Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook Chuỗi bài 30.4.2015 đcn...

Tài liệu Chuỗi bài 30.4.2015 đcn

.PDF
90
130
55

Mô tả:

Dotchuoinon.com Chuỗi bài 30.4.2015 Trần Đình Hoành biên tập Mục Lục 0. Giới thiệu ………………………………………………………………..... 03 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. Nối vòng tay lớn (Trần Đình Hoành) …………………………………….. Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt (Matta Xuân Lành) ……………………………….. Suy tư qua 40 năm – Thinking over the span of 40 years (Trần Đình Hoành) Thư cho bạn – Letter to My Friends (Chuck Searcy) ……………………. . Ngày suy ngẫm của dân tộc (Chris Tran) …………………………………. 30 tháng 4, 1975 (Trần Lê Túy Phượng) …………………………………. Nhớ… (Minh Trang) ……………………………………………………… Bữa rượu buồn tháng tư (Phạm Nga) ……………………………………… Sau cuộc chiến (Vũ Ngọc Anh) …………………………………………… Anh em nhà Giao Chỉ (Nguyễn Khôi) …………………………………….. Cảm nghĩ ngày 30 tháng 4 (Phạm Thu Hương) …………………………… Nhớ về những năm tháng chiến tranh (Quang Nguyễn) …………………. . Một từ cho tháng tư (Trang Nguyen) ……………………………………… 40 năm trưởng thành (Matta Xuân Lành) …………………………………. Tháng tư đỏ / Tháng tư đen (Nguyễn Khôi) ………………………………. There is a hero – look inside your Mom (Đào Thu Hằng) ……………….. Chạy ngày giải phóng (Matta Xuân Lành) ……………………………….. Chuyện của Tư Cò (Quang Nguyễn) ……………………………………… Tình xưa… Tình xa… (HYH) …………………………………………….. Về lại Pleiku (Quang Nguyễn) ……………………………………………. Ngày giỗ của thầy giáo (Quang Nguyễn) ………………………………..… Giá trị của hòa bình (Lê Thùy Dung) …………………………………….. Một thời Địch / Ta (Nguyễn Khôi) ………………………………………. Hòa giải gì ? (Trần Đình Hoành) …………………………………………. 04 06 08 14 18 24 36 40 45 49 52 54 58 60 62 65 70 74 76 78 81 84 86 88 2 Giới thiệu Chào các bạn, eBook này là tổng hợp các bài được đăng trên dotchuoinon.com ngày 30.4.2015, kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh chấm dứt. Các tác giả đã gửi bài đến theo lời mời viết bài như sau: Ngày 30.4.2015 là ngày kỷ niệm 40 năm kết thúc Chiến tranh. Các anh chị cựu chiến binh miền Bắc, cựu chiến binh miền Nam, cựu chiến binh Mỹ, thế hệ trẻ sau chiến tranh…, chắc hẳn nhiều anh chị mong muốn chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình về Ngày Lớn này. Đọt chuối non mến mời các anh chị viết, và hỏi cha, mẹ hoặc chú bác để viết, dù họ có chiến đấu trong Chiến tranh hay không. Các anh chị chỉ cần viết vài đoạn ngắn, từ 1 đến 3 trang, bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Anh chị có thể dùng tên thật hoặc bút danh. Nhưng anh chị phải cho biết về anh chị — đại thể như tuổi và nghề nghiệp — để người đọc có thể có chút hình dung về người đang kể. Và dù anh chị viết điều gì, bài viết sẽ không có chỉnh sửa nội dung khi đăng. Nếu có chỉnh sửa, chỉ chỉnh sửa hình thức (form). Nội dung vẫn giữ nguyên. Và eBook này là kết quả của lời mời đó. Kết quả này khá tốt, vì trong 24 bài, dày 90 trang, chúng ta có bài từ cựu chiến binh Mỹ, các thế hệ chiến tranh của hai miền Nam bắc, và thế hệ hậu chiến. Các bài viết đều thẳng thắn và đầy tình cảm. Phần nhiều các bài nói đến ký ức chiến tranh, hoài niệm thuở trước, cũng như các thách thức về hòa hợp hòa giải dân tộc. Hệ quả của chiến tranh là sự chia rẽ giữa cờ vàng và cờ đỏ kéo dài cho đến ngày nay. Một điều đáng mừng là thế hệ trẻ ngày nay nhờ Internet mà dần dần hiểu rõ lịch sử hơn. Nắm được lịch sử từ những góc cạnh khác nhau cho chúng ta có được cái nhìn toàn diện về lịch sử và dân tộc, để nhờ đó mà thực hiện đại đoàn kết dân tộc và phát triển đất nước. Thành thật cảm ơn các tác giả và bạn đọc Dotchuoinon.com . Washington DC, USA 5.5.2015 Trần Đình Hoành 3 Nối vòng tay lớn Trần Đình Hoành Chào các bạn, Nối Vòng Tay Lớn là bản nhạc kinh điển của Trịnh Công Sơn từ năm 1972. Nhân ngày Thống Nhất đất nước 30/4, chúng ta hãy cùng nắm tay nhau hát lại, nghe lại, bản này. Dưới đây mình có 3 clips của các ban nhạc rock Việt Nam rất sôi động và khí thế. Mời các bạn. Hoành Trình bày: các ban nhạc Rock Việt Nam Thực hiện năm 2007. SINGERS: Tuấn (The Light), Trần Lập (Bức Tường), Việt (Thủy Triều Đỏ), Thanh (Unlimited), Ygaria (Buratinox), Khanh (Microwave), Hà (Lazee Dolls), An (Sagometal), Minh (Final Stage), Châu (Prophecy). 4 Guitarists in shadows: Dz (Final Stage). Tùng, Thanh (The Light), Tuấn Anh (Thủy Triều Đỏ). Hà, Thắng (Buratinox). Với sự góp mặt của nhóm rock fans XDRC (DHXD HN). Nhạc nền phối khí bởi UNLIMITED Thu âm các ca sĩ: Viết Thanh (Hồ Chí Minh) & Phan Bảo (Hà Nội). Mixed & Mastered tại Viết Tân Studio. https://youtu.be/nKcUxurCOrU Trình bày: Nhiều rockers Việt Thực hiện 2012 Trong clip này hội tụ rất nhiều rockers, rockbands nổi tiếng của Việt Nam như: Trần Lập, The Light, Thủy Triều Đỏ, Unlimited, Microwave… https://youtu.be/6VBc4Aiez2g Trình bày: Thanh Niên Cứng Năm 2014 https://youtu.be/Yy0bUbFkjv4 5 Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt Matta Xuân Lành Chào các bạn, Ngày 30/ 4/ 2015 Kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, mình giới thiệu các bạn Video Clip với ca khúc “Sàigòn Ơi Vĩnh Biệt” của nhạc sĩ Nam Lộc. Những nỗi niềm nhớ thương về một Sài Gòn, đã làm cho tâm hồn nghệ sĩ của Nam Lộc có nhiều rung cảm để viết thành một trong những ca khúc tiêu biểu của những người bỏ xứ ra đi, nhưng luôn hẹn một ngày về. Nhạc phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt, ra đời vào đêm 12 tháng 11 năm 1975 trong một lúc tâm hồn ông cảm thấy chán chường với cuộc sống vô vị và tẻ nhạt, trong những ngày tháng đầu tiên trên xứ lạ để hướng tâm hồn về Sài Gòn. Nam Lộc đã hoàn tất ca khúc này trong vòng 45 phút. Mời các bạn cùng nghe và xem lại một số hình ảnh Sàigòn trước năm 1975 Matta Xuân Lành LỜI BÀI HÁT “SÀI GÒN ƠI VĨNH BIỆT” TÁC GIẢ: NAM LỘC Sài gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời 6 Sài gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi Những nụ cười nát trên môi Những giọt lệ ôi sầu đắng. Sài gòn ơi, nắng vẫn có còn vương trên đường Đưòng ngày xưa, mưa có ướt ngập lối đường về Rồi mùa thu, lá còn đổ xuống công viên Bóng gầy còn bước nghiêng nghiêng Hay đã khóc thương cho người yêu Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn Từng ngày qua, từng kiếp sống quên thời gian Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay Tôi gọi tên em mãi thôi. Sài gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về Người tình ơi, tôi xin giữ trọn mãi lời thề Dù thời gian, có là một thoáng đam mê Phố phường vạn ánh sao đêm Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên. https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2015/04/vc4a9nh-bie1bb87t-saigon-nge1bb8dclan-by-matta-xuc3a2n-lc3a0nh.wmv 7 Suy tư qua 40 năm – Thinking over the span of 40 years Trần Đình Hoành (Vietnamese & English) Suy tư qua 40 năm Trong cả 40 năm, tôi luôn nhìn ngày 30 tháng 4 với nhiều xúc cảm lẫn lộn. Đó là ngày chiến tranh chấm dứt. Chấm dứt hủy diệt và chết chóc, phi lý và điên rồ. Lúc đó tôi đang học cao học tại Trường Luật và trường Quốc Gia Hành Chánh ở Sài Gòn. Trong thời gian đại học, tôi đã quá mệt mỏi với chiến tranh đến nỗi tôi ước ao mỗi ngày là chiến tranh chấm dứt dù bên nào thắng. 30 tháng tư đến như một giải tỏa nhanh chóng. Hòa bình rốt cuộc đã đến, cùng với một cảm giác tự hào quốc gia, vì đối với thế giới Việt nam đã thắng nước Mỹ (dù đối với chính chúng tôi, thì đó là anh em đánh nhau, chẳng có gì để tự hào). Phiền các bạn, tôi là bên thua cuộc, nhưng dù sao thì cũng tự hào với thế giới. Thế giới nhìn lên Việt nam như là một nhà vô địch cho những dân tộc bị áp bức. 8 Đằng khác, lúc đó tôi đã biết miền Nam sẽ khốn khổ dưới sự thống trị Cộng sản. Người miền Nam, thoải mái và vui chơi, sẽ nằm dưới nắm tay sắt của một chế độ chỉ biết làm việc, làm việc, làm việc, và đánh nhau, đánh nhau, đánh nhau. Vợ chồng tôi và con gái may mắn rời đất nước và cuối cùng đến Mỹ. Đó là một câu chuyện dài có thể làm thành phim, nhưng quá dài để viết ra đây. Trong lúc đó, nhiều chuyện buồn từ Việt Nam nhanh chóng đi vòng trái đất: hợp tác xã ép buộc, vùng kinh tế mới, bắt buộc tái định cư, đánh tư sản mại bản, trại cải tạo mà thực ra là những trại tù lao động kiểu Staline, tổ chức hành chính của kẻ chiến thắng làm vua trên đầu dân miền Nam thua cuộc, hàng triệu người chạy trốn với mọi rủi ro trên biển, trại tị nạn khắp Đông Nam Á… Hỗn loạn và khốn khổ. Tôi cố làm việc siêng năng và học hành siêng năng ở Mỹ, nhưng tâm trí tôi thường xuyên đau đớn, biết rằng dân tôi đang khốn khổ. Việt Nam tiều tụy dưới quản lý sai lầm – nghèo và đói, phân biệt ý thức hệ – giữa “gia đình cách mạng” và “gia đình ngụy”, chính sách không hòa giải – những trại cải tạo nổi tiếng dành cho những sĩ quan của miền Nam thua trận, và sự không tin tưởng đối với mọi tôn giáo. *** Hơn một thập kỷ sau, vào khoảng cuối thập niên 1980, đổi mới đến. Đất nước chậm chạp và sợ hãi mở cửa ra cho thế giới. Rồi đầu tư nước ngoài đổ vào, và xuất khẩu đi ra. Từ đầu thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu thay đổi với vận tốc hỏa tiễn Apollo. Tôi tổ chức đủ loại hoạt động giáo dục để giúp Việt Nam. Đời sống khá hơn. Và chụp giật tiền bạc cùng tham nhũng phát triển theo. Cho đến ngày nay, sau gần 3 thập kỷ đổi mới, chụp giật tiền bạc và tham nhũng đã phát triển kinh khủng, và hệ thống đạo đức oằn oại dưới những sức nặng khiếp đảm. Ngày nay, tham nhũng trong toàn hệ thống công quyền thật là khủng khiếp. Trộm cướp hoành hành khắp mọi hóc hẻm của đất nước. Quan chức địa phương hành xử như những ông vua trong những vương quốc tí hon của họ. Thực ra, vẫn có nhiều người tốt. Nhưng số người xấu trong hệ thống công quyền thì rất nhiều, quá nhiều so với một chính phủ tốt. 40 năm sau Thống nhất, Việt Nam đứng rất cao trên thế giới về tham nhũng, và gần đáy thế giới về sức cạnh tranh kinh tế. Giáo dục khập khiễng. Y tế dưới chuẩn. Cơ sở hạ tầng yếu kém. Không thể chối cãi được là nói chung thì đời sống ngày nay tốt hơn năm 1975 nhiều. 9 Nhưng chúng ta định điểm tiến bộ trong 40 năm qua thế nào? 3 triệu mạng người mất trong chiến tranh có đáng cho hiện trạng của đất nước hôm nay? Tôi không chắc là tôi có thể trả lời những câu hỏi này chính xác. *** Dù với những thông tin không mấy hấp dẫn này, chúng ta vẫn có một thế hệ đang lên của những trí thức rất giỏi. Làm sao các bạn ấy có thể trỗi lên khỏi các khó khăn để đến đây, tôi không biết. Nhưng các bạn ấy có đây. Có lẽ mạng Internet và toàn cầu hóa mang các bạn đến đây. Các bạn thông minh, đầy kiến thức, yêu nước và tinh khiết, với một khao khát lớn đối với những kiến thức sâu sắc về đời sống và thế giới. Vài bạn đến từ những gia đình quyền lực, nhiều bạn có gia đình cấp trung bình. Các bạn là con của cuộc cách mạng tin học. Tôi đoán, nếu không có cuộc cách mạng tin học có lẽ chúng ta đã chẳng thấy các bạn. Các bạn là điều tốt nhất mà Việt Nam có được trong vòng 40 năm nay. Nhiều bạn đã vượt khoảng cách thế hệ để làm bạn của tôi (và tôi đã vượt khoảng cách thế hệ để làm bạn của các bạn), và các bạn làm tôi cảm thấy trẻ trung và đầy năng lượng. Hơn hết, các bạn cho tôi hy vọng về một Việt Nam cường tráng và khỏe mạnh. Tôi cần gì nữa? Thượng đế mang đến cho tôi bạn bè và hy vọng. Tôi thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Vâng, tôi thấy ánh sáng. Trần Đình Hoành 26.4.2015 Washingont DC, USA o0o Thinking over the span of 40 years For 40 years, I have always looked at April 30 with mixed feelings. 10 That was the day the war ended. The end of destruction and death, absurdity and insanity. I was in the master programs at both Law School and National School of Administration in Saigon. Throughout the college years, I had been so sick of the war that every day I had wished it would stop regardless of who would win. April 30 came as a quick relief. Peace finally arrived, along with a sense of national pride, since, for the world, that was Vietnam who beat the US (though for us, it was brother against brother, nothing to be proud about). Mind you, I was supposed to be on the losing side, but proud to the world nonetheless. The world looked up to Vietnam as the champion for the oppressed. On the other hand, I knew then the South would be miserable under the Communist rule. The Southerners, relaxed and playful, would be under the iron fist of a regime that knew only work, work, work and fight, fight, fight. My wife, my daughter and I were lucky enough to be out of the country and ended up in the US. That was a long story worth making into a movie, but too long to tell here. Meanwhile, sad stories from Vietnam quickly circled around the globe: forced agriculture cooperatives, new economic zones, force relocations, appropriation of private properties, reeducation camps which were truly the gulags, the winner’s administration lording over the defeated southern population, millions of people fled risking their life at sea, refugee camps throuhout Southeast Asia… Chaotic and miserable. I tried to work hard and study hard in the US, but my heart and mind were constantly in pain, knowing that my people were miserable. Vietnam languished under mismanagement – poverty and hunger, ideological discrimination – between the “revolutionary families” and “ngụy families”, a non-reconciliation policy – the famed re-education camps for military officers of the defeated South, and a distrust of all religions. *** More than a decade later, toward the end of 1980s, renovation – đổi mới – came. The country slowly and fearfully opened itself to the world. Soon foreign investments poured in, exports moved out. From the beginning of 1990s, the country started changing at the speed of Apollo. I organized all kinds of education activities to help Vietnam. Life got better. And money grabbing and corruption soared along. Until now, almost three decades of renovation, money grabbing and corruption have grown exponentially, and the morality system has been under extreme stress. Today, corruption 11 throughout the entire governing system is horrendous. Thieves and robbers inflict great havocs in every corner of the land. Local officials act like kings in their tiny kingdoms. To be sure, there still are lots of good people around. But the bad people in the governing system are many more than a good government should have. 40 years after Unification, Vietnam is very high up in the world in term of corruption, and close to the bottom of the world in term of economic competitiveness. Education is limping. Heath care is substandard. Infrastructure is inefficient. It’s no denying that life in general is much better now than in 1975. But how do we grade the 40-year progress? Did the lives of three million Vietnamese who perished in the war merit the current state of the nation? I am not sure I can answer these questions accurately. *** Even with all the not-very-flattering news, there is a surprising up-and-coming generation of sharp intellectuals. How they have risen from the all the difficulties to get here, I don’t know. But they are here. Probably the Internet and the globalization help bring them here. They are intelligent, knowledgeable, patriotic and pure, with a tremendous thirst for deep knowledge of life and the world. Some of them are from powerful families, many of them are not. They are the children of the IT revolution. I figure, without the IT revolution we might have not seen them at all. They are the best thing that Vietnam has seen in forty years. Many of them have crossed the generational gap to be my friends (and I have crossed the generation gap to be their friend), and they make me feel young and energetic. Above all, they give me the hope of a strong and healthy Vietnam. What else do I want? God brings to me friends and hope. 12 I see the light at the end of the tunnel. Yes, I see light. Trần Đình Hoành April 26, 2015 Washington DC, USA 13 Thư cho bạn – Letter to My Friends Chuck Searcy Đài tưởng niệm cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam The Mall Washington DC Bức thư này sẽ được đặt ở Bức Tường ghi danh những binh lính Mỹ đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam, trong Lễ tưởng niệm ngày 25 tháng 5 năm 2015…. …Bức thư được đóng khung trong tưởng nhớ và tôn trọng dành cho hai người bạn của tôi, mà tên đã được khắc trên Bức tường tưởng niệm hoa cương đen này: Frederick Richard Ohler và Robert Randolph White, cả hai đã tử trận năm 1968 khi ba chúng tôi đang phục vụ trong quân đội Mỹ tại Việt nam. Tôi là người duy nhất sống sót để quay trở về. Tôi muốn chia sẻ những suy tư này với tất cả những người sống sót, — những người đã chiến đấu trong một cuộc chiến không ai muốn, một cuộc chiến chẳng mấy người còn cố biện hộ; và những người đã chống đối và giúp kết thúc một chính sách bi thảm đã cướp đi sinh mạng của 58.000 thanh niên Mỹ, và hơn 3 triệu người Việt Nam. Nhiều người trong chúng ta đã chiến đấu trước đây và, sau đó, chống chiến tranh. Rick và Bob, tôi nhớ Chiến dịch tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, khi tên các bạn được đưa vào danh sách binh lính đã hy sinh vào tháng 4. Tôi cũng nhớ ngày đấy 7 năm sau, tháng 4 năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, lúc chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Trong một cơn 14 lốc của những cảm xúc đối nghịch, ngày đó đối với tôi quả thực là một ngày không thể quên bởi một niềm hy vọng rất rõ đã trỗi lên từ sâu thẳm trong tôi: một niềm tự tin mới, không thể lung lay, nổi lên từ những buồn bã và mất mát đó, rằng nước Mỹ đã học được bài học, rằng chúng ta sẽ không bao giờ lặp lại một cuộc phiêu lưu tồi tệ như thế ở nước khác, không bao giờ nữa. Bài học đó đã được học, đối với tôi, giúp cho nỗi đau mất các bạn, và nỗi khổ của hàng triệu người khác, thành nhẹ hơn. Tôi nghĩ rằng điều này cũng đúng với những người sống sót khác. Giờ đây, khi tên của các bạn và tấm đá đen bóng loáng phản ánh đến chúng tôi, những người sống sót — một dòng liên tục của gia đình, bạn bè, những người khách đồng cảm chia sẻ 3 thập kỷ của mất mát và tưởng nhớ kể từ lúc Đài Tưởng Niệm được hoàn tất năm 1982 – các bạn hãy nhớ rằng chúng tôi luôn tiếp tục cố gắng, dù yếu ớt hay thiếu sót đến thế nào, để học hỏi và áp dụng những bài học từ sự hy sinh của các bạn. Xin tha lỗi cho những thất bại của chúng tôi, nhưng hãy biết rằng chúng tôi cũng đã và đang nỗ lực hết mình để ghi nhớ và vinh danh sự ra đi của các bạn, làm dịu đi những đau thương, giúp chữa lành những người đã mất mát quá nhiều – người Mỹ và đặc biệt là người Việt Nam và cả những người thiện tâm trên thế giới đã ngày đêm làm việc không ngừng để ngăn chặn cuộc chiến đó. Xin hãy ghi nhận rằng chúng tôi vẫn cố gắng không ngừng nghỉ, cho dù các cố gắng này có vẻ vô hiệu đến thế nào, để mang nước Mỹ về nhà và để khôi phục linh hồn của quốc gia. Kể từ khi các bạn hy sinh năm 1968, chính phủ Mỹ đã không ngừng đi khắp thế giới tìm kiếm an ninh giả tạo xây dựng trên chinh phục quân sự và thống trị kinh tế, trong khi đó, chúng ta, người Mỹ, tận sâu trong trái tim biết rằng chúng ta nên tìm kiếm hòa bình. Hôm nay, bốn thập kỷ kề từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, hãy tin tôi khi tôi nói rằng chúng tôi vẫn đang tiếp tục sứ mệnh này, chấp nhận đúng đắn trách nhiệm của chúng ta cho những hủy diệt mà chúng ta đã để lại trên những lượn sóng nước Mỹ đi qua ở Việt Nam – hàng tấn bom mìn chưa nổ, và độc tố của chất độc da cam. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục những nỗ lực của mình, cho dù nó thiếu sót một cách xấu hổ, để giúp chữa lành Việt Nam. Và hỗ trợ những cựu chiến binh Mỹ và gia đình họ, những người vẫn đang phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh. Hãy yên nghỉ nhé các bạn của tôi. Hãy phù hộ cho chúng tôi và những nỗ lực yếu đuối của chúng tôi, vỗ về chúng tôi với hiểu biết rằng linh hồn của các bạn dẫn đường cho chúng tôi, và giúp chúng tôi kiên trì trong nỗ lực làm cho sự hy sinh tối hậu của các bạn thành một mất mát không phải là dã tràng xe cát. CHUCK SEARCY U.S. Army SP5 519th MI Battalion Vietnam June 1967-68 15 Vietnam Veterans Memorial The Mall Washington, DC This letter, to be posted at The Wall on Memorial Day, May 25, 2015 . . . . . . is framed in remembrance and respect for the two friends I knew best whose names are inscribed on this black granite memorial: Frederick Richard Ohler and Robert Randolph White, both killed in 1968 when all three of us were serving in the U.S. Army in Vietnam. I was the one who came home. I share these thoughts with all the rest of us who survive today – those who fought in a war that nobody wanted, which few try to justify any more; and those who protested and helped end a tragic policy that took the lives of 58,000 other young Americans, and more than three million Vietnamese. Many of us fought and, later, protested also. Rick and Bob, I remember the 1968 Tet Offensive, when your names were added to the list of American casualties, in April. And I remember that day seven years later, in April, 1975 when the war ended as the tank crashed through the gates of the presidential palace in Saigon. Amid a swirl of conflicting emotions, that day for me was unforgettable because of a clear hope that rose from the depths of my being: a new unshakable confidence that welled up from all that sadness and loss, that America had learned our lesson, that we would never embark again on such a misbegotten foreign venture, that we would never make such a tragic mistake, ever again. That lesson learned, for me, helped to make the pain of your loss, and the suffering of millions of others, somehow more bearable. I think that may have been true for others who had survived. Now, as your names and the polished stone reflect back at us, the survivors – a steady stream of family, friends, sympathetic visitors sharing more than three decades of loss and remembrance since the Memorial was dedicated in 1982 – please know that we continue our efforts, however feeble and inadequate, to learn and apply the lessons of your sacrifice. Forgive our failures, but know that we are trying, in so many ways, to mark and honor your untimely departure and to atone for the suffering, to help heal those who lost so much – Americans, Vietnamese especially, and people of goodwill around the world who labored mightily to stop the madness of that war. Know that we continue to try, as futile as the endeavor may seem, to bring America back home and to restore the soul of our nation. Since you died in 1968, our government has wandered the globe in search of a false security built on military conquest and economic domination, when Americans have known, deep in our hearts, that we should be seeking peace. Today, four decades after the U.S. war in Vietnam ended, believe me when I say that we will continue this quest, to rightly assume responsibility for the devastation we have left in America’s wake in Vietnam – tons of unexploded bombs, and the toxic poison of Agent Orange. We pledge to continue our efforts, though shamefully inadequate, to help heal Vietnam. And to sustain American veterans and their families who are still suffering the consequences of that war. 16 Rest in peace, my friends. Look over us and our frail efforts, comfort us with the knowledge that your spirits guide us, and help us persevere as we strive to make your ultimate sacrifice a loss that was not in vain. CHUCK SEARCY U.S. Army SP5 519th MI Battalion Vietnam June 1967-68 17 Ảnh biểu tình chống TQ, 18.5.2014. Washington DC, USA Ngày suy ngẫm của dân tộc Thay vì “Ngày toàn thắng”, “Ngày thống nhất”, “Ngày quốc hận”… ngày 30 tháng 4 năm 1975 từ nay nên được coi là “Ngày suy ngẫm” của dân tộc. Chris Tran Hà Nội, Chủ nhật, 26 tháng 4 năm 2015 Ký ức về cuộc chiến Tôi sinh ra trong một gia đình cha mẹ là những đảng viên cộng sản tập kết ra miền Bắc vào năm 1954. Những người như cha mẹ tôi là thiểu số trong đại gia đình hai bên. Đa số họ ở lại miền Nam. Và rồi Tổng tuyển cử không diễn ra như dự kiến do Hiệp định Geneva bị phá vỡ. Đất nước bị chia cắt thành hai miền, Bắc và Nam. Cơ hội thống nhất trong hòa bình đã bị bỏ lỡ. Tuổi thơ của tôi trải qua toàn bộ thời kỳ chiến tranh mà đối với miền Bắc Việt Nam là hai giai đoạn Mỹ ném bom, lần thứ nhất là từ 1964 đến 1968, và lần thứ 2 là từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 12 năm 1972, đánh dấu bằng thất bại của chiến dịch rải thảm B52 của Mỹ, với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Nixon “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Với những cuộc ném bom hủy diệt miền Bắc và đưa một nửa triệu quân đổ vào miền Nam, Mỹ đương nhiên được coi là xâm lược Việt Nam, và bị cộng đồng quốc tế kịch liệt phản đối, với phong trào chống can thiệp của Mỹ vào Việt Nam diễn ra trên khắp thế giới. 18 Cha mẹ tôi không kể nhiều cho các con của mình về những người thân ở miền Nam, ngoại trừ một người cậu của tôi, một Việt Cộng ở Quảng Nam bị mù hai mắt vì trúng bom Mỹ, được đưa ra miền Bắc và có thời gian an dưỡng ở Trung Quốc. Sau năm 1975 tôi được biết rằng, tất cả những người khác trong gia đình hai bên cha mẹ tôi đều là những người phục vụ chính quyền Sài Gòn, dân sự hay quân sự. Thế rồi ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến… “Đất nước hoàn toàn thống nhất, sạch bóng quân thù, non sông từ nay liền một dải…” – Đó là những gì mọi người luôn được nghe những ngày sau đó trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Sau ngày đầu tiên cùng nhà trường đi diễu hành mừng “miền Nam giải phóng” hô khẩu hiệu đến khản giọng, tôi trở lại cuộc sống bình thường với tâm trạng háo hức, tò mò của một thiếu niên về chuyến vào Nam gặp người thân họ hàng mà tôi chưa từng biết. Thống nhất đất nước và hai phía của gia đình Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đánh dấu thời kỳ “Đất nước thống nhất”. Thông tin tuyên truyền từ miền Bắc làm cho người ta phân biệt “nhân dân miền Nam” – những người được xem là sống dưới ách kìm kẹp của chế độ Sài Gòn, với “ngụy quân và ngụy quyền” – những người phục vụ trong bộ máy nhà nước và quân đội của chính quyền Sài Gòn, “tay sai” của đế quốc Mỹ. Thông tin tuyên truyền từ miền Nam làm cho người ta khiếp sợ về một cuộc trả thù “tắm máu” của cộng sản, về chế độ “cộng vợ, cộng chồng”… nếu miền Bắc chiến thắng. Bất chấp tuyên truyền từ hai phía làm cho người ta dễ dàng có những dự cảm tiêu cực về người thân trong một gia đình từ hai miền Nam và Bắc, các cuộc đoàn tụ với người thân cả hai bên nội ngoại của gia đình tôi đều chan chứa tình cảm ruột thịt. Khi đó, tôi không thấy sự thấp kém của những người thân được coi là “ngụy quân, ngụy quyền” như tuyên truyền, và tôi tin những người thân của gia đình tôi cũng không coi chúng tôi, những người từ miền Bắc vào là “cộng sản man rợ”. Tình yêu thương gia đình trong dòng họ tràn ngập trong chúng tôi. Không những thế, tôi còn chứng kiến sự ngưỡng mộ của những người thân từ miền Nam đối với cha mẹ tôi là những người thành đạt và có địa vị xã hội nhất định trong chính quyền miền Bắc Việt Nam, cũng như thấy cha mẹ tôi ngưỡng mộ những người thân thành đạt trong chính quyền miền Nam Việt Nam, từ sĩ quan quân đội đến nghị sĩ quốc hội. Và tôi cũng thấy điều hoàn toàn tương tự ở những gia đình có người thân từ cả hai miền Bắc, Nam. Tuy nhiên, không ai biểu thị tình cảm đó một cách công khai, mà chỉ trong gia đình, với người thân mà thôi. Sau này trưởng thành, xây dựng gia đình, tôi lại được chứng kiến mạnh mẽ một lần nữa bức tranh đó ở gia đình của vợ tôi, một gia đình có nhiều người thành đạt và có địa vị xã hội ở cả hai chính quyền miền Bắc và miền Nam. 19 Cải tạo, phân biệt đối xử và chia rẽ Đó là trong gia đình, còn ở bình diện xã hội, mọi điều diễn ra rất khác. Có rất nhiều người thân của gia đình tôi thuộc “ngụy quân, ngụy quyền” phải trải qua những năm cải tạo khắc nghiệt, từ vài năm đến hàng chục năm. Sau những cuộc cải tạo đó, không một ai cải tạo cả. Cậu tôi, một trung tá tâm lý chiến của quân đội Sài Gòn khi chiến tranh chấm dứt, có nói với tôi sau khi đi trại cải tạo về: “Cải tạo gì? Chính họ được cậu cải tạo họ vì họ có biết gì đâu”. Nếu biết nội dung của những cuộc cải tạo đó là gì, chắc ngày nay người ta đều đồng ý với cậu tôi. Rất nhiều người, sau những cuộc cải tạo đó đã lựa chọn định cư ở Mỹ. Một người anh họ của tôi, chỉ là một giáo viên dạy tiếng Anh giỏi, cũng bị sa thải, phải kiếm sống bằng nghề xe đạp ôm và không bao giờ trở lại sự nghiệp của mình nữa. Con cái của những người thuộc chế độ Sài Gòn còn không được học hành như các bạn cùng trang lứa, như không thể vào trường đại học, không được du học… Khi tương lai mờ mịt, họ phải tìm đường di cư ra nước ngoài. Trong hàng triệu người bỏ nước sau 1975, cho đến những năm 1990 có những người thân của tôi. Có người phải “vượt biên” tới bảy lần, vô cùng tốn kém và nguy hiểm, mới có thể định cư ở nước ngoài. Có trường hợp nhiều gia đình người thân của tôi tổ chức cùng vượt biên, và may mắn thành công. Sau này tôi mới được nghe về thảm họa “thuyền nhân” với hàng chục ngàn người Việt Nam mất mạng dưới biển hay vào tay cướp biển. Tôi vẫn còn thắc mắc, vì sao một thảm họa nhân đạo quy mô toàn cầu như vậy lại không được ghi lại ở bất kỳ đâu trên thế giới, để không bao giờ nó được lặp lại? May mắn thay, thế giới đã dang tay đón nhận họ khi họ bị từ chối ở chính quê hương mình. Chỉ mới năm 2013, tôi mới được biết đất nước Israel nhỏ bé cũng từng đón nhận hàng trăm thuyền nhân từ Việt Nam, điều mà nhiều người Việt Nam không hay biết. Ngày chiến thắng, ngày quốc hận và chia rẽ Những ngôn từ cao sang nhất đã được giành cho chiến thắng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, với đỉnh cao là “Chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc” mà số người Việt Nam đồng ý hay không đồng ý có lẽ đều là hàng triệu. Ở phía khác… Mãi đến năm 2000, kỷ niệm 25 năm ngày chiến tranh kết thúc, tôi mới được biết và chứng kiến lễ kỷ niệm “Ngày quốc hận” tại Washington DC. Và số người Việt Nam đồng ý hay không đồng ý về tên gọi của ngày này có lẽ cũng là hàng triệu. Tôi cảm thấy có lỗi khi biết về ngày này quá muộn để có thể chia sẻ tình cảm của hàng triệu người Việt xa xứ, trong đó có 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan