Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nước thải y tế ...

Tài liệu Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nước thải y tế

.PDF
72
166
98

Mô tả:

Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nước thải y tế
1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Tài Nguyên và Môi Trường- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy tận tình cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích, cũng như sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn các bác trong Ban giám đốc, các cô, các chú, các anh chị trong khoa Chống nhiễm khuẩn cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong Bệnh viện C Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại Bệnh viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã quan tâm động viện trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khóa luận. Do còn hạn chế về trình độ và kinh nghiệm thực tế nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ xung của thầy cô và bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày tháng Sinh viên Nguyễn Việt Dũng năm 2012 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần chất thải y tế.................................................................10 Bảng 2.2. Đặc tính của chất thải y tế nguy hại.................................................11 Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện......................................................12 Bảng 2.4. Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện......... 13 Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vệ sinh trong nước thải bệnh viện trước và sau xử lý bằng phương pháp sinh học............................................................13 Bảng 2.6. Chất thải y tế theo giường bênh trên thế giới.................................. 18 Bảng 2.7. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại ở các bệnh viện của một số tỉnh thành phố................................................................................. 21 Bảng 2.8. Lượng chất thải phát sinh từ các bệnh viện ở Thái Nguyên........... 23 Bảng 2.9. Thông số yêu cầu đầu ra của trạm xử lý..........................................34 Bảng 4.1: Cơ cấu cán bộ viên chức Bệnh viện C.............................................39 Bảng 4.2a. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2011.......................................................................... 41 Bảng 4.2b. Danh sách nguyên liệu thô, hóa chất sử dụng hàng tháng............ 42 Bảng 4.3. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh viện................... 42 Bảng 4.4. Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ.........................................44 Bảng 4.5. Lượng rác thải trung bình theo tháng của Bệnh viện C.................. 45 Bảng 4.6.Thống kê lượng rác thải phát sinh hàng tháng theo thành phần...... 45 Bảng 4.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải bệnh viện sau xử lý.................... 55 Bảng 4.8. Kết quả phân tích mẫu nước thải tại Bệnh viện C Thái Nguyên.... 56 Bảng 4.9. So sánh hiệu quả công trình xử lý nước thải Bệnh viện..................56 3 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Bệnh viện C Thái Nguyên........................................ 40 Hình 4.2: Khu nhà lò đốt chất thải rắn y tế Bệnh viện C.................................48 Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện C...............50 Hình 4.4: Tháp keo tụ....................................................................................... 50 Hình 4.5. Tháp sinh học để xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện....................... 50 Hình 4.6: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện C Thái Nguyên công suất 360m3/ngày đêm. [1]...............................................................51 Hình 47:Bể phân hủy bùn Hình 48: Mương thoát nước DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD BTNMT COD QCVN TSS TDS TCCP TCVN QCVN BYT CTYT UBND Nhu cầu ôxy hóa sinh học Bộ tài nguyên môi trường Nhu cầu ôxy hóa hóa học Quy chuẩn Việt Nam Tổng chất rắn lơ lửng Tổng chất rắn hòa ttan Tiêu chuẩn cho phép Tiêu chuẩn Việt Nam Qui chuẩn Việt Nam Bộ y tế Chất thải y tế Ủy ban nhân dân BV Bệnh viện 4 MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................3 1.3. Yêu cầu........................................................................................................ 4 1.4. Ý nghĩa đề tài...............................................................................................4 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học........................................ 4 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................... 4 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 5 2.1. Cở sở pháp lý............................................................................................... 5 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài............................................................................5 2.2.1. Các khái niệm liên quan........................................................................... 5 2.2.2. Phân loại chất thải y tế............................................................................. 6 2.2.3. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tính chất của chất thải y tế............ 7 2.2.3.1.Nguồn gốc phát sinh[12]........................................................................ 7 2.2.3.2.Thành phần chất thải rắn y tế [20]......................................................... 9 2.2.4. Thành phần nước thải bệnh viện............................................................ 11 2.2.5. Ảnh hưởng của CTYT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng........... 13 2.3. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam.........17 2.3.1 Thực trạng thu gom xử lý chất thải y tế trên Thế giới............................17 2.3.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế tại Việt Nam........................ 20 2.4. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải y tế tại Thái Nguyên [14].............. 22 2.5. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải y tế...................................... 24 2.5.1. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế........................... 24 2.5.1.1. Thiêu đốt chất thải rắn y tế..................................................................24 2.5.1.2. Công nghệ xử lý khí thải lò thiêu với 3 công suất nhỏ, trung bình và lớn.......................................................................................................24 2.5.2. Chôn lấp chất thải y tế............................................................................26 5 2.6. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải Bệnh viện cấp tỉnh...... 32 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................................35 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................35 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................35 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 35 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành................................................................ 35 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 35 3.3.1. Tổng quan về Bệnh viện C Thái Nguyên...............................................35 3.3.2. Thực trạng công tác thu gom, xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên..............................................................................................................35 3.3.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong việc quản lý chất thải y tế của Bệnh viện C Thái Nguyên................................................................................ 36 3.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................36 3.4.1. Phương pháp kế thừa.............................................................................. 36 3.4.2. Phương pháo thu thập số liệu thứ cấp.................................................... 36 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp......................................................36 3.4.4. Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh.....................................36 3.4.5. Phương pháp lấy mẫu nước thải.............................................................37 3.4.6. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu..................................37 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 38 4.1. Tổng quan về Bệnh viện C Thái Nguyên..................................................38 4.1.1. Địa điểm, quy mô Bệnh viện..................................................................38 4.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của bệnh viện C Thái Nguyên..................... 39 4.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bệnh viện C Thái Nguyên.......................................... 39 4.1.2.2. Công tác khám chữa bệnh................................................................... 40 4.2. Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên..............................................................................................................41 6 4.2.1. Lượng rác thải và nước thải phát sinh của Bệnh viện........................... 41 4.2.1.1. Nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động........41 4.2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải y tế tại Bệnh viện...................................... 42 4.2.1.3. Thống kê chất thải y tế phát sinh tại Bệnh viện..................................45 4.2.2. Đánh giá thực trạng thu gom rác thải và nước thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên..................................................................................................... 47 4.2.2.1. Thực trang thu gom và xử lý rác thải y tế tại Bệnh viện................... 47 4.2.3. Thực trạng thu gom và xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện.................... 49 4.2.3.1.Thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải Bệnh viện.............. 49 4.2.3.2. Đánh giá chất lượng nước thải của Bệnh viện sau quá trình xử lý.... 54 4.3. Đề xuất giải pháp trong hoạt động thu gom, xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên..........................................................................................57 4.3.1.Giải pháp trong hoạt động thu gom, lưu trữ và xử lý rác thải y tế......... 57 4.3.1.1. Giảm thiểu, tái chế và sử dụng rác thải...............................................57 4.3.1.2. Phân loại bao gói và rác thải y tế........................................................ 57 4.3.2. Giải pháp đối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế................. 58 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................59 5.1. Kết luận......................................................................................................59 5.2. Kiến nghị................................................................................................... 60 7 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài "Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân." 8 Đó là quan điểm của Nghị Quyết 41 NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị Trung Ương Đảng ban hành về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt tinh thần và nội dung của chỉ thị trên, các ngành, các cấp trong cả nước đã và đang đẩy mảnh công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường. Việc bảo vệ môi trường bao gồm: việc giải quyết ô nhiễm do những nguồn nước thải, ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp sinh học, các chất thải trong y tế… Để xử lý các loại chất thải trên là một vấn đề thật sự khó khăn và nan giải. Với mỗi loại chất thải, chúng ta cần có những biện pháp xử lý khác nhau từ những khâu thu gom đến tiêu hủy cuối cùng. Một trong số các chất thải cần phải đặc biệt quan tâm đó là các chất thải y tế vì tính đa dạng và phức tạp của chúng. Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế cũng phát triển dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh gia tăng, sè bệnh nh©n cũng tăng theo.Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế th× cho đến nay ngành y tế có 1.511 cơ sở khám chữa bệnh với 200.000 giường bệnh [5]. Từ năm 1997 các văn bản về quản lý chất thải bệnh viện được ban hành, nhưng hầu hết các chất thải bệnh viện chưa được quản lý theo đúng một quy chế chặt chẽ hoặc có xử lý nhưng theo cách đối phó hoặc chưa đúng. Ô nhiễm môi trường do các hoạt động y tế mà thực tế là tình trạng xử lý kém hiệu quả các chất thải bệnh viện. Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương. Các chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là chất độc hại có trong rác y tế, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ và các vật sắc nhọn… Tất cả các nhân viên tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người bên ngoài làm việc thu gom chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm với chất thải do sự sai sót trong khâu quản lý chất thải. 9 Bệnh viện C Tỉnh Thái Nguyên tiền thân là Bệnh viện Công ty xây lắp II thuộc Bộ Cơ khí luyện kim (nay là Bộ Công thương) quản lý, được chuyển giao cho Ủy ban dân nhân tỉnh Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) quản lý theo quyết định số 181/UB- QĐ ngày 19 tháng 12 năm 1987 của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) [1] Bệnh viện được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu về khám chữa bệnh và điều trị bệnh cho nhân dân các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên và một số vùng lân cận. Trải qua một thời gian dài xây dựng và phát triển, ngày nay Bệnh viện C đó được xây dựng khang trang, với qui mô 450 gường bệnh được tổ chức 5 phòng chức năng và 21 khoa. Hiện tại có 482 cán bộ viên chức (có 50 hợp đồng lao động) trong đó có 132 cán bộ đại học. Được trang bị nhiều thiết bị hiện đai như máy chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, máy xạ phẫu bằng dao gama điều trị ung thư. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp và mở rộng đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng hơn 250 lượt người đến khám, hơn 700 người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện, hơn 500 cán bộ viên chức và sinh viên thực tập. Năm 2004, Bệnh viện C đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt dự án xử lý chất thải Bệnh viện (bao gồm hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải Bệnh viện theo quyết định số 237/QĐ- UBND ngày 09 tháng 02 năm 2004 và đưa vào sử dụng tháng 6 năm 2008). Việc phỏt sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác thu gom, xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện. Được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, em tiến hành thực hiện đề tài: "Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nước thải y tế tại Bệnh viện C tØnh Thái Nguyên" 1.2. Mục tiêu của đề tài 10 Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý rác thải và nước thải y tế tại Bệnh viện C Thái Nguyên. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu gom, xử lý chất thải y tế, nâng cao chất lượng môi trường. 1.3. Yêu cầu - Số liệu thu thập phải đảm bảo tính chính xác và khách quan. - Đánh giá được thực trạng công tác thu gom, lý rác thải và nước thải tại Bệnh viện C. - Các giải pháp đưa ra phải có tính thực tiễn cao và phù hợp với điều kiện của Bệnh viện. 1.4. Ý nghĩa đề tài 1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra nhưng kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác sau này. + Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu. 1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn + Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý rác thải, nước thải y tế của Bệnh viện C Thái Nguyên. + Đề xuất những biện pháp khả thi cho công tác thu gom, xử lý rác thải y tế một cách khoa học và phù hợp hơn với điều kiện của Bệnh viện. 11 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cở sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 - Nghị định số 59/2007 NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về Quản lý chất thải rắn - Thông tư số 12/2011/TT - Bộ TNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011: Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007: về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. - Quyết định số 2575/1999/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 08 năm 1999: Về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTMT ngày 26 tháng 12 năm 2006:Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định 21495/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2005, tầm nhìn đến 2050. - Quyết định 155/1999/QĐ - TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý chất thải nguy hại. - Quyết định 153/2006/QĐ - TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. - TCVN 7382/2004 về chất lượng nước thải bệnh viện, tiêu chuẩn thải. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Các khái niệm liên quan * Định nghĩa chất thải y tế [20] Theo Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 quy định: 12 + Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. + Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. 2.2.2. Phân loại chất thải y tế - Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau [20]: * Chất thải lây nhiễm: - Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. - Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. *Chất thải hóa học nguy hại: - Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. - Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế - Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu. - Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì 13 (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). * Chất thải phóng xạ: - Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. - Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. * Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. * Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh 2.2.3. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tính chất của chất thải y tế 2.2.3.1.Nguồn gốc phát sinh[12] - Theo Qui chế quản lý chất thải y tế (Bộ Y tế) thì chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí, được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn. - Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: 14 + Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phân cơ thể người, rau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học ngy hại sử dụng trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ).. - Chất thải lỏng y tế nguy hại: + Được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn (từ các phòng phẫu thuật, thủ thuật, xét nghiệm, thí nghiệm...) và sinh hoạt của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người chăm nuôi (từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh. Đối với nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. - Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại): Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm: + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly) + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai, lọ thủy tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại); chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy, báo, tài liệu, túi nilon...); chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh). 2.2.3.2.Thành phần chất thải rắn y tế [20] 15 - Quy chế Quản lý chất thải Y tế do Bộ Y tế ban hành nêu chi tiết các nhóm và các loại chất thải y tế phát sinh. Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm : chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất và chất thải thông thường. 16 Bảng 2.1. Thành phần chất thải y tế Nhóm Loại chất thải - Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm Chất thải máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ lây nhiễm buồng bệnh cách ly. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. - Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. - Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. - Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này) - Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng Chất thải cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều hóa học trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này). nguy hại - Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). Chất thải - Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt phóng xạ động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Bình chứa - Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình áp suất này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. - Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). Chất thải - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các thông chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột thường bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh (Nguồn: Tổng hợp từ Quy chế Quản lý chất thải rắn y tế 2007- Bộ Y tế) [18.] - Trong báo cáo về quản lý và xử lý chất thải y tế nằm trong khuôn khổ dự án chăm sóc sức khỏe cho khu vực nghèo 7 tỉnh miền núi phía Bắc do Bộ 17 Y tế chủ trì, điều tra khảo sát thành phần chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện tuyến huyện, tỉnh quy mô 100-400 giường cho thấy trong thành phân chất thải nguy hại, chất thải giải phẫu ( chất hữu cơ) chiếm tỷ lệ lớn (44,4%) trong khi chất thải sắc nhọn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,8%). - Việc tìm hiểu đặc tính chất thải y tế nguy hại đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn lò đốt chất thải y tế cho phù hợp. Độ ẩm của chất thải rắn là thông số liên quan đến giá trị nhiệt lượng. Tỷ trọng được xác định bằng tỷ số giữa trọng lượng của mẫu rác và thể tích chiếm chỗ. Tỷ trọng thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén chặt của rác. Khối lượng chất thải có thể đốt mỗi giờ phụ thuộc vào giá trị nhiệt lượng của mỗi kilogam chất thải. - Đặc điểm của chất thải rắn y tế nguy hại ở Việt Nam là thành phần thay đổi lớn, không đồng nhất, độ ẩm cao, chất thải chứa lượng vải dính máu mủ, găng tay nhựa khá nhiều và chất thải có nhiệt trị khá thấp. Khảo sát tại các bệnh viện huyện thuộc 7 tỉnh miền núi phía bắc năm 2007 cho thấy thành phần chất thải nguy hại có xu hướng có giá trị nhiệt cao hơn so với khảo sát năm 2002. Bảng 2.2. Đặc tính của chất thải y tế nguy hại Đặc tính Tỷ trọng (tấn /m3) Độ ẩm (%) Giá trị trung bình 0.13 50 Tỷ lệ tro (%) 10,3 Nhiệt trị, kcal/kg 2153 (Nguồn: Ngo Kim Ch -Final Report on Building up the Plan for hearlthcare waste management and treatment, 200 ) [21] 2.2.4. Thành phần nước thải bệnh viện Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường như nước thải sinh hoạt của cán bộ viên chức, của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn nhà, bể phốt của các khu điều trị (ô nhiễm hữu cơ), nước trong mùa mưa còn có thể nhiễm những hóa chất phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các khu xét nghiệm, phòng mổ. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ bởi trong nước thải bệnh viện có chứa các loại vi 18 trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virut….từ máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh. Bảng 2.3. Thành phần nước thải bệnh viện Nhóm Thành phần Cacsbonhydrat, protein, chất béo nguồn gốc động vật và thực vật, các hợp chất nitơ, phốtpho Nguồn phát sinh Nước thải sinh hoạt cyar Các chất ô bệnh nhân, người nhà nhiễm hữu cơ, bệnh nhân, khách vãng các chất vô cơ lai và cán bộ công nhân viên trong bệnh viện Các chất tẩy rửa Muối của các axit béo bậc cao Xưởng giặt của bệnh viên - Formaldehyde Sử dụng trong khoa giải - Các chất quang hóa học phẫu bệnh, tiệt khuẩn, - Các dung môi gồm các hợp chất ướp xác và dùng bảo Halogen như cloroform, các thuốc quản các mẫu xét nghiệm Các loại hóa mê sốc hơi như Halothan, các hợp ở một số khoa chất chất khác như xylen, axeton Có trong dung dịch dùng - Các chất hóa học hỗn hợp: gồm cố định và tráng phim các dịch làm sạch và khử khuẩn Sử dụng trong quá trình - Thuốc sử dụng cho bệnh nhân điều trị, chuẩn đoán bệnh Vi khuẩn: Salmonalla, Shigella, Có trong máu, dịch, Các vi khuẩn, Vibrio, Cholorae, Coliorm, tụ cầu, đờm, phân của người virut, ký sinh liên cầu, Virus đường tiêu hóa, mang bệnh trùng gây bệnh virus bại liệt, nhiễm các loại ký sinh trùng, amip và các loại nấm (Nguồn : Bộ Y tế và DTM Dự án Xây dựng 2007) [19]. Đánh giá chung về nước thải bệnh viện ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự( Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường) cho thấy đối với các bệnh viện tØnh hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải ở mức trung bình, oxy hòa tan cao, hàm lượng nitơ amoni nhỏ. Tuy nghiên tổng số Coliform trong nước thải bệnh viện lại rất cao. Phần lớn các chỉ tiêu của nước thải đều vượt tiêu chuẩn cho phép, 1 số chỉ tiêu gấp nhiều lần. Nước thải y tế không được khử trùng trước 19 khi thải vào hệ thống cống thải chung. Nước thải bệnh viện chưa qua xử lý xả vào các nguồn nước sẽ gây ô nhiễm và làm lan truyền dịch bệnh. Phần lớn các bệnh viện tuyến tØnh tập trung ở khu vực dân cư đông, do vậy dịch bệnh dễ dàng phát tán nhanh chóng. Bảng 2.4. Các vi khuẩn gây bệnh phân lập được trong nước thải bệnh viện TT 1 2 3 4 5 6 7 Vi khuẩn gây bệnh Tỉ lệ phát hiện được (%) Staphylococus aureus 82,54 Pseudomonas aeruginosa 14,20 E.coli 51,61 Enterobacter 19,36 K.pneumoniae 12,91 Citrobacer 1,93 Các vi khuẩn khác 10,96 (Nguồn: Phùng Thị Thanh Tú, 2009) [17]. Bảng 2.5. Các chỉ tiêu vệ sinh trong nước thải bệnh viện trước và sau xử lý bằng phương pháp sinh học TT Chỉ tiêu Trước xử lý Sau xử lý Hiệu suất (%) 1 Cl.perfringgen(KL/10ml) 1,7 x 103 103 37,29 2 Tổng coliform (MPN/100ml) 5,9 x107 1,3 x 107 78,37 3 Faecal 4,6 x 107 7,9 x 106 82,71 4 Enterococci (MPN/100ml) 4 x 106 7,3 x 105 81,85 5 Trứng giun (tr/1000ml) 77 7 (Nguồn: Phùng Thị Thanh Tú, 2009) [17]. 91,45 Từ bảng 2.5 có thể thấy đậm độ các chỉ tiêu vi sinh vật vệ sinh trong nước thải bệnh viện rất cao. Việc xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường giúp làm giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm, truyền bệnh trong nước thải bệnh viện. 2.2.5. Ảnh hưởng của CTYT đến môi trường và sức khỏe cộng đồng 20 * Tác hại, nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng - Chất thải y tế là chất thải có chưa đựng các loại sinh vật gây bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bài, chất phóng xạ…. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng dân cư nếu CTYT không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua: da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô hấp (do xông, hít phải), đường tiêu hóa, tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường, hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, chuột… Tất cả những người tiếp xúc với CTYT nguy hại đều là đối tượng có nguy cơ bị tác động bởi chất thải y tế, bao gồm: bác sĩ, y tá, hộ lý; bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú; khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân; những người trực tiếp làm công việc xử lý rác thải tại các bãi đổ rác thải hay các lò đốt rác. Những người thu gom, bới rác . - Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là các bệnh về đường tiêu hóa do các vi khuẩn tả lỵ, thương hàn, trứng giun; nhiễm khuẩn đường hô hấp do lao, do phế khuẩn cầu; tổn thương nghề nghiệp; nhiễm khuẩn da; bệnh than; HIV/AIDS; nhiễm khuẩn huyết; viêm gan các loại, các bệnh thần kinh; gây ngộ độc, ăn mòn, cháy nổ. [1]. - Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ môi trường Mỹ có khoảng 162 - 321 trường hợp nhiễm virus viêm gan B có tiếp xúc với CTYT so với tổng số 30.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm. Trong số những nhân viên tiếp xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung là 180/1000 người trong mỗi năm, cao hơn 2 lần so với tỷ lệ này của toàn bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại. * Ở Nhật Bản: Các nghiên cứu về CTYT đã đưa ra các số liệu như sau:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng