Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm...

Tài liệu Công tác xã hội phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm

.DOCX
60
203
84

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI ---------- CÔNG TÁC XÃ HỘI PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM Hà Nội MỤC LỤC PHẦN A: MỞ ĐẦU........................................................................... PHẦN B: NỘI DUNG........................................................................ CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM .................................................................................... I. Các khái niệm 2 1 . C ô n g t á c x ã h ộ i ........................................................................................ 2 2 . N h â n v i ê n c ô n g t á c x ã h ộ i ........................................................................................ 2 3 . P h á p l u ậ t ........................................................................................ 2 4 . K h á i n i ệ m L u ậ t h ì n h s ự ........................................................................................ 3 5 . T ộ i p h ạ m ........................................................................................ 3 II. Nhận thức chung về tội phạm, phạm tội 3 1 . Đ ặ c đ i ể m c ủ a t ộ i p h ạ m ........................................................................................ 3 2 . P h â n l o ạ i t ộ i p h ạ m ........................................................................................ 4 3 . H ì n h t h ứ c c ủ a t ộ i p h ạ m : ........................................................................................ 4 4 . Đ ộ t u ổ i c h ị u t r á c h n h i ệ m h ì n h s ự ........................................................................................ 5 5 . C ă n c ứ x á c đ ị n h t ộ i p h ạ m , p h ạ m t ộ i ........................................................................................ 5 III. Nhận thức chung về đấu tranh phòng chống tội phạm phạm tội..................................................................... CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 10 NĂM QUA........................................................................... I. Thực trạng về tình hình tội phạm 11 II. Thực trạng áp dụng bộ luật hình sự đối với các loại tội phạm và công tác phòng chống tội phạm 18 1 . T h ự c t r ạ n g t h i h à n h B ộ l u ậ t h ì n h s ự n ă m 1 9 9 9 ........................................................................................ 1 8 2 . P h ầ n c á c t ộ i p h ạ m c ụ t h ể ........................................................................................ 2 0 CHƯƠNG III. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM................................................................ CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM........................................................................ CHƯƠNG V: VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM Ở NƯỚC TA................................................................. PHẦN C: KẾT LUẬN......................................................................... BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG LÀM VIỆC NHÓM............................................................ BẢNG THÀNH TÍCH ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CỦA CÁC THÀNH VIÊN .................................................................................... PHẦN A: MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, tình hình kinh tế chính trị- văn hóa- xã hội trên thế giới và nước ta bên cạnh những tác động tích cực đến đời sống con người thì đồng thời cũng đem đến những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là tội phạm và tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam, các tệ nạn xã hội nói chung, tội phạm hình sự nói riêng đã và đang gây hoang mang trong đời sống của người dân, gây mất an ninh trật tự xã hội trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tội phạm về hình sự là nguồn gốc, tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến các tội phạm nguy hiểm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, an ninh trật tự an toàn xã hội như: Giết người, giết người cướp của, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp, cướp giật, tham ô, hối lộ, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, mua bán người, rửa tiền, v.v.. Trong những năm gần đây, tội phạm về hình sự còn là hiểm họa đe dọa nhân loại, làm gia tăng tội phạm về bạo lực, khủng bố quốc tế, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác của xã hội, mà lẽ ra, phải được huy. Điều đó cho thấy được rằng xã hội hiện nay đang rất cần các bộ phận chức năng giải quyết tốt các vấn đề xã hội và tình hình tội phạm đang ngày càng gia tăng. Sau đây nhóm chúng em xin mời cô và các bạn cùng tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đã được áp dụng vào việc phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay. 1 PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI PHẠM I. Các khái niệm 1. Công tác xã hội Công tác xã hội là hoạt động chuyên môn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên nghành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết các vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực bền vững. Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng, sử dụng khoa học về xã hội và con người để phân tích các vấn đề xã hội, xây dựng, phát triển chiến lược và kế hoạch để giải quyết vấn đề và can thiệp với mức độ phù hợp, công tác xã hội luôn xem xét mối quan hệ mối quan hệ giữa con người và môi trường xã hội của họ, dựa trên các giá trị về quyền con người, nhân phẩm và giá trị con người nhằm kết hợp hài hòa giữa nhu cầu, lợi ích các nhân với cộng đồng xã hội. Công tác xã hôi là một nghề nghiệp phi lợi nhuận, công tác xã hội là dịch vụ xã hội, là khoa học và là nghề nghiệp chuyên môn không chỉ nhằm vào việc trợ giúp đối tượng có vấn đề xã hội mà còn góp phần thực hiện ổn định và công bằng xã hội. 2. Nhân viên công tác xã hội Nhân viên xã hội là những người có trình độ chuyên môn, được trang bị kiên thức, kỹ năng về công tác xã hội chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức kỹ năng đó trong quá trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, nhóm, cộng đồng) có vấn đề xã hội giải quyết các vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống. 3. Pháp luật Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. 2 4. Khái niệm Luật hình sự Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy. 5. Tội phạm  Góc độ pháp lý Điều 8, bộ luật hình sự năm 1999 của nước CHXHCN Việt nam quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất...  Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.  Góc độ khoa học : Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. II. Nhận thức chung về tội phạm, phạm tội 1. Đặc điểm của tội phạm - Tội phạm có hành vi nguy hiểm cho xã hội . - Tội phạm có hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong bộ luật hình sự. - Chủ thể thực hiện tội phạm là người có năng lực, trách nhiệm hình sự. 3 - Người thực hiện hành vi là người có lỗi. - Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm, các mối quan hệ xã hội đó được pháp luật hình sự bảo vệ. 2. Phân loại tội phạm Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà có thể chia thành: - Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 3 năm tù. - Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến 7 năm tù. - Tội phạm rất nghiêm trọng: là tội gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đếm 15 năm tù. - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức phạt cao nhất của khung hình phạt đối vói tội ấy là trên 15 năm tù giam, tù trung than hoặc tử hình. 3. Hình thức của tội phạm: Tội phạm được biểu hiện dưới hai hình thức lỗi đó là: lỗi cố ý và lỗi vô ý - Lỗi cố ý: bao gồm có cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. - Lỗi vô ý: bao gồm có vô ý phạm tội vì qua tự tin và vô ý phạm tội vì cẩu thả. Căn cứ vào luật hình sự có các hình thức của tội phạm như sau: Theo Điều 9 và Điều 10 của BLHS. * Cố ý phạm tội Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: - Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra; - Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. * Vô ý phạm tội Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 4 - Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. - Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. 4. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Điều 12 của bộ luật hình sự quy định: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1) Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2) Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 5. Căn cứ xác định tội phạm, phạm tội BLHS năm 1999 đã quy định rõ các trường hợp là tội phạm và không phải là tội phạm như sau: Điều 11. Sự kiện bất ngờ Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 13. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự 1) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 5 Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 15. Phòng vệ chính đáng 1) Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 2) Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 16. Tình thế cấp thiết 1) Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. 2) Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 17. Chuẩn bị phạm tội Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. 6 Điều 18. Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Điều 19. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Điều 20. Đồng phạm 1) Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2) Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 3) Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Điều 21. Che giấu tội phạm Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. 7 Điều 22. Không tố giác tội phạm 1) Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này. 2) Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật hình sự này. III. Nhận thức chung về đấu tranh phòng chống tội phạm phạm tội Trong xã hội hiện nay tình hình phạm tội đang ngày càng gia tăng với mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng và có diễn biến phức tạp. Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản pháp luật, hình phạt thích đáng đối với các loại tội phạm ở các mức độ phạm tội khác nhau, việc thực hiện pháp luật vào xử phạt thích đáng cho từng loại tội đã và đang đóng góp tích cực vào công tác xây dựng ổn định trật tự xã hội. Công tác phòng chống tội phạm cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, của toàn Đảng toàn dân tham gia tích cực vào các hoạt động này. - Chính phủ đã và đang tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; chỉ đạo các lực lượng phối hợp chặt chẽ trong tấn công trấn áp, truy quét các loại tội phạm; tập trung triệt phá các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội; làm giảm các loại tội phạm đang gia tăng như giết người do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ma túy, chiếm đoạt tài sản, sử dụng công nghệ cao, trốn thuế, cho vay lãi nặng. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng giáo dục đạo đức trong nhà trường, gia đình, xã hội; giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng