Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chương 1

.DOCX
28
262
145

Mô tả:

TỔNG QUAN VỀ CTR
Chương 1 : Tổng Quan 1. Chất thải rắn sinh hoạt 1.1. Khái niệm Theo Nghị định 38/2007/NĐ- CP “Chất thải rắn sinh hoạt là CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người”. Ví dụ như : Thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng , gạch ngói ,đất đá , gỗ , kim loại ,cao su, chất dẻo, các loại cành cây ,lá cây , rơm rạ … Dựa vào tính chất, có thể chia rác thải thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy: Rác hữu cơ dễ phân hủy là loại rác có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật, … Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc, lốp xe, giấy kẹo, giầy da, xốp,… Theo Nghị định 59/2007/NĐ- CP “Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt”. CTRSH được chia làm 3 nhóm sau: Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng… Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng,đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác xúc vật, phân động vật. Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, chất thải điện tử… 1.2. Nguồn gốc , phân loại ,thành phần , tính chất của CTRSH 1.2.1. Nguồn gốc phát sinh : Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: - Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời. Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... còn có một số chất thải nguy hại - Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm, giấy, catton,..) - Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn. 1.2.2. Phân loại CTRSH Để phân loại chất thải rắn sinh hoạt có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau như: phân loại theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hoá học, theo tính chất rác thải....  Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà ngƣời ta phân rác thải đường phố, rác thải vuờn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ gia đình....  Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim…  Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau: + Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ.... + Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp 1.2.3. Thành phần CTRSH Thành phần vật lý, hóa học của CTRSH rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy được (đốt được) a. Giấy các vật liệu làm từ giấy bột các túi giấy, mảnh và giấy. bìa, giấy vệ sinh… b. Hàng dệt có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon… c. Thực phẩm các chất thải từ đồ ăn thực cọng rau, vỏ quả, phẩm thân cây, lõi ngô… Các vật liệu và sản phẩm Đồ dùng bằng gỗ đƣợc chế tạo từ gỗ, tre, như bàn ghế, vỏ rơm… dừa,.. Các vật liệu và sản phẩm Phim cuộn, túi chất được chế tạo từ chất dẻo dẻo, chai, lọ. Chất dẻo, d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ e. Chất dẻo các đầu vòi, dây điện… f. Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm Bóng, giày, ví, băng được chế tạo từ da và cao su cao su… 2. Các chất không cháy được a. Các kim loại sắt b. Các kim loại phi sắt Các vật liệu và sản phẩm Vỏ nhôm, giấy bao được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút gói, đồ đựng… Các vật liệu và sản phẩm Chai lọ, đồ đựng bẳng đƣợc chế tạo từ thủy tinh. thủy tinh, Nguồn: bóng đèn… Công c. Thủy tinh nghệ xử lý rác Bất kỳ các loại vật liệu không Vỏ chai, ốc, xương, cháy khác ngoài kim gạch, đá, gốm… loại và thủy tinh. thải và d. Đá và sành sứ chất thải rắn Tất cả các vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất, phân loại trong bản này. Loại tóc.. này có thể chia thành 2 phần: kích thước hơn 5mm và loại 1.2.4 nhỏ hơn 5 mm .Tính chất 3. Các chất hỗn hợp 1.2.4.1. Tính chất vật lí Những tính chất lý học quan trọng của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước hạt và sự phân bố kích thước hạt, khả năng giữ nước và độ xốp (độ rỗng)  Khối lượng riêng Khối lượng riêng được định nghĩa là khối lượng vật chất trên một đơn vị thể tích, tính bằng lb/ft3, lb/yd3, hoặc kg/m3. Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng, khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt sẽ rất khác nhau tuỳ từng trường hợp: rác để tự nhiên không chứa trong thùng, rác chứa trong thùng và không nén, rác chứa trong thùng và nén. Do đó, số liệu khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt chỉ có ý nghĩa khi được ghi chú kèm theo phương pháp xác định khối lượng riêng. Khối lượng riêng của rác sẽ rất khác nhau tuỳ theo vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu trữ,… Do đó, khi chọn giá trị khối lượng riêng cần phải xem xét cả những yếu tố này để giảm bớt sai số kéo theo cho các phép tính toán. Khối lượng riêng của rác sinh hoạt ở các khu đô thị lấy từ các xe ép rác thường dao động trong khoảng từ 300 đến 700 lb/yd3 (từ 178 kg/m3 đến 415 kg/m3), và giá trị đặc trưng thường vào khoảng 500 lb/yd3 (297 kg/m3).  Độ ẩm Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn theo một trong hai cách: tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn. Bảng 2.3 Khối lượng riêng và hàm lượng ẩm của các chất thải có trong rác sinh hoạt. Loại chất thải Khối lượng riêng (lb/yd3) Khoảng dao Đặc trưng động Độ ẩm (% khối lượng) Khoảng dao Đặc trưng động Rác khu dân cư (Không nén) Thực phẩm Giấy Carton Nhựa Vải Cao su Da Rác vườn Gỗ Thuỷ tinh Lon thiếc Nhôm Các kim loại khác Bụi, tro, Tro Rác rưởi Rác vườn 220-810 70-220 70-135 70-220 70-170 170-340 170-440 100-380 220-540 270-810 85-270 110-405 220-1940 540-1685 1095-1400 150-305 490 150 85 110 110 220 270 170 400 330 150 270 540 810 1255 220 50-80 4-10 4-8 1-4 6-15 1-4 8-12 30-80 15-40 1-4 2-4 2-4 2-4 6-12 6-12 5-20 70 6 5 2 10 2 10 60 20 2 3 2 3 8 6 15 Lá (xốp và khô) Cỏ tươi (xốp và ướt) Cỏ tươi (ướt và nén) Rác vườn (vụn) Rác vườn (composted) Rác khu đô thị Xe ép rác Tại bãi rác - Nén bình thường - Nén tốt Rác khu thương mại Rác thực phẩm (ướt) Thiết bị gia dụng Rác khu thương mại (tt) Thùng gỗ Phần rẻo cây Rác cháy được Rác không cháy Rác hỗn hợp Rác xây dựng và phá dỡ Rác khu phá dỡ (không cháy) Rác khu phá dỡ (cháy được) Rác xây dựng (cháy được) Betông vỡ Rác công nghiệp Bùn hoá chất (ướt) Tro Vụn da Vụn kim loại nặng Trái cây thải bỏ (hỗn hợp) Phân bón (ướt) Rau cỏ thải bỏ (hỗn hợp) Vụn kim loại nhẹ Vụn kim loại (hỗn hợp) Dầu, hắc ín, nhựa đường Mạt cưa Vải thải Gỗ thải (hỗn hợp) Rác nông nghiệp Rác nông nghiệp (hỗn hợp) 50-250 350-500 1000-1400 450-600 450-650 100 400 1000 500 550 20-40 40-80 50-90 20-70 40-60 30 60 80 50 50 300-760 500 15-40 20 610-840 995-1250 760 1010 15-40 15-40 25 25 800-1600 250-340 910 305 50-80 0-2 70 1 185-270 170-305 85-305 305-610 235-305 185 250 200 505 270 10-30 20-80 10-30 5-15 10-25 20 5 15 10 15 1685-2695 505-675 305-605 2020-3035 2395 605 440 2595 2-10 4-15 4-15 0-5 4 8 8 - 1350-1855 1180-1515 170-420 2530-3370 420-1265 1515-1770 340-1180 840-1515 1180-2530 1350-1685 170-590 170-370 675-1140 1685 1350 270 3000 605 1685 605 1245 1515 1600 490 305 840 75-99 2-10 6-15 0-5 60-90 75-96 60-90 0-5 0-5 0-5 10-40 6-15 30-60 80 4 10 75 94 75 2 20 10 25 675-1265 945 40-80 50  Kích thước và sự phân bố kích thước Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần có trong chất thải rắn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu hồi vật liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như sàng quay và các thiết bị tách loại từ tính.  Khả năng tích ẩm Khả năng tích ẩm của chất thải rắn là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được. Đây là thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lượng nước rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp. Phần nước dư vượt quá khả năng tích trữ của chất thải rắn sẽ thoát ra ngoài thành nước rò rỉ. Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tuỳ theo điều kiện nén ép rác và trạng thái phân huỷ của chất thải. Khả năng tích ẩm của chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư và khu thương mại trong trường hợp không nén có thể dao động trong khoảng 50-60%.  Độ thẩm thấu của rác nén Tính dẫn nước của chất thải đã nén là thông số vật lý quan trọng khống chế sự vận chuyển của chất lỏng và khí trong bãi chôn lấp. Độ thẩm thấu thực, chỉ phụ thuộc vào tính chất của chất thải rắn, kể cả sự phân bố kích thước lỗ rỗng, bề mặt, và độ xốp. Giá trị độ thẩm thấu đặc trưng đối với chất thải rắn đã nén trong một bãi chôn lấp thường dao động trong khoảng 10 -11 đến 10-12 m2 theo phương thẳng đứng và khoảng 10- 10 m2 theo phương ngang. 1.2.4.2. Tính chất hóa học Tính chất hóa học của CTRSH đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp xử lý và thu hồi nguyên liệu, các chỉ tiêu hóa học quan trọng của CTRSH gồm: chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng carbon cố định, nhiệt trị. Chất hữu cơ Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu CTRSH đã làm phân tích xác định độ ẩm, đem đốt ở 950C trong thời gian một giờ, phần bay hơi đi là phần chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60%, giá trị trung bình là 53%. Chất tro Là phần còn lại sau khi đốt ở 950C, tức là chất trơ dư hay chất vô cơ. Chất vô cơ (%)=100(%) – chất hữu cơ (%) Hàm lượng carbon cố định Là lượng carbon còn lại sau khi loại bỏ các chất có thể bay hơi khi nung ở 950C, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 – 12 %, giá trị trung bình 7%. Nhiệt trị Là giá trị tạo thành khi đốt CTRSH. Giá trị nhiệt được xác định theo công thức Dulong: Btu/Ib = 145C + 610 (H2 – 1/8O2) + 40S + 10N Trong đó: C: carbon, % trọng lượng H2: hydro, % trọng lượng O2: oxy, , % trọng lượng S: lưu huỳnh, , % trọng lượng N: Nitơ, , % trọng lượng Chuyển hóa hóa học Đốt là phản ứng hóa học của oxy với các thành phần hữu cơ trong chất thải, sinh ra các hợp chất bị oxy hóa cùng với sự phát sang và tỏa nhiệt. Chất hữu cơ + không khí (dư)  CO2 + NO2+ không khí (dư) + NH3+ SO2+NOx+ tro+nhiệt Lượng không khí cấp dư nhằm đảm bảo quá trình đốt xảy ra hoàn toàn. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt cháy là CTRSH bao gồm khí nóng của CO2, H2O, không khí dư và phần không cháy còn lại. trong thực tế, ngoài những thành phần này còn có 1 lượng nhỏ các khí NH3,SO2, NOx và các khí vi lượng tùy thuộc vào bản chất của chất thải. Nhiệt phân: hầu hết các chất hữu cơ đều không bền với quá trình nung nóng. Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụ trong điều kiện không có oxy tạo thành những thành phần dạng rắn, lỏng và khí. Khí hoá: quá trình bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu hydrocacbon trong đó có CH4. 1.2.4.3. Tính chất sinh học Ngoại trừ nhựa, cao su, và da, phần chất hữu cơ của hầu hết chất thải rắn sinh hoạt có thể được phân loại như sau: 1. Những chất tan được trong nước như đường, tinh bột, amino acids, và các acid hữu cơ khác. 2. Hemicellulose là sản phẩm ngưng tụ của đường 5 carbon và đường 6 carbon. 3. Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6-carbon. 4. Mỡ, dầu và sáp là những ester của rượu và acid béo mạch dài. 5. Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm methoxyl (-OCH3). 6. Lignocellulose 7. Proteins là chuỗi các amino acid. Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hoá sinh học tạo các thành khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) có trong chất thải rắn sinh hoạt  Khả năng phân huỷ sinh học của các thành phần chất hữu cơ Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân huỷ sinh học của phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt là không chính xác vì một số thành phần chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân huỷ sinh học. (ví dụ giấy in báo, và nhiều loại cây kiểng). Thành phần có khả năng phân huỷ sinh học của một số chất thải hữu cơ tính theo hàm lượng lignin Thành phần VS (% của chất rắn tổng cộng TS) Rác thực phẩm 7-15 Giấy Giấy in báo 94,0 Giấy công sở 96,4 Carton 94,0 Rác vườn 50-90 * Hàm lượng lignin (LC), (% VS) 0,4 Phần có khả năng phân huỷ sinh học (BF)* 0,82 21,9 0,4 12,9 4,1 0,22 0,82 0,47 0,72 Hàm lượng chất rắn hay hơi (VS) xác định bằng cách đốt cháy CTRSH ở nhiệt độ 550oC, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTRSH. Tuy nhiên sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học phần hữu cơ trong CTRSH thì không đúng bởi vì một vài thành phần hữu cơ của CTRSH rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học như giấy in. Thay vào đó hàm lượng lignin của CTRSH có thể được sử dụng để ước lượng tỷ lệ phần để phân hủy sinh học của CTRSH và được tính toán bằng công thức sau: HF=0,83 – 0,028LC Trong đó: HF :tỷ lệ phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS. 0,83 và 0,028 là hằng số thực nghiệm. LC : hàm lượng của VS biểu diễn bằng % khối lượng khô. Các CTRSH với hàm lượng liginin cao như giấy in có khả năng phâ hủy sinh học kém hơn đáng kể so với các chất thải hữu cơ khác trong CTRSH. Trong thực tế các thành phần hữu cơ trong CTRSH thường được phân loại theo thành phần phân hủy chậm và phân hủy nhanh.  Sự hình thành mùi hôi Mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng khí hậu nóng do quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ có trong chất thải rắn sinh hoạt. Ví dụ, trong điều kiện kỵ khí , sulfate có the bị khử thành sulfide (S 2-), sau đó sulfide kết hợp với hydro tạo thành H2S. Quá trình này có thể biểu diễn theo các phương trình sau: 2CH2CHOCOOH +SO42- → 2CH2COOH + S2- + 2H2O + 2CO2. 4H2 + SO42- → S2- +4H2O. S2- + 2H+ →H2S. Ion sulfide (S2-) có thể cùng kết hợp với muối kim loại như sắt, tạo thành các sulfide kim loại: S2- + Fe2+ →FeS. Màu đen của chất thải rắn đã phân huỷ kỵ khí ở bãi chôn lấp chủ yếu là do sự hình thành các muối sulfide kim loại. Nếu không tạo thành các muối này, vấn đề mùi của bãi chôn lấp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử sẽ tạo thành những hợp chất có mùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid.  Chuyển hóa sinh học : Các quá trình chuyển hoá sinh học phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost dùng bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản xuất khí methane. Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hoá sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men, và antinomycetes. Các quá trình này có thể được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tuỳ theo lượng oxy sẵn có. Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hoá hiếu khí và kỵ khí là bản chất của các sản phẩm cuối của quá trình và lượng oxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển hoá hiếu khí. Những quá trình sinh học ứng dụng để chuyển hoá chất hữu cơ có trong chất thải sinh hoạt bao gồm quá trình làm phân compost hiếu khí, quá trình phân huỷ kỵ khí và quá trình phân huỷ kỵ khí với ở nồng độ chất rắn cao. Quá trình làm phân compost hiếu khí. Phần chất hữu cơ chứa trong chất thải sinh hoạt sẽ được phân huỷ sinh học. Mức độ và thời gian cần thiết cho quá trình phân huỷ xảy ra phụ thuộc vào bản chất của chất thải, độ ẩm, dinh dưỡng sẵn có, và các yếu tố môi trường khác. Dưới điều kiện môi trường được khống chế thích hợp, rác vườn và phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt được chuyển hoá thành phân compost trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (từ 4 đến 6 tuần). Quá trình composting xảy ra trong điều kiện hiếu khí có thể biểu diễn theo phương trình sau: Chất Hữu Cơ + O2 + Dinh Dưỡng  Tế Bào Mới + Phần Chất Hữu Cơ + CO2 Không Phân Huỷ + H2O + NH3 + SO 2-4 + Nhiệt Các sản phẩm cuối chủ yếu là tế bào mới, phần chất hữu cơ không phân huỷ, CO2, H2O, NH3, và SO42-. Compost là phần chất hữu cơ bền không bị phân huỷ còn lại, thường chứa nhiều lignin là thành phần khó bị phân huỷ sinh học trong một khoảng thời gian ngắn. Lignin có nhiều trong giấy in báo, là một hợp chất hữu cơ cao phân tử có trong sợi celluclose của các loại cây lấy gỗ và các loại thực vật khác. Quá trình phân huỷ kỵ khí. Phần chất hữu cơ chứa trong chất thải rắn sinh hoạt có thể phân huỷ sinh học trong điều kiện kỵ khí, tạo thành khí chứa CO2 và CH4. Quá trình chuyển hoá này có thể biểu diễn bằng phương trình sau: Chất Hữu Cơ + H2O + Dinh Dưỡng  Tế Bào Mới + Phần Chất Hữu Cơ + CO2 Không Phân Huỷ + CH4 + NH3 + H2S + Nhiệt Như vậy, các sản phẩm cuối chủ yếu là CO2, CH4, NH3, H2S, và phần chất hữu cơ không phân huỷ. Trong hầu hết các quá trình chuyển hoá kỵ khí, CO2 và CH4 chiếm hơn 99% tổng lượng khí sinh ra. Phần chất hữu cơ bền còn lại (bùn) phải được tách nước trước khi đổ ra bãi chôn lấp. Bùn đã tách nước thường được ủ phân compost hiếu khí trước khi bón cho đất hoặc đổ ra bãi chôn. 1.2.5..Lưu trữ ,thu gom và vận chuyển CTRSH 1.2.5.1. Lưu trữ Lưu trữ là một hệ thống để giữ vật liệu sau khi bị bỏ đi và trước khi thu thập và xử lý rác thải. Tất cả các chất thải rắn phải được lưu trữ một cách an toàn, vệ sinh. Rác thải phải được lưu trữ trong thùng chứa chống thấm tốt với nắp đậy chặt; nó phải được loại bỏ ít nhất mỗi tuần. Tích lũy chất thải rắn và lưu trữ nó bên ngoài như trong các túi nhựa, rơ moóc hoặc xe bán tải là không thể được . Các yếu tố quan trọng cần phải xem xét đối với việc lưu trữ CTR tại nguồn bao gồm: Ảnh hưởng của việc lưu trữ đến các thành phẩn chất thải, loại thùng chứa sử dụng, vị trí đặt thùng chứa, sức khỏe cộng đồng và mỹ quan khu vực. Tùy theo từng loại CTR và nguồn gốc phát sinh mà chúng được lưu trữ theo những hệ thống và hình thức khác nhau. Phương tiện lưu trữ tại chỗ Túi đựng rác không thu hồi: túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo. Kích thước và màu sắc túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi đựng rác vào mục đích khác. Thùng đựng rác: làm bằng chất dẻo, dung tích loại thùng trong nhà 5-10l, cơ quan văn phòng 30-75l đôi khi 90l. Có nắp đậy, nhìn chung kích thước của các loại thùng rác có thể được lựa chọn theo quy mô và vị trí thùng chứa. Thùng rác trong nhà được sử dụng để chứa rác thải trong nhà và được đưa ra ngoài vào thời điểm được định trước để đổ. Thùng rác bên ngoài là những thùng chứa lớn hơn đặt bên ngoài nhà ở và để bên lề đường khi chờ thu gom. Thùng đựng rác sử dụng khi thu gom bằng các phương tiện đậy kín rác. Đó là các thùng đựng rác có lắp nắp vào bản lề một hệ thống móc để có thể đổ rác bằng máy vào trong xe qua một cửa đặc biệt. Dung tích thùng thường từ 110-160l và thường làm bằng chất dẻo. Thùng đựng rác di động: thường được làm bằng sắt hoặc bằng chất dẻo, có nắp đậy lắp vào bản lề. Để di chuyển được dễ dàng, các thùng này được đặt trên các bánh xe: 2 bánh xe nhỏ cố định đối với thùng nhỏ hoặc 4 bánh xe xoay được cho loại thùng lớn. Một hệ thống móc cho phép đổ rác bằng máy vào xe thu rác. Có 3 cỡ: cỡ nhỏ 500l, cỡ vừa 750l và cỡ lớn 1000l. Gồm 2 loại: Loại thông dụng cho những loại rác thải có khối lượng trung bình 0.15 kg/l, loại bền chắc cho những loại rác thải có khối lượng trung bình 0.4 kg/l. Phương tiện lưu chứa rác cho các tòa nhà thường là thùng kim loại (cố định), bể chứa rác hoặc các hố rác. Phương tiện lưu trữ trung gian Thu chứa rác trên các xe đẩy tay cải tiến: rác các hộ dân cư, được công nhân sử dụng xe đẩy tay đi thu gom đem tập trung tại vị trí xác định. Sau đó, các thùng rác của xe đẩy tay được cẩu lên đổ vào xe chuyên dùng. Khu dân cư Xe chuyên dùng Chất thải rắn Thùng rác của xe đẩy tay Khu tập trung 1.5.2 Thu gom CTRSH Thu gom CTRSH là quá hình thu nhặt rác thải từ các hộ dân, công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và vận chuyển đến điểm trung chuyển, trạm xử lý hay những nơi chôn lấp. Thu gom CTRSH trong đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp vì CTR phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại, khu công nghiệp cũng như trên các khu phố, công viên, và ngay cả các khu vực trống. Là một mắc xích quan trọng trong các khâu của quá trình xử lý chất thải. Thu gom đóng vai trò là là một chiếc “chổi” giúp tập hợp tất cả các nguồn thải lại để tiện cho quá trình vận chuyển và xử lý về sau. Quá trình thu gom được thực hiện một cách có hệ thống, lộ trình nhất định và theo hướng dẫn quy định về các yêu cầu thực hiện. Việc thu gom chất thải được thực hiện với tần suất đáp ứng các nhu cầu về loại thải các chất thải. Phân loại gồm 2 hình thức: Thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp: Thu gom sơ cấp Là thu gom từ nơi phát sinh đến thiết bị gom rác của thành phố, đô thị,... Giai đoạn này có sự tham gia của người dân và có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thu gom. Hệ thống thu gom này chủ yếu là bằng thủ công, bao gồm thu gom rác đường phố và thu gom rác từ các hộ dân cư. Thu gom thứ cấp Là quá trình thu gom từ những thiết bị thu gom của thành phố đưa đến những nơi tái chế, xử lý (nhà máy tái chế chất dẻo, PVC, PE, phân hữu cơ hay bãi chôn lấp,...). Trong đó bao gồm rác thải được các xe chuyên dùng chuyên chở đến các nhà máy xử lý, đến bãi chôn lấp, những nhà máy tái chế. 1.5.3.Vận chuyển Vận chuyển CTRSH là quá trình chuyên chở CTRSH từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng. Quá trình vận chuyển rác thải được thực hiện với tần suất rất cao do lượng rác thải hằng ngày thải ra với tải lượng rất lớn. Quá trình vận chuyển rác thải tác động mạnh đến quá trình xử lý rác thải về sau. Từ những yếu tố trên đã nói lên vai trò quan trọng của việc vận chuyển, việc vận chuyển cần được thực hiện một cách có hệ thống rõ ràng và yêu cầu an toàn trong suốt quá trình vận chuyển được đặt lên hàng đầu. 1.6. Ảnh hưỡng của CTRSH  Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường  Môi trường đất Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom sẽ lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocacbon làm thay đổi cơ cấu và ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất. Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… làm cho đất bị đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.  Môi trường nước Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa các chất thải này sẽ theo dòng nước chảy và hòa lẫn trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ, sông ngòi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rỏc thỡ cú nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước kém, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. Ở các bãi chon lấp nước rỉ ráclà tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.  Môi trường không khí Các trạm hoặc bãi trung chuyển rác xen kẽ với khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn thì mùi hôi thối, khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại gây ô nhiễm không khí.  Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn. Tại các bãi rác, nếu không áp dụng theo đúng các quy định về kỹ thuật chôn lấp và xử lý thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh. Chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh. Rác thải còn tồn đọng tại các khu vực và bãi rác không hợp vệ sinh là nguyên nhân làm phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bói chụn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %.  Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý hoặc thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiờn… gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm. Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra long lề đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ. 2. Các nghiên cứu liên quan về CTR 2.1.Các nghiên cứu về CTR sinh hoạt trên Thế giới:  Municipal solid waste characterization and quantification as a measure towards effective waste management in Ghana (Xác định và định lượng chất thải rắn đô thị làm thước đo hướng tới quản lý chất thải hiệu quả ở Ghana). Dữ liệu quốc gia đáng tin cậy về phát sinh chất thải và thành phần sẽ thông báo cho kế hoạch hiệu quả về quản lý chất thải ở Ghana là vắng mặt. Để thu thập dữ liệu này trên cơ sở khu vực, các hộ gia đình được lựa chọn trong từng khu vực được tuyển dụng để thu thập dữ liệu về tỷ lệ phát sinh chất thải, thành phần vật lý của chất thải, phân loại và hiệu quả phân tách và trên đầu người của chất thải. Kết quả cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải ở Ghana là 0,47 kg / người / ngày, tức là khoảng 12.710 tấn chất thải mỗi ngày cho dân số hiện tại là 27.043.093 người. Trên toàn quốc, chất thải phân hủy sinh học (chất hữu cơ và giấy tờ) là 0,18 kg / người / ngày và không thể phân hủy hoặc tái chế (kim loại, thủy tinh, dệt may, da và cao su) là 0,096 kg / người / ngày. Chất trơ và các chất thải khác là 0,055 kg / người / ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt trung bình giữa các thành phố đô thị, ngoại trừ Tamale, cao, 0,72 kg / người / ngày. Đô thị tạo ra chất thải cao hơn (trung bình 0,63 kg / người / ngày) so với đô thị (0,40 kg / người / ngày) và ít nhất là ở các huyện (0,28 kg / người / ngày) ít phát triển hơn. Tỷ lệ phát sinh chất thải cũng thay đổi theo các vị trí địa lý, các khu vực ven biển và rừng tạo ra chất thải cao hơn khu vực hoang mạc phía bắc. Thành phần chất thải là 61% chất hữu cơ, 14% nhựa, 6% trơ, 5% linh tinh, 5% giấy, 3% kim loại, 3% thủy tinh, 1% da và cao su và 1% hàng dệt. Tuy nhiên, chất hữu cơ và nhựa, hai phần chính của chất thải gia đình thay đổi đáng kể trên khắp các khu vực địa lý. Mục đích của nghiên cứu này là tạo ra một dữ liệu toàn diện ở cấp khu vực và quốc gia để sử dụng trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động quản lý chất thải có liên quan ở Ghana.  Solid waste management challenges for cities in developing countries (Thách thức quản lý chất thải rắn cho các thành phố ở các nước đang phát triển) Quản lý chất thải rắn là một thách thức đối với chính quyền thành phố ở các nước đang phát triển chủ yếu là do sự gia tăng của rác thải, gánh nặng trên ngân sách thành phố do chi phí cao liên quan đến quản lý, thiếu hiểu biết về tính đa dạng các yếu tố ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhau của quản lý chất thải và các mối liên kết cần thiết để cho phép toàn bộ hệ thống xử lý hoạt động. Một phân tích các tài liệu về công việc được thực hiện và báo cáo chủ yếu trong các ấn phẩm từ năm 2005 đến 2011, liên quan đến quản lý chất thải ở các nước đang phát triển, cho thấy một số bài báo cung cấp thông tin định lượng. Phân tích được tiến hành ở hai trong số các tạp chí khoa học chính, Tạp chí Quản lý chất thải và Quản lý và nghiên cứu chất thải. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan