Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược phát triển ngành cao su việt nam đến năm 2015...

Tài liệu Chiến lược phát triển ngành cao su việt nam đến năm 2015

.PDF
81
763
57

Mô tả:

Chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2015
1 MUÏC LUÏC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU 1.1 Một số khái niệm 1 1.1.1. Khái niệm về chiến lược phát triển 1 1.1.2. Khái niệm về ngành kinh tế - xã hội 2 1.2 Vai trò của chiến lược phát triển 2 1.2.1 Đối với Nhà nước 2 1.2.2 Đối với ngành kinh tế nói chung 3 1.3 Quy trình xây dựng chiến lược phát triển 3 1.3.1 Căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển 3 1.3.2 Hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển 4 1.3.3 Định hướng và giải pháp chiến lược phát triển 4 1.3.4 Quy trình xây dựng chiến lược phát triển 5 1.4 Tổng quan về ngành cao su 6 1.4.1 Vai trò của ngành cao su 6 1.4.2 Một số đặc điểm về cây cao su 8 1.4.3 Đặc điểm về sản phẩm mủ cao su 9 1.4.4 Tổng quan về phát triển ngành cao su của các quốc gia trên thế giới 10 1.4.4.1 Tình hình chung 10 1.4.4.2 Các nước sản xuất mủ cao su thiên nhiên chính 11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆ T NAM 2.1 Đặc điểm của ngành cao su Việt Nam 17 2.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài của ngành cao su 18 2.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ cao su trên thị trường thế giới 18 2.2.2 Chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển ngành cao su trong thời gian tới 2.2.3 2.2.3.1 Tình hình hoạt động của ngành cao su tại Việt Nam trong thời gian qua Đối với thị trường xuất khẩu 20 21 21 2 2.2.3.2 Đối với thị trường trong nước 26 2.2.4 Xác định cơ hội và mối đe dọa 26 2.2.4.1 Các cơ hội 26 2.2.4.2 Các mối đe dọa 27 2.2.5 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 28 2.3 Phân tích môi trường bên trong ngành cao su Việt Nam 29 2.3.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 29 2.3.2 Tổ chức bộ máy 33 2.3.2.1 Tổ chức 33 2.3.2.1.1 Khối quốc doanh trung ương - Tổng Công ty cao su Việt Nam 33 2.3.2.1.2 Khối quốc doanh địa phương và các đơn vị quân độI 37 2.3.2.1.3 Cao su tư nhân và nông hộ 38 2.3.2.2 Lực lượng lao động 38 2.3.3 Phân tích tình hình trồng trọt 44 2.3.3.1 Diện tích trồng trọt 44 2.3.3.2 Về Cơ cấu vườn cây 46 2.3.3.3 Về chất lượng vườn cây 47 2.3.3.4 Về tốc độ tăng năng suất bình quân của toàn ngành 47 2.3.4 Phân tích tình hình chế biến mủ cao su 51 2.3.4.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất 51 2.3.4.2 Tình hình chế biến sản phẩm 53 2.3.5 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm từ cao su 54 2.3.5.1 Sản xuất sản phẩm từ gỗ cao su 54 2.3.5.2 Sản phẩm từ mủ cao su 55 2.3.6 Ngành sản xuất khác có liên quan 55 2.3.7 Xác định điểm mạnh và điểm yếu 57 2.3.7.1 Điểm mạnh 57 2.3.7.2 Điểm yếu 58 2.3.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61 3 CH Ư ƠNG 3: CHI ẾN L Ư ỢC PH ÁT TRI ỂN NG ÀNH CAO SU VI ỆT NAM GIAI ĐO ẠN 2007-2015 3.1 Căn cứ để xây dựng chiến lược 62 3.1.1 Mục tiêu tổng quát 62 3.1.2 Mục tiêu cụ thể 63 3.1.2.1 Về trồng trọt 63 3.1.2.2 Về công nghiệp 64 3.2 Xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 3.3 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược 3.3.1 65 66 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường quốc tế, mở rộng thị trường nội địa 66 3.3.1.1 Phát triển thị trường quốc tế 66 3.3.1.2 Mở rộng thị trường cao su nội địa 68 3.3.2 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược huy động vốn 69 3.3.2.1 Cổ phần hoá 69 3.3.2.2 Thu hút liên doanh 69 3.3.3 Nhóm giải pháp thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu phát triển 70 3.3.3.1 Đào tạo 70 3.3.3.2 Nghiên cứu phát triển 71 3.3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược marketing, thay đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng sản phẩm 73 3.4 Kiến nghị 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77 KẾT LUẬN 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 MÔÛ ÑAÀU LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI: Ngày nay, hầu như không một lĩnh vực nào của đời sống kinh tế, xã hội mà không có các sản phẩm được sản xuất từ mủ cao su tự nhiên, mặc dù cao su nhân tạo được sản xuất để thay thế cho cao su tự nhiên , song vẫn không thể thay thế được các đặc tính ưu việt của cao su tự nhiên, đặc biệt là để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như võ xe hơi, máy bay… Chính vì vậy nhu cầu cao su tự nhiên ngày càng tăng. Mặc dù mới được du nhập vào nước ta khoảng 100 năm nay, nhưng cây cao su đã chiếm một địa vị quan trọng trong ngành nông nghiệp nước nhà và là một trong những cây công nghiệp dài ngày có nhiều triển vọng phát triển nhất tại nước ta. Ngoài ra các điều kiện tự nhiên ( đất đai, khí hậu) của Việt Nam phù hợp với việc trồng cây cao su trên quy mô lớn; tiềm năng đất đai dành cho cây cao su còn rất nhiều. Trong vài năm gần đây, khi Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển sản xuất cây cao su, diện tích cây cao su không ngừng tăng lên, ngoài các nông trường cao su bạt ngàn thuộc sỡ hữu Nhà nước thì các vườn cao su tiểu điền của tư nhân, nông hộ cũng phát triển mạnh mẽ, giúp nước ta vươn lên chiếm vị trí thứ tư trên thế giới về sản lượng cao su sản xuất. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh diễn ra gay gắt, thách thức đặt ra với ngành cao su là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh, sẳn sàng để hội nhập. Từ đó đòi hỏi ngành cao su không ngừng đổi mới tổ chức quản lý, đa dạng hoá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường…hay tổng quát là xây dựng chiến lược phát triển cho toàn ngành trong giai đoạn hội nhập và đổi mới. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, việc tìm hiểu lý luận và thực tiển phát triển cuả ngành cao su các giai đoạn vừa qua để xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn tới mà đề tài “ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015” ra đời. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: Ba mục tiêu chính của luận văn: 5 - Dưạ trên việc tìm hiểu về lý luận chiến lược chính sách kinh doanh, vận dụng nghiên cứu thực tiển, kinh nghiệm, xu thế phát triển ngành cao su thế giới và một số nước trong khu vực để chuyển thành kinh nghiệm phát triển cho ngành cao su Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động trong giai đoạn 2001-2006 của ngành cao su Việt Nam để đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ để góp phần định hướng chiến lược phát triển cho giai đoạn 2007-2015 - Xây dựng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2007-2015; đề ra giải pháp giúp ho các cấp quản lý thêm thông tin để điều chỉnh thích hợp cho chiến lược phát triển của ngành. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: ngành cao su Việt Nam - Phạm vi nghiên cưú: trên địa bàn toàn quốc - Giai đoạn, thời giai nghiên cứu: giai đoạn 2001-2005 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU: - Vận dụng cách tiếp cận theo duy vật biện chứng, vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển ngành cao su Việt Nam, theo cách tiếp cận hệ thống để phân tích rõ thực trạng. Từ đó, nhận định tình hình, phát triển ý tưởng các quan điểm, để góp phần định hướng chiến lược phát triển ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2007-2015. - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu ứng dụng kết hợp phương pháp phân tích - tổng hợp - so sánh. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU: Các số liệu thông tin thứ cấp: - Tổng công ty cao su Việt Nam; - Hiệp hội cao su Việt Nam; - Tạp chí cao su Việt Nam; - Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới (IRSG); - Cục thống kê Tp. Hồ Chí Minh. Các số liệu thông tin sơ cấp: 6 - Kết quả của phương pháp chuyên gia tác giả thực hiện. BỐ CỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Ngoài phần mở đầu ( 3 trang), kết luận (1 trang). Danh mục tài liệu tham khảo ( 2 trang), phụ lục (11 trang), Luận văn có khối lượng ( 79 trang), 2 sơ đồ, 2 biểu đồ, 17 bảng biểu và có kết cấu như sau: Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU Chương 2 : THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM Chương 3 : CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CAO SU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2015 7 CHÖÔNG I: CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN VEÀ CHIEÁN LÖÔÏC PHAÙT TRIEÅN NGAØNH CAO SU 1.2. Một số khái niệm: 1.2.1. Khái niệm về chiến lược phát triển Trong quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đứng trước cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt, phải đối phó với môi trường ngày càng biến động, phức tạp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải học cách tự thích nghi với môi trường để có thể tồn tại và phát triển thông qua việc xây dựng các chiến lược cho mình. Như vậy, có một chiến lược phát triển đúng đắn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh toàn cầu ngày nay. Trong cuốn “Khái luận về quản trị chiến lược”, Fred R.David đã đưa ra khái niệm về chiến lược như sau: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn” hay nói một cách cụ thể hơn: “Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được những mục tiêu đó, nó cho thấy rõ tổ chức đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và tổ chức đang hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì”. Như vậy, chiến lược thường được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài, nó chỉ tạo ra cái khung nhằm hướng dẫn tư duy để hành động. Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược: Theo Fred R.David: Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra.[12,9] Hay theo như cuốn “Chiến lược và chính sách kinh doanh” của PGS-TS Nguyễn Thị Liên Diệp cho rằng “quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai nhằm tăng thế và lực cho doanh nghiệp” 8 Chiến lược phát triển của một ngành kinh tế- xã hội được xem là công cụ nhằm tác động đến bản chất của quá trình phát triển của một ngành, có tác dụng làm thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất của hệ thống, tức toàn bộ ngành kinh tế- xã hội. Như vậy, chiến lược phát triển là quá trình thiết lập nhiệm vụ, đề ra các mục tiêu dài hạn, cơ bản trên cơ sở nghiên cứu, xem xét một các khách quan các yếu tố bên trong và bên ngoài của ngành nhằm đáp ứng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế trong điều kiện thị trường cạnh tranh và hội nhập. 1.2.2. Khái niệm về ngành kinh tế - xã hội Ngành là một nhóm các đơn vị sản xuất ra những sản phẩm thay thế và gần gũi nhau 1 . Trong một số lĩnh vực khi nói đến ngành thì chỉ cần quan tâm đến các sản phẩm sản xuất ra của ngành (ví dụ như dệt may) nhưng một số lĩnh vực khi nói đến ngành là phải quan tâm đến các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất vì tính chất phụ thuộc của chúng đối với quá trình tạo ra sản phẩm. Trong ngành cao su, các doanh nghiệp chế biến phải gắn kết với các doanh nghiệp khai thác và trồng trọt cho nên nói đến ngành cao su là nói đến cả ba lĩnh vực trồng trọt, khai thác và chế biến. 1.3. Vai trò của chiến lược phát triển: 1.3.1. Đối với Nhà nước: Chiến lược phát triển giúp Nhà nước xác định được các mục tiêu dài hạn cho từng ngành kinh tế - xã hôị, để có các chính sách vi mô và vĩ mô phù hợp giúp từng ngành đạt được chiến lược đề ra. Đồng thời từ chiến lược phát triển của các ngành mà Nhà nước có kế hoạch phân bổ các nguồn lực hợp lý. 1.3.2. Đối với ngành kinh tế nói chung: Trước những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh, việc xây dựng chiến lược phát triển cho các ngành kinh tế đóng vai trò to lớn: - Việc xây dựng chiến lược phát triển giúp cho ngành thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Từ đó, giúp các nhà quản lý, điều hành tìm ra hướng đi cụ thể để 1 Porter, M.E (1979), Chiến lược cạnh tranh, trang 27 9 đạt được chiến lược đề ra. Từ việc xây dựng chiến lược này mà có thể phân bổ các nguồn lực sao cho tối ưu hoá trong điều kiện thực tế cuả ngành. - Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến đổi như hiện nay, việc xây dựng chiến lược phát triển đối với một ngành kinh tế giúp cho ngành đó tận dụng được những cơ hội và khắc phục bớt những nguy cơ do thị trường đem đến. - Giúp ngành kinh tế – xã hội chủ động tấn công vào thị trường và có những thay đổi thích hợp với thị trường. Từ những xem xét, đánh giá thị trường mà có những dự báo chính xác để chủ động trước những thay đổi của môi trường, thị trường kinh doanh. - Chiến lược cung cấp một tầm nhìn và khuôn khổ tổng quát cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế một cách chủ động và hiệu quả. 1.4. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển: 1.4.1. Căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển: - Thông qua việc xem xét quá trình thực hiện các chiến lược phát triển trước đó, kết hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua để đánh giá đúc kết các kinh nghiệm cho việc xây dựng chiến lược phát triển mới và đánh giá được xuất phát điểm của giai đoạn mở đầu chiến lược. Mặt khác, cần xem xét kinh nghiệm phát triển của các nước để có những chọn lọc phát triển riêng cho ngành mình, nhưng phải phù hợp với thực tế phát triển của ngành. - Đánh giá các nguồn lực, các sản phẩm, thị trường, nguồn tài nguyên và công nghệ cụ thể trong một thời gian dài. Xem xét các lợi thế so sánh, cạnh tranh để xác định được đúng các yếu tố trên khi huy động tham gia vào thực hiện chiến lược. Đồng thời, từ các yếu tố này xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ngành kinh tế - xã hội đang xây dựng chiến lược. - Đánh giá môi trường bên ngoài thông qua môi trường vi mô và vĩ mô, đặc biệt xem xét bối cảnh quốc tế, toàn cầu hoá, khu vực hóa để thấy được những thay đổi của môi trường kinh doanh và từ đó dự đoán được những biến động của môi trường trong thời gian thực hiện chiến lược. Đây là một trong những bước quan trọng bảo đảm cho chiến lược khả thi và mang lại hiệu quả cao, tối thiểu hoá rủi ro do biến động không lường trước của thị trường và tận dụng được những cơ hội thị trường mang lại. 10 Như vậy có thể thấy bước đầu tiên của xây dựng chiến lược là làm sao phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như nguy cơ của ngành. Đây sẽ là những căn cứ để bảo đảm cho việc xây dựng chiến lược phát triển được hiệu quả. 1.4.2. Hệ thống mục tiêu chiến lược phát triển: Xây dựng hệ thống mục tiêu phát triển, trong đó đi từ mục tiêu tổng quát, bao trùm chiến lược chứa đựng các mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu này phải giải quyết được các vần đề cơ bản của xã hội và kinh tế, bao gồm: tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế ngành kết hợp với các nhiệm vụ xã hội như xoá đói giảm nghèo, an ninh quốc phòng, đời sống văn hoá… 1.4.3. Định hướng và giải pháp chiến lược phát triển: - Định hướng và giải pháp về cơ cấu trong nền kinh tế- xã hội, gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu công nghệ… - Giải pháp về cơ chế vận động của nền kinh tế – xã hội, tức là những chính sách và thể chế quản lý. Đây là những giải pháp có ý nghĩa tạo ra động lực và khai thác, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế- xã hội. 1.4.4. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển: Một chiến lược phát triển ngành cần có các nội dung cơ bản sau: - Các mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển ngành - Các lựa chọn định hướng chiến lược ngành - Các chính sách cơ bản cho việc thực hiện chiến lược - Các giải pháp chính sách cơ bản cho giai đoạn trung hạn sắp tới - Chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển tổng thể kinh tế – xã hội. Xây dựng chiến lược là một giai đoạn trong quá trình quản trị chiến lược, việc xây dựng chiến lược bao gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội và nguy cơ đến với tổ chức từ bên ngoài, chỉ rõ điểm mạnh và điểm yếu bên trong, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn những chiến lược đặc thù để theo đuổi. 11 Mục tiêu ngành Đánh giá môi trường Đánh giá nguồn lực Cơ hội , nguy cơ Điểm mạnh , điểm yếu Đánh giá tương tác môi trường ngành +Các phương án khai thác thời cơ, hạn chế nguy cơ và chi phí +Các phương án phát huy thế mạnh, khác phục điểm yếu và chi phí Các yếu tố chiến lược Chương trình chiến lược Triển khai chiến lược SƠ ĐỒ 1.1 -QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NGÀNH Trong quá trình hoạch định chiến lược các nhà quản trị thường sử dụng các công cụ kỹ thuật để hỗ trợ việc ra các quyết định: o Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) o Ma trận hình ảnh cạnh tranh o Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) o Ma trận nguy cơ – cơ hội, điểm yếu – điểm mạnh (SWOT) o Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động (SPACE) o Ma trận nhóm tham khảo ý kiến BOSTON (BCG) o Ma trận bên trong - bên ngoài (IF) 12 1.5. o Ma trận chiến lược chính (GSM) o Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM) Tổng quan về ngành cao su: 1.5.1. Vai trò của ngành cao su: * Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, khí hậu: Tổng diện tích cao su trên toàn thế giới là 15 triệu ha, trong đó khu vực Châu Á chiếm chủ yếu diện tích. Điều này cho thấy, khí hậu và thổ nhưỡng của các nước châu Á thích hợp cho việc trồng và khai thác cây cao su. Theo thống kê tổng hợp diện tích đất theo vùng sinh thái thì diện tích đất trống, đồi trọc có thể sử dụng để phát triển cây cao su ở nước ta lên đến 600.000 ha. Nếu tính cả quỹ đất do bộ Lâm Nghiệp quản lý (ước tính đến 50% hiện trạng không có rừng) và một phần diện tích đang trồng những cây ngắn ngày kém hiệu quả thì diện tích này có khả năng phát triển cao su lên đến 1.200.000 ha. Như vậy, chiến lược phát triển cây cao su sẽ giúp khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất đai. Ngoài ra, một số vùng mà đất không những chưa được khai thác mà ngày càng bị hủy hoại bởi con người và điều kiện tự nhiên, khí hậu. Sự phân bố lượng mưa không đều trong năm kết hợp với độ dốc khiến tình trạng thiếu nước trong mùa khô của các khu vực này rất trầm trọng, cây lúa nước do vậy không thể phát triển và các loại cây hoa màu khác cũng nằm trong tình trạng tương tự. Trong tình hình đó, các loại cây dài ngày có khả năng chịu hạn được xem là các cây trồng chủ lực trong việc khai thác đất đai. Cây cao su đáp ứng được mục tiêu trên ngoài yếu tố tăng độ che phủ nó còn là cây trồng cho hiệu quả rất cao về mặt kinh tế. Khu vực Tây Nguyên với 3 tỉnh Daklak, GiaLai, Kon Tum là một ví dụ điển hình với tổng diện tích tự nhiên là 45.346 km2, là vùng có diện tích lớn thứ 2 trong cả nước trong khi đó dân số chỉ chiếm 5% dân số cả nước; ngoài ra đây là vùng đất đỏ bazan, là loại đất được đánh giá là giàu dưỡng chất và thích hợp với hầu hết các loại cây trồng chưa dược sử dụng hiệu quả, thì với chiến lược phát triển ngành cao su sẽ có thể khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này. * Vai trò phát triển đời sống xã hội: 13 Cây cao su với hình thức phát triển có tổ chức luôn hình thành cùng với vườn cây các khu dân cư tập trung tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc đầu tư các công trình phúc lợi công cộng. Việc phát triển cao su còn kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường, điện, nước. Những yếu tố này sẽ giúp người dân nâng cao được dân trí, tăng sự giao lưu kinh tế và văn hóa trong khu vực. Điều này đã được minh chứng qua việc phát triển của các công ty cao su trong khu vực. Ở nước ta, trong những năm gần đây cây cao su đã đem đến thu nhập cao cho người công nhân và giải quyết công ăn việc làm cho 80.000 người, trong đó có gần 5.000 lao động là người dân tộc với mức lương bình quân là 2.6 triệu đồng/người/tháng (năm 2005) đã góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân. * Vai trò thúc đẩy sự phát triển các ngành khác: Để hình thành một vùng chuyên canh cao su cần có sự đóng góp của hầu hết các ngành kinh tế như vận tải hàng hóa, cơ khí sửa chữa, thi công xây lắp, thông tin liên lạc, sản xuất… Bản thân trong một công ty trồng và khai thác cao su cũng được tổ chức với nhiều loại hình sản xuất như các nông trường phụ trách Nông ngiệp (trồng mới, chăm sóc, khai thác), các nhà máy chế biến phụ trách khâu công nghiệp, các xí nghiệp dịch vụ đảm nhiệm các công việc cung ứng vật tư, xây dựng và các công tác khác. Các hạng mục ngoài Nông nghiệp chiếm xấp xỉ 40% tổng vốn đầu tư, do vậy phát triển cao su đồng thời sẽ phát triển các ngành khác trong khu vực. Mặc khác, phát triển cao su sẽ phát triển hệ thống giao thông và hệ thống điện trong khu vực, yếu tố này cũng là động lực để phát triển các ngành khác. Ngoài ra, ngành cao su còn đi kèm với các ngành hỗ trợ như ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp cao su, ngành nông nghiệp khác (phát triển cây cà phê, chăn nuôi bò…) * Vai trò bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng: Cây cao su có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường, rừng cao su có độ che phủ lớn và nếu trồng theo đúng kĩ thuật có tác dụng chống sói mòn rất tốt. Nhờ yếu tố không cần tưới nước nên nó rất thích hợp cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Song song đó, với việc hình thành các khu dân cư dọc biên giới, cây cao su có khả năng tạo nên tuyến phòng thủ hữu hiệu dọc theo biên giới. 1.5.2. Một số đặc điểm về cây cao su: 14 Cây cao su (tên khoa học Heavea Brasiliensis) là cây công nghiệp lâu năm có thể trồng và sinh trưởng với các điều kiện cơ bản như sau: - Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình từ 220C-250C (thấp nhất 100C, cao nhất 300C) và trong điều kiện khắc nghiệt cao su có thể chịu đựng được những đợt rét không kéo dài (100C-150C). - Độ cao và tầng đất: o Độ cao < 700m, đất có độ dốc < 15O o Cây cao su phát triển tốt trên hầu hết các loại đất với yêu cầu tầng canh tác dày hơn 70cm và có mức nước ngầm sâu dưới 1m. - Mưa: cây cao su không chịu úng thủy, nhưng đất trồng cần có độ ẩm cần thiết thì cây mới phát triển tốt. Lượng mưa tối thiểu phải đạt là 1500mm trong năm. - Ánh sáng: Cây cao su chịu nắng nhưng không chịu được khô hạn lâu ngày. Vùng nắng ít, trời âm u hoặc sương mù sẽ ảnh hưởng đến sức sống của cây, năng suất kém và thường gây nhiều bệnh dại. - Tác hại của gió: Cây cao su có thân cây to, cao nhưng lại giòn nên dễ gãy. Trồng vào vùng có gió thổi quang năm là rất tốt, nhưng phải là gió nhẹ, sức gió phải dưới 3m/giây. 1.5.3. Đặc điểm về sản phẩm mủ cao su: - Mủ tờ xông khói (Smoked sheets): có tên thương mại là RSS từ RSS1 đến RSS6 tùy theo chất lượng mủ, đây là loại mủ được sản xuất nhiều nhất (trên 40% tổng sản lượng). Một số nước như Thái Lan trên 70%, Ấn Độ 75%. Đây là loại mủ đặc trưng của các vườn cây tiểu điền, mủ tờ xông khói chế biến đơn giản như sử dụng nguyên liệu củi để xông. - Mủ khối (Technically Specified Rubber - TSR): với tên thương mại theo định chuẩn từng nước như SIR, SMR, TTR, CSV... chiếm từ 30-40% sản lượng. Mủ khối được sản xuất từ mủ nước sẽ cho ra các chủng loại có chất lượng cao như loại CV, L, 5L, 5 chủ yếu do các đại điền sản xuất (chỉ chiếm khoảng 1520%). Các tiểu điền cung cấp loại mủ đã được đánh đông sẽ sản xuất các chủng loại STR 20 có chất lượng tương đương RSS 3,4,5... Do các vườn cây trên thế giới là vườn cây tiểu điền, mủ đưa đến các nhà máy thường là mủ đã đánh đông nên phần lớn mủ khối là mủ có tiêu chuẩn trung bình chiếm đến 80% sản lượng 15 mủ khối sản xuất ra trừ Việt Nam, Trung Quốc, Sri Lanka. Đây là loại sản phẩm chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu sản phẩm của ngành cao su Việt Nam (khoảng 78%). - Mủ li tâm (Latex) là mủ ở dạng lỏng thường có DRC (hàm lượng chất khô) từ 60-70%, được sử dụng để làm các sản phẩm nhúng như nệm, găng tay, condom ... Loại mủ này các tiêu chuẩn kỹ thuật khá gắt gao và chỉ có thể chế biến từ mủ chưa đánh đông và một số giống nhất định, mủ ly tâm được sản xuất khoảng 10% tổng sản lượng. - Các loại khác: mủ crepe, mủ tờ không xông khói (USS, ADS), mủ Skim 1.5.4. Tổng quan về phát triển ngành cao su của các quốc gia trên thế giới: 1.5.4.1. Tình hình chung: Tổng diện tích cao su trên toàn thế giới khoảng 15 triệu héc-ta (ha) với sản lượng sản xuất năm 2005 xấp xỉ 8,68 triệu tấn, trong đó riêng các nước khu vực châu Á chiếm trên 90 % tổng sản lượng. Bảng 1.1. Tổng hợp tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm mủ cao su thiên nhiên và nhân tạo của thế giới Đơn vị: ngàn tấn NĂM SẢN XUẤT TIÊU THỤ CAO SU CAO SU TỔNG CAO SU CAO SU THIÊN NHIÊN NHÂN TẠO CỘNG THIÊN NHIÊN NHÂN TẠO 1996 6.440 9.760 16.200 6.110 9.590 15.700 1997 6.470 10.080 16.550 6.470 10.010 16.480 1998 6.850 9.880 16.730 6.570 9.870 16.440 1999 6.872 10.336 17.280 6.646 10.196 16.842 2000 6.739 10.819 17.558 7.315 10.764 18.079 2001 7.261 10.485 17.746 7.223 10.253 17.476 2002 7.345 10.882 18.227 7.546 10.723 18.269 2003 7.992 11.448 19.440 7.967 11.381 19.348 2004 8.645 11.978 20.623 8.319 11.860 20.179 2005 8.682 11.965 20.647 8.742 11.917 20.659 Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới (IRSG) vol. 50 No.6-7 March/April 2006 TỔNG CỘNG 16 Từ bảng 1.1 ta thấy nhu cầu cao su thế giới là rất lớn và cùng với xu hướng bảo vệ môi trường thì hiện nay các nước chú trọng sử dụng các sản phẩm mủ cao su thiên nhiên nhiều hơn. Dự báo trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên sẽ tăng lên. Tuy nhiên, trong tương lai diện tích cao su trên toàn thế giới sẽ không tăng đáng kể (nằm trong khoảng từ 1-1,5 triệu ha, tương đương 7-10% diện tích cao su hiện có). Phần sản lượng gia tăng chủ yếu là việc đưa các vườn cây trong thời gian kiến thiết cơ bản hiện tại vào khai thác và một phần là việc phục hồi lại các vườn cây đã có bằng việc tăng cường thâm canh và tái canh lại các vườn cây có chất lượng quá xấu. Biểu đồ dưới đây cho chúng ta thấy dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ mủ cao su tự nhiên trong thời gian tới. BIỂU ĐỒ 1.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU TỰ NHIÊN 12000 1,000 Taán 10000 8000 6000 4000 Saû n xuaá t Tieâ u thuï 2000 0 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Nguồn: Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới (IRSG) vol. 50 No.6-7 March/April 2006 Như vậy theo dự báo, trong điều kiện giá cả như hiện tại, mức cung và mức cầu cao su trên thế giới không có chênh lệch lớn và có xu hướng tăng trong những năm sắp tới. Về cơ cấu sản phẩm, hầu hết các quốc gia đều có cơ cấu về sản phẩm như sau: 17 - Mủ cao su CV, L dùng cho công nghiệp chế tạo các sản phẩm ruột xe, các sản phẩm y tế… chiếm 3.8%. - Mủ cao su loại trung bình (RSS,10,20) dùng trong công nghiệp sản xuất vỏ xe, vỏ tivi… chiếm 90%. - Các loại mủ kem (latex) chiếm khoảng 6.2%. 1.5.4.2. Các nước sản xuất mủ cao su thiên nhiên chính: Trên thị trường cao su thế giới, hiện có các nước sản xuất mủ cao su thiên nhiên chính như sau: * Thái Lan: Là nước có tốc độ phát triển về diện tích và sản lượng rất cao trong các thập niên qua. Trong vòng 20 năm từ 1976 đến 1996, sản lượng cao su của Thái Lan đã tăng gấp 4 lần và được đánh giá là nước thành công nhất trong việc tổ chức cao su tiểu điền (chiếm đến 95% tổng diện tích), được thể hiện qua chỉ tiêu năng suất: năng suất bình quân 1.3 tấn/ha, cao hơn vườn cây tiểu điền các nước khác từ 20-40%. Trong tương lai, Thái Lan không có chủ trương tăng diện tích, với vùng phía Nam là vùng truyền thống diện tích cao su sẽ giảm do chính phủ có chế độ ưu đãi hơn khi người dân tái canh bằng các loại cây ăn quả, số diện tích này sẽ được thay bằng 300.000 ha dự trù sẽ phát triển ở vùng Đông Bắc (giáp biên giới Campuchia ) là vùng đất hiện đang trồng cây khoai mì, đây là vùng đất có khí hậu khá khắc nghiệt, đất bị thoái hoá trầm trọng, do vậy ở vùng đất này khó có khả năng tăng được sản lượng nếu thay thế cho vùng phía Nam. Với tình hình đó cộng với tình trạng thiếu lao động đang bắt đầu xảy ra cho khu vực nông thôn, năm 2000 Thái Lan dẫn đầu về sản lượng (có thể lên đến 1,9 triệu /tấn ) nhưng từ sau năm 2000 sản lượng giảm sút như tình trạng của Mailaysia hiện nay. Sản phẩm chủ yếu của Thái Lan là cao su RSS, với sản lượng xuất khẩu rất cao nhờ họ đã sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng và xây dựng được những thị trường tiêu thụ cao su ổn định với thị trường chính là Nhật Bản và các nước phát triển khác như Mỹ, Anh, Pháp. Chính phủ Thái Lan cũng có các chính sách khuyến khích và giúp đỡ cho người trồng cao su về vốn, kĩ thuật và quan trọng hơn là 18 Thái Lan đã cùng với Indonesia và Malaysia liên kết để ổn định giá trên thị trường khi có biến động. Nguồn: Tổng công ty cao su Vi ệt Nam * Indonesia : Là nước có diện tích cao su lớn nhất thế giới (3,8 triệu /ha) nhưng nếu xét toàn cục ngành cao su Indonexia không thành công vì chất lượng vườn cây rất thấp, nhất là các vườn cây tiểu điền tự phát. Tốc độ phát triển của Indonexia rất cao trong thời gian qua nhưng lại không đồng đều cho các năm chứng tỏ sự can thiệp thiếu hiệu lực từ Chính phủ. Giai đoạn 1989-1994 Indonesia phát triển được 400.000 ha (trung bình gần 70.000 ha/năm), nhưng có những năm chỉ phát triển trên dưới 10.000 ha (như các năm 1990, 1991, 1992), có năm trồng đến 120.000 ha (năm 1993). Diện tích cao su hiện tại gần như là diện tích tối đa của Indonesia và do vườn cây có chất lượng không cao nên trong thời gian tới mục tiêu chủ yếu của Indonesia là tăng cường chất lượng vườn cây dưới hình thức thâm canh và giúp nông dân tái canh các vườn cây không có hiệu quả. Các biện pháp này cộng với khoảng 40% diện tích đang trong thời gian kiến thiết cơ bản và Chính phủ Indonesia xem cây cao su là cây nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của mình nên Indonesia là nước chủ yếu quyết định khả năng sản xuất cao su tự nhiên. Trong những năm qua, tốc độ gia tăng sản lượng của Indonesia xấp xỉ 2%/năm. Sản phẩm yếu là SIR20 và 10, chiếm 90% sản lượng khai thác. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Bắc Mỹ (56%), Châu Âu (26%), Châu Á(18%). Nguồn: Tổng công ty cao su Vi ệt Nam * Malaysia : Cao su là cây trồng truyền thống. Năm 1961 xuất khẩu cao su đã chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu cả nước nhưng đến năm 1992 giá trị xuất khẩu cao su chỉ còn chiếm 2,3% do ngày có càng nhiều mặt hàng xuất khẩu, đồng thời sản lượng cao su ngày càng giảm. Từ vị trí đứng đầu về sản lượng từ 1991, Malaysia đã thành nước thứ 2 sau Thái Lan. Sản lượng từ 1994 chỉ bằng 68% sản lượng của năm 1976. Trước tình hình này, chính phủ Malaysia đã có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích và hỗ trợ nông dân trồng cao su nhưng không mấy thành công vì cây cao su có hiệu quả 19 không cao bằng cây cọ dầu lại sử dụng nhiều lao động hơn. Trong tình trạng thiếu lao động và giá nhân công ngày càng cao, khá nhiều vườn cây liên tục phải bỏ cạo. Ví dụ như trong giai đoạn 1992-1993 khi giá cao su xuống thấp, hơn 500.000 ha cao su bị bỏ cạo, trong đó có một số bị phá bỏ để trồng một số cây trồng khác và hiện tại dù giá mủ lên khá cao nhưng vẫn còn khoảng 300.000 ha vẫn bỏ cạo vì thiếu nhân công. Do vậy, dù Malaysia là nước có tiềm năng sản lượng khá lớn vì có diện tích lớn và chất lượng vườn cây cao, khả năng sản lượng có thể lên đến 1,8 triệu tấn nhưng khả năng gia tăng sản lượng của Malaysia là rất thấp trừ trường hợp giá mủ vượt lên trên 2.000 USD/tấn trong một thời gian dài. Đặc điểm của cao su Malaysia là cao su tiểu điền chiếm 80% diện tích và chiếm 70% sản lượng. Mỗi đồn điền có diện tích rất nhỏ (dưới 5 ha). Về cơ cấu, sản phẩm chủ yếu là SMR20, 10 chiếm khoảng 70%, mủ kem chiếm 10%, còn lại là các loại cao su CV, L, RSS. Malaysia cũng có một thị trường nội địa tiêu thụ mạnh. Nguồn: Tổng công ty cao su Vi ệt Nam * Ấn Độ: Là nước có tốc độ phát triển cao su khá nhanh dù điều kiện không thuận lợi. Nếu như năm 1970 Ấn Độ chỉ có 89 ngàn tấn thì đến năm 1990 đạt 330 ngàn tấn và năm 1996 có đạt 500 ngàn tấn. Tốc độ tăng trưởng hàng năm xấp xỉ 7%. Hiện nay, Ấn Độ đã bảo đảm được nhu cầu cao su tiêu thụ trong nước và đã xuất khẩu vào năm 2000. Về tiềm năng, Ấn Độ còn có khả năng phát triển thêm khoảng 400-800 ngàn ha (nâng tổng diện tích lên đến 1,0 -1,6 triệu ha) với sản lượng vào năm 2020 có thể đạt khoảng 1,2-1,4 triệu tấn, chiếm khoảng 13% sản lượng toàn thế giới. Ấn Độ chủ yếu sản xuất cao su tiểu điền (chiếm 84% diện tích và 80% sản lượng), mỗi đồn điền có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 1ha. Nguồn: Tổng công ty cao su Vi ệt Nam * Trung Quốc: Khả năng phát triển cao su của Trung Quốc đã tới mức giới hạn do các điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt. Hiện tại, do yếu tố này mà giá thành sản xuất cao su của Trung Quốc có khi cao hơn giá bán trên thị trường, Trung Quốc vẫn duy trì dù 20 không có hiệu quả nhằm bảo đảm đời sống cho công nhân và bảo đảm một phần cho nhu cầu nguyên liệu cao su đang tăng với tốc độ rất nhanh hàng năm. Năm 2000, sản lượng cao su đạt 500 ngàn tấn, năm 2005 đạt 530 ngàn tấn, nhưng do nhu cầu tiêu thụ khá lớn nên chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Dự báo Trung Quốc chỉ đạt tối đa 600 ngàn tấn vào năm 2020. Như vậy, Trung Quốc sẽ có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các sản phẩm cao su nguyên liệu trong những năm tới. Nguồn: Tổng công ty cao su Vi ệt Nam Qua các phân tích trên, góp phần tăng sản lượng cao su thiên nhiên trong tương lai trong 5 nước sản xuất chính hiện tại chỉ bao gồm 2 nước đó là Indonexia và Ấn Độ. Ngoài các “cường quốc” trên, xét về mặt tiềm năng đất đai Việt Nam và Campuchia là 2 nước có khả năng tăng diện tích từ 500-800 ngàn ha, trong đó Campuchia về đất đai rất thuận lợi nhưng thiếu lao động nên khả năng phát triển rất giới hạn. Việt Nam theo đánh giá sẽ là nước có diện tích và sản lượng cao su đứng thứ 4 thế giới nếu phát huy được hết tiềm năng đất đai hiện có . Từ việc phân tích tình hình phát triển của ngành cao su các nước trên thế giới, chúng tôi rút ra các vấn đề sau đối ngành cao su Việt Nam như sau: - Cần có chiến lược phát triển lâu dài trong tương lai để từng bước tận dụng hết nguồn đất đai trong nước và có chính sách mở rộng đầu tư cho cây cao su sang các nước lân cận như Lào, Campuchia, bởi đến khoảng 2010 thì diện tích đất cho cây cao su trong nước sẽ không còn có thể mở rộng, phát triển thêm nữa. - Tận dụng cơ hội của các nước chủ lực sản xuất mủ cao su đang trong tình trạng bão hoà diện tích đất đai và thiếu lao động để khai thác và phát triển thị trường cao su thế giới, bởi hầu như các quốc gia trên đều có thị trường tiêu thụ ổn định và quan hệ lâu dài còn chúng ta chưa tìm được thị trường mục tiêu. - Các nước đều có cơ cấu sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, chủ yếu là các loại sản phẩm RSS, SIR 20,10, mủ latex. - Các nước đều có chính sách hỗ trợ về vốn và kĩ thuật để phát triển cây cao su tiểu điền nhằm khai khác hết tiềm năng đất và lao động. Vì vậy chúng ta cũng nên xây dựng những chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho người dân tham
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan