Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình...

Tài liệu Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình

.PDF
258
305
57

Mô tả:

Bộ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯÒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN PHẠM THÊ HÙNG * * * CHỦ THỂ SÁNG TẠO CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH Chuyên ngành : Thẩm mỹ học M ác Lẽnin. M ã s ổ : 501.05 LUẬN ÁN PHÓ TIẾN Sĩ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Nguòi hưóng dẫn khoa học : 1. PGS. TS. ĐỖ VÃN KHANG 2. GS. PHẠM CÔNG THÀNH HÀ NỘI - 1996 MỤC LỤC MỎ ĐẦU TRANG 1/ Tính cấp thiết của luận án 1 2/ Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3/ Mục đích nghiên cứu của luận án 4 4/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4 5/ Phương pháp nghiên cứu 5 6/ Những đóng góp mới của luận án . 5 7/ Bô' cục luận án 6 CHƯONG 1 NGHIÊN CỨU CHỦ THE THAM 7 m ỹ ở g ó c đ ộ thị h ế u 1.1 Bản chấĩ của thị hiếu và thị hiếu íhẩm mỹ 8 7.2 Các kiểu bộc lộ cùa thị hiếu thẩm mỹ 13 1.2.1 Tính phản ứng mau lẹ 13 1.2.2 Tính vô tư của thị hiếu thẩm mỹ 14 1.2.3 Tính cá biệt và tính xã hôi của thị hiếu thẩm mỹ 15 1.2.4 Tính giai cấp của thị hiếu thẩm mỹ 16 1.2.5 Tính dân tộc và tính nhân loại trong thị hiếu thẩm mỹ 1.2.6 Tính thời đại của thị hiếu thẩm mỹ 17 18 1.3 Các thành tó'cùa chủ th ể thẩm mỹ được xét ở mối quan hệ với íhị hiếu thẩm mỹ 1.3.1 Mối quan 21 hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và cảm xúc thảm mỹ 21 1.3.2 Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và biêu tượng thảm mỹ 26 1.3.3 Mối quan hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và hình tượng thảm mỹ 28 ] .3.4 Mối quan 32 hệ giữa thị hiếu thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ CHƯONG 2 PHÂN LOẠI CÁC CHỦ THỂ THAM m ỹ t h eo c h ứ c năng trong 37 NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH 2.7. Chủ thể sáng tạo 37 2.1.1 Thiên chức của chủ thể sáng tạo trong nghê thuật tạo hình 37 2.1.2 Tài năng của chủ thể sáng tạo nghệ thuật 4] 2.1.3 Phong cách - cơ sở tạo nên diện mạo của chủ thể 46 2.1.4 Những kiểu bộc lô cá tính sáng tạo của chủ thể họa sĩ trong nghệ thuật tạo hình thế giới 49 2.2. Chủ thể thưởng thức 67 2.3. Chủ thể định hướng 71 CHƯƠNG 3 NHỮNG BIỂU HTỆN c ụ THE CỦA CHỦ THE SÁNG TẠO TRONG NGHỆ 79 THUẬT TẠO HÌNH 3.1. Trạng thái 'xuất thẩn' với tinh thần Thi én' trong sáng tạo nghệ Thuật hội họa 79 . 3.2. Thành tựu và những biểu hiện cụ thể của chủ thể sáng rạo trong nghệ thuật lạo hình Việt nam 85 3.2.1 Chủ thê sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật tranh sơn mài Việt nam 100 3.2.2 Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuạt tranh sơn dáu Việt nam 111 3.2.3 Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật tranh lụa Việt nam 122 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 129 MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đế tài luân án Một thời gian dài, từ cổ đại Hy Lạp đến cuối thế kỷ xvrn, mỹ học chủ yếí hướng vào việc khám phá những quy luật của khách thể thẩm mỹ. Phải tó Immanuel Kant (1724 - 1804) vấn đề chủ thể thẩm mỹ mới được ý thức rõ rệi Song, I. Kant và những người kế tục sự nghiệp của ông đều chưa khám phá đầy đ những đặc điểm của chủ thể thẩm mỹ trong mối tương quan với hiện thực thẩr mỹ. Khi mỹ học Mác-Lênin ra đời, ván để chủ thế thẩm mỹ vãn chưa có điồ kiên đi sâu thêm, vì phải tập trung vào việc phát hiên các quy luạt thám mỹ khác quan trên bình diện chủ nghĩa duy vât biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngày nay, ván đề chủ thể thám mỹ đang được đặt trở lại. Luận án này c nhiệm vụ tiếp nối vấn để chủ thể thảm mỹ trên môt cơ sở mới - đi sâu vào bản chí và cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ theo quan điểm Mác-xít. Ngoài ra, sự phát triển của văn hóa nghê thuật trong thời kỳ đổi mới cũn đang đặt ra nhiều vấn đề lý luân có liên quan đến chủ thể thẩm mỹ. Thí dụ : vấn ổ tự do sáng tác, tự do phê bình, tự do tìm tòi sáng tạo nhưng lại rất cần một địn hướng nhân vãn, tự do tim kiếm các chất liệu mới và cách thể hiên mới trên nể một lý tưởng mới. Tôn trọng cá tính sảng tạo, nhưng cá tính đó được phát triê theo quy luật "tự do là tất yếu được nhận thức" hay tự do vô chính phủ ? Tất cả d vấn đề này đòi hỏi các nhà lý luận cần góp phần giải quyết. Đặc biệt từ nãm 198 do chính sách đổi mới toàn điên cuồc sống do Đai hồi lần thứ VI của Đảnc c - 1 - xuất, sự bùng nổ của lực lượng trẻ trong sáng tác mỹ thuật nảy sinh vấn đề hội nhập và truvền thống. Hội nhập như thế nào ? Họa sĩ Việt nam có nôn đánh mất tính truyền thống trong nghệ thuật tạo hình của mình hay không ? Những vấn để tranh luận xung quanh trường phái hôi họa trừu tượng, những vấn đề nảy sinh xung quanh cái "Mới" và cái "Đẹp". Đổi mới là yêu cầu tất yếu của sự tồn tại và phát triển của nghệ thuâl, nó là đòi hỏi bên trong của mỹ thuật Việt Nam. Nhưng đổi mới thế nào ? Có nên dựa vào đổi mới mà chối từ việc kế thừa thành quả của bao thế hệ cha ông để lại hay không ? Quan niệm thế nào về "Mới" và "Đẹp'"ì Đâ có ý kiến nêu trên báo chi rằng "Mới cần hơn đẹp"\ giống như trong văn học có vấn đề "Tài cán hơn Tâm". Trước hoàn cảnh đó, luận án này muốn đóng góp một sô' cơ sở lý luận trẽn quan điểm Mác-Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh đế giải quyết những vấn đề thuộc về quy luật của chủ thê sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình ỏ nước ta, đặc biệt là quy luật sự phát triển đa dạng của các phong cách sáng tác trong nhất dạng của sáng tạo bản sắc nghệ thuật tạo hình Việt nam trong thời kỳ mở cửa. 2) Tình hình nqhiẻn cứu để tài Vấn để chủ thể sáng tạo là một vấn để khó đã được nhiều nhà mỹ học và nghệ thuật học nghiôn cứu từ xưa đến nay. Người có công đẩu tiên trong vấn đề này là I. Kant qua tác phẩm "Phê phán năng lực phán đoán" của ông viết vào cuối thế kỷ xv m . Sau I. Kant, xuấl hiện hàng loạt các tác phẩm nghiên cứu về chủ thể sáng tạo trong sự phát triển của nghệ thuật như : • Life's Picture history of Western man (time incorporated. New York 1951) • Ba nes, H.E the history of Western civilization. Harcourt brace and Co, New York , 1953. • Hayes, C.J.H. A political and cultural History of modem Europe M. 1932. -------- — -------------------- - - 9 - • Parington, V.L Main cuưents in american thought. HB, 1930. • Thorndike, Lynn. A short history of cilivization FSC, 1984. • Lịch sử nghệ thuật toàn thế giới, Viện hàn lâm khoa học Liên xô, 1965. • Lịch sử nghệ thuật đại cương, NXB nghệ thuật Mátxcơva, 1969. Ở Việt nam, có các sách và tác giả cũng quan tam về vai trò chủ thể như : • Nguyễn ĐỖ Cung, Bàn về Mỹ thuật Việt nam - Viện Mỹ thuật Hà nội 1993 • Phạm Công Thành, Luật xa gán - NXB Văn hóa 1982 • Nguyễn Phi Hoanh, Một số nền mỹ thuật thế giới, NXB Văn hóa 1978. • Nguyễn Trân, lịch sử Mỹ thuật thế giới, NXB Đại học Mỹ thuật 1993. • Đỗ Văn Khang trong cuốn Lịch sử Mỹ học. NXB Văn hóa 1983. • Đỗ Vãn Khang, Đỗ Huy trong cuốn Mỹ học Mác-Lẽnin 1985. Gần đây, trong cuốn Nghệ thuật học đại cương, tiến sĩ Đỗ Văn Khang cũng đã vạch ra quy luạt của sự tác đông qua lại giữa chủ thể và khách thể sáng tạo trong nghệ thuật nói chung. Bên cạnh đó, thông qua các tác phẩm giới thiệu thành tựu nghệ thuật tạo hình, các tác giả trong lĩnh vực này cũng đã cố gắng tìm cách khám phá phần nào chủ thể sáng tạo như trong các tác phẩm sau. • Tranh Sem mài Việt Nam (Les laques du Vietnam) (NXB Mỹ thuạt - 1994) • Tranh Lụa Việt Nam (Les peintures sur soie du Vietnam) (NXB Mỹ thuật - 1992) • Tranh Sơn dầu Việt Nam (Les peintures à L' Huile du Vietnam) (NXB Mỹ thuật - 1996) • Mỹ thuật và nghệ sĩ (NXB Thành phố Hổ Chí Minh - 1996) • Tranh lụa Nguyễn Phan Chánh (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 1992) • Họa sĩ To Ngọc Vân (NXB Văn hóa Hà Nội - 1983) - 3 - • Họa sĩ Trần Vãn cẩn (NXB Văn hóa Hà Nôi - 1989) • Nghệ thuật tạo hình Việt Nam (NXB Văn hóa Hà Nôi - 1975) • Họa sĩ Nguyễn Sáng (Hội NSTH Việt Nam) • Nghệ thuật tạo hình hiện đại Việt Nam (NXB Mỹ thuạt - 1996). Tuy vậy, tất cả các công trình trên chỉ đề cập tới một mặt nào đó, của một sô' tác giả nào đó trên một chất liệu cụ thể nào đó mà chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về chủ thể sáng tạo trong nghệ thuật tạo hinh. Vì vạy, luận án này đã kế thừa tất cả những thành tựu của những người đi trước, quan tam đến quy luật riêng của chủ thể, đặc biệt là chủ thể sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình. 3) Muc đích nqhiẽn cứu a/ Nghiên cứu cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ, chỉ ra bản chất của những thành tố và các mối quan hệ của chúng. b/ Từ cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ - Luận án đi sùu phân loại các chủ thế thẩm mỹ, đặc biệt xác định vai trò của chủ thể sáng tạo trong việc sáng tạo và tiếp nhận những giá trị thẩm mỹ. c/ Khảo sát quá trình hoạt đông của chủ thể sáng tạo trong quá trinh sáng tác ở môt loại hình đặc biệt - đó là NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH - nhất là trong chất liệu lụa, sơn mài, son dáu. 4) ĐỐI tưonq và Pham vi nahiẽn cửu Luận án, tuy nhằm vào đối tượng chủ thể thẩm mỹ, song luôn luôn đặt chủ thể thẩm mỹ trong quan hệ với khách thể thẩm mỹ, tức là luôn luôn đặt nó vào trong quy luật khách quan của triết học và mỹ học, như : tồn tại xã hôi quyết định ý thức xã hôi, tính chất năng đông và sáng tạo của chủ thể, những tiêu chí của chủ thể với tư cách một chủ thể thảm mỹ. -4 - Vì nhằm vào ba cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ : cấu trúc bản thể, cấu trúc chức năng, và cáủ trúc truyền thông, nên ngoài những tính chất, những bản chất tạo nên chủ thể thẩm mỹ, luận án cũng sẽ luôn luôn chú ý tới quy luật quan hệ qua lại giữa tự do và tất yếu, giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa lịch sử và năng động chủ quan trong tư duy sáng tạo của người nghệ sĩ. 5) Phưonq pháp nahiên cứu Luận án này chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng và theo quan điểm lịch sử của triết học Mác-Lênin. Ngoài ra, luận án còn áp dụng những phương pháp khác như : phương pháp cấu trúc, phương pháp hê thống, phương pháp so sánh theo loại hình sáng tạo của chủ thể. 6) Nhữnq dónq qóp mói của luân án a/ Đi sâu vào lĩnh vực chủ thể và góp phần làm phong phú thêm mỹ học vể phương diên vạch ra cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ. b/ Đi sâu phân loại và chỉ rõ đặc điểm của từng loại chủ thể thẩm mỹ, qua đó phát hiện đặc tính riêng của chủ thể sáng tạo (nghệ sĩ), chủ thể tiếp nhận (người thưởng thức) và chủ thể định hướng (nhà lý luận, phê binh, nhà hoạch định chính sách đối với nghệ thuật). c/ Lần đầu tiên, phân tích và làm rõ "những bí ẩn" của chủ thể sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuạt Hội họa, đặc biệt là quá trình sáng tác tranh sơn mài, tranh lụa và tranh sơn dầu. Xuất phát từ lý luận về "Thiên tài" trong cuốn "Phê phán năng lực phán đoán" của nhà triết học cổ điển Đức I.Kant, luận án kết hợp với quan niêm triết học Phương Đông đê đề xuất tính chất "Thiển" trong chủ thể sáng tạo nghệ thuật hôi họa (mà Platông thời cổ đại Hy lạp đã nói một cách duy tâm là do "thần nhập” -5 - 7) Bố cuc luân án Ngoài phần mở đầu, kết luân và tài liệu tham khảo luận án gồm 3 chương 8 tiết 17 mục với 132 trang và phần phụ lục gổm 143 ảnh minh họa. Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dản nhiệt tình và tận tụy của PGS. TS. ĐỖ Văn Khang, GS. Phạm Công Thành. Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thầy của mình. Tác giả xin chân thành cám ơn GS. TS. Bô trưởng Trần Hổng Quân; PTS. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bô Tạ Thế Truyền; Ban thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo; PGS. PTS. Phó vụ trưởng Vụ sau đại học Nguyẽn Xuân Phong; PTS. Lê Hương đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tạo điều kiên thuận lợi để tác giả hoàn thành luân án này. Tác giả xin chân thành cám cm GS. PTS. Nguyễn Hữu Vui; PTS. Nguyẻn Hàm Giá; PGS. Bùi Thanh Quất; PTS. Trịnh Trí Thức; PTS. Dương Văn Duyên; PGS. PTS. Phạm Gia Lâm (Trường đại học KHXH và NV); PGS. PTS. Nguyên Ngọc Dũng (Viện đại học mở); PGS. PTS. Nguyễn Chí Mỳ (Ban tuyen giáo thành ủy); PGS. PTS. Nguyẽn Văn Huyên (Viện triếl học); PGS. Vũ Giáng Hương (Hội Mỹ thuật Việt Nam); PGS. Nguyẽn Lương Tiểu Bạch; PGS. PTS. Nguyên Đỗ Bảo (Trường đại học Mỹ thuật Hà Nôi) đã đọc kỹ bản luận án và giúp tác giả nhiều ý kiến quý báu. Tác giả xin chân thành cám ơn khoa Triết học, phòng đào tạo trường đại học KHXH và NV, Vụ sau đại học Bô Giáo dục và Đào tạo, các anh chị ở thư viện Quốc gia, thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương, thư viện Phạt giáo, bạn bè và gia đinh đã đông viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiên thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình thực hiên đề tài nghiên cứu. -6 - C hương 1 NGHIÊN c ứ u CHỦ THỂ THAM mỹ ở góc độ t h ị h iế u Trong nghệ thuật, chủ thể thẩm mỹ chính là chủ thể người, tác phẩm hoàn chỉnh của tạo hóa. Chủ thế thẩm mỹ chính là phương diện chủ quan của cả một quá trình tư duy nghệ thuạt hay nói một cách khác, là quá trình cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ. Khảng định như vậy, vì c . Mác đã từng nhấn mạnh : Bán chất con người là luôn sáng tạo theo quy luạt cái đẹp. Song, không phải ngay từ đầu, con người đã hiểu hết mình. Phải một thời gian dài, từ cổ đại Hy lạp đến Phục hưng, người ta mới phát hiện ra vai trò của chù thể. Chủ thể thẩm mỹ luôn gắn với vai trò năng đông sáng tạo của cái Tôi - cái Tồi trong sáng tạo và trong thưởng thức nghệ thuật. Song cái Tôi lại chỉ có thể được quan tâm khi vấn đề tự do cá nhăn được coi trọng. Hoạt đông nhận thức và sáng tạo cái đẹp là tiêu biểu cho hoạt đông thẩm mỹ. ở lĩnh vực này, Con người, trong mối quan hẹ thẩm mỹ với hiện thực, đặc biệt với nghệ thuật, mới tự vươn lên đóng vai trò chủ thể trong nhận thức, định hướng và sáng tạo. Đúng như Đề Các (Descartes) đã n ó i: "Tôi tư duy tức là tôi tổn tại". Muốn hiểu kỹ một mặt cực kỳ tế nhị cái "Tôi" của Đề Các, ta phải quan tâm đến cấu trúc của chủ thể thẩm mỹ, đay là một hệ thống phức tạp gồm nhiều thành tố liên quan chặt chẽ với nhau một cách biện chứng để tạo nên sự hình thành và phát triển cả một hệ thống chủ thể. Chủ thể thẩm mỹ gồm bảy thành tố là : cảm xúc thẩm mỹ, Biểu tượng thâm mỹ, Thị hiếu thảm mỹ, Tình cảm thẩm mỹ, Hình tượng thẩm mỹ, được Lý tưởng thẩm mỹ soi đường rồi kết lại ở Ý thức thảm mỹ. Trong quan hệ đa dạng, qua lại hữu cơ ấy, tất cả các thành tố đó tổn tại độc lập với nhau nhưng lại gắn bó chặt chê một cách biện chứng với nhau để tạo nên một chỉnh thể : CHỦ THỂ THAM m ỹ . - 7 - Để phản ánh toàn bộ cấu trúc trên có rất nhiều cách. Luận án chọn cách xuất phát từ thị hiếu thẩm mỹ, để từ đó khảo sát các mối quan hệ giữa các thành tố khác của chủ thể thẩm mỹ. Cách xuất phát này là tối ưu với đề tài của luận án là nghiẽn cứu "Chủ thể sáng tạo cái đẹp trong Nghệ thuật tạo hình". Muốn xuất phát từ thị hiếu thẩm mỹ, luận án phải làm rõ khái niệm thị hiếu rồi đến thị hiếu thẩm mỹ. 1.1. Bản chất của thi hiếu và thi hiểu thẩm mỹ. Thi hiếu : Thị hiếu trước hết là môt sở thích của chủ thể. Nhưng sở thích này lại bộc lô thành cách phản ứng tức thời, nhanh nhậy, như một thái độ riêng đối với giá trị của sự vạt và hiện tượng mà chủ thể cần có biếu hiện. Trong xã hội loài người, con người là một chỉnh thể, mỗi người là một thế giới riêng và do vậy tồn tại một sở thích riêng - đó là sở thích cá nhan, không ai giống ai cả. Nếu trên đời này, ai ai cũng có sở thích giống nhau thì cuộc sống sẽ nghèo nàn biết bao, thâm chí rơi vào nguy hiểm vì con người sẽ chìm vào trạng thái mônôtôn. Nếu tất thảy con người đều giống nhau, tất không thành xã hôi, không thành môt nền nghệ thuật : vì mỗi người một thị hiếu (hay còn gọi là "gu" (goũt). "gu" tốt hay xấu là phản ánh trình độ thẩm mỹ của chủ thể thưởng thức, "bông gu"(bon goũt) hay môve gu (mauvais goũt) chỉ người sành chơi hay người có thẩm mỹ kém. Người sành ăn mặc thường chọn máu sắc hài hòa, gam mầu trảm nhẹ, giản dị. Không phải ngẫu nhiên mà các chính khách lấy gam mảu ghi xám hoặc đen làm chủ đạo trong lẽ phục ngoại giao. Mỗi chủ thể là một cá thể riêng biệt, đứng độc lạp với nhau. Mỗi người có một tâm sinh lý khác nhau, xuất thân từ nhiều thành phần và chịu sự giáo dục khác nhau, vì thế nên có nhu cầu khác nhau, khả năng đánh giá và thưởng thức khác nhau. Khi nói đến thị hiếu là nói đến những sở thích không đồng nhất với những tính cách và sự lựa chọn khác nhau. Thị hiếu có thể được xác định trên nhiều dạng khác nhau trong các quan hệ tình thần cơ bản như đạo đức, chính trị, tồn giáo, thẩm mỹ, khoa học. Các loại thị hiếu này biểu hiện liên tục và thường xuyên trong -8 - đời sống xã hội. Có thể nói thị hiếu thẩm mỹ là thị hiếu phức tạp nhất, phong phú và hấp dẫn nhất, nó khước từ mọi chuẩn mực khô cứng và luôn giữ một khoảng cách nhất định với dư luận. Sự khác nhau giữa thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu thông thường là sở thích, là hành vi nhạy cảm tức thời trong việc thẩm định chân giá trị thẩm mỹ của sự vât hiện tượng hay của tác phẩm. Thị hiếu thẩm mỹ là sự biểu hiện tình cảm, thái đô của các chù thể sáng tạo và thưởng thức trước cái đẹp, cái xấu, cái bi và cái hài , cái trác tuyệt diễn ra trong cuộc sống và đặc biệt qua các loại hình nghẹ thuật đang diễn ra hàng ngày. Thị hiếu thẩm mỹ liên quan mật thiết đến thị hiếu phổ biến vể mặt tình cdm và tinh thần. Thị hiếu thảm mỹ là sự nhạy cảm về cái đẹp, hay nói cách khác là "thú chơi", thú thưởng ngoạn một giá trị thẩm mỹ nào đấy, ở một loại hình nào đấy mang ý nghĩa giá trị tinh thần nhiều hơn giá trị thực dụng. Như chọn một biệt thự với nôi thất, sán vườn tuyệt mỹ, chọn một cay cảnh cổ thụ có thế đẹp do cône phu uốn tỉa, chọn một bộ quần áo họp thời trang v.v... Tất cả những thứ đạt tiêu chuẩn đẹp đó không phải chỉ vì lợi ích vạt chát mà là sự thỏa mãn khát vọng hướng tới cái đẹp, cái toàn bích của chúng ta, nó hướng tới giá trị tinh thần nhiều hơn. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống, không phải ai cũng có Gu tốt, có khả năng để lựa chọn được những vật phàm, những đối tượng thẩm mỹ phù hợp với quy luật của cái đẹp. Như vậy, ta có thể hiểu thị hiếu thẩm mỹ không phải chỉ là một hành vi nhanh nhạy về phương diện mỹ cảm, mà còn biểu hiện "tính trội của hành vi". Trong mỹ học, tính trội tạo thành phẩm chất của chủ thể thảm mỹ. Một khi "tính trội" càng phát triển thì chủ thể thẩm mỹ càng phong phú và tích cực hướng tới những giá trị đích thực của cái đẹp trong quá trình thụ cảm và sáng tạo những giá tri thẩm mỹ. Thị hiếu thẩm mỹ còn là một hình thức của ý thức thẩm mỹ. Với khả năng nhận xét về phẩm chất thẩm mỹ của các hiện tượng tự nhiên và xã hôi, các sản -9 - phẩm của sản xuất vạt chất và tinh thần cộng với sự hiểu biết cảm xúc mà tạo nên nhân tố chủ quan của cá nhân và sự độc đáo của cá tính họ. Chính nhân tố chủ quan và sự độc đáo cá thể tạo nên cái "Tôi" trong thưởng thức và sáng tạo nghẹ thuật . Xã hội loài người và xã hội nghệ thuật chỉ có thể có ý nghĩa khi những cái "Tôi" ấy tổn tại, đó là cá tính sáng tạo, cá tính thưởng ngoạn. Tất cả cái đó góp phần làm giàu thêm sự phong phú và đa dạng của xã hội và nghệ thuật. Thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất giữa cảm tính và lý tính, nhưng lại biểu hiện dưới dạng đổng hóa thực tại bằng cảm tính, như vậy thị hiếu thẩm mv là một năng lực biểu hiện sự hài hòa giữa bản chất tự nhiên và bản chất xã hôi loài người. Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử mỹ học, khi tim hiểu về thị hiếu thám mỹ, xuất hiện hai cách biện giải ngược chiều nhau về bản chất của thị hiếu thâm mỹ. Đó là duy cảm và duy lý. Môngteskiơ (Montesquieu) đại diện của trường phái mỹ học phong trào khai sáng Tây Àu thế kỷ XVTH định nghĩa thị hiếu thâm mỹ là "cái thu hút chúng ta chú ý tới đối tượng bằng tình cảm". Rútsô (Rousseau) coi "thị hiếu thẩm mỹ là năng lực nhạn xét vể cái mà đông đảo mọi người thích hay không thích". Khi bàn vẻ thị hiếu thẩm mỹ, I.Kant đã thấy tính chất phức tạp và tính cá nhân của thị hiếu, nên ông cho rằng "về thị hiếu thẩm mv thì không nên bàn cãi". Thực tế, quan điểm của Kant chỉ đúng ở mức độ nhạn xét vể thị hiếu thẩm mỹ cá nhấn chứ không đúng về nguyên tắc. Khi nói về bản chất của thị hiếu thẩm mỹ là vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính xã hôi. Chính I.Kant vể sau cũng đã nhận ra chỗ mâu thuẫn của ông, và ông đã bổ sung bằng khái niệm "thị hiếu công cộng". Hơn nữa, mỹ học Mác-Lênin khẳng định thị hiếu thẩm mỹ của mỗi cá nhản không phải là bẩm sinh bất biến. Nó là thái độ tình cảm khiến con người phản ứng mau lẹ trước cái đẹp, cái xấu, cái bi hài và trác tuyệt trong nghệ thuật và cuộc sống. Song, không thể có thị hiếu thẩm mỹ nếu thiếu tư duy vì nó phản ánh những thuộc tính của khách thể thẩm mỹ. Do vậy, những đòi hỏi của thực tiễn không chỉ làm thay đổi tình cảm của con người mà còn làm xuất hiện những thị hiếu mới. Lịch sử đã chứng minh điều - 10- này : Ở thời kỳ công sản nguyên thủy, với chế đô mẫu hệ, thị hiếu thẩm mỹ của toàn bộ tộc hướng tới hình tượng người đàn bà theo chủ nghĩa phồn thực. Trước sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại, thị hiếu thẩm mỹ ở giai đoạn này hướng tới những hình mẫu hoàn thiện cao cả : Nhà triết học, anh hùng, quán quan thể thao. Qua thời kỳ Trung cổ, với sự áp đạt của lẽ giáo nhà thờ, thị hiếu lúc ấy chỉ có quyền hướng tới cái đẹp của chúa. Trong thời kỳ Phục hưng, thị hiếu thẩm mỹ thay đổi, người ta lại ngưỡng mô cái đẹp ở những con người đầy đặn, phúc hậu, những vẻ đẹp thuần khiết mang tính bản thiện, trong sáng nhưng khổng lồ. Và trong thời đại văn minh của thế kỷ XX này, khi mà khoa học phát triển cao độ đẩy xã hôi đi lên với một tốc độ phi thường, khi mà tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là xã hôi hàng hóa và nghẹ thuật phát triển thiên hình vạn trạng, các chủ thế sáng tạo bức bách lột bỏ những cái cũ trong tư duy sáng tạo của mình để thay vào một phong cách mới, những cảm nhận và rung động mới, tim tòi, phát hiện, nhiều thị hiếu thẩm mỹ mới đã xuất hiện hướng tới cái đẹp đích thực của sự hình thành và phát triển thị hiếu của con người hiện đại. Thị hiếu thám mỹ không hoàn toàn là sản phẩm của cảm xúc, mà còn là sản phảm cao của triết luận. Mấy năm gần đây, thị hiếu thảm mỹ ở nước ta đang bị xáo trộn dữ dội. Xu hướng sáng tác của các chủ thể có chiều hướng ngoại, hiện đại hóa và trừu tượng hóa tác phẩm. Các họa sĩ cao tuổi vẫn thủy chung với phong cách và lối nhìn của mình là tả thật những cảnh sinh hoạt, tĩnh vật hay phong cảnh đất nước. Họ vãn trung thành với bài bản hàn lâm (Academique). Các họa sĩ trẻ chuyên dần sang vẽ tranh trừu tượng. Luồng gió hiện đại ở các nước Tay Âu và khu vực Châu Á đang thổi rất mạnh vào hội họa nước ta, công với thị hiếu mua tranh, chơi tranh của các "Thượng đế" mới. Vẽ theo lối cũ thì khó bán và bán giá rất rẻ. Nhưng tranh trừu tượng rất khó hiểu thì bán chạy và rất đắt. Có bức tới 10.000 USD. - 11 - Thực tế sáng tác mỗi người một gu, một thị hiếu tạo nên sự sôi động của thị trường tranh. Các loại tranh vẫn lần lượt ra đi... Các họa sĩ vẫn sáng tác, không ngừng, không nghỉ. Bàn về thị hiếu thẩm mỹ, ta thử lướt qua triển lãm tranh được giải quốc gia để tiến tới triển lãm Châu Á 1996. 30 bức tranh được chọn bày đều là trừu tượng hay siêu thực. Chứng tỏ thị hiếu thẩm mỹ của các chủ thể đã được hiên đại hóa. Đó là kết quả sau khi mở cửa, sự giao lưu hội họa vùng, miền, khu vực và thế giới. 5 bức tranh được giải thưởng và sẽ bầy ở triển lãm này cũng là Trừu tượng, Siêu thực hay Ân tượng. Sơn mài bây giờ không mài phảng mịn như xưa nữa mà được "phù điêu hóa" rất bôn bề và thô môc. Sơn dầu bây giờ được "tân kỳ" hóa, đắp nổi như điêu khắc : Súng, đạn, xe tăng, đại bác, phi cơ rồi bôi màu lên với những cái tên rát trừu tượng "Sự hóa thạch của chiến tranh". Bức tranh trên đã rất đắt về tứ, cái "Tứ" đắt là xương sống cho mỗi bức tranh, mỗi bài thơ, mỗi bản nhạc. Béttôven (Betthoven' * ’ ’ i tạo "Tứ" : tiếng đập cửa của định mệnh bằng chùm 3 liên tiếp trong bản giao hưởng nổi tiếng nhất của đời ông *■ -77 ’ Bản giáo hưởng sô 5 giọng Đô thứ - tạp 67 (1805-1808) có tên "Định mệnh". Trong mồ tip 4 âm với một âm hình và gam mầu chủ đạo, Béttôven muốn nói "Số mệnh gõ cửa như vậy đó" với ý tưởng "Từ bóng tối tới ánh sáng, qua đấu tranh giành thắng lợi". Chất kiên định của âm hình tiết tấu m I J chính là xương sống, là tứ của toàn bô bản giao hưởng này. Àm hình trên được nguyên vẹn trong tất cả các biến dạng giai điệu và hòa thanh không những trong chương một (Allegro Con brio) hay chương 2 (Andante Con moto) mà còn được nhắc lại trong tất cả các chương sau. Hơn nữa, nhạc sĩ và họa sĩ có tư duy và thị hiếu tốt sẽ tạo được bố cục đẹp, hợp lý. Gam màu biểu cảm được sự "hóa thạch" của chiến tranh với những vũ khí giết người tàn bạo của nó. - 12- Tác phẩm trên đã kết hợp được mỹ cảm sáng tạo và tư duy triết học trong việc xây dựng tác phẩm. Chính giá trị triết luận cao đã nâng giá trị của thị hiếu lên thành giá trị nghẹ thuạt. 1.2 C ác kiểu bôc lố của thi hiếu thẩm mỹ 1.2.1. Tính phản ứ ns mau le Trước những hiện tượng xảy ra trong đời sống và nghẹ thuạt như đẹp, xấu, trác tuyệt, bi hài, từ tình cảm thẩm mỹ của các chủ thể thẩm mỹ sẽ xuất hiện sự phàn ứng mau lẹ. Sự phản ứng này gần như là bản năng của chủ thể thẩm mỹ. Qua thời gian, năm tháng, do kinh nghiệm và quá trình tích lũy những giá tri thẩm mỹ đã tạo thành tính ổn định trong thị hiếu và chính tính ổn định này đã giúp cho chủ thể thảm mỹ có những phản ứng đúng đắn trước các hiện tượng thẩm mỹ xảy ra trong quá trình sáng tạo và thưởng thức nghệ thuạt. Phải có một thị hiếu thẩm mỹ tốt cộng với những kinh nghiêm được tinh luyện và trắc nghiêm qua thực tế mới có những phán đoán đúng với bản chất của đối tượng thẩm mỹ. Thực tế cho hay rằng : khi kinh nghiệm đạt đến đô dày của sự sâu sắc và phong phú cần thiết thì sự phản ứng càng chuẩn và mau lẹ bấy nhiêu. Mối quan hệ giữa tính phản ứng mau lẹ và tính ổn định tương đối của thị hiếu thẩm mỹ là mối quan hê biện chứng. Sự phản ứng mau lẹ biểu lô cá tính và chủ kiến của chủ thể thẩm mỹ. Một chủ thể thẩm mỹ chỉ thực sự vững vàng khi biểu lô được chính kiến của mình trước cái đẹp, xấu. Thái độ dứt khoát trong khen chê thường là đặc điểm biểu hiên tính tự túi "Sang trọng". Nhưng để có tính tự túi này cần phải có vốn văn hóa cao, vốn nghê thuật sâu, đặc biệt là sự quảng giao với giới vãn nghê sĩ. Sự phản ứng mau lẹ với đầy đủ bản Enh nghê thuật giúp cho người nghê sĩ biểu hiên mình trong đời sống xã hội với bản tính độc đáo của cá nhân. Thái độ phản ứng trước một hiện tượng thẩm mỹ bộc lộ hoàn toàn trình độ thụ cảm nghệ thuật không mang tính bản năng hoàn toàn mà là một trình đô cao - 13 - của lý tính kết hợp với một cảm xúc tinh tế để xét đoán một cách mau lẹ theo chủ quan của mình. Như vây, tính phản ứng mau lẹ của thị hiếu thẩm mỹ có quan hệ qua lại hữu cơ với cảm xúc thẩm mỹ. cảm xúc thẩm mỹ càng mãnh liệt bao nhiêu càng giúp chủ thể thẩm mỹ có phản ứng mau lẹ trước hiện tượng thám mỹ bấy nhiêu; giúp chủ thể thẩm mỹ kiểm tra và phân biẹt một cách chính xác giữa hiện tượng và bản chất, thật hay giả, xấu hay tốt, bi hài hay trác tuyệt. 1.2.2. Tính vô tư của thi hiếu thẩm mỹ Chúng ta đều biết cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của thẩm mỹ, là như cầu cao của tinh thần, tình cảm. Vậy, việc đánh giá cái đẹp thế nào để thỏa mãn sự hâm mô nhưng không vụ lợi là tính vô tư của cảm xúc. Đặc tính vô tư của thị hiếu thẩm mỹ phải chịu sự thử thách của một trong hai thái độ nghệ thuật : mơ mông hay thực dụng. Mơ mộng quá sẽ rơi vào phiêu lưu cảm xúc không tưởng, trữ tình hóa cảm xúc. Ngược lại thực dụng quá sẽ dãn đến cảm xúc khô cứng, áp đặt, nghèo nàn, không rung đông nổi những vẻ đẹp tinh tế của đối tượng thẩm mỹ. Điều này đã được chứng minh rất rõ qua các trào lưu nghệ thuật : Lãng mạn, Ân tượng hay Trừu tượng, ở trường phái lãng mạn, Đơlacơroa và những đệ tử của ông quá đuổi theo cái đẹp của màu sắc mà ít chú ý đến biến đổi của hình thể vạn vật. Việc xem trọng mầu sắc thái quá thiếu hản đi đặc tính vô tư của thị hiếu thẩm mỹ bởi bản thân sự "duy sắc" đã là quan niêm không đúng trong nghẹ thuật tạo hình rồi. Vì thế, các chủ thể thẩm mỹ cần phải có thái độ vô tư trước nghệ thuạt. Sự sai lệch trong thái đô thẩm mỹ biểu hiện một khả năng không hoàn chỉnh, phiến diện trong cái nhìn nghệ thuật, về văn đề này Lênin đã từng dạy chúng ta cần phải sông có vãn hóa, tránh những dục vọng tầm thường và cả những ý tưởng viển vông. Chỉ có thị hiếu vô tư mới giúp chúng ta khả năng lựa chọn đứng đắn giá trị chủn-thiệnmỹ trong đời sống và nghệ thuật. Chỉ có sự giáo dục thảm mỹ một cách thường xuyên và toàn diện trên cơ sở tích lũy những giá tri thẩm mỹ phong phú mới có được sự vô tư của thị hiếu thẩm mỹ. - 14 - 1.2.3. Tính cá bièt và tính xã hôi của thi hiếu thâm mỹ Cộng đồng xã hội được hình thành từ nhiều cá nhân; mỗi cá nhủn lại có thị hiếu thẩm mỹ khác nhau, chính điều này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của thị hiếu thẩm mỹ trong xã hôi. Trong thị hiếu thẩm mỹ ở mỗi con người đều mang yếu tố thích thú cá nhân và phản ứng mau lẹ trước các đối tượng thẩm mỹ. Người thích sân khấu, người yêu ca nhạc, người thích vãn học, người mê thơ lại có người thích chơi hoa, chim cảnh. Thậm chí trước một hiện tượng thẩm mỹ cụ thế, các chù thể lại rung đông khác nhau, chịu ảnh hưởng của trạng thái tình cảm cá nhân lúc thưởng thức. Mỗi cá biệt đứng độc lập làm cho thị hiếu thẩm mỹ trở nên phong phú. Song, tính xã hôi lại định hướng giá trị tản mạn đó thành giá trị chung của toàn xã hôi. Thời đại nào thì nghệ thuật ấy, thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó : mỗi chủ thể sáng tạo của mỗi thời đều đã hàm chứa tính xã hội trong mỏi tác phẩm của mình, đóng góp cho nền văn minh nhan loại dẫu rằng ở họ hình thành từ những quốc gia khác nhau, các hoàn cảnh khác nhau, các nền văn hóa khác nhau, và cả các phong cách khác nhau nữa. Những thành tựu rực rỡ của nghê thuật cổ Hy lạp, thời Phục hưng hay những trào lưu cổ điển, hiện đại, ấn tượng, lạp thể v.v... đều tạo nên những diện mạo riêng: Lêona Đơ Vanhxi đậm tính mảu mực, cổ điển nhưng đầy tinh thần nhân ái; Rôđanh ắp đầy khát vọng; Raphaen nuột nà, phóng khoáng; Đơlacơroa gợi cảm trong sắc màu; Picátsô tạo dựng trong biến đổi không ngừng; Gôganh xô lệch mảng màu. Trong khi đó Xêdannơ tự do đặt màu canh nhau không theo công tua của hình, thậm chí buông lỏng hình để đạt môt mảng màu khoáng đạt, tạo sự chuyển động trong không gian. Dùng một ước lệ để nói một giả ước tạo ra chiều sâu của trí tuệ. Đã có nhiều ý kiến tranh luận của các nhà mỹ học trên thế giới xung quanh tính cá biệt và tính xã hôi của thị hiếu thẩm mỹ. I. Kant, một trong những người đầu tiên nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ một cách hệ thống đã tuyệt đối hóa vai trò của thị hiếu thẩm mỹ cá nhân. Kant cho rằng : muốn tiếp thu cái đẹp cần phải có thị hiếu, tức là khả năng thụ cảm cái đẹp theo đúng cảm xúc của chủ thể. Những - 15 - quan điểm mỹ học này của LKant chứa đầy mau thuẫn. Đã có lúc Kant cho rằng : "Vẻ dẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ, mả trong con mắt ke’ si tình". Ồng lúng túng không thể lý giải nổi sự tồn tại song song giữa thị hiếu chung của toàn xã hôi và thị hiếu của một nhóm người, ổng đành khắng định tính phổ biến và tất yếu của những phán đoán thị hiếu căn cứ vào luận điểm cho rằng có sự tổn tại của môt cảm xúc gọi là cảm xúc chung. Tính tất yếu của thị hiếu là "tính tất yếu chủ quan". Nó bắt rẽ không phải ở đối tượng mà ở chủ thể. òng đã đưa ra môt quan niệm về thị hiếu xã hội để giải quyết vấn đề chung và riêng, sở dĩ nhiều người cùng đánh giá một sự vạt là đẹp vì họ có chung một cảm nhạn do cái đẹp có tính phổ quát. Mỹ học Mác-Lênin đã khắc phục những thiết sót về nhận thức luận duy tâm chủ nghĩa của I.Kant. Đó là : không có một cá nhân nào sống tách biệt khỏi các quan hẹ xã hôi, bản thân quan hệ thẩm mỹ là một quan hệ xã hội nên thị hiếu thảm mỹ - một dạng biểu hiện của quan hẹ thẩm mỹ, một hình thức thể hiện ý thức thủm mỹ không thể không mang tính chất xă hôi. Như vậy, trong xã hôi công đồng, cùng môt lúc tổn tại thị hiếu cá nhan, thị hiếu giai cấp, thị hiếu dân tộc, thị hiếu thời đại và thị hiếu nhân loại. 1.2.4. Tính siai cấy của thi hiếu thẩm mỹ Một câu hỏi đặt ra là : thị hiếu thẩm mỹ có mang tính giai cấp không? Cau trả lời là : Có. Người ta không thể đứng ngoài chính trị, đứng ngoài giai cấp. Giai cấp nào thì thị hiếu ấy. Màu sắc chính trị ảnh hưởng đến màu sắc thị hiếu. Thị hiếu của giai cấp tư sản khác với thị hiếu của giai cấp vô sản bởi bản chất chính trị của từng giai cấp khác nhau. Thị hiếu thẩm mỹ luôn luôn gán bó chặt chẽ với quan niệm sống riêng của từng giai cấp. Ý nghĩ của kẻ sống trong lâu đài không giông ý nghĩ của kẻ sống trong túp lều tranh. Quan niêm về cái đẹp của họ cũng khác. Thí dụ quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ lao đông là thân hình chắc khỏe, chân tay mập mạp, nước da hổng hào. Còn những phụ nữ trong giới thượng lưu quí tôc là mặt hoa da phấn, liẽu yếu đào tơ. - 16 - Những mảu người này được mô tả khá thành công trong những giai tác văn học của Hônôrê Đơ Banzắc (Honoré de Balzac) (1799 - 1850) với nhân vật ơgiêni Gơrăngđê; L.Tônstôi (L.Tolstoi) với Nataxa Rôstôva, Ana Karênina, hay Maxlôva. Hoặc bà Bôvari trong tác phẩm cùng tên của đại văn hào Phrôke. Chắc chắn "Thần tự do trên chiến lũy" của Đơlacroa khác với nhân vạt nông dan "Cô gái với chiếc bình" của Gôia (Goya). Song, bất cứ người có học thức chân chính nào cũng đểu cảm thấy rằng đời sống trí tuệ và tâm hồn của các giai cấp mới thực sự là cái mang giá trị thẩm mỹ chân chính. 1.2.5. Tính dân tôc và tính nhân loai trone thi hiếu thẩm mỹ Mỗi dân tộc trên thế giới đều hình thành một thị hiếu thám mỹ riêng mà người ta gọi là thị hiếu dân tộc. Thị hiếu này có được là nhờ những ảnh hưởng của các hoàn cảnh và điều kiện cụ thể trong cả quá trình lâu dài hình thành và phát triển của dan tộc ấy. Biểu tượng con rồng hay bông hoa sen đã trở thành biểu tượng nghé thuật Việt Nam. Dảu là con rồng đời Lý, đời Lê hay đời Trần có khác nhau đôi chút, nhưng vản là con rồng uốn lượn theo kiểu thắt túi. Còn biểu tượng hoa sen đã-in đạm vào tủm khảm mỗi người dan Việt như những gì thiêng liêns nhát. Hù- 1 tượng hoa sen đã xuất hiên từ rất lâu trong lịch sử tôn giáo, trong thi ca Việt nam được thể hiện ở những nơi trang trọng nhất : Bông sen lớn mọc lên từ hồ Linh Chiểu (1049) (nay là chùa Một Cột). Bông sen được khắc vào văn bia tiến sĩ ở Văn M ếu-Quốc Tử Giám (1070), trường đại học đầu tiên của dân tộc Việt, trung tủm khoa cử lúc bấy giờ. Bông hoa sen trở thành biểu tượng đẹp nhất khi nói về Bác Hổ - vị cha già dân tôc Tháp mười đẹp nhất hoa sen Nước Nam đẹp nhất có tên Bác Hổ. Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm, những sắc thái riêng trong nếp sống, phong tục tập quán và cả những quan niệm về cái đẹp. Phương Tây thích biểu hiện nghệ thuật theo nguyên tắc xa, gần. Phương Đồng thích biểu hiện nghệ thuật theo nguyên tắc "Lên cao thấy xa", "Lấy lớn thấy nhỏ". Người Ấn Độ thích hiểu hiện nghẹ thuật theo hai nguyên tắc :"Tính nhục cảm -DẠ! HỌC Q tl‘ 5C TRo!:C'- ••••;•• - 17 - No^[ g :a h à NỘ!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan