Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chế định thực hành quyền công tố...

Tài liệu Chế định thực hành quyền công tố

.PDF
222
4
113

Mô tả:

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.................................................... 3 2.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 4 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án.................................. 5 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án................................ 6 4.1. Phƣơng pháp luận .......................................................................................... 6 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ............................................................ 6 5. Những điểm mới về khoa học của luận án ........................................................... 7 6. Ý nghĩa của luận án .............................................................................................. 8 7. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 8 CHƢƠNG 1 ............................................................................................................. 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .................................... 9 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ..................................................................... 9 1.1.1. Các nghiên cứu về quan điểm, khái niệm, bản chất, đặc điểm và sự thể hiện của chế định thực hành quyền công tố .......................................................... 9 1.1.2. Các nghiên cứu về quyền công tố và thực hành quyền công tố ............... 19 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .................................................................... 25 1.2.1. Các nghiên cứu về quan điểm, khái niệm, bản chất, đặc điểm và sự thể hiện của chế định thực hành quyền công tố ........................................................ 25 1.2.2. Các nghiên cứu về quyền công tố và thực hành quyền công tố ............... 30 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................................................................................... 37 1.3.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã đƣợc giải quyết.......................... 37 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết ................... 39 1.4. Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu ................. 40 1.4.1. Cơ sở lý thuyết của luận án....................................................................... 40 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 40 1.4.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án ................................................................ 41 CHƢƠNG 2 ........................................................................................................... 44 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH .................................................... 44 THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ...................................................................... 44 2.1. Khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố và chế định thực hành quyền công tố ......................................................................................................... 44 2.1.1. Khái niệm quyền công tố .......................................................................... 44 2.1.2. Khái niệm thực hành quyền công tố ......................................................... 49 2.1.3. Khái niệm chế định thực hành quyền công tố .......................................... 53 2.2. Nội dung, ý nghĩa của chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ................................................................................................................................ 70 2.2.1. Nội dung chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ......... 70 2.2.2. Ý nghĩa của chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ..... 73 2.3. Cơ sở của việc hình thành chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự .................................................................................................................... 78 2.3.1. Cơ sở, yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong từng giai đoạn .............................................................................................................. 78 2.3.2. Cơ sở, yêu cầu bảo đảm quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự ............. 79 2.3.3. Cơ sở, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, năng lực của hệ thống cơ quan Nhà nƣớc và đội ngũ cán bộ ............................................................................... 82 2.3.4. Cơ sở, yêu cầu đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế ...................................... 83 2.4. Chế định thực hành quyền công tố ở một số nƣớc trên thế giới ..................... 85 2.4.1. Chế định thực hành quyền công tố ở một số nƣớc theo truyền thống luật án lệ (Common law) ........................................................................................... 85 2.4.2. Chế định thực hành quyền công tố ở một số nƣớc theo truyền thống luật Châu Âu lục địa (Civil law) ................................................................................ 89 2.4.3. Chế định thực hành quyền công tố ở Trung Quốc và Liên bang Nga ...... 93 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2....................................................................................... 99 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 101 CHẾ ĐỊNH THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ................................................ 101 VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH Ở VIỆT NAM ..................................................... 101 3.1. Chế định thực hành quyền công tố ở Việt Nam ........................................... 101 3.1.1. Chế định thực hành quyền công tố ở Việt Nam đến trƣớc năm 2015 .... 101 3.1.2. Chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự hiện hành ...... 105 3.2. Thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ở Việt Nam .............................................................................................................. 127 3.2.1. Tình hình thi hành chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ở Việt Nam ................................................................................................... 127 3.2.2. Một số hạn chế trong thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố .......................................................................................................................... 138 3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố ........................................................................................... 141 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..................................................................................... 147 CHƢƠNG 4 ......................................................................................................... 149 HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ....................... 149 VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HÀNH ................ 149 QUYỀN CÔNG TỐ Ở VIỆT NAM ..................................................................... 149 4.1. Hoàn thiện chế định thực hành quyền công tố ở Việt Nam .......................... 149 4.1.1. Cơ sở của việc hoàn thiện chế định thực hành quyền công tố ở Việt Nam .................................................................................................................. 149 4.1.2. Hoàn thiện chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam ................................................................................................................... 163 4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng thi hành chế định thực hành quyền công tố ở Việt Nam ........................................................................................................... 180 4.2.1. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ................. 180 4.2.2. Đổi mới tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ...... 182 4.2.3. Thực thi có hiệu quả chế định thực hành quyền công tố, chế định kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra ........................................................................ 184 4.2.4. Kiện toàn, nâng cao chất lƣợng đội ngũ Kiểm sát viên .......................... 185 4.2.5. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Viện kiểm sát . 188 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..................................................................................... 189 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 191 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ..................... 196 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................ 196 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 197 Tiếng Việt ............................................................................................................. 197 Websites: .............................................................................................................. 213 Tiếng Anh ............................................................................................................. 213 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CQCT Cơ quan công tố ĐTV Điều tra viên HĐXX Hội đồng xét xử GĐT Giám đốc thẩm KSV Kiểm sát viên NCS Nghiên cứu sinh TAND Tòa án nhân dân THQCT Thực hành quyền công tố TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự TTTP Tƣơng trợ tƣ pháp VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên bảng, biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Số vụ án mà VKS đã xử lý (2009-2018) 127 Biểu đồ 3.2 Số bị can mà VKS xử lý (2009-2018) 128 Số bị can đƣợc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án Biểu đồ 3.3 do không không có sự việc phạm tội, hành vi 130 không cấu thành tội phạm (2009-2018) Biểu đồ 3.4 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ 3.6 Biểu đồ 3.7 Biểu đồ 3.8 Tình hình truy tố của VKS (2009-2018) Tình hình VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung (2009-2018) Tình hình Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung (2009-2018) Tình hình thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử (2009-2018) Số bị cáo Tòa án tuyên không có tội từ năm 2012-2018 132 133 133 135 136 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Công tố là quyền của bất kỳ Nhà nƣớc nào, tuy nhiên, thực hành quyền công tố lại có những cách thức tổ chức khác nhau, có thể giao cho một cơ quan hoặc những cơ quan khác nhau thực hành những nội dung nhất định của quyền công tố. Mặt khác, cơ quan thực hành quyền công tố có thể đƣợc thiết kế độc lập chỉ để thực hành quyền cống tố hoặc thực hành quyền công tố chỉ là một trong những chức năng của một cơ quan nhất định, nhƣ Viện kiểm sát của một số nƣớc. Mặc dù vậy, khi thực hành quyền công tố đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật và tổng hợp các quy phạm pháp luật đó hình thành nên chế định thực hành quyền công tố trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, chế định thực hành quyền công tố đƣợc quy định trong Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và nhiều văn bản pháp luật khác thể hiện đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh, chủ thể thực hành quyền công tố và quyền hạn, trách nhiệm; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thực hành quyền công tố. Đồng thời, chế định thực hành quyền công tố thƣờng đƣợc gắn liền với chế định kiểm sát hoạt động tƣ pháp khi Viện kiểm sát thực hiện hai chức năng tƣơng ứng đƣợc quy định trong các bản Hiến pháp. Cách tiếp cận này sẽ vẫn đƣợc tiếp tục triển khai trong một thời gian nhất định vì theo chủ trƣơng của Đảng về cải cách tƣ pháp thì “Trƣớc mắt, viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng nhƣ hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp. Viện Kiểm sát nhân dân đƣợc tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của tòa án” [10]. Đối với mô hình cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và tổ chức thực hiện quyền công tố, chủ trƣơng cải cách tƣ pháp của Đảng cũng đƣa ra định hƣớng: “Nghiên cứu việc chuyển viện kiểm sát thành viện công tố, tăng cƣờng trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra” [10]. Trên cơ sở định hƣớng này, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã hình thành chế định thực hành quyền công tố theo định hƣớng cải cách tƣ pháp, hội nhập quốc tế với mục tiêu: “Xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, 1 vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bƣớc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tƣ pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử đƣợc tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” [10]. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Luật tố tụng hình sự hiện hành đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án, từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đồng thời những quy định này còn thể hiện tính minh bạch, công khai của pháp luật tố tụng hình sự trong quy định, thực thi nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục, thời hạn của các hành vi tố tụng, biện pháp tố tụng cũng nhƣ trình tự tố tụng làm cơ sở để bảo đảm, bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời tham gia tố tụng. Khi nhận xét về sự ra đời của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, PGS.TS Nguyễn Hòa Bình nêu rõ: “Phân định chính xác, mạch lạc các giai đoạn tố tụng có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để quy định đầy đủ quyền, nghĩa vụ, trình tự, thủ tục, thời hạn nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, yêu cầu của tố tụng hình sự” [7, tr.16]. Do đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã “bổ sung và quy định đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố…” [7, tr.19]. Thực tiễn những năm qua cho thấy, thực hiện chế định thực hành quyền công tố đã góp phần bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan ngƣời vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi ngƣời ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên, chất lƣợng thực hiện chế định thực hành quyền công tố vẫn còn những hạn chế chƣa thể khắc phục triệt để nhƣ vẫn còn xảy ra tình trạng khởi tố, điều tra, truy tố xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Những vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự còn xảy ra nhƣ tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ vụ án còn nhiều, có trƣờng hợp chƣa chính xác; việc bức cung, dùng nhục hình trong điều tra còn xảy ra nhƣng không đƣợc Viện kiểm sát phát hiện kịp thời dẫn đến 2 hậu quả nghiêm trọng. Việc xét xử còn vi phạm nhƣ quá thời hạn xét xử, xét xử không đúng ngƣời, đúng tội dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Nguyên nhân của những tình trạng trên là do một số quy định của pháp luật còn chƣa phù hợp, nhận thức pháp luật không thống nhất, cách hiểu và áp dụng pháp luật còn khác nhau và những nguyên nhân khác. Những hạn chế, vi phạm trong thực hành quyền công tố trong các vụ án hình sự phần nào đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và đối với Viện kiểm sát nhân dân nói riêng. Nhiều công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về thực hành quyền công tố để làm rõ cơ sở lý luận cũng nhƣ thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhằm đề xuất những giải pháp tăng cƣờng hiệu quả của thực hành quyền công tố, khắc phục những hạn chế, vi phạm, hoàn thiện chế định, hƣớng đến mục đích cuối cùng xóa bỏ oan, sai, bỏ lọt tội phạm, ngƣời phạm tội trong giải quyết án hình sự. Những công trình khoa học đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng kể, góp phần vào việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện những quy định của pháp luật, đặc biệt trong lần sửa đổi Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật tổ chức cơ quan điều tra năm 2015. Tuy nhiên, các công trình khoa học trong thời gian qua đã nghiên cứu về thực hành quyền công tố ở những khía cạnh, góc độ khác nhau về nguồn gốc, cơ sở lý luận của quyền công tố, thực hành quyền công tố mà chƣa có nhiều nghiên cứu sâu sắc về chế định thực hành quyền công tố. Những phân tích nêu trên cho thấy cần có công trình khoa học (ở tầm luận án tiến sĩ) để giải quyết những vấn đề lý luận, pháp luật về chế định thực hành quyền công tố mà thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát đang đặt ra. Vì vậy, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chế định thực hành quyền công tố” làm luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hƣớng tới mục đích hình thành cơ sở lý luận về chế định thực hành quyền công tố, đánh giá thực trạng chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng 3 hình sự Việt Nam và thực tiễn thi hành trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ở nƣớc ta. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nói trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc và ngoài nƣớc liên quan đến quyền công tố, thực hành quyền công tố và chế định thực hành quyền công tố để từ đó xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án; xác định cơ sở lý thuyết, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu; - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chế định thực hành quyền công tố: Cơ sở, khái niệm, phạm vi, đối tƣợng và nội dung của quyền công tố, thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự; Chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự. Thông qua đó làm rõ các quan điểm, quy luật, phạm trù về công tố, quyền công tố và chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự; - Nghiên cứu khái quát nội dung cơ bản của chế định thực hành quyền công tố ở một số nƣớc trên thế giới nhằm chỉ ra đặc điểm của chế định thực hành quyền công tố ở các quốc gia đó để chia sẻ kinh nghiệm có thể tiếp thu ở Việt Nam; - Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam trong các thời kỳ, thông qua đó làm rõ tính kế thừa của chế định thực hành quyền tố trong quá trình tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự; đồng thời, chỉ ra những bài học lịch sử có thể tiếp thu khi tiến hành cải cách tƣ pháp hƣớng tới xây dựng nền công tố mạnh theo định hƣớng của Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020; - Phân tích, đánh giá chế định thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành ở nƣớc ta, thông qua việc nghiên cứu luận án chỉ ra những hạn chế, bất cập của chế định này làm cơ sở cho việc đƣa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật; - Khảo sát thực tiễn thực hiện chế định thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong những năm qua và đánh giá những hạn chế, bất cập cũng nhƣ 4 chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó làm cơ sở đƣa ra các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả thực thi chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự; - Nghiên cứu, đƣa ra cơ sở, định hƣớng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự ở nƣớc ta. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, đối tƣợng nghiên cứu của luận án gồm những vấn đề sau: - Các học thuyết, quan niệm, phạm trù, khái niệm về công tố, quyền công tố và chế định thực hành quyền công tố trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; - Những quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới; - Thực tiễn thực hiện chế định thực hành quyền công tố ở Việt Nam trong những năm qua. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án xác định phạm vi là các học thuyết, quan điểm về quyền công tố, thực hành quyền công tố và chế định thực hành quyền công tố trên thế giới trong tiến trình phát triển nhân loại khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự. - Luận án có phạm vi nghiên cứu là chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự với tƣ cách là bộ phận hợp thành của ngành luật tố tụng hình sự trong hệ thống pháp luật. Do đó, các quy định về chính sách, tổ chức thực hành quyền công tố không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án này, tuy nhiên một số nội dung sẽ đƣợc nhắc đến khi có liên quan. - Khi nghiên cứu luật thực định về chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, luận án xác định phạm vi là pháp luật Việt Nam và pháp luật một số 5 quốc gia khác trong mối tƣơng quan khi thực hiện việc so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam. - Nghiên cứu thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố trong quá trình giải quyết vụ án hình sự luận án xác định phạm vi nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam, trên phạm vi toàn quốc, trong khoảng thời gian 10 năm (từ năm 2009 đến năm 2018). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phƣơng pháp luận của luận án là học thuyết Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật; phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tƣ pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm theo yêu cầu cải cách tƣ pháp và hội nhập quốc tế. Đồng thời luận án cũng sử dụng phƣơng pháp tiếp cận quyền trong quá trình nghiên cứu chế định thực hành quyền công tố. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Bên cạnh phƣơng pháp luận, phƣơng pháp tiếp cận Luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phƣơng pháp, phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của việc tổng quan tình hình nghiên cứu (Chƣơng 1) và những vấn đề lý luận về chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự (Chƣơng 2); - Phƣơng pháp, phân tích, lịch sử, so sánh đƣợc sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ khi nghiên cứu quá trình lịch sử hình thành, phát triển của chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam (Chƣơng 3); - Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá đƣợc sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ làm rõ thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố trong TTHS của Viện kiểm sát cũng nhƣ hạn chế, bất cập và nguyên nhân của nó trong quá trình tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự (Chƣơng 3); 6 - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đƣợc sử dụng để giải quyết nhiệm vụ đƣa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát (Chƣơng 4). 5. Những điểm mới về khoa học của luận án Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ tiến sĩ về đề tài Chế định thực hành quyền công tố. Luận án là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống, tƣơng đối hoàn thiện về lý luận, nội dung và thực trạng cũng nhƣ thực tiễn thực thi chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện những đóng góp cho khoa học luật tố tụng hình sự. Cụ thể là: - Luận án hình thành lý luận với hệ thống các quan điểm, quy luật, phạm trù về chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự trên cơ sở tri thức chung của nhân loại kết hợp đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật Việt Nam, đặc biệt là cơ chế thực thi quyền lực Nhà nƣớc, đặc thù về tổ chức và vận hành quyền tƣ pháp ở Việt Nam, trong đó có vai trò, vị trí, chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. - Luận án phân tích đánh giá quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố và đánh giá kết quả thực hiện chế định thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn 2009 - 2018, qua đó đƣa ra những nhận xét về thực trạng chế định thực hành quyền công tố và thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự Việt Nam, đồng thời làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố. So với các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, luận án đã cập nhật, đánh giá những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thực hành quyền công tố và thực tiễn thi hành chế định thực hành quyền công tố đến năm 2018. - Luận án đã đƣa ra và phân tích cơ sở, lý do phải tiếp tục hoàn thiện chế định thực hành quyền công tố; đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan đến thực hành quyền công tố trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đồng thời đề xuất các giải pháp khác góp phần tăng cƣờng hiệu quả, chất lƣợng thực thi chế định thực hành quyền công tố. 7 6. Ý nghĩa của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển, hoàn thiện khoa học pháp lý tố tụng hình sự, hình thành lý luận về chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự thể hiện bản sắc Việt Nam trên nền tảng tri thức chung của nhân loại. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng trong nghiên cứu, đào tạo ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật về thực hành quyền công tố ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho Viện kiểm sát các cấp trong thực tiễn thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, cũng nhƣ là tài liệu bổ ích cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo luật nhất là ở Trƣờng Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trƣờng Đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình học tập, nghiên cứu. - Với nội dung và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật, kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần thực hiện cải cách Tƣ pháp theo định hƣớng của Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, góp phần bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ công lý trong tố tụng hình sự. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chƣơng: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Những vấn đề lý luận về chế định thực hành quyền công tố Chương 3. Chế định thực hành quyền công tố và thực tiễn thi hành ở Việt Nam Chương 4. Hoàn thiện chế định thực hành quyền công tố và các giải pháp nâng cao chất lƣợng thực hành quyền công tố ở Việt Nam 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở ngoài nƣớc liên quan đến công tố và chế định THQCT với các cách tiếp cận, quan điểm, phạm vi và mức độ khác nhau. Những nghiên cứu này khá phong phú nên trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả chỉ tổng quan các nghiên cứu liên quan đến những vấn đề về chế định THQCT, những vấn đề liên quan đến đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đặt ra. 1.1.1. Các nghiên cứu về quan điểm, khái niệm, bản chất, đặc điểm và sự thể hiện của chế định thực hành quyền công tố 1.1.1.1. Các quan điểm về chế định pháp luật Cho đến thời điểm hiện tại thế giới vẫn đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Đại diện cho quan điểm của các học giả theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil law) với việc phân định pháp luật theo thứ bậc: Hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật, trong đó quy phạm pháp luật đƣợc coi là tế bào của hệ thống pháp luật một quốc gia thì cấu trúc bên trong của pháp luật có vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến các lĩnh vực điều chỉnh của pháp luật. Quan điểm này cũng đƣợc thừa nhận trong giới học giả theo chủ nghĩa duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và trở thành quan điểm chính thống trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật ở các nƣớc XHCN; quan điểm này đƣợc thể hiện trong các công trình khoa học và đƣợc trình này trong các giáo trình ở các cơ sở đào tạo luật. Ngƣợc lại, các học giả chịu ảnh hƣởng của quan điểm của hệ thống pháp luật án lệ (Common law) cho rằng không tồn tại cấu trúc bên trong của pháp luật mà hệ thống pháp luật là tập hợp của các Án lệ và quy phạm đƣợc hình thành trong đời sống pháp lý, do đó không thể tồn tại và hình thành một hệ thống cấu trúc thứ bậc bên trong của hệ thống pháp luật. 9 Ở hệ thống pháp luật án lệ (Common law), Án lệ đƣợc coi là một trong những nguồn luật áp dụng bắt buộc. Nghiên cứu pháp luật của Vƣơng quốc Anh, Blackstone đã đề cập đến những quan điểm chủ đạo về pháp luật, theo đó, pháp luật là những nguyên tắc chung và tập quán chung. Chính những Thẩm phán là những ngƣời có sự hiểu biết sâu rộng để nhận ra pháp luật là gì. Sự hiểu biết sâu rộng của các Thẩm phán xuất phát từ tính năng động sáng tạo và những kinh nghiệm xét xử và kinh nghiệm sống của chính Thẩm phán đó. Tác giả đã nhấn mạnh sự hiểu biết sâu rộng của Thẩm phán, chính những Thẩm phán đó đã tạo ra pháp luật trong lịch sử của thông luật [196, tr.88-89]. Công trình nghiên cứu về án lệ trong pháp luật của Gernald J.Postema, đã đề cập đến vai trò quan trọng của án lệ trong hệ thống pháp luật. Án lệ đƣợc ví nhƣ là mạch máu của hệ thống pháp luật “life blood of a legal system” [203, tr.10-15]. Khi nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn tƣ pháp của Brian Bix, ông đã phân tích quan điểm của Jeremy Bentham (là một trong những nhà luật học đã có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của luật thành văn ở nƣớc Anh) đòi hỏi việc ban hành pháp luật phải đƣợc thực hiện bởi cơ quan lập pháp. Hình thức của pháp luật phải là những văn bản quy phạm pháp luật, tạo lập những quy tắc ứng xử sự ổn định của những nguyên tắc đƣợc thừa nhận công khai - là những quy phạm pháp luật đƣợc hình thành trong đời sống pháp lý [197, tr.57-60]. Trái lại, tiếp cận của các học giả thuộc hệ thống pháp luật Civil law lại cho rằng, cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật là quy luật tất yếu, khi mà ở đó pháp luật đƣợc xây dựng và tồn tại trên hệ thống các quy phạm pháp luật nên việc phân tầng thứ bậc của cấu trúc trong hệ thống pháp luật là cần thiết. Việc hình thành lý thuyết về cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật đƣợc phát triển khá sớm ở các nƣớc nƣớc Châu Âu lục địa thể hiện thông qua các nghiên cứu của các tác giả ở các quốc gia nhƣ Pháp, Đức, Italia. Lý thuyết này đƣợc tiếp thu và phát triển khá mạnh mẽ ở các nƣớc trong hệ thống XHCN mà tiêu biểu là công trình của các học giả Xô Viết (trƣớc kia). Giới luật gia Xô Viết có khá nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng, “hệ thống pháp luật” là cấu trúc bên trong của pháp luật còn “hệ thống luật thực định” (hệ thống văn bản pháp luật 10 hoặc hệ thống nguồn của pháp luật) là “hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật” [113, tr.215]. Về nội dung hai khái niệm cũng đƣợc giới hạn ở mức độ: Hệ thống pháp luật là “tổng thể các quy phạm pháp luật có tính thống nhất nội tại bền vững, đồng thời có tính độc lập nhất định, đƣợc phân chia thành các chế định pháp luật và các ngành luật”; còn “hệ thống pháp luật thực định” là “hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong một đất nƣớc, và về thực chất, đó là kết quả của quá trình tập hợp hóa và pháp điển hóa” [92, tr.135]. Nhƣ vậy, tập hợp các quy phạm pháp luật hình thành nên hệ thống pháp luật, nói cách khác, hệ thống pháp luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật của có tính thống nhất nội tại bền vững, đồng thời có tính độc lập nhất định đƣợc chia thành các chế định luật, ngành luật với ý nghĩa là sự phân tầng và trung chuyển trong việc phân chia thứ bậc của hệ thống pháp luật [92, tr.137]. Với ý nghĩa này, các tác giả cho rằng chế định pháp luật có vai trò quan trọng không chỉ đối với nội tại trong một ngành luật mà còn là sự liên hệ, kết nối giữa các ngành luật trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, các yếu tố khác nhƣ nguyên tắc chính trị, triết học, kỹ thuật pháp lý… nằm ngoài khái niệm “hệ thống pháp luật”. Thêm vào đó, các tác giả thuộc phái này bất đồng với nhau trong việc xác định “tế bào” của hệ thống pháp luật (là quy phạm pháp luật, là điều luật hay các văn bản quy phạm pháp luật hay bao gồm tất cả những thứ đó?). Quan điểm thứ hai không phân tách hai khái niệm “hệ thống pháp luật” và “hệ thống luật thực định” thì cho rằng, tế bào của hệ thống pháp luật chính là các quy phạm pháp luật. Theo đó, “quy phạm pháp luật” là “thành tố tế bào của pháp luật” và cũng chính là “thành tố tế bào/thành tố cuối cùng của hệ thống pháp luật”. Khái niệm hệ thống pháp luật “bao giờ cũng có giới hạn nội dung nhất định. Giới hạn đó chỉ bao gồm những vấn đề có mối liên hệ nội tại với nhau, không hàm chứa những yếu tố bên ngoài không có đặc điểm đó [114, tr.26]. Ngoài ra, nghiên cứu về quan niệm hệ thống pháp luật ở phƣơng Tây của các học giả ngoài nƣớc cho thấy, khái niệm hệ thống pháp luật đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Có quan điểm cho rằng: “hệ thống pháp luật” (legal system) là “một tập hợp các thiết chế, thủ tục và các quy phạm pháp luật đang đƣợc vận hành” [210]. Hệ thống pháp luật bao gồm các bộ phận cấu thành nhƣ cơ quan lập pháp (nghị 11 viện), nội các, tòa án và các thiết chế liên quan...; “hệ thống pháp luật” đƣợc coi là một hệ thống các quy phạm [219]. Nói đến hệ thống pháp luật của một quốc gia là nói tới “tổng hợp có tính cách khép kín các quy tắc và nguyên tắc đang có hiệu lực trong biên giới của một vùng lãnh thổ quốc gia” [226, tr.177]. Khái niệm “pháp luật” (law) và “hệ thống pháp luật” (legal system) đƣợc coi là hai khái niệm tƣơng đồng nhƣ nhau [195]. Hệ thống pháp luật của một quốc gia đƣợc hiểu là tất cả các quy phạm pháp luật của quốc gia đó cũng nhƣ mối quan hệ giữa các quy phạm ấy với nhau. Tế bào của hệ thống pháp luật là các quy phạm pháp luật [219, tr.5]... Các quy phạm pháp luật có tính thứ bậc nhất định, trong đó, quy phạm này có thể là sản phẩm của sự suy diễn, giải nghĩa hoặc cụ thể hóa các quy phạm khác có thứ bậc cao hơn. Ở tầm cao nhất của hệ thống quy phạm chính là các quy phạm pháp luật cơ bản của hệ thống pháp luật [219, tr.26]. Quan điểm trên về hệ thống pháp luật đƣợc thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm của triết gia Hans Kelsen. Theo Hans Kelsen, “pháp luật là một trật tự hành vi của con ngƣời. Nó là một hệ thống quy phạm… Hệ thống này là một tập hợp các quy phạm có tính thống nhất với nhau để tạo lập nên cái gọi là một hệ thống… Sẽ là sự sai lệch khi nhận thức về bản chất pháp luật khi chúng ta bỏ qua mối liên hệ giữa các quy phạm với nhau trong một hệ thống pháp luật”. Chính vì vậy, “tính liên kết” của các quy phạm phải đƣợc coi nhƣ một trong những yếu tố để hiểu ra bản chất của pháp luật. Theo Hans Kelsen thì mối quan hệ giữa các quy phạm pháp luật trong một hệ thống pháp luật là mối quan hệ có tính thứ bậc nhất định. Giữa các quy phạm pháp luật có thể có mối quan hệ phái sinh với nhau, theo đó, từ một quy phạm mẹ có thể trở thành nền tảng để xây dựng hoặc nảy sinh ra nhiều quy phạm pháp luật con. Theo chuỗi liên hệ ấy, hệ thống pháp luật đƣợc thống nhất với nhau bởi một tập hợp các quy phạm pháp luật gốc. Các quy phạm gốc hoặc quy phạm cơ bản này thƣờng chính là quy phạm nằm trong Hiến pháp của mỗi quốc gia [205, tr.3, 123-124]. Khi nghiên cứu về những thuộc tính của một hệ thống pháp luật, Lon Fuller, giáo sƣ luật Đại học Harvard, Hoa Kỳ ngay từ những năm 1960 đã khẳng định một hệ thống pháp luật đòi hỏi trong nó chứa đựng các quy định pháp luật có tính quy phạm, công khai, ngôn từ sử dụng trong các quy định rõ nghĩa, không có hiệu lực hồi 12 tố, có nội dung không mâu thuẫn nhau, có tính khả thi khi áp dụng, đảm bảo tính ổn định có tính nhất quán trong việc áp dụng pháp luật [213, tr.39]. Quan điểm khác lại cho rằng, “hệ thống pháp luật” còn đƣợc hiểu là hệ thống các thiết chế liên quan đến việc sản sinh và thực thi các quy phạm pháp luật, là “một tập hợp các thiết chế, thủ tục và các quy phạm pháp luật đang đƣợc vận hành” [210]. Theo nghĩa này, hệ thống pháp luật bao gồm các bộ phận cấu thành nhƣ cơ quan lập pháp (nghị viện), nội các, tòa án và các thiết chế liên quan. Tƣơng ứng với hệ thống đó là các hệ thống chức danh nhƣ nghị sỹ, thành viên nội các, thẩm phán, công tố, cảnh sát, luật sƣ... [219, tr.5]. Trong nghiên cứu của Michael Zander cho rằng khi mô tả hệ thống pháp luật của Vƣơng quốcAnh cần đề cập tới các nội dung sau: các nguồn pháp luật; hệ thống tòa án; các phƣơng thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án; các vấn đề khác nhƣ: trợ giúp pháp lý, hệ thống giải quyết tranh chấp thay thế; nghề luật và các chức danh tƣ pháp [215]. Trong tác phẩm “Các nguyên lý của pháp luật Pháp” (Principles of French Law) khi đề cập tới “hệ thống pháp luật” tại Pháp, có đề cập các nội dung sau: (1) các nguồn pháp luật tại Pháp và thứ bậc của các quy phạm pháp luật theo nguồn (Hiến pháp, Điều ƣớc quốc tế, Luật của Liên minh Châu Âu, văn bản pháp luật, án lệ, các học thuyết pháp lý), (2) hệ thống tòa án, (3) các phƣơng thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, (4) các chức danh tƣ pháp [211]. Ngoài ra, một số học giả Hoa Kỳ không đƣa ra khái niệm về hệ thống pháp luật (legal system), nhƣng đề cập tới các nội dung chủ yếu sau: (1) Hệ thống tƣ pháp liên bang và hệ thống tƣ pháp bang (tức là hệ thống tòa án); (2) Chủ thể tham gia tố tụng tại Tòa án (thẩm phán, KSV, luật sƣ, nguyên đơn, bị đơn, ...); (3) Thủ tục TTHS và thủ tục tố tụng dân sự [227]. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, các học giả chịu ảnh hƣởng của quan điểm của hệ thống pháp luật án lệ (common law) không có quan niệm chính thống về pháp luật và hệ thống pháp luật. Quan niệm về pháp luật và hệ thống pháp luật của các luật gia phƣơng Tây và Xô Viết trƣớc đây có điểm tƣơng đồng có thể kể đến là, hệ thống pháp luật là hệ thống các quy phạm pháp luật; hệ thống này có mối quan hệ logic, nội tại với nhau; giữa các quy phạm pháp luật trong cùng hệ thống ấy có tính thứ bậc nhất định; hệ thống quy phạm này đƣợc hợp thành bởi nhiều quy phạm 13 thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau (có tính đa dạng)… Và sự phân biệt lĩnh vực pháp luật này với lĩnh vực pháp luật khác cũng dựa cơ bản trên sự khác biệt về bản chất và loại quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh bởi mỗi lĩnh vực. Tuy vậy, có nhiều điểm khác biệt khó có thể phủ nhận trong quan niệm về hệ thống pháp luật của các luật gia Xô Viết trƣớc đây với các luật gia phƣơng Tây, trong đó, hệ thống pháp luật trong quan niệm của phƣơng Tây có thể đƣợc hiểu đơn thuần chính là hệ thống các thiết chế sản sinh ra pháp luật và hệ thống thi hành, thực thi pháp luật. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về chế định thực hành quyền công tố Chế định THQCT đƣợc các học giả ngoài nƣớc tiếp cận nghiên cứu nhiều dƣới góc độ nhƣ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tố..., là những nội dung cơ bản của chế định THQCT. Có thể khái quát một số nghiên cứu điển hình về điều chỉnh pháp luật của chế định THQCT ở một số quốc gia: Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Vƣơng quốc Anh, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Các nghiên cứu ở Trung Quốc cho rằng, quyền hạn của CQCT đƣợc ghi nhận rõ ràng là cơ quan giám sát chặt chẽ hoạt động điều tra, đảm bảo quá trình điều tra tuân thủ trình tự, thủ tục luật định, việc điều tra khách quan, toàn diện nhằm đảm bảo việc buộc tội có căn cứ, chính xác. Cơ quan công tố có quyền trực tiếp điều tra trong những trƣờng hợp cần thiết, đối với một số loại tội phạm. Trong giai đoạn truy tố, CQCT có quyền truy tố lựa chọn theo quy định của pháp luật TTHS. Trong giai đoạn xét xử, CQCT (thông qua công tố viên) cùng với ngƣời bào chữa là ngƣời xét hỏi chính. Tòa án xét hỏi sau cùng và chỉ xét hỏi trong những trƣờng hợp Tòa án xét thấy cần thiết để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Tại phiên tòa, CQCT có quyền bổ sung quyết định truy tố, rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn [82, tr.68136]. Các nghiên cứu của học giả ở các nƣớc theo truyền thống Châu Âu lục địa mà điển hình là Cộng hòa Pháp đều cho thấy nhiệm vụ, quyền hạn của CQCT trong giai đoạn điều tra rất lớn và thƣờng giữ vai trò quyết định. Trong giai đoạn truy tố, CQCT có quyền tùy nghi truy tố. Trong giai đoạn xét xử, thẩm quyền của CQCT chỉ hạn chế tại Toà với tƣ cách là bên đối tụng (bên buộc tội) và thực hiện quyền kháng nghị [82, tr.460-481]. Các nƣớc theo truyền thống án lệ mà điển hình là Vƣơng Quốc Anh, Hoa 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan