Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác tôn giáo ở thủ đô viêng chăn nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện na...

Tài liệu Công tác tôn giáo ở thủ đô viêng chăn nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay

.PDF
98
2
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- KHAMNGIEM SENGSOULIYA CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO CHUYÊN NGÀNH : TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 201 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- KHAMNGIEM SENGSOULIYA CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO CHUYÊN NGÀNH : TÔN GIÁO HỌC MÃ SỐ : 60.22.90.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS.TS Trần Thị Kim Oanh GS.TS Đỗ Quang Hưng Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh. Các số liệu, kết quả, kết luận nêu trong luận văn là trung thực, có tính khoa học và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Khamngiem SENGSOULIYA 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHDCND : Cộng hoà dân chủ nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị NDCM : Nhân dân cách mạng Nxb : Nhà xuất bản UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY................................................................................................................... 8 1.1. Một số vấn đề lý luận chung đối với công tác tôn giáo.......................... 8 1.1.1. Một số khái niệm.............................................................................. 8 1.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, phương pháp trong công tác tôn giáo .............................................................................................. 14 1.1.3. Quan điểm, chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về công tác tôn giáo ..................................................................................... 19 1.2. Vấn đề về thực tiễn công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn ................ 23 1.2.1. Về địa chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội ..................................... 23 1.2.2. Về tôn giáo, chức sắc tôn giáo ...................................................... 28 1.2.3. Về đặc điểm tôn giáo và chức sắc tôn giáo ................................... 30 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 33 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ..................................................................................................................... 34 2.1. Thực trạng công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn, Lào hiện nay ...... 34 2.1.1. Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ................................................................................... 34 2.1.2. Nắm bắt và giải quyết những nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo ........................................................................................... 36 2.1.3. Vận động tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội và giải quyết các vụ việc liên quan đến tôn giáo................................................. 38 2.1.4. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................... 42 2.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn ............................................................................................................. 48 2.2.1. Vấn đề về tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ................................................................. 48 2.2.2. Vấn đề về nắm bắt và giải quyết những nhu cầu chính đáng của các tổ chức tôn giáo ............................................................................... 49 2.2.3. Vấn đề về vận động tín đồ tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội và giải quyết các vụ việc liên quan đến tôn giáo..................................... 50 2.3. Nguyên nhân của những vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm........... 52 2.3.1. Nguyên nhân của những vấn đề đặt ra.......................................... 52 2.3.2. Bài học kinh nghiệm ...................................................................... 53 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 57 Chương 3. SO SÁNH VỚI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY ................................. 58 3.1. So sánh giữa công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn, Lào và công tác tôn giáo ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam hiện nay ............................................. 58 3.1.1. Những điểm giống nhau ................................................................ 58 3.1.2. Những điểm khác nhau .................................................................. 59 3.1.3. Đúc kết kinh nghiệm từ công tác tôn giáo ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam.......................................................................................................... 62 3.2. Một số giải pháp ................................................................................... 67 3.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các tôn giáo ....................................................... 67 3.2.2. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò quan trọng của công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay ........................................................... 69 3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự tham gia phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tôn giáo ..................................................................................... 70 3.2.4. Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp công tác tôn giáo hiện nay ở Lào ........................................................................................................ 71 3.2.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo các cấp từ Trung ương đến địa phương ............................................................................... 74 3.2.6. Đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia ...................................................................................... 78 3.3. Kiến nghị đối với công tác tôn giáo ở Lào hiện nay ............................ 80 3.3.1. Đối với Đảng nhân dân cách mạng Lào ....................................... 80 3.3.2. Đối với Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .................... 80 3.3.3. Đối với thủ đô Viêng Chăn ............................................................ 81 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 84 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 87 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào xác định Phật giáo là tôn giáo truyền thống, đa số người dân trong đất nước đều theo đạo Phật, tuy nhiên trong những năm gần đây các tôn giáo khác cũng đã và đang truyền bá và có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tín đồ đặc biệt là tại các khu vực của người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng núi và biên cương của tổ quốc. Trong tiến trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng (Nhân dân Cách mạng) NDCM Lào đã xác định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Theo đó, tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân cần được bảo vệ, tôn trọng; sự bình đẳng và tình đoàn kết lương giáo được củng cố; thái độ định kiến, phân biệt đối xử tôn giáo của một số cán bộ, đảng viên được khắc phục về căn bản; hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được kịp thời uốn nắn,... Đồng thời, các cơ quan chức năng đã ngăn chặn nhiều hành vi của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, phá hoại sự nghiệp cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác tôn giáo cũng đang đặt ra nhiều thách thức nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay như sự biến tướng và phát triển của một số tôn giáo vì mục đích chính trị, sự nhận thức về tôn giáo và chính sách, pháp luật về tôn giáo ở các địa phương không đồng đều, dẫn đến việc thực hiện công tác tôn giáo không thống nhất. Điều đó đã đặt ra vấn đề cấp thiết cần phải nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo tại CHDCND Lào để đảm bảo sự ổn định tư tưởng, xã hội. Là thủ đô của cả nước, Viêng Chăn là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thủ đô Viêng Chăn là nơi có trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng NDCM Lào và Nhà nước Lào, các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của đất nước. Đồng thời, là nơi có trụ sở của Trung ương Giáo hội một số tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, và đạo Bha’i. Do vậy, những diễn biến và hoạt động tôn giáo trong cả nước đều tác động trực tiếp đến tôn giáo ở Viêng Chăn, từ đó, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội Thủ đô. Mặt khác, những động thái tôn giáo ở Viêng Chăn có quan hệ trực tiếp đến động thái tôn giáo cả nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn được đặt ra như một thí điểm để áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Lào. Xuất phát từ yêu cầu về lý luận cũng như thực tiễn trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Tình hình nghiên cứu Tôn giáo và vấn đề công tác tôn giáo là đề tài được các nhà khoa học Lào hết sức quan tâm nghiên cứu. Trong thời gian qua, nhất là từ sau Đổi mới, chủ đề này các học giả Lào quan tâm nghiên cứu và đề cập trong nhiều tài liệu, các công trình, đề tài khoa học khác nhau. Điển hình như: Về các công trình là sách, đề tài nghiên cứu khoa học có thể kế đến: Boungnuene Xaykueyachongtua (2010), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở nước CHDCND Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn; Southaphone Bounmapheth (2008), Các tôn giáo trên thế giới và Lào, Nxb. Viêng Chăn, Viêng Chăn; Vanhsong Keobounphanh (2012), Phật giáo ở Lào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Tôn giáo - Cục tôn giáo - Sở nội vụ và Ban tôn giáo thuộc Mặt trận dân tộc thống nhất Lào; Cay Xỏn - Phôn Vi Hẳn (1983), Về hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nxb. Viêng Chăn; Viện nghiên cứu khoa học xã hội quốc gia (2015), Các vấn đề tồn tại trong vấn 2 đề tôn giáo ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đề tài khoa học cấp nhà nước;… Về các công trình là luận án, luận văn, có thể kể đến: Vathsana Lathtanaphanh (2012), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Lào: Lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học, Đại học Quốc gia Lào; Sổm Lít Pước Kẹo (2004), Đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Thoongsalit Mangnomec (2015), Công tác vận động chức sắc đạo Công giáo ở Lào hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học, Đại học Quốc gia Lào, Viêng Chăn; Khamdeng Sysouphane (2017), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội; Sorsonephit Phanouvong (2015), “Vấn đề tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Quốc gia Lào;… Về các công trình là bài viết trên báo, tạp chí có thể kể đến: Xomxay Xichachack (2014), “Công tác quản lý về tôn giáo ở Viêng Chăn”, bài viết của đăng trên báo điện tử Cục tôn giáo - Sở Nội vụ và Ban tôn giáo thuộc Mặt trận dân tộc thống nhất Lào năm 2014; Khon Kẹo Ma La Vông (2015), “Công tác quản lý về tôn giáo hiện nay”, Tạp chí lý luận số 12 năm 2015; Souksakhone Chanthavong (2017), “Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở Viêng Chăn một năm nhìn lại”, bài viết đăng trên báo điện tử của Cục tôn giáo- sở nội vụ và Ban tôn giáo thuộc Mặt trận dân tộc thống nhất Lào năm 2017; Anouxa Keobounphan (2017), “Nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước về tôn giáo trong thời kỳ mới”, bài viết đăng trên trang điện tử của sở Nội Vụ Thành phố Viêng Chăn năm 2017. Ngoài ra còn một số tài liệu như Mặt trận Lào xây dựng đất nước (2012), Hướng dẫn về nhiệm vụ dân tộc và tôn giáo trong tình hình mới, Viêng Chăn; Bộ Nội Vụ Lào (2012), Báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về 3 quản lý hoạt động tôn giáo, Viêng Chăn; Ban Tư tưởng -Văn hóa Trung ương (2010), Vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo ở cơ sở, Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề, Viêng Chăn;… Các công trình trên đã đề cập đến nội dung cơ bản về tôn giáo, cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về công tác tôn giáo dưới những khía cạnh nghiên cứu khác nhau và là nguồn tài liệu quý để học viên lựa chọn, tiếp thu. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nghiên cứu trên chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào đề cập chuyên sâu đến công tác tôn giáo tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại một khu vực cụ thể, trong đó có thủ đô Viêng Chăn. Do đó, có thể nói, đề tài “Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” là đề tài hoàn toàn mới, mang tính cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu về công tác tôn giáo chiếm số lượng rất lớn trong các công trình nghiên cứu về tôn giáo, điển hình là một số công trình sau: Đỗ Quang Hưng (2005) Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội; Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đặng Nghiêm Vạn (2012), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Bùi Hữu Dược (2014), Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đến nay, Luận án tiến sĩ Tôn giáo học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội; Dương Ngọc Kiên (2014), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội; Nguyễn Thanh Xuân (2015), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Lê Thị Minh Thảo (2015), Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn (qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình), Luận án tiến sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4 Hà Nội;… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đề cập khá ít đến vấn đề công tác tôn giáo ở thành phố Hà Nội hoặc đề cập đến vấn đề tôn giáo ở thành phố Hà Nội dưới góc độ quản lý nhà nước về tôn giáo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu về công tác tôn giáo trên hai phương diện lý luận và thực tiễn tại thủ đô Viêng Chăn, luận văn làm rõ tính đúng đắn, hiệu quả của sự đổi mới về tôn giáo, công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước Lào, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được; những vấn đề đặt ra trong công tác tôn giáo, đưa ra giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới, qua đó góp phần bổ sung, làm phong phú thêm công tác tôn giáo ở nước CHDCND Lào về lý luận và thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác tôn giáo cũng như làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác tôn giáo ở Lào hiện nay. Hai là, nghiên cứu quá trình thực hiện công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay, nêu lên những thành tựu và hạn chế của công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn, chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế đó và vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn. Ba là, nghiên cứu, so sánh và đúc rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác tôn giáo ở thủ đô Hà Nội hiện nay. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn, cùng với các kiến nghị cho Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào và các đoàn thể khác, góp phần bổ sung và làm phong phú công tác tôn giáo ở Lào trong giai đoạn tới. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề cơ bản của công tác tôn giáo hiện nay thông qua trường hợp nghiên cứu công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn và công tác tôn giáo ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khoảng 10 năm, từ năm 2007 đến nay, tuy nhiên, có sự đối sánh, nghiên cứu thời kỳ trước đó nhằm làm nổi bật sự đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng Cay-xỏn Phônvi-hẳn, quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng NDCM Lào; chính sách, pháp luật của nhà nước về vấn đề tôn giáo, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Trên cơ sở phương pháp luận trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp thống kê, phương pháp so sánh. Đồng thời, đề tài sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu. 6. Đóng góp của luận văn Về lý luận: thông qua đề tài, tác giả muốn phân tích, thể hiện quan điểm cá nhân và kiểm nghiệm các lý luận được áp dụng trong quá trình nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung cơ sở lý luận về công tác tôn giáo ở nước CHDCND Lào. Đồng thời, luận văn tạo cơ sở khoa học và làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, học tập góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác tôn giáo ở nước CHDCND Lào. 6 Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nói riêng và nước CHDCND Lào nói chung trở nên có hiệu quả hơn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. Chương 2. Thực trạng công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay và những vấn đề đặt ra. Chương 3. So sánh với Việt Nam và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 1.1. Một số vấn đề lý luận chung đối với công tác tôn giáo 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm tôn giáo và hoạt động tôn giáo. - Tôn giáo là một thuật ngữ bắt nguồn từ phương Tây và bản thân nó cũng trải qua thời kì biến đổi lâu dài. Tôn giáo bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh là “religion”, từ này bắt nguồn từ thuật ngữ La tinh là “legere”, có nghĩa là thu lượm sức mạnh thiên nhiên. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo được các nhà khoa học đưa ra. Các nhà thần học cho rằng: Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thành và con người. Còn các nhà tâm lý học khẳng định rằng: Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong sự cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu người đó chưa từng cô đơn thì chưa bao giờ có tôn giáo. Ngày nay, định nghĩa về tôi giáo được nhiều người công nhận là khái niệm tôn giáo theo cách tiếp cận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [38, tr.437]. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn lại tiếp cận theo khái niệm của Ph.Ăngghen đưa ra: “Tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực lược ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức lực lượng siêu trần thế”[56; tr.61]. Từ điển tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa: “Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội hình thành nhờ vào lòng tin và sùng bái thượng đế, thần linh”[57; tr.1668]. Nhìn chung theo quan niệm của 8 chủ nghĩa Mác, con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Sự sáng tạo ra tôn giáo của con người được thực hiện qua con đường nhận thức. Chính con người đã tạo ra cái siêu nhiên thần thánh trong đầu óc của mình thuộc lĩnh vực ý thức, niềm tin. Tôn giáo ra đời cùng với sự phát triển của con người và chừng nào con người còn có những mong muốn, ước vọng thì chừng đó tôn giáo còn tồn tại. Còn tác giả Boungnuene Xaykueyachongtua lại tiếp cận khái niệm về tôn giáo theo quan điểm của Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là một niềm tin vào một thế lực thần linh được duy trì trong bộ óc của con người và điều chỉnh mọi hành vi của con người trong cuộc sống hằng ngày, giống như nhân dân các bộ tộc Lào tin vào Đức Phật” [15; tr.33-34]. Tác giả luận văn đồng ý với các khái niệm trên về tôn giáo và cho rằng: Tôn giáo chính là một hình thái ý thức xã hội được hình thành dựa vào sự tin tưởng, sùng bái thế lực thần thánh, thần linh. Có bốn yếu tố để nhận biết một tôn giáo là: Giáo lý (kinh sách, giáo luật, sấm giảng,...); giáo sĩ (nhà tu hành, chức sắc, chức việc,...); giáo dân (tín đồ của tôn giáo); giáo hội (tổ chức tôn giáo với đường hướng hoạt động đặc trưng của một tôn giáo). - Hoạt động tôn giáo. Do hiện nay chúng ta đang tiếp cận tôn giáo với tư cách một hình thái ý thức xã hội, nên bất kỳ Nhà nước nào cũng quan tâm đến quản lý hoạt động tôn giáo, trong đó có Nhà nước Lào và Nhà nước Việt Nam. Nghĩa là hoạt động của một tôn giáo có tổ chức bao gồm: (i) Hoạt động truyền bá, nghĩa là tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục cho mọi người hiểu về tôn giáo đó và tham gia vào tổ chức tôn giáo đó; (ii) Hoạt động thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, mỗi tôn giáo đều có giáo lý, giáo luật và lễ nghi riêng mà các tín đồ của tôn giáo đó đều tự nguyện tuân theo. Hoạt động thực hành giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo cũng nhằm thoả mãn đức tin tôn giáo của các tín đồ; (iii) Hoạt động quản lý tổ chức của tôn giáo, cũng như bất kỳ một tổ chức nào khác, đã có những quy định thì sẽ phải có hoạt động quản 9 lý nhằm đảm bảo cho giáo lý, giáo luật được chấp hành nghiêm túc. Xác định được hoạt động tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra phương thức phù hợp để quản lý tôn giáo đó một cách dễ dàng, hiệu quả hơn [42; tr.19]. * Khái niệm tin ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng. - Tín ngưỡng là vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, luận giải. Ở Việt Nam và Lào tín ngưỡng chưa phải là tôn giáo, do chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được coi là tôn giáo, do vậy các nhà nghiên cứu chỉ coi nó là một loại tôn giáo nguyên thuỷ, sơ khai. Việc phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo cũng chỉ có tính chất tương đối. Ở Việt Nam và Lào, thuật ngữ tôn giáo được hiểu theo hai nghĩa. Khi nói tự do tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu đó là tự do về ý thức hay tự do về tín ngưỡng tôn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là ý thức thì tín ngưỡng bao trùm lên tôn giáo, là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành tôn giáo. Không có tín ngưỡng sẽ không có tôn giáo. Từ điển tiếng Việt định nghĩa tín ngưỡng là: “Lòng tin và sự tôn thờ một tôn giáo”[57; tr.1646], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn giáo. Theo giải thích của tác giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “Lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”[30; tr.283]. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục” hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...”[54; tr.16]. Tác giả Boungnuene Xaykueyachongtua trong cuốn Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo của nước CHDCND Lào xuất bản năm 2010 cũng cho rằng: “Tín ngưỡng chính là niềm tin của com người vào những gì đó mà con người cho là thiêng liêng, siêu nhiên” [15; tr.30]. 10 Có một số nhà nghiên cứu quan niệm: Tín ngưỡng là bộ phận quan trọng của tôn giáo, nằm trong khái niệm tôn giáo, là cơ sở hình thành tôn giáo. Tuy nhiên, niềm tin vào cái thiêng liêng đó, cũng theo hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà thể hiện ra dưới các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo cụ thể khác nhau như: Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên,... [43; tr.20]. Các hình thức tín ngưỡng mang đặc thù theo từng không gian văn hoá, chủ thể văn hoá cũng như thời gian văn hoá cũng như thời gian văn hoá khác nhau nhưng vẫn là biểu hiện niềm tin vào cái thiêng, sự ngưỡng mộ và sùng bái của con người. Do vậy, tín ngưỡng là một hiện tượng văn hoá mang tính lịch sử, một phạm trù lịch sử. Cần phân biệt tín ngưỡng với tập quán và tôn giáo. Từ đó, tín ngưỡng được hiểu một cách khái quát: “Tín ngưỡng là niềm tin, là sự ngưỡng mộ vào các đấng siêu nhiên hay những người được cho là thần thánh ở thế giới siêu thực, có sức mạnh tác động vào đời sống hiện tại của con người nên được tôn thời” [35; tr.11] Dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia tín ngưỡng thành các loại hình như: Tín ngưỡng truyền thống, tín ngưỡng bản địa, tín ngưỡng đa thần, tính ngưỡng độc thần, tín ngưỡng mới,... - Hoạt động tín ngưỡng. Với mỗi loại hình tín ngưỡng lại có những hoạt động khác nhau. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên có các hoạt động như: Thờ tam phủ, thờ tứ phủ, thờ động vật và thực vật. Tín ngưỡng sùng bái con người có các hoạt động như: Thờ hồn và vía, thờ tổ tiên, thờ tổ nghề, thờ thành hoàng làng, thờ danh nhân,... Tín ngưỡng sùng bái thần linh lại có các hoạt động: Thờ thổ địa, thờ Thần tài, thờ Táo quân,... [43; tr.21]. Hoạt động tín ngưỡng phổ biến nhất ở Việt Nam và ở Lào là thờ cúng ông bà, tổ tiên; thờ thành hoàng làng, thờ Thổ địa, thờ Thần tài. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên là truyền thống tốt đẹp, thể hiện được tinh thần uống nước nhớ nguồn của hai dân tộc. 11 * Khái niệm mê tín dị đoan. Theo nghĩa Hán - Việt thì “mê” có nghĩa là mờ tối, u mê; “tín” nghĩa là tin tưởng (chữ tín, sự tín nhiệm). “Mê tín” là tin tưởng một cách mê muội, mù quáng. “Dị” là khác, sai; “đoan” nghĩa là chính thống. “Dị đoan” là khác với cái chính thống, hiểu sai lầm một điều đúng đắn. “Mê tín” và “dị đoan” vốn là hai khái niệm khác nhau, nhưng trong sinh hoạt xã hội, từ lâu hai cụm từ này đã được ghép nối với nhau để nói về sự tin tưởng một cách mù quáng vào cái thần bí, huyền ảo, hoang đường. Theo tác giả Nguyễn Quốc Phẩm “mê tín, dị đoan” thuộc về phần ý thức, nhận thức của con người, “là niềm tin mù quáng vào những điều quái dị, một niềm tin thiếu căn cứ khoa học. Mê tín, dị đoan chỉ xuất hiện trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể biểu hiện trạng thái tâm lý, tình cảm của cá nhân” [50; tr.31]. Các hình thức “mê tín, dị đoan” thường gặp như: - Các hình thức lễ bái, cúng tế, cầu xin như: Cúng cô hồn, cúng sao giải hạn, cầu tài lộc, tình duyên,... - Các hình thức bói toán như: Xem tướng số, bói chỉ tay, bói bài,... - Các hình thức kiêng kị như: Kiêng đi ngày lẻ, kiêng ra ngõ gặp đàn bà, kiêng mèo vào nhà,... [50; tr.31]. Nhìn chung, các hành vi mê tín, dị đoan rất phong phú và đa dạng. Mê tín dị đoan sinh ra và tích luỹ lại từ sự thiếu hiểu biết của con người trong thời kỳ khoa học chưa phát triển. Có những hành vi cổ xưa còn để lại nhưng cũng có những hành vi mới xuất hiện do lai tạp hoặc sự phát triển của kinh tế thị trường như: Cúng Đôla, cúng ôtô, bói điện toán,... Đặt trong sự so sánh với những lĩnh vực văn hoá tinh thần tín ngưỡng, tôn giáo thì mê tín, dị đoan là những hiện tượng phản văn hoá, đối nghịch với những giá trị của xã hội loài người, gây tác hại đến bản thân và xã hội. * Khái niệm công tác tôn giáo. Công tác tôn giáo là một khái niệm của chính trị học ở Lào và Việt Nam. Để có thể xác định quan niệm khoa học về công tác tôn giáo cần phải 12 bắt đầu lựa chọn hướng tiếp cận tới công tác tôn giáo. Đó là tiếp cận hệ thống chỉnh thể, tiếp cận cấu trúc và tiếp cận thực tiễn. Tiếp cận hệ thống về công tác tôn giáo, cho ta hình dung nội hàm công tác tôn giáo là cả một phức hợp nhiều yếu tố, nhiều công việc hợp thành. Tiếp cận cấu trúc giúp ta nhìn nhận các mối liên hệ bên trong của công tác tôn giáo cũng như quan hệ bên ngoài với các khách thể xã hội tác động tới đời sống tôn giáo. Do đó, tiếp cận hệ thống chỉnh thế cũng như tiếp cận cấu trúc đối với công tác tôn giáo để hình dung tôn giáo như một hoạt động, nó liên quan tới những lý thuyết và những nguồn lực. Trong công tác tôn giáo bao hàm cả hoạt động nhận thức, thể chế (chính sách, pháp luật) lẫn thiết chế (bộ máy tổ chức). Để thực hiện công tác tôn giáo có hiệu quả cần đến những nguồn lực vật chất và tinh thần. Dưới góc độ tiếp cận hệ thống, có thể hiểu: Công tác tôn giáo là những hoạt động của hệ thống chính trị trong việc hoạch định và thực thi chính sách tôn giáo nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh [53; tr.70] và tác giải cũng đồng ý với quan điểm như trên. Với định nghĩa này đã khắc phục một hạn chế trong thực tiễn với quan niệm coi công tác tôn giáo chỉ là việc thực thi chính sách tôn giáo hoặc coi nó chỉ là sự quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Các quan niệm này có phần đúng nhưng không đủ vì công tác tôn giáo là “trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội, trước hết và chủ yếu là Đảng, Nhà nước, tiếp đó là các tổ chức chính trị - xã hội khác thuộc hệ thống chính trị còn khách thể là toàn bộ các tôn giáo, mà cụ thể là tổ chức, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc các tôn giáo với những hoạt động cụ thể cần được giải quyết để phát triển, là một hệ vấn đề động chứ không tĩnh. Công tác tôn giáo ngoài việc thực hiện chính sách tôn giáo, còn bao hàm trong nó một yếu tố cốt lõi là chính sách và pháp luật tôn giáo. 13 1.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc, chủ thể, nội dung, phương pháp trong công tác tôn giáo * Mục tiêu. Công tác tôn giáo không ngoài mục tiêu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phát huy những giá trị của tôn giáo, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công tác tôn giáo hướng tới sự phát triển tích cực của cộng đồng những người theo đạo, các tổ chức tôn giáo để đảm bảo sự thống nhất đồng thuận, tăng cường sự đoàn kết trong xã hội nhằm đảm bảo sự tiến bộ và dân chủ. * Nguyên tắc. Công tác tôn giáo phải được thực hiện theo một số nguyên tắc đặc thù như sau: Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của con người gắn liền với đời sống sản xuất vật chất và văn hoá [53; tr.79]. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chấp nhận sự áp đặt hay tước bỏ niềm tin tôn giáo của con người bằng bất cứ phương cách gì từ sự độc tôn của tôn giáo này với tôn giáo khác hay thông qua chính trị. Đây là nguyên tắc đã được khẳng định trong Hiến pháp Lào năm 1991, 2015; Hiến pháp Việt Nam qua các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Thứ hai, nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật. Đây là nguyên tắc của thể chế dân chủ, có tính chất phổ quát ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có Nhà nước Lào và Nhà nước Việt Nam. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật hiện hành của Lào và Việt Nam. Từ đó, Nhà nước Lào và Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, công dân theo tôn giáo và không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, được hưởng những quyền lợi, đồng thời có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng. Thứ ba, nguyên tắc về tính thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn giá trị văn hoá. Tôn giáo là một thành tố cấu thành nên văn hoá. Hoạt 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất