Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác thông tin đối ngoại cho người việt nam ở nước ngoài thực trạng và giả...

Tài liệu Công tác thông tin đối ngoại cho người việt nam ở nước ngoài thực trạng và giải pháp

.PDF
130
2
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ THANH HƯƠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Hà Nội - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN THỊ THANH HƯƠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế Mã số: 60.31.40 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM MINH SƠN Hà Nội - 2011 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3 MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8 5. Bố cục của đề tài 9 Chƣơng 1: VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản 10 1.2. Vài nét về Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài 14 1.3. Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài 23 1.4. Chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN QUA 50 2.1. Đánh giá chung về công tác thông tin đối ngoại thời gian qua 50 2.2. Nội dung, phương châm, lực lượng, phương tiện thực hiện công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài 55 2.3. Các hoạt động thông tin đối ngoại cơ bản cho người Việt Nam ở nước ngoài 65 2.4. Đánh giá chung về công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian qua 86 1 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI 92 3.1. Bài học kinh nghiệm của một số nước trong công tác thông tin đối ngoại cho kiều dân 92 3.2. Phương hướng đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài 95 3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác thông tin 96 đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 111 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 2. AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do ASEAN 3. APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương 4. CAND Công an nhân dân 5. NVNONN Người Việt Nam ở nước ngoài 6. QĐND Quân đội nhân dân 7. TTĐN Thông tin đối ngoại 8. TTXVN Thông tấn xã Việt Nam 9. USD Đôla Mỹ 10.WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua nhiều giai đoạn biến động của lịch sử đất nước, nhiều thế hệ người Việt Nam đã ra nước ngoài làm ăn sinh sống, hình thành một cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với hơn 4 triệu người ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Khẳng định cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào ta ở nước ngoài an tâm làm ăn có cuộc sống ngày càng ổn định và thành đạt hơn, từng bước hội nhập vào đời sống chính trị, kinh tế - xã hội nơi cư trú, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống và gắn bó với quê hương, đất nước. Song, một vấn đề đặt ra là: Đồng bào ở xa Tổ quốc, không có điều kiện thường xuyên về thăm quê hương thường khó nắm bắt tình hình ở quê nhà. Những tin tức về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá,… trong nước đến được với kiều bào còn chưa kịp thời. Do đó, việc cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không hiểu rõ hoặc hiểu sai về tình hình đất nước là khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp khắc phục khó khăn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Có thể nói, công tác thông tin đối ngoại giữ vai trò chủ chốt trong việc làm cầu nối giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và đất nước, qua đó cung cấp cho kiều bào những thông tin chính xác, chân thực nhất về mọi vấn đề của đất nước một cách nhanh chóng. Hoạt động thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đáng kể song vẫn còn tồn tại những khó khăn cũng như 4 những yếu kém chưa thể khắc phục được. Tuy thông tin trong nước đến với cộng đồng đã chuyển mạnh cả về số lượng và chất lượng nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của công tác thông tin đối ngoại. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ kiều bào do thiếu thông tin hoặc bị tác động bởi những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chưa có dịp về thăm đất nước để thấy rõ những thành tựu của công cuộc Đổi mới nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nên đã có những hoạt động không phù hợp với lợi ích của cộng đồng và đất nước. Bên cạnh đó, các lực lượng phản động ở bên ngoài không ngừng sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền chống ta quyết liệt và khống chế cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây là lý do tôi chọn đề tài “Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài – Thực trạng và giải pháp” nhằm làm sáng tỏ hơn nữa vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thông tin đối ngoại cho người Việt xa xứ, cũng như tổng kết lại những mặt đã đạt được và chưa đạt được của hoạt động này, qua đó đề xuất một vài giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định về vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài cũng như công tác thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng. Đến nay, đã có nhiều đề tài, đề án, bài nghiên cứu về người Việt Nam ở nước ngoài, về công tác thông tin đối ngoại. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu này theo các nhóm tài liệu nghiên cứu sau: - Nhóm thứ nhất: về Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Đã có những công trình nghiên cứu như: “Người Việt Nam ở nước ngoài”, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1997; “Người Việt ở nước ngoài 5 không chỉ có Việt kiều” Trần Trọng Đăng Đàn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2005; Đề tài cấp Bộ của Đại học Mở Bán công TP Hồ Chí Minh về “Tìm hiểu cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan” năm 2004; Đề tài nghiên cứu cấp bộ về “Vai trò của cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam – Lào” năm 2007,… - Nhóm thứ hai: về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài: Đã có những công trình nghiên cứu như: Đề tài cấp Bộ “Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài: thực tiễn và cơ sở lý luận” năm 2003 và Đề tài cấp Bộ về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới giai đoạn từ nay đến năm 2020 vì sự nghiệp phát triển đất nước” năm 2007 của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Đề tài luận văn thạc sĩ của Nguyễn Bảo Chung, Học viện Ngoại giao năm 2008 về “Chính sách của Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới”… - Nhóm thứ ba: về công tác thông tin đối ngoại: Có những công trình nghiên cứu như: Đề tài cấp Bộ “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới” của Ban Tư tưởng - Văn hóa TW (nay là Ban Tuyên giáo TW), năm 2007; Đề tài cấp Bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền về: “Đẩy mạnh Công tác thông tin đối ngoại trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam” năm 2008; “Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay” của TS. Phạm Minh Sơn và TS. Nguyễn Thị Quế, NXB Chính trị – Hành chính, Hà Nội năm 2009... Ở nhóm thứ nhất, các công trình tập trung nghiên cứu chủ yếu vào tình hình của cộng đồng, vào lịch sử hình thành, những chuyến đi, về của người Việt Nam ở nước ngoài. Trong khi đó, ở nhóm thứ hai, tập trung nghiên cứu vào vấn đề chính sách cho người người Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên chưa đề cập đến vấn đề thông tin đối ngoại cho người người Việt Nam ở nước ngoài. Còn ở nhóm thứ ba, các công trình tập trung nghiên cứu về công tác 6 thông tin đối ngoại nói chung. Tuy cũng có đề cập đến công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bản đánh giá, tổng kết về công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung của các bản đánh giá, tổng kết này là chỉ ra những mặt thành công cũng như hạn chế, những mặt đã làm được cũng như chưa làm được của hoạt động thông tin đối ngoại, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào có tính chất chuyên sâu, chính thức, đầy đủ về tình hình hoạt động và cách thức sử dụng thông tin đối ngoại như một kênh truyền thông hữu hiệu trong công tác thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài. Chính vì vậy, luận văn “Công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài – Thực trạng và giải pháp”, sẽ góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập trong công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ các khái niệm: Thông tin đối ngoại; Người Việt Nam ở nước ngoài. - Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài. - Phân tích thực trạng công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới. 7 3.3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài từ khi có Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/6/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại” đến nay, trong đó đặt trọng tâm vào giai đoạn từ 2004 đến 2010, thời điểm Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ra đời. - Về mặt nội dung: Luận văn nêu khái quát về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, vai trò của công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài và những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các hoạt động thông tin đối ngoại cơ bản cho người Việt Nam ở nước ngoài, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Tuân thủ các nguyên tắc và nhận thức luận Mác xít, cụ thể là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Trên cơ sở các quan điểm nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về công tác thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp phân tích tài liệu: đọc, tìm hiểu và phân tích các tài liệu có liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài, thông tin đối ngoại, công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài. Phương pháp thống kê, lôgíc, tổng hợp... 8 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương, 10 tiết với các nội dung chính như sau: Chƣơng 1: Nêu một số khái niệm về “Thông tin đối ngoại”, “Người Việt Nam ở nước ngoài”, “Việt kiều”, “Kiều bào”. Tiếp đó, Luận văn nêu khái quát về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, từ lịch sử hình thành đến tình hình hiện nay của Cộng đồng; Luận văn khẳng định tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại cho người Việt Nam ở nước ngoài và nêu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác thông tin tuyên truyền, vận động kiều bào. Chƣơng 2: Luận văn đánh giá chung về tình hình công tác thông tin đối ngoại. Trình bày thực trạng công tác thông tin đối ngoại cho NVNONN trong thời gian qua, phân tích và đánh giá đưa ra những thành công và hạn chế của công tác này, tìm hiểu nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó. Chƣơng 3: Luận văn đã đưa ra phương hướng và trình bày một số nhóm giải pháp để đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại cho NVNONN trong thời gian tới. 9 Chƣơng 1 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHO NGƢỜI VIỆT NAM Ở NƢỚC NGOÀI 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm Thông tin đối ngoại Khái niệm “Thông tin đối ngoại”, “Hoạt động thông tin đối ngoại” và “Công tác thông tin đối ngoại” ngày càng xuất hiện nhiều trong các tư liệu về chính sách đối ngoại của hầu hết các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các tổ chức và phong trào trên thế giới. Cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình truyền thông, thuật ngữ “Thông tin đối ngoại” cũng ngày càng phổ biến hơn và trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu mang tính chuyên môn, khoa học hay chính thống về thuật ngữ này. Theo từ điển tiếng Việt, “Thông tin” là “Truyền tin cho nhau để biết” [80, tr. 953] , “Đối ngoại” là “Đối với nước ngoài, bên ngoài, nói về đường lối, chính sách, sự giao thiệp của một Nhà nước, một tổ chức” [80, tr. 338] Với tính chất như trên, “Thông tin đối ngoại có thể được hiểu là những tin tức, thông báo, tri thức về một sự vật, hiện tượng được con người tiếp nhận và chọn lựa một cách có chủ đích để sử dụng trong hoạt động truyền tải thông điệp ra bên ngoài lãnh thổ một quốc gia hay cho các đối tượng là người nước ngoài nhằm mục đích cung cấp thông tin chính thống, xác thực và tích cực nhằm nâng cao hình ảnh quốc gia đó trong mắt bạn bè quốc tế” [45]. Ở trên thế giới có một thuật ngữ khá tương đồng với thuật ngữ “thông tin đối ngoại” đó là “public diplomacy” – “ngoại giao công chúng”. Theo Trung tâm Ngoại giao nhân dân Edward R.Murrow, thuộc Đại học Tufts, Hoa Kỳ thuật ngữ “Public diplomac” được định nghĩa như sau: “Ngoại giao công chúng liên quan đến những ảnh hưởng của thái độ công chúng đối với sự hình thành và thực hiện các chính sách ngoại giao; Nó bao gồm sự đa chiều trong 10 quan hệ quốc tế vượt ra ngoài phạm vi ngoại giao truyền thống; Sự tác động của một chính phủ lên quan điểm của nhân dân các nước khác; Sự tương tác giữa các nhóm cá nhân và các nhóm lợi ích trong một quốc gia với quốc gia khác; Tình hình quốc tế và những tác động của nó lên các chính sách; Sự thông tin giữa những người làm về thông tin như các nhà ngoại giao và phóng viên nước ngoài, quá trình truyền thông xuyên văn hoá.” Theo Từ điển Thuật ngữ Quan hệ quốc tế của Uỷ ban Quốc gia Mỹ, “public diplomacy” chỉ những chương trình thuộc bảo trợ của chính phủ nhằm thông tin hoặc tác động lên quan điểm của nhân dân của nước khác, mà công cụ chính là thông qua các ấn phẩm, phim ảnh, giao lưu văn hoá, phát thanh, truyền hình” [78, tr.85]. Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung qua đó đều thấy rằng ngoại giao công chúng hay “public diplomacy” ở bất cứ quốc gia nào cũng chính là việc tuyên truyền, quảng bá các chính sách chính trị, các giá trị văn hoá của nước mình ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia nhằm mục tiêu tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới và từ đó tăng cường lợi ích của đất nước mình. Từ cách hiểu thông tin đối ngoại nêu trên, khái niệm “hoạt động thông tin đối ngoại” được hiểu là hoạt động giao lưu, trao đổi, thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa một quốc gia với các chủ thể khác bên ngoài biên giới quốc gia đó. Hoạt động thông tin đối ngoại là một trong những hoạt động căn bản của bất kỳ quốc gia dân tộc nào nhằm tăng cường lợi ích cũng như đẩy mạnh vai trò, vị thế của mình trên trường quốc tế. Với mục đích xây dựng, củng cố và duy trì hình ảnh tốt đẹp cũng như mối quan hệ bền vững của quốc gia mình đối với các quốc gia khác, hoạt động thông tin đối ngoại chính là hoạt động trao đổi thông tin về các đường lối chính sách của nhà nước cũng như hoạt động đưa tin quảng bá giới thiệu về tình hình kinh tế văn hoá – xã hội của quốc gia đó với bạn bè thế giới. 11 Ngoài ra, “Thông tin đối ngoại” còn được hiểu theo những cách khác: là một dạng thông tin, là một lĩnh vực đào tạo, là một lĩnh vực hoạt động. Là một dạng thông tin về khoa học xã hội, thông tin đối ngoại được hiểu là những tin tức, thông báo, tri thức về một hiện tượng, sự việc được chứa đựng trong các hình thức nhất định được con người tiếp nhận, lựa chọn sử dụng trong các phương thức thích hợp trong hoạt động thông tin đối ngoại. Là một lĩnh vực đào tạo, thông tin đối ngoại có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đại học, có khả năng thực hiện những chức trách của người làm công tác thông tin đối ngoại, công tác tổ chức, quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các cơ quan, các tổ chức Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các doanh nghiệp hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản hệ thống, kỹ năng, lý luận, nghiệp vụ thông tin đối ngoại. Là một lĩnh vực hoạt động, thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (gồm cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ những cách hiểu trên có thể thấy tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong thời đại mới, nhất là hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hoá và hợp tác kinh tế quốc tế, thông tin đối ngoại ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Thông tin đối ngoại đã, đang và sẽ góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc. Chỉ thị số 10/2000/CT- TTg ngày 26/04/2000 của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại” nêu 12 rõ: “Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống, và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc”. 1.1.2. Khái niệm “Ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài”, “Việt kiều” và “kiều bào” - Khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài” hiện nay dùng để chỉ tất cả những người có nguồn gốc Việt Nam cư trú ở nước ngoài, không phân biệt hệ thống chính trị, mang quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch của nước đang cư trú. Khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài” lần đầu tiên được giải thích một cách chính thức trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, tại Điều 2, Khoản 3 định nghĩa “người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài”. Trong Luật quốc tịch Việt Nam, Quốc hội thông qua năm 2008, Điều 3 quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài; Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Năm 1993, Ban Việt kiều Trung ương cũng được đổi tên thành Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Có thể nói đây là khái niệm rộng nhất, bao hàm tất cả các đối tượng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài không phụ thuộc vào yếu tố quốc tịch hay cư trú. 13 - Về ngữ nghĩa, từ “kiều” gốc Hán Việt, mang hàm ý xa xôi, sống phiêu bạt ở xứ người. Khi từ “kiều” được ghép với danh từ riêng, tên gọi một quốc gia hay một dân tộc, trở thành danh từ mang nghĩa “kiều dân” của một quốc gia sống ở nước ngoài. Ví dụ: Hoa kiều, Ấn kiều là người dân tộc Trung Hoa, Ấn Độ sống ở nước ngoài. Tương tự, từ “Việt kiều” dùng để chỉ người Việt Nam sống ở nước ngoài, cũng như “Ấn kiều”, “Hoa kiều” ở Việt Nam là kiều dân của các nước Ấn Độ, Trung Hoa làm ăn, lập nghiệp, thậm chí sinh trưởng tại Việt Nam. Trước năm 1975, do điều kiện lịch sử, vấn đề quốc tịch không đặt ra (một phần vì nó quá phức tạp, đa dạng, nên tự nó cũng không có ý nghĩa quan trọng), nên từ rất sớm “Việt kiều” được hiểu theo nghĩa rộng nhất để chỉ tất cả những người Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Từ “kiều bào” được sử dụng nhiều trong các bài diễn văn, phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong văn chương, sách, báo mang nghĩa tương tự như Việt kiều, người dân Việt Nam sống xa Tổ quốc. Tuy nhiên, từ “kiều bào” ít mang tính pháp lý, nặng về ý nghĩa dân tộc, tình cảm dân tộc Trong bài luận văn này, để rút gọn trong khi viết và đôi lúc để nhấn mạnh ý nghĩa tình cảm dân tộc, đồng bào (hơn là tính pháp lý) một số chỗ vẫn sử dụng khái niệm “ kiều bào” hoặc “Việt kiều” thay cho “Người Việt Nam ở nước ngoài”. 1.2. Vài nét về Cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài 1.2.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và tình hình cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài Cách đây hàng trăm năm đã có người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống. Sử sách còn ghi lại, vào thế kỷ XIII, con cháu dòng họ Lý nước ta đã sang Hàn Quốc lập nghiệp; thế kỷ XVII, có người Việt Nam sang làm ăn tại Campuchia; thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, có nhiều người Việt sang lánh nạn, sinh sống làm ăn ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc. 14 Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, một số người Việt Nam đi du học, làm công chức tại Pháp, hoặc bị động viên đi lính, đi phu tại một số thuộc địa của Pháp. Trong thời kỳ chiến tranh, có thêm một số người ra đi lánh nạn, kiếm sống, theo chồng hồi hương, hoặc đi tu nghiệp, du học nước ngoài. Tuy nhiên, trước năm 1975, số lượng NVNONN không lớn, chỉ có khoảng 16-20 vạn người ở 10 nước, nhưng phần đông có tư tưởng sống tạm thời, chờ khi có điều kiện thuận lợi thì trở về nước. Sau năm 1975, đã có sự thay đổi sâu sắc về số lượng, thành phần, tính chất cũng như địa bàn sinh sống của cộng đồng NVNONN. Số người ra đi (di tản trước tháng 4-1975, vượt biên trong các năm 1978-1980, theo chương trình ra đi có trật tự và các chương trình nhân đạo năm 1980-1996) đã lên tới khoảng 2 triệu người, chủ yếu tới Mỹ, Úc, Canađa, Nhật Bản, các nước Tây và Tây - Bắc Âu... Thêm vào đó, sau năm 1990, có một số khá đông sinh viên, thực tập sinh và lao động Việt Nam ở Liên Xô cũ và Đông Âu đã ở lại các nước này sinh sống, làm ăn. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát triển nhanh về số lượng và ngày càng đa dạng về thành phần. Bên cạnh những người đã xa Tổ quốc lâu năm, hàng năm lại có thêm hàng chục ngàn người Việt Nam đi đoàn tụ gia đình, được nhận làm con nuôi, học tập, lao động, làm ăn, kinh doanh ở nước ngoài; “số lượng người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hiện nay lên tới hơn 100.000 người” [77]. Bên cạnh những người từ trong nước ra đi, đã có thế hệ thứ hai, thứ ba các thanh thiếu niên gốc Việt sinh ra ở nước ngoài. Đến nay, hiện có “hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài tại 103 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển”[77]. Phần đông, đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng ổn định cuộc sống và hoà nhập xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua, hàng 15 trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành nên cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia... So với các cộng đồng thiểu số khác, cộng đồng NVNONN là cộng đồng trẻ, năng động và nhanh chóng hoà nhập vào xã hội nước sở tại. Đại đa số người Việt Nam ở Mỹ, Úc, Canađa và các nước Tây Âu có xu hướng định cư lâu dài (khoảng 80% đã nhập quốc tịch nước cư trú, nhưng hầu hết chưa thôi quốc tịch Việt Nam). Trong khi đó, tiềm lực chất xám, trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam khá lớn, nhất là ở các nước phương Tây, Nga và Đông Âu. “Hiện trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 400.000 người được đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học, công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức hiện đại về khoa học - công nghệ và quản lý kinh tế” [77]. Trong đó, có nhiều người đã đạt được ví trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh và các tổ chức quốc tế. Một thế hệ trí thức mới người Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy móc, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, chứng khoán... đang được hình thành và phát triển tập trung ở Bắc Mỹ, Tây Âu và châu Đại Dương. Luôn hướng về cội nguồn là nét nổi bật ở cộng đồng NVNONN, thể hiện qua những tâm tư, tình cảm, những đóng góp vật chất, những cống hiến trí tuệ dành cho đất nước. Số bà con Việt kiều về Việt Nam ngày càng tăng. Có rất nhiều dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài về trong nước. Lượng kiều hối bà con gửi về hàng năm năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm có hàng trăm lượt chuyên gia trí thức kiều bào về nước nghiên cứu, giảng dạy, hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu; nhiều hội, đoàn và các tổ chức nghề nghiệp của người Việt, đặc biệt là ở các nước phát triển được thành lập và hoạt động có hiệu quả, hướng về quê hương đất nước, thực 16 hiện các hoạt động, các dự án hợp tác khoa học, công nghệ và các hoạt động mang tính nhân đạo trợ giúp đồng bào trong nước. Dù sống xa đất nước, đa số đồng bào có tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá và luôn luôn hướng về Tổ quốc. Phấn khởi và tin tưởng vào thành công của công cuộc đổi mới của đất nước, các thế hệ kiều bào ta ngày càng mong muốn được gắn bó, đóng góp nhiều hơn với quê hương, đất nước. Tuy nhiên, cộng đồng NVNONN cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Ở một số nước, địa vị pháp lý của người Việt Nam chưa vững vàng nên cộng đồng rất dễ bị tổn thương trước những hành động bài xích, phân biệt đối xử, kỳ thị chủng tộc. Sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bà con. Ảnh hưởng của văn hoá bản địa và những yêu cầu của cuộc sống hàng ngày là những thách thức không nhỏ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống và tiếng Việt. Ở một số nước, kiều bào còn phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, chiến tranh, xung đột. Ngoài ra, một số nhỏ lực lượng cực đoan, phản động vẫn đi ngược lại lợi ích của bà con, cộng đồng và đất nước. 1.2.2. Đặc điểm và tình hình cộng đồng ngƣời Việt Nam ở một số khu vực chủ yếu 1.2.2.1. Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga và các nước Đông Âu Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga và các nước Đông Âu hình thành trong bối cảnh đặc biệt. Thành phần ban đầu của cộng đồng chủ yếu là trí thức, cán bộ, công nhân lao động được Nhà nước ta cử sang các nước này nghiên cứu, học tập, thực tập, lao động. Về sau, một bộ phận đáng kể sang làm ăn, kinh doanh và nhiều người sang thăm thân, du lịch rồi ở lại. Gần đây, cộng đồng được bổ sung bằng dòng di cư lao động sang làm ăn và 17 cư trú bất hợp pháp. Chính vì vậy, tình hình cộng đồng trở nên phức tạp hơn trước. Người Việt Nam tại Liên bang Nga và các nước Đông Âu đang trong quá trình tìm kiếm sự ổn định. Tuy đã đạt được những thành công bước đầu về kinh tế, song xu hướng chung là đang chuyển đổi phương thức làm ăn cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới với mục đích định cư, lập nghiệp lâu dài. Hiện nay, tình hình Nga và các nước Đông Âu đã có những thay đổi sâu sắc: các nước này, đặc biệt là chín nước thuộc Đông Âu sau khi đã trở thành thành viên chính thức của EU (gồm Látvia, Litva, Estonia, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Slovakia, Hungary, Bungari và Rumani) đã và đang xiết chặt các quy chế về nhập cư và cư trú cho phù hợp với quy định của EU. Có đến 80% người Việt tại khu vực này chưa có quy chế cư trú rõ ràng. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga và Đông Âu đã nhanh chóng điều chỉnh phương thức làm ăn, kinh doanh theo hướng phù hợp với quy định mới, đồng thời tiếp tục ổn định cuộc sống, khẩn trương hoàn tất các thủ tục, giấy tờ để hợp pháp hóa về cư trú, kinh doanh… Riêng đối với Liên bang Nga, Chính phủ ta đang đề nghị phía bạn hỗ trợ trong khuôn khổ hợp tác, xây dựng hai Trung tâm thương mại tại Mát-xcơ-va nhằm tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống, làm ăn lâu dài và xem xét việc ký hiệp định hợp tác lao động mới giữa hai nước. Mặc dù còn nhiều khó khăn, ở Liên bang Nga và các nước Đông Âu đã có nhiều doanh nghiệp thành đạt và một số đang hướng đầu tư về nước. Một số nơi đang hình thành các hình thức kinh doanh phù hợp, có đóng góp cho ngân sách của địa phương, nhờ đó có uy tín và được địa phương ủng hộ. Điều này tạo cơ sở thuận lợi cho việc ổn định đời sống cộng đồng và xin cấp quy chế cư trú hợp pháp. Các hội đoàn hướng về Tổ quốc cũng đã được thành lập ở Nga, Séc, Ba Lan, Ucraina… và đang ngày càng phát huy vai trò tích cực trong cộng đồng. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất