Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế và liên hệ thực tiễn việt nam...

Tài liệu Dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế và liên hệ thực tiễn việt nam

.PDF
138
21
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THANH HOÀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HÀ THANH HOÀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI – 2012 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DẪN ĐỘ 4 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của các quy định về dẫn độ tội phạm 4 1.2 Khái niệm dẫn độ tội phạm 6 1.2.1 Định nghĩa 6 1.2.2 Đặc điểm của hoạt động dẫn độ tội phạm 11 1.3. Các nguyên tắc của dẫn độ tội phạm 20 1.3.1 Nguyên tắc có đi có lại 20 1.3.2 Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình 22 1.3.3 Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị 26 1.3.4 Nguyên tắc định danh kép 29 1.4 Các trường hợp không dẫn độ tội phạm 31 1.4.1 Không dẫn độ cá nhân bị dẫn độ để kết án về một tội khác 31 1.4.2 Không dẫn độ trong trường hợp cá nhân sẽ bị kết án tử hình 32 1.4.3 Một số trường hợp khác 33 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM 35 2.1. Các quy định trong một số điều ước quốc tế đa phương toàn cầu về dẫn độ tội phạm 35 2.1.1. Về nghĩa vụ dẫn độ tội phạm 37 2.1.2 Về đối tượng của hoạt động dẫn độ tội phạm 38 2.1.3 Về các trường hợp không dẫn độ tội phạm 44 2.1.4 Về thủ tục dẫn độ tội phạm 48 2.1.5 Một số quy định khác 53 2.2 Một số điều ước song phương về dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia 55 2.2.1 Hiệp ước dẫn độ giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu 55 2.2.2 Hiệp ước dẫn độ giữa Trung Quốc và Tây Ban Nha 58 2.3 Quy định về dẫn độ trong pháp luật một số quốc gia 60 2.3.1 Đạo luật dẫn độ năm 1999 của Canada 60 2.3.2 Luật dẫn độ năm 1953 của Nhật Bản 63 2.3.3 Luật dẫn độ năm 2000 của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa 65 2.4 Hoạt động dẫn độ thông qua vai trò của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (INTERPOL) 69 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG DẪN ĐỘ Ở VIỆT NAM 74 3.1. Quy định trong các điều ước quốc tế về dẫn độ giữa Việt Nam với một số quốc gia khác 74 3.2 Một số quy định của pháp luật Việt Nam về dẫn độ tội phạm 97 3.2.1 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 97 3.2.2 Luật Tương trợ Tư pháp 2007 103 3.3 Thực tiễn dẫn độ ở Việt Nam 114 3.3.1 Một số hoạt động dẫn độ thực hiện tại Việt Nam 114 3.3.2 Một số khó khăn khi thực hiện hoạt động dẫn độ tại Việt Nam 120 3.3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dẫn độ tại Việt Nam 124 KẾT LUẬN 129 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 130 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển không ngừng của cộng đồng quốc tế trên mọi lĩnh vực đã mang lại thuận lợi cho các quốc gia trong quá trình phát triển của mình. Mặt trái của quá trình phát triển này chính là sự gia tăng không ngừng của tỷ lệ tội phạm cả về mức độ và tính chất của hành vi. Nhằm tiến hành đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, các quốc gia đã sử dụng phương thức hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm thông qua hoạt động dẫn độ tội phạm. Để thực hiện được hoạt động này, các quốc gia luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hợp tác với quốc gia khác trên cơ sở các điều ước quốc tế song phương và đa phương về dẫn độ tội phạm được xây dựng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, có rất ít điều ước quốc tế đa phương quy định riêng về dẫn độ tội phạm mà hầu hết các quy phạm về dẫn độ đều nằm trong các điều ước quốc tế đa phương chuyên ngành của tổ chức quốc tế liên chính phủ. Hơn nữa, hoạt động dẫn độ chủ yếu được các quốc gia tiến hành trên cơ sở hợp tác song phương và những điều ước quốc tế song phương được xây dựng đòi hỏi phải có được sự tương thích nhất định trong hệ thống pháp luật về hình sự của các bên ký kết. Bên cạnh đó, còn rất nhiều khó khăn trong việc giải thích và áp dụng các nguyên tắc cũng như quy phạm tập quán quốc tế hoặc trong các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về hoạt động dẫn độ tội phạm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hợp tác thực thi pháp luật quốc tế về dẫn độ tội phạm; góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện chính sách pháp luật về chống khủng bố và hợp tác dẫn độ tội phạm ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay ở Việt Nam, các nghiên cứu về dẫn độ tội phạm dưới góc độ Luật quốc tế còn chưa nhiều, như : Luận văn “Vấn đề dẫn độ trong pháp luật Việt Nam”, Đào Thị Hà (2006), Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; luận văn “Dẫn độ - thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả”, Nguyễn Việt Hồng (2006), Đại học Luật Hà 1 Nội. Bên cạnh đó là sách tham khảo, các bài viết của học giả nghiên cứu luật giới thiệu các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm hoặc đề cập đến hoạt động dẫn độ tội phạm; một số bài viết tại các hội thảo, tạp chí về vấn đề này của các tác giả Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Giang Nam, Dương Tuyết Miên… Dưới góc độ quốc tế, cũng có các bài viết tìm hiểu về dẫn độ tội phạm của các luật sư, các chuyên gia về luật quốc tế như Van den Wijngaert, M. Cherif Bassiouni… Tuy nhiên, thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về hợp tác quốc tế về dẫn độ tội phạm, đặc biệt là đặt trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm nhằm trả lời các câu hỏi: Thế nào là dẫn độ tội phạm? Đặc điểm và các nguyên tắc của dẫn độ tội phạm? Cơ sở pháp lý quốc tế toàn cầu và song phương về dẫn độ tội phạm? Bên cạnh đó, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng hợp tác quốc tế về dẫn độ tội phạm ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý xung quanh nội dung về hợp tác dẫn độ tội phạm với nguồn chủ yếu là các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm và các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Đề tài nghiên cứu về hợp tác dẫn độ tội phạm trên cơ sở tìm hiểu các điều ước quốc tế đa phương, song phương và pháp luật của một số quốc gia về dẫn độ tội phạm. Trong việc nghiên cứu cơ sở pháp lý đa phương và song phương về dẫn độ tội phạm, đề tài chỉ nghiên cứu một số điều ước quốc tế đa phương và ở những khu vực và những quan hệ hợp tác song phương mang tính điển hình. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, liệt kê, tổng hợp dựa trên nền tảng là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật để làm rõ đối tượng nghiên cứu đã đặt ra. 2 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản của pháp luật quốc tế về dẫn độ tội phạm; - Luận văn hệ thống và làm rõ các vấn đề pháp lý của pháp luật Việt Nam về dẫn đô tội phạm; - Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dẫn độ tội phạm. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về dẫn độ tội phạm Chương 2: Các quy định của pháp luật quốc tế về dẫn độ tội phạm. Chương 3: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động dẫn độ ở Việt Nam./. 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DẪN ĐỘ TỘI PHẠM 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các quy định về dẫn độ tội phạm Do ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, hoạt động của các loại tội phạm hiện nay không còn mang tính chất “tội phạm truyền thống” mà đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia với xu hướng gia tăng và có những diễn biến phức tạp. Sự phát triển của tội phạm có tính chất quốc tế đã đặt cộng đồng quốc tế trước một vấn đề có tính toàn cầu đó là phải hợp tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và tiến tới loại trừ hoàn toàn chúng ra khỏi đời sống quốc tế. Trong các nội dung hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng chống tội phạm, dẫn độ được coi là một trong những hoạt động tương trợ tư pháp quan trọng và khá phổ biến về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Cùng với sự ra đời của ngành Luật hình sự quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc tế, các quy định về dẫn độ tội phạm cũng đã có những bước phát triển quan trọng thông qua sự phát triển của các điều ước quốc tế song phương, đa phương, không ngừng thay đổi trong các quy định về đối tượng, nghĩa vụ dẫn độ và đặc biệt là các quy định về thủ tục của việc yêu cầu và đáp ứng yêu cầu dẫn độ tội phạm, là cơ sở thực hiện hoạt động hợp tác này giữa các quốc gia với nhau. Dẫn độ tội phạm là một trong những chế định cổ điển của luật quốc tế trong hợp tác đấu tranh chống tội phạm. Những quy định đầu tiên về dẫn độ tội phạm trong lịch sử nhân loại có thể được xác nhận là các quy định trong Hiệp ước hòa bình được ký kết giữa vua Hattusili III với hoàng đế Ai Cập Reamasesa II vào năm 1296 trước công nguyên. Hiệp ước này bao gồm 18 điều khoản đề cập chủ yếu đến các hoạt động hợp tác duy trì hoà bình giữa hai quốc gia, trong đó điều khoản về dẫn độ được ghi nhận trong 10 điều với nội dung: “Nếu một người bỏ trốn từ Hattite đến Reamasesa, vị vua vĩ đại của quốc gia này sẽ giữ người đó và trao trả người này cho Hattusili, vị vua của nước Hattite; Nếu một người quý tộc bỏ trốn từ Hattite do không muốn phục vụ đức vua của đất nước này sang Ai Cập, vua Reamasesa sẽ không cho phép họ cư trú ở Ai Cập mà giao họ cho Hattusili..” [63] 4 Những quy định này được coi là những quy định đầu tiên và sơ khai của hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm giữa các quốc gia thông qua dẫn độ. Ở thời kỳ này (thời kỳ của chế độ chiếm hữu nô lệ). Cũng phải kể đến sự xuất hiện của điều ước đa phương đầu tiên của cộng đồng quốc tế liên quan đến hoạt động dẫn độ, đó là điều ước trong lĩnh vực tội làm tiền giả, vỡ nợ và giết người năm 1802, Công ước năm 1889 giữa các quốc gia Achentina, Bôlivia, Paragoay, Pêru, Urugoay về luật hình sự quốc tế, với một số điều khoản liên quan đến vấn đề dẫn độ tội phạm. Dẫn độ tội phạm được coi là hoạt động hợp tác được tiến hành chủ yếu giữa các quốc gia. Đây là một trong số những nội dung của hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, là hình thức pháp lý trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử tư pháp và thuộc ngành Luật hình sự quốc tế. Nói đến sự phát triển của các quy định về dẫn độ tội phạm thì không thể không nhắc đến một trong những văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng chứa đựng các quy định về dẫn độ, đó là bản dự thảo công ước chung về tư pháp quốc tế của các nước châu Mỹ (ra đời tại Hội nghị quốc tế lần thứ VI được triệu tập năm 1928. Quyển 3 ghi nhận các quy phạm điều chỉnh vấn đề dẫn độ tội phạm. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hợp tác tư pháp của các nước Bắc Âu đã ký kết hiệp định về dẫn độ tội phạm năm 1962…[24] Từ cuối thế kỷ 19, Viện luật quốc tế đã thông qua Nghị quyết Ôcxphot thể hiện việc khuyến khích ký kết các điều ước song phương về dẫn độ tội phạm và bày tỏ quan điểm về khả năng dẫn độ tội phạm không dựa trên cơ sở có điều ước quốc tế hữu quan, về cấm dẫn độ vì các lý do chính trị. Trong sự phát triển của các quy phạm về dẫn độ nói riêng và sự phát triển của Luật Hình sự quốc tế nói chung, không thể không nói đến dấu mốc quan trọng, đó là sự ra đời của Hội quốc liên (tổ chức tiền thân của Liên hợp quốc hiện nay). Năm 1924, Uỷ ban các chuyên viên về pháp điểm hoá tiến bộ luật quốc tế đã được thành lập, với nhiệm vụ dự thảo và kiến nghị ký kết các điều ước quốc tế phổ cập điều chỉnh các vấn đề hợp tác giữa các quốc gia về dẫn độ tội phạm.[24] Năm 1945, Liên hợp quốc chính thức được thành lập thay thế cho Hội quốc liên, sự ra đời của tổ chức quốc tế đa phương với số lượng lớn các thành viên này cũng ghi nhận sự phát triển của các quy định liên quan đến gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế, trong 5 đó có các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động hợp tác về dẫn độ. Năm 1946, sau khi Toà án quốc tế về xét xử tội phạm chiến tranh (Toà Nurumbe) tiến hành xét xử các tội phạm đầu sỏ phát xít châu Âu , Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ nhất (tại Luân Đôn – Anh) nhằm đề nghị áp dụng các biện pháp truy tìm, bắt giữ và dẫn độ các tội phạm chiến tranh về quốc gia nơi tội phạm này thực hiện để tiến hành xét xử theo pháp luật của quốc gia đó. Năm 1974, tại kỳ họp thứ II (tại New York, Hoa Kỳ), Liên hợp quốc đã thống nhất thông qua Nghị quyết về “nỗ lực không mệt mỏi thi hành các nghĩa vụ của các quốc gia trong việc dẫn độ và chuyển giao cho toà án xét xử các tội phạm chiến tranh.”[24] Trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã xây dựng các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu chứa đựng các quy định liên quan đến nguyên tắc, trình tự, thủ tục điều chỉnh hoạt động dẫn độ giữa các quốc gia thành viên (Hiệp định mẫu về dẫn độ tội phạm năm 1990 ra đời tại Hội nghị Liên hợp quốc về ngăn ngừa tội phạm tại La Habana – Cuba). Cùng với đó là các điều ước chuyên môn có chứa đựng các điều khoản về dẫn độ tội phạm (Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 1990, Công ước về phòng chống tham nhũng của Liên hợp quốc năm 2003..). Trải qua quá trình phát triển lâu dài, những quy định của Luật quốc tế về dẫn độ tội phạm ngày càng thể hiện rõ sự hoàn thiện về mặt phạm vi và nội dung điều chỉnh của mình. Từ những quy định sơ khai, với những quy tắc xử sự dưới dạng tập quán, các quy phạm về dẫn độ đã được pháp điển hoá, hoàn thiện quá các điều ước quốc tế song phương và đa phương, góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến đấu tranh và phòng chống tội phạm trên phạm vi toàn cầu. Những quy định này sẽ còn được phát triển hơn nữa nhằm tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho cộng đồng quốc tế đối đầu với tỷ lệ phạm tội đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và tính chất nguy hiểm. 1.2. Khái niệm dẫn độ tội phạm 1.2.1. Định nghĩa dẫn độ tội phạm Trong quá trình phát triển của các quy định về dẫn độ tội phạm, một trong những vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm đó là hiểu thật đúng thế nào là dẫn 6 độ tội phạm? Có rất nhiều quan điểm khác nhau được ghi nhận trong các từ điển, tác phẩm nghiên cứu và cả quan điểm của các quốc gia khi đưa ra khái niệm dẫn độ tội phạm. Việc xem xét các khái niệm này sẽ giúp chúng ta tìm được cách hiểu chính thức về hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm quan trọng này. Theo từ điển Cambridge thì “dẫn độ là việc đưa một người nào đó trở lại quốc gia mà họ bị cáo buộc là đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc gia đó để xét xử.”[58] Định nghĩa về dẫn độ của Cambridge đưa ra chưa thực sự thể hiện rõ ý nghĩa của hoạt động này, theo đó, ta chưa thấy được chủ thể thực hiện hoạt động dẫn độ là ai? Hơn nữa định nghĩa này đã đề cập đến một thuật ngữ “hành vi vi phạm” ở một nghĩa quá rộng bởi nếu nói về hành vi vi phạm pháp luật thì có thể nghĩ tới hành vi vi phạm luật hành chính, luật dân sự.. Tuy nhiên, không phải hành vi vi phạm nào đối với pháp luật của một quốc gia cũng khiến cá nhân đó bị đưa ra xét xử trước tòa án (có thể hành vi vi phạm đó chưa hội tụ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm..). Hơn nữa, ở đây định nghĩa mới chỉ đề cập đến một chủ thể của hoạt động dẫn độ tội phạm đó là quốc gia mà cá nhân đó bị cáo buộc là đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quốc gia đó, còn chưa thấy đề cập đến chủ thể tiến hành hoạt động dẫn độ (đó là cá nhân, tổ chức hay quốc gia..) Từ điển Oxford đã đưa ra định nghĩa về dẫn độ tội phạm như sau: “Dẫn độ tội phạm là việc dẫn độ một người bị buộc tội hoặc bị kết án đối với một tội phạm.”[63] Định nghĩa trong từ điển của Oxford đã tiếp cận tới đối tượng của hoạt động dẫn độ (người bị buộc tội hoặc bị kết án đối với một tội phạm), điều đó có nghĩa là cá nhân đó bị buộc tội hoặc kết án về hành vi vi phạm theo luật hình sự của quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ đưa ra khái niệm chung chung như vậy, người đọc sẽ không hình dung ra được hoạt động dẫn độ này sẽ được tiến hành bởi chủ thể nào? Và mục đích của hoạt động dẫn độ cũng không được nêu rõ trong định nghĩa này (dẫn độ để xét xử hay thực hiện bản án). Tổ chức Cảnh sát Quốc tế (INTERPOL) đã đưa ra định nghĩa về dẫn độ tội phạm gần với các quy định và thực tiễn của hoạt động dẫn độ tội phạm, theo đó, 7 dẫn độ tội phạm là việc một quốc gia (quốc gia được yêu cầu) trao trả một cá nhân đang hiện diện trong lãnh thổ quốc gia mình cho quốc gia khác (quốc gia yêu cầu) để xét xử hoặc để thi hành một bản án đã có hiệu lực đối với hành vi phạm tội của cá nhân này trên lãnh thổ quốc gia yêu cầu. [60] Định nghĩa này đã mô tả khá đầy đủ về hoạt động “dẫn độ”. Từ định nghĩa này chúng ta có thể biết tới chủ thể của hoạt động dẫn độ (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu), đối tượng bị dẫn độ (cá nhân đang hiện diện trong lãnh thổ quốc gia được yêu cầu) và mục đích của hoạt động dẫn độ nhằm xét xử hoặc thi hành một bán án đã có hiệu lực đối với cá nhân đó. Tuy nhiên, điểm hạn chế của định nghĩa đó là đã xem hoạt động dẫn độ là “việc”, trong khi đó, dẫn độ nên là “hoạt động hợp tác” hoặc “hành vi”.. Từ việc xem xét những định nghĩa được nói đến trên đây, chúng ta có thể thấy dẫn độ tội phạm trong Luật quốc tế có thể được định nghĩa như sau: “Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lý, được thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế, trong đó một quốc gia được yêu cầu sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ nước mình cho quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với cá nhân đó”. [29] Từ định nghĩa trên ta có thể thấy hoạt động dẫn độ tội phạm trước hết là hoạt động hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về mặt pháp lý (tương trợ pháp lý) dựa trên sự thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan, chủ thể của hoạt động này là quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu, đối tượng là cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia được yêu cầu, và mục đích của hoạt động dẫn độ là nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với cá nhân bị dẫn độ. Khi xem xét về khái niệm dẫn độ tội phạm, người đọc có thể nhận thấy có rất nhiều thuật ngữ mà ta khó có thể phân biệt được chúng với hoạt động dẫn độ tội phạm (thuật ngữ trục xuất, chuyển giao, nhượng bộ..). Chính vì vậy, xem xét về khái niệm dẫn độ, đồng thời chúng ta phải xem xét sự khác biệt giữa thuật ngữ này với một số thuật ngữ, nhằm sử dụng các thuật ngữ này theo đúng hoàn cảnh của nó. 8 “Trục xuất”: được hiểu là việc một cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại tuyên bố yêu cầu người nước ngoài hay người không có quốc tịch phải rời khỏi lãnh thổ nước sở tại vì người đó vi phạm pháp luật hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Trục xuất có thể được tiến hành bằng cách ra lệnh để người nước ngoài phạm pháp buộc phải rời khỏi nước sở tại trong một thời hạn nhất định hoặc tiến hành theo thủ tục cưỡng chế.[38] Hay nói cách khác thì “Trục xuất là việc buộc một cá nhân nào đó phải rời khỏi một quốc gia”. [63] Trục xuất không phải là hoạt động hợp tác giữa các quốc gia mà là một trong những hình phạt thông thường được quy định trong pháp luật quốc gia. Ví dụ như Điều 15 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 hoặc Điều 32 Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam quy định trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, hành vi trục xuất được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó, việc này được tiến hành khi cá nhân (người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại) có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định trong pháp luật của quốc gia. Sự khác biệt giữa dẫn độ tội phạm với trục xuất là ở chỗ, nếu như hoạt động dẫn độ tội phạm được coi là hoạt động hợp tác trên cơ sở sự thoả thuận giữa các quốc gia với nhau thì “trục xuất” được coi như là hình phạt được quy định trong pháp luật của quốc gia, được tiến hành trên bởi chính quốc gia đó trên cơ sở chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ và dân cư khi có hành vi vi phạm của một người nước ngoài tới mức phải gánh chịu hình phạt này chứ đây không phải thể hiện sự hợp tác của quốc gia này với quốc gia khác. Đối tượng phải gánh chịu hình phạt này là những người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của chính quốc gia nơi họ đang cư trú, còn dẫn độ thì hành vi vi phạm đó có thể xảy ra tại quốc gia yêu cầu hoặc các quốc gia khác chứ không phải trên lãnh thổ của quốc gia sở tại. “Chuyển giao”: là thuật ngữ được nêu ra trong Quy chế của Toà án quốc tế về xét xử tội phạm quốc tế trước đây (Toà án xét xử tội phạm Nam Tư cũ, Nurumbe, Tokyo..). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 Quy chế Toà án Hình sự quốc tế năm 1998 thì Toà án Hình sự quốc tế có thể yêu cầu các quốc gia bắt giữ và trao người có hành vi phạm tội đang ở trên lãnh thổ của quốc gia đó cho Toà án 9 Hình sự quốc tế để xét xử. Việc chuyển giao được tiến hành với các đối tượng có thể đã được xét xử trước đó bởi toà án quốc gia nhưng vì tính chất của hành vi phạm tội có ảnh hưởng tới cộng đồng quốc tế (các tội phạm quốc tế) mà sẽ được chuyển giao để xét xử bởi các Toà án quốc tế. Thuật ngữ “chuyển giao” được nêu ở trên được hiểu là việc một quốc gia sẽ chuyển giao một cá nhân đã được xét xử trước đó bởi toà án quốc gia (có thể chính là công dân nước mình) vì tội ác quốc tế mà cá nhân này đã gây ra (tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội xâm lược, tội ác chống nhân loại) cho Toà án quốc tế tiến hành xét xử. Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ dẫn độ và chuyển giao thể hiện ở mục đích của hoạt động này. Nếu hoạt động chuyển giao cá nhân phạm tội thực chất thể hiện sự hợp tác của quốc gia trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm quốc tế với các quốc gia khác vì lợi ích của cộng đồng quốc tế chứ không phải vì lợi ích của chính quốc gia này hay quốc gia nào khác. Trong khi đó, hoạt động dẫn độ nhằm phục vụ lợi ích cho quốc gia yêu cầu, cụ thể là thực hiện quyền tài phán của quốc gia này đối với hành vi vi phạm pháp luật quốc gia của cá nhân đó nhưng đã bỏ trốn ra nước ngoài. “Nhượng bộ”: Thuật ngữ này được ghi nhận trong hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm giữa các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). [59] Nhượng bộ được hiểu là các thủ tục dẫn độ sẽ được thay thế bằng việc sử dụng nguyên tắc “công nhận lẫn nhau” trong hoạt động xét xử tội phạm tại các quốc gia này. Theo đó, một cá nhân thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ của bất cứ quốc gia thành viên nào của EU đều có thể bị xét xử bởi toà án của quốc gia khác, quốc gia còn lại sẽ chỉ tiến hành hành vi công nhận phán quyết của toà án đã xét xử tội phạm này. Đây được coi như một sự nhượng bộ giữa các quốc gia thành viên EU với nhau khi tiến hành các hoạt động hợp tác phòng chống tội phạm, nhằm thể hiện sự thống nhất về mặt ý chí khi xét xử và đưa ra phán quyết đối với những cá nhân phạm tội trong toàn phạm vi EU. Có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa hoạt động này với hoạt động dẫn độ tội phạm. Theo đó thì cá nhân phạm tội có thể bị xét xử bởi bất cứ toà án của quốc gia thành viên EU nào chứ các quốc gia không phải đưa ra yêu cầu dẫn độ tội phạm. Việc của quốc gia nơi bị hành vi phạm tội xâm hại phải 10 tiến hành chỉ là công nhận phán quyết của toà án đã xét xử tội phạm đó. Trong khi đối với dẫn độ, quốc gia yêu cầu sẽ phải đáp ứng các trình tự, thủ tục của một yêu cầu dẫn độ, gửi nó cho quốc gia được yêu cầu, quốc gia này đồng ý và giao cá nhân có hành vi vi phạm cho quốc gia yêu cầu trực tiếp tiến hành xét xử. Từ những sự khác biệt của các thuật ngữ trên có thể thấy rằng, xét về mặt pháp lý, thuật ngữ dẫn độ có sự khác biệt tương đối so với các thuật ngữ còn lại, dẫn độ thể hiện mục đích và bản chất của hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đó là sự tượng trợ, hỗ trợ về mặt pháp lý giữa các quốc gia để thực hiện thẩm quyền xét xử hình sự của quốc gia đối với các loại tội phạm có tính chất quốc tế. Hoạt động này được thực hiện giữa các quốc gia trên cơ sở điều ước quốc tế đã được ký kết hoặc dựa trên nguyên tắc có đi có lại (trong trường hợp giữa các bên không tồn tại điều ước quốc tế về dẫn độ). Theo đó, quốc gia yêu cầu sẽ đưa ra yêu cầu dẫn độ đối với quốc gia được yêu cầu theo trình tự và thủ tục đã được ghi nhận trong điều ước. Nếu không có điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề này, các quốc gia sẽ dựa trên nguyên tắc có đi có lại (được làm rõ ở phần các nguyên tắc của hoạt động dẫn độ), nhằm thoả thuận xây dựng các trình tự, thủ tục phù hợp để đáp ứng yêu cầu dẫn độ. Hoạt động dẫn độ có những đặc trưng riêng về mặt chủ thể, cơ sở pháp lý, nguồn chứa đựng.. so với các hoạt động hợp tác khác trong lĩnh vực hình sự quốc tế. 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động dẫn độ tội phạm Từ định nghĩa đã được đưa ra, cũng như trên cơ sở các quy định của Luật quốc tế, chúng ta có thể xem xét các đặc điểm của hoạt động dẫn độ tội phạm trên những điểm sau: Thứ nhất, về chủ thể thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm: đó là các quốc gia độc lập có chủ quyền, đây cũng chính là chủ thể cơ bản và phổ biến nhất của Luật quốc tế. Các quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng nên các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm, đồng thời cũng sẽ trở thành một bên trong quan hệ này có thể là bên yêu cầu (quốc gia đưa ra yêu cầu dẫn độ dựa trên những trình tự và thủ tục đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế), hoặc có thể là bên được yêu cầu (quốc gia nhận được yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác, quốc gia này có thể đáp ứng yêu 11 cầu dẫn độ theo thủ tục đã có hoặc từ chối dựa trên các cơ sở được luật quốc tế tôn trọng). Trong đó, quốc gia đưa ra yêu cầu dẫn độ là quốc gia mà quyền và lợi ích cá nhân tiến hành hành vi xâm phạm một cách trực tiếp, khi phát hiện ra đối tượng này đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia nào đó thì quốc gia này đưa ra yêu cầu dẫn độ nhằm đảm bảo cho việc xét xử hoặc thực hiện bản án đã có được thực hiện một cách phù hợp và nghiêm túc với pháp luật của quốc gia mình. Quốc gia được yêu cầu dẫn độ là quốc gia mà không bị hành vi phạm tội xâm phạm trực tiếp về quyền và lợi ích, tuy nhiên, đối tượng có hành vi phạm tội tại quốc gia khác đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia này, trên cơ sở mối quan hệ đã được thiết lập giữa hai quốc gia và phụ thuộc vào ý chí của quốc gia mình, họ có thể tiến hành bắt giữ và chuyển giao đối tượng đã phạm tội trước đó cho quốc gia yêu cầu. Quốc gia được yêu cầu, trong những trường hợp được quy định bởi Luật quốc tế cũng có thể từ chối dẫn độ cá nhân được yêu cầu dẫn độ. Ví dụ như: Trường hợp cá nhân bị yêu cầu dẫn độ là công dân của quốc gia được yêu cầu, cá nhân đó là tội phạm chính trị, tội phạm mà cá nhân bị yêu cầu dẫn độ thực hiện có thể bị xét xử bởi hình phạt tử hình theo pháp luật của bên yêu cầu.. Thứ hai, về cơ sở pháp lý tiến hành hoạt động hợp tác về dẫn độ. Đây là một trong những đặc điểm rất quan trọng của hoạt động dẫn độ tội phạm. Luật quốc tế thường xem xét việc quốc gia được yêu cầu đáp ứng yêu cầu dẫn độ tội phạm và thực hiện việc dẫn độ tội phạm đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của quốc gia đó. Quyền này được tiến hành trên cơ sở chủ quyền quốc gia, quốc gia có toàn quyền trong việc quyết định có cho phép một cá nhân được hiện diện trên lãnh thổ nước mình (kể cả khi có hành vi phạm tội tại nước ngoài hay không?). Họ có thể cho phép cá nhân đó được cư trú (cư trú chính trị, tị nạn..) trên lãnh thổ của mình mà không cần phải xin phép các quốc gia khác. Dẫn độ tội phạm là vấn đề trực tiếp động chạm đến quyền và lợi ích của chính quốc gia, nó không tồn tại dưới dạng nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ với các quốc gia khác, quốc gia sẽ không buộc phải dẫn độ tội phạm nếu quốc gia này không mong muốn làm việc đó. 12 Nghĩa vụ dẫn độ tội phạm sẽ chỉ phát sinh trong trường hợp các quốc gia có cơ sở pháp lý để thực hiện nghĩa vụ này, biểu hiện của nó là việc các quốc gia tiến hành ký kết điều ước quốc tế có nội dung về dẫn độ tội phạm với các quốc gia khác. Trong trường hợp giữa các bên không tồn tại điều ước quốc tế về hợp tác dẫn độ tội phạm thì quốc gia sở tại cũng có thể tiến hành giao đối tượng phạm tội trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại được tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế trong quan hệ giữa hai quốc gia. Ngoài ra, một số điều ước quốc tế đa phương cũng có quy định rõ ràng rằng trong trường hợp không tồn tại điều ước quốc tế song phương điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia về dẫn độ tội phạm, thì điều ước quốc tế đa phương mà cả hai quốc gia đó là thành viên có thể được coi là cơ sở ràng buộc giữa hai quốc gia thành viên (Ví dụ: Công ước châu Âu về dẫn độ tội phạm 1957, Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000…) Thứ ba, về nguồn của hoạt động dẫn độ tội phạm. Nguồn của hoạt động dẫn độ tội phạm được nói đến như là những hình thức pháp lý chứa đựng các nguyên tắc và các quy phạm về dẫn độ tội phạm. Các loại nguồn điều chỉnh hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia có thể kể đến là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế; pháp luật quốc gia. Trong đó: Điều ước quốc tế là các thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế, được điều chỉnh bằng Luật quốc tế. Điều ước quốc tế có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ ràng buộc quốc gia và các chủ thể khác không phụ thuộc vào việc nó nằm trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có liên quan, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi của điều ước quốc tế đó. Điều ước quốc tế điều chỉnh hoạt động dẫn độ tội phạm gồm điều ước quốc tế đa phương và điều ước quốc tế song phương. Trước tiên là các điều ước quốc tế đa phương là những điều ước được xây dựng bởi nhiều thành viên của cộng đồng quốc tế (điều ước đa phương toàn cầu, điều ước quốc tế khu vực..). Có thể kể đến: Hiệp định mẫu về dẫn độ của Liên hợp quốc 1990; Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957; Công ước Liên đoàn các nước Ả Rập về dẫn độ năm 1945; Hiệp ước về dẫn độ giữa các quốc gia thành viên Cộng đồng Kinh tế Tây Phi năm 1994;...) Các điều ước quốc tế đa phương này đều thể 13 hiện rõ vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình hợp tác dẫn độ tội phạm. Các điều ước đa phương thường đưa ra các quy định khá rõ ràng về trình tự yêu cầu và đáp ứng yêu cầu dẫn độ của các quốc gia, nó có vai trò như là “đề cương chi tiết” về các nguyên tắc, các trường hợp không dẫn độ tội phạm, trình tự, thủ tục cơ bản nhất cho các bên tiến hành thoả thuận nhằm cụ thể hoá các quy định dựa trên hoàn cảnh thực tiễn trong quan hệ giữa các bên để đưa ra yêu cầu hoặc đáp ứng yêu cầu dẫn độ. Bên cạnh các điều ước đa phương là các điều ước quốc tế song phương, đây là loại nguồn chiếm số lượng lớn và điều chỉnh một cách cụ thể, chi tiết các thoả thuận về dẫn độ được ký kết giữa các quốc gia với nhau. Nội dung hợp tác về dẫn độ tội phạm có thể được ghi nhận trong một điều ước riêng biệt (Hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Hoa Kỳ và Pháp năm 1996, Hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc năm 2003..), hoặc là một phần trong các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp (Hiệp định Tương trợ Tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga năm 1998, Hiệp định Tương trợ Tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 1998…). Các điều ước quốc tế song phương này luôn thể hiện được ưu thế rõ rệt của mình trong việc thể hiện sự thoả thuận chi tiết, phù hợp về cả điều kiện, hoàn cảnh cũng như mối quan hệ giữa hai quốc gia với nhau. Cùng với sự hiện diện của các điều ước quốc tế điều chỉnh một cách cụ thể, với thời gian hình thành nhanh chóng, có giá trị pháp lý bắt buộc với tất cả các thành viên của điều ước đó. Thì hoạt động dẫn độ tội phạm còn được điều chỉnh bởi một loại nguồn cơ bản khác của Luật quốc tế, đó là tập quán quốc tế, loại nguồn hình thành từ lâu đời, có sức bền trong việc điều chỉnh mối quan hệ của tất cả các chủ thể Luật quốc tế. Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành từ trong thực tiễn quan hệ quốc tế, được sử dụng lặp đi lặp lại được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận là luật.[29] Có thể kể đến các tập quán quốc tế trong lĩnh vực này như: nguyên 14 tắc có đi có lại, nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình, không dẫn độ tội phạm chính trị… Những quy tắc xử sự này đã thể hiện thế mạnh về sự tồn tại lâu đời của nó, có giá trị với mọi chủ thể của luật quốc tế. Với sự hình thành và tồn tại lâu dài của mình, các tập quán quốc tế dần dần được ghi nhận trong hầu hết các điều ước quốc tế về dẫn độ tội phạm, tuy nhiên, việc này cũng không làm mất đi giá trị điều chỉnh của tập quán quốc tế trong hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm của cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, loại nguồn khác của dẫn độ tội phạm là Luật quốc gia. Sự khác biệt về nền kinh tế, chính trị, pháp luật của các quốc gia khác nhau sẽ làm cho các quy định về dẫn độ tội phạm khác nhau trong hệ thống pháp luật của các quốc gia này, đặc biệt là các quy định về trình tự, thủ tục dẫn độ; các điều kiện để thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm. Trên cơ sở các quy định của Luật quốc tế, bên cạnh việc sửa đổi các văn bản pháp luật đã được ban hành cho phù hợp với các cam kết về dẫn độ tội phạm, các quốc gia có thể ban hành mới văn bản dưới dạng luật tương trợ tư pháp để nhằm bảo đảm cho hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm (trong đó có các quy định về hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm liên quan đến trình tự, thủ tục cụ thể, các trường hợp từ chối dẫn độ…) phù hợp với pháp luật của quốc gia đó (Luật tương trợ tư pháp 2007 của Việt Nam, Luật dẫn độ của Canada năm 1999, Luật dẫn độ năm 2000 của Trung Quốc..). Luật quốc gia đồng thời cũng chính là cơ sở để quốc gia khác căn cứ vào đó xem xét các đối tượng có thể được dẫn độ, trình tự, thủ tục và các yêu cầu khác để đáp ứng khi xây dựng yêu cầu dẫn độ gửi cho quốc gia được yêu cầu. Quốc gia được yêu cầu cũng căn cứ vào đó để xem xét thẩm quyền tiếp nhận, quyết định (dẫn độ hay từ chối dẫn độ) và thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác như điều tra, bắt giữ tạm thời, trao cá nhân bị dẫn độ cho quốc gia yêu cầu…(trong trường hợp đồng ý dẫn độ). Thứ tư, về đối tượng dẫn độ: Đối tượng chính của hoạt động dẫn độ tội phạm là các tội phạm mà cá nhân thực hiện trên lãnh thổ quốc gia mình và đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia khác. Hiện nay, trong Khoa học Luật hình sự quốc tế có ghi nhận về 3 loại hình tội phạm, đó là tội ác quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế và 15 tội phạm hình sự chung. Trên thực tế, hoạt động dẫn độ tội phạm chủ yếu được thực hiện với những cá nhân phạm các tội phạm có tính chất quốc tế hoặc một số tội phạm hình sự chung có tính chất quốc tế. Đây là loại tội phạm có sự khác biệt tương đối rõ ràng đối với hai nhóm tội phạm còn lại, theo đó: Tội phạm quốc tế: Tội phạm quốc tế được Uỷ ban luật quốc tế xác định là loại tội phạm tiến hành các hoạt động chống lại pháp luật quốc tế, phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia. Đây là nghĩa vụ có ý nghĩa cơ bản trong việc đảm bảo các quyền lợi sống còn của cộng đồng quốc tế. Đây là loại tội phạm gây nguy hiểm đối với toàn thể nhân loại bởi mức độ xâm hại tới hoà bình và an ninh quốc tế của chúng. [29] Nhóm tội phạm này bao gồm các hành vi được ghi nhận trong luật quốc tế (ghi nhận trong các điều ước quốc tế và dưới dạng tập quán quốc tế). Trên cơ sở các điều ước quốc tế, cụ thể là các quy định được ghi nhận trong Quy chế Toà án hình sự quốc tế (ICC), tội phạm quốc tế bao gồm các tội sau: tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và apacthai, tội chống lại loài người, tội ác xâm lược. Các cá nhân tiến hành các hoạt động này sẽ được xét xử bởi cộng đồng quốc tế, thực tiễn đã chứng minh với các toà án Adhoc được thành lập để xét xử các tội phạm chiến tranh tại Nurumbe và Tokyo sau chiến tranh thế giới lần thứ II; Các toà án đặc biệt xét xử tội ác chiến tranh ở Nam Tư cũ và Rwanda vào các năm 1993 và 1994. Theo đó, các quốc gia sẽ phải tiến hành dẫn độ các cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ quốc gia mình cho các Toà án quốc tế nói trên xét xử. Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống quốc tế, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực hành pháp, cộng đồng quốc tế thừa nhận khả năng và quyền của quốc gia khi quốc gia đó có thể trực tiếp tiến hành xét xử các loại tội phạm này mà không cần phải dẫn độ để xét xử tại Toà án quốc tế, và các Toà án quốc tế sẽ chỉ tiến hành xét xử khi các quốc gia không có khả năng xét xử hoặc chấp nhận thẩm quyền của Toà án quốc tế trong các trường hợp này. Tội phạm có tính chất quốc tế: theo khoa học luật hình sự quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế (trong một số tài liệu, sách báo chuyên khảo của các học giả luật hình sự quốc tế còn được gọi là “tội phạm theo công ước” hoặc “tội phạm hình 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng