Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi nguyễn quang lập luận văn thạc sỹ ngữ văn...

Tài liệu Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi nguyễn quang lập luận văn thạc sỹ ngữ văn

.DOC
161
378
51

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Sau năm 1975 tình hình đất nước có những thay đổi lớn lao. Bước ra từ hai cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm để chuyển sang thời kì hậu chiến, mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự biến chuyển phức tạp, nhất là trong lĩnh vực tinh thần. Bên cạnh niềm vui chiến thắng, niềm hạnh phúc vô biên đất nước được hoà bình, thống nhất thì những lo lắng, khủng hoảng, bất an cũng là trạng thái tinh thần có thực của xã hội trước những khó khăn, tổn thất nặng nề mà chiến tranh để lại. Mặt khác, cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp của nhà nước đã tỏ ra lỗi thời trước tình hình mới, rồi chính sách cấm vận của Mĩ với Việt Nam, chiến tranh ở biên giới Tây Nam chưa thực sự chấm dứt...tất cả tạo nên một hiện thực ngổn ngang, bộn bề, phức tạp mà mỗi cá nhân khi phải đối diện với nó đều không khỏi cảm thấy lúng túng, vụng về, ngơ ngác, bất ổn giống như tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi. Câu trả lời thật không dễ dàng chi” (Tản mạn thời tôi sống) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khẳng định đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng trước tình hình mới. Phương châm đổi mới toàn diện đất nước trên tinh thần dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật và đổi mới vì con người trên tinh thần nhân văn, nhân bản của đại hội Đảng không chỉ là tư tưởng chính trị mà còn là hạt nhân cốt lõi tạo nên sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống xã hội trong đó có văn học trên mọi phương diện từ đề tài, chủ đề, quan niệm, cảm hứng...đến hình thức nghệ thuật. Cũng từ đây ý thức cá nhân được giải phóng, ý thức cá tính được đề cao trong văn chương. Đó là cơ sở cho sự xuất hiện trở lại và nở rộ của tiếng cười (yếu tố hầu như vắng bóng trong nền văn học cách mạng, văn học “sử thi” 1945-1975 trước đó). Có thể nói, cảm hứng trào lộng đã tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ trong văn học Việt Nam sau 1975 với những sắc thái, những cung bậc, những giai điệu khác nhau. 1 1.2. Là một nhà văn đã từng có thời gian tham gia quân đội và có một số sáng tác thời kỳ này nhưng Nguyễn Quang Lập chỉ thực sự bước chân vào làng văn trong không khí dân chủ, đổi mới của toàn xã hội nói chung và trong văn chương nói riêng. Vì vậy, nhà văn có các điều kiện cần và đủ để “thoả sức khai vỡ” mảng hiện thực đầy bộn bề, ngổn ngang của đời sống xã hội. Bằng những kinh nghiệm mang tính cá nhân với cái nhìn tinh nhạy, thẳng thắn, không né tránh trước cuộc đời Nguyễn Quang Lập đã phát hiện ra những vấn đề gai góc, thô nháp nhưng mang tính bản chất của cuộc sống đời thường với tính muôn mặt, đa chiều của nó. Đó là cơ sở cho sự xuất hiện của tiếng cười lúc hóm hỉnh, tếu táo, lúc cợt nhả, mỉa mai, lúc lại chua chát, đầy dằn vặt ẩn chứa tinh thần nhân văn, nhân bản của nhà văn đối với con người, cuộc đời. Theo dõi tiến trình văn xuôi Nguyễn Quang Lập từ những tập truyện ngắn đầu tay như Một giờ trước lúc rạng sáng (1986), Tiếng gọi phía mặt trời lặn (1989)...đến ấn phẩm gần đây nhất là Kí ức vụn (2009), Bạn văn (2011) và Chuyện đời vớ vẩn (2011) chúng tôi nhận thấy tiếng cười xuất hiện ngày càng nhiều, càng trở nên đậm nét và thực sự đã trở thành một khuynh hướng sáng tác, một dòng cảm hứng nổi bật, rất đáng chú ý. Chọn đề tài: Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Nguyễn Quang Lập, chúng tôi hi vọng góp phần tìm hiểu và minh định một phương diện cảm hứng quan trọng trong bức tranh đa sắc độ của nhà văn được dư luận đánh giá là cũng “lắm tài và nhiều tật” này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vài năm gần đây, cư dân mạng biết đến Nguyễn Quang Lập như một trong những blogger hot nhất Việt Nam với giọng văn vừa lịch lãm, trải đời, vừa phóng túng, bông phèng, bỗ bã. Ngót 30 năm cầm bút ở nhiều lĩnh vực: thơ, văn xuôi, kịch bản phim, kịch bản điện ảnh...nhà văn đã “đứng” được trong lòng công chúng khá vững vàng với một giọng điệu riêng, độc đáo không dễ lẫn với bất kì ai, nhất là trong mảng văn xuôi. 2 Ngay từ những truyện ngắn đầu tay Nguyễn Quang Lập đã được dư luận quan tâm chú ý. Xung quanh tác phẩm của nhà văn có rất nhiều những ý kiến, những nhận xét, những đánh giá khá thú vị của bạn đọc, bạn văn, cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình. Theo định hướng nghiên cứu của đề tài chúng tôi có thể điểm lược những ý kiến đánh giá sau đây. Quan tâm và sớm phát hiện tài năng văn chương của Nguyễn Quang Lập, đặc biệt là khả năng hài hước, trào lộng của nhà văn đầu tiên phải kể đến những người bạn thân, bạn văn của ông. Với nhà thơ Thanh Thảo, ấn tượng sâu sắc nhất lại là: “Nguyễn Quang lập là nhà văn rất có duyên trong văn và hài hước trong đời”. Ngay khi đọc tác phẩm đầu tiên của Lập, Thanh Thảo đã bị hấp dẫn bởi “Khi đọc tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập thì tôi vừa đọc vừa...cười,vì nó hài hước không chịu được, vui không chịu được, mặc dù ai cũng biết thủ pháp hài hước là nhiều khi phải “nói quá lên một chút”. Cái hài của Lập rất có duyên, nó “phối kết hợp” giữa cái hài dân gian với cái hài của một nhà văn đủ sức nắm vững và “đánh đu với con chữ” để cho ra những đoạn văn khiến độc giả “cười muốn chết” [28]. Rồi đến khi đọc những bài viết của Lập trên blog – sau này một số được tập hợp lại và in thành Kí ức vụn- nhà thơ thực sự bị thuyết phục bởi “cái hài hước rất riêng của anh đã được phát huy “tới bến”, điều khiến một số người quen thân của anh phiền lòng khi anh viết về họ mà không theo giọng “hùng ca” hay “hoan ca” mà là “hài ca”. Rõ ràng ngay từ đầu Thanh Thảo đã nhận ra sự xuất hiện khá đậm nét của tiếng cười và cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Nguyễn Quang Lập. Khi đọc Ký ức vụn, nhà văn Bảo Ninh lại cảm thấy “bất thường” với cách viết của Nguyễn Quang Lập: “viết lách nhẹ như không, như chơi mà cuốn ngay lập tức”, cái cách viết khiến người đọc không thể dừng lại để rồi lại bị ám ảnh mãi không thôi. Và Bảo Ninh nhận xét: “Ký ức vụn, nếu là trong một mâm nhậu vài ba thằng đọc to lên với nhau chắc phải phát sặc lên vì cười, và cả tức nữa, đến muốn đập chén chửi vang. Nhưng một mình nằm đọc thì chẳng thấy buồn cười. Chẳng thấy tục. Chẳng thấy bỗ bã. Đây là một tác phẩm sâu nặng buồn vui. Buồn nhiều 3 hơn vui. Những mảnh ký ức khía vào tim người đọc. Càng khía sâu bởi cách viếttôi không biết gọi sao cho đúng cách viết ấy: thảo khấu, cười cợt, báng bổ, làm loạn, trêu ngươi?- khiến chữ nghĩa tương phản với nội dung. Đấy là cách viết của sự “trên tài”. Một tác phẩm bi kịch đời người mà chữ nghĩa lại gây cười thì trên tài hơn hẳn những nỗi buồn cao sang nhưng thô thiển, ầm ĩ và lồ lộ ra trên các trang sách tràn ngập những tính từ bi ai” [28]. Có thể thấy, Bảo Ninh đã không chỉ nhận ra chất hài hước, cười cợt trong cách viết của Nguyễn Quang Lập mà điều quan trọng hơn là nỗi đau đời, là chiều sâu của sự suy tư, trải nghiệm trước những “buồn vui một thuở”. Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường lại đặc biệt ấn tượng về mảng văn xuôi viết về đề tài chiến tranh của Nguyễn Quang Lập. Từ những truyện ngắn Cây sến lửa, Đò ơi, Tiếng gọi phía mặt trời lặn...đến tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Quang Lập là “người thuốc thang cho vết thương chiến tranh”, Quang Lập “viết về chiến tranh không để ca ngợi chiến công, mà để bày tỏ lo lắng về vết thương”. Cái cách mà Lập sử dụng là “dùng giọng hài hước dân dã để chế ngự bớt nỗi đau đớn”. Như vậy, có thể thấy, ít nhiều Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhận ra cái “tạng riêng” của văn xuôi Nguyễn Quang Lập đặc biệt là giọng hài hước mang đậm sắc thái dân gian [67]. Không chỉ giành được sự quan tâm của những người bạn văn, bạn thân, văn xuôi Nguyễn Quang Lập đặc biệt là Kí ức vụn,Bạn văn và Chuyện đời vớ vẩn còn thu hút sự chú ý của rất nhiều công chúng bạn đọc, giới nghiên cứu, phê bình. Hầu hết các ý kiến đều thống nhất ở sự hài hước, hóm hỉnh, mang đậm tính khẩu văn, thậm chí rất tục, bậy...trong văn Nguyễn Quang Lập. Tiêu biểu là các ý kiến: Theo Lê Thiếu Nhơn: “Sau tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng, đúng 20 năm sau, Nguyễn Quang Lập mới trở lại văn đàn bằng tập tản văn Ký ức vụn. Vẫn là một Nguyễn Quang Lập giễu nhại, hóm hỉnh nhưng đã ngoặc sang ngã rẽ khẩu văn”[48]. Trong một bài viết khác, Lê Thiếu Nhơn lại nhận xét: “Thỉnh thoảng vẫn có người dùng khẩu văn vào các bài viết nho nhỏ, nhưng không ai dùng khẩu văn một cách dày đặc như Nguyễn Quang Lập. Nhất là tiếng địa phương vùng Bình Trị 4 Thiên được anh sử dụng rất đắc địa. Đi kèm với những chi tiết phúng dụ, bao giờ Nguyễn Quang Lập cũng kéo thêm câu cửa miệng “Ua chầu chầu” [56]. Trong bài viết của mình trên báo Người lao động, Tiểu Quyên lại cho rằng “20 năm trước, tác giả của tập truyện ngắn Tiếng gọi phía mặt trời lặn khiến người đọc chùng lòng. 20 năm sau, vẫn là những góc đời buồn, nhưng Nguyễn Quang Lập đã thả vào Kí ức vụn những nụ cười hài hước nhưng đầy ưu tư, suy ngẫm” và người viết cũng đã nhận ra giọng văn Nguyễn Quang Lập “khác hơn, dí dỏm hơn, và ngôn ngữ cũng tự do, phóng khoáng hơn”. Tác giả Minh Thương cũng nhận xét khi đọc Kí ức vụn: “Nguyễn Quang Lập là người có tài trong cách kể chuyện sử dụng khẩu ngôn linh hoạt và dân dã”, “anh cũng khéo kết hợp sử dụng lối kể chuyện dân gian trong tiếu lâm, sự hóm hỉnh và trào lộng, tính thông tấn trong các bài viết” [28]. Trong bài viết Một vài cảm nhận về Ký ức vụn của Nguyễn Quang Lập (2010), nhà nghiên cứu Phạm Tuấn Vũ đã đề cập một cách tương đối đầy đủ những vấn đề đáng chú ý của ấn phẩm từ phương diện thể loại đến nội dung, từ quan niệm “đậm màu sắc dân gian hiện đại của tác giả về con người và cuộc đời” đến tài năng khắc họa nhân vật và thủ pháp “nhại” được sử dụng một cách thường xuyên. Đặc biệt trong bài viết này, nhà nghiên cứu Phạm Tuấn Vũ đã đề cập đến hình tượng tác giả với những nét mới so với văn xuôi truyền thống của nước ta “ Đó là hình tượng một con người chân thực giãi bày tư tưởng tình cảm, kể cả những điều mà theo chuẩn mực hiện thời là tục, là khiếm nhã. Hình tượng ấy ít được xây dựng bằng những ước lệ nghệ thuật phổ biến” [68, 73] Với Kim Sen thì “Văn Ký ức vụn rất tục, giống giọng người ta thường nói khi ngồi chén chú chén anh”, vì vậy đọc nó khiến “nhiều người cười nghiêng ngả vì cái tục, cái thanh được hòa vào làm một”. Không dừng lại ở đó, Kim Sen còn nhận ra được đằng sau “tiếng cười buông lơi” Ký ức vụn còn làm “cuộc sống hiện lên hơn cả những cảm xúc thông thường – buồn vui, chua xót hay tiếc nuối”. Và vì thế, chân dung của các nhân vật dù nổi tiếng hoặc ít nổi tiếng, dù có thật hay hư cấu, 5 phiếm chỉ đều được hiện lên “rất người”, “đầy công bằng với những thói hư, tật xấu và sự đáng yêu không phân biệt chỗ đứng trong đời” [61]. Trong khóa luận tốt nghiệp đại học Đặc điểm ngôn ngữ tạp văn Nguyễn Quang Lập (2010), tác giả Nguyễn Thị Nga cũng đi sâu nghiên cứu và đưa ra kết luận rất có ý nghĩa: “Tạp văn Nguyễn Quang Lập vô cùng phong phú, đa dạng hầu như đề cập đến mọi con người ông đã gặp, có thanh, có tục, có chuyện vui, chuyện buồn...nhưng truyện nào ông cũng nói một cách sòng phẳng, trắng phớ chứ không phải úp úp mở hay làm dáng một cách điệu đà”, “sức hấp dẫn đặc biệt của tạp văn Nguyễn Quang Lập tỏa ra từ nghệ thuật ngôn từ đặc sắc”, và trong các lớp từ, biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng “lớp từ địa phương, lớp từ thông tục, từ láy, từ xưng hô là một biểu hiện nổi trội trong ngôn ngữ nghệ thuật truyện Nguyễn Quang Lập” [40, 45] Trong lời giới thiệu cuốn Bạn văn, Phạm Xuân Nguyên với tư cách là một bạn đọc, bạn văn, bạn của tác giả đã đưa ra lời cảnh báo đối với những người đọc hoặc thích sự nghiêm trang, nghiêm túc, nghiêm trọng, hoặc vốn quen thần tượng các nhà văn, nhà thơ, hoặc vốn tin vào những chi tiết trong văn là hoàn toàn có thực trong đời, hoặc vốn thích và ái mộ Nguyễn Quang Lập...khi đọc cuốn sách này đều phải cân nhắc, e ngại, dè chừng, đắn đo. Bởi vì, hơn ai hết Phạm Xuân Nguyên nhận ra được tính mới mẻ, độc đáo, phá vỡ khuôn mẫu truyền thống trong lối viết, lối dựng chân dung, lối tự trào của tác giả. Đó chính là thành công và cũng là điểm cốt yếu làm nên sức hấp dẫn của cuốn sách với Phạm Xuân Nguyên nói riêng và bạn đọc nói chung. Nhận xét về Bạn văn Vũ Quỳnh Trang cũng cho rằng: “Với lối viết hí hoạ, hài hước, trào lộng mặc dù hấp dẫn song cuốn sách của Nguyễn Quang Lập chưa hẳn đã thuận mắt với những bạn đọc vốn thích đọc văn chương một cách...nghiêm trang” [66]. Ý kiến của Vũ Quỳnh Trang cũng thừa nhận tính trào lộng và cách viết chân dung độc đáo, phá vỡ chuẩn mực thông thường, thậm chí “nghịch nhĩ” của Nguyễn Quang Lập. 6 Mới đây nhất khi tác phẩm Chuyện đời vớ vẩn của nhà văn được công bố, cuốn sách tiếp tục nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng bạn đọc. Đa số các ý kiến đều thừa nhận tính hài hước, trào lộng, cách kể chuyện có duyên và khả năng khắc hoạ chân dung chân thực, sống động của Nguyễn Quang Lập. Mặc dù sự thống kê của chúng tôi về những bài viết, những ý kiến, đánh giá xung quanh tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Lập là chưa đầy đủ, nhưng có thể nhận thấy, các bài viết đều đề cập đến ngôn ngữ, giọng văn, cách nhìn con người, cuộc đời, cách xây dựng chân dung nhân vật rất “thật”, rất hài hước và rất đáng chú ý trong tác phẩm của ông. Tuy nhiên, các bài viết chủ yếu dừng lại ở những cảm nhận, những nhận xét mang tính riêng lẻ mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, nhất là ở phương diện cảm hứng trào lộng và sự chi phối của nó đến các phương tiện nghệ thuật thể hiện. Vì vậy, luận văn của chúng tôi đã lựa chọn hướng tiếp cận còn bỏ ngỏ này. 3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI VĂN BẢN KHẢO SÁT 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cảm hứng trào lộng được thể hiện trong văn xuôi Nguyễn Quang Lập 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Nguyễn Quang Lập, luận văn của chúng tôi tập trung tìm hiểu những biểu hiện riêng, độc đáo của cảm hứng trào lộng trong văn xuôi của tác giả này trong bức tranh chung của cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Việt Nam sau 1975. Đặc biệt, luận văn đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cái nhìn trào lộng trong văn xuôi của ông được thể hiện trong cái nhìn về con người, về thế sự và sự chi phối của nó tới các phương tiện nghệ thuật thể hiện: từ nghệ thuật xây dựng tình huống, tính cách hài đến cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật và hệ thống thể loại. 7 3.3. Phạm vi văn bản khảo sát Khảo sát các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Quang Lập mà ở đó có sự xuất hiện tiếng cười, chúng tôi chủ yếu tập trung vào mảng truyện ngắn, tiểu thuyết và tạp văn, đặc biệt là các tác phẩm ra đời trong không khí đổi mới như: Một giờ trước lúc rạng sáng (Tập truyện ngắn-1986), Tiếng gọi phía mặt trời lặn (Tập truyện ngắn-1987), Những mảnh đời đen trắng (tiểu thuyết –1989), Mười tám truyện ngắn Nguyễn Quang Lập (1997), Kí ức vụn (Tạp văn – 2009), Bạn văn, Chuyện đời vớ vẩn (2011). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp so sánh văn học 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu của người đi trước; với phương pháp làm việc khoa học, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đưa ra được một hướng tiếp cận, một cách kiến giải về văn xuôi Nguyễn Quang Lập trên phương diện cảm hứng trào lộng và sự chi phối của nó đến nghệ thuật trào lộng trong văn xuôi của ông. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn của chúng tôi gồm có ba phần: Mở đầu, Nội dung chính và Kết luận. Phần nội dung chính được triển khai theo ba chương sau: Chương 1: Khái niệm cảm hứng trào lộng và sự trỗi dậy của cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 Chương 2: Tiếng cười trào lộng trong văn xuôi Nguyễn Quang Lập Chương 3: Nghệ thuật trào lộng trong văn xuôi Nguyễn Quang Lập 8 Chương 1 KHÁI NIỆM CẢM HỨNG TRÀO LỘNG VÀ SỰ TRỖI DẬY CỦA CẢM HỨNG TRÀO LỘNG TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 1.1. Khái niệm “cảm hứng trào lộng” Là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng, xúc cảm của người nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả trong tác phẩm, tuy nhiên khái niệm “cảm hứng trào lộng” hầu như chưa được định nghĩa, chưa được lý giải một cách trực tiếp. Khảo sát một số công trình Từ điển văn học, Từ điển thuật ngữ văn học, 150 thuật ngữ văn học, chúng tôi nhận thấy đa số các từ điển đều mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các khái niệm cảm hứng, cảm hứng chủ đạo, hay trào lộng là gì. Đề cập đến thuật ngữ cảm hứng, Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm cảm hứng chủ đạo. Theo các tác giả, khái niệm này được hiểu là: “Trạng thái tình cảm mãnh liệt, đắm say xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm”. Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng: “cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định”. Họ cũng đưa ra cách phân loại cảm hứng chủ đạo (gọi tắt là cảm hứng) theo nghiên cứu của văn học hiện đại thành: bi kịch, chính kịch, anh hùng, cảm thương, lãng mạn, trữ tình, trào lộng, châm biếm...[13, 44-45] Cùng hướng này, Henri Bénac trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương đã giải thích khái niệm cảm hứng: “Về nguồn gốc từ, đó là sự tiếp nhận một hơi thở của thần linh làm nảy sinh hứng khởi sáng tạo. Nói rộng ra, cảm hứng có thể là năng khiếu của nhà văn, khiến nhà văn phát minh ra cái mà không một kỹ thuật văn chương nào, chỉ có mình nó, có thể khám phá ra được (những từ đồng nghĩa theo các thời đại: Hứng khởi, mê say, điên loạn, cuồng say, quỷ ám, thi hứng, cao 9 hứng...)” [5, 442]. Đồng thời, khi đề cập đến mối quan hệ cảm hứng và nghệ thuật Henri Bénac cũng đã dẫn ra ý kiến của F. Le Lionnaire, Oulipo trong cuốn Văn học tiềm năng: “Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng được xây dựng bắt đầu từ một cảm hứng nào đó (ít ra đấy cũng là điều mà tác giả thường để lộ ra cho chúng ta biết), cảm hứng ấy bắt buộc phải thích ứng một cách vừa phải với một chuỗi ràng buộc và những thủ tục” [5, 445]. Có thể thấy, dù phát biểu cách này hay cách khác, các nhà nghiên cứu đều khẳng định cảm hứng là trạng thái cảm xúc mãnh liệt, là điều kiện không thể thiếu của việc sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực mà nhờ đó người nghệ sĩ có thể khẳng định “nghệ thuật riêng của mình”. Về khái niệm “trào lộng”, Henri Bénac đã diễn giải một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Theo tác giả, trào lộng bắt nguồn từ tiếng La Tinh burla, “đùa bỡn”, “chỉ là một hình thức đặc biệt của lối diễn đạt có trong tất cả các nghệ thuật có ngay từ thời cổ đại trong văn học”, “trào lộng về căn bản là nói bằng những lời lẽ thô tục và cổ lỗ về những chuyện nghiêm túc”, vì thế từ này cũng để chỉ thể loại trái ngược “thể loại nói bằng những lời đẹp đẽ, chau chuốt về những sự vật thô thiển, tầm thường” [5, 110]. Cũng theo tác giả, trong khi hài hước giữ sự tiếp xúc với con người, thì trào lộng linh hoạt hơn, “trước hết dựa trên nguyên tắc giả trang nên làm sai lệch, bóp méo bản chất người (về điểm này trào lộng đối lập với chủ nghĩa hiện thực). Nhưng mặt khác trào lộng đòi hỏi một sự hư cấu tổ chức mang tính thẩm mĩ cao của hình ảnh, của động tác và của nhịp điệu, làm cho nó trở thành thích hợp với thơ ca, với câu chuyện được kể hay với điện ảnh”, “trào lộng cũng khác gây cười ở sự kì cục, lố bịch, trò này đòi hỏi sự lố lăng do khác lạ, do giả mạo bắt chước tự nhiên” [5, 111]. Vì thế, những thủ pháp gây cười của trào lộng dựa trên: giả trang qua từ ngữ (chuyển đổi), giả trang qua miêu tả (hình thái, cử chỉ, động tác), những thủ pháp tổng quát hơn thuộc về phạm vi của bông lơn và đặc biệt của tính hài trong sử dụng từ ngữ, của châm biếm hay nói nhại, giễu cợt. Mục đích của trào lộng do vậy, cũng 10 mở rộng hơn, không chỉ để mua vui, chế nhạo bằng nhại tiếng mà còn châm biếm xã hội, và làm con người thay đổi bản chất bằng cách điệu hóa. Có thể thấy, ở một phương diện nào đó trào lộng rất gần với khái niệm trào phúng. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau về mức độ, mục tiêu. Nếu trào phúng sử dụng các yếu tố của tiếng cười (mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước...) để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội, nghĩa là nó mang tính công kích bút chiến một cách mạnh mẽ những khiếm khuyết, những thói hư, tật xấu...thì trào lộng uyển chuyển, mềm mại và linh hoạt hơn trong mức độ và mục tiêu sử dụng tiếng cười. Khởi nguồn trào lộng là một trò vui nó cung cấp cho một trong nhiều yếu tố của bông lơn, một yếu tố làm cho người ta vui vẻ. Trong quá trình phát triển, mục đích của trào lộng được mở rộng hơn, có khi dùng để mua vui, cười đùa, có khi dùng để chế nhạo, châm biếm hoặc làm thay đổi bản chất người bằng cách điệu hóa... Trên cơ sở những tiền đề giới thuyết nêu trên, luận văn của chúng tôi sử dụng khái niệm “cảm hứng trào lộng” với ý nghĩa là một yếu tố, một phương diện quan trọng của bản thân nội dung tác phẩm nghệ thuật. Khái niệm này gắn liền với cách nhìn đời sống mang tính dân chủ, cởi mở của cá nhân người nghệ sĩ và quan niệm đa chiều về cuộc sống ấy. Khởi nguyên từ cái hài – một phạm trù mĩ học “phản ánh hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội” [13, 42]. Cảm hứng trào lộng thể hiện sự quan tâm đặc biệt, niềm hứng thú đặc biệt của nhà văn trong việc phát hiện tính mâu thuẫn, sự không tương xứng, lệch pha, lệch chuẩn của thực tại xã hội, của con người để làm bật lên tiếng cười với nhiều sắc thái, nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: cười thiện cảm, cười khinh bỉ, cười chua chát, chán nản, cười nghiêm khắc, cười vui, cười đùa...Và như vậy, hệ quả tất yếu của cảm hứng trào lộng là tiếng cười và đối tượng mà nó hướng tới là con người hoặc những gì liên quan đến con người bởi “cười là đặc tính của con người” (Rabơle). Tuy nhiên, tiếng cười chỉ bộc lộ khi chủ thể phát hiện ra đối tượng gây cười; tiếng cười 11 nổ ra như là dấu hiệu của sự thân mật, “suồng sã” với đối tượng. Theo M.Bakhtin: “Tiếng cười xóa bỏ nỗi sợ hãi và thái độ tôn kính trước khách thể, trước thế giới, biến nó thành đối tượng của sự tiếp xúc thân mật và bằng cách đó, chuẩn bị cho việc nghiên cứu nó một cách hoàn toàn tự do” [3, 50]. Do đó, cảm hứng trào lộng chỉ thực sự xuất hiện và phát triển khi tư duy văn học mang đậm tinh thần dân chủ, tự do của một ý thức cá nhân hoàn toàn được giải phóng. Với ý nghĩa đó luận văn của chúng tôi tập trung tìm hiểu Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Nguyễn Quang Lập theo hướng khám phá tiếng cười với những biểu hiện phong phú, đa dạng trong văn xuôi của ông, hệ quả tất yếu của cách nhìn, cách tiếp cận con người và đời sống theo một góc độ riêng, một lăng kính riêng với những thủ pháp gây cười tinh quái, tài tình của văn “Bọ Lập”. 1.2. Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Việt Nam trước 1975 Dễ nhận thấy cảm hứng trào lộng đã tạo thành một dòng chảy tương đối mạnh mẽ và xuyên suốt văn học Việt Nam từ xưa đến nay nhất là trong mảng văn xuôi. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử mà cảm hứng này có những biểu hiện không giống nhau, với những mức độ, mục đích khác nhau. 1.2.1. Cảm hứng trào lộng trong truyện dân gian Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, được hình thành, tồn tại, phát triển nhờ tập thể và gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng, văn học dân gian không chỉ là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc Việt Nam mà còn là nơi gửi gắm, chia sẻ tâm tư, tình cảm, ước mơ, khát vọng, niềm tin về con người, cuộc sống, về lao động sản xuất...của nhân dân lao động. Nói cách khác, văn học dân gian bộc lộ một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất vẻ đẹp tâm hồn quần chúng: giàu tình yêu thương, luôn vui vẻ, lạc quan trước mọi hoàn cảnh, căm ghét những thói hư, tật xấu...Như một hệ quả tất yếu, cảm hứng trào lộng xuất hiện và phát triển một cách mạnh mẽ trong văn học dân gian đặc biệt là trong truyện dân gian bởi với nhân dân lao động, tiếng cười là phương tiện, là cứu cánh để giúp họ đối diện, vượt lên và chiến thắng hoàn cảnh 12 sống vốn dĩ còn lắm gian truân, nhọc nhằn, vất vả, đầy rẫy những bất công, ngang trái. Trong hệ thống thể loại phong phú của truyện dân gian, cảm hứng trào lộng được thể hiện tập trung và rõ nét nhất trong truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm). Lẽ dĩ nhiên, ở các thể loại khác của văn xuôi dân gian không phải không có sự xuất hiện tiếng cười. Tuy nhiên ở những thể loại này tiếng cười chỉ xuất hiện với vai trò điểm xuyết làm cho truyện thêm đậm đà, chứ không chiếm vị trí trung tâm, không phải là mục đích chính của thể loại. Nhìn chung, tiếng cười trong truyện dân gian được sản sinh một cách trực tiếp ngay trong đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày nên nó vừa mang tính bộc phát, hồn nhiên, đậm hơi thở của cuộc sống – hệ quả của tâm lý thích đùa cợt, châm chọc, thích trào lộng của nhân dân – vừa có tính chiến đấu, đả kích mạnh mẽ những thói tật xấu xa, những nghịch lý, bất công, ngang trái trong xã hội đương thời. Ở phương diện này tiếng cười có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Được sản sinh từ cảm hứng trào lộng, tiếng cười trong các truyện tiếu lâm dân gian mang nhiều sắc độ khác nhau. Có lúc tiếng cười hài hước được sử dụng để tạo nên giọng bông lơn, cười cợt, trêu chọc nhau qua đó phản ánh bản chất lạc quan, yêu đời, ham sống trong cái nhìn và hành động của nhân dân trên mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội có thể thấy qua truyện Tay ải tay ai...Có lúc tiếng cười lại mang ý nghĩa khôi hài, mua vui kèm theo một cái nhìn thông cảm, thậm chí một niềm thiện cảm với những ngây thơ, sai lầm, thiếu sót của con người. Truyện Cháy là một ví dụ cụ thể. Rõ ràng trong câu chuyện không ai có lỗi cả: ông bố thì cẩn thận, em bé thì thật thà, người khách có đủ lý do để lo lắng. Tiếng cười bật ra do sự mâu thuẫn: Ông nói gà, bà nói vịt. Em bé thì nói về mảnh giấy, ông khách lại đang nghĩ về người bạn vắng mặt. Tiếng cười vì thế, thể hiện cái nhìn thông cảm, đầy thiện cảm trước sự ngây thơ, thực thà của em bé. Tuy nhiên, trong văn học dân gian nói chung và trong truyện dân gian nói riêng, các tác phẩm sử dụng tiếng cười như một phương tiện để đấu tranh xã hội thường chiếm dung lượng lớn. Không phải là tiếng cười khôi hài, châm chọc mà là 13 tiếng cười trào phúng, đả kích giai cấp thống trị, đả kích những mặt tiêu cực, những thói tật xấu xa trong đời sống xã hội. Ở phương diện này, tiếng cười là vũ khí đắc lực và hiệu quả để tống tiễn những thứ lạc hậu, độc ác, xấu xa, giả dối xuống mồ một cách vui vẻ, do đó, giúp cho sự toàn thắng của những gì tiên tiến, tốt đẹp, trung thực. Mang ý nghĩa đấu tranh xã hội, cảm hứng trào lộng được thể hiện tập trung ở các truyện cười phê phán, đả kích. Tiếng cười có khi nhằm vào những thói tật, những biểu hiện xấu ngay trong chính nội bộ nhân dân. Đối tượng bị cười cũng rất phong phú, đa dạng. Đó có khi là tính lười biếng, ỷ lại, tính tham ăn, thói vô tích sự, hoặc tính khoe khoang, khoác lác, thói nịnh bợ, giấu dốt của một bộ phận nhân dân lao động như trong một loạt các truyện cười: Con vịt hai chân, Lợn cưới áo mới, Con rắn vuông, Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con gà...Tất nhiên trong loại tác phẩm này tiếng cười thường vừa mang ý nghĩa châm biếm, vừa có ý nghĩa giáo dục thấm thía, sâu sắc, ít mang thái độ phủ định, tố cáo một cách cay độc như trong các tác phẩm hướng vào đối tượng là tầng lớp phong kiến thống trị kẻ thù của nhân dân lao động. Các tác phẩm thuộc chủ đề này đặc biệt phát triển trong thời kỳ suy vong của giai cấp phong kiến (khoảng thế kỷ thứ XVI trở đi nhất là thời Lê mạt và thời Nguyễn), bởi vì khi ấy, giai cấp này tiêu biểu cho cái lỗi thời, cái phản động, cái xấu xa. Đó là đối tượng chủ yếu của tiếng cười trào lộng dân gian. Đáng chú ý là hệ thống các truyện cười được lưu truyền một cách rộng rãi như truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Ba Giai Tú Xuất...với nội dung chống phong kiến sâu sắc, nó thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhượng đối với kẻ thù giai cấp của nhân dân. Rõ ràng đã xuất hiện và tồn tại một dòng chảy mạnh mẽ của cảm hứng trào lộng trong truyện dân gian, nó không chỉ thể hiện đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân mà còn góp phần thể hiện trí tuệ dân gian trong việc sử dụng các thủ pháp, biện pháp gây cười. Đó có thể là việc sử dụng một lời nói, một cử chỉ, một tình huống...đáng cười hay những yếu tố bất ngờ gây xúc cảm mạnh mẽ cho người đọc. Có lúc yếu tố tục được sử dụng khá đậm đặc trong các truyện cười không chỉ 14 với vai trò là phương tiện nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc – đưa những cái tầm thường, tục tĩu vào những cái nghiêm trang, đạo mạo, những chuẩn mực “khuôn vàng thước ngọc” của lễ giáo phong kiến để thể hiện tinh thần phản phong mạnh mẽ. Dù sử dụng biện pháp nghệ thuật gì, với mục đích nào, xét đến cùng tiếng cười trong văn học dân gian nói chung và trong truyện dân gian nói riêng cũng góp phần thể hiện khát vọng của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh, luôn vui vẻ, lạc quan. 1.2.2. Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn X – XIX Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (còn gọi là văn học trung đại) là nền văn học tồn tại và phát triển trong lòng xã hội phong kiến. Dưới sự tác động mạnh mẽ của truyền thống dân tộc, tinh thần thời đại và những ảnh hưởng từ nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc), văn học giai đoạn này đã đạt được những thành tựu rực rỡ cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Theo dõi diễn trình của văn học trung đại Việt Nam dễ dàng nhận thấy có sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của cảm hứng trào lộng, đặc biệt là từ sau thế kỉ XVIII – khi chế độ phong kiến Việt Nam đi từ khủng hoảng đến suy thoái, những giá trị, những chuẩn mực đạo đức bị đổ vỡ, đảo lộn. Đó là mảnh đất để tiếng cười xuất hiện và phát triển. Nếu văn học dân gian là tiếng nói hồn nhiên, tự nhiên của tâm hồn người bình dân xưa thì văn học trung đại chủ yếu được dùng để tải đạo, để bày tỏ khát vọng, hùng tâm tráng chí của vua, quan, tăng lữ hay các nho sĩ (Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí) nhằm mục đích giáo huấn. Vì thế, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” và chủ nghĩa nhân đạo luôn là những nội dung lớn, xuyên suốt qúa trình tồn tại, phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong văn học vẫn tồn tại những nội dung, những dòng cảm hứng khác. Từ cuối đời Trần (thế kỷ XIV), cảm hứng thế sự đã được biểu hiện khá đậm nét. Văn học hướng vào đời sống hiện thực để phơi bày thực trạng xã hội, để phản ánh thế thái nhân tình, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân. Đặc biệt trong hai thế kỷ XVIII, XIX, khi hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến, bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa và cuộc xâm lăng của thực 15 dân Pháp, cảm hứng thế sự càng phát triển mạnh mẽ trong văn học. Nhiều tác giả hướng ngòi bút của mình vào hiện thực xã hội để ghi lại “những điều trông thấy”. Từ đó mà các tác giả đã phát hiện ra vô số những mặt, những hiện tượng, những tình huống mang bản chất hài. Đó là “sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội thẩm mĩ” hay đó là “sự trống rỗng, sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự” (Séc-nư-sép-xki) [13, 42] - những hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống xã hội vốn có khả năng tạo ra tiếng cười với những sắc độ khác nhau. Đó cũng chính là đối tượng của cảm hứng trào lộng trong sáng tác của văn học thời kỳ này. Trong thơ có thể kể đến một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...Ở văn xuôi có thể thấy trong sáng tác của Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Lê Hữu Trác, Ngô Gia văn phái... Mặc dù không phải là nội dung lớn và xuyên suốt của văn học trung đại nhưng cảm hứng trào lộng của văn học giai đoạn này được biểu hiện khá phong phú, đa dạng và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nếu trong thơ, tiếng cười trào lộng được biểu hiện khá phong phú, đa dạng trong sáng tác của các tác giả mà ở họ ý thức cá nhân, cá tính phát triển tương đối mạnh mẽ. Đó là tiếng cười chua xót, mỉa mai, chế giễu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trước sự băng hoại đạo đức, sự “đổi trắng thay đen” của lòng người bởi sức mạnh của đồng tiền. Là tiếng cười phê phán, đả kích mạnh mẽ giống như một cái tát thẳng thừng, không hề nể nang, sợ hãi vào mặt bọn phong kiến thống trị trong thơ Hồ Xuân Hương. Rồi tiếng cười lúc hóm hỉnh, nhẹ nhàng, lúc mỉa mai đầy phẫn uất trong thơ Nguyễn Công Trứ, tiếng cười trào phúng thâm trầm mà sâu sắc trong thơ cụ Tam Nguyên hay tiếng cười sắc nhọn, cay độc, bốp chát khi tố cáo, đả kích hoặc hài hước, dí dỏm, nhân hậu khi tự trào trong thơ Tú Xương...Thì đến văn xuôi, chủ yếu là trong các thể loại văn xuôi tự sự như truyện truyền kỳ, ký, tuỳ bút, tiểu thuyết chương hồi...tiếng cười trào lộng thường mang ý nghĩa phê phán, tố cáo xã hội (các thể loại văn chính luận như hịch, chiếu, biểu...không có sự xuất 16 hiện của nội dung cảm hứng này). Có thể kể đến một loạt các tác phẩm tiêu biểu như: Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái)... Dù không được biểu hiện tập trung với mức độ đậm đặc giống như trong thơ nhưng ở bộ phận văn xuôi, cảm hứng trào lộng cũng rất đáng chú ý. ỞTruyền kỳ mạn lục thông qua các cốt truyện cổ và các truyền thuyết lịch sử, dã sử được lưu truyền trong dân gian Nguyễn Dữ không chỉ phản ánh khát vọng phá bỏ bất công, ngang trái, vươn lên kiếm tìm hạnh phúc mà còn thể hiện cảm hứng phê phán những tệ nạn xã hội, những suy thoái đạo đức của con người bằng tiếng cười mỉa mai, chế giễu. Tác phẩm vì thế mang đậm yếu tố hiện thực và chất nhân văn sâu sắc. Trong Thượng kinh kí sự và Vũ trung tuỳ bút, bằng lối văn ghi chép sự việc vừa cụ thể, chân thực, vừa sinh động, hấp dẫn các tác giả đã phản ánh được đời sống xa hoa, trụy lạc của vua chúa, sự nhũng nhiễu, bạo ngược của bọn quan lại thời Lê - Trịnh mà ẩn đằng sau đó qua cách miêu tả, cách sử dụng ngôn ngữ, lời bình luận của người viết...người đọc vẫn nhận ra thái độ phê phán, nụ cười châm biếm, giễu nhại của các tác giả trước những thói tật, những hư danh phù phiếm chốn quan trường. Đặc biệt ở Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái, tác phẩm không chỉ tái hiện được một cách chân thực, sống động một giai đoạn lịch sử quan trọng với những biến cố, những sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lớn lao, nhất là cuộc khởi nghĩa của phong trào nông dân Tây Sơn mà còn cho ta thấy được bút pháp nghệ thuật phong phú với những sắc điệu thẩm mĩ đa dạng. Tính chất trào phúng, khôi hài có khi châm biếm sâu cay được các tác giả rất dụng công khi xây dựng chân dung bọn vua chúa, quan lại của triều đình Lê - Trịnh. Tiếng cười vì vậy được bật lên từ những chi tiết, những cử chỉ, những hành động trái khoáy, ngược đời, lố bịch của nhân vật hay từ cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, cách miêu tả, so sánh...của các tác giả, qua đó người đọc cảm nhận được đầy đủ thái độ đánh giá của họ. Chẳng hạn đây là đoạn văn miêu tả cảnh lên ngôi của chúa Trịnh Tông sau loạn kiêu binh: “Trong lúc gấp vội không có kỷ sập, phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc làm ghế, đặt thế tử ngồi lên, rồi tám người kề vai vào khiêng. Chốc chốc họ 17 lại nâng bỗng chiếc mâm lên đầu mà đội, đầu mỏi lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu. Cứ thế lên lên xuống xuống giống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng phật. Mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lại vỗ tay reo hò vang lên một chập. Những kẻ buôn bán ở các phường phố đều tranh nhau kéo đến xem chúa, sân phủ đông như họp chợ” [37, 253]. Rõ ràng mọi sự tôn nghiêm, trang trọng của việc lên ngôi đã bị bóc trần trong dáng vẻ lố bịch nhất của tiếng cười trào lộng. Người đọc dễ dàng nhận ra thái độ cười nhạo, phê phán không giấu giếm của người viết đối với chúa Trịnh Tông. Việc hắn được bọn kiêu binh lập lên ngôi chúa chỉ giống như một tấn hề chèo, một trò múa rối nực cười góp vui cho thiên hạ và bản thân hắn cũng trở thành con rối, thằng hề, thành “pho tượng phật” vô dụng mà thôi. Người đọc buồn cười bởi chi tiết chiếc mâm vẫn bày cỗ lộc được thay thế cho ngai vàng uy quyền, sang trọng, càng buồn cười hơn ở ý nghĩa ẩn đằng sau đó - Trịnh Tông cũng là một thứ cỗ lộc “thủ gà, má lợn” mà người ta vẫn bày cúng trên mâm, và những so sánh, ví von đầy ý vị của các tác giả. Tất cả làm nên bút pháp trào lộng, giễu nhại tài tình, sâu sắc của văn phái Ngô Gia. Như vậy có thể khẳng định rằng, dù không phải nội dung lớn và xuyên suốt của văn học trung đại Việt Nam nhưng cảm hứng thế sự, cảm hứng trào lộng cũng đã xuất hiện và phát triển một cách mạnh mẽ trong văn học giai đoạn này, đặc biệt là ở hai thế kỷ XVIII, XIX. Nó góp phần làm nên bức tranh đa sắc của văn học dân tộc với những cá tính sáng tạo độc đáo trong thơ cũng như trong văn xuôi. 1.2.3. Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn đầu XX 1975 Bước sang thế kỷ XX, dưới tác động của chính sách cai trị và bóc lột của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có những biến chuyển và xáo trộn mạnh mẽ trên mọi phương diện từ chính trị, kinh tế, kết cấu xã hội đến đời sống và tâm trạng của con người. Hàng hoá, tiền bạc phá vỡ các quan hệ luân thường. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị làm cho con người trở thành những cá nhân, cá thể riêng biệt, tình nghĩa lép vế trước lợi nhuận. Xã hội trở thành phức tạp, cuộc sống trở nên rộn rịp, 18 gấp rút, thay đổi nhiều hình, nhiều vẻ. Cùng với sự xuất hiện của con người cá nhân, ý thức cá nhân, thị hiếu văn học cũng thay đổi. Văn học không còn gắn với sử, với triết, văn học cũng thoát khỏi sự ràng buộc của đạo lý để nói về những con người thực, về cuộc sống bình thường. Nói cách khác văn học Việt Nam buộc phải hiện đại hoá. Đó là quá trình “xoá bỏ quan niệm xã hội luân thường với con người đạo đức và chức năng, hình thành quan niệm xã hội, quan niệm con người, quan niệm cuộc sống chi phối việc thay đổi đề tài văn học...cuộc sống trong văn học cũng dần dần phức tạp, đa dạng, nhiều màu sắc như cuộc sống thực” [50, 25]. Trong điều kiện xã hội mới, cảm hứng trào lộng trong văn học càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ bởi cười đùa, vui vẻ là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Mặt khác, biểu thị thái độ phản kháng, phủ định những cái chướng tai, gai mắt, những cái xấu xa, phi lý, phi nghĩa cũng là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Những năm đầu thế kỷ XX, văn học trào phúng đã phát triển thành một dòng với sự tiếp nối không dứt (chủ yếu là trong thơ ca) mà những người khởi xướng chính là Nguyễn Khuyến, Tú Xương đến thơ trào phúng của Nguyễn Thiện Kế, Kép Trà, Phan Điện...và ở giai đoạn sau là sự kế tục, phát triển của Tú Mỡ, Đồ Phồn. Những năm 1930 – 1945 là thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt. Trong văn học, cũng là cuộc đấu tranh, đồng thời là sự tác động qua lại giữa các bộ phận văn học: văn học cách mạng, văn học hiện thực, văn học lãng mạn tiến bộ và văn học lãng mạn tiêu cực, bảo thủ. Sự phân hoá phức tạp thành nhiều khuynh hướng, nhiều thành phần của văn học thời kỳ này một mặt tạo nên sự đa dạng, phong phú của đời sống văn học, mặt khác nó đáp ứng được yêu cầu phản ánh bức tranh cuộc sống bộn bề, phức tạp với những biểu hiện muôn mặt, đa chiều. Nổi lên như một khuynh hướng chủ đạo trong văn học, cùng với khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực không chỉ đáp ứng yêu cầu đấu tranh xã hội trong thời kỳ lịch sử đầy sôi động mà còn phản ánh quá trình vận động của các 19 hệ tư tưởng, những tác động qua lại của các hình thái ý thức trong kiến trúc thượng tầng. Ở bộ phận văn học này, cảm hứng trào lộng, phê phán những ung nhọt thối tha của xã hội, những trò lố lăng, đồi bại của đời sống thực dân nửa phong kiến...được phát triển một cách mạnh mẽ nhất là ở văn xuôi, đặc biệt là trong sáng tác của các nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao...Các tác giả đã rất nhạy bén trong việc phát hiện ra những bất công, phi lý, những mâu thuẫn hài hước trong các sự vật, hiện tượng, những tình huống trái khoáy, ngược đời để làm bật lên tiếng cười trào lộng vừa sảng khoái, vừa sâu sắc. Trước hết, đáng chú ý ở thời kỳ này là những truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Có thể nói, nhà văn đã vạch cho mình một con đường riêng trong văn học: nhìn thẳng vào hiện thực, bằng tiếng cười trào phúng phơi ra những mặt trái của xã hội đầy bất công, thối nát, kẻ giàu thì sống sa hoa, phè phỡn, vô đạo đức, còn người nghèo thì bị ức hiếp, bị chà đạp, đói khổ cùng cực. Có thể kể đến những truyện ngắn đặc sắc như: Răng con chó của nhà tư bản, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ; báo hiếu: trả nghĩa cha, Mất cái ví, Tinh thần thể dục, Thịt người chết, Đồng hào có ma...Tiếng cười trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường giòn giã, sảng khoái, ném thẳng vào mặt kẻ thù, nó vừa có cái hóm hỉnh, thông minh, sắc sảo của một trí thức tiểu tư sản, vừa có cái khoẻ khoắn, lạc quan, giàu tính chiến đấu của truyện cười dân gian Việt Nam và truyền thống trào phúng của văn học dân tộc. Với Vũ Trọng Phụng, hướng vào việc “tả chân” và tố cáo xã hội, nhà văn đã thể hiện sự táo bạo, xông xáo trong việc lật mặt trái bẩn thỉu, dơ dáy của cái xã hội thuộc địa đen tối, thối nát thời đó. Ngòi bút trào phúng cay độc của ông đã tung hoành thoải mái để đả kích trực diện vào toàn bộ xã hội mục ruỗng, nhố nhăng. Từ những sinh hoạt trụy lạc đến thói giả dối, bịp bợm, từ những phong trào thể thao, âu hoá, văn minh rởm đến sự băng hoại, suy đồi về đạo đức...tất cả đều trở thành đối tượng của lăng kính trào lộng, giễu nhại. Có thể thấy, tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng được kết tinh và thể hiện tập trung nhất trong tỉểu thuyết Số đỏ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng