Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình vinh...

Tài liệu đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình vinh quận xinfeng, đài loan.

.PDF
64
23
118

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A LỀNH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM PING RONG – BÌNH VINH, XINFENG, ĐÀI LOAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí Tài nguyên và Môi trường Lớp : K47 – QLTN & MT Khoa : Quản lí Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vương Vân Huyền Thái Nguyên, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Kết thúc khóa thực tập tốt nghiệp, thực hành và trao dồi kiến thức trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, sát với nội dung chương trình ngành qltn&mt trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, bản thân em đã tiếp thu và học hỏi được nhiều kiến thức thực tế về chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong công việc. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và viết đề tài: “Đánh giá công tác quản lý môi trường tại Công ty thực phẩm Ping Rong – Bình Vinh quận Xinfeng, Đài Loan”. Trong thời gian thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn tới giảng viên ThS. Vương Vân Huyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty thực phẩm bình vinh và toàn thể các anh chị em làm việc tại công ty đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập và làm việc cũng như truyền đạt lại kinh nghiệm quý báu nhiều năm cho em. Sau cùng em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung và các thầy cô trong khoa Quản lí tài nguyên nói riêng, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quan trọng, thiết thực và đó chính là những viên gạch đặt nền móng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tương lai của em sau này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa luận này của em được hoàn thiện và đạt kết quả tốt. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2020 Sinh viên: Sùng A Lềnh ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Định nghĩa và phương pháp tính toán của "Tiêu thụ nước hàng ngày" ............................................................................................. 11 Bảng 3.2. Phương pháp tính toán và định nghĩa chỉ số "tiêu thụ nước công nghiệp" .......................................................................................... 13 Bảng 3.3. Định nghĩa và phương pháp tính toán của chỉ số "tỷ lệ xử lý nước thải" ............................................................................................. 155 Bảng 3.4. Định nghĩa chỉ số và phương pháp tính toán "sử dụng tài nguyên nước mỗi người mỗi năm" ............................................................ 16 Bảng 4.1: Chu kỳ hoạt động của bể: ............................................................... 33 Bảng 4.2: Một số sự cố hay xảy ra và cách khắc phục ................................... 35 Bảng 4.3. Chỉ số phân tích đợt 1 tháng 7/2019 ............................................... 42 Bảng 4.4: Chỉ số phân tích đợt 2 tháng 8/2019 ............................................... 43 Bảng 4.5: Hiện trạng nước thải đầu đợt 3 tháng 9/2019 ............................... 444 Bảng 4.6. Tình hình sản xuất của công ty (chuyền/ ngày): ........................... 455 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đô cơ cấu tổ chức Công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Bình Vinh. ................................................................................................ 20 Hình 4.2: sơ đồ biến của công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Bình vinh ........ 23 Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống xử lí nước thải 15000 m3/ngày đêm ...................... 28 iv DANH MỤC CÁC CÁC TỪ CỤM TỪ VIẾT TẮT BOD: Nhu cầu oxy sinh học BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường COD: Nhu cầu oxy hóa học CTR: Chất thải rắn DO: Hàm lượng oxy hòa tan MT: Môi trường QLTN: Quản lí tài nguyên TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSS: Tổng hàng lượng cặn lơ lửng v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... iii DANH MỤC CÁC CÁC TỪ CỤM TỪ VIẾT TẮT........................................ iv Phần 1. MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài: .................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tế ............................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 4 2.1. Tổng quan về đất nước Đài Loan: .............................................................. 4 2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 4 2.1.2. Phân khu hành chính ............................................................................... 4 2.1.3. Kinh tế .................................................................................................... 5 2.1.4. Dân số ...................................................................................................... 5 2.2. Tác động của nước thải đến môi trường..................................................... 6 2.2.1. Khái niệm về nguồn nước thải ................................................................ 6 2.2.2. Một số tính chất đặc trưng về nước thải .................................................. 6 2.2.3. Các chỉ số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải ........................................ 7 2.2.4. Các nguồn gây tác động đến môi trường: ............................................... 7 2.2.5. Ô nhiễm khí thải ...................................................................................... 8 2.2.6. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước .......................... 9 vi Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 10 3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................ 10 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 10 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 10 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 10 3.1.4. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................ 11 3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 11 3.2.2. Phương pháp phân tích .......................................................................... 11 3.2.3. Phương pháp tính toán sử dụng nước: ................................................... 11 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 18 4.1. Khái quát chung về Công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Bình Vinh ... 18 4.1.1. Địa điểm hoạt động của công ty ............................................................ 18 4.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................... 19 4.1.3. Tính chất và quy mô hoạt động ............................................................. 22 4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ................... 28 4.2.1. Biện pháp xử lý nước thải ..................................................................... 28 4.1.5. Các giai đoạn diễn ra tại bể lắng: .......................................................... 29 4.1.6. Song chắn rác thô .................................................................................. 30 4.1.7. Bể thu gom ........................................................................................... 30 4.1.8. Bể tách dầu mỡ ...................................................................................... 31 4.1.10. Bể sinh học bán dính ........................................................................... 31 4.1.11. Chu kỳ hoạt động của bể: .................................................................... 33 4.1.12. Bể khử trùng ........................................................................................ 34 4.1.13. Bể nén bùn ........................................................................................... 34 4.1.14. Các sự cố xảy ra và cách khắc phục .................................................... 35 vii 4.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của Công ty TNHH thực phẩm ......... 38 4.3.1 Quy chuẩn của nước thải Đài Loan………………………………….38 4.3.1. Hiện trạng nước thải đầu của Công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Bình Vinh, Xinfen, Đài loan ........................................................................... 39 4.4.Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ thực phẩm tại công ty; ............ 455 4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn. ..................................................... 466 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 478 5.1. Kết luận .................................................................................................. 478 5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 488 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Trong công tác bảo vệ môi trường việc giám sát chất lượng môi trường là công việc hết sức quan trọng và không thể thiếu để giúp các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt được những diễn biến môi trường từ các hoạt động xử lý, sản xuất…và từ đó có thể đề xuất và thực hiện những giải pháp, biện pháp nhằm hạn chế những tác động môi trường có thể có gây ra. Đài loan là quốc gia phát triển công nghiệp hóa công nghệ cao, là kinh tế lớn thứ 7 ở châu Á, nằm trong nhóm các nền kinh tế tiên tiến của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và được nằm trong nhóm các nền kinh tế có thu nhập cao của Ngân hàng Thế giới, và xếp thứ 15 trên thế giới theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đài Loan có một nền kinh tế tư bản đã phát triển xếp hạng đứng thứ 22 trên thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP), đứng thứ 18 trên thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo ngang giá sức mua trên đầu người và thứ 24 về GDP danh nghĩa đầu tư và ngoại thương của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), thường được gọi là Đài Loan. Tính đến năm 2018, viễn thông, dịch vụ tài chính và dịch vụ tiện ích là ba lĩnh vực được trả lương cao nhất ở Đài Loan. Nền kinh tế của Đài Loan xếp hạng cao nhất châu Á trong Chỉ số Doanh nhân Toàn cầu 2015 (GEI) về các thế mạnh cụ thể. Công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Binh Vinh quận xinfeng, Đài Loan là một trong những khu công nghiệp lớn trọng điểm của Đài Loan cung cấp đồ ăn nhanh cho khách hàng nhằm phục vụ lợi ít nhu cầu của người dân, và tổng dân số là 23,78 triệu dân năm 2018… Từ các điều kiện thuận lợi trên Công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Binh Vinh luôn là trọng điểm phát triển kinh tế nhưng bên cạnh đó là vấn đề an toàn môi trường phải đảm bảo. 2 Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của khoa Quản Lý Tài Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Vương Vân Huyền tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lí môi trường tại Công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Bình Vinh, Xingfeng, Đài loan”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường để thực hiện công tác giám sát môi trường định kỳ cho Công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Bình Vinh nhằm có đủ thông tin, số liệu tin cậy phục vụ công tác bảo vệ môi trường tại Công ty cũng như báo cáo lên cơ quan quản lý môi trường theo luật định: - Khái quát về công ty thực phẩm Ping Rong – Bình Vinh, xinfeeng, Đài Loan; - Tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải và rác thải của Công ty thực phẩm ping rong - Bình Vinh, xinfeeng, Đài Loan; - Đánh giá công tác quản lý và xử lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong - Bình Vinh, xinfeeng, Đài Loan; - Đề xuất giải pháp khắc phục các mặt còn tồn tại trong hệ thống quản lý môi trường; - Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý môi trường tại công ty. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Áp dụng kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào hoạt động xử lý, vận hành, nguyên lý hoạt động, rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp số liệu. - Là cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc áp sát thực tế, nâng cao kiến thức chuyên ngành đã được đào tạo, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm trong thực tế. 3 - Tích lũy được kinh nghiệm phục vụ cho nghiên cứu khoa học. - Bổ sung tư liệu cho học tập, nâng cao kĩ năng cho bản thân, đáp ứng nhu cầu cho công việc trong tương lai. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tế - Nắm rõ công nghệ được áp dụng để xử lý nước thải tại công ty, có sự khác biệt gì trên lý thuyết và thực tiễn. - Đưa ra được ưu điểm và hạn chế của phương pháp xử lý nước thải áp dụng tại công ty. - Đề xuất giải pháp khắc phục các mặt tồn tại Công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Binh Vinh. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về đất nước Đài Loan 2.1.1. Vị trí địa lý Đài loan nằm ở miền đông nam duyên hải Trung Quốc cách bờ biển lục địa Trung Hoa này khoảng 160 km, được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Philipine 350 về phía Nam và cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc, phía Đông giáp Thái Bình Dương vì vậy Đài Loan là nơi nghỉ chân của nhiều chuyến bay Châu Á, quốc tế.. Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác với tổng diện tích 38.000 km2. Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh cho vùng đất nơi đây. Khí hậu: Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 - 4, mùa hè từ tháng 5 - 9 nóng và ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 - 11, mùa đông từ tháng 12 - 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C đến 280C. Phía Bắc Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa đông khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời tiết nóng và khô. Vào các tháng 7,8 và 9 ở Đài Loan thường có bão. 2.1.2. Phân khu hành chính Đài Loan chia toàn lãnh thổ đảo thành ba khu hành chính: gồm Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam. Hệ thống chính trị ở Đài Loan dựa trên cơ sở hiến pháp ban hành năm 1947. Những cơ quan chính trong chính phủ gồm Phủ Tổng thống; Quốc hội (hội đồng hiến pháp); và năm cơ quan điều hành là Viện Lập pháp (Quốc hội); 5 Viện Hành chánh (Nội các); Viện Tư pháp (cơ quan luật pháp ở cấp cao nhất của nhà nước); Viện Giám sát (đặc trách giám sát Công vụ); và cơ quan Kiểm sát (đặc trách buộc tội, phê bình và kiểm toán.) Viện Hành chánh tổ chức bao gồm 8 bộ: Bộ nội chánh, bộ ngoại giao, bộ kinh tế, bộ giao thông, bộ giáo dục, bộ tài chánh, bộ quốc phòng, bộ pháp vụ. Thủ tướng và phó thủ tướng đứng đầu nội các. Các thành viên trong nội các không do dân bầu mà được chỉ định. Tất cả công dân trên 20 tuổi đều có quyền đi bầu.Tất cả các đạo luật của Quốc hội phải được tổng thống ký thành luật. Tổng thống là người có thẩm quyền chung quyết trong các vấn đề liên quan đến quân đội và an ninh quốc gia. 2.1.3. Kinh tế Kinh tế - Công nghiệp chiếm 33%, nông nghiệp: 3% và dịch vụ: 64%. Nền kinh tế rất năng động, được coi là một con Rồng ở Đông á. Tài nguyên nghèo nàn: có than đá (trữ lượng nhỏ), khí tự nhiên, đá vôi, đá cẩm thạch, a-mi-ăng; sản xuất công nghiệp chủ yếu là hàng điện tử, hàng dệt, hoá chất, quần áo, thực phẩm, gỗ dán, xi măng; sản xuất điện năng 133,6 tỷ kWh, sử dụng 124,3 tỷ kWh. Nông nghiệp sản xuất gạo, ngô, đậu, rau, hoa quả, chè, thịt lợn, gia cầm, thịt bò, sữa, cá; xuất khẩu 121,6 tỷ USD, nhập khẩu 101,7 tỷ USD; nợ nước ngoài: 35 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu là máy móc và thiết bị điện, các sản phẩm điện tử, cácsản phẩm dệt, hoá chất, luyện kim. Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc và các thiết bị điện, các sản phẩm điện tử, hoá chất và các dụng cụ chính xác 2.1.4. Dân số Dân số hiện tại của Đài Loan là 23.794.220 người vào ngày 11/01/2020 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Đài Loan hiện chiếm 0,31% dân số thế giới. Đài Loan đang đứng thứ 56 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Đài Loan là 672 người/km2. Với tổng diện tích đất là 35.410 km2. 78,16% dân 6 số sống ở thành thị (18 518 291 người vào năm 2018). Độ tuổi trung bình ở Đài Loan là 40 tuổi. (Nguồn: https://danso.org/dai-loan/). 2.2. Tác động của nước thải đến môi trường 2.2.1. Khái niệm về nguồn nước thải - Khái niệm: Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước thải và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu . - Phân loại: Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải, theo Hoàng Văn Hùng (2009) [2] thì nguồn nước thải được phân loại như sau: Phân loại theo nguồn thải: + Nguồn xác định: Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm. + Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và các tác nhân gây ô nhiễm. Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm: + Tác nhân hóa lý: Màu sắc, nhiệt độ, mùi vị, độ dẫn điện, chất rắn lơ lửng. + Tác nhân hóa học: Kim loại nặng như Hg, Cd, As,… + Tác nhân sinh học: Vi sinh vật, tảo, vi khuẩn Ecoli,... Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: Nuớc thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp, nước thải tự nhiên theo các quan điểm. 2.2.2. Một số tính chất đặc trưng về nước thải Trong nước thải có tồn tại nhiều tạp chất hữu cơ nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo: protein, hợp chất hữu cơ nito, các loại phụ gia thực phẩm,.. chất thải của con người và động vật,… Các hợp chất hữu cơ có thể tồn tại dưới các dạng hòa tan, keo, không tan, bay hơi, không bay hơi, dễ phân hủy, khó phân hủy… phần lớn các chất hữu cơ trong nước đóng vai trò là cơ chất đối với vi sinh vật. Nó tham gia vào quá trình dinh dưỡng và tạo năng lượng cho vi sinh vật. 7 Các thông số chỉ sự ô nhiễm các chất hữu cơ của nước thải: TSS, DOC, COD, BOD,….. 2.2.3. Các chỉ số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải Nước thải là hệ đa phân tán bao gồm nước và các chất bẩn. Các nguyên tố chủ yếu có trong thành phần của nước thải là C, H, O, N. Các chất bẩn trong nước thải gồm cả vô cơ và hữu cơ, tồn tại dưới dạng cặn lắng, các chất rắn không lắng được là các chất hòa toan và dạng keo. Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng của nước thải. Các chất rắn hòa tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng (SS) được giữ lại trên giấy lọc kích thước lỗ 1,2micromet (bao gồm chất rắn lơ lửng được và chất rắn lơ lửng không lắng được) Các thông số đánh giá ô nhiễm của nước thải: pH, độ màu, mùi, TSS, BOD, COD, phospho, Nito, Coliform,... 2.2.4. Các nguồn gây tác động đến môi trường: a. Ô nhiễm nước thải: Căn cứ thành phần nước thải và nguồn gốc phát sinh, nước thải chủ yếu của Công ty gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu vực chế biến thức ăn và nước mưa chảy tràn. - Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các nhân viên đang làm việc tại Công ty. Ước tính nhu cầu sử dụng nước là từ 80 đến 100L/người /ngày, số nhân viên Công ty là 150 đến 250 người, vậy lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 15 đến 25m3/ngày. đêm. - Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiếp phát sinh từ hoạt động rửa các nguyên liệu thực phẩm trước khi chế biến, vệ sinh dụng cụ chế biến, vệ sinh mặt bằng khu vực chế biến. Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu có trong loại nước thải này gồm: các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, vi sinh gây bệnh, dầu mỡ, các chất tẩy rửa và các phế thải khác… 8 Các chất ô nhiễm có trong nước thải trên nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và làm phát sinh dịch bệnh. Vì vậy Công ty TNHH thực phẩm ping rong phải có biện pháp khắc phục vấn đề trên. b. Nước mưa chảy tràn : Nước mưa chảy tràn qua khu vực xung quanh khu vực Công ty TNHH thực phẩm ping rong – Bình Vinh cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường. c. Ô nhiễm chất thải rắn : - Chất thải rắn phát sinh từ Công ty được chia làm hai loại: CTR sinh hoạt và chất thải nguy hại.  Chất thải rắn sinh hoạt: CTR thải ra chủ yếu là rác thải sinh hoạt của công nhân viên ở Công ty, của thực khách và từ quá trình chế biến thức ăn của nhà bếp với số lượng khoảng 100kg/ngày. Rác thải sinh hoạt có thành phần:  Các thành phần hữu cơ: thực phẩm, rau quả, thức ăn thừa 200kg/ngày.  Các thành phần vô cơ: bao nylon, nhựa, thủy tinh, vỏ hộp kim loại 200kg/ngày. Riêng các hợp chất có thành phần hữu cơ dễ phân hủy gây mùi hôi nên nếu không có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan khuôn viên của công ty, sức khỏe của nhân viên và thực khách.  Chất thải nguy hại: Quá trình kinh doanh hoạt động của Công ty phát sinh CTNH rất ít, giẻ lau dính hóa chất tẩy rửa, bao bì đựng hóa chất tẩy rửa, …với khối lượng khoảng 7 kg/6 tháng. 2.2.5. Ô nhiễm khí thải a. Nguồn phát sinh: Từ quá trình hoạt động của Công ty TNHH thực phẩm ping rong – Bình Vinh sẽ phát sinh các nguồn ô nhiễm không khí sau: 9 - Khí thải và bụi từ các hoạt động giao thông vận tải: Các loại phương tiện động cơ sử dụng nhiên liệu (xe ra vào công ty) sẽ phát sinh ra một lượng khí thải đáng kể. Thành phần khí thải phát sinh bao gồm bụi, SOx, NOx, THC... - Khí thải từ hoạt động chế biến thức ăn: khí thải do đốt nhiên liệu, mùi thức ăn. Mùi hôi từ các khu vệ sinh công cộng, thùng chứa rác sinh hoạt: Ô nhiễm mùi hôi tại Công ty chủ yếu phát sinh do sự phân hủy của rác thải sinh hoạt, nhà vệ sinh, ô nhiễm bụi và các loại khí thải khác phát sinh từ khâu quét dọn, sử dụng điều hòa. b. Tác động của khí thải: Khi phổi tiếp nhận một lượng khí thải nhất định thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan và đường hô hấp... với các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, co giật... NO: suy giảm quá trình tuần hoàn, vận chuyển oxy của máu. NO2 với nồng độ 15 - 50 ppm có khả năng gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan của người và cả động vật, có nguy cơ gây tử vong. Các khí NO, NO2 sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành acid HNO3 làm ăn mòn các thiết bị bằng kim loại. NOx là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí CO rất độc. Nếu trong không khí có CO nồng độ khoảng 250 ppm sẽ khiến con người bị tử vong vì ngộ độc. Nồng độ giới hạn của CO là 32 ppm. 2.2.6. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước - Đạo luật kiểm soát ô nhiễm nước EN Ngày 13 tháng 6 năm 107; - Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015; - Cục Bảo vệ Môi trường Đào Viên Bộ phận An ninh Hàng không. - Công ty cấp nước tỉnh Đài Loan, "Báo cáo thường niên thống kê nhà máy nước tỉnh Đài Loan", 2001 10 - Yu Youhua, "Nghiên cứu thiết lập các chỉ số phát triển bền vững ở Đài Loan", được ủy quyền bởi Hội đồng nghiên cứu của Yuan Yuan, 1998 - Luật Tài nguyên nước đài loan. - Đánh giá các chỉ số phát triển bền vững tài nguyên nước; - Biện pháp quản lý thoát nước vào ngày 30 tháng 6 năm 88, Bộ Kinh tế (88) đã ban hành tổng cộng 21 bài viết của Shuizi số 88461612 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 88; - Bộ Kinh tế Cộng hòa Trung Quốc vào ngày 23 tháng 2 năm 108 Nghị định số 10804600790 đã sửa đổi các quy định tại các Điều 4, 8, 9 và 40, và xóa các quy định của Điều 12 đến 22, và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 108. - Bộ Kinh tế Cộng hòa Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 1992 Jingshuizi số 09204610630 đã sửa đổi tên và toàn văn của 28 điều; và được thực hiện kể từ ngày phát hành (tên cũ: Các biện pháp bảo trì và quản lý các công trình thoát nước ở tỉnh Đài Loan) PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá công tác quản lý môi trường tại công ty TNHH thực phẩm ping rong – Bình Vinh, xinfeng – Đài Loan. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý, xử lý nước thải của công ty THHH thực phẩm Ping Rong-Bình Vinh, Xinfeng-Đài Loan. 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Nhà máy chế biến thực phẩm đồ ăn nhanh tại công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Bình Vinh, Xinfeeng - Đài Loan. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/05/2019 đến ngày 31/10/2019 11 3.1.4. Nội dung nghiên cứu: - Nội dung 1: Khái quát về công ty TNHH thực phẩm Ping Rong-Bình Vinh, Xinfeng-Đài Loan. - Nội dung 2: Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường của công ty THHH thực phẩm Ping Rong - Bình Vinh, Xinfeng Đài Loan. - Nội dung 3: Đánh giá xử lý nước thải của công ty thực phẩm Ping Rong-Bình Vinh, Xinfeng - Đài Loan. - Nội dung 4: Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, quản lý các chất thải nguy hại và hoá chất độc hại căn cứ vào kết quả của đánh giá tác động môi trường để tổ chức phân loại và có biện pháp xử lý thích hợp. - Nội dung 5: Thuận lợi, khó khăn, đề xuất giải pháp. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin: Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến Công ty TNHH thực phẩm Ping Rong – Bình Vinh, Đài Loan. - Thu thập tài liệu có sẵn của công ty; - Thu thập thông tin từ những người trực tiếp làm việc tại công ty; - Thu thập từ các giáo trình, báo cáo,… 3.2.2. Phương pháp phân tích Số liệu được phân tích và xử lý tại phòng thí nghiệm Công ty thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá trong đề tài như sau: COD, T-N, TP, Cu, Zn, Pb, Cd, Ni, Fe, CN, NH4+, Cl-. 3.2.3. Phương pháp tính toán sử dụng nước: Bảng 3.1. Định nghĩa và phương pháp tính toán của tiêu thụ nước hàng ngày 12 Tên chỉ số Tiêu thụ nước hàng ngày cho mỗi người Tiêu thụ nước hàng ngày cho mỗi người đề cập đến lượng nước tiêu thụ hàng ngày của mỗi người, bao gồm cả nước sinh hoạt và nước đô thị. Nước sinh hoạt bao gồm tổng Định Mục nghĩa lượng nước để uống cá nhân, tắm rửa, xả nhà vệ sinh, nấu ăn, giặt giũ và sử dụng trong nhà khác bao gồm tưới chỉ hoa. Nước sinh hoạt đô thị bao gồm nước kinh doanh (nhà mục hàng, cửa hàng bách hóa, khách sạn, bể bơi, v.v.), nước công cộng (nội tạng, công ty, đài phun nước, v.v.) và nước chữa cháy. Đơn vị Loại Mục đích Lít / người / ngày Các chỉ số lực lượng lái xe Chỉ số này đánh giá lượng nước có thể được cung cấp và nhu cầu cơ bản về nước của từng cá nhân, và thiết lập một nhu cầu nước cơ bản cho kế hoạch trong tương lai. Chỉ số này có thể gián tiếp thể hiện mức độ phát triển kinh tế và xã hội. Nếu phát triển bền vững có thể đạt được mà không hạn chế hoặc hạn chế một chút tiêu thụ nước cá nhân, Đặc điểm Liên kết chỉ số để phát triển bền vững mức tiêu thụ nước sinh hoạt hàng ngày của mỗi người có thể được coi là một chỉ số trực tiếp về quản lý tài nguyên nước hiệu quả, phản ánh trực tiếp mức tiêu thụ nước của mỗi người, giá nước và nước có sẵn. Mối quan hệ. Lượng nước sinh hoạt cũng liên quan mật thiết đến khí hậu. Hạn chế về cấp nước có thể thấy rõ ở những vùng khô và bán khô hạn. Lượng nước sinh hoạt cũng bị hạn chế do thiếu nguồn cung.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan