Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh...

Tài liệu Dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện phù ninh, tỉnh phú thọ

.PDF
90
4
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ------------------- HOÀNG THU GIANG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí HÀ NỘI – 2012 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 0 1. Lý do nghiên cứu....................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 6 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 11 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 11 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 12 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 12 7. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 13 8. Ý nghĩa luận văn ...................................................................................... 13 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 13 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG .... 14 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm “lịch sử địa phương” ......................................................... 14 1.1.2. Vai trò của dạy học lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục .. 16 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 19 1.2.1. Nội dung chương trình lịch sử địa phương ở trường phổ thông........... 19 1.2.2. Tình hình dạy học lịch sử địa phương trong các trường phổ thông ..... 24 1.2.3. Tình hình dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 27 Chƣơng 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ ....................... 32 2.1. Những yêu cầu chung khi thiết kế nội dung và phương pháp dạy học lịch sử địa phương ............................................................................................... 32 2 2.1.1. Những yêu cầu chung khi thiết kế nội dung dạy học lịch sử địa phương ..................................................................................................................... 32 2.1.2. Những yêu cầu chung khi thiết kế phương pháp dạy học lịch sử địa phương ......................................................................................................... 34 2.2. Thiết kế một số nội dung giảng dạy lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.............................................. 37 2.2.1. Bài học lịch sử địa phương dưới hình thức một tiết học riêng ............. 37 2.2.2. Bài học lịch sử địa phương lồng ghép với lịch sử dân tộc ................... 46 2.3. Thiết kế một số phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ......................................... 55 2.3.1. Một số biện pháp dạy học lịch sử địa phương ..................................... 55 2.3.2. Giảng dạy các bài lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 58 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................. 74 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 74 3.2. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm .................................. 74 3.3. Kết luận qua thực nghiệm ...................................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 81 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Như chúng ta đã biết, lịch sử dân tộc là bức tranh chung trong đó có lịch sử của các địa phương. Lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể của lịch sử dân tộc. Do đó, có thể khẳng định lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối quan hệ hữu cơ với nhau như là những mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái đặc thù và cái phổ biến. Việc tìm hiểu lịch sử địa phương là hoạt động thiết thực nhằm đảm bảo nguyên tắc “học đi đôi với hành”, “nhà trường gắn liền với xã hội”. Đồng thời góp phần rèn luyện kĩ năng quan sát cuộc sống sinh động xung quanh, tập dượt kĩ năng tìm tòi nghiên cứu cho học sinh. Đây chính là nguồn kiến thức vô cùng quý giá, giáo dục cho học sinh tình cảm yêu thương, tự hào đối với quê hương, xứ sở và thái độ trân trọng đối với những giá trị vật chất và tinh thần mà ông cha ta đã để lại. Việc phân phối cụ thể chương trình Lịch sử địa phương trong các cấp học đều xuất phát từ mong muốn giúp cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về mảnh đất, con người, truyền thống đấu tranh và những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng của quê hương mình. Từ đó cổ vũ các em, nâng cao ý thức, rèn đức, luyện tài xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp, xứng danh với truyền thống địa phương mình. Đặc biệt, với những di tích lịch sử, với các nguồn tư liệu lịch sử xác thực, lịch sử địa phương tạo cơ hội để tổ chức dạy học theo các phương pháp tích cực, phương pháp nghiên cứu, góp phần hình thành các kĩ năng tự học, tự khai thác thông tin về lịch sử cho học sinh. Như vậy, chúng ta thấy rằng dạy học lịch sử địa phương có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Tuy nhiên, từ trước đến nay, thực tiễn việc dạy học lịch sử địa phương ở các trường phổ thông còn nhiều bất cập. Chỉ có một vài nơi, nhất là các trung tâm, 4 thành phố lớn, do nhận thức được tầm quan trọng của dạy học lịch sử địa phương nên việc tiến hành bài học lịch sử địa phương đã đạt được hiệu quả nhất định. Còn ở nhiều nơi khác, nhất là những vùng nông thôn, miền núi… công tác dạy học lịch sử địa phương chưa được chú trọng, thậm chí còn bị bỏ qua. Những giờ lịch sử địa phương theo quy định của chương trình thường chuyển sang học lịch sử dân tộc, thế giới hoặc ôn tập, kiểm tra. Ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan mà việc tiến hành bài học lịch sử địa phương cũng chưa được quan tâm đúng mức. Tại Phú Thọ, qua thực tế khảo sát của nhóm nghiên cứu chúng tôi trong nhiều năm về sự hiểu biết của học sinh phổ thông với những nội dung hết sức cơ bản về lịch sử địa phương Phú Thọ thì đa số các em còn rất mơ hồ, nhiều học sinh không nắm được. Rõ ràng vấn đề nêu trên đặt ra cho ngành Giáo dục & Đào tạo Phú Thọ nói riêng và tỉnh nhà nói chung một yêu cầu giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh phổ thông trong nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, phải khẳng định rằng, Phú Thọ với bề dày lịch sử phong phú là mảnh đất hứa hẹn nhiều khám phá thú vị, bổ ích cho các thế hệ học trò. Đây là vùng đất khai quốc còn tràn đầy những di tích của thời kì dựng nước, tồn tại bên những di tích của thời kỳ tranh đấu chống ngoại xâm giữ nước. Thời lập quốc, Phú Thọ là vùng đất khởi nghiệp của họ Hồng Bàng. Nơi đây các vua Hùng đã dựng nên nhà nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu. Bên cạnh truyền thống dựng nước và giữ nước, nhân dân Phú Thọ còn sở hữu một nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng tẩm còn để lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hóa của dân tộc. Đây là mảnh đất của lễ hội và các làn điệu dân 5 ca nổi tiếng như: hát xoan, hát ghẹo… Những nét đẹp truyền thống này cần được giáo dục cho học sinh tỉnh nhà thông qua bộ môn Lịch sử và phần Lịch sử địa phương. Đây là kho tàng lịch sử văn hóa cần được khai thác. Tuy nhiên ở tỉnh Phú Thọ, việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương chưa chú trọng khai thác các yếu tố lịch sử quý giá này. Để nhằm mục đích khắc phục phần nào tình những tồn tại trên, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn Thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu Công tác dạy học lịch sử địa phương đã được quan tâm nghiên cứu và thực hiện khá sớm ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 2.1. Tài liệu nước ngoài Ở Liên Xô (cũ) từ năm 1918, trong văn kiện giáo dục đầu tiên đã có yêu cầu sử dụng hình thức và phương pháp dạy học lịch sử địa phương trong giờ nội khóa. Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Nhà xuất bản Matxcơva, 1972, (tài liệu dịch A.A.Vaghin, thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã nhấn mạnh đến vị trí, vai trò và cách sử dụng tài liệu địa phương học trong khóa trình lịch sử phổ thông. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, trong các công trình: “Lịch sử địa phương” do G.N Matixin chủ biên (1980), “Phương pháp công tác lịch sử địa phương” do N.X Bôrixôp chủ biên (1982), các tác giả chỉ rõ việc nghiên cứu, biên soạn, dạy học lịch sử địa phương và đặc biệt nhấn mạnh “phải làm cho học sinh hứng thú trong quá trình nhận thức lịch sử địa phương mình”. Việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường cũng được coi trọng và đạt nhiều kết quả ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây cũng như Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Cu Ba. 6 Ở Mỹ, trong chương trình các trường tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) môn “Nhập môn xã hội học” cũng có một số tiết về “lịch sử và địa lý về tỉnh ta, bang ta”. Năm 1980, tại hội nghị sử học quốc tế ở Rumani, vấn đề “lịch sử địa phương và chuyên ngành” có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiểu ban “Giáo dục lịch sử”. Tài liệu của UNESCO cũng dành phần đáng kể nói về lịch sử địa phương. Tờ “Người đưa tin UNESCO” (tháng 6/1989 – bản tiếng Việt) giới thiệu kinh nghiệm sử dụng các bảo tàng, di tích lịch sử địa phương trong giờ học lịch sử. Vấn đề lịch sử địa phương cũng được các nước đang phát triển rất quan tâm, chú ý. Những hội nghị về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương được tổ chức với quy mô quốc gia hay liên quốc gia đã được tổ chức (tháng 8/1994), Hội thảo khoa học về giáo dục lịch sử được tổ chức hàng năm ở Trung Quốc. Như vậy, ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương đã được thực hiện ở những mức độ khác nhau. 2.2. Tài liệu trong nước Ở Việt Nam, việc biên soạn và giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương đã được ông cha ta coi trọng. Lịch sử góp phần vào việc đánh giá, lựa chọn người tài trong các kì thi. Tìm hiểu, học tập lịch sử là việc lấy hành động của những nhà yêu nước trong cả nước và ngay quê hương làm gương cho thế hệ trẻ. Trong thời kì phong kiến, ngoài việc nghiên cứu quốc sử, các triều đại đã chú ý nghiên cứu lịch sử địa phương, đặc biệt thời Nguyễn, việc chép sử được mở rộng đến các làng xã, huyện và tiểu sử các nhân vật. Sau cách mạng tháng Tám 1945, cùng với quá trình xây dựng nền giáo dục cách mạng, Đảng và Nhà nước ta ngày càng chú ý đến việc nghiên cứu và 7 đưa lịch sử địa phương vào dạy học ở trường phổ thông. Từ sau cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) đến nay, vấn đề biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông luôn chiếm một vị trí quan trọng. Chính vì thế, việc nghiên cứu về giảng dạy lịch sử địa phương được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả. Nhiều Sở giáo dục và đào tạo đã tiến hành tổ chức biên soạn tài liệu lịch sử địa phương đưa vào giảng dạy ở các cấp học và đã đem lại những kết quả ban đầu rất khả quan. Tiêu biểu như Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Hải Phòng, Bình Định,… Tuy nhiên công việc này chưa được tiến hành đều khắp, thường xuyên và có hiệu quả trong cả nước. Vấn đề dạy học lịch sử địa phương cũng được nhiều nhà giáo dục lịch sử quan tâm nghiên cứu. Trong cuốn “Sơ thảo phương pháp giảng dạy lịch sử ở phổ thông cấp II, III”, xuất bản năm 1961, các tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh đã dành chương VIII “ Ngoại khóa, thực hành trong bộ môn lịch sử” đề cập đến vấn đề giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông, trong đó, các tác giả đã nêu bật tầm quan trọng của việc giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường phổ thông, thực trạng và một số biện pháp thực hiện như tham quan lịch sử, viện bảo tàng, sưu tầm, thu thập, ghi chép tài liệu lịch sử địa phương. Cuốn “ Phương pháp giảng dạy lịch sử”, (phần đại cương), tập 1, 2, xuất bản năm 1966 của Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường; trong chương II (tập 2) “Các phương châm giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông”, các tác giả đã khẳng định “giảng dạy lịch sử gắn liền với đời sống và cần phải liên hệ tri thức lịch sử trong sách vở với cuộc sống, liên hệ lịch sử toàn quốc với lịch sử địa phương”. Năm 1968, trong cuốn “Công tác ngoại khóa ở trường cấp II, III” các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang đã nhấn mạnh 8 việc gắn học tập lịch sử ở nhà trường với đời sống xã hội và việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương là một phương thức cần thiết và quan trọng. Trong tập sách “Mấy vấn đề giảng dạy lịch sử” ở trường phổ thông hiện nay, do Phan Ngọc Liên làm chủ biên, cụm các trường Đại học Sư Phạm, Hà Nội, 1985, các tác giả Phan Kim Ngọc, Lại Đức Thụ trong bài “Về việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông” đã xác định nhiệm vụ, chức năng của việc dạy học lịch sử địa phương, từ đó đi đến khẳng định một lần nữa việc dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục về mọi mặt, nhất là lòng yêu quê hương. Cuốn “Lịch sử địa phương”, xuất bản năm 1989, của các tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Văn Am là một công trình khoa học tương đối đầy đủ và có hệ thống về việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông. Trong các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản năm 1978 (tập 1), 1980 (tập 2), đặc biệt cuốn giáo trình xuất bản năm 1992 và tái bản năm 1998, 2000, 2001 do Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị chủ biên đều nhấn mạnh việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông, gắn việc học tập lịch sử với đời sống xã hội. Các tác giả đều khẳng định ý nghĩa và sự cần thiết phải đưa lịch sử địa phương vào dạy học ở trường phổ thông. Trong cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử”, tậ p 2, xuất bản năm 2002, do Phan Ngọc Liên chủ biên, cũng đã dành hai chương trình bày về hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử, trong đó nhấn mạnh công tác lịch sử địa phương và phòng học lịch sử. Ở phần II, chương XV của giáo trình này, tác giả Nguyễn Thị Côi đã đi sâu vào việc hướng dẫn, biên soạn các tiết lịch sử địa phương và hướng dẫn dạy bài lịch sử địa phương tại thực địa. 9 Đặc biệt trong bài “Nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, số 6/2002, tác giả Nguyễn Thị Côi đã nêu lên vai trò và tầm quan trọng của lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông. Ngoài ra, một số khóa luận, luận văn tốt nghiệp đại học và cao học, đặc biệt các luận án tiến sĩ ở khoa Lịch sử Đại học Sư Phạm Hà Nội cũng lấy lịch sử địa phương làm đề tài nghiên cứu. Vấn đề đặt ra cũng như những biện pháp giải quyết khá đa dạng như “Giáo dục lòng yêu quê hương cho học sinh phổ thông trung học qua dạy học lịch sử địa phương ở Nghĩa Bình” của Trần Quốc Tuấn – 1986; “Tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi Hà Tuyên qua sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy khóa trình lịch sử Việt Nam (1930 – 1945)” của Đỗ Hồng Thái – 1986; “Sử dụng lịch sử địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy cho học sinh lớp 12 phổ thông trung học Hòa Bình” của Hoàng Minh Hảo – 1989; “Sử dụng tài liệu vê nghề thủ công truyền thống địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh” (Qua ví dụ ở Nghệ An và Hà Tĩnh) của Trần Viết Thụ. Luận án phó tiến sĩ của Đặng Công Lộng – 1996 “Nghiên cứu việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông trung học” (qua thực nghiệm ở Bình Định). Và gần đây nhất là các khóa luận “Tổ chức hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương cho học sinh 12 trung học phổ thông tỉnh Bắc Giang” của Nguyễn Quốc Vương – 2004; các luận văn thạc sĩ “Biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Hà Giang” của Nguyễn Minh Nguyệt – 2004; “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Giang” của Ngọ Văn Giáp – 2005; “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học 10 các bài lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình” của Vũ Đặng Hà Bình – 2009… Như vậy, trong tất cả các tài liệu trên đã đề cập đến việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông với những mức độ khác nhau, ít nhiều liên quan tới vấn đề mà luận văn nghiên cứu. Đây là cơ sở lý luận quan trọng giúp chúng tôi tìm hướng giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu công tác giảng dạy lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ… Vì vậy, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ”. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận bài học lịch sử nói chung, lịch sử địa phương nói riêng và thực tiễn dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ, đề tài đi sâu đề xuất một số nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử địa phương trên địa bàn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử địa phương nói riêng, lý luận về tâm lý học, giáo dục học, tâm lý lứa tuổi học sinh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Tìm hiểu khóa trình lịch sử Việt Nam trong chương trình trung học cơ sở (sách giáo khoa hiện hành). 11 - Tiến hành điều tra thực tiễn tình hình dạy học lịch sử địa phương hiện nay ở một số trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ. - Sưu tầm các tài liệu lịch sử địa phương có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Từ đó biên soạn một số nội dung, phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn. - Trên cơ sở thực nghiệm sư phạm một số bài lịch sử địa phương tiến hành đánh giá kết quả nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận - Dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, đào tạo. - Dựa trên quan điểm lý luận giáo dục, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic - Vận dụng các phương pháp lý luận dạy học thông qua nghiên cứu các lý luận về giáo dục học và quá trình giáo dục, quá trình dạy học. - Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra quan sát khảo sát, tổng hợp thông qua các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Ngoài ra còn vận dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tâm lý học, xã hội học. 6. Phạm vi nghiên cứu Từ việc nghiên cứu lý luận về bài học lịch sử địa phương ở trường phổ thông, đề tài tiến hành tìm hiểu thực tiễn dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ. 12 Thông qua đó, thiết kế một số bài học lịch sử địa phương cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn và xác định một số biện pháp sư phạm trong dạy học. 7. Đóng góp của luận văn - Điều tra được thực tiễn tình hình dạy học lịch sử địa phương trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ. - Thiết kế một số bài lịch sử địa phương thuộc chương trình trung học cơ sở cho các trường trên địa bàn. - Đề xuất những biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn. 8. Ý nghĩa luận văn - Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần nhỏ làm phong phú lý luận về dạy học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng rộng rãi trong học lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông Chương 2: Thiết kế một số nội dung và phương pháp dạy học lịch sử địa phương ở trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 13 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm “lịch sử địa phương” Trong tiếng Việt, thuật ngữ “địa phương” có nghĩa là: “những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác trong nước”. Như vậy, địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia, có những sắc thái, đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ phận cấu thành của đất nước. Hiểu theo nghĩa cụ thể, địa phương là những đơn vị hành chính của một quốc gia (tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn, thôn sóc, buôn làng...). Hiểu theo nghĩa trừu tượng, địa phương là những vùng đất, khu vực nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống địa giới hành chính) để phân biệt với các vùng khác như: miền Bắc, miền Trung, miền Nam,... Vậy lịch sử địa phương chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố hay khu vực, vùng miền. Cụ thể hơn, đó chính là lịch sử quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của địa phương trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị hành chính, các trường học, cơ quan, xí nghiệp... Theo định nghĩa trên, lịch sử địa phương có hai đối tượng nghiên cứu chính: Thứ nhất là lịch sử các đơn vị hành chính với quá trình hình thành, ổn định và phát triển của nó; những hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong bối cảnh chung của đất nước; những truyền thống chung và riêng... Trên cơ sở đó, khai thác nét độc đáo, đặc thù của địa phương, những giá trị vật chất và văn hóa tinh thần; từ đó, xác định những đóng góp quý báu của nó đối với 14 việc xây dựng truyền thống chung, bổ sung hoàn chỉnh lịch sử dân tộc. Trong đối tượng này, có thể phân thành nhiều thể loại khác nhau hẹp hơn hoặc chung hơn như: thông sử, lịch sử Đảng, lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử kinh tế, văn hóa... Thứ hai là các sự kiện lịch sử riêng lẻ có liên quan đến những biến cố chung của dân tộc, của cả nước: chẳng hạn một cuộc khởi nghĩa, một giai đoạn kháng chiến, một trận đánh, một cơ sở kinh tế, một khu vực văn hóa, một cơ sở giáo dục... Việc nghiên cứu đối tượng lịch sử địa phương này vừa có ý nghĩa bổ sung hoặc đính chính lịch sử của dân tộc, vừa có ý nghĩa góp phần xây dựng lịch sử địa phương. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt lịch sử địa phương với lịch sử chuyên khảo về một sự kiện lịch sử lớn của cả nước như một phong trào nông dân, một cuộc kháng chiến... Mặt khác, cũng cần phân biệt lịch sử địa phương với lịch sử chuyên ngành, vì mặc dầu có chỗ giống nhau, chúng vẫn có nét cơ bản khác nhau. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Lịch sử địa phương là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử, có quan hệ với lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới như là những mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, cái đặc thù và cái phổ biến. Có nhiều sự kiện lịch sử địa phương đồng thời là sự kiện của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Nó là sự phản ánh lịch sử dân tộc, cụ thể hóa lịch sử dân tộc, làm cho việc nhận thức lịch sử dân tộc trở nên cụ thể, sinh động, gắn liền với tình cảm cá nhân, làm cho quá trình nhận thức lịch sử trở nên có ý nghĩa, có sức hấp dẫn. Nghiên cứu lịch sử địa phương là một bộ phận của việc nghiên cứu lịch sử dân tộc, nó vừa phải tuân thủ theo phương pháp nghiên cứu chung của 15 khoa học xã hội, vừa có những đặc điểm riêng của phân ngành chuyên sâu. Việc thực hiện tốt phương pháp nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ giúp cho công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng sâu rộng ở địa phương và đặc biệt đối với việc giảng dạy, giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường phổ thông. Trong dạy học lịch sử, chúng ta có thể sử dụng tài liệu lịch sử địa phương theo hai hình thức. Có thể đưa tài liệu – sự kiện lịch sử địa phương vào bài giảng lịch sử dân tộc để minh họa, liên hệ, đối chiếu, so sánh; qua đó giúp học sinh hiểu sâu sắc, cụ thể những sự kiện. Hoặc tiến hành dạy học lịch sử địa phương thành một tiết riêng theo qui định của chương trình hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về lịch sử địa phương. Việc lựa chọn hình thức dạy học lịch sử địa phương phải căn cứ vào nội dung kiến thức bài học, điều kiện phương tiện giảng dạy ở nhà trường, đặc điểm tâm lý của học sinh và gắn mục tiêu giáo dưỡng – giáo dục bài học với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương đòi hỏi người giáo viên không chỉ có những hiểu biết cơ bản, đúng đắn về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, phương pháp luận sử học và các phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể mà còn phải biết tổ chức nghiên cứu, biết làm công tác quần chúng phục vụ nghiên cứu, biết xử lý, xác minh, giám định các nguồn sử liệu địa phương. 1.1.2. Vai trò của dạy học lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục Từ thời cổ đại, Xi-xê-rông - một chính trị gia nổi tiếng của Rô- ma cổ đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu từ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Các nhà sử học xưa đã nói: "Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương răn dạy cho đời sau. Các nước ngày xưa nước nào cũng đều có sử. "Sử phải tỏ rõ được sự 16 phải, trái, công bằng, yêu ghét, vì lời khen của Sử còn vinh dự hơn áo đẹp của vua ban, lời chê của Sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, Sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời". Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc dạy học lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam là cần thiết ở nhà trường phổ thông. Lý luận và thực tiễn chỉ rõ rằng, việc dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dưỡng – giáo dục sâu sắc. Trước hết, dạy học lịch sử địa phương góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh, hình thành cho các em lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Lòng yêu nước ấy bắt nguồn từ lòng yêu quê hương, xóm làng, tự hào về những chiến công của cha anh mình ngay chính trên mảnh đất quê hương khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược… Học sinh cũng tự hào về những thành tựu kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương từ trước đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mà đối với chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng, sản xuất. Đặc biệt, việc giới thiệu cho các em những ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương là một trong những nội dung hướng nghiệp của môn lịch sử, tạo cho các em có ý thức bảo vệ và phát triển truyền thống tốt đẹp của quê hương… Chính lòng yêu quê hương, làng xóm sẽ giúp các em có động cơ vươn lên trong học tập, rèn luyện và có trách nhiệm hơn đối với quê hương, đất nước. Trong dạy học lịch sử Việt Nam, dạy học lịch sử dịa phương còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng; cái phổ biến và 17 cái đặc thù . Qua đó góp phần phát triển tư duy cho học sinh. Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của học sinh trong mỗi bài học lịch sử. Lịch sử địa phương giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Việc giảng dạy lịch sử địa phương có thể làm cho học sinh nắm vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “Tự nhiên – con người – xã hội”. Thấy được vai trò của con người tác động đến việc cải tạo và chinh phục tự nhiên một cách hợp quy luật, giúp các em hình dung cụ thể vai trò con người trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, ý nghĩa đầy đủ về trách nhiệm bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa địa phương… Đặc biệt, với những di tích lịch sử, với các nguồn tư liệu lịch sử xác thực, lịch sử địa phương tạo cơ hội để tổ chức dạy học theo các phương pháp tích cực, phương pháp nghiên cứu, góp phần hình thành các kĩ năng tự học, tự khai thác thông tin về lịch sử cho học sinh. Đây chính là những yêu cầu rất quan trọng đối với mục tiêu dạy học lịch sử của chương trình và sách giáo khoa mới. Dạy học lịch sử địa phương góp phần phát triển các năng lực hoạt động thực tiễn. Cụ thể như: các em tham gia thiết kế, xây dựng các đồ dùng trực quan phục vụ cho dạy học lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc (vẽ bản đồ, sơ đồ, đắp sa bàn, phục chế hiện vật…), khả năng miêu tả công trình kiến trúc, giải thích một hiện tượng lịch sử địa phương…, kỹ năng thói quen tích cực tham gia hoạt động thực tiễn, công ích xã hội như sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương, tuyên truyền và có hành động cụ thể, thiết thực giữ gìn các giá trị văn hóa của địa phương. Do đó, “nghiên cứu, học tập lịch sử 18 địa phương cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện việc gắn liền nhà trường với đời sống xã hội”. Bên cạnh đó, những kết quả dạy và học lịch sử địa phương của thầy và trò còn có ý nghĩa động viên, tuyên truyền, giáo dục nhân dân và trong chừng mực nhất định còn góp phần phục vụ những nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Điều này đã được đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định: “… Giáo dục phổ thông, ngay cả phổ thông cơ sở, bằng cả việc dạy nội khóa và các hoạt động ngoại khóa phải đạt đến kết quả làm cho người học biết mình sống trong một huyện, một tỉnh, một nước, một vũ trụ như thế nào, và mình phải làm gì để cống hiến xứng đáng với nhân dân và đất nước…” Hơn nữa, tổ chức và thực hiện tốt việc dạy học lịch sử địa phương còn là nhịp cầu nối tình cảm giữa nhà trường với nhân dân địa phương. Tóm lại, việc dạy học lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Với vai trò và ý nghĩa đó, các cấp, bậc học của nước ta cần nhận thức sâu sắc và hành động đúng đắn với công tác dạy học lịch sử địa phương. Công việc này đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan giáo dục địa phương, sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các thầy giáo, cô giáo và của toàn thể đông đảo học sinh. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nội dung chương trình lịch sử địa phương ở trường phổ thông Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, cùng với việc xây dựng và hoàn chỉnh nền giáo dục cách mạng, trải qua các thời kì phát triển của cách mạng nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã ngày càng quan tâm đến việc xây dựng và hoàn chỉnh chương trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông, trong đó có các tiết học lịch sử địa phương. Điều này khẳng định vai trò thiết yếu của lịch sử 19 địa phương trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của bộ môn ở trường phổ thông. Trong chương trình lịch sử do Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành và có hiệu lực từ năm 1948 – 1949, lần đầu tiên lịch sử địa phương được đề cập. Tuy nhiên, chương trình vẫn không dành tiết học nào cho giảng dạy nội khóa về lịch sử địa phương mà chỉ quy định các hoạt động ngoại khóa. Nội dung học tập mới chú ý rèn luyện khả năng thực hành cho học sinh chứ chưa cung cấp hệ thống kiến thức lịch sử địa phương đầy đủ. Chương trình lịch sử các cấp phổ thông năm 1951 – 1953 không có số tiết dành riêng cho dạy học lịch sử địa phương vì thời gian học tập ít, điều kiện học tập khó khăn, phải tinh giảm đến mức tối đa – tập trung vào lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, giáo viên vẫn phải tìm hiểu tài liệu lịch sử ở địa phương để bổ sung khóa trình lịch sử dân tộc hoặc để liên hệ kiến thức lịch sử đang học với thực tế địa phương. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ, đặc biệt từ năm 1960 – 1961, chương trình môn lịch sử phổ thông ban hành đã kết hợp liên hệ tài liệu lịch sử địa phương khi học lịch sử dân tộc và giảng dạy một số tiết lịch sử địa phương, giáo viên tự biên soạn và tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương theo yêu cầu chung. Trong hướng dẫn chương trình môn Lịch sử phổ thông trung học cơ sở – III (áp dụng từ năm học 1960 – 1961), Bộ Giáo dục đã nêu rõ: “Mấy điểm cần chú ý “về “cách tiến hành giảng dạy” như sau: “Trong điều kiện có thể làm được, nên bố trí cho học sinh đi thăm các di tích lịch sử, viện bảo tàng, phòng triển lãm. Công việc này cần được tổ chức chu đáo, hướng dẫn kỹ lưỡng” và “phải chú trọng liên hệ thực tế khi giảng dạy lịch sử”. Việc liên hệ dạy học lịch sử dân tộc với tài liệu lịch sử địa phương, bản hướng dẫn cũng nhấn mạnh “trong chương trình lịch sử Việt Nam ở lớp 6, 7, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất