Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đặc điểm nghệ thuật thơ hữu thỉnh luận văn ths. lý luận văn học 60 22 32...

Tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ hữu thỉnh luận văn ths. lý luận văn học 60 22 32

.PDF
110
2
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------- HÀ THỊ ANH ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60220120 Nsgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành HÀ NỘI - 2012 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................. 3 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 5 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................... 8 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9 5. Cấu trúc luận văn ................................................................................. 9 NỘI DUNG .........................................................................................................10 CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ HỮU THỈNH VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN ..........................................................................................10 1.1. Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh ............................................... 10 1.1.1. Thơ Hữu Thỉnh những năm tháng chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến .................................................................................................... 10 1.1.2. Thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đổi mới ................................................ 16 1.2. Hướng tiếp cận đặc điểm nghệ thuật từ góc độ tâm lý học sáng tạo .... 23 1.2.1. Nguồn cảm hứng sáng tạo ......................................................... 23 1.2.2. Hệ thống hình tượng tiêu biểu .................................................. 24 1.2.3. Trường liên tưởng, tưởng tượng ............................................... 25 1.2.4. Cách tổ chức câu thơ, lời thơ .................................................... 30 CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ HỮU THỈNH...... 33 2.1. Cách tiếp cận đời sống trong thơ Hữu Thỉnh ................................ 33 2.2. Hệ thống hình tượng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh .................... 35 2.2.1. Hình tượng con đường .............................................................. 35 2.2.2. Hình tượng biển đảo .................................................................. 40 2.2.3. Hình tượng đoàn quân và người lính........................................ 45 CHƯƠNG 3. CÁCH TỔ CHỨC TÁC PHẨM THƠ HỮU THỈNH ............58 1 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh 3.1. Tưởng tượng và liên tưởng ............................................................. 58 3.2. Tổ chức không gian, thời gian ......................................................... 64 3.2.1. Không gian nghệ thuật. ............................................................. 64 3.2.1.Thời gian nghệ thuật .................................................................. 70 3.3. Tổ chức câu thơ, lời thơ ................................................................... 77 3.4. Nghệ thuật tu từ ............................................................................... 88 3.4.1. Nghệ thuật so sánh .................................................................... 89 3.4.2. Nghệ thuật ẩn dụ ....................................................................... 93 3.4.3. Nghệ thuật nhân hoá ................................................................. 96 KẾT LUẬN .......................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................102 2 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh (còn có bút danh khác là Vũ Hữu), sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh Vĩnh Phúc. Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học. Thời thơ ấu của Hữu Thỉnh với nhiều gian nan cơ cực 6 năm ở với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp và bị đánh đập tàn nhẫn. Ông chỉ thực sự được đi học từ sau hoà bình lập lại (1954). Sau đó ông vào bộ đội Tăng – Thiết giáp, đơn vị nhập ngũ đầu tiên là Trung đoàn 202, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo, làm cán bộ tuyên huấn. Ông đã tham gia chiến đấu nhiều năm tại các chiến trường Đường 9 – Nam Lào (1970-197l), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh. Cuộc sống và những hy sinh cùng lòng quyết tâm của người lính đã đi vào thơ ông như những bài ca bất hủ về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Giữa bom đạn chiến trường, từ “cái nôi nghệ thuật” của Trường Sơn, Hữu Thỉnh đã cất lên những tiếng thơ ca ngợi Tổ quốc, nhân dân. Là nhà thơ ra đời và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, sáng tác của ông khá liền mạch tiêu biểu cho quá trình vận động của thi ca cách mạng Việt Nam trong những thập niên gần đây và đã gây được tiếng vang lớn trên thi đàn. Trong thơ Hữu Thỉnh vừa có những đặc điểm chung của thơ ca kháng chiến chống Mỹ lại vừa có những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Ông đã tạo dựng được một tiếng thơ mới mẻ cho nền thơ ca dân tộc bằng một loạt những tác phẩm thơ và trường ca có giọng điệu riêng, có phong cách riêng, tiếng nói riêng và không bị khuất lẫn trong dàn đồng ca chung của thế hệ. Xuyên suốt và bao trùm thế giới ấy là tấm lòng tha thiết, gắn bó với đất nước, với con người Việt Nam. 3 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Hữu Thỉnh được bạn đọc biết đến lần đầu qua những vần thơ đăng báo Giáo dục thời đại năm 1962 nhưng đến năm 1973 với giải ba cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ ông đã ghi được dấu ấn thơ mình vào tâm trí bạn đọc với bài Mùa xuân đi đón. Đó là ghi nhận thành công bước đầu của một tiếng thơ trữ tình, đằm thắm đang trên con đường tìm kiếm và khai thác những vẻ đẹp bình dị mà cao quý của cuộc sống, con người và thiên nhiên. Năm 1975 – 1976, Hữu Thỉnh lại đạt giải A cuộc thi trên báo Văn nghệ với tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh và Trường ca Sức bền của đất. Sự già dặn về nghệ thuật và tài năng càng được khẳng định khi ông liên tiếp nhận được các giải thưởng: Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 cho trường ca Đường tới thành phố, giải Nhất cuộc thi thơ do Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức năm 1991 với bài Thưa thầy, giải thưởng xuất sắc của Bộ Quốc phòng năm 1994 với Trường ca Biển. Đặc biệt tập thơ Thư mùa đông đã đem lại cho Hữu Thỉnh nhiều vinh dự: giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thơ ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 1999. Những giải thưởng lớn về thơ đã ghi nhận sức sáng tạo bền bỉ không mệt mỏi, những thành công và đóng góp đáng kể của Hữu Thỉnh trong thơ ca chống Mỹ cũng như thơ ca hiện đại Việt Nam. Nhưng điều quan trọng hơn mọi giải thưởng, mọi cuộc thi thơ là “sức bền” của những tác phẩm, những câu thơ trong lòng bạn đọc. Lưu Khánh Thơ đã từng nhận xét: “Hữu Thỉnh có cái may mắn là khá nhiều bài thơ và trường ca của anh qua sự thẩm định của thời gian vẫn có giá trị tương đối ổn định”[80,75]. Không những thế có những vần thơ mới mẻ, độc đáo của ông đã bén duyên ca nhạc. Bài thơ Năm anh em trên một chiếc xe tăng đã được phổ nhạc trở thành bài ca của binh chủng xe tăng - thiết giáp. Thơ tình ở Biển, Chiều sông Thương cũng đã trở thành những nốt nhạc xanh làm say đắm lòng người. Thơ Hữu Thỉnh được 4 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh đưa vào chương trình học của các cấp học và cũng trở thành những đối tượng nghiên cứu của nhiều cây bút nghiên cứu và phê bình. Chính vì thế cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá một cách hệ thống và khoa học để rút ra những đóng góp của ông trên con đường sáng tác nghệ thuật. Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh giúp cho người viết có cái nhìn và sự hiểu biết về thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ Hữu Thỉnh nói riêng. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh để tìm hiểu những nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ về hiện thực cuộc sống và cách xây dựng hình tượng, cách tổ chức tác phẩm của nhà thơ. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ những ngày đầu mới cầm bút giọng thơ Hữu Thỉnh đã sớm thu hút được sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình văn học. Những nghiên cứu về thơ ông đặc biệt ở mảng thơ trữ tình, các bài viết tập trung nhiều từ thập niên 90 trở lại đây. Trần Mạnh Hảo đã viết: “Hữu Thỉnh và Thanh Thảo là cái gạch nối của nền thơ ca chống Mỹ sang thời bình. Sau 1975, cùng với Nguyễn Duy họ đưa thơ tiến về phía trước với những bước tiến ngoạn mục, đa dạng và phong phú”[18,95]. Tài năng của Hữu Thỉnh được khẳng định bởi những giải thưởng thơ mà ông đoạt được. Năm 1973, Hữu Thỉnh với giải ba bài “Mùa xuân đi đón” trong cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ là mốc đánh dấu ghi nhận thành công đầu tiên của nhà thơ. Tiếp đó là một loạt các giải thưởng mà ông đã nhận được do Bộ Quốc phòng, Hội Nhà văn trao tặng. Đặc biệt với tập thơ “Thư mùa đông” Hữu Thỉnh đã nhận được giải thưởng thơ ASEAN 1999. Với nhiều giải thưởng văn học có giá trị, Hữu Thỉnh là nhà thơ có sức tìm tòi sáng tạo nghệ thuật bền bỉ. Ông luôn có những khám phá mới, thú vị 5 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh trên con đường nghệ thuật. Thơ ông có chiều sâu về nội dung, giàu chất thơ và tính nhạc nên đã tạo sự lôi cuốn và thu hút đối với bạn đọc. Trong bài viết “Đọc đường tới thành phố” của Vũ Quần Phương in trên Tạp chí Văn nghệ số 43, năm 1997 đã phát hiện “Hữu Thỉnh không xây dựng những tính cách hoàn chỉnh, anh chỉ dừng lại đi sâu vào một vài tâm trạng, một vài mẫu người. Phần xúc động nhất và tạo nên tầm khái quát của trường ca chính là những người mẫu đó … Câu thơ Hữu Thỉnh chỗ này là những câu hay nhất của trường ca ”[53,12]. Thiếu Mai cũng có những nhận xét khá tinh tế về nhiều phương diện trong bài viết “Đọc Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh “Cảm xúc dạt dào, phong phú và mạnh mẽ là chỗ mạnh của Hữu Thỉnh … Trong lòng cuộc chiến đấu chống Mỹ vĩ đại của nhân dân, Hữu Thỉnh thường nghĩ về những vấn đề lớn lao của đất nước, của thời đại. Anh khao khát thơ mình phản ánh và lý giải được những điều đó... Thành công chủ yếu nhất của Hữu Thỉnh cũng chính là thể hiện vừa sâu, vừa tinh, vừa khái quát, vừa tỉ mỉ chi li những tình cảm, những suy ngẫm của người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ. Cái vững của ngòi bút Hữu Thỉnh là miêu tả trực diện những tổn thất mà tác phẩm vẫn không chìm xuống trong không khí bi đát, trái lại vẫn thấy được xu thế tiến lên của cuộc chiến đấu…”[38,12]. Qua sự sàng lọc của thời gian, các tác phẩm của ông vẫn tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả và lọt vào “con mắt xanh” của những nhà nghiên cứu. Trần Mạnh Hảo viết về tập thơ “Thư mùa đông” với bài viết “Thư mùa đông của Hữu Thỉnh” in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 4, năm 1996. Ở bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những nét đặc sắc, mới lạ, đầy xúc cảm được thể hiện bằng những lời thơ ngắn, kiệm lời trong “Thư mùa đông” qua đó khẳng định sự sáng tạo trong lời thơ Hữu Thỉnh. Đặc biệt bài viết đã phát hiện ra chất dân dã, sự đan xen giữa những nét hồn nhiên với những suy ngẫm đầy tính triết lý cùng nỗi cô đơn, đau buồn mà Hữu thỉnh gửi gắm trong tập 6 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh thơ. Trong Tạp chí Văn học số 12 năm 1999 với bài “Thơ Hữu Thỉnh, một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại” Lý Hoài Thu đã chỉ ra nét hấp dẫn kì lạ trong thơ Hữu Thỉnh được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn biết chủ động “khai thác cái hay, cái đẹp của dân gian, của dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới”. Cộng với đó, thơ Hữu Thỉnh rất mạnh yếu tố cảm giác, trực quan. Chính điều này đã tạo ra sự mặn mà nhưng cũng đầy cá tính trong thơ ông. Những đánh giá sắc bén của tác giả Lý Hoài Thu cũng thống nhất với nhận định của tác giả Nguyễn Trọng Tạo về thơ Hữu Thỉnh. Trong cuốn “Văn chương cảm và luận” in năm 1998, tác giả này đã có bài viết “Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê”, tác giả viết “hồn thơ Hữu Thỉnh là sự sum xuê của cây cối từ đất mà lên”, “Hữu Thỉnh viết về đời sống bằng một thứ văn hoá nhà quê thật đẹp và thật ngộ”. Và chính sợi dây “văn hoá nhà quê” vô hình ấy đã phần nào níu giữ Hữu Thỉnh đứng được trong nền thơ hiện đại bộn bề xáo trộn ngày nay. Bài viết của Lưu Khánh Thơ: “Hữu Thỉnh một phong cách thơ sáng tạo” đăng trên Tạp chí Văn học (sau này được tập hợp trong cuốn Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại năm 2005) đã khẳng định phẩm chất thơ Hữu Thỉnh và nhấn mạnh truyền thống dân tộc trong cách ví, cách nói đặc biệt trong cách tư duy, liên tưởng độc đáo của nhà thơ đồng thời chỉ ra “sự đằm thắm, đôn hậu” và “chìm lắng yêu thương” trong hồn thơ Hữu Thỉnh. Nguyễn Đăng Điệp với bài “Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ” đăng trên Tạp chí Văn học số 9, năm 2003 đã đi sâu vào những quan niệm và ý thức đổi mới thơ ca của Hữu Thỉnh đã “đưa thơ về với cuộc sống thường nhật”, khám phá bí ẩn thẳm sâu trong tâm hồn con người bằng những suy tư chân thật tự đáy lòng mình. Hữu Thỉnh là thi sĩ của những câu thơ đầy ma lực, nó như lôi dắt người đọc thôi miên trên các thi liệu dân gian. Hành trình đổi mới thơ ông còn thể hiện ở việc đào sâu hơn nữa chất suy tư trước đây để tạo nên một kiểu kết tinh mới. 7 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Ngoài ra còn có nhiều bài viết khác như “Đồng cảm và sáng tạo”, “Thực và ảo trong thơ Hữu Thỉnh”(Lý Hoài Thu),“Mấy ghi nhận về thơ người lính của Hữu Thỉnh” (Trường Lưu), “Hữu Thỉnh gửi Thư mùa đông” (Thanh Thảo), “Đọc Thư mùa đông ấm áp cõi lòng” (Mai Trang), “Quan niệm thơ Hữu Thỉnh” (Phạm Quang Trung), “Hữu Thỉnh – nhà thơ và phía khuất lấp cuộc đời” (Hoài Anh)… Đó là những ý kiến quý báu mang tới cho chúng tôi cái nhìn khách quan và sâu sắc về thơ Hữu Thỉnh. Tiếp nối những công trình đã có, luận văn đi vào nghiên cứu, tìm hiểu “Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” để có một cái nhìn toàn diện về quá trình sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh. Trên cơ sở đó người viết mong góp tiếng nói nhỏ bé của mình cùng với các bài viết, các công trình nghiên cứu đã có để khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn sự nghiệp thơ Hữu Thỉnh. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu “Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” nhằm phát hiện ra những tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh và tính khu biệt thơ Hữu Thỉnh so với các cây bút cùng thế hệ. Từ đó khẳng định vị trí, phong cách thơ Hữu Thỉnh và những đóng góp của ông đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những thành tố quan trọng làm nên đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Trong đó người viết tập trung khảo sát về con người, về hiện thực cuộc sống cùng những phương thức biểu hiện của đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh qua cả hai giai đoạn sáng tác của Hữu Thỉnh. 8 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh 3.3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi khảo sát những sáng tác của Hữu Thỉnh đã được xuất bản. - Âm vang chiến hào (Thơ, in chung). - Đường tới thành phố (Trường ca). - Từ chiến hào tới thành phố (Trường ca-thơ ngắn). - Thư mùa đông (Thơ). - Trường ca biển. - Thương lượng với thời gian (thơ). 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về tâm lý học sáng tạo văn học, lý luận về thơ, trong luận văn này để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính sau đây: 4.1. Phương pháp hệ thống. 4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 4.3. Phương pháp thống kê, phân loại. 4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh và hướng tiếp cận. Chương 2: Cách tiếp cận đời sống và hệ thống hình tượng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh. Chương 3: Cách tổ chức tác phẩm thơ Hữu Thỉnh. 9 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ HỮU THỈNH VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN 1.1. Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh 1.1.1. Thơ Hữu Thỉnh những năm tháng chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến Năm 1964 khi đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kỳ mới, gay go, căng thẳng, khốc liệt và dữ dội. “Chiến tranh càng mở rộng, càng ác liệt, thơ càng mở rộng kích thước phát triển” [44,117]. Thời kỳ này thơ được coi là một mũi nhọn, có tính xung kích nhất, lên tiếng kịp thời trước mọi biến cố lịch sử. Mặt khác thơ nối liền tình cảm suy nghĩ của mỗi người thành tiếng nói cảm thông chung, trở thành nhịp đập chung của trái tim toàn dân tộc. Thơ có mặt khắp mọi nơi trong cuộc chiến tranh đầy đạn bom, khói lửa. Thơ hoà theo dòng người, theo những đoàn quân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, trong ba lô hành quân ra trận, trong những đêm liên hoan văn nghệ, trên các tờ báo liếp “lịch sử thơ ca dân tộc chưa từng biết đến thời kỳ nào mà thơ lại có được một cuộc sống phong phú và sôi nổi đến thế” [44,117]. Chỉ trong vòng 10 năm (1965 - 1975) đã có tới bốn cuộc thi thơ diễn ra trong không khí sôi sục bom đạn nhưng cũng vô cùng náo nhiệt bởi những chiến công vang dội của quân và dân ta ở hai miền Nam Bắc. Thơ đã bám sát hiện thực cuộc sống và phản ánh trung thành những sự kiện lớn lao của đất nước, phản ánh tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thơ đã ghi lại nhiều hình ảnh về con người, đất nước trong những năm tháng lịch sử không thể nào quên. Đây là thời kì “thơ quần chúng nhất là thơ bộ đội phát triển mạnh” [44,118]. Nối tiếp truyền thống thơ báng súng của những anh vệ quốc trong 10 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh kháng chiến chống Pháp, những người lính chống Mỹ “lại viết bài thơ trên báng súng” (Hoàng Trung Thông). Bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc sẽ khuyết đi một mảng nếu thiếu vắng tiếng thơ của những nhà thơ trực tiếp cầm súng, xông vào trong lửa đạn, từng giờ, từng phút đối mặt với cái chết để nói về chiến tranh, để tự nói về đồng đội của mình. Chính hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó dẫn tới sự hình thành, xuất hiện của một lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ. Nhìn vào diện mạo chung của đội ngũ các nhà thơ trẻ chống Mỹ, ta thấy rõ một điều chưa bao giờ dân tộc ta có một đội ngũ nhà thơ và người làm thơ đông đảo, sung sức như vậy. Tuy nhiên, thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ chỉ thật sự xuất hiện khi họ ý thức được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng của thế hệ mình. Khát vọng cao đẹp về Tổ quốc, nhân dân, về thế hệ mình đã trở thành ý thức nghệ thuật, trở thành nhu cầu, là sự thôi thúc bên trong của các nhà thơ trẻ. Hữu Thỉnh cũng như nhiều nhà thơ khác luôn ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thế hệ mình, sự xuất hiện kịp thời, đúng lúc của thế hệ mình: Không có sách chúng tôi làm ra sách Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình (Đường tới thành phố) Và mỗi nhà thơ bằng phong cách riêng của mình đã đem đến một cái nhìn, một cách cảm nhận riêng về cuộc chiến tranh, con người, cuộc đời, nói lên được một phần hiện thực lớn lao của đất nước. Cái nhìn của Phạm Tiến Duật hướng về cái sôi động, xô bồ, lãng mạn như chính nhà thơ đã từng tâm sự: “Nếu không có cuộc sống với những con người đa dạng, ồn ào, bao quanh với xô bồ với chi tiết trôi chảy từng phút, từng giờ, thì hình như tôi không có thơ” [64,141]. 11 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Với Hữu Thỉnh ngày 29/6/1963 là ngày đáng ghi nhớ. Đó là ngày chàng trai tuổi 21 vào bộ đội và được học lái xe tăng. Cuộc đời người lính tưởng ngắn ngủi, chóng vánh ai ngờ nó đã gắn bó với Hữu Thỉnh gần 27 năm. Từ người lính Hữu Thỉnh đã bước vào thi ca bằng sự trong trẻo và tràn đầy nhiệt huyết. Bàn chân người lính – nhà thơ Hữu Thỉnh đã trải qua “chiến trường đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, Quảng Trị, Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh với tư cách là phóng viên mặt trận …”[90,3]. Được sống chiến đấu và cầm bút trong những năm tháng cam go, khốc liệt và bão lửa nhất của cuộc chiến tranh thơ Hữu Thỉnh đã chạm vào luồng xiết của đời sống dân tộc và thể hiện một cách sống động qua hồn thơ nhạy cảm của người lính lái xe tăng. Bằng con mắt của người trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận, Hữu Thỉnh chú ý nhiều đến sự kiện đời sống chiến tranh, không khí chiến tranh, cảm nhận và cách nhìn về chiến tranh. Những sự kiện này luôn mang sức nặng biểu cảm và có giá trị thuyết phục bởi tính chân xác của nó qua những trải nghiệm thực sự, hết mình của người lính. Cái nhìn đối với hiện thực ấy gọi là “thi pháp xác thực” “thi pháp của người trong cuộc” [51,37]. Hữu Thỉnh bộc bạch: “Tôi và bạn bè trong lớp những nhà thơ chống Mỹ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những nhà thơ cách mạng lớp đầu và các nhà thơ kháng chiến chống Pháp. Như là sự sắp đặt lịch sử, về sau này hành trình thơ của chúng tôi cũng giống như các anh. Bối cảnh thì khác, quy mô và tính chất ác liệt cũng khác nhưng tinh thần dấn thân và nhập cuộc vẫn là một. Một cuộc dấn thân để tìm thấy sự kết hợp hài hoà giữa chủ thể sáng tạo và khách thể thẩm mĩ. Nói gọn, trong một anh bộ đội có một thi nhân (…) Nhập cuộc và hành động có đòi hỏi phải hy sinh không? Có . Đó là có vụn vặt, quẩn quanh, lạc điệu và nguy cơ cạn kiệt tâm hồn (…) Nhập cuộc và hành động, được gì? Rất nhiều: Cả một đời thơ. Cuộc sống cho anh bao nhiêu thứ, kể cả sự đào luyện nghiêm khắc để anh có thể trở thành “Con của vạn nhà” đã là cái lớn, chiến lược cho cả đời thơ”[90,5]. 12 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Có thể nói rằng thơ ca là nguồn suối chảy bất tận trong lòng cuộc sống. Mỗi nhà thơ có một con mắt nhìn và chiêm cảm khác nhau. Hữu Thỉnh là người tạo ra gam màu riêng của chất thơ. Hữu Thỉnh miêu tả chiến tranh với cái nhìn từ trong chiến hào, những câu thơ bật lên từ đời sống hiện thực, từ cuộc chiến tranh vừa âm thầm, vừa quyết liệt, dữ dội và vô cùng nóng bỏng. Mảng thơ viết về chiến tranh gồm tập thơ Tiếng hát trong rừng (bài viết sớm nhất vào năm 1968, bài muộn nhất vào năm 1982), trường ca Sức bền của đất viết xong vào dịp tết Ất Mão (1975), trường ca Đường tới thành phố viết từ tháng 8/1977 hoàn thành tháng 4/1978. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Những vần thơ Hữu Thỉnh khi ca ngợi Tổ quốc đi đôi với việc thể hiện lòng căm thù giặc, tố cáo tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta, những vụ thảm sát và hủy diệt: Khi bản Đông thành một nấm mồ Khi hãng Phương Tây đưa tin nhớn nhác… (Sau trận đánh) Tập thơ Tiếng hát trong rừng chủ yếu ghi lại cảm xúc của nhà thơ khi chiến đấu ở Trường Sơn. Những bài thơ ngắn trong tập thơ này có ý nghĩa như sự chuẩn bị, tạo đà cho các cảm xúc dài hơi của trường ca. Có thể coi Sức bền của đất là bước trung chuyển từ những bài thơ ngắn sang trường ca dài hơi và hoành tráng, bao quát một phạm vi rộng lớn đời sống và tâm hồn con người – trường ca Đường tới thành phố. Trường ca Sức bền của đất có quy mô nhỏ gồm 118 câu thơ với ba khúc: Mẹ chiến hào; Đất đai truyền thuyết; Những đứa con và những bài hát mới đã ghi lại tâm tình của người lính cách mạng đang giữ chốt. Ở nơi tiền tiêu hàng ngày giáp mặt với quân thù, nhà thơ suy tư về nguồn gốc sức mạnh của bản thân và đồng đội, sức mạnh nhận từ lòng mẹ, từ đất đai, từ các thế hệ đi trước, từ cội nguồn văn hóa của dân tộc. 13 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Đường tới thành phố là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành và nở rộ tài năng về thể loại trường ca, tập trung đầy đủ, hoàn thiện nhất những đòi hỏi mà thể loại trường ca cần phải có. Đây là trường ca dài nhất của Hữu Thỉnh gồm 5 chương và 1539 câu thơ, là bản tổng kết chiến tranh bằng thơ ca, cho ta hình dung chặng cuối cùng đi tới đích toàn thắng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nó là bản “tổng phổ” của biết bao cảnh ngộ, cùng những hy sinh chịu đựng và suy tư trăn trở của nhân dân. Tất cả mọi mảng khối của hiện thực rộng lớn đó không tồn tại trong trường ca này một cách rời rạc, chắp vá mà được liên kết gắn bó keo sơn bằng sợi dây cảm xúc và mạch suy nghĩ, liên tưởng của nhà thơ. Biểu hiện lên bề mặt là chương này gọi chương kia, khúc này gọi khúc kia; hình tượng này gợi ra để mở ra một hình tượng khác. Hữu Thỉnh như một người nghệ sĩ tài ba điều khiển một dàn nhạc giao hưởng thơ với nhiều giọng, nhiều bè mà vẫn mạch lạc, nhất quán, nhuần nhuyễn. Từ “cái nôi nghệ thuật” dữ dội, khốc liệt và thơ mộng là Trường Sơn, hồn thơ Hữu Thỉnh tìm đến những nguồn cảm hứng lớn về Tổ quốc, nhân dân, về thế hệ những người cầm súng thời chống Mỹ giản dị và trung thực: Còn ao ước nào hơn Tự do và đoàn tụ Vào rừng lấy mật và đẵn gỗ Thương mẹ và yêu em Còn hạnh phúc nào hơn Tổ quốc (Đường tới thành phố) Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, ham giãi bày, giầu suy tư, thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có sự kết hợp nhuần nhị giữa giọng 14 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh chính luận với giọng trữ tình đằm thắm trên dòng chảy ào ạt của sự kiện. Hữu Thỉnh luôn lấy tiêu chí giản dị và trung thực nên khi thể hiện tình cảm của mình với dân tộc, với đất nước nhà thơ đã tìm đến những sự vật thân quen, gần gũi và tưởng chừng như rất đỗi bình thường. Trong tâm trí nhà thơ bao giờ cũng là hình ảnh “trước mặt là Tổ quốc” đây là cái đích để hồn thơ ông đi tới và không gì có thể thay đổi được. Thơ ông thời kỳ này đề cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc, về tình yêu quê hương đất nước, ngợi ca những con người lý tưởng của thời đại nhưng theo cách rất riêng của mình. Hình ảnh của Tổ quốc là quê hương, nơi có những dòng sông êm đềm chảy, có một sức sống trường tồn. Sức sống của Tổ quốc được khẳng định bởi có những người con quên mình hy sinh cho dân tộc để bảo vệ độc lập cho Tổ quốc: Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân đang chia cắt Yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc bị chia đôi Nỗi đau ấy, góp đời mình để xoá (Đường tới thành phố) Thơ Hữu Thỉnh luôn biểu hiện được một cách tự nhiên về cuộc sống, điều này tạo nên sức sống cho hồn thơ ông. Trong thơ ông luôn hoà quyện giữa hiện thực và lãng mạn qua hình ảnh người lính nơi chiến trường: Nhạc làm trong rừng em hát giữa trường Sơn Người sốt rét hát cho người sốt rét (Tiếng hát trong rừng) Những người lính đã hát với tất cả tâm hồn của tuổi trẻ, đầy nhiệt huyết và ngập tràn tình yêu thương. Họ hát để truyền đến cho nhau những niềm vui trong cuộc sống, để cùng nhau vượt lên những khó khăn gian khổ. Những 15 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh năm tháng đó khiến nhà thơ phải thốt lên “Những năm Trường Sơn bạn bè trong trẻo quá”. Tình đồng đội được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong sinh hoạt của cuộc sống thường ngày cũng như trong chiến đấu. Tâm hồn của họ luôn nhạy cảm với thế giới xung quanh. Đó là những gian khổ đã trở thành ký ức. Đó là những cảnh vật quê hương từ giọt gianh đến chiếc chõng tre, cái dây phơi… Đó là tình quê hương, làng xóm, tình quân dân, đó là hình ảnh người mẹ, người vợ, người chị… tất cả đều hiện lên rất đỗi thân quen và cũng vô cùng xúc động. Thơ viết về chiến tranh và thời kỳ hậu chiến của Hữu Thỉnh thấm nhuần chất sử thi và cái cao cả, nằm trong giới hạn kiểu nhà thơ trữ tình công dân, thể hiện cái tôi của thi ca cách mạng hiện đại. Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, giầu suy tư, thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có kết hợp nhuần nhị giữa giọng chính luận với giọng trữ tình đằm thắm. Bên cạnh giọng điệu chủ đạo là sự bổ sung của nhiều của nhiều chất giọng: chân thành mà bay bổng, sôi nổi, hào sảng mà không kém phần sâu lắng, vừa hướng mạnh về phía trước, vừa chứa chất đầy kỷ niệm. Chính điều này đã mang đến cho người đọc những nét đặc sắc, vừa quen vừa lạ. Lạ vì lối nhìn, lối suy nghĩ có tính chất phát hiện cùng với cách diễn tả độc đáo nhưng lại quen vì cảm nghĩ của ông phù hợp với cảm nghĩ của người đọc. Dường như Hữu Thỉnh đang nói hộ những điều sâu kín trong tâm tư mỗi con người. Có những ưu điểm này chính là nhà thơ đã đi tận cùng của lòng mình, nắm vững cốt lõi của vấn đề hiện thực mà mình miêu tả vì vậy dễ nhận thấy thơ ông chứa đựng một chiều sâu đáng kể. Đó chính là những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của Hữu Thỉnh. 1.1.2. Thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đổi mới Sau chiến tranh là thời kỳ bao cấp và giai đoạn đầu của thời “mở cửa” với nhiều lo toan vất vả. Đất nước trong thời bình nhưng con đường đi đến 16 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh chân trời hạnh phúc còn nhiều gian nan. Do chính sách, cơ chế bao cấp kéo dài rồi nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển biến quan hệ yêu tin giữa con người trước đây thành quan hệ cạnh tranh, lạnh lùng đôi khi tàn nhẫn. Người lính vừa bước ra từ chiến trường với bao vinh quang của thế hệ bảo vệ đất nước thì giờ đây chính họ nhận ra những thua thiệt của cuộc đời mình và choáng ngợp trước sự đổi thay lối sống của xã hội. Thơ ca của những nhà thơ chống Mỹ cứu nước giờ bước sang một lãnh địa khác. Cảm hứng về Tổ quốc, nhân dân trong chiến tranh chuyển thành cảm hứng về cuộc sống đời thường. Đồng thời sự bùng nổ của ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ cho phép nhà thơ dễ dàng thể hiện những tình cảm, những tâm sự riêng tư trong những vần thơ thế sự rất thật và rất mới so với văn học trước đó. Cái tôi trở thành trung tâm phản ánh của thơ ca. Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của thơ trữ tình sau năm 1975, Vũ Văn Sĩ viết: “Nó hướng tới các mối quan hệ thế sự, hướng tới số phận riêng lẻ. Các nhà thơ đã đặt lên hàng đầu cái thế giới nội cảm và những kinh nghiệm sống của mình như một kiểu tư duy và đạt tới sức mạnh cảm hứng”[32,121]. Bước sang một chặng đường phát triển mới của đất nước, giờ đây cuộc sống lại trôi theo một dòng chảy đầy biến động, thơ Hữu Thỉnh lại mang đến cho bạn đọc một nguồn cảm hứng và phong cách sáng tạo mới. Đó chính là nguồn cảm xúc phong phú trong cuộc sống đã thổi vào thơ ông nhưng vẫn Hữu Thỉnh ấy, chân thành và đa cảm, giản dị mà tinh tế. Gần mười lăm năm tìm đoạn đường phát triển tiếp theo cho thơ mình để cùng một lúc ông đã cho ra mắt hai tập thơ “Trường ca Biển” và “Thư mùa đông” và tiếp theo là tập thơ “Thương lượng với thời gian” đã đánh dấu và khẳng định thơ Hữu Thỉnh trong nền thơ đương đại Việt Nam. Những sáng tác của Hữu Thỉnh trong thời kỳ này đã thể hiện cách nhìn nhận đánh giá cuộc đời với những suy ngẫm của một con người đang trăn trở trước cuộc sống đầy những thử thách khó khăn. 17 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Ở những tập thơ này hồn thơ Hữu Thỉnh đi vào những cuộc đối thoại với cái vô cùng, với cõi trần thế và chứa đựng cả trong đó nỗi cô đơn. Thơ ông đã mang nét của sự từng trải trong cuộc sống nên đã mất đi sự hồn nhiên nhưng đạt tới triết lý nhân sinh sâu sắc. Trong cái tôi trữ tình của Hữu Thỉnh vẫn có cái tôi người lính và có cả cái tôi cá nhân cô đơn, xót xa, nhiều lo âu và dự cảm đau buồn trước cuộc sống đô thị hiện đại nhưng đậm nét hơn cả là một cái tôi hòa vào cái chung của dân tộc. Đó chính là phẩm chất đầu tiên của nhà thơ chân chính. Tiếp nối đề tài về vận mệnh Tổ quốc, hình tượng người lính vẫn được nhà thơ ngợi ca, vận mệnh Tổ quốc vẫn được nhà thơ đề cập đến nhưng từ một góc nhìn mới, từ một cảm quan nghệ thuật mới. Trong Trường ca Biển nhà thơ tiếp nối đề tài vận mệnh Tổ quốc và xen vào đó còn là tình cảm quê hương, tình cảm gia đình và những tình cảm cá nhân trong tâm hồn những người lính. Trường ca Biển vẫn còn tia hồi quang quá khứ vinh quang của người lính khi họ được tái hiện trong “hành trình đi tới biển”, trải qua một tuổi thơ cay đắng sống dưới chế độ cũ, tuổi trẻ sung mãn có mặt trên trận tuyến đánh Mỹ Ngụy. Và không phải đã tắt hẳn trong đó âm hưởng bi hùng khi tái hiện cuộc sống đầy gian khổ và bất trắc của người lính khi được nhân dân trao nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trong vai trò người lính đảo. Nhưng điểm khác quan trọng trong nội dung phản ánh của Trường ca Biển là số phận cá nhân người lính cách mạng, về cơ bản đã có ý nghĩa độc lập nhưng “họ đang bơi trên số phận của mình”. Họ chịu đựng sự hi sinh trong cảm giác thiệt thòi như những “dòng sông hóa thạch” dưới đáy biển khơi. Khác với thời chống Mỹ giờ đây họ sống cùng gian lao lòng không thanh thản. Họ phải gồng mình lên cố lấp đi cái khoảng trống trong tâm hồn, nỗi đắn đo giữa được và mất, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa hi sinh và cái giá phải trả cho sự hi sinh: 18 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54 Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Chúng tôi là những người lính đảo thời bình Phải gồng mình cả khi yên tĩnh nhất Để chống lại cái khoảng trống kia Cái khoảng trống chực len vào đồng đội …Cái khoảng trống lạnh tanh vô nghĩa Cáo ngay trong chính bản thân mình (Trường ca Biển) Trường ca Biển là hành trình đi tới biển cùng với những gian lao của người lính thì Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian là hành trình đi “tìm người”, tìm trong thất vọng rồi hy vọng những giá trị nhân bản mà cuộc sống xô bồ trước mắt làm mờ đi, chìm lấp đi. Những giá trị ấy là hạnh phúc, là sự đồng cảm, là tình yêu thương giữa con người với con người. Cảm hứng chủ đạo ở mảng thơ viết về chiến tranh là cảm hứng sử thi, cảm hứng trước cái cao cả, trong niềm say mê khẳng định tình yêu lớn, lẽ sống lớn thì cảm hứng chủ đạo trong thơ viết về cuộc sống thời bình là cảm hứng đời tư – thế sự, mang theo nỗi đắng cay của thế sự, niềm bâng khuâng trước sự đổi thay, nỗi cô đơn trăn trở trước số phận con người mà chưa tìm thấy tri âm, tri kỷ. Thơ Hữu thỉnh thời kỳ này phản chiếu cuộc sống thường nhật, trở về cuộc sống đời thường, những nhìn nhận về tình đời, về lẽ sống, về thân phận cá nhân trong cõi nhân gian đôi lúc phải tìm về nương tựa vào những giá trị truyền thống. Với một loạt các bài: Nghe tiếng cuốc kêu, Hạnh phúc, Tự thú, Người bộ hành lặng lẽ, Năm tháng trên vai…đã thể hiện rõ xu hướng hiện thực, đời thường hóa. Cái tôi của nhà thơ luôn trăn trở, nghĩ suy, tự vấn về nhân tình thế thái và về bản thân. Dường như cùng với thời gian và sự trải nghiệm của cuộc đời cái tôi ấy càng trở nên tỉnh táo và duy lý hơn trong cách 19 Hà Thị Anh – Cao học Văn K54
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất