinh tế. 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Thông qua nguồn dữ liệu của các nghiên cứu cá nhân và tập thể, các tạp chí chuyên ngành, các thông báo từ các cơ quan quản lý, tác giả nghiên cứu và tổng hợp những nghiên cứu có giá trị về thị trường TPDN như sau: Đối với các tài liệu trong nước Bạch Thị Thanh Hà (2014) nghiên cứu huy động vốn thông qua thị trường TPDN cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu này làm rõ những vấn đề cơ bản về nguồn vốn cho đầu tư tăng trưởng, TPDN và hình thức, phương pháp huy động vốn bằng phát hành TPDN ở Việt Nam. Công trình này cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm các nước trong khu vực Đông Á cũng như kinh nghiệm phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Mỹ về việc phát triển thị trường TPDN và rút ra bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư tăng trưởng thông qua phát hành trái phiếu, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2006 đến 2014. Đặng Tấn Tài (2009) phân tích phát triển thị trường TPDN tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu tổng quát kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, trên cơ sở tập hợp phân tích số liệu hoạt động của thị trường từ năm 1994 đến năm 2008, từ đó nhận định tình hình chung và đề ra những giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh thị trường TPDN tại Việt Nam. Nguyễn Hòa Nhân (2014) nghiên cứu về việc phát triển TPDN (bao gồm các ngân hàng thương mại và các công ty) ở Việt Nam trong giai đoạn 1992-2013. Nghiên cứu xem xét việc phát triển thị trường trái phiếu cùng với các biến số vĩ mô bằng việc sử dụng mô hình GMM (Generalized Method of Moments – ước lượng dữ liệu bảng động với biến công cụ) và điều chỉnh sai số của mô hình. Kết quả 3 nghiên cứu cho thấy giá trị trái phiếu/GDP năm trước, độ mở của nền kinh tế, quy mô hệ thống ngân hàng thương mại có quan hệ thuận với giá trị trái phiếu/GDP. Nhân tố tỷ giá hối đoái và giai đoạn phát triển của nền kinh tế lại có quan hệ nghịch với giá trị trái phiếu/GDP. Trần Vinh Quang (2017) nghiên cứu sự phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam, làm rõ lý luận về TPDN và thị trường TPDN và phát triển thị trường TPDN; nghiên cứu về vai trò của thị trường TPDN trên thị trường tài chính. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển thị trường TPDN. Phân tích đánh giá thực trạng thị trường TPDN của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó rút ra được những mặt đã đạt được cũng như mặt còn tồn tại của thị trường TPDN của Việt Nam tập trung vào giai đoạn 2006-2015. Nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường TPDN Việt Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Đối với các tài liệu nước ngoài Trong Monetary and Economic Department (2/2016), ‘Developing corporate bond markets in Asia’, Proceedings of a BIS/PBC seminar held in Kunming, China on 17-18 November 2005, tổng hợp các bài báo đã được chuẩn bị cho một hội thảo BIS/PBC gồm các ngân hàng trung ương, các học giả, nhà quản lý và người tham gia thị trường được tổ chức tại Côn Minh, Trung Quốc vào ngày 17-18 tháng 11 năm 2005. Tổng hợp này giới thiệu về sự phát triển của các thị trường trái phiếu tại châu Á, đưa ra bài học kinh nghiệm khi phát triển thị trường trái phiếu của Trung Quốc, Các kinh nghiệm về minh bạch thị trường, cấu tạo thị trường trái phiếu của Mỹ cũng được tác giả tổng hợp. Korea Economic Institute of America (2017), Korea’s economy volume 31, United States of America là một phần của chương trình tổng thể của nền kinh tế Hàn Quốc được chứng thực bởi các cán bộ, Ban giám đốc và Hội đồng tư vấn với nội dung của nó không nhất thiết phản ánh quan điểm của các thành viên cá nhân của Hội đồng quản trị hoặc của Hội đồng tư vấn. Báo cáo này tiến hành phân tích thị trường TPDN tại Hàn Quốc và những thay đổi về lãi suất và cơ cấu kỳ hạn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Những rủi ro tiềm tàng và giải pháp để ổn định thị trường nợ doanh nghiệp sẽ được thảo luận. 4 Các nghiên cứu trên về các vấn đề khác nhau liên quan đến thị trường TPDN Việt Nam và nước ngoài, tuy nhiên chưa đi sâu phân tích thực trạng và xu hướng phát triển thị trường TPDN Việt Nam nói chung và hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu tại HOSE nói riêng cũng như có những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vốn bằng TPDN. Nghiên cứu này được thực hiện để lấp lỗ hỗng khoa học đó. 3. Mục tiêu 3.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động huy động vốn bằng TPDN và phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn bằng TPDN tại HOSE. Luận văn nêu bật những mặt còn tồn tại, tìm hiểu các nguyên nhân của các tồn tại đó, từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE. 3.2. - Mục tiêu cụ thể: Phân tích thực trạng huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE; - Xác định và đánh giá những thành tựu, tồn tại và những nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại HOSE; - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận văn nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: - Hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp đang niêm yết tại HOSE đã đạt được thành tựu nào, còn tồn tại nào và nguyên nhân của các tồn tại đó? - Thực trạng hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE hiện nay như thế nào? - Để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, cần thực hiện những giải pháp gì? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại HOSE. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi các công ty niêm yết tại HOSE. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên số liệu từ năm 2010 đến năm 2018. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng nhiều phương pháp, trong đó chú trọng đến các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích tài liệu: thu thập các tài liệu về nội dung, quy trình liên quan đến huy động vốn bằng TPDN - Phương pháp thống kê: thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu dựa trên các báo cáo của HOSE và các tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng: trên báo, tạp chí chuyên ngành, Internet về TPDN. - Phương pháp phân tích: chia đối tượng nghiên cứu thành các phần nhỏ để tìm ra những đặc điểm và quy luật riêng trong các thành phần, ảnh hưởng đến quy luật chung. - Phương pháp tổng hợp: chọn lọc, đúc kết từ kết quả phân tích những yếu tố trong thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: dựa theo chỉ tiêu, các số liệu ghi nhận qua từng thời điểm, phân tích so sánh các đối tượng đồng nhất để đánh giá về tình trạng huy động vốn bằng trái phiếu trên HOSE. - Phương pháp khảo sát: khảo sát các ý kiến của các chủ thể tham gia thị trường TPDN về các khía cạnh về môi trường kinh tế vĩ mô, khung pháp lý, thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, cơ sở hạ tầng và hệ thống tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm về hoạt động huy động vốn bằng TPDN nhờ kết quả khảo sát để làm sáng tỏ hơn về thực trạng hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của doanh nghiệp trên HOSE. 7. Đóng góp của đề tài Đã có những nghiên cứu về nội dung phát triển thị trường TPDN Việt Nam. Kế thừa các cơ sở lý luận và thực nghiệm của các nghiên cứu trước, luận văn nghiên cứu hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu tại HOSE, một thị trường mà phân 6 khúc TPDN cần phải được quan tâm phát triển hơn nữa tại Việt Nam, đề tài có những đóng góp như sau: - Về mặt lý luận:  Hệ thống hóa và tổng hợp những lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn bằng TPDN. - Về mặt thực tiễn:  Đề tài phân tích kinh nghiệm phát triển thị trường TPDN của một số nước, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn bằng TPDN tại HOSE, chỉ ra các tồn tại của hoạt động này cũng như nguyên nhân của tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại HOSE, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam, tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, các danh mục bảng biểu, kết luận và phụ lục; đề tài được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Đầu mỗi chương có giới thiệu chung, kết thúc mỗi chương có tóm tắt, sau ba chương có kết luận chung của luận văn. Luận văn cũng thể hiện các nguồn tài liệu tham khảo và các tài liệu có liên quan. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA DOANH NGHIỆP GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về trái phiếu và thị trường TPDN, trong đó làm rõ các khái niệm về TPDN, thị trường TPDN, vai trò của thị trường TPDN. Chương 1 cũng giới thiệu các thành phần tham gia thị trường TPDN. Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của doanh nghiệp cũng được phân tích cụ thể trong chương này. Cuối cùng, Chương 1 nghiên cứu bốn thị trường TPDN trên thế giới bao gồm thị trường TPDN Mỹ, thị trường TPDN Nhật Bản, thị trường TPDN Trung Quốc và thị trường TPDN Hàn Quốc. Sau khi tìm hiểu, phân tích kinh nghiệm phát triển của từng thị trường, tác giả rút ra một số bài học cho thị trường TPDN Việt Nam. 1.1 TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 1.1.1 Trái phiếu 1.1.1.1 Khái niệm Võ Thanh Long và Nguyễn Quang Hải (2007, trang 80) cho rằng “Trái phiếu là chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành trái phiếu. Trái phiếu bao gồm trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ (TPCP). Trái phiếu có thể có bảo đảm hoặc không có bảo đảm”. Trái phiếu là một hợp đồng tài chính, có hiệu lực từ người hoặc cơ quan đã phát hành trái phiếu. Không giống như cổ phiếu hoặc vốn cổ phần, trái phiếu không có đặc quyền sở hữu. Một nhà đầu tư khi mua một trái phiếu là đã cho một tổ chức vay sẽ không có tiếng nói trong các vấn đề của tổ chức đó và không bỏ phiếu tại cuộc họp thường niên. Trái phiếu vẫn là nghĩa vụ chịu lãi của nhà phát hành cho đến khi được hoàn trả, thường là ngày đáo hạn của trái phiếu. Người phát hành có thể là bất kỳ ai từ một cá nhân tư nhân đến một chính phủ có chủ quyền (Moorad Choudhry, 2001). 1.1.1.2 Đặc điểm Trần Vinh Quang (2017) cho rằng trái phiếu có những đặc điểm chủ yếu sau: 8 “Mệnh giá: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu, là giá trị được ghi trên trái phiếu. Giá trị này được gọi là vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay (lợi tức trái phiếu) mà chủ thể phát hành trái phiếu phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền mà chủ thể phát hành trái phiếu phải hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu khi trái phiếu đáo hạn”. “Lãi suất danh nghĩa: lãi suất được ghi trên trái phiếu hoặc do chủ thể phát hành trái phiếu công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu và cũng là một trong những căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu”. “Thời hạn của trái phiếu: (Kỳ hạn của trái phiếu) là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày chủ thể phát hành trái phiếu hoàn trả tiền vốn lần cuối cho người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu ngắn hạn thông thường có thời hạn 1 năm trở xuống, trái phiếu trung hạn có kỳ hạn từ trên một năm đến dưới 5 năm, trái phiếu dài hạn có kỳ hạn từ 5 năm trở lên. Kỳ hạn trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng vì lợi tức trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn của nó. Ngoài ra, kỳ hạn trái phiếu càng dài, tính biến động giá trái phiếu càng lớn trước sự biến động của lãi suất thị trường. Do vậy, biến động của giá trái phiếu phụ thuộc vào kỳ hạn của trái phiếu. Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán lần cuối được gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu”. “Kỳ trả lãi: là khoảng thời gian chủ thể phát hành trái phiếu phải trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu thường được xác định theo năm, tuy nhiên kỳ trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu có nhiều loại: trả lãi trước (trả lãi vào thời điểm phát hành trái phiếu), trả lãi khi trái phiếu đáo hạn (chủ thể phát hành trái phiếu phải thanh toán cả tiền gốc và lãi vào thời điểm đáo hạn), trả lãi theo những kỳ hạn nhất định (có thể là 6 tháng - theo thông lệ quốc tế, 1 năm…)”. “Giá phát hành: là giá bán của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Tùy theo tình hình của thị trường vào thời điểm phát hành và khả năng tài chính của chủ thể phát hành trái phiếu để xác định giá phát hành một cách hợp lý nhằm đảm bảo đợt phát hành đạt kết quả. Có thể phân biệt ba trường hợp: giá phát hành bằng mệnh giá; giá phát hành dưới mệnh giá; và giá phát hành trên mệnh giá”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất