Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ...

Tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ

.PDF
95
1
74

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế nông nghiệp Phú Thọ, năm 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế nông nghiệp NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. PHẠM THÁI THỦY Phú Thọ, năm 2018 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề........................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................ 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4 4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................................... 4 4.2. Phƣơng pháp chuyên gia ............................................................................................ 4 4.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................................... 4 4.4. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................................... 4 5. Kết cấu đề tài................................................................................................................... 6 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP .............................................................................................................................. 7 1.1. Cơ sở lý luận chung..................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp và phân loại đất nông nghiệp ................................... 7 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp............................................................... 9 1.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với sử dụng đất nông nghiệp hiện nay .................................10 1.1.4. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ...........................................13 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả .........................................................................................15 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...........................15 1.2.2. Đặc điểm và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..........18 1.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................23 1.3. Cơ sở thực tiễn ...........................................................................................................25 1.3.1. Trên thế giới............................................................................................................25 i 1.3.2. Ở Việt Nam.............................................................................................................27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ................................................................29 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Thủy ..29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................29 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................................35 2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy ............................................................................................................................................42 2.2.1. Tình hình sử dụng quỹ đất.....................................................................................42 2.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện ........................................................45 2.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện.................................................49 2.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........................................52 2.4.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ..............................52 2.4.2. Hiệu quả xã hội.......................................................................................................60 2.4.3. Hiệu quả môi trƣờng ..............................................................................................63 2.5. Lựa chọn loại hình sử dụng đất nông nghiệp..........................................................65 2.6. Đánh giá thực trạng ...................................................................................................66 2.6.1. Mặt đạt đƣợc ...........................................................................................................66 2.6.2. Hạn chế....................................................................................................................67 2.6.3. Nguyên nhân ...........................................................................................................67 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ..........69 3.1. Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy ..............69 3.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................69 3.1.2. Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp ..................................................................69 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy............................................................................................................71 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch .........................................................................................71 3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật .............................................................................................73 3.2.3. Giải pháp về chính sách .........................................................................................74 ii 3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất........................................76 3.2.5. Giải pháp về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ...........................................77 3.2.6. Giải pháp về vốn ....................................................................................................78 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................80 1. Kết luận .........................................................................................................................80 2. Kiến nghị .......................................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................83 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa đầy đủ BVTV Bảo vệ thực vật CN Công nghiệp CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CPTG Chi phí trung gian ĐVT Đơn vị tính GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất KT - XH Kinh tế - xã hội LĐ Lao động LUT Loại hình sử dụng đất LX – LM Lúa xuân – lúa màu PTNT Phát triển nông thôn SDĐ Sử dụng đất THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC BẢNG STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên bảng Bảng 2.1: Giá trị sản xuất của huyện Thanh Thủy Bảng 2.2: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Thanh Thủy Bảng 2.3: Tình hình biến động dân số trên địa bàn huyện Thanh Thủy Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Thủy năm 2017 Bảng 2.5: Biến động diện tích đất nông nghiêp năm 2015 – 2017 Bảng 2.6: Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Thanh Thủy Bảng 2.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính tại huyện Thanh Thủy Bảng 2.8: Kết quả và hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất của huyện Thanh Thủy Bảng 2.9: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất v Trang 35 36 40 44 46 49 53 57 61 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ STT 1 2 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất năm 2017 của huyện Thanh Thủy Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 của huyện Thanh Thủy vi Trang 42 45 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 2.1: Mô hình chuyên lúa tại xã Đào Xá 51 2 Hình 2.2: Mô hình chuyên ngô tại xã Đồng Luận 51 3 Hình 2.3: Mô hình chuyên chè tại xã Yến Mao 51 4 Hình 2.4: Mô hình chuyên bƣởi tại xã Tu Vũ 51 vii A. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp... Đồng thời đất đai là môi trƣờng hoạt động sản xuất ở nông thôn. Tuy vậy, đất đai là một nguồn tài nguyên có giới hạn về số lƣợng, cố định về vị trí không gian, không thể di chuyển theo sự sắp đặt chủ quan của con ngƣời. Do sức ép gia tăng dân số và nhu cầu khai thác, đất nông nghiệp đang đứng trƣớc nguy cơ giảm về diện tích và chất lƣợng độ phì nhiêu. Vì vậy, con ngƣời cần tìm ra nhiều phƣơng thức sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mỗi loại đất có những yếu tố thuận lợi và hạn chế khác nhau nên phƣơng thức sử dụng đất cũng phải khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực cụ thể. Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33.096.731 ha, trong đó 30.619.824 ha đất đã đƣợc sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, chiếm 92,5% tổng diện tích tự nhiên; còn 2.476.908 ha đất chƣa đƣợc sử dụng vào các mục đích, chiếm 7,5% tổng diện tích tự nhiên (Theo quyết định số 1467/QĐ – BTNMT). Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 26.822.953 ha, chiếm 81,04% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân đất tự nhiên trên đầu ngƣời là 0,43 ha bằng 1/7 mức bình quân thế giới, bình quân đất nông nghiệp trên đầu ngƣời là 1,230 m2 bằng 1/3 mức bình quân thế giới (Bộ TN và MT, 2007). Mặt khác, đất nông nghiệp phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. Vì vậy, việc sử dụng đất đai hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về lƣơng thực – thực phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của ngƣời quản lý và sử dụng đất. Nông nghiệp là một ngành sản xuất những sản phẩm thiết yếu nhƣ lƣơng thực, thực phẩm. Việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết. Mục tiêu của việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý là đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trƣớc mắt và lâu dài. Mục tiêu này góp phần xây dựng một nền nông nghiệp tòa diện về xã hội, kinh tế, môi trƣờng một cách bền vững. 1 Phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc hiểu là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tƣơng lai – Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), … Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhƣ nghiên cứu về chƣơng trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (1994); phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng (Nguyễn Nhƣ Hà, 2000); đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng (1997) cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 – 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng có điều kiện tƣới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã đƣợc bố trí trong các phƣơng thức luân canh nhƣ cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp. Thông qua đó, việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa dạng hóa của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống mới với năng suất và chất lƣợng cao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất có ảnh hƣởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất. Huyện Thanh Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ. Huyện có vị trí tƣơng đối thuận lợi, phía Đông giáp huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội), phía Tây giáp huyện Thanh Sơn, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn, còn Đông Nam giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Bắc giáp huyện Tam Nông. Sản phẩm nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính cho nhân dân trong huyện, những năm gần đây kinh tế nông nghiệp – nông thôn tuy có những bƣớc phát triển mới song nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, công cụ sản xuất đa phần là thủ công, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chƣa cao.Với tổng diện tích tự nhiên của huyện là 12.568,06 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 9.074,30 ha chiếm 72,2% tổng diện tích đất tự nhiên; dân số là 78.326 2 nghìn ngƣời, mật độ dân số là 623 ngƣời/km2 (Theo báo cáo thống kê đến ngày 8/8/2017). Hiện nay, những chính sách về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển các ngành sản xuất trên địa bàn huyện còn đang bất cập, không đồng bộ. Mặc dù đã qua nhiều năm đổi mới, song ngƣời nông dân vẫn còn tƣ tƣởng bao cấp, nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trƣờng còn hạn chế. Môi trƣờng có dấu hiệu bị ô nhiễm, việc thu hẹp đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích: đất ở, đất chuyên dùng đã có tác động đáng kể đến ngƣời dân… dẫn đến sự suy thoái tài nguyên và ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để huyện Thanh thủy có hƣớng đi đúng đắn trong phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, giúp ngƣời dân lựa chọn phƣơng pháp sản xuất phù hợp trong điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu về phát triển lƣơng thực – thực phẩm, phát triển nền nông nghiệp bền vững là việc hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đề tài tập trung phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho huyện trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; - Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Thanh Thủy; - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy; 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi không gian: huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi thời gian: + Thời gian lấy số liệu từ năm 2015 đến 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan nhƣ: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, UBND huyện, phòng nông nghiệp và PTNT, phòng tài chính, phòng thống kê, trạm khuyến nông huyện… Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp… Ngoài ra, tham khảo thông tin từ các nguồn internet, sách báo và báo cáo tổng kết hàng năm ở huyện. 4.2. Phương pháp chuyên gia Thu thập ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của lãnh đạo và cán bộ Phòng nông nghiệp và PTNT, trạm khuyến nông và UBND huyện, các nông dân giỏi để đề xuất hƣớng sử dụng đất nông nghiệp và đƣa ra các giải pháp thực hiện. 4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Đây là phƣơng pháp phân tích, xử lý các số liệu thô đã thu thập đƣợc để thiết lập các bảng biểu để so sánh đƣợc sự biến động và tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đƣa ra các biện pháp cần thực hiên. 4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và đƣợc đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: 4 - Tỷ lệ sử dụng đất đai: là tỷ số giữa hiệu của tổng diện tích đất đai và diện tích đất chƣa sử dụng với tổng diện tích đất đai. - Tỷ lệ sử dụng đất đai (%) = (tổng diện tích đất đai – diện tích đất chƣa sử dụng)/ tổng diện tích đất đai. - Tỷ lệ sử dụng loại đất (%) = diện tích của các loại đất/ tổng diện tích đất đai. 4.4.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp Bao gồm các chỉ tiêu đánh giá: - Giá trị sản xuất (GO) = giá nông sản × sản lƣợng - Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc BVTV, nguyên liệu, vật liệu…). - Giá trị gia tăng (VA): là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất đƣợc xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian. VA = GO – IC - Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian (GO/IC): là giá trị trên 1 đồng chi phí trung gian. - Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC): là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian. - Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động: VA/ 1 ngày công lao động. - Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí: VA/ 1 đơn vị chi phí. 4.4.2. Hiệu quả xã hội Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội, gồm có: - Giá trị một ngày công lao động nông nghiệp. - Mức độ thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm. - Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời ở vùng nông thôn. - Đảm bảo an toàn lƣơng thực, gia tăng lợi ích của công dân. 4.4.3. Hiệu quả môi trường Gồm các chỉ tiêu: 5 - Độ che phủ = (diện tích trồng cây lâu năm + diện tích đất lâm nghiệp có rừng)/ diện tích đất tự nhiên. - Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng hàng năm/ tổng diện tích trồng cây hàng năm. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. 6 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận chung 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp và phân loại đất nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp Học giả ngƣời Nga, Docutraev (1886) cho rằng: “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo đọc lập, lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất đó là sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”. Theo quan niệm của các nhà Thổ nhƣỡng và quy hoạch Việt Nam lại cho rằng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhƣỡng, địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại”. Có thể nói đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Tuy nhiên, đất đai có vị trí quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Đất đai tham gia với vai trò là một yếu tố của sản xuất và là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế đƣợc. Nếu không có đất đai thì chúng ta không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp vì mọi hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp đều diễn ra trên một đơn vị diện tích nhất định. Đất nông nghiệp đƣợc hiểu là đất đƣợc sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Theo luật đất đai năm 2003 đã nêu: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác”. 1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp 7 Theo Luật Đất đai năm 2003 căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai đƣợc phân thành 3 nhóm: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng, cụ thể đƣợc quy định tại điều 10 Luật Đất đai nhƣ sau: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. + Đất trồng cây lâu năm. + Đất rừng sản xuất. + Đất rừng phòng hộ. + Đất rừng đặc dụng. + Đất nuôi trồng thuỷ sản. + Đất làm muối. + Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: + Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. + Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp. + Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ. + Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng. + Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đƣờng, nhà thờ họ. + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng. + Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. 8 - Nhóm đất chƣa sử dụng gồm các loại đất chƣa xác định mục đích sử dụng. 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của đất nông nghiệp Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con ngƣời. Nói về tầm quan trọng của đất C. Mác viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là một kho tàng cung cấp các tƣ liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cƣ, là nền tảng của tập thể” (C. Mác – 1949). Trong quá trình sản xuất nông nghiệp đất đai tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ với tƣ cách là đối tƣợng lao động mà nó còn là điều kiện để tiến hành cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Nếu không có đất đai thì quá trình sản xuất không đƣợc tiến hành hay nói cách khác muốn cho quá trình sản xuất nông nghiệp đƣợc diễn ra thì phải có đất đai. Ngoài ra, đất đai còn vừa là đối tƣợng lao động vừa là tƣ liệu lao động, tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế đƣợc trong nông nghiệp. Khi con ngƣời sử dụng công cụ lao động tác động vào đất đai làm cho đất thay đổi hình dạng, đất đai là đối tƣợng lao động. Còn khi con ngƣời sử dụng công cụ lao động tác động lên đất thông qua các thuộc tính lý học, hóa học, sinh vật học và các thuộc tính khác của đất đề tác động lên cây trồng thì lúc đó đất đai là tƣ liệu lao động. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 quy định: "Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tự liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế với những đặc điểm: Thứ nhất, đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Đất đai vốn đã có sẵn từ khi con ngƣời chƣa xuất hiện, chỉ từ khi con ngƣời khai phá đƣa đất hoang hóa vào sử dụng để tạo ra sử dụng để phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời thì ruộng đất mới trở thành sản phẩm của lao động. 9 Thứ hai, đất đai bị giới hạn về mặt không gian nhƣng không bị giới hạn về mặt sản xuất. Diện tích đất đai bị giới hạn bởi một không gian nhất định, bao gồm cả giới hạn về mặt tƣơng đối và cả giới hạn về mặt tuyệt đối. Bên cạnh đó, không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đƣa vào canh tác đƣợc, diện tích đất nông nghiệp đƣa vào canh tác chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhất định. Tuy bị giới hạn về mặt không gian nhƣng sức sản xuất của đất đai là không có giới hạn bởi trên mỗi đơn vị diện tích đất đai chúng ta sử dụng hợp lý, khoa học, đầu tƣ hợp lý các nguồn vốn, sức lao động, đƣa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất thì sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích đó sẽ cao hơn rất nhiều. Thứ ba, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế trong quá trình sản xuất, nó sẽ không bị hao mòn cả về số lƣợng và chất lƣợng nếu nhƣ chúng ta sử dụng nó một cách hợp lý. Nếu sử dụng hợp lý, đầu tƣ đúng mức thì chất lƣợng ruộng đất ngày càng tốt hơn, sức sử dụng ruộng đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất ngày càng lớn hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một diện tích đất canh tác. Thứ tƣ, đất đai có vị trí cố định và chất lƣợng không đồng đều. Các tƣ liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến bất kỳ một nơi nào cần thiết, còn ruộng đất lại có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng. Đất đai có chất lƣợng không đồng đều giữa các khu vực. Chất lƣợng không đồng đều của đất đai một mặt do quá trình hình thành đất ở mỗi khu vực khác nhau, một mặt do quá trình canh tác, sử dụng của con ngƣời. Vì thế trong quá trình sử dụng chúng ta cần phải không ngừng cải tạo, bồi dƣỡng đất, không ngừng nâng dần độ đồng đều của đất đai trên từng khu vực để đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. 1.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với sử dụng đất nông nghiệp hiện nay * Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của nhiều nƣớc trên thế giới. Đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển, sản xuất lƣơng thực không chỉ đảm bảo lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia. 10 Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3,3, tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác đƣợc 1,5 tỷ ha còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất đất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn (Ngô Thế Dân, 2001). Bên cạnh đó, đất nông nghiệp còn phải đối mặt với hiện tƣợng suy thoái khá trầm trọng, hiện tƣợng này có liên quan chặt chẽ đến chất lƣợng đất và môi trƣờng. Để đáp ứng đƣợc lƣơng thực, thực phẩm cho con ngƣời trong hiện tại và tƣơng lai thì biện pháp đƣợc coi là hữu hiệu nhất đó là thâm canh tăng năng suất cây trồng. Trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lƣợng dinh dƣỡng cần thiết – sử dụng phân bón. Theo báo cáo của World Bank (1995), hàng năm mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lƣơng thực vẫn thiếu hụt từ 150 – 200 triệu tấn, trong khi đó vẫn có từ 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn. Trong 1200 triệu ha đất bị thoái hóa có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản xuất do sử dụng không hợp lý. Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất ở vùng trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dƣỡng, để đảm bảo đủ chất dinh dƣỡng đất không bị thoái hóa thì N, P là hai yếu tố cần phải đƣợc bổ sung thƣờng xuyên (FAO, 1993). Trong quá trình sử dụng đất do chƣa tìm đƣợc các loại hình sử dụng đất hợp lý hoặc chƣa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tƣợng thoái hóa đất nhƣ: vùng đất dốc mà trồng cây lƣơng thực, đất có dinh dƣỡng kém lại không luân canh với các loại cây có độ dinh dƣỡng cao. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, ngƣời dân tập trung chủ yếu vào trồng cây lƣơng thực đã gây ra hiện tƣợng xói mòn, suy thoái đất. Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con ngƣời còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều gây ảnh. Hiện nay, những vấn đề về môi trƣờng đã trở nên cấp thiết và nó đƣợc chia làm hai loại chính: một loại gây ra bởi công nghệ hóa học và các kỹ thuật hiện đại, một loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên. Hệ sinh thái vốn cân bằng một cách mỏng manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phƣơng thức canh tác phản tự nhiên, buộc con ngƣời phải chuyển hƣớng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan