Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC THEO MODUN HOFMANN K...

Tài liệu CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC THEO MODUN HOFMANN KLARO

.PDF
34
229
92

Mô tả:

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC THEO MODUN HOFMANN KLARO
TỔNG HỘI XÂY DỰNG VIỆT NAM (VFCEA) HỘI CƠ HỌC ĐẤT VÀ ĐỊA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH VIỆT NAM (VSSMGE) CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN AA & CÔNG TY HOFMANN PROJECT GmbH. Tuyển tập Hội thảo "CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC THEO MODUN HOFMANN KLARO" Hà Nội 16.5.2012 Đà Nẵng 22.5.2012 Tp Hồ Chí Minh 26.5.2012 MỤC LỤC Lời mở đầu 1. "Công nghệ xanh xử lý nước thải và kiểm tra chất lượng công trình đất" GS. TS. Nguyễn Mạnh Kiểm 2. "Nước và sự phát triển bền vững vì một cuộc sống có chất lượng hơn" GS. TS. Nguyễn Trường Tiến KTS. Lê Thu Nga ThS. Bùi Xuân Hoa KS. Bùi Bảo Trung & Nguyễn Quang Nam 3. "Nước với sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội" GS. TS. Nguyễn Trường Tiến 4. "Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học theo Modun Hofmann Klaro" KTS Hofmann GS. TS. Nguyễn Trường Tiến KTS. Lê Thu Nga ThS. Bùi Xuân Hoa KS. Bùi Bảo Trung Phụ lục Phụ lục A: Bảng giá trạm xử lý nước thải theo công nghệ Hofmann Klaro Phụ lục B: Các câu hỏi của khách hàng Phụ lục C: Giới thiệu thiết bị bàn nén động Phụ lục D: Giới thiệu thiết bị PANDA 2 LỜI MỞ ĐẦU Nước là nguồn gốc của sự sống, giúp con người và muôn loài phát triển bền vững vì một cuộc sống có chất lượng hơn. Nguồn nước của trái đất đang bị cạn kiệt vì nhiễm bẩn nghiêm trọng. Hiểm họa, rủi ro và thách thức lớn nhất của Việt Nam trong 30 năm tới là thiếu nước, ô nhiễm nước và nhiễm mặn nước. Nguyên nhân chính là do sự phát triển các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, sân golf…một cách ồ ạt và sự thờ ơ với việc bảo vệ nguồn nước, tích chứa nước, khai thác nước, sử dụng nước và xử lý nước thải, rác thải. Bên cạnh đó là biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, nước, khí đòi hỏi các nhà quản lý, kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu và tất cả cộng đồng biết và hiểu rõ những tác hại, hiểm họa, thảm cảnh, rủi ro khi nguồn nước bị ô nhiễm và cạn kiệt. Ô nhiễm nước đã làm chết các ao hồ, sông và gây dịch bệnh cho con người. Trong nhiều năm qua Công ty Cổ phần Tư vấn AA đã cùng với các bạn bè đồng nghiệp của Việt Nam và quốc tế nghiên cứu ứng dụng công nghệ xanh để quản lý, khai thác, bảo vệ, tích chứa, sử dụng và xử lý nước. Chúng tôi mong muốn được đóng góp cho sự phát triển bền vững vì một cuộc sống có chất lượng hơn bằng các công nghệ xanh. Mục tiêu là sử dụng lại tài nguyên nước, tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng và sống thân thiện với môi trường. Được sự giúp đỡ của Tổng Hội Xây Dựng, Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam, Chi hội Địa kỹ thuật miền Trung, Chi hội Địa kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Hội KHKT Xây Dựng thành phố Hồ Chí Minh, Khoa công nghệ môi trường trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Sở Xây Dựng thành phố Hồ Chí Minh và của các bạn đồng nghiệp, Công ty cổ phần tư vấn AA và Công ty Hofmann tổ chức hội thảo “Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ sinh học theo mô đun Hofmann-Klaro” tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một phát minh của CHLB Đức, với các ưu điểm vượt trội: - Sử dụng các nguyên tắc, nguyên lý của dòng chảy tự nhiên và không khí để làm sạch 98% nước trong 6h. Đạt tiêu chuẩn Âu Châu về xử lý nước thải sinh hoạt. - Có thể áp dụng cho các loại nhà ở, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu đô thị,.... có quy mô từ hộ gia đình đế hàng chục ngàn người. Ở Việt Nam đã sử dụng 2 hệ thống xử lý nước thải có quy mô 70 người và 300 người. - Không sử dụng hóa chất, màng lọc, thiết bị cơ khí. Tiết kiệm 75% điện năng so với các hệ thống xử lý nước thải khác. - Tiết kiệm diện tích xây dựng, khai thác không gian ngầm, lắp đặt và vận hành đơn giản. - Kiểm soát tự động hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ định vị toàn cầu GPS. Chi phí bảo dưỡng thấp. - Có thể thay thế các nhà máy xử lý nước thải tập trung, các trạm xử lý nước, hệ thống xử lý nước hiện hữu. - Đáp ứng các nhu cầu xử lý nước thải theo nhu cầu của khách hàng theo từng giai đoạn phát triển của dự án. - Cung cấp các dịch vụ đồng bộ cho khách hàng từ khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, đào tạo, bảo dưỡng, bảo hành và kiểm soát từ xa hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. - Tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí vận hành nhờ các ưu điểm trên. Chúng tôi xin gửi tới các bạn đồng nghiệp, các tổ chức, các doanh nghiệp, các chủ đầu tư và các nhà quản lý tuyển tập các hội thảo. Chúng tôi hy vọng và tin rằng tài liệu này sẽ có ích cho các bạn. Kính mời các bạn cùng Công ty cổ phần tư vấn AA và Công ty Hofmann ứng dụng và phát triển công nghệ này ở Việt Nam. Chúng tôi xin chia sẻ tất cả các tài liệu, các thông tin. Sẵn sàng giải thích và làm rõ các chi tiết về công nghệ. Chúng tôi có thể giúp các chủ đầu tư, các nhà quản lý, các công ty tư vấn trong công tác lập quy hoạch, thiết kế kiến trúc, thiết kế trạm xử lý nước thải, xây lắp, vận hành, kiểm soát và đào tạo nguồn nhân lực. Ứng dụng sáng tạo các kỹ thuật và công nghệ xanh tại Việt Nam với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và các đồng nghiệp là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và đạo đức của tất cả chúng ta. Chúng tôi kính mời các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lý, các chủ đầu tư, các kỹ sư, kiến trúc sư cùng đồng hành và cùng hợp tác. Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty cổ phần tư vấn AA - Địa chỉ: Số 9, Ngõ 44, Phố Hàm Tử Quan, Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội. - Tel: (04) 39324 959 - Email: [email protected] Người liên hệ: 1. KS. Bùi Bảo Trung – Mobile : 0168.983.1313 – Công ty CP Tư vấn AA. 2. KS. Nguyễn Mai Khanh – Mobile: 0125.616.4411 – Thư ký Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật CT Việt Nam. 3. Công ty HofmannProjekt : [email protected] Xin chân thành cảm ơn TGĐ Công ty cổ phần tư vấn AA KTS, Kỹ sư ASEAN. Lê Thu Nga CÔNG NGHỆ XANH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐẤT GS. TS. Nguyễn Mạnh Kiểm Nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyên Chủ tịch Tổng Hội XD Việt Nam Chủ tịch Hội đồng đăng bạ KSCN Việt Nam Đất, Nước và Không khí là tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất, quyết định sự sống và sự phát triển bền vững của loài người. Đất, Nước, Khí được con người khai thác, sử dụng, bảo vệ, tích chứa, làm sạch, sử dụng lại theo khoa học phong thủy và các kỹ thuật công nghệ xanh, công nghệ sinh học và công nghệ môi trường. Chúng ta cần học các quy luật của tự nhiên, của thiên nhiên, của vũ trụ, kết hợp với khoa học, kỹ thuật hiện đại để khai thác, quản lý, sử dụng, bảo vệ, tích chứa, sử dụng lại đất, nước, khí. Mục tiêu là vì một cuộc sống có chất lượng hơn, xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn. Sự phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển phù hợp, thân thiện với thiên nhiên, phù hợp với quy luật tự nhiên và đạo đức con người. Chúng ta không được sử dụng quá mức, lãng phí,và làm ô nhiễm môi trường đất, nước, khí – Ngôi nhà chung của cả nhân loại. Lịch sử của nhân loại trong 300 năm qua là sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sự chiếm đoạt đất, nước, không khí và sự phá hủy môi trường thiên nhiên vì các mục đích làm giàu, bóc lột người khác và thể hiện quyền lực. Từ hơn 30 năm nay, các nhà khoa học, kỹ thuật và công nghệ của thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng nhiều công nghệ xanh để khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ đất, nước, khí. Các nhà khoa học kỹ thuật và kiến trúc sư ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi, môi trường, năng lượng đã nghiên cứu ứng dụng thành công ở Việt Nam nhiều công nghệ xanh. Công nghệ xanh được hiểu là công nghệ sử dụng tối thiểu, sử dụng lại các tài nguyên thiên nhiên và năng lượng tái tạo với những giải pháp kỹ thuật tối ưu. Ngành xây dựng đã đi đầu ứng dụng các công nghệ xanh để xử lý đất yếu, sản xuất vật liệu, làm nhà ở, đường nông thôn, kênh thủy lợi và nhiều loại công trình hạ tầng áp dụng tại các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, bờ biển và hải đảo. Chúng ta đã có nhiều đề tài khoa học và công nghệ xây dựng được áp dụng thành công trong hàng loạt các dự án, các chương trình xây dựng về nhà ở, xử lý nước, quản lý đất, tạo nên môi trường sống xanh hơn. Trong quá trình phát triển và ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới chúng ta đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp khắp thế giới. Chúng ta đánh giá cao sự giúp đỡ chân tình, có hiệu quả, không vụ lợi của các bạn Cuba, Thụy Điển, Canada, Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Asean và nhiều nước khác trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ xanh tại Việt Nam. Vì đất nước chúng ta còn nghèo lại phải đối mặt với những thách thức về thảm họa thiên nhiên, bão, lụt, động đất, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng và cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên. Người kỹ sư và kiến trúc sư phải đi đầu trong phát triển và ứng dụng công nghệ xanh. Đây là nhiệm vụ hàng đầu và trách nhiệm đạo đức của mỗi chúng ta. Với sự phát triển của kinh tế tri thức, chúng ta đã được chứng kiến sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Họ đóng góp cho sự phát triển của xã hội loài người bằng các kỹ thuật và công nghệ xanh. Với sự phát triển đột biến của công nghệ tin học và công nghệ sinh học, hàng loạt các kỹ thuật và công nghệ xanh đã được ra đời và phát triển hết sức nhanh chóng trong 20 năm qua. Những công nghệ này xứng đáng được lựa chọn để ứng dụng nhanh nhất tại Việt Nam. Công nghệ xử lý nước thải sinh học Hofman Klaro là một phát minh sang chế của các nhà khoa học Đức. Công nghệ đã được dùng ở 25 quốc gia và đã có mặt tại Việt Nam từ 2008. Công nghệ sử dụng các nguyên lý của tự nhiên, sinh học để xử lý nước thải với chất lượng cao và với các quy mô khác nhau. Công nghệ không sử dụng hóa chất, không dùng thiết bị cơ học, bơm, màng lọc… để xử lý nước thải. Chi phí xử lý thấp, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng kiểm tra, kiểm soát. Thích hợp cho các loại công trình nhà ở, khách sạn, nhà hàng, khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư, trường học, doanh trại quân đội, tàu thuyền…Áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý nước thải sinh học sẽ cho phép chúng ta sử dụng lại nguồn nước thiên nhiên và bảo vệ sự trong sạch của môi trường. Không làm các dòng sông, hồ, ao bị chết dần do nước thải. Không làm chất lượng cuộc sống của chúng ta bị suy giảm với thời gian. Công nghệ kiểm tra chất lượng công trình đất bằng xuyên động PANDA2 và bàn nén động ZORN là các công nghệ xanh. Các công nghệ này cho phép chúng ta khảo sát và kiểm tra chất lượng đầm chặt đất nền một cách nhanh chóng, hiệu quả, tin cậy, hệ thống và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đây là các thiết bị khảo sát và kiểm tra chất lượng đất nền thế hệ mới, sử dụng các kỹ thuật và công nghệ tin học, điện tử…theo nguyên lý động lực học công trình. Việc áp dụng các công nghệ này vào thực tế sẽ giúp chúng ta thiết kế, thi công và quản lý chất lượng các loại công trình đất: đường bộ, đường sắt, đê điều, đập, đất đắp, san lấp bãi biển, bảo vệ bờ sông, bờ biển, hải đảo và công trình xây dựng trên đất. Giúp chúng ta kiểm tra, kiểm soát chất lượng các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi và nâng cao hiệu quả đầu tư, tuổi thọ công trình. Tôi hoan nghênh và ủng hộ các bạn đồng nghiệp của Công ty cổ phần tư vấn AA, Hội cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam đã cùng các đồng nghiệp công ty Hofman Projekt, KLARO, ZORN INTRUCMENT, PANDA của CHLB Đức và Pháp đã nghiên cứu áp dụng các công nghệ trên ở Việt Nam. Tôi hy vọng và mong muốn các chủ đầu tư, các nhà quản lý, các nhà tư vấn, các nhà thầu và các bạn đồng nghiệp ủng hộ cho sự phát triển của công nghệ xanh tại Việt Nam. Ủng hộ cho việc triển khai ứng dụng các công nghệ trên tại Việt Nam. Xin cảm ơn! NƯỚC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÌ MỘT CUỘC SỐNG CÓ CHẤT LƯỢNG HƠN TREATMENT OF WARTER AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT FOR A BETTER QUALITY OF LIFE -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------GS. TS. Nguyễn Trường Tiến KS ASEAN. KTS.Lê Thu Nga – MA.Bùi Xuân Hoa KS.Bùi Bảo Trung - Nguyễn Quang Nam 1. Mở đầu Nước là nguồn gốc của sự sống. Nước bao gồm các khí Oxy và Hidro. Sự sống bắt đâu từ các loại khí trong vũ trụ bao la. Các nhà khoa học tim kiếm sự sống ngoài trái đất, đều phải trả lời về sự hình thành và tồn tại của nước ở một hành tinh nào đó. Theo quan điểm của triết học Việt Nam, mọi chuyện cùng bắt đầu từ Thủy (Nước). Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Đây là vòng tuần hoàn phù hợp với quy luật tự nhiên của ngũ hành. Thứ tự của ngũ hành không phải là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ như cách nói lâu nay. Không thể bắt đầu từ Kim, Tiền, Vàng, Đá quý… Chúng ta có thể viết các sự liên hệ sau đây: Thủy = nhân = khoa học = dân giàu = vận Mộc = lễ = kỹ thuật = nước mạnh = mệnh Hỏa = nghĩa = công nghệ = xã hội công bằng = phong thủy Thổ = trí = đâu tư = dân chủ = phúc đức Kim = tín = thương mại = văn minh = tri thức Khoa học là các ý tưởng mới, là sự khởi nguồn của sáng tạo. khoa học nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, xã hội, kinh tế. Biết khoa học là hiểu các quy luật của tự nhiên và xã hội. Độc lập với ý chí của con người. khoa học hướng tới sự phát triển bền vững và vì một cuộc sống có chất lượng hơn. Tuy nhiên khoa học phải xuất phát từ Nhân, từ tình yêu thương của nước mới có thể mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Khoa học phát triển vì lợi nhuận, vì quyền lực, vì sự chiếm đoạt và không có nhân, sẽ hủy diệt môi trường, hủy diệt sự sống và gây những thảm họa cho con người. Trong nền kinh tế tri thức, các ý tưởng khoa học được các nhà kỹ thuật, công nghệ, đầu tư biến thành các sản phẩm để có thể thương mại hóa và nâng cao chất lượng của cuộc sống. Nhân loại hôm nay đang hướng tới các kỹ thuật xanh, công nghệ xanh, vật liệu xanh và đặc biệt quan tâm đến nước. Theo dự báo của Liên hiệp quốc: Toàn cầu sẽ thiếu nước do biến đổi khí hậu, gia tăng dân số, nước biển dâng cao và nguồn tài nguyên nước bị nhiễm bẩn. Theo dự báo trên, cho tới năm 2040, 40% các quốc gia vùng Châu Á và Châu Phi sẽ trong tình trạng thiếu nước. Theo ông Anthony Laka, giám đốc UNICEF, hiện nay có 11% dân số toàn cầu không được tiếp xúc với nguồn nước sạch hằng ngày. Hơn 3000 trẻ em tử vong mỗi ngày vì các bệnh liên quan đến tiêu chảy, do chất lượng nguồn nước thấp. Theo Liên hiệp quốc, do thay đổi lối sống và sinh hoạt ở các nước Châu Á, thí dụ sử dụng ôtô, xe máy thay cho xe đạp đã tăng nhu cầu về sử dụng tài nguyên nước lên 1.5 lần. 2. Nước thải sinh hoạt là hiểm họa môi trường hàng đầu của Việt Nam. Ông Yutaka Matsuzawa- chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khuyến cáo: “Nước thải sinh hoạt (domestic waste water) chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước và nước thải sinh hoạt là hiểm họa môi trường hàng đầu của Việt Nam. Người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước bằng chính nước sinh hoạt thải ra hằng ngày”. Chuyên gia Matsuzawa khẳng định: “ tôi chắc chắn rằng trong vòng 10-15 năm nữa Việt Nam sẽ phải hứng chịu các tác động nặng nề do nước thải sinh hoạt không được xử lý”. Thực tế là: a) Các đô thị lớn của Việt Nam, do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, nhưng cơ sở hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải lại vô cùng thô sơ, lạc hậu. Vì vậy nước, đất bị ô nhiễm nặng nề. b) Theo Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Xu hướng này ngày càng gia tăng và xấu đi. Ước tính chỉ có 6% lượng nước thải sinh hoạt đô thị được xử lý. c) Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WTO) công bố năm 2010, mỗi năm Việt Nam có 20000 tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn, thấp kém. d) Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở nông thôn và thành thị đều phải đối phó với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày càng bị ô nhiễm một cách trầm trọng. e) Chúng ta mới chỉ quan tâm đến xử lý rác thải và nước thải của các nhà máy. Chưa quan tâm đến việc xử lý nước thải sinh hoạt của hơn 83 triệu người. Đây là vấn đề môi trường nghiêm trọng của hôm nay và nhiều thế hệ mai sau. f) Xử lý nước thải sinh hoạt là vấn đề nghiêm trọng và quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia. Ở các nước phát triển, thí dụ như Nhật Bản phải mất 40 năm để phát triển hệ thống xử lý nước thải và rác thải hợp lý. Các quốc gia phát triển đã kiểm soát được hoàn toàn việc xử lý nước thải. Nước thải được xử lý ngay tại nguồn. Bằng công nghệ tập trung hay phân tán. g) Chúng ta chưa sẵn sàng, chưa quan tâm đến việc xử lý nước thải. Các cấp chính quyền, các chủ đầu tư và người dân thường chỉ quan tâm đến việc cấp nước. Rất ít khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải hợp lý và hiện đại. h) Chúng ta muốn xử lý nước thải, rác thải cùng một lúc, với thời gian ngắn và có hiệu quả nhanh. Công tác này cần sự kiên trì, biết và lựa chọn đúng công nghệ. Chuyên gia Matsuzawa cho rằng: “Hà Nội cần ít nhất 10 năm để có thể làm giảm dần ô nhiễm nước sông”. Vấn đề này còn phụ thuộc vào kinh phí đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật. i) Chúng ta sẵn sàng vào ở một khu đô thị, khu dân cư khi có điện, có đường, có thông tin, có nước cấp, cho dù chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. j) Công nghệ xử lý nước thải bằng bể phốt đã trở nên lạc hậu và không kiểm soát được chất lượng nước thải sinh hoạt theo các tiêu chuẩn hiện hành. k) Xử lý nước thải sinh hoạt cho phép chúng ta quay vòng sử dụng lại nước. Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý có thể được dùng cho nhà vệ sinh, tưới cây, cứu hỏa, rửa xe… l) Có rất ít chủ đầu tư và tư vấn quan tâm đến việc tìm kiếm các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mới, để ứng dụng vào dự án cụ thể. m) Chúng ta chưa tuân thủ nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc “các chủ dự án khu dân cư, đô thị và khách sạn có trách nhiệm thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho từng dự án, cũng như báo cáo các chỉ số đo lường chất lượng nước thải sau khi lắp đặt lên Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cũng như Chính phủ cho việc đánh giá và thẩm định”. n) Khó khăn của thoát nước và xử lý nước thải là:  Nguồn vốn đầu tư ít ỏi;  Hoạt động dịch vụ yếu kém;  Thiếu kiến thức cộng đồng;  Thiếu nhận thức về các hiểm họa tương lai;  Thiếu thông tin về các hệ thống xử lý nước thải;  Thiếu nguồn nhân lực;  Sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về nước, thoát nước, xử lý nước thải và rác thải Bộ Xây Dựng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Bộ Giao Thông Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Y tế Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ủy ban nhân dân các địa phương o) Ý thức tôn trọng luật pháp của người dân, chủ đầu tư là có giới hạn. p) Quyền lực và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc xử lý nước thải. q) Sự xuống cấp về đạo đức con người, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức môi trường. 3. Báo động về ô nhiệm môi trường.  Tại hầu hết các sông, hồ, kênh, rạch trong đô thị có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ vượt giới hạn cho phép từ 2 đến 6 lần, có những khu vực vượt giới hạn hơn 10 lần;  Chỉ có 50% các khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung;  700000/1 triệu m3 nước thải từ các khu công nghiệp không qua xử lý;  Tổng cục môi trường cho biết: + 2010 có 40000 tấn ắc quy chì được thải trong nước + 2015 con số này sẽ là 70000 tấn.  Tăng các bệnh truyền nhiễm, tiêu hóa, ung thư;  Mỗi phút có 7 người trên hành tinh bị thiệt mạng do nước bẩn. Nước bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong;  Có khoảng 3 tỷ người trên thế giới phải sống với nguồn nước không an toàn và có hại cho sức khỏe;  Thông điệp của nước Hội Hado Quốc tế đã làm một vài thí nghiệm thú vị Vào lúc ngay trước khi nó tan trở lại thành nước (do tăng nhiệt độ giữa -5°C và 0°C) nó tạo thành một hình y hệt như chữ “Nước” trong tiếng Hán Từ “thuỷ” trong tiếng Hán Tinh thể đóng băng sau khi được nghe bản Pastorale – khúc nhạc đồng quê, một trong những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng nhất của Beethoven (hình A-9). Trông nó sáng chói, mới mẻ và vui tươi Thí nghiệm cho nước nghe nhạc Ảnh sau được chụp sau khi cho nước xem chữ “Tình yêu/Biết ơn”. Tác giả nói trong bản báo cáo của mình rằng “chúng tôi chụp ảnh của rất nhiều tinh thể từ mẫu nước này nhưng đây là tinh thể tuyệt đẹp đầu tiên mà chúng tôi nhìn thấy Thí nghiệm cho nước xem chữ Những chữ được dùng để cho nước xem là: “Mày làm tao phát ốm. Tao sẽ giết mày.” Báo cáo có đoạn “đây là những từ mà thanh niên ngày nay hay dùng. Kết quả là hình dạng của tinh thể nước trở nên xấu như chúng tôi đã dự đoán sau khi chúng tôi cho mẫu nước xem những từ này. Tinh thể bị méo mó và phân tán. Nó thực sự là hình ảnh của những chữ “Mày làm tao phát ốm” và “Tao sẽ giết mày.” Thật là đáng sợ khi chúng ta sống trong một thế giới mà những từ như thế này được sử dụng tràn lan. Đã đến lúc chúng ta phải làm một cái gì đó” Đây là nước máy được láy từ Kobe ngay sau khi trận đại động đất Hanshin-Awaji xảy ra Đây là nước được lấy cùng một chỗ ba tháng sau Nước máy nguyên mẫu lấy Cùng mẫu nước sau khi nhận được ý trước ngày thí nghiệm “Khí, thức “Khí, Tâm hồn và Tinh thần Tâm hồn và Tinh thần của Tình yêu” của Tình yêu” từ 500 người.  Các hình ảnh dưới đây là hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt 4. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Hofmann Projeck- Klaro.  Các ưu điểm của phương pháp. - Sử dụng các nguyên tắc, nguyên lý của dòng chảy tự nhiên và không khí để làm sạch 98% nước trong 6h. Đạt tiêu chuẩn Âu Châu về xử lý nước thải sinh hoạt. - Có thể áp dụng cho các loại nhà ở, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu đô thị,.... có quy mô từ hộ gia đình đế hàng chục ngàn người. Ở Việt Nam đã sử dụng 2 hệ thống xử lý nước thải có quy mô 70 người và 300 người. - Không sử dụng hóa chất, màng lọc, thiết bị cơ khí. Tiết kiệm 75% điện năng so với các hệ thống xử lý nước thải khác. - Tiết kiệm diện tích xây dựng, khai thác không gian ngầm, lắp đặt và vận hành đơn giản. - Kiểm soát tự động hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ định vị toàn cầu GPS. Chi phí bảo dưỡng thấp. - Có thể thay thế các nhà máy xử lý nước thải tập trung, các trạm xử lý nước, hệ thống xử lý nước hiện hữu. - Đáp ứng các nhu cầu xử lý nước thải theo nhu cầu của khách hàng theo từng giai đoạn phát triển của dự án. - Cung cấp các dịch vụ đồng bộ cho khách hàng từ khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, đào tạo, bảo dưỡng, bảo hành và kiểm soát từ xa hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. - Tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí vận hành nhờ các ưu điểm trên.  Các hình ảnh của phương pháp 5. Ứng dụng công nghệ Hofmann Projeck Klaro tại khu công nghiệp Đại An (Quảng Nam, Đà Nẵng) 6. Kết luận và đề xuất 6.1. Nước là nguồn gốc của sự sống. Sự sống bị hủy diệt do ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí nước và không yêu nước. 6.2. Nước quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển bền vững của sự sống theo những quan niệm triết học của Việt Nam và Đông Phương:  Con người được coi là Phong Thủy  Con người được coi là Nước  Con người được coi là Tiểu vũ trụ.  Nước được gắn liền với công ơn người Mẹ, Mẫu, Đạo Mẫu.  Nước là Nhân, là tình yêu thương.  Nước là Dân giàu, là khoa học, là Vận, là khởi đầu.  Nước có gốc, có nguồn, có tâm hồn, có tình yêu như con người và muôn loài.  Cơ thể con người vốn sống trong nước. Cũng như thai nhi được nằm trong dạ con của người mẹ chứa đầy nước.  Nước là không khí, là năng lượng. Nước nhìn thấy được là dương, nước không nhìn thấy được là âm.  Chúng ta phải yêu nước, yêu muôn loài. Phải biết tôn trọng Nước. Biết ứng xử đúng đắn, tử tế, thân thiện với Nước. Vì Nước tạo nên chính con người. 6.3. Nhiễm bẩn nước là hiểm họa và rủi ro lớn nhất đối với nhân loại. 6..4. Sự phát triển đô thị và kinh tế quá nhanh quá nóng vì lợi nhuận đã, đang và sẽ hủy hoại tài nguyên nước. Làm nhiễm bẩn nguồn nước. Ngăn cản sự phát triển bền vững và hạ thấp chất lượng cuộc sống. 6.5. Theo ước tính, hiện chỉ có 10% các khu đô thị, dân cư, nhà ở, khu công nghiệp… có hệ thống xử lý nước thải. Khoảng hơn 80 triệu người dân Việt Nam thải nước hàng ngày không được xử lý. Chính chúng ta đang làm bẩn môi trường, chính chúng ta gieo bệnh truyền nhiễm và làm tăng số lượng bệnh nhân bị ung thư, bị bệnh tiêu hóa và rối loạn nội tiết. 6.6. Cần thiết có chương trình quốc gia, chương trình các địa phương về xử lý nước thải:  Nâng cao hiểu biết cho cộng động;  Quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường nước;  Có sự tham gia của nhiều ngành, có tổ chức quốc gia về quản lý, khai thác, tích chứa, xử lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước;  Thay đổi giáo trình giảng dạy về nước và xử lý nước thải;  Có các dự án, chương trình đề tài nghiên cứu về nước; 6.7. Hợp tác quốc tế để nhận chuyển giao công nghệ về nước. Công nghệ xử lý nước Hofmann Klaro nên được ứng dụng tại Việt Nam. Hệ thống có những ưu điểm vượt trội so với các công nghệ khác là:  Không dùng màng lọc;  Không dùng hóa chất;  Không dùng bộ phận khuấy cơ học. + Chi phí đầu tư thấp + Tiết kiệm năng lượng + Bảo hành đơn giản + Thích hợp với các quy mô sử dụng + Không chiếm diện tích lớn + Tin cậy, hiệu quả, an toàn 6.8. Hội cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam, Công ty cổ phần tư vấn AA, Công ty Hofmann Projeck sẵn sàng cung cấp đầy đủ các thông tin cho các chủ đầu tư, các nhà quản lý, các kỹ sư tư vấn, các nhà thầu và các bạn đồng nghiệp mọi thông tin về công nghệ Hofmann Klaro. Chúng tôi có thể giúp đỡ các bạn từ giai đoạn quy hoạch, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực. 6.9. Bảo vệ môi trường, tích chứa, khai thác, sử dụng, xử lý nước phải là nghĩa vụ, trách nhiệm của từng người nhân, gia đình, tổ chức, nhà quản lý, chủ đầu tư và toàn xã hội. Đây cũng là vấn đề Đức của thế hệ hôm nay vì sự phát triển bền vững của thế hệ mai sau và vì một cuộc sống chất lượng hơn. 6.10. Xử lý nước thải là trách nhiệm của cả cộng đồng, từng người dân, đặc biệt là của các kỹ sư, kiến trúc sư, các doanh nhân và các nhà quản lý. Chúng ta phải xây dựng ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG theo CHÂN - THIỆN - MỸ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng