Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng qua các học thuyết...

Tài liệu Chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng qua các học thuyết kinh tế và nhận thức vận dụng ở việt nam hiện nay

.DOC
108
231
138

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, vai trò của các chính sách kinh tế, mà cụ thể là chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo xây dựng thành công một nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một chính sách kinh tế đúng đắn và phù hợp sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp, chủ quan duy ý chí sẽ làm cho nền kinh tế trở nên trì trệ thậm chí là phát triển thụt lùi. Xuất phát điểm quan trọng nhất, nền tảng cơ bản nhất để xây dựng một chính sách kinh tế chính là các học thuyết kinh tế. Trải qua quá trình phát triển hơn 6 thế kỉ bắt đầu từ học thuyết trọng thương (thế kỉ XV), là học thuyết đầu tiên được xây dựng thành một hệ thống lí luận hoàn chỉnh đến học thuyết kinh tế hiện đại hiện nay, các học thuyết kinh tế khác nhau đã được hình thành và khẳng định vị trí của mình trong một giai đoạn nhất định. Điều nổi bật của các học thuyết kinh tế này là các học thuyết kinh tế sau có thể phủ định học thuyết kinh tế trước. Tuy nhiên cũng có những học thuyết không hoàn toàn phủ nhận học thuyết kinh tế trước mà là sự kế thừa và phát huy cao hơn học thuyết trước đó. Do vậy tất cả các học thuyết kinh tế đều có ý nghĩa thực tiễn nhất định trong từng giai đoạn cũng như quá trình phát triển chung của nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Thấy được tầm quan trọng của chính sách kinh tế đối với nền kinh tế của một quốc gia cũng như vai trò của các học thuyết kinh tế trong việc xây một chính sách tài chính, tiền tệ tính dụng để tạo cơ sở cho sự phát triển nhanh, bền vững của một nền kinh tế. Đặc biệt, các quan điểm kinh tế của Marx luôn đóng vai trò là kim chỉ nang trong xây dựng đường lối lãnh đạo của Đảng, xây dựng các chính kinh tế của Nhà nước Việt Nam. Nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng qua các học thuyết kinh tế và nhận thức vận dụng ơ Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. 1 2. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách tài chính, tiện tệ, tín dụng trong các học thuyết kinh tế qua các thời kì, thực trạng vận dụng các học thuyết kinh tế để xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng tại Việt Nam trong thời gian qua. 3. Phạm vi nghiên cứu. Bài tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu những học thuyết kinh tế đã trở thành hệ thống lí luận hoàn chỉnh, do đó chỉ tập trung nghiên cứu từ chủ nghĩa kinh tế trọng thương (từ thế kỉ XV) đến nay. Thực trạng áp dụng tại Việt Nam từ gia đoạn trước đổi mới 1986 tới nay (2013). 4. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận là làm rõ việc vận dụng các học thuyết kinh tế trong việc thực thi chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn từ sau đổi mới tới nay. Từ đó rút ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn phải khắc phục trong thời thời gian tới. Theo đó bài tiểu luận có những mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất: Điểm lại những học thuyết kinh tế qua các thời kì khác nhau bắt đầu từ học thuyết kinh tế của trường phái trọng thương và kết thúc ở học thuyết kinh tế của trường phái Chính hiện đại. Thứ hai: Phân tích những vấn đề liên quan tới chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng trong học thuyết kinh tế của Marx. Thứ ba: Đánh giá thực trạng chính sách tài chính, tiền tệ tín dụng của Việt Nam từ giai đoạn bắt đầu đổi mới cho tới hiện nay. Thứ tư: Đưa ra những thành tựu đạt được cũng những hạn chế trong việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng cần được khắc phục trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống kê số liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn đồng thời có tham khảo các tài 2 liệu, số liệu, một số công trình nghiên cứu của một số tác giả liên quan đến nội dung đề tài. 6. Kết cấu đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về các học thuyết kinh tế. Chương này chủ yếu trình bày về các học thuyết kinh tế trong lịch sử, những nội dung chính của từng học thuyết kinh tế, các vấn đề mà học thuyết kinh tế đã giải quyết và những hạn chế của nó. Chương 2:Học thuyết kinh tế của Marx về tài chính, tiền tệ và tín dụng ngân hàng. Trình bày các nội dung trong học thuyết kinh tế của Marx, đặc biệt là về Tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Nhấn mạnh vai trò của học thuyết này và tính ứng dụng của nó trong thực tiễn tại Việt Nam. Chương 3: Vận dụng các học thuyết kinh tế vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương này chủ yếu tập trung vào bối cảnh kinh tế Việt Nam qua từng thời kỳ, từng giai đoạn nhỏ từ những năm trước đổi mới 1986 cho đến nay. Phân tích để nhìn thấy mỗi thời đoạn có sự khác biệt trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng thông qua các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước. Từ đó phản ánh sự vận dụng của các học thuyết vào thực tiễn Việt Nam hiện nay. 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 MỤC LỤC.....................................................................................................................4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................8 DANH MỤC BẢNG & BIỀU ĐỒ................................................................................9 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TRONG LỊCH SỬ.......10 1. Các học thuyết kinh tế xuất hiện trước quan điểm của Marx...............................10 1.1. Trường phái trọng thương.............................................................................10 1.1.1. Tiền trọng thương..................................................................................10 1.1.2. Hậu trọng thương....................................................................................11 1.2. Trường phái trọng nông.................................................................................12 1.3. Các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh....................................................13 1.3.1. W.Petty....................................................................................................13 1.3.2. A.Smith..................................................................................................14 1.3.3. David Ricardo.........................................................................................15 1.4. Các học thuyết tiểu tư sản............................................................................15 1.4.1. Sismondo................................................................................................15 1.4.2. Proudon...................................................................................................16 1.5. Học thuyết kinh tế Chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX......................17 1.5.1. Quan điểm kinh tế của Saint Simon.........................................................17 1.5.2 Quan điểm kinh tế của Charles Fourier.....................................................17 1.5.3. Quan điểm kinh tế của Robert Owen.......................................................18 2. Các học thuyết kinh tế xuất hiện sau quan điểm của Marx................................18 2.1. Trường phái tân cổ điển...............................................................................18 2.1.1. Lý thuyết “Giá cả và thuyết cân bằng tổng quát” của Leon Walras........19 2.1.2. Lý thuyết giá cả của Mashall...................................................................20 2.2. Trường phái keynes - Phi cổ điển.................................................................21 2.3. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới (Tân tự do)..............................24 4 2.3.1. Trường phái trọng tiền - Milton Friedman...............................................25 2.3.2. Trường phái trọng cung...........................................................................32 2.3.3. Trường phái thể chế mới..........................................................................32 2.4. Học thuyết kinh tế của trường phái Chính hiện đại.......................................33 2.4.1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp.............................................................34 2.4.2. Lý thuyết về tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán.....................35 CHƯƠNG 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM KINH TẾ CỦA MARX..................................41 1. Quan điểm của Marx về chính sách tài chính.......................................................41 1.1. Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa:................................................41 1.2. Công thức chung của tư bản..........................................................................42 1.3. Mâu thuẫn trong công thức chung.................................................................42 1.4. Hàng hóa sức lao động.................................................................................43 1.5. Sản xuất giá trị thặng dư...............................................................................44 1.6. Bản chất của tiền công..................................................................................46 2. Quan điểm của Marx về chính sách tiền tệ...........................................................46 2.1. Bản chất tiền tệ theo Marx...........................................................................46 2.2. Quy luật lưu thông tiền tệ của Marx.............................................................46 2.2.1. Khái niệm lưu thông tiền tệ......................................................................46 2.2.2. Quy luật...................................................................................................47 2.2.3. Ý nghĩa của quy luật................................................................................48 3. Quan điểm của Marx về Tín dụng ngân hàng.....................................................48 3.1. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay.................................................................48 3.1.1. Sự hình thành và đặc điểm của tư bản cho vay.......................................48 3.1.2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức..........................................................................49 3.2. Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa - Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.....49 3.2.1 Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa ..........................................................49 3.2.2. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng........................................................50 4. Lý luận giá cả.....................................................................................................50 4.1. Nội dung.......................................................................................................50 4.2. Đặc điểm hoạt động của lý luận giá cả..........................................................51 4.3. Vai trò của lý luận giá cả trong nền kinh tế hàng hóa....................................52 4.4. Lý luận giá cả trong các phạm trù kinh tế: tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ...........................................................................................................................53 5 5. Tiếp thu và kế thừa...............................................................................................54 CHƯƠNG 3. NHẬN THỨC VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VÀO VIỆT NAM..................................................................................................................56 1. Từ trước năm 1986 - thời kỳ trước đổi mới..........................................................56 1.1. Bối cảnh lịch sử và tình hình chung..............................................................56 1.2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1975-1985.................................................................................58 1.3. Chính sách tài chính – tiền tệ........................................................................59 1.4. Tín dụng ngân hàng.......................................................................................61 2. Từ năm 1986 đến năm 2001 – từng bước chuyển sang đổi mới kinh tế...............62 2.1. Bối cảnh lịch sử và tình hình chung..............................................................62 2.2. Chính sách Tài chính......................................................................................64 2.2.1. Giai đoạn 1986-1990: bội chi ngân sách cao............................................64 2.2.2. Giai đoạn 1991-2001: Chính sách tài khóa thận trọng............................67 2.2.3. Thành tựu và hạn chế..............................................................................68 2.3. Vai trò của Ngân hàng nhà nước và chính sách tiền tệ từ 1986-1995.............70 2.3.1. Vai trò của Ngân hàng nhà nước và chính sách tiền tệ trong những năm đầu đổi mới (1986-1988)...................................................................................70 2.3.2. Chính sách tiền tệ chặt chống lạm phát áp dụng từ năm 1989-1991........73 2.3.3. Giai đoạn 1992-1995................................................................................76 2.3.4 Giai đoạn 1996-2000.................................................................................77 2.3.5. Những thành tựu đạt được của chính sách tiền tệ.....................................79 2.4. Tín dụng ngân hàng........................................................................................80 2.4.1. Chức năng của ngân hàng........................................................................80 2.4.2. Phạm vi hoạt động của ngân hàng............................................................80 2.4.3. Hoạt động của ngân hàng thương mại thời kỳ đổi mới............................82 3. Từ năm 2001 đến năm 2006................................................................................86 3.1. Phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế năm 2001 – 2006..........................................................................................................86 3.2. Điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong giai đoạn 2001 - 2006..............87 3.2.1 Chính sách tài khóa...................................................................................87 3.2.2 Chính sách tiền tệ, tín dụng.......................................................................91 3.3. Thành tựu và hạn chế....................................................................................92 6 3.3.1. Thành tựu................................................................................................92 3.3.2. Hạn chế....................................................................................................92 4. Từ năm 2007 đến nay ( từ Đại hội Đảng lần XI đến nay)....................................93 4.1. Phương hướng, mục tiêu và các nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế năm 2007 đến nay.........................................................................................................93 4.1.1. Về công cụ tài chính và chính sách tài khóa..........................................94 4.1.2. Về sử dụng công cụ tiền tệ và chính sách tiền tệ của Chính phủ.............94 4.2. Điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong giai đoạn 2001 – 2006............95 4.2.1. Chính sách tài khóa..................................................................................95 4.2.2 Chính sách tiền tệ, tín dụng.......................................................................97 4.3 Thành tựu và lưu ý khi vận dụng các học thuyết kinh tế trong giai đoạn hiện nay......................................................................................................................... 99 4.3.1 Thành tựu..................................................................................................99 4.3.2. Lưu ý khi vận dụng các học thuyết kinh tế trong giai đoạn hiện nay.....100 KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................109 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt XHCN NSNN CSTC Chính sách tài chính CSTK CSTT NHNN NHTM NHTMQD ĐTPT DNNN Giải thích Xã hội chủ nghĩa Ngân sách nhà nước Chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại quốc doanh Đầu tư phát triển Doanh nghiệp Nhà nước 8 DANH MỤC BẢNG & BIỀU ĐỒ Bảng 1: Sự mở rộng tiền gửi ngân hàng thông qua hệ thống ngân hàng.............36 Bảng 2: Tỷ lệ vốn tín dụng tham gia cấu thành định mức vốn lưu động của các doanh nghiệp...............................................................................................................79 Bảng 3. Thị phần các ngân hàng thương mại Việt Nam thập kỷ 1993-1996.......82 Bảng 4: Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế 1991-1999.................................................................................................................... 83 Biểu đồ 1: Nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam thập kỷ 90 (%).........83 Bảng 5: Thu ngân sách giai đoạn 2001 -2005.....................................................87 Bảng 6: Tổng chi ngân sách giai đoạn 2001 -2005.............................................88 Bảng 7: So sánh tốc độ tăng chi đầu tư phát triển (ĐTPT) và chi thường xuyên giai đoạn 2001-2005....................................................................................................88 Bảng 8: Tổng chi ngân sách nhà nước qua các năm............................................94 9 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ TRONG LỊCH SỬ 1. Các học thuyết kinh tế xuất hiện trước quan điểm của Marx. 1.1. Trường phái trọng thương. Trường phái trọng thương là trường phái kinh tế chính trị tư sản đầu tiên, thể hiện chính sách đặc biệt thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Những chính sách, cương lĩnh này đề cao vai trò của Nhà nước cầm quyền trong hoạt động kinh tế và trực tiếp phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản thương nghiệp trong thời kỳ này. Chủ nghĩa trọng thương được chia thành hai giai đoạn: Tiền trọng thương và hậu trọng thương. 1.1.1. Tiền trọng thương. Giai đoạn này bắt đầu từ giữa thế kỷ XV kéo dài đến giữa thế kỷ XVI với những đại biểu như William Stafford (1554 – 1612), Thomas Gresham (1519 – 1679) và Gasparo Scaruffi (1519 – 1584). Nội dung căn bản của trường phái trong thời kỳ đầu này là coi tiền tệ (vàng) là nội dung căn bản của của cải và của hoạt động kinh tế. Quan điểm cương lĩnh kinh tế trong thời kỳ này gọi là học thuyết tiền tệ với tư tưởng trung tâm là bảng cân đối tiền tệ. Theo họ, cân đối tiền tệ có nghĩa là thu phải lớn hơn chi, ngăn chặn không cho tiền tệ ra nước ngoài, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về càng nhiều càng tốt, từ đó mới có thể gia tăng khối lượng tiền tệ. Để thực hiện nội dung của bảng “cân đối tiền tệ”, họ chủ trương thực hiện chính sách hạn chế tối đa nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài đặc biệt là hàng hóa xa xỉ phẩm, lập hàng rào thuế quan để bảo vệ hàng hóa trong nước, giảm lợi tức cho vay để kích thích sản xuất và nhập khẩu, bắt thương nhân nước ngoài đến buôn bán phải sử dụng số tiền mà họ có mua hết hàng hóa mang về nước họ. 10 Giai đoạn đầu chính là giai đoạn tích lũy tiền tệ của chủ nghĩa tư bản, với khuynh hướng chung là biện pháp hành chính, tức là có sự can thiệp của nhà nước đối với vấn đề kinh tế. 1.1.2. Hậu trọng thương. Giai đoạn này bắt đầu từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII, với những đại diện tiêu biểu là Thomas Mun (1571 – 1641), Antoine de Montchrestien (1575 – 1621). Thời kỳ này chủ nghĩa trọng thương được coi là chủ nghĩa trọng thương thực thụ. Do sự phát triển của hàng hóa sản xuất trong nước và thế giới, học thuyết tiền tệ đã được thay thế bằng học thuyết thương mại. Học thuyết này bên cạnh chú trọng lưu thông tiền tệ còn chú trọng cả lưu thông hàng hóa. Việc xuất khẩu hàng hóa được hỗ trợ tối đa nhưng cấm xuất khẩu công cụ và nguyên liệu. Nhà nước thực hiện chính sách bảo hộ để cản trở nhập khẩu dựa vào thuế quan để bảo vệ hàng hóa trong nước và các xí nghiệp công nghiệp- công trường thủ công. Đối với nhập khẩu tán thành nhập khẩu quy mô lớn các nguyên liệu để đem nhờ sự quản lý của nhà nước và phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ . Họ chỉ chú ý đến xuất khẩu vì xuất khẩu là nguồn mang lại kim loại quý còn nhập khẩu thì rất hạn chế .Họ bảo vệ chính sách bảo hộ: khuyến khích xuất khẩu (thông qua trợ giá) và cản trở nhập khẩu (dựa vào thuế quan). Có thể thấy rằng, trường phái trọng thương đã có bước tiến bộ lớn trong những luận điểm so với những nguyên lý trong chính sách kinh tế thời Trung cổ. Ngoài ra, hệ thống quan điểm này đã tạo những tiền đề để lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này khi đưa quan điểm sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền. Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế cũng là một trong những tư tưởng tiến bộ. Mặt khác, những luận điểm của trường phái trọng thương có rất ít tính chất lý luận, nặng về nghiên cứu hiện tượng bên ngoài, không đi sâu vào nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế. Hạn chế lớn của chủ nghĩa trọng thương đó là quá coi trọng tiền tệ, đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hóa để xem xét 11 nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa bên cạnh đó còn quá đề cao vai trò của nhà nước mà không thừa nhận các quy luật kinh tế 1.2. Trường phái trọng nông. Cũng như trường phái trọng thương, trường phái trọng nông xuất hiện trong thời kỳ chế độ phong kiến chuyển dần sang xã hội tư bản nhưng ở một giai đoạn cao hơn, trưởng thành hơn. Chủ nghĩa trọng nông Pháp ra đời năm 1756 và tồn tại đến năm 1777, đó là thời kỳ phồn thịnh của chủ nghĩa trọng nông. Các tư tưởng trọng nông thực sự là một trường phái, một chủ nghĩa có cấu trúc, có tính hệ thống. Chủ nghĩa trọng nông là hệ thống quan điểm kinh tế mang tư tưởng giải phóng kinh tế nông dân khỏi những quan hệ phong kiến. Đại diện tiêu biểu của trường phái là Francois Quesnay (1694 – 1774) , Boisguillebert (1646 – 1714), Jacques Turgot ( 1727 – 1781), trong đó F.Quesnay với tác phẩm “Biểu kinh tế” (1758) đã đạt đến sự phát triển rực rỡ nhất, những quan điểm của ông thực sự đặc trưng cho trường phái trọng nông. K.Marx gọi ông là cha đẻ của kinh tế chính trị học. Những tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng nông phê phán chủ nghĩa trọng thương trong đó có quan niệm về đồng tiền. Boisguillebert đã phê phán gay gắt tư tưởng trọng thương đã quá đề cao vai trò của đồng tiền. Ông cho rằng, khối lượng tiền nhiều hay ít không có nghĩa lý gì, chỉ cẩn có đủ tiền để giữ giá cả tương ứng với hàng hóa, sản xuất thực tế mới là tất cả. Chủ nghĩa trọng nông cho rằng tiền chỉ là phương tiện lưu thông, làm môi giới giữa mua và bán. Nguồn giàu có không phải là việc tích lũy vàng như chủ nghĩa trọng thương mà chỉ cần có một nền nông nghiệp giàu có sẽ dẫn tới sự giàu có cho tất cả mọi người. Theo Quesney, để mở rộng sản xuất cũng không cần phải có tiền. Mặc dù chủ trương tự do kinh doanh, chống lại sự can thiệp thô bạo của nhà nước vào nền kinh tế như trường phái trọng thương nhưng các nhà trọng nông vẫn khẳng định vai trò của nhà nước trong việc tạo điều kiện và môi trường hỗ trợ cho sản xuất phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Họ quan niệm, chỉ có sản xuất nông nghiệp mới sản xuất ra của cải, hàng hóa… do đó chính phủ cần phải đầu tư tăng chi phí cho nông nghiệp. Quan điểm về tài chính, đặc biệt là vấn đề thuế khóa, phân phối thu nhập nên ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân và chủ trại. Chủ nghĩa trọng nông 12 chống lại tất cả những đặc quyền về thuế và đòi hỏi thứ thuế thống nhất đối với địa chủ, tăng lữ, quý tộc cũng như những nhà tư sản có của. Cần chống lại chính sách giá cả nông sản thấp để tích lũy trên lưng nông dân. Trong khi chủ nghĩa trọng thương coi trọng ngoại thương, nhưng họ hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, chủ trương xuất siêu để nhập vàng vào các kho chứa quốc gia, do đó dẫn tới một chủ nghĩa bào hộ không hiệu quả. Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do lưu thông, tự do thương mại. Khuyến khích các chủ trang trại xuất khẩu nông sản đã tái chế, không nên xuất khẩu nguyên liệu thô : tiêu thụ như thế nào phải sản xuất cái dể xuất khẩu như thế ấy. Tóm lại, chủ nghĩa trọng nông đã có tiến bộ khi đã phê phán một cách khá sâu sắc và toạn diện chủ nghĩa trọng thương. Các tư tưởng kinh tế của họ đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa về sau. Họ đã nêu những vấn đề có giá trị cho đến ngày nay như: đề cao cạnh tranh tự do, chống đặc quyền, bảo vệ lợi ích của người sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, chủ nghĩa trọng nông vẫn còn nhiều hạn chế. Quan niệm về sản xuất của họ bị bó hẹp chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà không thấy được vai trò của công nghiệp, thương mại, của kinh tế thị trường mà có xu thế thuần nông. 1.3. Các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh. Kinh tế chính trị tư sản Anh mở đầu là học thuyết của William Petty (16231687), tiếp đó là Adam Smith (1723-1799), và cuối cùng là David Ricardo (17721823). Các học thuyết tư sản cổ điển Anh ra đời đã khắc phục những khiếm khuyết mà hai học thuyết trước đó chưa giải quyết được là khái niệm giá trị, vì thế lý luận về giá trị lao động được cho là thành tựu quan trọng nhất của nhóm các học thuyết này. Tuy nhiên về cơ bản họ cũng đưa ra những quan điểm rõ ràng của mình về tiền tệ, chính sách tiền tệ và chính sách tài chính của một quốc gia đối với nền kinh tế thị trường, góp phần xây dựng nền tảng cho những khái niệm hoàn chỉnh về sau. 1.3.1. W.Petty. W.Petty cho rằng vàng và bạc là hai kim loại giữ vai trò tiền tệ trong nền kinh tế, giá cả tự nhiên của tiền tệ là do giá cả của vật giữ vai trò tiền tệ qui định. Ông là người 13 đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông thông qua mối quan hệ với lưu thông hàng hóa và tốc độ luân chuyển tiền tệ. Quan điểm ông đưa ra là thời gian thanh toán càng dài thì lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông càng lớn. Đứng trên lập trường xem tiền tệ chỉ là cộng cụ của lưu thông hàng hóa, ông phê phán lối tích trữ tiền tệ quá độ của chủ nghĩa trọng thương, và cho rằng nên duy trì mức cung tiền tệ ở mức vừa đủ. 1.3.2. A.Smith. Là người có công ghi nhận tất cả quan điểm của các học thuyết trước về tiền tệ, A.Smith đưa ra sự phát triển hình thái của tiền tệ từ súc vật đến kim loại quý làm vật ngang giá chung, và là người đầu tiên đề xuất sử dụng tiền giấy, đồng thời ông khẳng định chức năng lưu thông của tiền tệ. Mặc khác, đi từ thế giới quan và phương pháp luận là thế giới quan duy vật nên tư tưởng chủ đạo trong học thuyết của A.Smith là tự do kinh tế - lý luận về “Bàn tay vô hình”. Trong đó, ông cũng thể hiện rõ sự phản bác của mình về việc quá đề cao giá trị tiền tệ của chủ nghĩa trọng thương, và khẳng định sự phát triển kinh tế bình thường không cần đến sự can thiệp của nhà nước. Điều đó đồng nghĩa với việc sự có mặt của những chính sách tiền tệ là không cần thiết, mà cơ bản tiền vận hành trong lưu thông một cách tự nhiên. Tuy nhiên, về chính sách tài chính, ông đặc biệt nghiên cứu về mặt thu ngân sách nhà nước thông qua công cụ thuế. Theo ông, thu nhập của Nhừ nước từ hai nguồn: một là quỹ đặc biệt của Nhà nước, hai là từ lợi nhuận, địa tô, tiền công của các lực lượng tham gia vào nền kinh tế đem lại. Thuế được chia thành hai loại thuế: thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập: lợi nhuận, địa tô, tiền lương, tài sản thừa kế. Thuế gián thu là thuế đánh vào các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ để điều tiết thu nhập. Có bốn nguyên tắc thu thuế: - Nộp thuế là nghĩa vụ của người dân đối với Nhà Nước Qui định chính xác về phần thuế mà mỗi đối tượng phải đóng Đưa ra thời gian và phương thức thu thuế hợp lý Chính phủ chi ít nhất vào việc thu thuế 14 1.3.3. David Ricardo. Nếu như trong học thuyết kinh tế của W.Petty và A.Smith đề cập rất ít về tiền tệ, chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài chính và hầu như không có sự xuất hiện của ngân hàng, thì ở học thuyết này nội dung giữ vị trí quan trọng chính là tiền tệ và ngân hàng. Theo D.Ricardo, vàng được coi là cơ sở của tiền tệ, và để thuận lợi cho việc lưu thông thì Ngân hàng nên phát hành tiền giấy được bảo đảm bằng lượng vàng tương ứng nhất định. Và việc qui định số lượng vàng bao nhiêu cho mệnh giá tiền giấy do Nhà nước và Ngân hàng quyết định. Cở bản vẫn dựa trên hai học thuyết trước là coi trọng vai trò của lưu thông tiền tệ, nhưng ông lại cho rằng giá cả hàng hóa tăng tỷ lệ với tăng số lượng tiền, cho thấy sự tác động qua lại giữa giá cả hàng hóa và lượng cung tiền. Hơn thế nữa, ông vận dụng lý luận giá trị lao động để đưa ra bản chất của tiền tệ, tiền giữ vai trò thức đo giá trị của hàng hóa. Đây là cơ sở được Marx duy trì và sử dụng làm nền tảng cho các lý luận sau này của mình. Ở học thuyết này, lần đầu tiên thấy mầm mống sự can thiệp của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Đối với thuế, quan điểm của ông nổi trội hơn A.Smith ở chổ ông đánh giá “ thuế cấu thành cái phần của Chính phủ trong sản phẩm xã hội” và “tất cả các thứ thuế đều lấy trong thu nhập ròng để trả”. Cũng chỉ ra một sự tăng thuế sẽ làm giảm lượng tư bản tích lũy, không khuyến khích sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, làm giảm tốc độ sản sinh của cải. Tuy nhiên, D.Ricardo cũng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu và chưa thể đưa ra cách giải quyết những vấn đề này. Tóm lại, ưu điểm của các học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh đa phần đưa ra được các hình thái tiền tệ và chức năng lưu thông của tiền tệ, cũng như khẳng định vai trò của thuế trong chính sách tài chính của một quốc gia. Bên cạnh đó còn những điểm hạn chế, như chưa đưa ra được các chức năng khác của tiền tệ, không chỉ ra được vai trò của Nhà nước đến nền kinh tế thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ mà để mặc sự tự vận động của hàng hóa. 1.4. Các học thuyết tiểu tư sản 1.4.1. Sismondo. Nghiên cứu của Sismondo giai đoạn đầu là ủng hộ tự do kinh tế và không coi trọng vai trò của nhà nước, đi theo lý luận của Smith, tuy nhiên do bối cảnh lịch sử lúc 15 bấy giờ khiến ông quay sang phê phán gay gắt chủ nghĩa tư bản, và đưa ra những lý luận để bảo vệ lợi ích cho những người công nhân lao động. Đối với vấn đề tiền tệ, ông cho rằng nó chỉ đóng vai trò là một thước đo giá trị và là công cụ để giúp tra đổi hàng hóa được thuận lợi hơn. Ông đồng nhất tư bản với tiền tệ và gắn nền kinh tế sản xuất tư bản với thị trường tiền tệ. Tuy đứng trên lập trường người lao động ông nhận thấy được mối quan hệ cũng như mâu thuẫn xảy ra bên trong nền sản xuất tư bản, nhưng nhìn chung nội dung học thuyết của ông còn mang tính phiến diện chưa vạch rõ được bản chất của tiền tệ và qui chụp sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là do sự sai lầm từ các chính sách kinh tế xã hội (bao gồm cả chính sách tài chính và tiền tệ) đi chệch ra khỏi giá trị đạo đức con người. 1.4.2. Proudon. Mặc dù ra đời sau nhưng những quan điểm của Proudon có phần tiêu cực hơn cả Sismondo về vấn đề tiền tệ. Ông phủ nhận vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế và cho rằng sự ra đời của nó làm rối loạn hoạt động trao đổi hàng hóa, tiền theo cách nhìn nhận của ông còn là nguộn ngành của mọi sự đau khổ, bất hành và là công cụ bóc lột của những “kẻ tư bản”. Chính vì lối lý luận duy tâm, siêu hình như vậy nên Proudon đã đề xuất Chính phủ phải có hành động tiêu thủ tiền, và đưa ra ý tưởng về sự hình thành ngân hàng nhân dân (ngân hàng trao đổi), nơi phát hành “phiếu lao động”- phiếu ghi nhận sự đóng góp lao động của mỗi người vào trong một sản phẩm, và sự dụng phiếu này như một công cụ trao đổi trên nền kinh tế. Ở học thuyết này ông cũng nhắc đến việc Chính phủ cấp “tín dụng cho không” đối với người nghèo, hay nói cách khác là cho vay không lấy lãi để góp phần xóa bỏ người nghèo. Đánh giá chung, các học thuyết tiểu tư sản lần đầu tiên thể hiện sự phê phán chủ nghĩa tư bản một cách toàn diện, chỉ rõ mâu thuẫn trong phương thức sản xuất này và hậu quả xã hội mà nó gây ra. Những ưu điểm được rút ra từ các nghiên cứu trên được các học gia về sau khai thác và phân tích hoàn chỉnh hơn về sản xuất tư bản. Tuy nhiên vẫn còn nhiều những hạn chế như hiểu sai về bản chất tiền tệ và tín dụng, và mới chỉ chỉ ra được mâu thuẫn mà chưa đưa ra được một cách giải quyết hợp lý. 16 1.5. Học thuyết kinh tế Chủ nghĩa xã hội không tương thế kỷ XIX. Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản và tìm đường xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. Vạch rõ mâu thuẫn của CNTB, sự kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển và cần thay thế bằng xã hội mới. Tuy nhiên con đường đề xuất xây dựng xã hội mới chỉ có tính không tưởng như tuyên truyền, chờ mong vào lòng từ thiện của nhà tư bản, coi tư tưởng về CNXH là tôn giáo mới, họ chưa thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, vai trò của quần chúng nhân dân. Nhìn chung các quan điểm trong học thuyết này đều hướng tới xã hội không còn nhà nước, các vấn đề chính sách tiền tệ cũng theo đó không được chú trọng. Cụ thể 1.5.1. Quan điểm kinh tế của Saint Simon. Đề cao vai trò của "nhà công nghiệp". Phân chia xã hội thành ba giai cấp: nông gia, nhà công nghiệp và giai cấp không sinh lợi (quý tộc, thầy tu...) Tương lai sẽ không còn Nhà nước, chính quyền sẽ được chuyển vào tay các nhà công nghiệp và các nhà bác học. Con đường cải tạo xã hội: biện pháp tinh thần, giáo dục đạo đức cho mọi người, chứ không nhằm vào việc cải tạo các cơ sở kinh tế. 1.5.2 Quan điểm kinh tế của Charles Fourier. Sự vô chính phủ trong sản xuất dẫn đến cạnh tranh tự do, là mầm mống của khủng hoảng cũng như sự bần cùng của người lao động Lý thuyết "lao động hấp dẫn": dưới chủ nghĩa xã hội, lao động không những là một sự cần thiết mà còn là nhu cầu của con người. Con người lao động là vì thích thú, nên cần tạo điều kiện cho họ tự do chọn lựa, di chuyển công việc. Coi nông nghiệp là cơ sở của nền sản xuất xã hội, chứ không phải là công nghiệp. Nâng cao năng suất lao động và sự hăng say lao động của con người mới trong xã hội mới, từ đó mới có khả năng xóa bỏ nhà nước, quân đội, cảnh sát... 17 1.5.3. Quan điểm kinh tế của Robert Owen. Phê phán CNTB, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối, nơi các kẻ trung gian làm tăng chi phí. Ông đề cao trao đổi bằng hiện vật trực tiếp. Cơ sở của chế độ sở hữa công cộng trong xã hội tương lai là "tiền lao động" và "trao đổi công bằng", điều kiện cho việc thực hiện chế độ này là sự dồi dào về sản phẩm.Owen xây dựng các mô hình xí nghiệp có tính chất XHCN, xây dựng thị trường công bằng và "tiền lao động" nhưng thất bại 2. Các học thuyết kinh tế xuất hiện sau quan điểm của Marx. 2.1. Trường phái tân cổ điển. Trường phái tân cổ điển (cổ điển mới) là trường phái bao gồm các lý thuyết kinh tế ủng hộ tự do kinh doanh, là sự tiếp nối tư tưởng đề cao “bàn tay vô hình”. Những nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển mới tin tưởng vào sực mạnh của nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của các quy luật kinh tế. Theo họ, sự điều tiết của “bàn tay vô hình” sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất phát triển bình thường. Trường phái này ra đời vào cuối Thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Chủ nghĩa tư bản (CNTB) phát triển nhanh chóng, nhưng mâu thuẫn cũng trở nên gay gắt, dẫn đến khủng hoảng. Bước vào giai đoạn CNTB độc quyền, xuất hiện những hiện tượng kinh tế mới mà lý thuyết kinh tế của trường phái cổ điển không giải thích được. Các lý thuyết của rất nhiều trường phái kinh tế nghiên cứu các vấn đề kinh tế thị trường ra đời, trong đó Tân cổ điển giữ vai trò thống trị những năm cuối XIX - đầu XX với những đặc điểm cơ bản sau: - Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực trao đổi, lưu thông lợi ích, tiêu dùng. Cho rằng cầu quyết định cung, tiêu dùng quyết định sản xuất. Sử dụng phương pháp phân tích vi mô, kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù - toán học. Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ trương chống lại sự can thiệp của nhà nước - vào hoạt động kinh tế. Giá trị không bắt nguồn, không phụ thuộc vào lao động mà phụ thuộc hoàn toàn - vào tâm lý chủ quan của con người. Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác giữa tính quan trọng, cấp thiết của nhu cầu và số lượng vật phẩm hiện có quyết định. 18 - Giá trị trao đổi được hình thành do sự đánh giá chủ quan của người mua, người - bán về công dụng của hàng hóa. Giải thích được tại sao vật càng khan hiếm thì giá trị trao đổi càng cao (dựa trên - quy luật ích lợi biên tiệm giảm dần). Giá thị trường là kết quả sự va chạm giữa giá cung với giá cầu, va chạm giữa - cung với cầu. Giá cả tỉ lệ thuận với khối lượng tiền đưa vào trong lưu thông. Trường phái “Tân cổ điển” phát triển ở nhiều nước, điển hình như trường phái Thành Vienna (Áo), trường phái Colombia (Mỹ), trường phái Lausanne (Thụy Sĩ), trường phái Cambridge (Anh). Trong các trường phái trên, thì hai lý thuyết : “Giá cả và thuyết cân bằng tổng quát” của Leon Walras thuộc trường phái Lausanne và lý thuyết giá cả của Alfred Marshall thuộc trường phái Cambridge trọng tâm thiên về thị trường và cơ chế hình thành giá cả thị trường, qua đó thấy được vai trò của chính sách tài chính, tiền tệ ở giai đoạn này. 2.1.1. Lý thuyết “Giá cả và thuyết cân bằng tổng quát” của Leon Walras. Lý thuyết giá cả: Khi nghiên cứu trao đổi giữa hai sản phẩm: “ giá cả hay tương quan trao đổi, ngang bằng với tương quan ngược đảo của số hàng hóa trao đổi. Cả hai đều tỷ lệ nghịch.” Ví dụ: trong trao đổi 2 hàng hóa X, Y với khối lượng hàng hóa X là Qx, khối lượng hàng hóa Y là Qy. Giá cả hàng hóa X là Px, giá cả hàng hóa Y là Py. Ta có đẳng thức: Qx/Qy = Py/Px Thuyết cân bằng tổng quát: Kế thừa tư tưởng tự do kinh tế của A.Smith, ông đưa ra lí thuyết cân bằng tổng quát trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường có ba thị trường chủ yếu: thị trường hàng hóa và dịch vụ (HH&DV), thị trường vốn. thị trường lao động. Ba thị trường này vốn dĩ là độc lập với nhau, nhưng lại được liên kết với nhau bởi các doanh nhân. Đối với doanh nhân, chi phí sản xuất = lãi suất + tiền lương. Giả sử doanh nhân bán hàng với giá cả > chi phí sản xuất, thì công việc kinh doanh có lãi. Tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất, phải vay thêm tư bản, thuê thêm lao động. Làm cho lãi suất và tiền lương đều tăng lên. Đồng thời cung về sản phẩm cũng tăng lên, giá cả sẽ giảm xuống. Đến một lúc nào đó, giá cả = chi phí 19 sản xuất, không có lãi, ngừng sản xuất. Không vay thêm tư bản, không thuê thêm công nhân, không tăng cung về hàng hóa. Do đó lãi suất ổn định, tiền lương ổn định & giá cả ổn định. Ba thị trường ở trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát. Điều kiện để dẫn tới sự cân bằng tổng quát là giá cả = chi phí sản xuất. Theo Leon Walras thì trong nền kinh tế thị trường, điều kiện này được hình thành một cách tự phát do tác động của cung và cầu. 2.1.2. Lý thuyết giá cả của Mashall. Mashall đưa ra lý thuyết giá cả nhằm chứng minh cho lí thuyết bàn tay vô hình của A.Smith. Theo ông, trên thị trường, giá cả được hình thành một cách tự phát do tác động của quan hệ cung cầu. Nó được xác định ở điểm cân bằng giữa giá cung & giá cầu. Cầu chính là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán. Nó được đảm bảo bằng khối lượng tiền tệ & giá cả nhất định, chính vì vậy cầu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: Nhu cầu mua sắm của dân cư. Thu nhập của dân cư. Giá cả của nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu. Ích lợi giới hạn cũng ảnh hưởng đến giá cầu. Mối tương quan giữa cầu và giá cả chính là giá cầu. Để phản ánh sự thay đổi của cầu đối với giá cả, người ta dùng khái niệm hệ số co dãn của cầu (EP). Cung là khối lượng hàng hóa được sản xuất ra và đem bán trên thị trường với 1 giá cả nhất định. Chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới giá cung. Lượng cung vận động cùng chiều với giá. Tổng hợp cung cầu. Giá cung là đại diện cho người bán, còn giá cầu đại diện cho người mua. Theo ông, giá cả trên thị trường được hình thành theo người mua và người bán. Người mua khi đặt giá phải căn cứ vào ích lợi giới hạn của hàng hóa. Ví dụ: hàng hóa khan hiếm thì ích lợi giới hạn lớn, giá cao. Còn đối với người bán, khi định giá họ căn cứ vào chi phí sản xuất nên giá cả hàng hóa = chi phí sản xuất + lợi nhuận. Nếu hàng hóa khan hiếm thì họ đặt giá cả cao hơn chi phí sản xuất và ngược lại. Giá cả thị trường là kết quả của sự va chạm giữa giá cả người mua và giá cả của người bán. Tức là sự tác động giữa cung và cầu, hình thành nên giá cả cân bằng. Quá trình tác động giữa giá cung và giá cầu đã hình thành nên giá cả cân bằng. Sự tác động của cung cầu và giá cả thị trường sẽ tự điều tiết sản xuất và tiêu dùng, tạo nên sự cân đối trên thị 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất