Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chương trình quản lý nhân khẩu tỉnh bình thuận...

Tài liệu Chương trình quản lý nhân khẩu tỉnh bình thuận

.PDF
69
982
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ----------------oOo---------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề Tài : CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN KHẨU TỈNH BÌNH THUẬN GVHD : Th.S NINH XUÂN HƯƠNG SVTT : NGÔ THỊ HÀ MSSV : 106H1226 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2009 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Qúy Thầy cô trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập, rèn luyện trong thời gian qua. Thứ hai, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, người đã đóng góp ý kiến nhiều nhất cho đề tài này là thầy NINH XUÂN HƯƠNG. Thầy đã tận tâm chỉ bảo và cho rất nhiều ý kiến để giúp em hoàn thành tốt đề tài trong khả năng của mình. Thứ ba, em xin cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các bạn trong lớp. Thứ tư, em cảm ơn các Cô chú cán bộ trong UBND xã Sùng Nhơn đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu liên quan đến đề tài này. Cuối cùng, em xin khắc ghi tất cả sự giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của Thầy cô, bạn bè và các Cô chú cán bộ. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nước ta có khoảng 80 triệu người, và với sự gia tăng dân số như hiện nay thì việc quản lý nhân khẩu là một vấn đề được nhà nước hết sức quan tâm. Với sự phát triển của Công nghệ thông tin như hiện nay, việc áp dụng thành tựu của nó vào quản lý nhân khẩu là một việc làm rất cần thiết. Chúng ta có thể hình dung như thế này: Thông tin về hơn 80 triệu người như: Tên tuổi, nghề nghiệp, giới tính, nhóm máu, hình ảnh vân tay,…hay về tạm trú, tạm vắng hay thông tin về tiền án tiền sự….có thể nằm gọn trên một chương trình ứng dụng, hay một website nào đó mà người quản trị có thể biết một cách rõ ràng, chính xác thông tin về nhân khẩu. Xét về mặt kỹ thuật, đây là việc dễ làm, chi phí ít, tiết kiệm rất nhiều nhân lực để quản lý nhân khẩu như hiện nay. Đây là một việc làm đem lại lợi ích rất lớn cho nhân dân, cho đất nước. Hiện nay, cũng có nhiều phần mềm quản lý nhân khẩu ra đời, và cũng đã có áp dụng vào thực tiễn. Với kiến thức có được của một sinh viên đang theo học nghành Tin học và được tiếp nhận với dữ liệu thật, bên cạnh đó, còn có sự hỗ trợ của Thầy Cô, Bạn bè, các cô chú. Em đã mạnh dạn viết ra chương trình “Quản lý Nhân Khẩu trong tỉnh Bình Thuận”. Dựa vào chương trình này chúng ta có thể Quản lý Hộ Khẩu, thêm nhân khẩu, cắt nhân khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng, tiền án tiền sự, gia đình chính sách.... Dù đã nỗ lực rất nhiều từ chính bản thân mình, nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết chương trình. Em sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn nếu nhận được các phản hồi về khiếm khuyết mắc phải trong chương trình của các thầy cô, các bạn và tất cả mọi người. Em xin chân thành cảm ơn. Tp.Hồ Chí Minh, Ngày… tháng … năm 2009 Sinh Viên Thực Hiện Ngô Thị Hà Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM MỤC LỤC ---- oOo ---I. Cơ sở lý thuyết ...........................................................................................................3 1. Cơ sở công nghệ ...................................................................................................3 a. Một vài nét về Visual Studio 2005 .................................................................3 b. Một vài nét về ngôn ngữ lập trình C# .............................................................3 c. Một vài nét về SQL Server 2005 ....................................................................4 2. Cơ sở pháp lý........................................................................................................6 a. Đăng ký thường trú .........................................................................................6 b. Sổ hộ khẩu.......................................................................................................6 c. Đăng ký tạm trú ..............................................................................................7 d. Đăng ký tạm vắng ...........................................................................................8 e. Đăng ký nghĩa vụ quân sự ..............................................................................8 f. Gia đình chính sách, đối tượng chính sách .....................................................9 g. Tiền án tiền sự...............................................................................................10 II. Hệ thống quản lý ......................................................................................................10 1. Phân tích thiết kế UML ......................................................................................10 a. Sơ đồ hoạt động của chương trình ................................................................10 b. Mô hình Use Case.........................................................................................11 c. Đặc tả UseCase .............................................................................................12 2. Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu ..........................................................................38 a. Lược đồ quan hệ đối tượng...........................................................................38 b. Mô tả các đối tượng bảng .............................................................................38 3. Kết quả thực hiện................................................................................................44 a. Giao diện form Đăng nhập............................................................................44 b. Giao diện form Thông tin Hộ Khẩu..............................................................45 c. Giao diện form Thông tin Nhân Khẩu ..........................................................46 d. Giao diện form Thông tin Cắt Khẩu .............................................................47 e. Giao diện form Thông tin Nhập khẩu Khẩu .................................................48 f. Giao diện form Thông tin Tạm Trú ..............................................................49 g. Giao diện form Thông tin Tạm Vắng ...........................................................50 h. Giao diện form Thông tin Tiền Án Tiền Sự .................................................51 i. Giao diện form Thông tin Đăng ký nghĩa vụ quân sự ..................................52 j. Giao diện form Thông tin Danh mục chính sách..........................................53 k. Giao diện form Thông tin Đối tượng chính sách..........................................54 SVTH: Ngô Thị Hà Trang 1 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM l. Giao diện form Thông tin Gia đình chính sách ............................................55 m. Giao diện form Tìm kiếm nhân khẩu............................................................56 n. Giao diện form Tìm kiếm tiền án tiền sự......................................................57 o. Giao diện Form Thống kê Nghĩa vụ quân sự................................................58 p. Giao diện Form Thống kê Tiền Án Tiền Sự .................................................59 q. Giao diện Form Thống kê Tạm Trú..............................................................60 r. Giao diện Form Thống kê Tạm Vắng...........................................................61 s. Giao diện Form Thống kê Đối tượng chính sách .........................................62 t. Giao diện Form Thống kê Gia đình chính sách ............................................63 u. Giao diện Form Giúp đỡ ...............................................................................64 III. Tổng kết ...................................................................................................................64 1. Kết luận ..............................................................................................................64 2. Định hướng phát triển.........................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66 SVTH: Ngô Thị Hà Trang 2 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM I. Cơ sở lý thuyết: 1. Cơ sở công nghệ: a. Một vài nét về Visual Studio 2005: • Nếu bạn là dân IT, hẳn cái tên Visual Studio (VS) không còn xa lạ gì.Cũng giống như các phiên bản Visual Studio.Net trước đây, phiên bản Visual 2005 cũng hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng mới như: C#, VB.Net, J#; và ngôn ngữ lập trình “siêu mạnh” là C++.Net, điều có những cải tiến đáng kể. Visual Studio 2005 là bộ công cụ phát triển phần mềm tích hợp mạnh mẽ với những tính năng hấp dẫn: Thiết kế giao diện, hỗ trợ viết mã (coding): Nếu đã từng sử dụng Visual Studio.Net, chắc hẳn bạn rất thích thú với sự hỗ trợ của IntelliSense. IntelliSense không những giúp viết mã nhanh hơn, đúng hơn mà còn giúp những lập trình viên mới làm quen với .Net nhanh chóng hơn. Đặc biệt, VS 2005 còn có khả năng sử dụng lại các đoạn mã mẫu. Không những thế, VS 2005 cho phép tạo ứng dụng với giao diện của Outlook đầy hấp dẫn. Xây dựng ứng dụng Web nhanh hơn: VS 2005 đã đưa vào công cụ phát triển Web mới là: Visual Web Developer. Công cụ này cho phép tạo ra các ứng dụng Web được viết bằng ASP.Net 2.0. Đóng gói và triển khai ứng dụng: Visual Studio 2005 cho phép đóng gói và triển khai ứng dụng đơn giản và dễ dàng hơn. Nhờ công nghệ đóng gói và triển khai ứng dụng ClickOne mới, bạn sẽ dể dàng triển khai các ứng dụng đó trên máy chủ Web, hoặc các mạng chia sẽ tập tin. b. Một vài nét về ngôn ngữ lập trình C#: • C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, với khoảng 80 từ khóa và hơn mười kiểu dữ liệu đựng sẵn, nhưng C# có tính diễn đạt rất cao. C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, hướng đối tượng, hướng thành phần. • Trọng tâm của ngôn ngữ hướng đối tượng là lớp. Lớp định nghĩa kiểu dữ liệu mới, cho phép mở rộng ngôn ngữ theo hướng cần giải. C# có những từ khóa dành cho việc khai báo lớp, phương thức, thuộc tính mới. C# hỗ trợ đầy đủ khái niệm trụ cột trong lập trình hướng đối tượng: đóng gói, kế thừa, đa hình. • Định nghĩa lớp trong C# không đòi hỏi tách rời tập tin tiêu đề với tập tin cài đặt như C++. Hơn thế, C# hỗ trợ kiểu sưu liệu mới, cho phép sưu liệu trực tiếp trong tập tin mã nguồn. Đến khi biên dịch sẽ tạo tập tin sưu liệu theo định dạng XML. • C# hỗ trợ khái niệm giao diện interface (tương tự Java). Một lớp chỉ có thể kế thừa duy nhất một lớp cha nhưng có thể cài đặt nhiều giao diện. SVTH: Ngô Thị Hà Trang 3 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM • C# có kiểu cấu trúc (không giống như C++). Cấu trúc là kiểu hạng nhẹ và bị giới hạn. Cấu trúc không thể kế thừa nhưng có thể cài đặt giao diện. • C# cung cấp những đặc trưng lập trình hướng thành như property, sự kiện và dẫn hướng khai báo (được gọi là Attribute). Lập trình hướng Component được hỗ trợ bởi CLR thông qua siêu dữ liệu (metadata). Siêu dữ liệu mô tả các lớp bao gồm các phương thức và thuộc tính, các thông báo mật…. • Assembly là một tập hợp các tập tin mà theo cách nhìn của lập trình viên là các thư viện liên kết động DLL hay tập tin thực thi (EXE). Trong .NET một assembly là một đơn vị của việc tái sử dụng, để thao tác với Assembly. • C# cũng cho truy cập trực tiếp bộ nhớ dùng con trỏ kiểu C++, nhưng vùng mã đó được xem như không an toàn. CLR sẽ không thực thi việc thu dọn rác tự động các đối tượng được tham chiếu bởi con trỏ cho đến khi lập trình viên tự giải phóng. c. Một vài nét về SQL Server 2005: • Khi SQL Server 2005 ra đời, thì những kiến thức về SQL 2000 thực sự không đủ để bạn làm chủ được SQL 2005. Khả năng và độ linh hoạt của SQL Server 2005 được phản ánh rất rõ trong công cụ Management Studio mới và BIDS. - Nâng cao bào mật: Bảo mật là trọng tâm chính cho những tính năng mới trong SQL Server 2005. Điều này phản ánh sự phản ứng lại của Microsoft với sâu máy tính Slammer đã tấn công SQL Server 2000. Nó cũng cho thấy một thế giới ngày càng có nhiều dữ liệu kinh doanh có nguy cơ bị lộ ra ngoài Internet: 9 Bảo mật nhóm thư mục hệ thống: Nhóm mục hệ thống bao gồm các View bên dưới cấu trúc dữ liệu hệ thống. Người sử dụng không thấy được bất kỳ bảng bên dưới nào, vì thế những người dùng không có kỹ năng hoặc có ý phá hoại không thể thay đổi hoặc làm hư hỏng các bảng này được. Điều này ngăn bạn hoặc bất kỳ ai khác làm hỏng cấu trúc chính mà SQL Server phụ thuộc vào. 9 Bắt buộc chính sách mật khẩu: Khi bạn cài Window Server 2003, bạn có thể áp dụng chính sách mật khẩu của Window cho SQL Server 2005. Bạn có thể thi hành chính sách về mức độ và ngày hết hạn của mật khẩu trên SQL Server 2005 giống hệt như cho tài khoản đăng nhập vào Window mà trong 2000 không hỗ trợ tính năng này. Bạn có thể tắt hoặc mở việc bắt buộc chính sách mật khẩu cho từng đăng nhập riêng. 9 Tách biệt giản đồ và người dùng: SQL Server 2000 không có khái niệm giản đồ (Schema): Người dùng sở hữu các đối tượng CSDL. Nếu một người dùng User1 tạo một đối tượng là myTable thì tên của đối tượng sẽ là SVTH: Ngô Thị Hà Trang 4 Luận văn tốt nghiệp 9 9 9 9 9 9 Trường ĐH Mở Tp.HCM User1.myTable. Nếu User1 bị xóa khi một nhân viên rời khỏi công ty chẳng hạn, bạn cần thay đổi tên của đối tượng. Việc này gây ra vấn đề với những ứng dụng phụ thuộc vào tên vào tên của đối tượng để truy xuất dữ liệu. Trong SQL Server 2005, người dùng có thể tạo giản đồ có tên khác với người dùng để chứa các đối tượng CSDL. Ví dụ User1 có thể tạo giản đồ có tên là HR và tạo một đối tượng Employee. Bạn tham chiếu đến đối tượng đó như là HR.Employee. Vì thế nếu User1 rời khỏi công ty, bạn không cần thay đổi tên giản đồ, nghĩa là mã ứng dụng vẫn được giữ nguyên bởi vì đối tượng vẫn được gọi là HR.Employee. Tự động tạo chứng nhận cho SSL: Trong SQL Server 2000, khi bạn dùng Secure Sockets Layer (SSL) để đăng nhập vào thể hiện SQL Server, bạn phải tạo chứng nhận để làm cơ sở sử dụng SSL. SQL Server 2005 tự tạo chứng nhận cho bạn, điều đó cho phép bạn sử dụng SSL, mà không cần phải quan tâm việc tạo chứng nhận. - Mở rộng T- SQL: Transact - SQL là một phiên bản của Structured Query Language (SQl), được dùng bởi SQL Server 2005. Transact-SQL thường được gọi là T-SQL. T-SQL có nhiều tính năng do Microsoft phát triển không có trong ANSI SQL (SQL chuẩn). Tăng cường hỗ trợ người phát triển: Hỗ trợ cho Common Language Runtime (CLR): CLR Được dùng bởi mã .NET, được nhúng vào trong cỗ máy CSDL SQL Server 2005. bạn có thể viết các thủ tục lưu sẵn, trigger, hàm, tính toán tập hợp và các kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa bằng cách sử dụng các ngôn ngữ như VB.NET hoặc C#. Tăng khả năng quản lý: Các công cụ quản lý trong SQL Server 2005 có sự thay đổi rất lớn với SQL Server 2000. Thay đổi chính đến từ SQL Server management Studio: Những công cụ quản lý mới: Trong SQL Server 2000, công cụ quản lý chủ yếu là Enterprise Manager và Query Analyzer. SQL Server 2005, Với công cụ quản lý mới là SQL Server Management Studio đã thay thế hoàn toàn 2 công cụ trên của SQL 2000. Công cụ này cho phép bạn quản lý nhiều thể hiện SQL Server dễ dàng hơn. Từ một giao diện, bạn có thể quản lý nhiều thể hiện của cỗ máy CSDL SQL Server, Analysis Services, Intergration Services và Reporting Services. Cấu hình động: Trong SQL Server 2005, bạn có thể thực hiện bất kì Thay đổi cấu hình nào mà không cần khởi động lại SQL Server, kể cả khi bạn đang chạy trên Windows Server 2003. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay SVTH: Ngô Thị Hà Trang 5 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM đổi áp lực CPU và I/O nếu bạn cần, có thể thêm nóng bộ nhớ cho Server nếu bạn có phần cứng thích hợp. 2. Cơ sở pháp lý: Chương trình này được xây dựng căn cứ trên cơ sở pháp lý. Ở đây, chương trình mang tính chất triển khai theo những văn bản đã có sẵn. Và sau đây, là một số khái niệm cần nắm để hiểu rõ hơn chương trình. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về cư trú: a. Đăng ký thường trú: • Theo điều 18: Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. • Theo điều 19 quy định: Điều kiện đăng thường trú tại tỉnh: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp cho thuê, mướn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mướn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. • Theo điều 22: Xóa đăng ký thường trú: Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú - Chết, bị Toàn án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; - Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại; - Đã có quyết định hủy đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này; - Ra nước ngoài định cư; - Đã đăng ký thường trú ở nơi cu trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thù tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ. b. Sổ hộ khẩu: • Theo điều 24: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc SVTH: Ngô Thị Hà Trang 6 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc. • Theo điều 25: Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ. Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu. • Theo điều 26: Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân: Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này. - Thương binh, bệnh binh, người thược diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung. • Theo điều 27: Tách sổ hộ khẩu: Trường hợp có cùng một chổ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu. - Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản. c. Đăng ký tạm trú: • Theo Điều 30: - Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. - Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời SVTH: Ngô Thị Hà Trang 7 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM gian ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. - Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn. - Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký tạm trú. d. Khai báo tạm vắng: Theo pháp luật hiện hành, tất cả mọi công dân từ 15 tuổi trở lên đi vắng qua đêm khỏi nơi đăng ký thường trú về việc riêng điều phải khai báo tạm vắng. • Theo Điều 32: của Luật cư trú đã thu hẹp tối đa diện đối tượng phải khai báo tạm vắng, chỉ còn một số trường hợp sau đây: - Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng - Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng. e. Đăng ký nghĩa vụ quân sự: Nghị định của Chính phủ về Đăng ký nghĩa vụ quân sự: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 21 tháng 12 năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 22 tháng 6 năm 1994;Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm1996; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng: • Theo Điều 7: Những người sau đây, trừ những người quy định tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định này, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự: - Công dân nam giới từ đủ 17 tuổi đến hết 45 tuổi. SVTH: Ngô Thị Hà Trang 8 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM - Phụ nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có chuyên môn cần phục vụ cho quân đội. Danh mục ngành, nghề chuyên môn do phụ nữ đảm nhiệm cần phục vụ cho quân đội do Thủ tướng Chính phủ quyết định. f. Gia đình chính sách, Đối tượng chính sách: Căn cứ vào Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Căn cứ Quyết định số 830/QĐ-LĐTBXH ngày 21/6/2007 của Bộ trưởng Bộ lao động, Thương Binh và Xã Hội về việc phê duyệt dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đối tượng bảo trợ xã hội; - Hộ, người thuộc diện hưởng chính sách trợ giúp xã hội (gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội). BẢNG Mà PHÂN LOẠI CHI TIẾT ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ Xà HỘI 01. Trẻ em mồ côi/ bị bỏ rơi/ nhiễm HIV 01.1 Từ 18 tháng tuổi trở lên thuộc hộ nghèo. 01.2 Dưới 18 tháng/ trên 18 tháng bị tàn tật nặng/nhiễm HIV/AIDS. 01.3 Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng/Nhiễm HIV/ AIDS. 01.4 Người chưa thành niên (16-18 tuổi) đang học văn hóa, nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. 01.5 Trẻ em nhiễm HIV thuộc hộ nghèo 02. Người cao tuổi. 02.1 Cô đơn, không nơi nương tựa. 02.2 Cô đơn, không nơi nương tựa bị tàn tật nặng. 03. Từ 85 tuổi trở lên. Không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội 04. Người tàn tật 04.1 Không có khả năng lao động. 04.2 Không có khả năng tự phục vụ. 05. Người tâm thần mãn tính Không nơi nương tựa hoặc thuộc hộ nghèo 06. Người nhiễm HIV/AIDS. Không còn khả năng lao động, thuộc hộ nghèo. 07. Gia đình/ cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ 07.1 Từ 18 tháng trở lên. em mồ côi/ bị bỏ rơi. 07.2 Dưới 18 tháng/ trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị HIV/AIDS. 07.3 Trẻ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc SVTH: Ngô Thị Hà Trang 9 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM nhiễm HIV/AIDS. 08. Gia đình có từ 2 người tàn tật nặng trở lên, không có khả năng tự phục vụ. 09. Người đơn thân nuôi con thuộc hộ 09.1 Con từ 18 tháng tuổi nghèo. 09.2 Dưới 18 tháng / trên 18 tháng bị tàn tật nặng/Nhiễm HIV/AIDS. 09.3 Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng/ nhiễm HIV/AIDS. g. Tiền án tiền sự: Là những đối tượng vi phạm pháp luật. II. Hệ Thống quản lý: 1. Phân tích thiết kế UML: a. Sơ đồ hoạt động của chương trình: SVTH: Ngô Thị Hà Trang 10 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM b. Mô hình UseCase: (Sơ đồ Use-Case tổng quát cho chương trình Quản lý Nhân Khẩu) Tên Các UseCase Chức năng 1.Dang Nhap Đăng nhập hệ thống 2.Ho so ho khau Quản lý hồ sơ hộ khẩu 3.Ho so nhan khau Quản lý hồ sơ nhân khẩu 4.Ho so cat khau Quản lý hồ sơ cắt khẩu 5.Ho so nhap khau Quản lý hồ sơ nhập khẩu lại 6.Quan ly tam tru Quản lý tạm trú 7.Quan ly tam vang Quản lý tạm vắng 8.Quan ly Tien an tien su Quản lý Tiền án tiền sự 9.Quan ly nghia vu quan su Quản lý nghĩa vụ quân sự 10.Quan ly doi tuong chinh sach Quản lý đối tượng chính sách 11. Quan ly gia dinh chinh sach Quản lý gia đình chính sách 12.Danh muc chinh sach Danh mục chính sách 13.Tim kiem nhan khau Tìm kiếm nhân khẩu 14.Tim kiem Tien an tien su Tìm kiếm nhân khẩu đang vi phạm 15.Thong ke Tam vang Báo cáo thống kê danh sách Tạm Vắng SVTH: Ngô Thị Hà Trang 11 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM 16.Thong ke tam tru Báo cáo thống kê danh sách Tạm trú 17.Thong ke tien an tien su Báo cáo thống kê danh sách vi phạm 18.Thong ke gia dinh chinh sach Báo cáo thống kê danh sách gia đình chính sách 19.Thong ke doi tuong chinh sach Báo cáo thống kê danh sách đối tượng CS 20.Giup do Giúp đỡ c. Đặc tả UseCase: Ô Đặc tả user case Đăng Nhập: - Tóm tắt: user case này mô tả cách đăng nhập vào hệ thống quản lý nhân khẩu. - Dòng sự kiện: o Dòng sự kiện chính: Use case này bắt đầu khi một actor muốn đăng nhập vào hệ thống. Hệ thống yêu cầu các actor nhập tên và mật khẩu. Actor nhập tên và mật khẩu. Hệ thống kiểm tra tên và mật khẩu mà actor đã nhập và cho phép actor đăng nhập vào hệ thống. o Dòng sự kiện khác: Nếu trong dòng sự kiện chính các actor nhập tên và mật khẩu sai thì hệ thống sẽ thông báo lỗi. Actor có thể quay trở về đầu dòng sự kiện hoặc hủy bò việc đăng nhập, lúc này use case kết thúc. - Post condition: Nếu use case thành công thì người đăng nhập sẽ có các quyền sử dụng hệ thống tương ứng. Ngược lại trạng thái của hệ thống không đổi. Ô Đặc tả use case hồ sơ hộ khẩu: SVTH: Ngô Thị Hà Trang 12 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM - Tóm tắt: use case này cho phép người quản lý duy trì thông tin các hộ khẩu của tỉnh Bình Thuận trong hệ thống. Bao gồm các thao tác: Thêm mới, hiệu chỉnh thông tin, xóa tên hộ khẩu ra khỏi hệ thống. - Dòng sự kiện: o Dòng sự kiện chính: Use case này bắt đầu khi người quản lý muốn thêm mới, hiệu chỉnh thông tin, xóa tên hộ khẩu của tỉnh Bình Thuận trong hệ thống. Hệ thống hiển thị danh sách các hộ khẩu trong tỉnh. Sau khi người quản lý chọn chức năng, một trong các luồng phụ tương ứng sau được thực hiện: Nếu người sử dụng chọn Thêm: luồng phụ Thêm được thực hiện. Nếu người sử dụng chọn Lưu: Luồng phụ Lưu được thực hiện. Nếu người sử dụng chọn Sửa: Luồng phụ Sửa được thực hiện. Nếu người sử dụng chọn Cập Nhật: luồng phụ cập nhật được thực hiện. Nếu người sử dụng chọn Xóa: luồng phụ xóa được thực hiện.  Thêm hộ khẩu: Sau khi nhấn nút thêm: Hệ thống yêu cầu người quản lý nhập thông tin về hộ khẩu gồm: Số nhà, Tên Đường, Ngày Cấp.  Lưu hộ khẩu: Sau khi nhấn nút Lưu: Sau khi điền đầy đủ thông tin cần thiết về hộ khẩu, người sử dụng hệ thống chọn chức năng Lưu. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ mà sự mâu thuẩn trong cơ sở dữ liệu của các thông tin. Thông tin về hộ khẩu được lưu vào trong hệ thống. Hệ thống tự động phát sinh mã số hộ khẩu. Danh sách hộ khẩu mới được cập nhật lại được hiển thị trở lại màn hình.  Sửa hộ khẩu: Hệ thống truy xuất và hiển thị thông tin của hộ khẩu đã được người sử dụng chọn từ danh sách hộ khẩu trong tỉnh.  Cập nhật hộ khẩu: Người sử dụng hệ thống thay đổi một số thông tin của hộ khẩu này. Bao gồm các thông tin được chỉ ra trong luồng Thêm. Sau khi sửa đổi các thông tin, người sử dụng hệ thống chọn chức năng Cập Nhật. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin. Thông tin về hộ khẩu được cập nhật lại vào hệ thống và đưa trở lại màn hình. SVTH: Ngô Thị Hà Trang 13 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM  Xóa hộ khẩu: Người sử dụng chọn một hộ khẩu muốn xóa. Người sử dụng chọn chức năng Xóa. Hệ thống nhắc người sử dụng xác nhận xóa hộ khẩu (được chọn từ danh sách hộ khẩu của tỉnh.) Người sử dụng chấp nhận xóa. Thông tin về hộ khẩu được xóa hoàn toàn ra khỏi hệ thống. o Các dòng sự kiện khác:  Thông tin vể hộ khẩu không đầy đủ: Nếu các thông tin được người sử dụng hệ thống nhập vào luồng phụ Thêm và Sửa thông tin không đầy đủ thì hệ thống sẽ hiển thị thông báo lỗi: Thiếu các thông tin cần thiết và yêu cầu bổ sung đầy đủ các thông tin. Người sử dụng hệ thống có thể bổ sung đầy đủ thông tin cần thiểt hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện, lúc này use case kết thúc.  Thông tin về hộ khẩu không hợp lệ: Nếu các thông tin được người sử dụng hệ thống nhập vào luồng phụ Thêm và sửa thông tin không hợp lệ thì hệ thống thông báo lỗi: các thông tin về hộ khẩu không hợp lệ và yêu cầu người sử dụng hệ thống chỉnh sửa lại. Người sử dụng hệ thống có thể chỉnh sửa lại các thông tin không chính xác hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện, lúc này use case kết thúc. - Điều kiện tiên quyết: Người quản lý phải đăng nhập vào hệ thống trước khi use case này bắt đầu. - Post condition: Nếu use case thành công, thông tin về hộ khẩu được thêm, lưu, sửa, cập nhật hoặc xóa khỏi hệ thống.Ngược lại, trạng thái của hệ thống không thay đổi. Ô Đặc tả use case quản lý nhân khẩu: SVTH: Ngô Thị Hà Trang 14 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM - Tóm tắt: use case này cho phép người quản lý duy trì thông tin các nhân khẩu trong hệ thống. Bao gồm các thao tác: Thêm mới, hiệu chỉnh thông tin (bao gồm sửa, cập nhật), xóa tên hộ khẩu ra khỏi hệ thống. - Dòng sự kiện: o Dòng sự kiện chính: Use case này bắt đầu khi người quản lý muốn thêm mới, hiệu chỉnh thông tin, xóa tên nhân khẩu trong hệ thống. Hệ thống hiển thị danh sách các nhân khẩu trong trong hệ thống. Sau khi người quản lý chọn chức năng, một trong các luồng phụ tương ứng sau được thực hiện: Nếu người sử dụng chọn Thêm: luồng phụ Thêm được thực hiện. Nếu người sử dụng chọn Lưu: Luồng phụ Lưu được thực hiện. Nếu người sử dụng chọn Sửa: Luồng phụ Sửa được thực hiện. Nếu người sử dụng chọn Cập Nhật: luồng phụ cập nhật được thực hiện. Nếu người sử dụng chọn Xóa: luồng phụ xóa được thực hiện.  Thêm nhân khẩu: Sau khi nhấn nút thêm: Hệ thống yêu cầu người quản lý nhập thông tin về nhân khẩu gồm: Họ Tên, Năm sinh, Giới tính, Quê quán, dân tộc, tôn giáo, Số CMND, nơi thường trú, chỗ ở hiện nay, trình độ, quan hệ với chủ hộ, chủ hộ, hoạt động chính trị, hình ảnh.  Lưu nhân khẩu: Sau khi nhấn nút Lưu: Sau khi điền đầy đủ thông tin cần thiết về nhân khẩu, người sử dụng hệ thống chọn chức năng Lưu. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ mà sự mâu thuẩn trong cơ sở dữ liệu của các thông tin. Thông tin về nhân khẩu được lưu vào trong hệ thống. Hệ thống tự động phát sinh mã số nhân khẩu. Danh sách nhân khẩu mới được cập nhật lại được hiển thị trở lại màn hình.  Sửa nhân khẩu: Hệ thống truy xuất và hiển thị thông tin của nhân khẩu đã được người sử dụng chọn từ danh sách nhân khẩu .  Cập nhật nhân khẩu: Người sử dụng hệ thống thay đổi một số thông tin của nhân khẩu này. Bao gồm các thông tin được chỉ ra trong luồng Thêm. Sau khi sửa đổi các thông tin, người sử dụng hệ thống chọn chức năng Cập Nhật. Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin. SVTH: Ngô Thị Hà Trang 15 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM Thông tin về nhân khẩu được cập nhật lại vào hệ thống và đưa trở lại màn hình.  Xóa nhân khẩu: Người sử dụng chọn một nhân khẩu muốn xóa. Người sử dụng chọn chức năng Xóa. Hệ thống nhắc người sửa dụng xác nhận xóa nhân khẩu (được chọn từ danh sách nhân khẩu của tỉnh.) Người sử dụng chấp nhận xóa. Thông tin về nhân khẩu được xóa hoàn toàn ra khỏi hệ thống. o Các dòng sự kiện khác:  Thông tin vể nhân khẩu không đầy đủ: Nếu các thông tin được người sử dụng hệ thống nhập vào luồng phụ Thêm và Sửa thông tin không đầy đủ thì hệ thống sẽ hiển thị thông báo lỗi: Thiếu các thông tin cần thiết và yêu cầu bổ sung đầy đủ các thông tin.Người sử dụng hệ thống có thể bổ sung đầy đủ thông tin cần thiểt hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện, lúc này use case kết thúc.  Thông tin về nhân khẩu không hợp lệ: Nếu các thông tin được người sử dụng hệ thống nhập vào luồng phụ Thêm và sửa thông tin không hợp lệ thì hệ thống thông báo lỗi: các thông tin về nhân khẩu không hợp lệ và yêu cầu người sử dụng hệ thống chỉnh sửa lại. Người sử dụng hệ thống có thể chỉnh sửa lại các thông tin không chính xác hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện, lúc này use case kết thúc. - Điều kiện tiên quyết: Người quản lý phải đăng nhập vào hệ thống trước khi use case này bắt đầu. - Post condition: Nếu use case thành công, thông tin về nhân khẩu được thêm, lưu, sửa, cập nhật hoặc xóa khỏi hệ thống. Ngược lại, trạng thái của hệ thống không thay đổi. Ô Đặc tả use case cắt khẩu: - Tóm tắt: Use case này cho phép người quản lý duy trì thông tin cùa các nhân khẩu đã cắt khẩu trong hệ thống. Bao gồm các thao tác: cắt khẩu và cập nhật. - Dòng sự kiện: o Dòng sự kiện chính: Use case này bắt đầu khi người quản lý muốn chọn nhân khẩu để cắt khẩu. SVTH: Ngô Thị Hà Trang 16 Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Mở Tp.HCM Hệ thống hiển thị danh sách danh sách nhân khẩu có trong hộ khẩu đang được chọn. Hệ thống yêu cầu người quản lý chọn chức năng muốn thực hiện. Sau khi người quản lý chọn chức năng, một luồng phụ tương ứng sau được thực hiện: Người sử dụng chọn Cắt Khẩu: luồng phụ Cắt Khẩu được thực hiện.  Cắt khẩu: Hệ thống yêu cầu người quản lý nhập thông tin về Cắt khẩu bao gồm: Mã Nhân khẩu, Lý do cắt, ngày cắt. Sau khi điền đầy đủ thông tin về Cắt khẩu, người sử dụng hệ thống chọn chức năng Cập Nhật.  Cập Nhật: Hệ thống kiểm tra tính hợp lệ và sự mâu thuẫn trong cơ sở dữ liệu của các thông tin. Thông tin về Cắt Khẩu được thêm vào trong hệ thống. Hệ thống tự động phát sinh mã Cắt Khẩu. Danh sách Nhân khẩu vừa mới cắt khẩu được cập nhật lại hiển thị trở lại màn hình. o Các dòng sự kiện khác:  Thông tin vể Cắt Khẩu không đầy đủ: Nếu các thông tin được người sử dụng hệ thống nhập vào luồng phụ Thêm không đầy đủ thì hệ thống sẽ hiển thị thông báo lỗi: Thiếu các thông tin cần thiết và yêu cầu bổ sung đầy đủ các thông tin.Người sử dụng hệ thống có thể bổ sung đầy đủ thông tin cần thiểt hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện, lúc này use case kết thúc.  Thông tin về Cắt Khẩu không hợp lệ: Nếu các thông tin được người sử dụng hệ thống nhập vào luồng phụ Thêm không hợp lệ thì hệ thống thông báo lỗi: các thông tin về hộ khẩu không hợp lệ và yêu cầu người sử dụng hệ thống chỉnh sửa lại. Người sử dụng hệ thống có thể chỉnh sửa lại các thông tin không chính xác hoặc hủy bỏ thao tác đang thực hiện, lúc này use case kết thúc. - Điều kiện tiên quyết: Người quản lý phải đăng nhập vào hệ thống trước khi use case này bắt đầu. - Post condition: Nếu use case thành công, thông tin về nhân khẩu được thêm vào hệ thống. Ngược lại, trạng thái của hệ thống không thay đổi. SVTH: Ngô Thị Hà Trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan