Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Câu hỏi trắc nghiệm hoá 9 phần 4...

Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm hoá 9 phần 4

.DOC
15
466
66

Mô tả:

Câu hỏi trắc nghiệm Hoá 9 CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Câu 1 HH0901CSB Dãy các chất đều tác dụng với SO2 là A. H2O; Ca(OH)2; CaO; HCl B. H2O; H2SO4; CaO; Na2O C. H2O; Ca(OH)2; Na2O; CO2 D. H2O; Ca(OH)2; CaO; Na2O PA: D Câu 2 HH0901CSB Dãy các chất đều tác dụng với BaO là A. H2O; CO2; HCl; Na2O. B. CO2; H2O; HCl; SO2. C. CaO; H2O; H2SO4; Fe. D. NaOH; H2O; CO2; SO2. PA: B Câu 3 HH0901CSB Cho các oxit sau: K2O, CaO, SO2, CuO, N2O5, Fe2O3. Dãy oxit tác dụng với nước là A. K2O; CaO; CuO; Fe2O3. B. CaO; N2O5; SO2; CuO. C. K2O; N2O5; CaO; SO2. D. SO2; CuO; N2O5; CaO. PA: C Câu 4 HH0901CSH Tính chất chung của SO3 và CO2 là A. Tác dụng với nước. B. Tác dụng với oxit axit. C. Tác dụng với axit. D. Tác dụng với bazơ. PA: A Câu 5 HH0901CSH Có những chất sau: H2O, K2O, CuO, CO. Các cặp chất có thể tác dụng được với nhau là A. H2O và CuO. B. H2O và CO. C. K2O và CO. D. K2O và H2O PA: D Câu 6 HH0901CSH Dãy nào trong các dãy sau đây có công thức hóa học viết đúng A. CO; Ca2O; CuO; Hg2O; NO. B. N2O5; NO, P2O5; Fe2O3; AgO. C. MgO; PbO; FeO; SO2; SO4. D. ZnO; Fe3O4; NO2; SO3; H2O. PA: D Câu 7 HH0902CSB Dãy các kim loại đều tác dụng với H2SO4 loãng là A. Na; Cu; Mg. B. Zn; Mg; Al. C. Na; Fe; Cu. D. K; Na; Ag. PA: B Câu 8 HH0902CSB Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là A. Na; Al2O3; NaOH. B. Cu(OH)2; Fe; SO2. C. CaO; Cu; Ba(OH)2. D. NaOH; Ag; CuO. PA: A Câu 9 HH0902CSB Cho những axit sau: H2CO3, H2SO4, HNO3, H3PO4. Dãy các oxit axit nào sau đây tương ứng với các axit trên A. CO2; SO2; NO2; P2O5. B. CO2; SO3; N2O5; P2O3. C. CO2; SO3; N2O5; P2O5. D. CO2; SO3; NO2; P2O5. PA: C Câu 10 HH0902CSH Dãy chất nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl tạo ra sản phẩm có chất khí? A. FeO; Fe; MgCO3. B. NaOH; Al; Mg C. CaCO3; Mg; Na. D. CaCO3; Al2O3; Na. PA: C Câu 11 HH0902CSH Cho hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu, Zn vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn không tan là A. Mg. B. Cu. C. Zn D. Fe PA: B Câu 12 HH0902CSH Để điều chế một lượng đồng II sunfat, nếu dùng phương pháp sau đây sẽ tốn axit sunfuaric nhất A. H2SO4 tác dụng đủ với Cu(OH)2. B. H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu. C. H2SO4 loãng tác dụng với Cu. D. H2SO4 tác dụng với CuO. PA: B Câu 13 HH0903CSB Cho các bazơ sau: NaOH, Cu(OH)2, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2; Fe(OH)3. Những bazơ tan trong nước tạo dụng dịch kiềm là A. KOH; Ca(OH)2; NaOH. B. Ca(OH)2; Mg(OH)2; Cu(OH)2. C. KOH; Fe(OH)3; Mg(OH)2. D. Ca(OH)2; NaOH; Fe(OH)3. PA: A Câu 14 HH0903CSB Nhóm các oxit nào sau đây đều tác dụng với dung dịch bazơ A. K2O; SO2; CuO; CO2; N2O5. B. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3; SO3. C. SO2; SO3; N2O5; P2O5; CO2. D. K2O; Al2O3; Fe2O3; BaO; CaO. PA: C Câu 15 HH0903CSB Dãy các bazơ đều bị nhiệt phân thành oxit bazơ là A. NaOH; Cu(OH)2; Ba(OH)2. B. Cu(OH)2; KOH; Fe(OH)2. C. Fe(OH)2; NaOH; Zn(OH)2. D. Zn(OH)2; Cu(OH)2; Fe(OH)2. PA: D Câu 16 HH0903CSH Nhỏ một giọt quỳ tím vào dung dịch HCl, dung dịch có màu đỏ. Nhỏ từ từ dun g dịch Ca(OH)2 cho tới dư vào dung dịch có màu đỏ trên thì A. Màu đỏ không thay đổi. B. Màu đỏ nhạt dần, mất hẳn thành không màu. C. Màu đỏ nhạt dần, mất hẳn rồi chuyển thành màu xanh. D. Màu đỏ đậm lên. PA: C Câu 17 HH0903CSH Chất nào dưới đây tác dụng với oxi tạo thành oxit, oxit này tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7? A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. S PA: A Câu 18 HH0903CSH Công thức tổng quát của bazơ là A. MOH. B. MxOH. C. M(OH)x. D. Mx(OH)y. PA: C Câu 19 HH0904CSB Dãy chất gồm các muối đều tan trong nước là A. CaCO3; BaCO3; Na2CO3; MgCl2. B. Na2CO3; CaCl2; Mg(NO3)2; Na2SO4. C. BaCO3; Na2SO4; FeSO4; ZnCl2. D. CaCO3; MgCO3; ZnCl2;Ba(NO3)2. PA: B Câu 20 HH0904CSB Dãy chất gồm các muối đều phản ứng với dung dịch HCl là A. Na2CO3; CaCO3. B. Na2SO4; MgCO3. C. K2SO4; Na2CO3. D. NaNO3; KNO3. PA: A Câu 21 HH0904CSB Trộn hai dung dịch nào dưới đây sẽ tạo ra chất kết tủa? A. Dung dịch BaCl2 và dung dịch Zn(NO3)2. B. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch AlCl3. C. Dung dịch NaCl và dung dịch Pb(NO3)2. D. Dung dịch ZnSO4 và dung dịch CuCl2. PA: C Câu 22 HH0904CSH Những cặp chất không cùng tồn tại trong một dung dịch là A. NaCl và KNO3. B. Na2SO4 và HCl. C. BaCl2 và HNO3. D. AgNO3 và BaCl2. PA: D Câu 23 HH0904CSH Dãy các muối nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. NaCl; BaCl2; Na2SO4. B. BaCl2; Cu(NO3)2; NaCl. C. NaCl; CuSO4; AgNO3. D. AgNO3; BaCl2; Cu(NO3)2. PA: B Câu 24 HH0904CSH Nhỏ dung dịch NaOH từ từ cho đến dư vào một ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl3. Lắc nhẹ ống nghiệm. Hiện tượng xảy ra là A. Có kết tủa màu xanh. B. Có kết tủa màu nâu đỏ. C. Có kết tủa, sau đó tan. D. Có kết tủa màu trắng. PA: B Câu 25 HH0905CSH Một dung dịch có các tính chất: - Tác dụng với nhiều kim loại như: Mg, Fe, Zn đều giải phóng khí hiđro. - Tác dụng với bazơ và oxit bazơ tạo thành muối. - Tác dụng với đá vôi giải phóng khí cacbonic. Dung dịch đó là A. NaOH. B. NaCl. C. HCl. D. H2O. PA: C Câu 26 HH0905CSH Có các chất Na2O, SO3, H2SO4, NaOH, ZnCl2. Số các chất có thể phản ứng với nhau từng đôi một là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. PA: C Câu 27 HH0905CSH Trong dãy biến hóa sau: AgNO3 to HCl Mg Cu(OH) 2 �� � X ��� Y ��� � Z �� � Cu thì X, Y, Z lần lượt là A. CuO; CuCl2; Cu(NO3)2. B. CuCl2; CuO; Cu(OH)2. C. Cu, CuCl2; Cu(NO3)2. D. CuCl2; CuO; Cu(NO3)2 PA: A Câu 28 HH0905CSH Dung dịch X có pH > 7 và khi tác dụng với dung dịch Na2CO3 tạo ra chất không tan. Chất X là A. NaOH B. KOH. C. NaCl. D. Ba(OH)2. PA: D Câu 29 HH0905CSV Để phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa trong các ống nghiệm không ghi nhãn: H2SO4, NaOH, NaCl, NaNO3, các thuốc thử cần dùng là A. Phenolphtalein và dung dịch CuSO4. B. Quỳ tím và dung dịch AgNO3. C. Quỳ tím và dung dịch BaCl2. D. Dung dịch CuSO4 và dung dịch BaCl2. PA: B Câu 30 HH0905CSV Có 2 chất bột trắng CaO và Al2O3, để phân biệt 2 chất này bằng phương pháp hóa học cần dùng A. dung dịch HCl. B. nhiệt phân. C. nước. D. dung dịch NaCl. PA: C Câu 31 HH0905CSV Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 tới dư, nhận thấy: A. Xuất hiện kết tủa. B. Không xuất hiện kết tủa. C. Có khí bay lên. D. Xuất hiện kết tủa rồi tan. PA: D Câu 32 HH0905CSV Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối trong cặp chất nào sau đây? A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch KCl. B. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Fe2(SO4). C. Dung dịch Na2CO3 và dung dịch BaCl2. D. Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. PA: B Câu 33 HH0905CSV Dung dung dịch nào sau đây để làm sạch Ag có lẫn trong hỗn hợp với Al, Fe, Cu ở dạng bột ? A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch AgNO3. C. Dung dịch FeCl3. D. Dung dịch H2SO4 loãng. PA: B Câu 34 HH0906CSB Khối lượng mol của sắt (III) oxit A.72 g/mol. B. 160 g/mol. C. 232 g/mol. D. 320 g/mol. PA: B Câu 35 HH0906CSB Khối lượng chất tan HCl có trong 200 g dung dịch HCl 36.5% là: A. 72 g. B. 73 g. C. 74 g. D. 72,4 g. PA: B Câu 36 HH0906CSB Số mol chất tan có trong 250ml dung dịch NaOH 1,2M là A. 0,32 mol. B. 0,28 mol. C. 0,3 mol. D. 0,25 mol. PA: C Câu 37 HH0906CSH Khối lượng của 6,72 lít khí CO2 ( ở đktc) là A. 12,3 gam. B. 13,2 gam. C. 12 gam. D. 12,4 gam. PA: B Câu 38 HH0906CSH Nhận định nào đúng? A. Số nguyên tử sắt có trong 2,8 gam Fe nhiều hơn số nguyên tử magie có trong 1,4 gam Mg. B. 0,5 nguyên tử oxi có khối lượng 8 gam. C. 1 mol nguyên tử can xi có khối lượng 40 gam. D. 0,025 mol Mg có khối lượng là 12 gam. PA: C Câu 39 HH0906CSH Oxit của một nguyên tố X có hóa trị (II) chứa 40% oxi về khối lượng. Nguyên tố X là A. canxi. B. magie. C. photpho. D. nitơ. PA: B Câu 40 HH0906CSH Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong hai oxit MgO và SO2 lần lượt là A. 40% và 50% B. 45% và 55%. C. 50% và 50%. D. 60% và 40%. PA: A Câu 41 HH0906CSV Trên hai đĩa cân, ở vị trí thăng bằng có hai cốc giống nhau đựng axit HCl. Thả vào cốc thứ nhất miếng kim loại Mg có khối lượng bằng khối lượng miếng kẽm thả vào cốc thứ hai. Sau khi kết thúc phản ứng, trạng thái của cân như sau: A. Cân vẫn thăng bằng. B. Cân lệnh về phía cốc thứ nhất. C. Cân lệch về phía cốc thứ hai. D. Cân lệch về phía cốc thứ nhất sau đó về vị trí thăng bằng. PA: C Câu 42 HH0906CSV Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ A. 0,5 mol H2SO4 tác dụng với 1,5 mol NaOH. B. 1 mol HCl tác dụng với 1 mol KOH. C. 1,5 mol Ca(OH)2 tác dụng với 1,5 mol HCl. D. 1 mol H2SO4 tác dụng với 1,7 mol NaOH. PA: D Câu 43 HH0906CSV Tính lượng H2SO4 điều chế khi cho 24 kg SO3 hợp nước. Biết rằng hiệu suất của phản ứng 90%. A. 26,46 kg. B. 23,27 kg. C. 46, 55 kg. D. 26 kg. PA: A Câu 44 HH0906CSV Tính lượng Fe thu được khi cho một lượng khí CO dư khử 24 gam Fe2O3, biết rằng hiệu suất của phản ứng là 80% A. 8,96 gam. B. 17,92 gam. C. 26,88 gam. D. 13,44 gam. PA: D Câu 45 HH0906CSV Cho 1,25 gam muối cacbonat của kim loại hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl thoát ra 280 ml (đktc) khí CO2. Công thức phân tử của muối là A. CuCO3. B. BaCO3. C. CaCO3. D. MgCO3. PA: C CHƯƠNG II: KIM LOẠI Câu 1 HH0907CSB Tính chất nào sau đây không phải của của kim loại? A. Có tính dẻo. B. Có nhiệt độ nóng chảy thấp. C. Dẫn điện, dẫn nhiệt. D. Có ánh kim. PA: B Câu 2 HH0908CSB Dãy chất gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về họat động hóa học: A. Al; Na; Fe; Cu; K; Zn. B. Fe; Cu; Al; K; Na; Zn. C. Fe; Al; Cu; Zn; K; Na. D. Cu; Fe; Zn; Al; Na; K. PA: D Câu 3 HH0908CSH Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch ZnSO4? A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Mg. PA: A Câu 4 HH0908CSH Cho 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng: - X, Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí H2. - Z, T không tác dụng với dung dịch HCl. - T không tác dụng với muối của Z, X không tác dụng với muối của Y. Thứ tự sắp xềp theo chiều hoạt động hóa học theo chiều tăng dần của 4 kim loại A. Y, T, Z, X B. X, Y, T, Z. C. Y, X, Z, T. D. Z, Y, T, X. PA: C Câu 5 HH0909CSB Tính chất vật lý nào sau đây không phải của nhôm ? A. Có ánh kim. B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. C. Nóng chảy ở 660oC. D. Là kim loại cứng, nặng. PA: D Câu 6 HH0909CSH Dụng cụ làm bằng kim loại nào sau đây không nên chứa dung dịch kiềm ? A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cu. PA: B Câu 7 HH0909CSH Có các phương trình hóa học 2Al + 6X �� � 2AlCl3 + 3H 2 AlCl3 + 3Y �� � Al(OH)3 + 3NaCl o t 2Al(OH)3 �� � Al2 O3 + 3Z thì X, Y, Z lần lượt là A. NaOH; HCl; H2. B. HCl; NaOH; H2. C. HCl; NaOH vừa đủ, H2O. D. NaOH vừa đủ; HCl; H2O PA: C Câu 8 HH0910CSB Có các dung dịch HCl, NaOH, CuSO4, Al2(SO4)3 và khí Cl2. Sắt tác dụng được với A. HCl; Cl2; Al2(SO4)3. B. Cl2; CuSO4; Al2(SO4)3. C. HCl; NaOH; CuSO4. D. Cl2; HCl; CuSO4. PA: D Câu 9 HH0910CSH Trong dãy biến hóa sau: Cl2 C NaOH Fe 2 O3 �� � X �� � Y ��� �Z thì X, Y, Z lần lượt là A. CO2; FeCl2; Fe(OH)2. B. Fe; FeCl3; Fe(OH)3. C. CO2; FeCl3; Fe(OH)2. D. Fe; FeCl2; Fe(OH)2. PA: B Câu 10 HH0910CSH Cho oxit Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Sản phẩm thu được gồm dung dịch A. FeCl3. B. FeCl2. C. FeCl3; HCl. D. FeCl2; FeCl3. PA: D Câu 11 HH0911CSB Kim loại sắt có thể tác dụng được với dung dịch muối nào sau đây A. CuSO4. B. ZnSO4. C. Na2SO4. D. MgSO4. PA: A Câu 12 HH0912CSH Hỗn hợp A gồm Fe và FeO có thể hòa tan trong dung dịch nào? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch KOH. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch AgNO3. PA: A Câu 13 HH0912CSH Cho kim loại Fe, Ag tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 dư, sau phản ứng lọc bỏ dung dịch thu được chất rắn X. Thành phần chất rắn X gồm A. Fe, Cu. B. Ag, Cu C. Fe, Ag. D. Fe, Ag, Cu. PA: B Câu 14 HH0912CSV Để tách kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp Cu và Fe ta có thể dùng cách sau A. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch HCl. B. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch H2SO4 đặc nguội. C. Hoà tan hỗn hợp vào nước. D. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch NaCl. PA: A Câu 15 HH0912CSV Có hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe, có thể tách được bột Fe ra khỏi hỗn hợp bằng dung dịch A. HCl dư. B. NaCl dư. C. KOH dư. D. HNO3 dư. PA: C Câu 16 HH0913CSH Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra làm khô, cân lại thấy tăng a gam. a là A. khối lượng kim loại Cu bám vào. B. hiệu số giữa khối lượng kim loại Cu bám vào và khối lượng Fe tan ra. C. khối lượng CuSO4 bám vào. D. khối lượng gốc sunfat bám vào. PA: B Câu 17 HH0913CSH Khối lượng của 0,25 mol Fe và 0,5 mol Al, khối lượng nào lớn hơn A. 0,25 mol Fe lớn hơn. B. 0,5 mol Al lớn hơn. C. Bằng nhau. D. 0,5 mol Al bé hơn. PA: B. Câu 18 HH0913CSV Người ta dùng quặng boxit để sản xuất nhôm. Hàm lượng Al2O3 trong quặng là 40%. Để có được 5,4 tấn Al nguyên chất cần bao nhiêu tấn quặng? A. 20,8 tấn. B. 21,65 tấn. C. 25,5 tấn. D. 20, 75 tấn. PA: C Câu 19 HH0913CSV Cho 9 gam hợp kim Al và Mg vào dung dịch HCl có 10,08 lít H2 bay ra (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al và Mg trong hợp kim là A. 49% và 51%. B. 51% và 49%. C. 60% và 40%. D. 40% và 60%. PA: C Câu 20 HH0913CSV Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy thanh đồng ra làm khô thấy tăng thêm 2,28 gam. Khối lượng đồng tham gia phản ứng là A. 0,64 gam. B. 0,56 gam. C. 0,96 gam. D. 1,08 gam. PA: C CHƯƠNG III: PHI KIM- SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Câu 1 HH0914CSB Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng A. O; F; N; P. B. F; O; N; P. C. O; N; P; F. D. P; N; O; F. PA: D Câu 2 HH0914CSH Một hợp chất của lưu huỳnh với oxi trong đó lưu huỳnh chiếm 40% về khối luợng. Tỉ lệ số nguyên tử S và O trong phân tử là A. 1: 2. B. 1: 3. C. 1: 1. D. 2: 1. PA: B Câu 3 HH0915CSB Trong các chất sau: Cu; H2; N2; KOH; BaO; O2, khí clo tác dụng được với A. BaO; N2; KOH. B. O2; KOH; H2. C. Cu; H2; KOH. D. H2; N2; Cu. PA: C Câu 4 HH0915CSH Chất khí làm mất mầu giấy quỳ tím ẩm là A. Cl2. B. O2. C. N2. D. H2. PA: A Câu 5 HH0915CSH Đốt cháy bột sắt trong bình kín chứa khí clo theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Thành phần của chất rắn A là A. Chỉ có Fe dư. B. FeCl3 và Fe dư. C. FeCl3 và Cl2 dư. D. FeCl2 và Cl2 dư. PA: C Câu 6 HH0916CSB Trong các tính chất sau 1. Phản ứng với nước vôi trong. 2. Ở điều kiện bình thường, tồn tại ở trạng thái khí. 3. Tác dụng với dung dịch HCl. 4. Tác dụng với dung dịch KOH. 5. Tác dụng với dung dịch CuSO4. Tính chất nào là tính chất của khí CO2? A. 1; 3; 5. B. 2; 3; 4. C. 1; 2; 3. D. 1; 2; 4. PA: D Câu 7 HH0916CSH Trong dãy biến hóa sau: O2 O2 NaOH C �� � X �� � Y ��� �Z thì X, Y, Z là A. CO; CO2; NaOH. B. CO2; H2CO3; Na2CO3. C. CO; CO2; NaHCO3. D. CO; H2CO3; NaHCO3. PA: C Câu 8 HH0916CSH Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa X. Sục tiếp CO2 vào cho đến dư thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch Y trong suốt. Chất X, Y là A. CaCO3; Ca(OH)2. B. CaCO3; Ca(HCO3)2. C. CaO; Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2; Ca(OH)2. PA: B Câu 9 HH0917CSB Thành phần chính của ximăng là A. Canxi silicat và natri silicat. B. Magie silicat và natri silicat. C. Nhôm Silicat và canxi silicat. D. Canxi silicat và canxi aluminat. PA: D Câu 10 HH0917CSH Dung dịch nào sau đây ăn mòn thủy tinh? A. Dung dịch HNO3. B. Dung dịch HF. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaOH đặc. PA: B Câu 11 HH0918CSB Nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 2 trong bảng tuần hòan là nguyên tố A. Kim loại. B. Phi kim. C. Lưỡng tính D. Khí hiếm. PA: D Câu 12 HH0919CSH Biết A có cấu tạo nguyên tử như sau: có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron. Dựa vào bảng tuần hòan thì nguyên tố A là A. Clo. B. Photpho. C. Nitơ. D. Lưu huỳnh. PA: D Câu 13 HH0919CSH Nguyên tố A có Z = 17, vị trí A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố là A. Chu kì 2 nhóm V. B. Chu kì 3 nhóm V. C. Chu kì 3 nhóm VII. D. Chu kì 2 nhóm VII. PA: C Câu 14 HH0919CSV Thành phần chính của không khí có O2 và N2. Khi không khí lẫn khí độc clo thì có thể cho qua dung dịch nào để loại bỏ? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4. C. Nước. D. Dung dịch brom. PA: A Câu 15 HH0919CSV Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm IA, điện tích hạt nhân của nguyên tố X là A. Z = 13. B. Z = 10. C. Z = 12. D. Z = 11. PA: D Câu 16 HH0920CSH Một chất khí có công thức phân tử là X2, biết 1 lít khí ở đktc nặng 3,1696 gam. Công thức phân tử của X2 là A. Cl2. B. N2. C. O2. D. H2. PA: A. Câu 17 HH0920CSH Hấp thụ 2,24 lit khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1M. Dung dịch thu được chứa chất nào? A. NaHCO3. B. NaHCO3 và Na2CO3. C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH. PA: B Câu 18 HH0920CSV Nung hòan tòan 26,8 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3. Sau khi phản ứng kết thức, thu được khí CO2 và 13,6 gam hỗn hợp rắn. Thể tích khí CO2 thu được ở đktc là A. 6,72 lít B. 6 lít. C. 3,36 lít. D. 10,08 lít. PA: A Câu 19 HH0920CSV Nung 13,44 gam Fe với khí clo. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng sản phẩm thu được là 29,25 gam. Hiệu suất của phản ứng là A. 80%. B. 75%. C. 96,8%. D. 90,8%. PA: B Câu 20 HH0920CSV Lượng clo thu được khi điện phân 200g dung dịch NaCl 35,1% sẽ tác dụng hết với bao nhiêu gam sắt? A. 22,4 g. B. 24,2 g. C. 24 g. D. 23 g. PA: A CHƯƠNG IV: HI ĐROCACBON – NHIÊN LIỆU Câu 1 HH0921CSB Cho các chất sau: C4H10, CH4O, NaHCO3, NaOC2H5, HNO3, CaCO3, C6H6, CH3Br, C2H6O. Dãy các chất nào sau đây là chất hữu cơ? A. CH3NO2; NaHCO3; CaCO3; HNO3; C2H6O; C4H10. B. NaOC2H5; NaHCO3; C4H10; C6H6; CH3Br; C2H6O. C. NaOC2H5; C4H10; C6H6; CH3Br; C2H6O, CH4O. D. NaOC2H5; NaHCO3; CH3Br; C2H6O; C4H10; C6H6. PA: C Câu 2 HH0922CSB Phản ứng đặc trưng của metan là A. Phản ứng cộng với nước brom. B. Phản ứng thế với Cl2 (điều kiện ánh sáng). C. Phản ứng cộng với Cl2 (điều kiện ánh sáng). D. Phản ứng cộng với H2. PA: B Câu 3 HH0922CSH Để phân biệt hai khí CO2 và CH4 bằng phương pháp hóa học có thể dùng cách A. Đốt cháy hai khí trong oxi. B. Sục hai khí vào nước. C. Sục hai khí vào dung dịch nước brom. D. Sục hai khí vào nước vôi trong. PA: D Câu 4 HH0922CSH Ở điều kiện tiêu chuẩn 2 lít hiđrocacbon X có khối lượng bằng 1 lít oxi. X có công thức phân tử nào sau đây A. CH4. B. C2H4. C. C2H6. D. C4H10. PA: A Câu 5 HH0923CSB Dãy các chất sau đây đều ở trạng thái khí và làm mất mầu dung dịch brom: A. CH4; C2H2. B. C2H4; C2H2. C. CH4; C6H6. D. C2H2; C6H6. PA: B Câu 6 HH0923CSH Trong các dãy biến hóa sau H 2O H2 O2 CaC2 ��� � A �� � B �� �C thì A, B, C lần lượt là A. C2H4; C2H6; CO2. B. CH4; C2H6; CO2. C. CH4; C2H4; CO2. D. C2H2; C2H4; CO2. PA: D Câu 7 HH0923CSH Muốn loại SO2 khỏi hỗn hợp SO2 và C2H2 ta dùng A. Dung dịch brom. B. Nước. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaOH. PA: D Câu 8 HH0924CSB Phân tử một hợp chất hữu cơ có số nguyên tử H bằng số nguyên tử C, hợp chất có phân tử khối là 78 đvC. Hợp chất đó là A. Metan. B. Benzen. C. Etilen. D. Axetilen. PA: B Câu 9 HH0924CSH Khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7g brombenzen với hiệu suất phản ứng đạt 90% là A. 8,67 g. B. 8,35 g. C. 12,99 g. D. 15,7 g. PA: A Câu 10 HH0925CSB Câu nào sau đây không đúng? A. Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí. B. Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, gỗ ... C. Nhiên liệu lỏng gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa ..). D. Nhiên liệu khí được dùng chủ yếu cho động cơ đốt trong.. PA: D Câu 11 HH0926CSH Trong dãy biến hóa sau H2O H2 Br2 CaC 2 ��� � X �� � Y �� �Z thì X, Y, Z lần lượt là A. Ca(OH)2; C2H2; C2H2Br4. B. C2H4; C2H2; C2H4Br2. C. C2H2; C2H4; C2H4Br2. D. CH4; C2H4, C2H4Br2. PA: C Câu 12 HH0926CSH Các hiđrocacbon như metan, etilen, axetilen, benzen có tính chất hóa học chung là A. Có thể tác dụng với khí clo. B. Có thể tác dụng với khí oxi. C. Có thể tham gia trùng hợp. D. Có thể tác dụng với dung dịch brom. PA: B Câu 13 HH0926CSV Có hỗn hợp khí CH4; C2H2, CH4 . Để thu được khí CH4 tinh khiết có thể cho hỗn hợp khí đi qua A. Dung dịch brom. B. Nước. C. Dung dịch nước vôi trong. D. Khí clo (điều kiện ánh sáng). PA: A Câu 14 HH0926CSV Phân biệt 3 bình khí không màu: C2H2, CO2, CH4 ta có thể cho các khí lần lượt đi qua A. Nước và dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaCl. C. Dung dịch NaCl và dung dịch brom. D. Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch brom. PA: D Câu 15 HH0927CSH 1 mol etilen cháy hòan thành tỏa ra một nhiệt lượng là 432KJ. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1,4 kg etilen là A. 21600 KJ. B. 25400 KJ. C. 25064 KJ. D. 25410 KJ. PA: A Câu 16 HH0927CSH Thể tích khí oxi (đktc) cần để đốt cháy 12 g CH4 là A. 50,4 lit. B. 33,6 lit. C. 16,8 lit. D. 6,72 lit. PA: B Câu 17 HH0927CSH Khi cho hỗn hợp khí metan, etilen, axetilen qua dung dịch brom thấy khối lượng bình brom tăng lên a g. Đó là khối lượng của A. etilen và axetilen. B. eitilen và metan. C. axetilen và metan. D. axetilen, etilen và metan. PA: A Câu 18 HH0927CSV Cho 5,6 lít hỗn hợp khí metan và etilen (đktc) đi qua bình đựng dung dịch brom dư. Phản ứng kết thúc, khối lượng bình brom tăng thêm 1,4 g. Thành phần phần trăm của khí metan và etilen theo thể tích lần lượt là A. 60% và 40%. B. 20% và 80%. C. 70% và 30%. D. 80% và 20%. PA: D Câu 19 HH0927CSV Đốt cháy hòan tòan 5,824 lít hỗn hợp hai khí CH4 và C2H4. Cho toàn bộ sản phẩm sinh ra vào dung dịch nước vôi trong thu được 40 g kết tủa. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí lần lượt là A. 44,15% và 55,85%. B. 46,15% và 53,85%. C. 40,15% và 59,85%. D. 50,15% và 49,85%. PA: B Câu 20 HH0927CSV Đốt cháy 14,56 lít một hiđrocacbon A thu đượcc 43,68 lít CO2 và 46,8 g H2O (các thể tích chất khí đo ở đktc). Công thức phân tử của A là A. C3H6. B. C4H8. C. C2H6. D. C3H6. PA: B CHƯƠNG V: DẪN XUẤT HIĐROCACBON - POLIME Câu 1 HH0928CSB Cho các chất Na2O, Na, NaCl, O2, H2. Rượu etylic tác dụng được với chất nào? A. Na2O; Na. B. Na2O; NaCl. C. Na; O2. D. H2; O2. PA: C Câu 2 HH0928CSH Trong dãy biến hóa H2 H2O A �� � Y ��� � C2 H 5OH thì A, B lần lượt là A. CaC2; C2H2. B. CaC2; C2H4. C. CH4; C2H4. D. C2H2; C2H4. PA: D Câu 3 HH0928CSH Rượu etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan rượu? A. CuO. B. CuSO4 khan. C. Một ít Na. D. CaCO3. PA: B Câu 4 HH0929CSB Trong các chất sau: Mg, MgO, Cu, KOH, Na2SO4, Na2SO3. Axit axetic tác dụng được với A. Tất cả các chất trên. B. MgO; KOH; Na2SO4; Na2SO3. C. Mg; Cu; MgO; KOH. D. Mg; MgO; KOH; Na2SO3. PA: D Câu 5 HH0929CSH Trong dãy biến hóa sau H2 H 2O O2 A �� � B ��� � C �� � CH 3COOH thì A, B, C lần lượt là A. C2H2; C2H4; C2H5OH. B. C2H4; C2H6; C2H5OH. C. CH4; C2H6; C2H5OH. D. C2H2; C2H6; C2H5OH. PA: A Câu 6 HH0929CSH Để phân biệt dung dịch axit axetic 5% (giấm ăn) và dung dịch nước vôi trong có thể dùng A. Dung dịch NaCl. B. Nước. C. Quỳ tím. D. Dung dịch NaOH. PA: C Câu 7 HH0930CSB Dãy các chất đều tan trong nước ở nhiệt độ thường là A. Saccarozơ và tinh bột. B. Glucozơ và xenlulozơ. C. Saccarozơ và xenlulozơ. D. Glucozơ và saccarozơ. PA: D Câu 8 HH0930CSH Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là CH2O. X có phản ứng tráng gương và hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. X là A. glucozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. PA: A Câu 9 HH0931CSB Trong thành phần chất protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố nào dưới đây ? A. Sắt. B. Nitơ. C. Lưu hùynh. D. Photpho. PA: B Câu 10 HH0932CSB Có các chất sau: CH4 (1), CH3-CH3 (2), CH2=CH2 (3), CH3-CH=CH2 (4). Những chất có phản ứng trùng hợp là A. 3, 4. B. 1, 2. C. 1, 4. D. 2, 3. PA: A Câu 11 HH0933CSH Có các phản ứng: X + NaOH muối + nước Y + NaOH muối + rượu Z + NaOH muối + bazơ T + NaOH muối 1 + muối 2 Chất nào là este? A. Chất T. B. Chất Y. C. Chất X. D. Chất Z. PA: B Câu 12 HH0933CSH Có hai ống nghiệm (được đánh số 1 và 2) đều chứa sẵn 2ml dung dịch CH3COOH. Thêm vào ống 1 một mảnh đồng và ống 2 một ít bột CuO, sau khi phản ứng kết thúc nhận thấy A. Ống 1: không có bọt khí thoát ra; Ống 2: bột CuO tan dần tạo thành dung dich màu xanh lam. B. Cả hai ống đều có bọt khí thoát ra và các chất rắn tan dần thu được dung dịch màu xanh lam. C. Ống 1: Cu tan dần tạo thành dung dịch màu xanh lam. Ống 2 có bọt khí thoát ra. D. Ống 1: có bọt khí thoát ra; Ống 2: bột CuO tan dần thành dung dịch màu xanh lam. PA: A Câu 13 HH0933CSV Có ba lọ mất nhãn đựng một trong các dung dịch sau: glucozơ, benzen, axit axetic. Những hóa chất nào sau đây dùng để phân biệt được chất chứa trong từng lọ? A. Dung dịch NaOH và dung dịch nước brom. B. Dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3 trong NH3. C. Qùy tím và dung dịch nước brom. D. Quỳ tím và dung dịch NaOH. PA: C Câu 14 HH0933CSV Có 3 chất lỏng đựng riêng biệt: axit axetic, rượu và benzen. Những hóa chất nào sau đây dùng để phân biệt được chất chứa trong từng lọ ? A. Đá vôi và kim loại Na. B. Kim loại Na và dung dịch NaCl. C. H2O và kim loại Na. D. Đá vôi và dung dịch NaCl. PA: A Câu 15 HH0934CSH Đốt cháy hòan toàn hợp chất hữu cơ A thu đượ CO2 và H2O với số mol theo tỉ lệ 2:3. A là chất nào? A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. C6H12O6. PA: A Câu 16 HH0934CSH Biết Drượu = 0,8 g/ml. Hỏi 225ml rượu nguyên chất nặng bao nhiêu gam? A. 150 g. B. 180g. C. 120 g. D. 110 g. PA: B Câu 17 HH0934CSH Đốt cháy 2,3 g một hợp chất hữu cơ A người ta thu được 4,4 g CO2 và 2,7 g H2O. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là A. 5,6 g. B. 3,2 g. C. 4,8 g. D. 3,6 g. PA: C Câu 18 HH0934CSV Đun 17,8 kg (C17H35COO)3C3H5 với lượng dư NaOH. Khối lượng xà phòng bánh thu được chứa 60% (theo khối lượng) C17H35COONa là A. 30 kg. B. 32 kg. C. 40,6 kg. D. 30,6 kg. PA: D Câu 19 HH0934CSV Đun 10ml dung dịch glucozơ với 1 lượng Ag2O dư trong NH3, người ta thấy sinh ra 1,08 g bạc. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ là A. 0,25M. B. 0,44M. C. 0,5M D. 0,4M. PA: C Câu 20 HH0934CSV Cho 18 g axit axetic tác dụng với 11,5 g rượu etylic có H2SO4 đặc làm xúc tác.. Khối lượng este thu được là A. 23 g. B. 22 g. C. 24 g. D. 25 g. PA: B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan