Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX...

Tài liệu Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX

.PDF
174
361
51

Mô tả:

1. Luận án là công trình nghiên cứu về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX với cái nhìn tập trung và hệ thống. 2. Với vấn đề được nghiên cứu, luận án cố gắng bao quát, phác thảo bức tranh văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX từ diện mạo đến đường hướng vận động, phát triển và vai trò, vị trí của nó trong lịch sử văn học dân tộc. 3. Luận án là công trình đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc điểm nổi bật của con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, từ đây góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề phức tạp, không dễ lĩnh hội về nội dung, tư tưởng của bộ phận văn học này. 4. Luận án chỉ ra, xác định và làm rõ những đặc điểm chủ yếu trong phương thức thể hiện con người trung nghĩa của văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. 5. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng, văn học nhà nho nói chung ở một giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc: giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC PHÚ CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC PHÚ CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9220121 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BIỆN MINH ĐIỀN NGHỆ AN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghệ An, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Phú ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................i MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 6. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 4 7. Cấu trúc luận án ...................................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 6 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu văn học nhà nho và văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX.......................................................................................................................................6 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX ................................................................................................... 18 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................................................................ 25 1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong văn học ......................25 1.2.2. Nho giáo và sự ảnh hưởng, chi phối đến tư tưởng nhà nho và văn học nhà nho...27 1.2.3. Truyền thống tư tưởng của con người Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng ...29 1.2.4. Một số lý thuyết về nghiên cứu, phê bình văn học ..............................................31 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 33 Chương 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC DÂN TỘC ................................................................................................................ 34 2.1. Văn học Việt Nam nói chung và văn học nhà nho nói riêng giai đoa ̣n nửa sau thế kỷ XIX ........................................................................................................ 34 2.1.1. Văn ho ̣c nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc ..............................34 2.1.2. Văn học nhà nho giai đoa ̣n nửa sau thế kỷ XIX ..................................................44 2.2. Văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX............................................. 49 2.2.1. Mô ̣t số giới thuyế t về văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX .............49 iii 2.2.2. Các khuynh hướng tư tưởng và nghê ̣ thuâ ̣t trong văn ho ̣c nhà nho Nam Bô ̣ nửa sau thế kỷ XIX ...............................................................................................................57 2.2.3. Vấ n đề con ngườ i trung nghi ã trong văn ho ̣c nhà nho Nam Bô ̣ nử a sau thế kỷ XIX .............................................................................................................................63 Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 66 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX........................................ 67 3.1. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa .................................. 67 3.1.1. Quan niệm về trung nghĩa, con người trung nghĩa trong ho ̣c thuyế t Nho giáo và Nho giáo triều Nguyễn ...................................................................................................67 3.1.2. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa trong truyền thống tư tưởng dân tô ̣c .........................................................................................................................72 3.1.3. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn ho ̣c Viê ̣t Nam trung đa ̣i ..................................................................................................................................76 3.1.4. Tư tưởng trung nghĩa và nhận thức về con người trung nghĩa trong văn ho ̣c nhà nho Nam Bô ̣ nửa sau thế kỷ XIX ...............................................................................81 3.2. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX giữa các mố i quan hê ̣ phức ta ̣p ..................................................................... 87 3.2.1. Con người trung nghĩa trong mố i quan hê ̣ với lý tưởng trung quân ................87 3.2.2. Con người trung nghĩa trong mố i quan hê ̣ với lý tưởng ái quố c ......................92 3.2.3. Con người trung nghĩa trong mố i quan hê ̣ với lợi ích dân tô ̣c và cô ̣ng đồ ng ...95 3.2.4. Con người trung nghĩa trước các “bài toán” của lich ̣ sử giai đoa ̣n nửa sau thế kỷ XIX..............................................................................................................................98 3.3. Con người trung nghĩa - một hình tượng thẩm mỹ độc đáo, vừa mang vẻ đẹp của con người “Lục tỉnh”, vừa mang vẻ đẹp thời đại ................................ 101 3.3.1. Vẻ đẹp của lý tưởng và tâm hồn, nhân cách ...................................................... 101 3.3.2. Vẻ đẹp của bản liñ h và sự lựa chọn ứng xử trước các thử thách lịch sử ...... 103 3.3.3. Sức khái quát nghệ thuật của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX .......................................................... 105 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 109 Chương 4. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX ............ 111 4.1. Sự lựa chọn thể loại ....................................................................................... 111 4.1.1. Các thể thơ ............................................................................................................... 111 4.1.2. Các thể loại biền văn .............................................................................................. 116 iv 4.1.3. Các thể văn chính luận ........................................................................................... 119 4.1.4. Các thể loại văn xuôi tự sự.................................................................................... 123 4.1.5. Mô ̣t số thể loa ̣i văn học dân tô ̣c ........................................................................... 124 4.2. Sự vận dụng bút pháp ................................................................................... 127 4.2.1. Bút pháp trữ tình ..................................................................................................... 127 4.2.2. Bút pháp tự sự ......................................................................................................... 129 4.2.3. Bút pháp trào phúng ............................................................................................... 130 4.3. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ................................................ 133 4.3.1. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu ............................................................................. 133 4.3.2. Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ ............................................................................... 137 Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................ 148 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 153 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Văn học nhà nho là bộ phận cơ bản và quan trọng, hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Bô ̣ phâ ̣n văn ho ̣c này hiê ̣n còn nhiề u vấ n đề chưa được tìm hiể u, nghiên cứu hoặc có được tìm hiểu, nghiên cứu nhưng chưa hẳn đã sát, đúng với bản chất của nó. Chẳng hạn, ngay phạm trù Nho gia (nhà nho) ở Việt Nam có phải chỉ giới hạn trong “cộng đồng” những người tôn thờ học thuyết Khổng - Mạnh?; nhà nho Việt Nam cũng như văn học nhà nho Việt Nam có gì khác biệt so với nhà nho và văn học nhà nho Trung Quốc?; Cũng là nhà nho Việt Nam nhưng tùy theo từng vùng miền (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) mà trong sáng tác của họ có những điểm khác biệt nhau?, đâu là mô hình chung và đâu là những biến thức từ mô hình chung?, v.v... Thiết nghĩ, mọi tìm hiểu, nghiên cứu về văn học nhà nho Việt Nam ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, ở từng vùng miền khác nhau của đất nước đều ít nhiều có thể góp phần trả lời cho các câu hỏi trên. 1.2. Văn học nhà nho Nam Bộ mà chúng tôi đề cập ở đây chỉ bộ phận văn học phát triển trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc nửa sau thế kỷ XIX - giai đoạn mà Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung phải đối mặt với sự xâm lược của thực dân Pháp. Việc đi sâu nghiên cứu văn học nhà nho không chỉ xuất phát từ những bí ẩ n của quá khứ chưa có lời giải thoả đáng mà còn hướng tới việc tìm kiế m, xây đắ p những giá tri tinh thầ n cho hiê ̣n ta ̣i và tương lai. ̣ Văn ho ̣c nhà nho Nam Bô ̣ ở giai đoa ̣n nửa sau thế kỷ XIX có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Ngoài những điể m chung của văn ho ̣c nhà nho, văn học nhà nho Nam Bộ còn có những đă ̣c điể m riêng do nhiề u nguyên nhân tác đô ̣ng bởi bố i cảnh lich ̣ sử, xã hô ̣i, văn hoá vùng miền,… Còn nhiề u vấ n đề của văn ho ̣c nhà nho Nam Bô ̣ chưa được đi sâu tìm hiểu nghiên cứu, trong đó có vấn đề con người trung nghĩa. 1.3. Con người bao giờ cũng là đối tượng chính yếu, đối tượng trung tâm của văn học. Thành công hay đóng góp của văn học cho lịch sử - văn hóa - xã hội loài người, trước hết phải là ở sự tìm hiểu, khám phá con người, ở cái nhìn và sự lý giải về con người. Đành rằng ở từng tác giả văn học đều có những nét riêng trong tìm hiểu, khám phá về con người nhưng cùng một loại hình tác giả và loại hình văn học, nhất là cùng một bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội, có thể tìm thấy mẫu số chung (hay những nét chung) về một dạng thái con người chủ đạo trong văn học. Dạng thái con người chủ đạo ấy trong văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là con người 2 trung nghĩa. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX vừa mang tính phức tạp của lịch sử, vừa mang nét đặc thù của vùng miền. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có cái nhìn hệ thống, bao quát, chuyên sâu với những khảo sát, phân tích xác thực để xác định đúng bản chất và ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ sâu sắc của nó. Con người trung nghĩa trở thành hình tượng thẩm mỹ có sức khái quát lớn, là mẫu hình con người có cái đẹp và sức sống riêng của vùng đất Nam Bộ. Cho đến nay, nhìn chung đây vẫn là vấn đề mới, chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng. 1.4. Trong chương trình Ngữ văn ở trung học phổ thông và các trường đại học, văn học Việt Nam chiếm dung lượng lớn mà phần văn học yêu nước của các nhà nho cuối thế kỷ XIX là một bộ phận hết sức quan trọng, đặc biệt là văn học nhà nho Nam Bộ. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa giúp cho việc tìm hiểu văn học nhà nho nói chung, văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng được tốt hơn. Nghiên cứu văn học nhà nho và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX còn có ý nghĩa quan trọng thiết thực trong thực tiễn giáo dục hiện nay, nhất là đối với việc tìm kiếm mẫu hình con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trên cơ sở biết tiếp thu những giá trị truyền thống. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, luận án nhằm chỉ ra, làm rõ những đặc trưng của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ ở mô ̣t giai đoa ̣n đă ̣c biê ̣t của lich ̣ sử dân tô ̣c; xác định những đóng góp có ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của văn học nhà nho Nam Bộ qua việc thể hiện con người trung nghĩa; từ đây đề xuất một số vấn đề về nghiên cứu và tiếp nhận văn học nhà nho ở một vùng miền có nhiều đặc điểm riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. 2.2.2. Xác định vai trò, vị trí của văn học nhà nho Nam Bộ trong lịch sử văn học dân tộc giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. 2.2.3. Khảo sát, phân tích, luận giải con người trung nghĩa với các dạng thái và đặc điểm của nó trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. 2.2.4. Khảo sát, phân tích, chỉ ra những nét chính, nổi bật trong phương thức thể hiện của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Cuối cùng rút ra một số kết luận về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ và đề xuất một số vấn đề nghiên cứu có liên quan. 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luâ ̣n án tâ ̣p trung tìm hiể u, nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Bộ phận văn ho ̣c này rấ t phong phú và cũng đầ y phức ta ̣p, do nhiề u kiể u tác giả nhà nho thuô ̣c nhiề u khuynh hướng tư tưởng khác nhau, viế t bằ ng nhiề u thể loa ̣i và ngôn ngữ khác nhau (chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quố c ngữ, thâ ̣m chí cả bằ ng tiế ng Pháp)… Quan tâm tấ t cả, nhưng luâ ̣n án tâ ̣p trung vào sáng tác của các tác giả nhà nho viết bằng chữ Hán, chữ Nôm (tiêu biể u như: Phan Thanh Giản, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Nhiêu Tâm, Học Lạc,…). Về văn bản sáng tác của các nhà nho Nam Bô ̣ ở giai đoa ̣n nửa sau thế kỷ XIX, luâ ̣n án dựa vào các tài liê ̣u: Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858 - 1900) do Trần Văn Giàu giới thiệu, Chu Thiên, Đặng Huy Vận, Nguyễn Bỉnh Khôi biên soạn [37]; Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX do Bảo Định Giang biên soạn, Ca Văn Thỉnh giới thiệu [42]; Nguyễn Đình Chiểu toàn tập do Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải [189, 190]; Thơ văn Phan Thanh Giản do Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu biên soạn [111]; Bộ sưu tập Lương Khê Thi văn thảo do chính Phan Thanh Giản và các con trai của ông sưu tầm, biên tập và khắc in; Tác phẩm Nguyễn Thông do Cao Tự Thanh - Đoàn Lê Giang biên soạn nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày mất của Nguyễn Thông [172]; Phan Văn Trị - cuộc đời và tác phẩm do Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân sưu tầ m, biên soa ̣n [193]; Di cảo thơ trào phúng Nhiêu Tâm do Nguyễn Xuân Hoanh sưu tầ m, biên soa ̣n [86]. Nhiề u tài liê ̣u khác có thơ văn của nhà nho Nam Bô ̣ nửa sau thế kỷ XIX như: Văn học miền Nam Lục tỉnh, tập 3 với chủ đề Văn học Hán Nôm thời kháng Pháp và thuộc Pháp do Nguyễn Văn Hầu biên soạn [82]; Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Quyển 2 - Cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ) do Vũ Thanh Sơn biên soạn [161]; Nguyễn Trung Trực - Một Kinh Kha của miền Nam do Tạp chí Xưa và Nay tập hợp các bài viết của nhiều tác giả để xuất bản sách [73];… 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp liên ngành: Phương pháp liên ngành giúp cho việc huy động các nguồn tri thức khác nhau (về văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội, nhân học, văn 4 học) nhằm tham chiếu, soi tỏ, phục vụ cho vấn đề được tập trung nghiên cứu (con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX). - Phương pháp lịch sử: Phương pháp này giúp trình bày vấn đề (quan niệm trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ) trong tiến trình vận động và phát triển của nó, đồng thời dùng để tái diễn những nét lớn của bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. - Phương pháp thông diễn học: Phương pháp này được áp dụng, giúp giải thích các thuật ngữ, quan niệm trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. - Phương pháp thống kê - miêu tả: Phương pháp này được vận dụng nhằm thống kê, miêu tả, trình bày những nội dung cụ thể, chi tiết của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX liên quan đến con người trung nghĩa. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp các yếu tố qua tác phẩm và hệ thống các tác phẩm, nhằm làm rõ những đặc điểm của con người trung nghĩa và sự thể hiện con người trung nghĩa của các nhà nho Nam Bộ trong văn học nửa sau thế kỷ XIX. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này dùng để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt, sự đa dạng và thống nhất trong quan niệm (về trung nghĩa và con người trung nghĩa) của các tác giả nhà nho cùng vùng miền (Nam Bộ) cũng như khác vùng miền (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). - Phương pháp loại hình: Phương pháp này vận dụng tiêu chí loại hình (loại hình tác giả, loại hình tác phẩm, loại hình văn học) để nhìn vấn đề theo hệ “cộng đồng giá trị”. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được dùng để xâu chuỗi, hệ thống vấn đề nghiên cứu và nhìn chúng trong tính cấu trúc chỉnh thể... 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 6.1. Luận án là công trình nghiên cứu về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX với cái nhìn tập trung và hệ thống. 6.2. Với vấn đề được nghiên cứu, luận án cố gắng bao quát, phác thảo bức tranh văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX từ diện mạo đến đường hướng vận động, phát triển và vai trò, vị trí của nó trong lịch sử văn học dân tộc. 6.3. Luận án là công trình đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc điểm nổi bật của con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế 5 kỷ XIX, từ đây góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề phức tạp, không dễ lĩnh hội về nội dung, tư tưởng của bộ phận văn học này. 6.4. Luận án chỉ ra, xác định và làm rõ những đặc điểm chủ yếu trong phương thức thể hiện con người trung nghĩa của văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. 6.5. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng, văn học nhà nho nói chung ở mô ̣t giai đoa ̣n đă ̣c biê ̣t của lich ̣ sử dân tô ̣c: giai đoa ̣n nửa sau thế kỷ XIX. 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2. Cơ sở hình thành và vai trò, vị thế của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc Chương 3. Đặc điểm của con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Chương 4. Phương thức thể hiện con người trung nghĩa của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu văn học nhà nho và văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX 1.1.1.1. Về văn học nhà nho trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại nói chung Nho giáo ảnh hưởng, chi phối sâu sắc, nhiều mặt đến văn học Việt Nam trung đại, nhà nho lại là lực lượng sáng tác chủ đạo của văn học Việt Nam trung đại. Văn học nửa sau thế kỷ XIX là một giai đoạn văn học có vai trò, vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam, trong đó có đề câ ̣p đế n văn ho ̣c Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX phầ n văn ho ̣c do nhà nho sáng tác. Vì vậy có bao nhiêu công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam thời kỳ này, thì dường như có bấy nhiêu công trình đề cập đến Nho giáo và văn học nhà nho, hoặc ở dạng khái quát, văn học sử; hoặc ở dạng đi sâu vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể. Trước hết, có thể thấy từ khi có các công trình nghiên cứu về Nho giáo của các tác giả Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Đào Duy Anh, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Nguyễn Duy Cần, Bùi Văn Nguyên, Trần Trọng Sâm, Hoàng Tuấn, Lê Văn Quán, Đỗ Anh Thơ, v.v…, việc nghiên cứu văn học Nho giáo, văn học nhà nho càng được chú ý hơn. Công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm [80] có thể coi là công trình mở đầu nói về “ảnh hưởng của nước Tàu”, về “văn chương cổ điển - những điều giản ước về sách giáo khoa cũ để học chữ Nho”. Trong Chương thứ 3, Dương Quảng Hàm viết: “… dân tộc Việt Nam ngay từ khi thành lập đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Tàu. Cái văn hóa ấy truyền sang nước ta có nhiều cách,… tức là nhờ sự học chữ nho và sách chữ nho”…, “Trong đó các trào lưu tư tưởng của người Tàu… có ảnh hưởng sâu sắc đến dân tộc ta, nhất là Nho giáo” [109, tr.204]. Trong những năm 1945 - 1954, có thể kể đến một số công trình như: Việt Nam văn học sử trích yếu (1949) của Nghiêm Toản, Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ XIX (1952) của Nguyễn Tường Phượng - Bùi Hữu Sủng. Đáng chú ý, hai công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ [143], [144] và Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng [103] đã khẳng định sự tồn tại của văn học nhà nho và có những nhận định đánh giá sát, đúng về văn học nhà nho. Đây là hai công trình khá tiêu biểu, nổi bật nghiên cứu văn học nhà nho từ rất sớm, đưa ra những nhận định có giá trị, 7 khẳng định sự tồn tại của bộ phận văn học nhà nho ở các mức độ khác nhau. Các tác giả có đề cập Nguyễn Đình Chiểu như một đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên việc đánh giá di sản văn chương của Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn thiên lệch, phiến diện. Các nhà nghiên cứu ít nhiều có những né tránh trong đánh giá dẫn đến việc phủ nhận sự ảnh hưởng hoặc chưa khẳng định đúng mức những giá trị, đóng góp của văn học nhà Nho. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, đáng chú ý là công trình Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam: từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám của Trần Văn Giàu [35], [36]. Khi phân tích đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung nói riêng, Trần Văn Giàu đặt vấn đề: “Lắm khi chữ hiếu đặt trước cả chữ trung, đạo hiếu được xem là nền của đạo trung”, “trung hiếu là hai đức tính cơ bản của con người mà luân lý Nho giáo đòi hỏi một cách nghiêm khắc. Đánh giá con người, nhận xét hành vi, tất thảy đều lấy trung hiếu làm tiêu chuẩn” [35, tr.241-246]. Tác giả nghiên cứu Nho giáo trên phương diện tư tưởng chứ chưa nhấn mạnh vai trò Nho giáo tới đời sống văn học. Trong những năm sau đó, giới nghiên cứu quan tâm nhiều, nghiên cứu hệ thống hơn về loại hình nhà nho, tiêu biểu như Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hượu, Quang Đạm. Nguyễn Khắc Viện với công trình Bàn về Đạo Nho đã phân tích những giá trị tích cực cũng như những hạn chế lịch sử của Đạo Nho, mối quan hệ của Đạo Nho với truyền thống văn hóa Việt Nam, trong đó có đề cập yếu tố “nghĩa”. Tác giả cũng đề cập mẫu hình con người, sự kết hợp Đông - Tây của con người Việt Nam trên con đường hội nhập với thế giới, làm rõ một “đạo lý” đẹp đẽ và chung thủy của người sĩ phu trung thực, hết lòng vì nước, vì dân. Đặc biệt Trần Đình Hượu với các bài viết “Mấy ý kiến bàn về vấn đề nghiên cứu Nho giáo”, “Nho giáo và văn học nghệ thuật” (đã được tập hợp trong sách Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại), quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và Nho giáo với nhiều nhận định sâu sắc: “Nho giáo chi phối văn học nghệ thuật… hình thành trong lịch sử cả vùng một loại hình văn sĩ, nghệ sĩ, một loại hình văn học nghệ thuật, viết cùng những thể loại, theo cùng một quan niệm văn học” [100, tr.20]. Bàn về ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học nghệ thuật, Trần Đình Hượu xác định thêm: “Nho giáo gây ra tác dụng kìm hãm nặng nề đối với văn học nghệ thuật… Ngự trị lâu dài như thế văn học nghệ thuật của Nho giáo tác động rất mạnh đến truyền thống của các dân tộc” [100, tr.44-45]. Từ sau ngày thống nhất đất nước, việc nghiên cứu văn học sử có những thay đổi lớn, đem lại cái nhìn mới và góp thêm tiếng nói phong phú và đa dạng về văn học nửa sau thế kỷ XIX. Gần đây, Phương Lựu với tham luận “Khái quát về quan niệm văn học Nho giáo ở Việt Nam” tại Hội thảo quốc tế do Viện Hán Nôm Việt Nam và Viện Harward-Yenching Hoa Kỳ tổ chức (2004) tại Hà Nội nhận diện “ảnh hưởng của Nho 8 giáo đối với văn học Việt Nam trung cận đại” theo hướng miêu tả cụ thể - điều mà học thuật đang quan tâm. Thực ra, việc nghiên cứu về Nho giáo suốt một thời kỳ dài ở nước ta bị “trì trệ” khá lâu sau những công trình có tính chất mô tả tổng quan của Trần Trọng Kim (viết năm 1928 và in 2-3 lần năm 1932). Mặc dù, sách của Trần Trọng Kim chỉ có tính mô tả nhưng nó lại mang tính nhập môn rất cần thiết,… Sau đó có một số bài viết, một số người phê bình theo nghĩa là đối thoại, bàn luận thêm. Trong đó Đào Duy Anh với cuốn Khổng giáo phê bình tiểu luận được coi là “công trình đầu tiên và có lẽ là duy nhất trước Cách mạng tháng Tám đã thử vận dụng thế giới quan Mác-xít để khảo sát và đánh giá Nho giáo” (Dẫn theo nhận xét của Trần Ngọc Vương, https://baomoi.com/pgsts-tran-ngoc-vuong-thuong-phai-chinh/c/7583940.epi). Về văn học nửa sau thế kỷ XIX có thể kể tên một số công trình tiêu biểu như Lịch sử văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc [116]; Lịch sử văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX của tập thể tác giả Đại học Sư phạm I (Lê Trí Viễn, Phan Côn, Nguyễn Đình Chú, Huỳnh Lý, Lê Hoài Nam [203]; “Lời giới thiệu” của Trần Văn Giàu trong Hợp tuyển thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX [55]. Trần Văn Giàu đề cập tư tưởng chủ đạo trong sáng tác của các nhà nho yêu nước giai đoạn này, là: “việc nghĩa phải làm, không kể đến thành bại”, “tư tưởng trung quân: hình ảnh vua càng mờ xuống, vị trí dân càng lên cao” [55, tr.24, 32]. Cũng Trần Văn Giàu, trong công trình Tư tưởng yêu nước trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam [39] với bài viết “Nguyễn Đình Chiểu: đạo làm người”, tác giả nêu khái niệm về “Nghĩa”: “là lẽ phải; Gặp việc nghĩa phải làm, không làm không dũng, mà làm người thì phải dũng, không dũng không ra người; Làm việc nghĩa không suy tính lợi hại, làm việc nghĩa mà dù có thiệt cho riêng mình, có chết đi nữa cũng cứ phải làm; Làm việc nghĩa không cần báo đáp” [39, tr.254]. Ông có những đánh giá khái quát vấn đề trung nghĩa giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, tuy nhiên đấy chưa phải là công trình nghiên cứu tư tưởng trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học. Công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc [117], viết về hai giai đoạn hết sức quan trọng trong văn học Việt Nam trung đại: một giai đoạn đỉnh cao, một giai đoạn là bước chuyển mình của văn học dân tộc từ trung đại sang cận, hiện đại. Quyển sách trình bày quá trình phát triển văn học Việt Nam qua hai giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, và giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Theo tác giả, văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thể hiện bằng thơ văn yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai bán nước; văn học mang tính tố cáo hiện thực sâu sắc; văn học có những đổi mới khác hẳn so với giai đoạn trước (nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX). Nguyễn Lộc cũng phân chia các khuynh hướng văn học và dành 6 chương giới thiệu, khái quát 6 9 tác giả là nhà nho: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Công trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 của Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng [98] xem giai đoạn văn học 1900 - 1930 như một sự chuyển hóa, chuẩn bị cho sự ra đời văn học Việt Nam hiện đại. Theo các tác giả, tính chất giao thời biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác; hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau. Trần Đình Hượu với công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại [100] cho rằng để hiểu hơn nhà nho Việt Nam cần phải đánh giá sự tiếp xúc của họ với Nho giáo và văn học Trung Quốc, đồng thời phải lưu ý đến tình hình phát triển không đồng đều của các vùng đất nước. Về nhà Nho theo Trần Đình Hượu, không nên hiểu là những người học chữ Hán, đọc sách thánh hiền, giữ đạo tam cương ngũ thường… mà cần nhìn họ như một tầng lớp xã hội, một đội ngũ có nhiều loại hình. Với công trình này, ông chia nhà nho ra làm ba loại: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài tử. Trần Đình Hượu khảo sát một số hiện tượng văn học - những trường hợp nhà nho tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thông, Phan Bội Châu, Tản Đà,…; ảnh hưởng của Nho giáo trong văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XV - XIX. Cuốn sách đề cập nhiều hiện tượng văn học trung cận đại Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng Nho giáo và nhà nho đối với văn học và ảnh hưởng đó được nhìn tập trung vào quan niệm văn học. Cũng Trần Đình Hượu, trong bài “Về ảnh hưởng nhiều mặt của Nho giáo trong văn học Việt Nam trung cận đại”, tác giả dành nhiều tâm huyết cho việc “khảo sát văn học do nhà nho viết, viết theo quan niệm Nho giáo…” [100, tr.10]. Theo ông: “Nho giáo ảnh hưởng tới văn học với tư cách là một học thuyết tức là một hệ thống các quan điểm về thế giới, về xã hội, về con người, về lý tưởng… cho nên cũng có một cách quan niệm văn học riêng… Theo quan niệm văn học của Nho giáo, văn học có một nguồn gốc linh thiêng, một chức năng xã hội cao cả. Nho giáo hy vọng dùng văn chương để giáo hóa, động viên, tổ chức, hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội”; “Nho giáo ảnh hưởng trực tiếp đến văn học qua thế giới quan của người viết” [100, tr.49, 50], “Nho giáo hướng văn học vào truyền đạt đạo lý chứ không phải tả và kể, phản ánh cái thực”; “Nho giáo, các nhà nho làm chủ văn học ta từ thế kỷ XV đến vài thập kỷ đầu thế kỷ XX…; “Chứng tích ảnh hưởng Nho giáo trong văn học không chỉ ở mô típ nội dung, hình ảnh, từ ngữ mà sâu xa hơn là ở quan niệm văn học, ở quan niệm cái đẹp” [100, tr.53-54]. Trên nhiều phương diện, tác giả đề cập những thành tựu nghiên cứu về xã hội, con người, lý tưởng,… quan trọng là dùng văn chương để góp phần hoàn thiện con người. Khi nghiên cứu, luận giải về Nho giáo, văn 10 chương nhà nho nói chung, tác giả đã suy ngẫm và tổng kết, khái quát lên từ vốn sống, từ sự quan sát thực tế đã có những hướng nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ cấu trúc của Nho giáo và sự chi phối của nó từ trong lịch sử cho đến thời hiện đại. Trần Ngọc Vương trong các công trình Loại hình học tác giả văn học - Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam [212]; Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung [214] cho rằng “từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX… nội hàm khái niệm văn học dân tộc gần như trùng khớp với nội hàm khái niệm văn học nhà nho ở Việt Nam” [214, tr.117]. Công trình Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX những vấn đề lý luận và lịch sử [215] được biên soạn bởi Trần Ngọc Vương (chủ biên), Trần Nho Thìn, Nguyễn Văn Thịnh, Trần Nghĩa, Đoàn Lê Giang, Kiều Thu Hoạch, Cao Tự Thanh,... Các tác giả bàn về văn học nhà nho, tìm hiểu nghiên cứu về Nho giáo, tiêu biểu là hai loại hình nhà nho ẩn dật và hành đạo, nêu sơ lược về nguồn gốc, lịch sử hình thành cũng như quan niệm, tư tưởng và cách nghĩ của hai loại hình nhà nho chính thống. Một số tác giả khác như Nguyễn Tài Thư với công trình Nho học và Nho học ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn [194] có chỉ ra một số đặc trưng và vai trò của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam phong kiến; Trần Nho Thìn với công trình Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa [183] đã nêu những vấn đề cần quan tâm khi “nghiên cứu hiện tượng văn học sử trong khuôn khổ hệ thống văn học của nhà nho” [tr.20-21]. Với Trần Nho Thìn, trước hết ông tập trung xác định Một số vấn đề lý luận của văn học trung đại nhìn từ góc độ văn hóa, trong đó nhấn mạnh định hướng tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học, phác thảo tính hệ thống và tiến trình văn học trung đại Việt Nam như là bước tiến đồng hành với quá trình vận động, phát triển của nền văn hóa dân tộc. Trên cơ sở nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu những lĩnh vực văn hóa chuyên biệt, xác định văn hóa là hệ thống mở và việc nghiên cứu giao lưu văn hóa, tác giả đã đưa ra nhiều chứng dẫn thuyết phục và đi đến kết luận hợp lý: “Xét cho cùng thì bản sắc dân tộc phải được xem xét trong một không gian mở, có so sánh, khu biệt. Phải xác định được những cái chung, cái phổ biến trước khi rút tỉa ra cái riêng, cái bản sắc” [tr.51]. Đặt trong tương quan chung, các vấn đề sự thể hiện con người và vai trò “cái tôi” tác giả, nghệ thuật phản ánh cuộc sống xã hội trong văn chương nhà nho trên hai chiều công thức và sáng tạo tiếp tục được Trần Nho Thìn phân tích, lý giải và qui chiếu thành những đặc điểm tư duy văn hóa mang tính thời đại,… (Dẫn theo La Sơn, http://toquoc.vn/gioi-thieu-sach/van-hoc-trung-dai-viet-nam-duoigoc-nhin-van-hoa-106249.html). Các tác giả Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX,… đã xem xét Nguyễn Đình Chiểu trong tương quan không gian văn học Nam Bộ mà cụ thể văn học Gia Định làm nổi bật một số nét trong phong cách cá nhân và phong cách thời đại ở nhà thơ. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được các vấn đề 11 cơ bản mang tính lý thuyết của văn học nhà nho từ góc nhìn xã hội học - lịch sử và văn hóa. Các nhà nghiên cứu đã xác lập được một số điểm quan trọng mang tính lý luận về văn học nhà nho nói chung. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cụ thể cần phải được nghiên cứu thêm. Về các bài viế t đề câ ̣p vấ n đề văn ho ̣c nhà nho Việt Nam nói chung, trước hết có thể kể đến các bài viết như: “Quan niệm văn học của một số nhà nho Việt Nam” (1963) của Nguyễn Đức Vân; “Tìm hiểu thiên đạo quan của triều đình và của các nhà nho trong thời Nguyễn” (1969) của Trần Văn Giàu; “Thử tìm hiểu quan niệm Thi dĩ ngôn chí của nhà Nho” (1973) của Trần Lê Sáng; “Tính chất phản kháng trong thơ văn bình dân Nam Kỳ thời Pháp thuộc” (1974) của Long Điền; “Nghĩa tình Bắc Trung Nam qua một số thơ văn nửa sau thế kỷ XIX” (1974) của Nguyễn Đình Chú; “Mối quan hệ giữa cái tôi nhà nho và thực tại trong văn chương thời cổ” (1994) của Trần Nho Thìn; “Sự công phá bên trong của đạo đức nhân dân đối với đạo đức Nho giáo ở một tác phẩm văn học cụ thể: Lục Vân Tiên” (1994) của Nguyễn Đình Chú; “Nho giáo triều Nguyễn - Nội dung, tính chất, vai trò lịch sử” (1997) của Nguyễn Tài Thư; “Nho sĩ Việt Nam trước cuộc xâm lược Pháp” (1997) của Nguyễn Tùng; “Tư tưởng về đạo trị nước ở các nhà nho Việt Nam” (2007) của Nguyễn Thanh Bình; “Đặc trưng hệ thống thể loại của văn chương yêu nước nửa sau thế kỷ XIX ở Việt Nam” (2008) của Nguyễn Văn Thế,… Một số tác giả cũng đã đề cập đến khái niệm nhà nho trung nghĩa: “Các tác giả văn chương yêu nước mà trước hết và chủ yếu là nhà nho trung nghĩa đã dùng những thể loại văn học thích hợp với con người và hoàn cảnh của họ để nói cảm xúc trước nạn nước” [179, tr.83]. Cũng cần phải kể đến một số bài viết với hướng tiếp cận khác đề cập văn học nhà nho như: “Quá trình hình thành và phát triển của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại (từ thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XIX)” (2009); “Loại hình tác giả nhà nho ẩn dật trong văn học trung đại Việt Nam” (2013) của Lê Văn Tấn; “Từ những rạn nứt của lý tưởng nhà nho đến những mâu thuẫn mang tính bi kịch trong thơ Phan Thúc Trực” (2011) của Đinh Trí Dũng; “Thế giới quan triết học của các nhà nho trong xã hội phong kiến” (2011) của Phạm Thị Loan; v.v… Suy nghĩ tiếp từ nghiên cứu Nho giáo của Trần Đình Hượu, Đoàn Lê Giang có bài viết “Nhà Nho tài tử: Nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học trung cận đại Việt Nam” đề cập nội dung khái niệm nhà nho tài tử, có nói đến đặc điểm của người quân tử. Một trong những phẩm chất đó là “nghĩa”: “Nghĩa vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè, đất nước”. “Nghĩa là nghĩa vụ, nghĩa lý, đạo nghĩa, nghĩa ở đời. Người quân tử đề cao Nghĩa, đối lập với Lợi, với hưởng thụ” (https://www.vanhoanghean.com.vn). Trong bài viết “Trần Đình Hượu với việc phân loại ba mẫu nhà nho trong văn học Việt Nam trung đại”, Phạm Văn Hưng đưa ra sự phân biệt khá rạch ròi giữa ba loại hình nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử, nhà nho hành đạo, và sự giao 12 thoa giữa ba loại hình nhà nho này; Biện Minh Điền với: “Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học Việt Nam trung đại”, “Dấu ấn Trần Đình Hượu trong nghiên cứu Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa, văn học Việt Nam” đã bàn đến những đặc điểm của tác giả và loại hình tác giả nhà nho Việt Nam… Các bài viết trên đề cập tình hình nghiên cứu văn học của các nhà nho, quan niệm văn học của nhà nho, cái tôi nhà nho, đạo đức nhân dân đối với đạo đức Nho giáo, đặc điểm của người quân tử, văn chương yêu nước của nhà nho trung nghĩa, sự hình thành, phát triển và kết thúc của loại hình tác giả nhà nho,… Về các công trình, bài viế t của các tác giả nước ngoài, có thể kế đến: The Birth of Vietnam (1983) và A History of the Vietnamese (2013) của K.M. Taylor [224] [225] có chú ý tìm hiểu “truyền thống, bản sắc của người Việt, dân tộc Việt, cốt cách bản địa Việt Nam”; bài viết “Confucianism in Vietnam: an essay on the current state of the industry” (2006) của C. Kelley [226] đã xem xét lại những nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam thời tiền hiện đại của những học giả trong lĩnh vực này ở Bắc Mỹ và Úc châu. C. Kelley kết luận rằng, những học giả này chưa hoàn toàn nhận thấy được vai trò của Nho giáo trong quá khứ của Việt Nam và tác giả nghiên cứu Nho giáo ở từng triều đại (Việt Nam và mô hình Trung Hoa), sự khác biệt về quản lý nhà nước qua mỗi triều đại ở từng vùng miền… Sau đó một số học giả bắt đầu xem xét về vấn đề này như: Keith Taylor, Li Tana, Nola Cooke, Choi Byung Wook,…; công trình The Vietnamese Response to French Intervention, 1862 - 1874 (1991) [230] của McLeod Mark W nói về sự phản ứng của Việt Nam đối với sự can thiệp của Pháp; công trình Southern Vietnam under the Nguyen (1993/1996) của Tana Li, Anthony Reid [234] đề cập miền Nam Việt Nam dưới thời Nguyễn; bài viết “Beteunamin eui Namjin gwa Nambu Munhwa eui Hyeongseong” (1999) của Yu, Insun đề cập các phong trào phía Việt Nam và sự hình thành nền văn hóa miền Nam Việt Nam;… Một số công trình khác nghiên cứu Nho học (ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam), có đề cập đến văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX như: Rethinking confucianism, Past and Present in China, Japan, Korea, and Vietnam (2002) của BA. Elman, JB. Duncan, H. Ooms [220]; công trình A Mid-19th Century Southern Literature “Lục Vân Tiên”, and the Anti - French Resistance của Choi Byung - Wook [221] tìm hiểu về văn học nửa sau thế kỷ XIX có đề cập Lục Vân Tiên và cuộc kháng chiến chống Pháp; Etude sur la littérature annamite poesies et chants populaires của E. Villard nghiên cứu về văn học An Nam, trong đó có phân tích truyện Lục Vân Tiên;… Tuy tình hình nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước về văn học nhà nho khá đa dạng, sôi nổi nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Vì thế, luận án này có thể coi là công trình đầu tiên tiếp cận vấn đề trên theo hướng chuyên sâu và hệ thống. 13 1.1.1.2. Về văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Khi nhắc đến văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu không thể không nói đến bộ phận văn học này (văn học nhà nho Nam Bộ). Văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX thể hiện qua sáng tác của các tác giả nhà nho Nam Bộ tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị, Phan Thanh Giản, Học Lạc, Nhiêu Tâm… đã từng được nghiên cứu. Thành tựu nghiên cứu ở đây (về các tác giả tiêu biểu trên) là rất đáng khẳng định. Về nhà nho Nam Bộ và văn học nhà nho Nam Bộ, rất cần phải kể đến công trình Nam Bộ nhân vật chí [56]. Nam Bộ nhân vật chí giới thiệu cuộc đời, hành trạng và đóng góp của các nhân vật Nam Bộ trong quá trình xây dựng và phát triển vùng đất Nam Việt Nam. Họ là những nhân sĩ trí thức, nhà hoạt động cách mạng, nhà văn hóa, văn nghệ sĩ,… có công khai phá trên lĩnh vực văn hóa vật chất và tinh thần. Công trình đã phác họa chân dung con người, cá tính Nam Bộ, chỉ ra những đặc trưng của cư dân nơi vùng đất mới, vùng đất nơi “đầu sóng ngọn gió”, là miền đất “đi trước về sau” (https://www.nxbctqg.org.vn)… Các tác giả công trình Đất và người Nam Bộ từ rất sớm đã chú ý nghiên cứu văn hóa truyền thống Nam Bộ. Công trình khẳng định “giá trị, bản sắc văn hóa Nam Bộ, bác bỏ những luận điểm sai trái của học giả trong và ngoài nước về con người, lịch sử, văn chương, giáo dục Nam Bộ” [192, tr.7]. Ca Văn Thỉnh cho rằng: “Nam Bộ là đất có lịch sử lâu đời, do người Việt khai khẩn… Về mặt văn học, ông cho thấy Nam Bộ rõ ràng có một nền văn học quy mô tổ chức hẳn hoi, với những tác giả tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần “ngay thảo”, “hào khí Đồng Nai”..., đề cao đạo nghĩa danh tiết, và con người Nam Bộ là những người “có văn hóa”, “biết đạo nghĩa” [192, tr.7]. Các công trình nghiên cứu trên đã có cái nhìn khái quát về tình hình văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, đồng thời giới thiệu một số tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn này, giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp, quá trình đấu tranh của ông cha ta đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển vùng đất Nam Bộ, cung cấp nguồn tư liệu, góp thêm những nhận định mới mẻ về nhà nho Nam Bộ. Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đề cập đến văn học nhà nho nói chung, trong đó có văn học nhà nho Nam Bộ. Hầu hết các công trình đều khẳng định vai trò, vị trí của các nhà nho Nam Bộ đối với sự phát triển của lịch sử văn học dân tộc, tuy nhiên chưa có tính hệ thống, chuyên sâu. Về loa ̣i công triǹ h đi sâu vào các tác giả và thơ văn của nhà nho Nam Bộ có Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX do Bảo Định Giang biên soạn, Ca Văn Thỉnh giới thiệu [42]. Tập thơ văn tuyển chọn một số bài tiêu biểu, phản ánh tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Nam Bộ. Tác giả có trực tiếp tham gia kháng chiến chống 14 Pháp thì được xếp lên trước, tiếp theo là tác giả có thơ văn trực tiếp động viên, cổ vũ phong trào chống Pháp. Ca Văn Thỉnh cho rằng: “Thơ văn Nam Bộ phản ánh đặc tính của nhân dân Nam Bộ: thơ văn đầy nhiệt tình yêu nước, tinh thần đấu tranh vì nghĩa cả, vì nước, vì dân, lời lẽ chất phác, chân thật, nông dân dễ tiếp thu. Đó là mặt tích cực, mặt độc đáo của thơ văn Nam Bộ thời đầu kháng Pháp” [42, tr.33]. Về hành động vì nghĩa của nhân dân Nam Bộ, theo Ca Văn Thỉnh, người Nam Bộ: “Thấy việc nghĩa phải làm, trước nạn ngoại xâm có nghĩa là phải cứu nước cứu nhà, dù phải hy sinh tính mạng cũng không lùi bước” [42, tr.33]. Bảo Định Giang trong tiểu luận Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX [43] có giới thiệu các danh nhân văn học nửa sau thế kỷ XIX để tuyên truyền, phổ biến di sản tinh thần của tiền nhân cho những thế hệ sau. Cuốn Nguyễn Đình Chiểu - Về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Ngo ̣c Thiê ̣n tuyển chọn [186] các bài nghiên cứu, phê bình - tiểu luận, trích đoạn chương sách từ những công trình nghiên cứu tiêu biểu do các tác giả trong và ngoài nước đã công bố trong khoảng thời gian từ 1986 - 2001. Nguyễn Đình Chiểu được đánh giá là “nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc” (Hồ Sĩ Hiệp) [tr.58], “ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” (Phạm Văn Đồng) [tr.69], “lá cờ đầu của nền thơ văn yêu nước thời kỳ cận đại” (Trần Thanh Mại) [tr.99], “một tâm hồn vằng vặc nhân nghĩa, một tấm gương kiên trung và bất khuất” (Hà Huy Giáp) [tr.122],... Còn nhiều bài viết khác đề cập “tinh thần đấu tranh”, “lý tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước”, “đạo làm người”, “tính nhân dân”, “yếu tố đạo lý”, “tâm đạo của nhà thơ”,… Đây là những bài viết đề cập con người và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu. Có những bài viết tiếp cận tác phẩm từ góc độ truyền thống văn hóa, từ mối quan hệ giữa đạo đức và thẩm mỹ, thế giới quan, hình tượng thời gian, chữ dân và nước, giá trị nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật… Nguyễn Thạch Giang với Từ ngữ - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu [46] đưa ra những nhận xét tổng quát về ngôn ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, với ba điểm cụ thể: 1. Hình ảnh phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Bộ, 2. Hệ thống ngữ loại hình tượng về việc học với yêu cầu xác lập một nền tảng tư tưởng của thời đại, và 3. Từ ngữ và hình tượng về cuộc đời, về con người và người phụ nữ. Công trình chủ yếu tường giải từ ngữ, điển cố, sắc thái địa phương Nam Bộ trong cách sử dụng ngôn ngữ và nhận xét chung về một số thư tịch Hán Nôm trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Đối với tác giả Nguyễn Thông, có: Nguyễn Thông - con người và tác phẩm do Ca Văn Thỉnh và Bảo Định Giang trích dich ̣ và giới thiê ̣u [191] nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Thông. Ca Văn Thỉnh và Bảo Định Giang dựa trên quá trình nghiên cứu thêm về Nguyễn Thông đã biên soạn lại, bổ sung thêm nhiều tài liệu mới thu thập được. Khi đánh giá con người và tác phẩm của Nguyễn Thông, các nhà nghiên cứu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất