Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã thạch ngọc, huyện thạch hà, tỉ...

Tài liệu đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã thạch ngọc, huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

.DOC
83
68
135

Mô tả:

HỌC VIÊỆN NÔNG NGHIÊỆP VIÊỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ------------------- KHÓA LUÂÂN TỐT NGHIÊÂP TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI Xà THẠCH NGỌC, HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH” Người thực hiê n  : TRẦN THỊ QUÝ Lớp : K57-MTC Khóa : K57 Ngành : MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS HOÀNG THÁI ĐẠI Hà Nô i – 2016 0 HỌC VIÊỆN NÔNG NGHIÊỆP VIÊỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG ------------------- KHÓA LUÂÂN TỐT NGHIÊÂP TÊN ĐỀ TÀI: “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI Xà THẠCH NGỌC, HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH” Người thực hiê n  : TRẦN THỊ QUÝ Lớp : K57-MTC Khóa : K57 Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS HOÀNG THÁI ĐẠI Địa điểm thực tâ p  : xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Hà Nô i – 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường, Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi kiến thức và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học đại học trong suốt 4 năm qua. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Hoàng Thái Đại trưởng khoa Môi trường, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trực tiếp, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Trung Tâm nước sạch và vệ sinh Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Hà, Ủy ban và nhân dân xã Thạch Ngọc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nôi,ô ngày … tháng … năm 20… Người thực hiê n  (Ký và ghi rõ họ tên) i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................v DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vi DANH MỤC HÌNH.......................................................................................vii MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................1 1.2 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu.........................................................2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................2 1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu.............................................................................2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................3 1.1 Một số khái niệm cơ bản.....................................................................3 1.2 Vai trò của nước..................................................................................9 1.2.1 Vai trò của nước đối với con người.......................................................4 1.2.2 Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất...........................................5 1.3 Ảnh hưởng của nước sạch đến sức khỏe con người.........................6 1.4 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước.........................................................6 1.4.1 Ô nhiễm tự nhiên...................................................................................6 1.4.2 Ô nhiễm nhân tạo..................................................................................7 1.5 Sự phân bố nguồn nước trong tự nhiên.............................................9 1.6 Tình hình nguồn nước ở nước ta......................................................10 1.7 Tình hình cấp nước sinh hoạt nông thôn........................................13 1.7.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng nước sinh hoạt......................................13 1.7.2 Các loại hình cấp nước sinh hoạt........................................................15 1.7.3 Tình hình cấp nướ sinh hoạt nông thôn...............................................19 1.7.4 Các vấn đề khó khăn liên quan đến cấp nước sạch nông thôn............19 ii 1.7.5 Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020...................................................................21 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NÔÂI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................23 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................23 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................23 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................23 2.2 Nội dung nghiên cứu.........................................................................23 2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu...............23 2.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân trong vùng nghiên cứu..................................................................................23 2.2.3 Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt vùng nghiên cứu...........................................................................................24 2.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................24 2.3.1 Phương pháp thu thập các số liệu, tài liệu...........................................24 2.3.2 Phương pháp lấy mẫu..........................................................................25 2.3.3 Phương pháp phân tích mẫu:...............................................................27 2.3.4 Phương pháp so sánh...........................................................................28 2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................28 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂÂN.................................................29 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội....................................................29 3.1.1 Vị trí địa lý và mối liên hệ vùng.........................................................29 3.1.2 Điều kiện tự nhiên...............................................................................29 3.1.3 Hiện trạng về kinh tế...........................................................................30 3.1.4 Hiện trạng dân cư nông thôn...............................................................33 3.1.5 Tiến độ xây dựng nông thôn mới........................................................34 iii 3.2 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã Thạch Ngọc....................................................................................................36 3.2.1 Hiện trạng các nguồn cấp nước cho sinh hoạt....................................36 3.2.2 Đánh giá chất lượng các nguồn nước sinh hoạt..................................42 3.3 Dự báo nguồn gây ô nhiễm và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước................................................................................48 3.3.1 Dự báo nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.....................................48 3.3.2 Biện giảm thiểu ô nhiễm môi trường tác động đến nguồn nước ngầm .............................................................................................................50 3.4 Các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại xã Thạch Ngọc...................................................................................54 3.4.1 Giải pháp từ phía người dân................................................................54 3.4.2 Giải pháp công trình............................................................................55 3.4.3 Giải pháp từ phía chính quyền............................................................58 KẾT LUÂÂN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................63 1 Kết luận..............................................................................................63 2 Kiến nghị............................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................66 PHỤ LỤC........................................................................................................69 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVTV Bảo vệ thực vật BYT Bộ Y Tế CN – TTCN Công nghiệp - Tiều thủ công nghiệp CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã HVS Hợp vệ sinh KT – XH Kinh tế - Xã hội NSH Nước sinh hoạt NSHNT Nước sinh hoạt nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Trung tâm UBND Ủy ban nhân dân UNICEF Tổ chức môi trường thế giới VSMT Vê Ệ sinh môi trường WHO Tổ chức y tế thế giới VK Vi khuẩn v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tiêu chuẩn giới hạn các chỉ tiêu chất lượng..................................13 Bảng 1.2 Quan điểm các tổ chức Y tế thế giới.............................................14 Bảng 2.1 Phân bố phiếu điều tra cho từng thôn............................................25 Bảng 2.2 Vị trí lấy mẫu.................................................................................26 Bảng 2.3 Phương pháp phân tích nước theo QCVN 02:2009/BYT.............27 Bảng 3.1 Tổng hợp giá trị kinh tế và cơ cấu các ngành kinh tế các ngành. .31 Bảng 3.2 Phân bố dân cư trên địa bàn xã Thạch Ngọc.................................34 Bảng 3.3 Giếng làng trên địa bàn xã.............................................................40 Bảng 3.4 Các nguồn nước được sử dụng cho sinh hoạt................................41 Bảng 3.5 Đánh giá cảm quan chất lượng nước.............................................42 Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng môi trường NSH trên địa bàn xã Thạch Ngọc...................................................................................44 Bảng 3.7 Ước tính lượng chất thải phát sinh từ chăn nuôi lợn.....................50 Bảng 3.8 Dự báo quy mô dân số...................................................................60 Bảng 3.9 Tổng hợp nhu cầu dùng nước tại xã Thạch Ngọc đến năm 2025..61 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Phân bố nước trên thế giới............................................................10 Hình 2.1 Sơ đồ lấy mẫu................................................................................27 Hình 3.1 Hình thức thu hứng nước mưa......................................................37 Hình 3.2 Phân bố độ sâu giếng khoan..........................................................38 Hình 3.3 Giếng làng.....................................................................................39 Hình 3.4 Nước dẫn từ đập Lả......................................................................41 Hình 3.5 Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân...................................42 Hình 3.6 So sánh pH của các mẫu nước sinh hoạt với QCVN 02:2009/BYT.................................................................................45 Hình 3.7 So sánh độ đục của các mẫu nước sinh hoạt với QCVN 02:2009/BYT.................................................................................46 Hình 3.8 So sánh hàm lượng sắt tổng số của các mẫu nước nước sinh hoạt với QCVN 02:2009/BYT......................................................47 Hình 3.9 Mô hình bể lọc cát.........................................................................56 Hình 3.10 Cấu trúc bể lọc xử lý nước nhiễm phèn........................................58 vii MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trong, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự sống trên Trái Đất. Đặc điểm của tài nguyên nước là được tái tạo theo quy luật thời gian và không gian. Nhưng ngoài quy luật tự nhiên, hoạt động của con người đã tác động không nhỏ đến vòng tuần hoàn nước. Nước ta có nguồn tài nguyên nước vô cùng phong phú nhưng khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6-7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nước trầm trọng. Dưới áp lực của gia tăng dân số, nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên nước như tăng dòng chảy lũ, lũ quét, cạn kiệt nguồn nước nước mùa cạn, hạ thấp mực nước ngầm, suy thoái chất lượng nước... Trong khi đó nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đã thực sự trở thành vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại, đồng thời cũng là vấn đề cấp thiết của các nước đang phát triển trong đó có nước ta. Nước sạch và vệ sinh môi trường liên quan đến mọi người, mọi ngành, mọi vùng miền, nhất là sự phát triển bền vững của đất nước và đòi hỏi sự nỗ lực của các bộ ngành, chính quyền địa phương và nhận thức của người dân về vấn đề sử dụng nước sạch, đặc biệt là vùng nông thôn Việt Nam.Cung cấp nước sạch nông thôn là vấn đề bức xúc và được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo, của người dân cũng như các cán bộ khoa học trong lĩnh vực môi trường. Xã Thạch Ngọc là một xã đi đầu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện Thạch Hà, vấn đề nước sạch sinh hoạt là một trong những nội dung nằm trong tiêu chí môi trường của chương trình nông thôn mới. Nguồn nước sinh hoạt chính của người dân trên địa bàn xã chủ yếu sử dụng nước giếng đào, giếng khoan, một số hộ sử dụng nước mưa và nước từ giếng nước tập trung. Một số thôn nguồn nước ngầm có dấu hiện nhiễm phèn nặng, cộng thêm sự phát triển mạnh của ngành chăn nuôi trên toàn xã trong những năm 1 gần đây gây nên áp lực về cả số lượng và chất lượng lên nguồn nước sinh hoạt của địa phương. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, qua đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục, cải thiện, nâng cao chất lượng nước sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại nông thôn, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” 1.2 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Đề xuất được một số giải pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng nghiên cứu. 1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường trên địa bàn huyện Hải Hậu và vùng nghiên cứu. - Đánh giá hiện trạng chất lượng các nguồn nước cấp cho sinh hoạt và so sánh với các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt. 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm cơ bản - Nước (Water): là một chất lỏng thông dụng, nước là một chất khoáng không màu, không mùi, không vị. Nước tinh khiết có công thức cấu tạo gồm 2 nguyên tử Hydro và một nguyên tử Oxi. Dưới áp suất khí trời 1 atmosphere, nước sôi ở 100˚C và đông đặc ở 0˚C, nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3. - Nguồn nước (water resource): các dạng nước chuyển tích khác nhau chung quanh như nước mưa, nước mặt và nước ngầm. - Nước sạch (clean water): nước sử dụng đạt yêu cầu vệ sinh và an toàn sức khỏe theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế ( Luật tài nguyên nước, 2013). - Nước thải (Waster water): nước sau khi sử dụng ( nước từ hệ thống cấp nước, nước mưa, nước mặt, nước ngầm…) cho các mục tiêu khác nhau sinh hoạt, sản xuất… có trộn lẫn chất thải, mang ít nhiều chất gây ô nhiễm. - Nước thải chưa xử lý (Untreated wasterwater): là nước tích lũy các chất độc hại lâu dài cho con người và các sinh vật khác. Sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra các chất khí nặng mùi. Thông thường, nước thải chưa xử lý là nguyên nhân gây bệnh do chứa các loại độc chất phức tạp hoặc mang các chất dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát triển của các loại vi khuẩn, các thực vật thủy sinh gây hại. - Sự ô nhiễm nước (Water pollution): xảy ra khi các chất thải nguy hại xâm nhập vào nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của chính bản thân nguồn nước. - Kỹ thuật cấp nước (Water supply system): tổ hợp các công trình liên quan đến việc khai thác nguồn nước, thu nước, các trạm bơm và mạng phân phối điều hòa nước sạch. - Hệ thống thoát nước (Sewerage system): hệ thống thu gom tất cả các loại nước thải, nước mưa ra khỏi khu vực dân cư, sản xuất và sau đó làm sạch và khử trùng ở một mức độ cần thiết trước khi xả vào nguồn nước chung. - Bệnh liên quan đến nguồn nước (Water-related disease): các dạng bệnh tật sinh ra do sử dụng hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn và nhiễm trùng. 1.2 Vai trò của nước 3 1.2.1 Vai trò của nước đối với con người Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sơ cổ trên Trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò quan trọng, nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia vào quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bất buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Con người sống không thể thiếu nước. Cơ thể chỉ mất đi 10% lượng nước thì lập tức các chức năng sinh lý sẽ bị rối loạn, nếu mất đi 20% lượng nước thì nhanh chóng dẫn đến nguy cơ tử vong. Một cơ thể khỏe mạnh, nhịn ăn, chỉ cần cung cấp đủ nước vẫn có thể duy trì sự sống trong vòng 1 tháng. Ngược lại, nếu thiếu nước, chỉ sử dụng thức ăn khô không có nước thì bình thường sau 5-7 ngày sẽ có nguy cơ tử vong. Điều này cho chúng ta thấy rằng, nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự sống con người. Nước chiếm khoảng 60% thành phần cấu tạo cơ thể. Hàm lượng nước ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới, người trẻ tuổi cần nhiều hơn người cao tuổi. Đối với các bộ phận trong cơ thể, lượng nước phân bố không giống nhau. Trong xương chiếm 10%, trong mô mỡ chiếm 20%-35%, trong thịt chiếm gần 70%, trong dịch vị và huyết tương nước chiếm tới hơn 90%. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 70% trọng lượng của cơ thể người, con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt. Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia: Khoảng 80% thành phần mô não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh thần, khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu nước, sự chuyển hóa prôtêin và enzymer để đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy: nước là thành phần chủ yếu của lớp sụn và chất hoạt dịch, khi bộ phận này được cung cấp đủ nước, sự va chạm trực tiếp sẽ giảm đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp. Uống 4 đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt động thường xuyên, bài thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồn đọng lâu dài của những độc tố gây bệnh ung thư: uống nước nhiều hằng ngày giúp làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp phần thúc đẩy sự lưu thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành của các loại sỏi: đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản... 1.2.2 Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất - Đối với đời sống sinh hoạt: nước sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm giăt, hoạt động vui chơi giải trí như bơi lôi... - Đối với hoạt động nông nghiệp: như trồng lúa, hoa màu nước là yếu tố không thể thiếu. - Đối với công nghiệp: nước được sử dụng trong quá trình sản xuất giấy, công nghiệp hóa chất và kim loại, dệt may... - Nước có vai trò với các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi, thủy điện. Nước cũng là tài nguyên có ý nghĩa đa nghành, là nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho hoạt động của các ngành kinh tế. Hiện nay, Nông nghiệp vẫn là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chiếm khoảng 75%-80% tổng lượng nước sử dụng hàng năm, kế theo là nước dùng cho công nghiêp, dịch vụ và sinh hoạt. Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước ta năm 2010 là 112 tỷ m3, trong đó có ngành nông nghiệp dùng 17 tỷ m 3, dịch vụ dùng 11 tỷ m3. Ước tính đến năm 2040, tổng lượng nước cần dùng tăng lên 260 tỷ m 3. Tỷ trọng của các ngành cũng có những thay đổi đáng kể: nông nghiệp và dịch vụ dùng là 134 tỷ m3, công nghiệp 40m3. Ngoài những chức năng trên, nước còn là chất năng lượng (hải triều, thủy năng), chất mang vật liệu và là tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình vật chất trong tự nhiên. Nước cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, số lượng cùng với chất lượng mà con người có và sử dụng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá quá trình độ văn minh, tiến bộ của con người hiện nay. 5 Tóm lại: đối với con người hay trong đời sống sản xuất nước đóng một vai trò hết sức quan trọng. 1.3 Ảnh hưởng của nước sạch đến sức khỏe con người Trong quá trình tiếp cận nguồn nước người dân thành thị sử dụng nước sạch cao hơn dân nông thôn, do đó khả năng xảy ra bệnh liên quan tới nước người dân thành thị thấp hơn so với người dân nông thôn. Ở nông thôn phần lớn người dân sử dụng nước sông, việc xử lý nước thì đơn giản như lắng phèn, phơi nắng không thể loại bỏ hết chất độc hại, khi đem sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cho ăn uống dễ phát sinh, phát triển bệnh cho con người. Bên cạnh đó, nước bị ô nhiễm còn gây ra bệnh ngoài da như đau mắt hột, phụ khoa, ghẻ ngứa…Nước vô trùng sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao động mang lại cho người dân một cuộc sống thoải mái, văn minh. Các bệnh liên quan tới nước thường do nước bị ô nhiễm có tác nhân gây bệnh từ nguồn gốc con người và động vật. Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn bệnh và trong thực tế các bệnh lây lan qua môi trường nước là nguyên nhân gây ra bệnh tật và tử vong, nhất là các nước đang phát triển thì bệnh tật làm tổn thất tới 35% tiềm năng sức lao động. 1.4 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước 1.4.1 Ô nhiễm tự nhiên Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các 6 yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. 1.4.2 Ô nhiễm nhân tạo a. Nước thải sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. b. Nước thải đô thị: là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt. Ở nhiều vùng , phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. c. Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua… 7 d. Từ y tế: Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng... cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện. Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Đặc tính của nước thải bệnh viện: ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. e. Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp: Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... f. Trong sản xuất ngư nghiệp: Nước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn nước do các hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ. Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi 8 trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Bên cạnh đó, các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản, tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản. Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ lấy một phần, phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi khó chịu. Một thực trạng đang xảy ra với các cơ sở nuôi trồng thủy sản là hiện tượng thức ăn nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm. 1.5 Sự phân bố nguồn nước trong tự nhiên Trái đất có khoảng 361 triệu km2 diện tích là đại dương( chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỷ km 3 , trong đó nước nội địa chỉ chiếm 91 triệu km 3 ( 6,1%), còn 93,9% là nước biển và đại dương. Tài nguyên nước ngọt chiếm 28,25 triệu km 3 (1,88% thủy quyển), nhưng phần lớn lại ở dạng đóng băng ở hai cực trái đất ( hơn 70% lượng nước ngọt). Lượng nước thực tế con người có thể sử dụng được là 4,2 triệu km3 (0,28% thủy quyển ). Hình 1.1 Phân bố nước trên thế giới Nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 km3, bằng 1/150 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất. Nhưng nước sông và hồ là nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng hàng ngày. 9 Đa số nước là nước mặn không thể sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Nước mặn có thể gây ngộ độc muối cho cơ thể sinh vật và gây ăn mòn các thiết bị trong công nghiệp. Lượng nước mưa phân bố trên trái đất không đồng đều và không hợp lý. Tùy theo vị trí địa lý và biến động thời tiết, có nơi mưa nhiều gây lũ lụt, có nơi khô kiệt, hạn hán kéo dài. Thêm nữa, sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông nghiệp, do đó việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơ làm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Trước mắt, các quốc gia đang phát triển phải trực diện với nạn gia tăng dân số vì không có khả năng ngăn chặn mức sinh sản của người dân, các nước này sẽ là những nạn nhân đầu tiên của nạn khan hiếm nguồn nước. 1.6 Tình hình nguồn nước ở nước ta Việt Nam có nguồn nước tương đối phong phú để phục vụ cấp nước NSHNT. Nguồn nước chủ yếu được dùng để cấp nước sinh hoạt bao gồm nước mưa, nước mặt và nước ngầm. a. Nước mưa Lượng mưa hàng năm của Việt Nam tương đối lớn, trung bình từ 1.800mm đến 2000mm, nhưng phân bố không đều về không gian và thời gian, tạo nên những vùng có lượng mưa lớn xen kẽ các vùng có lượng mưa nhỏ trong phạm vi toàn lãnh thổ.Mưa phân bố không đều theo thời gian trong năm, chia 2 mùa rõ rệt phụ thuộc vào 2 mùa gió chính, đó là mùa mưa và mùa khô (gọi là mùa mưa ít). Hai mùa này khác nhau về lượng mưa, thời gian xuất hiện và kết thúc mưa, thời gian mưa và độ ổn định tương đối của mưa và tùy theo từng vùng lãnh thổ. Mưa trong mùa khô chủ yếu là mưa phùn, lượng mưa không đáng kể vì vậy không có ý nghĩa với cung cấp nước. Mưa lớn thường xuyên có khả năng xảy ra trong mùa mưa với cường độ lớn. Mùa mưa kéo dài khoảng 4-6 tháng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, còn phía đông Trường Sơn, mùa mưa rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng. Vì vậy, việc sử dụng nguồn nước mưa để cấp nước cho ăn uống là có thể được 10 nhưng để mục đích sinh hoạt khác là vấn đề khó khăn và không thể thỏa mãn nhu cầu trong mùa khô. b. Nước mặt Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có lượng mưa lớn nên nguồn nước mặt rất dồi dào. Do cấu trúc địa chất, địa hình ở 3/4 diện tích toàn lãnh thổ là đồi núi đã tạo nên mạng lưới sông suối dày đặc với mật độ sông suối tính theo những dòng chảy thường xuyên là 0,60km/km2 trung bình trên toàn lãnh thổ. Chất lượng nước mặt, nhìn chung không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước phục vụ cho ăn uống theo quy định về độ trong, hàm lượng hữu cơ và vi sinh vì vậy trước khi sử dụng cần có xử lý nước. Ở vùng cửa sông, nước biển theo thủy triều xâm nhập vào sông làm nước sông bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở vùng này không sử dụng nước mặt cho mục đích ăn uống và sinh hoạt được. Nguồn tài nguyên nước mặt của Việt Nam tương đối phong phú, phân bổ trên phần lớn lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nước tại chỗ cho các mục đích nói chung và ăn uống sinh hoạt nói riêng. c. Nước ngầm Nước ngầm đã và đang là đối tượng chủ yếu được khai thác phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó có ăn uống và sinh hoạt. Trên lãnh thổ Việt Nam, nước ngầm được chứa giữ trong các lỗ hổng và khe nứt của các loại đất đá khác nhau (chủ yếu là trầm tích bở rời, trầm tích lục nguyên, phun trào xâm nhập cacbonat, biến chất và hỗn hợp) có tuổi già nhất (Ackeozoi) đến tuổi trẻ nhất (Đệ tử). Về chất lượng nước với những công trình khai thác nước với chiều sâu tương đối lớn có thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt không cần phải xử lý. Trừ những vùng nước ngầm bị ô nhiễm không đáp ứng nhu cầu cho mục đích ăn uống, còn lại các thành phần hóa học khác phần lớn tương đối phù hợp với cơ thể con người. Nhiều nơi trong nước ngầm, hàm lượng sắt thường lớn hơn giới hạn cho phép ( Fe>0,5 mg/l) nên cần xử lý nước trước khi sử dụng. Nguồn nước của Việt Nam hiện còn dồi dào. Lượng mưa khá cao, một 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan