Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp đánh giá công tác quản lý xử lý chất thải rắn tại nhà máy của công ty daiso chi ...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý xử lý chất thải rắn tại nhà máy của công ty daiso chi nhánh niigata nhật bản

.PDF
42
64
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------------- LÊ THỊ THU HÀ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI NHÀ MÁY PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DAISO CHI NHÁNH NIIGATA (NHẬT BẢN) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành :Quản lí tài nguyên và môi Lớp :47-QLTN và MT- N01 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015–2019 Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Đình Thi Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng sau khi ra trường. Được sự nhất trí của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Quản lí tài nguyên, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với tên đề tài: “Đánh giá công tác quản lý xử lý chất thải rắn tại nhà máy của công ty Daiso chi nhánh Niigata (Nhật Bản)” Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn đến thầy giáo Th.S NGUYỄN ĐÌNH THI đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tiếp theo em muốn gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế Trường đại học nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho chúng em được ra nước ngoài thực tập, nâng cao hiểu biết nhận thức về cách làm việc, cách sống của người dân Nhật Bản, một nước phát triển với mức sống và chỉ số phát triển con người rất cao, một đất nước có nền văn hóa đặc sắc. Mặc dù bản thân em có nhiều cố gắng xong do trình độ và thời gian có hạn, nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày…… tháng…… năm 2020 Sinh viên Lê Thị Thu Hà ii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Bảng số liệu diện tích công ty ........................................................ 15 Bảng 4.2: Bảng số lượng công nhân viên ....................................................... 17 Bảng 4.3. Bảng phân công công việc trong một tháng của công nhân ........... 19 Bảng 4.5 Bảng số liệu tình hình sản xuất của nhà máy trung bình trong một tuần .................................................................................................................. 19 Bảng 4.6. Bảng số liệu tình hình sản xuất của nhà máy năm 2019 ................ 20 Bảng 4.7. Bảng số liệu tỉ lệ nguồn gốc phát sinh của chất thải rắn .............. 28 tại nhà máy ...................................................................................................... 28 Bảng 4.8. Bảng số liệu phân loại rác thải theo tỷ lệ........................................ 30 Bảng 4.9. Tổng lượng rác thải rắn qua các năm ............................................. 31 giai đoạn 2017-2018-2019 nhà máy................................................................ 31 iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1:Vị trí địa lý của tỉnh Niigata .............................................................. 6 Hình 4.1. Nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata ......................................................................................................................... 15 Hình 4.2. Sơ đồ bộ máy văn phòng của nhà máy .......................................... 16 Hình 4.3: Sơ đồ thứ tự 4 công việc chính của nhà máy ............................... 17 Hình 4.4. Sơ đồ hình ảnh thứ tự 4 công việc chính của nhà máy ................. 18 Hình 4.5. Quy định đổ rác tại Nhật Bản.......................................................... 23 Hình 4.6. Rác cháy được ................................................................................. 23 Hình 4.7. Rác không cháy được ...................................................................... 25 Hình 4.8. Rác tài nguyên ................................................................................. 25 Hình 4.9. Rác tài nguyên ................................................................................ 26 Hình 4.10. Rác cồng kềnh ............................................................................... 27 Hình 4.11. Rác thu gom ................................................................................. 27 Biểu đồ 4.1. ..................................................................................................... 28 Hình 4.12. Sản phẩm lỗi hỏng tại các cửa hàng gửi về................................... 29 Hình 4.13. Thùng caton được máy nén và chuẩn bị đưa đi tái chếHìn .......... 29 Hình 4.14. Những lon nước hết hạn ................................................................ 29 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ cách phân loại rác theo tỷ lệ.......................................... 30 Hình 4.15. Nhà máy tuân thủ đổ rác và phân loại rác theo quy định............. 32 iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. ...................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản............................................................... 3 Vị trí địa lí ......................................................................................................... 3 2.2. Tổng quan về tỉnh Niigata. ......................................................................... 6 2.3. Tổng quan về quản lí môi trường của Nhật Bản và tỉnh Niigata ............... 7 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 12 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 12 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 12 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 12 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 12 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 12 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 12 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu ............................. 12 3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................ 13 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 14 4.1. Khái quát về công ty Daiso ...................................................................... 14 4.1.1.Tổng công ty Daiso ................................................................................ 14 v 4.1.2. Cơ sở nơi thực tập (chi nhánh Niigata) ................................................. 14 4.2: Tình hình sản xuất, tiêu thụ tại nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata. ................................................................................. 16 4.2.1.Sơ đồ bộ máy văn phòng của nhà máy ................................................. 16 4.2.2.Tình hình sản xuất, tiêu thụ tại nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata. ................................................................................. 17 4.3.Đánh giá công tác quản lý xử lý chất thải rắn tại nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata..................................................... 21 4.3.1. môi trường làm việc tại nhà máy. ......................................................... 21 4.3.2. Đánh giá công tác quản lý xử lý chất thải rắn tại nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata..................................................... 21 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất ............................. 33 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN ................................................................. 34 5.1. Kết luận. ................................................................................................... 34 5.2.Kiến nghị ................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 36 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề -Nhật Bản phải chịu những áp lực lớn từ các vấn đề môi trường như: Ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất,… Điều đó buộc các nhà quản lý môi trường phải sớm tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân. Nhật Bản đã thực hiện quyết liệt những giải pháp từ các chương trình bảo vệ môi trường khác nhau, cũng phải trả giá từ nhiều nguồn lực để có được những thành tựu phát triển bền vững ngày hôm nay. -Từ năm 1993, hệ thống Luật Môi trường cơ bản đã được ban hành, đưa ra Hệ thống kiểm soát ô nhiễm, bao gồm các chính sách và quy định về Hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, Hệ thống kiểm soát ô nhiễm nước, các vấn đề ô nhiễm đất, các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại; Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường; Những biện pháp kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt môi trường sản xuất công nghiệp; Các quy định về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm…[1] -Nhật Bản là một quốc gia có nhiều thành công trong quản lý ô nhiễm môi trường, kinh nghiệm của họ được đánh giá cao ở các nước Đông Á. Mặc dù có sự khác nhau về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị song những kinh nghiệm của họ trong quản lý môi trường đáng để cho nhiều quốc gia nghiên cứu và vận dụng trong đó có Việt Nam. -Daiso được xem là chuỗi của hàng 100 Yên lớn nhất ở Nhật Bản. Hàng hóa tại cửa hàng 100 yên rất phong phú, từ các vật dụng gia đình (đồ dùng nhà bếp, chén bát, vệ sinh nhà cửa,…), đồ làm vườn, dụng cụ văn phòng phẩm, sách vở, đến đồ nghề sửa xe, mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm. Mỗi ngày công ty phát sinh ra một lượng lớn chất thải. Đất nước Nhật Bản nói chung và công ty Daiso nói riêng đã quản lí như thế nào?? Và họ đã có những hoạt động nào để giảm 2 thiểu lượng chất thải rắn đó? Để trả lời được câu hỏi đó, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý xử lý chất thải rắn tại nhà máy của công ty Daiso chi nhánh Niigata (Nhật Bản)” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. - Khái quát về công ty Daiso - Đánh giá tình hình sản xuất, và tiêu thụ tại nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata. - Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata. +Đánh giá công tác quản lí công nhân tại nhà máy +Lượng chất thải rắn phát sinh +Biện pháp phân loại, thu gom,xử lí đối với từng loại chất thải rắn. - Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm. 1.3. Ý nghĩa của đề tài. * Ý nghĩa trong học tập: - Qua đề tài giúp em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học và hoàn thiện một khóa luận tốt nghiệp. Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong thực tiễn. - Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo. - Đề tài là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp quản lý môi trường sao cho phù hợp, có chọn lọc ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao. * Ý nghĩa trong thực tiễn: - Đề tài mang tính thực tiễn vì nó đáp ứng yêu cầu cần có một đánh giá về công tác quản lí xử lý chất thải rắn tại Nhật Bản nói chung và tại cơ sở phân phối sản phẩm của siêu thị Daiso chi nhánh Niigata (Nhật Bản) nói riêng để từ đó đề xuất những biện pháp khả thi, có chọn lọc ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về đất nước Nhật Bản Vị trí địa lí -Diện tích trên đất liền: 379067 km², rộng thứ 62 trên thế giới -Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km. Đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.[2] -Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền. -Chữ Kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và thường được biết đến qua biệt danh "Đất nước Mặt Trời mọc". -Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. [2] Thể chế nhà nước -Nhật Bản là một nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, quyền lực của Hoàng Đế vì vậy rất hạn chế. Quyền điều hành đất nước chủ yếu được trao cho Thủ tướng và những nghị sĩ do dân bầu ra. Đương kim Thiên hoàng Naruhito đứng đầu Hoàng gia Nhật Bản. Cơ quan lập pháp dân cử của Nhật Bản là Quốc hội [3] Kinh tế -Trong 20 năm (từ 1990 tới 2010), Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế nhưng đã bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2010. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính đến năm 2016 là 4.730 tỷ USD, GDP trên đầu người là 40,090 USD (2017), đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ hai châu Á (sau Trung Quốc). 4 -Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. [4] Dân số -Dân số hiện tại của Nhật Bản là 127.162.625 người vào ngày 26/05/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc -Dân số Nhật Bản hiện chiếm 1,68% dân số thế giới. -Nhật Bản đang đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. -Nhật Bản là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới? Theo thống kê mới nhất của liên hợp quốc, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới theo đó: -Dân số Nhật Bản đang bị già hóa. Nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động trầm trọng, Nhật Bản đẩy mạnh công tác tuyển dụng lao động nước ngoài sang đây làm việc trong đó có lao động Việt từ lao động phổ thông lẫn lao động có trình độ cao. [5] Y tế - Giáo dục -Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười năm tuổi. -Theo Giáo dục đại học của tạp chí Times, hai trường đại học được cho là danh giá nhất ở Nhật hiện nay là Đại học Tokyo và Đại học Kyoto. -Sinh viên Nhật Bản luôn xếp hạng cao trong số các sinh viên giữa các sinh viên OECD về chất lượng và hiệu quả trong các việc đọc sách văn, toán và Khoa học. 5 -Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao học sinh Nhật Bản phải đối mặt với áp lực to lớn phải thành công trong học tập từ cha mẹ, giáo viên, đồng nghiệp và xã hội. Văn hóa -Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như cắm hoa ikebana, origami, tranh in ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, võ thuật, Kimono, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. -Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới.[6] Tài nguyên -Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài. [6] Du lịch -Du lịch Nhật Bản đã thu hút 8.300.000 du khách nước ngoài trong năm 2008, nhỉnh hơn Singapore và Ireland và một mục tiêu tham vọng được đặt ra cho ngành du lịch nước này là đón 20 triệu lượt khách vào năm 2020. Thực tế thì Nhật Bản đã cán mốc này sớm hơn kế hoạch 5 năm, tức năm 2015 và tiếp tục tăng trưởng mạnh sau đó, đạt 31,2 triệu lượt khách năm 2018. -Được mệnh danh là đất nước mặt trời mọc, Nhật Bản thực sự là một trong những điểm du lịch cực kì nổi tiếng trên toàn thế giới với những cảnh quan xinh đẹp và nền văn hóa hấp dẫn. 6 -Du khách quốc tế hầu hết ai cũng choáng ngợp trước vẻ đẹp thiên nhiên các địa danh nổi tiếng Nhật Bản. Ngoài thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, Nhật Bản ghi dấu trong lòng khách du lịch với nền văn minh giữa con người và mọi góc đường phố đều sạch sẽ, không khí trong lành.[6] 2.2. Tổng quan về tỉnh Niigata. -Niigata là một tỉnh nằm ở phía biển Nhật Bản thuộc tiểu vùng Hokuriku, vùng Chubu trên đảo Honshu. Tỉnh Niigata nổi tiếng với gạo, rượu, phụ nữ đẹp cũng như vì có nhiều chính trị gia xuất thân từ đây.  Diện  Dân tích: 12.584 km2 lớn thứ 5 ở Nhật Bản. số: khoảng 2.304 triệu dân xếp thứ 15 ở Nhật Bản. -Khí hậu: Niigata là khu vực có khí hậu mát mẻ ôn hòa. Do nằm ở phía tây của Nhật Bản nên Niigata không lạnh như những tỉnh ở phía bắc. Nhiệt độ trung bình ở tỉnh vào khoảng 17 độ C. Mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng 5 độ C còn mùa hè là 26 độ C. Lượng mưa ở Niigata khá cao. Ngoài ra, mùa đông chỉ có 3 tháng là tháng 12, tháng và tháng 2 là có tuyết phủ các tháng khác gần như rất ít tuyết. [7] Hình 2.1:Vị trí địa lý của tỉnh Niigata -Đặc điểm kinh tế khu vực Niigata Nhật Bản là một trong những tỉnh có nền kinh tế rất phát triển ở Nhật Bản. Với sự phát triển kinh tế như vậy nên nhu cầu về nguồn nhân lực trong khu vực Niigata cũng khá lớn. Hàng năm có rất 7 nhiều công ty ở Niigata đăng ký tuyển thêm lao động nước ngoài về làm việc tập trung ở một số lĩnh vực thế mạnh của vùng như nông nghiệp, cơ khí, hàn, chế biến thực phẩm, Niigata là vựa lúa lớn nhất tại Nhật Bản. -Thu hút rất nhiều du học sinh và thực tập sinh đến đây học tập và làm việc khiến cho khu vực này hiện đang là một trong những lựa chọn thu hút rất nhiều học sinh sinh viên và lao động Việt Nam hướng tới.[7] 2.3. Tổng quan về quản lí môi trường của Nhật Bản và tỉnh Niigata -Tại Nhật Bản, trong giai đoạn từ 1950 – 1960, với sự phát triển quá nhanh của các ngành nghề sản xuất công nghiệp đã làm gia tăng những gánh nặng đối với môi trường, dẫn đến môi trường sống bị suy thoái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển của đất nước. Nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ Nhật Bản coi trọng sự phát triển kinh tế hơn là đảm bảo sức khỏe người dân và môi trường sống trong lành. Tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường không khí và nước ngày càng gia tăng. Do đó, Chính phủ Nhật Bản đã phải tiến hành các giải pháp để cải thiện hệ thống pháp luật và thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, nhằm giải quyết cùng lúc 3 vấn đề: Giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường; giảm được chi phí kiểm soát ô nhiễm và chi phí về sức khỏe của cộng đồng; giảm giá thành sản xuất và giảm chi phí năng lượng [10]. -Thiết lập khung pháp lý và cơ quan quản lý môi trường: Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát thải chất thải, kiểm soát ô nhiễm nước, không khí và giám sát ô nhiễm chất độc hại. Đặc biệt coi trọng chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Năm 1967, Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó đưa ra các quy định về kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, các tiêu chuẩn môi trường và hệ thống kiểm soát tổng tải lượng 8 ô nhiễm. Đến năm 1971, Bộ môi trường Nhật Bản được thành lập nhằm thúc đẩy công tác quản lý kiểm soát ô nhiễm và bảo tồn thiên nhiên của đất nước. -Năm 1972, Luật Bảo tồn thiên nhiên đã chính thức được ban hành nhằm ngăn chặn sự phá hủy môi trường tự nhiên. Những bộ luật trên đã đạt được những thành công nhất định trong việc giải quyết những vấn đề môi trường của Nhật Bản tại thời điểm đó và là cơ sở cho luật môi trường cơ bản được ban hành vào năm 1993, trong đó đã đưa ra Hệ thống kiểm soát ô nhiễm. Hệ thống kiểm soát ô nhiễm bao gồm các chính sách và quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, kiểm soát ô nhiễm nước, các vấn đề ô nhiễm đất, các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Những biện pháp kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt môi trường sản xuất công nghiệp. Các quy định về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm… -Trong hệ thống kiểm soát ô nhiễm, quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí (luật kiểm soát ô nhiễm không khí) tập trung vào 3 nội dung chính: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí. Các tiêu chuẩn và quy định phát thải (tiêu chuẩn quốc gia đồng nhất về phát thải; các tiêu chuẩn khác về phát thải chặt chẽ hơn của địa phương). Tổng tải lượng ô nhiễm ở các thành phố. Luật kiểm soát ô nhiễm không khí đã đưa ra các tiêu chuẩn phát thải, tiêu chuẩn kiểm soát tổng lượng phát thải, tiêu chuẩn về xây dựng, về đường biên và tiêu chuẩn đối với các nồng độ trong môi trường không khí (SO2; NO2; bụi thông thường, bụi đặc thù…). Đồng thời, Luật còn đề cập đến những biện pháp ứng phó với các chất ô nhiễm không khí nguy hại, kiểm soát các nguồn lưu động (trong giao thông), quy định về các phương tiện vận tải chạy trên đường.[8] -Bên cạnh đó, ô nhiễm nước cũng tạo ra những áp lực không nhỏ đối với môi trường, với hàng loạt các nhà máy sản xuất điện từ than ra đời, các nhà máy sản xuất công nghiệp, đe dọa các hệ thủy sinh và phá hủy cảnh quan thiên nhiên. Vì thế, việc ra đời luật kiểm soát ô nhiễm nước là rất quan trọng, giúp hoạt động quản lý môi trường nước đi vào nề nếp. Luật kiểm soát ô nhiễm nước 9 chính thức được thông qua vào năm 1970. Luật bao gồm các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước, quy định cho các nhà máy và hệ thống kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm tại các ao hồ, sông suối, biển. Cùng với đó là các phương pháp cụ thể cho những khu vực nước đặc thù, trong đó bao gồm: Biện pháp bảo tồn chất lượng nước của các hồ được lựa chọn. Biện pháp bảo tồn môi trường cho khu vực biển Seto Inland. Biện pháp cải tạo vùng biển Ariake và Yatsushiro. Luật kiểm soát ô nhiễm nước của Nhật Bản tập trung vào 3 vấn đề: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước. Tiêu chuẩn và quy định phát thải. Kiểm soát tổng lượng chất ô nhiễm. Trong đó, tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước (với 37 chỉ tiêu), bao gồm: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người (với 27 chỉ tiêu: các kim loại nặng, chất hữu cơ khó phân hủy và chất hóa học nguy hại như thủy ngân, cyanua); Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước liên quan đến bảo vệ môi trường sống (với 10 chỉ tiêu: COD, BOD, ôxy hòa tan, tổng nitơ, tổng phất pho…)[8]. -Tại Nhật Bản, tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước có thể xem là một mục tiêu quản lý nhà nước, quy định áp dụng đồng bộ cho tất cả mọi nguồn nước công cộng, đồng thời, được chia thành nhiều nhóm tùy theo mục tiêu sử dụng nước ở ao, hồ, sông. Trong đó, ô nhiễm nước có thể được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo ảnh hưởng và cơ chế của ô nhiễm. Mục đích của kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm là bảo vệ chất lượng nước tương ứng với tình hình sử dụng nước của vùng nước. Các biện pháp cải thiện chất lượng nước có thể được phân thành 2 loại: (1). Những biện pháp giảm lượng phát thải tải lượng ô nhiễm tại vùng nước (biện pháp nguồn phát thải); (2). Những biện pháp lọc ngay tại khu vực ô nhiễm nước đang tiến triển và lọc tải ô nhiễm đã được thải ra trong vùng nước đối tượng (biện pháp lọc trực tiếp). Nước thải công nghiệp từ các nhà máy, cơ sở kinh doanh hay các trại chăn nuôi quy mô lớn được quy định bởi quy chế kiểm soát nước thải nhằm giảm tải lượng phát thải. Một trong những biện pháp kiểm soát nước thải thông dụng nhất chính là đặt ra quy chế 10 nồng độ phát thải mà trong đó có quy định về nồng độ của tải ô nhiễm chứa trong nước thải [8] -Về vấn đề ô nhiễm môi trường đất, Nhật Bản đã ban hành luật ngăn ngừa ô nhiễm đất tại vùng đất nông nghiệp. Luật đã đưa ra các biện pháp đặc biệt nhằm quản lý tài chính quốc gia cho việc ngăn ngừa ô nhiễm và quy định về trách nhiệm của các công ty vận hành, chi phí vận hành; Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, cũng như các biện pháp xử lý ô nhiễm; Xây dựng hệ thống xử lý đất ô nhiễm dựa vào “Luật về các biện pháp đặc biệt đối với dioxin”, trong đó bao gồm: Xác định biện pháp kiểm soát ô nhiễm dioxin, Kế hoạch tẩy độc đất nhiễm dioxin. -Bên cạnh một hệ thống chính sách kiểm soát ô nhiễm nghiêm ngặt, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương, cũng như nhân dân Nhật Bản rất nỗ lực trong việc làm sạch môi trường. Tại Nhật, có hàng nghìn tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường, hàng trăm tờ báo chuyên về môi trường, về xử lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học. Khắp nơi đâu đâu cũng có các thông điệp về bảo vệ môi trường, tràn ngập trên các dãy phố, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, tác động vào nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản về tình yêu đối với môi trường và cuộc sống, vì một màu xanh cho thế hệ mai sau.[8] -Nhật Bản không phải là đất nước mà bạn muốn vứt rác lúc nào thì vứt. Ví như ở khu vực ngoại thành Tokyo nơi tác giả bài viết đang sinh sống, rác cháy chỉ có thể được phép vứt vào ngày thứ Ba, trước 12h trưa. Rác không cháy vứt vào ngày thứ năm. -Chính bởi quy định trên nên có những rác thực phẩm dễ bốc mùi nhiều khi phải để trong nhà đến cả tuần mới được vứt. Để ngăn mùi thối bốc ra, buộc phải cho chúng vào túi nilong cực kín và để chỗ riêng. -Với các hộp đựng thức ăn, bạn phải rửa sạch trước khi cho vào túi đựng rác. Hộp nhựa để riêng. Hộp bìa các tông phải tháo ra, xếp ngay ngắn rồi buộc 11 gọn. Hộp có đựng đồ ăn phải được rửa sạch. Chai nước phải gỡ nắp bỏ riêng, bóc nhãn cho vào chỗ rác cháy rồi bọc tất cả các chai nhựa vào một túi. Chai thủy tinh cũng được cho riêng vào một túi sau khi bóc hết nhãn. -Nói tóm lại, mỗi người dân đã đảm nhận được phần nào công việc phân loại rác phục vụ cho các mục đích tiêu hủy hoặc tái chế. 12 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Công tác quản lý xử lý chất thải rắn tại nhà máy của công ty Daiso chi nhánh Niigata (Nhật Bản) 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiêm cứu: Nhà máy phân phối sản phẩm của siêu thị Daiso chi nhánh Niigata tại tỉnh Niigata (Nhật Bản) 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: 11 tháng (Từ 4/2019 đến 3/2020) 3.2. Nội dung nghiên cứu -Nội dung 1: Khái quát về công ty Daiso -Nội dung 2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ tại nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata -Nội dung 3: Đánh giá công tác quản lý xử lý chất thải rắn tại nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata Đánh giá công tác quản lý nhân công tại nhà máy Đánh giá công tác quản lý xử lý chất thải rắn tại nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata. + Lượng chất thải rắn phát sinh + Biện pháp phân loại, thu gom,xử lí đối với từng loại chất thải rắn. -Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu -Thu thập số liệu thứ cấp: Trên Internet các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước Nhật Bản, tổng quản về quản lí môi trường tại Nhật Bản. Nghiên 13 cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật về công tác quản lý môi trường của đất nước Nhật Bản. -Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thông qua giáo trình, bài giảng, qua các cuốn tạp chí và thông qua internet. -Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu cụ thể về công ty mà mình thực tập, quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của công ty, các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất, các sản phẩm liên quan đến đề tài. -Chụp ảnh liên quan đến môi trường làm việc, cách thu gom và xử lý chất thải 3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa -Đã có thời gian 11 tháng làm việc tại nhà máy để quan sát, tìm hiểu thông qua quan sát, đặt câu hỏi và trực tiếp tham gia vào quá trình phân loại chất thải. -Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý được đánh giá tổng hợp và tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu. 14 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về công ty Daiso 4.1.1.Tổng công ty Daiso -Tên đầy đủ: Daiso Sangyo -Loại hình: Tư nhân -Ngành nghề: kinh doanh tạp hóa -Thành lập: Tháng 12, 1977 tại Takamatsu, Kagawa, Nhật Bản -Người sáng lập: Hirotake Yano -Số lượng trụ sở: 3.660 -Khu vực hoạt động: Châu Á, Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Brasil, Châu Phi -Website: http://www.Daisoglobal.com/ [9] -Daiso là một trong những hệ thống bản lẻ tốt nhất tại Nhật Bản bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau. Tại Daiso, người tiêu dùng có thể tìm thấy phụ kiện làm đẹp, đồ gia dụng, đồ làm vườn, văn phòng phẩm...Khách hàng không chỉ đến Daiso vì sự đa dạng hàng hoá mà Daiso còn mang đến khách hàng những sản phẩm tốt chỉ với 100 yên. Daiso hiện đang bày bán hơn 100.000 sản phẩm, trong đó có hơn 40% là hàng nhập khẩu, đa số được sản xuất ở Trung Quốc. Daiso có cửa hàng ở 25 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Daiso có hơn 2,800 chuỗi cửa hàng ở Nhật Bản và hơn 700 cửa hàng ở nước ngoài.. 4.1.2. Cơ sở nơi thực tập (chi nhánh Niigata) -Tên: Nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata -Diện tích đất 26.253,62 m2 -Diện tích xây dựng: 9.013,68 m2 (nguồn: nhà máy cung cấp) -Gồm 3 tòa nhà, sân (nơi để ô tô của công nhân viên), nhà kho, khu tập kết rác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan