Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Detmold Packaging Việt N...

Tài liệu Cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Detmold Packaging Việt Nam

.PDF
93
69934
142

Mô tả:

1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đặt vấn đề Công nghệ bao bì là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng nền kinh tế quốc dân của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây. Trong đó ngành bao bì giấy đã và đang phát triển khá nhanh trên thế giới nhằm đáp ứng được tính năng kỹ thuật hợp với ưa thích của các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh. Vì vậy có sự cạnh tranh rất lớn đến nền kinh tế thế giới ngày càng gây gắt. Vì thế các công ty cần phải liên kết lại với nhau để tạo ra sự vững chắc, để giảm chi phí và tăng lợi thế cạnh tranh. Đứng trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những thay đổi trong công nghiệp bao bì giấy. Do đó, xây dựng chuỗi cung ứng gắn kết chặt chẽ các bên liên quan là phương thức để đạt được sự hợp tác dọc vì mục tiêu chung là tối đa hóa giá trị và giá cả cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Với một chuỗi cung ứng hợp tác dọc hoàn toàn sẽ nâng cao chất lượng, tăng cừng hiệu quả, cho phép tạo ra những sản phẩm khác biệt và làm tăng lợi nhuận. Những lợi ích chính của chuỗi cung ứng kiểu này sẽ tạo cơ hội tiếp thị duy nhất, thị trường được đảm bảo, tạo ra những giá trị lớn hơn, chống lại việc cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu và tăng khả năng quản lý rủi ro. Trên thực tế, các nhà quản lý làm thế nào có thể kiểm soát và nâng cao hiệu suất hoạt động để tăng cường khả năng cạnh tranh trong các chuỗi này. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Bao bì giấy là ngành công nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong những nước có ngành bao bì phát triển nổi bật hiện nay. Chính vì thế các công ty luôn cạnh tranh với nhau để cùng tồn tại và phát triển lâu dài bằng cách phải nỗ lực không ngừng về thay đổi sản phẩm như hình dáng, chất lượng, ra nhiều sản phẩm mới đạt được sự hài lòng của người tiêu dùng. 2 Ngành bao bì phải có sự tướng tác, kết hợp rất mật thiết và hài hòa giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ như một chuỗi giá trị và giá trị tăng thêm theo từng cá nhân trong chuỗi cung ứng. Vì vậy chuỗi cung ứng rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp vì nó giúp các nhà quản lý biết được công ty mình đang gặp những khó khăn gì, những chỗ cần cải tiến để làm cho chuỗi cung ứng của công ty liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban để cải tiến hiệu suất động hoạt chuỗi cung ứng của mình. Trước tình hình kinh tế có nhiều biến động trên toàn cầu nói chung, ngành bao bì nói riêng. Với lại Detmold Packaging đầu tư vào Việt Nam đã và đang gặp những khó khăn do chưa quản lý được chuỗi cung ứng của mình một cách hiệu quả.Vì vậy công ty có nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả, mục tiêu kinh doanh. Kết quả công ty thể hiện liên tục những khó khăn thường xuyên xảy ra trong chuỗi cung ứng như năng suất sản xuất không tiến triển, số lần đơn hàng bị trễ thường xuyên trong tháng, tỷ lệ phế phẩm ngày càng tăng, khiếu nại từ khách hàng tăng, không có khách hàng ở thị trường nội địa, chi phí sản xuất tăng. Để thực hiện chiến lược cải tiến này thì công ty thực hiện một kế hoạch hành động cảo tiến trên toàn chuỗi cung ứng của công ty, thông qua việc vận dụng mô hình cải tiến chuỗi cung ứng như thế nào để áp dụng vào việc cải tiến hiệu suất chuỗi cung ứng của công ty. Thông qua những vấn đề đang gặp phải, công ty đã có chiến lược cải tiến hiệu suất trên toàn chuỗi với kế hoạch hành động cải tiến từ cuối quý 3 đến quý 4 năm 2013. Chính vì sự cần thiết để nâng cao việc cải tiến hiệu suất chuỗi cung ứng của công ty để có thể cạnh tranh cho mặt hàng ngành bao bì giấy ở thị trường trong và ngoài nước của Công ty Detmold Packaging Việt Nam nói riêng. Và cộng với sự đam đam mê tìm hiểu nghiên cứu về chuỗi cung ứng. Từ đây em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Detmold Packaging Việt Nam”. 3 Công ty Detmold Packaging Việt Nam là một doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ nước ngoài. Hiện công ty đã và đang gặp những vấn đề trong chuỗi cung ứng như  Tỷ lệ phế phẩm, năng suất sản xuất, sự tăng đột ngột về sự phàn nàn của khách hàng, số lượng đơn hàng trễ tăng.  Trình trạng thiếu nguyên vật liệu, chậm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất tăng. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu  Nghiên cứu và phân tích lý thuyết chuỗi cung ứng.  Đánh giá một số mô hình điển hình trong chuỗi cung ứng, liên hệ tình hình thực tế tại Việt Nam.  Áp dụng để cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty Detmold Packaging Việt Nam.  Một số biện pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại công ty Detmold Packaging Việt Nam và kiến nghị. 1.4. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số lý thuyết trong chuỗi cung ứng và đưa ra biện pháp khắc phục các vấn đề đang xảy ra nhằm cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Detmold Packaging Việt Nam. Các nhà cung cấp đầu vào Detmold Packaging Việt Nam Các trung tâm phân phối Hình 1.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu Ý nghĩa đề tài: Khách hàng Người tiêu dùng 4  Nghiên cứu một số lý thuyết trong chuỗi cung ứng, sau đó liên hệ phân tích tình hình thực tế Việt Nam.  Về thực tiển là phân tích, đánh giá và các giải pháp nhằm cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Detmold Packaging Việt Nam. 1.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên tại bàn (Desk Research): -Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn: tài liệu các dự án, báo cáo tại các hội thảo, báo chí, internet. - Tổng quan Detmold và thông qua phân tích các số liệu từ Ban Giám Đốc, Các Phòng Ban, các chuyên gia nước ngoài để đo lường hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng công ty Detmold Packaging Việt Nam. -Phân tích đánh giá các số liệu thực tế công ty Detmold Packaging Việt Nam từ các phòng ban chính: Nhân Sự ( HR), Chất Lượng( QA), Dịch Vụ và chăm sóc khách hàng(CS), Kế Hoạch(P), Sản xuất(Pr), Kỹ Thuật(E), Thu mua (PR), Tài chính(F).  Phương pháp nghiên cứu hiện trường (Field Research): - Phân tích và thu thập các thông tin định tính để nhận định sơ bộ vấn đề. - Nghiên cứu và phân tích lý thuyết, mô hình vào thực tế. - Áp dụng các giải pháp để tiến hành đo lường thực tế rồi lấy số liệu sơ cấp. 1.5.2. Phương pháp luận Nghiên cứu lý thuyết chuỗi cung ứng và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động của công ty Detmold Packaging Việt Nam, qua đó được trình bày như sơ đồ (hình 1.2). 1.6. Bố cục luận văn Luận văn gồm những chương sau: Chương 1: Tổng quan 5 Chương 2: Giới thiệu chuỗi cung ứng Chương 3: Những cải tiến hiệu suất trong chuỗi cung ứng. Chương 4: Cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty Detmold Việt Nam. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Phần 1: Lý thuyết Chương 1 Tổng quan Chương 2 Giới thiệu chuỗi cung ứng Phần 2: Cải tiến - Đặt vấn đề - Mục tiêu nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu -Một số định nghĩa - Phân loại chuỗi cung ứng - Các chức năng hoạt động chuỗi cung ứng - Quản lý chuỗi cung ứng Chương 3 Những cải tiến hiệu suất trong chuỗi cung ứng - Hiệu suất của chuỗi cung ứng - Những mô hình đo hiệu suất chuỗi cung ứng -Cải tiến hiệu suất chuỗi cung ứng Chương 4 Cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty Detmold Packaging Việt Nam -Giới thiệu Detmold Packaging Việt Nam -Chuỗi cung ứng Detmold Packaging - Đo lường hiệu suất hoạt động của công ty - Thực hiện cải tiến - Thực hiện kế hoạch cải tiến - Kết quả đo lường kết quả thực hiện - Đánh giá kết quả Chương5 Kết luận và kiến nghị Hình 1.2: Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu 6 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUỖI CUNG ỨNG 2.1. Một số định nghĩa chuỗi cung ứng 2.1.1. Chuỗi cung ứng (Supply Chain) Chuỗi cung ứng có nhiều định nghĩa khác nhau:  Chuỗi cung ứng: là một hệ thống các dòng chảy và phân phối thể hiện các chức năng từ thu mua nguyên liệu, chuyển đổi thành các sản phẩm trung gian đến sản phẩm cuối cùng sau đó là phân phối đến khách hàng [1].  Chuỗi cung ứng (hay chuỗi cung cấp): là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng [5].  Chuỗi cung ứng: chuỗi các quá trình kinh doanh và thông tin để cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ thông qua sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối cùng [2].  Chuỗi cung ứng: bao gồm tất cả các quá trình liên quan, trực tiếp hay gián tiếp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nó không chỉ bao gồm nhà máy và các nhà cung cấp mà còn tất cả các nhà vận chuyển, kho vận, các nhà bán hàng và cả khách hàng [3].  Chuỗi cung ứng: một hệ thống những công ty liên kết với nhau để mang các sản phẩm hoặc dịch vụ đến thị trường [4]. Nói cách khác chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Các yếu tố trong chuỗi cung ứng: - Nhà sản xuất: Là các công ty làm ra sản phẩm, bao gồm các nhà sản xuất nguyên vật liệu và các công ty sản xuất thành phẩm. 7 - Nhà phân phối (nhà bán sỉ): là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng và bán sản phẩm với số lượng lớn hơn so với số lượng người tiêu dùng thông thường mua. - Nhà bán lẻ: bán cho khách tiêu dùng cuối cùng. - Khách hàng: là bất kỳ cá nhân hay công ty nào mua và sử dụng sản phẩm. - Nhà cung cấp dịch vụ: là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng, tập trung phục vụ một hoạt động đặc thù mà chuỗi cung ứng cần. 2.1.2. Quản lý chuỗi cung ứng (SCM- Supply Chain Mamangement) Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp SCM nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất [10]. Là sự giám sát nguyên vật liệu, thông tin và tài chính khi chúng di chuyển trong một quá trình từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, người bán sỉ, người bán lẻ cho đến khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng gồm tích hợp những dòng này cả bên trong và bên ngoài giữa các công ty [6]. Là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện phương thức tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, phương thức sản xuất sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là chuyển sản phẩm dịch vụ hoàn thành đến khách hàng [7]. Là quản lý mọi hoạt động của chuỗi cung ứng, mục tiêu chính quản lý chuỗi cung ứng là tối thiểu những hoạt động không đưa được giá trị vào trong chuỗi. Nó tăng cường khả năng cạnh tranh dựa vào việc nâng cao hiệu suất và giảm chi phí [8]. 8 2.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩm dịch chuyển qua một loạt các tổ chức và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giá trị cho sản phẩm. Lấy một tổ chức nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét đến các hoạt động trước nó - dịch chuyển nguyên vật liệu đến - được gọi là ngược dòng; những tổ chức phía sau doanh nghiệp- dịch chuyển vật liệu ra ngoài - được gọi là xuôi dòng. Các hoạt động ngược dòng được dành cho các nhà cung cấp. Một nhà cung cấp dịch chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà cung cấp cấp một; nhà cung cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cấp một được gọi là nhà cung ứng cấp hai, cứ ngược dòng như vậy sẽ đến nhà cung cấp cấp ba rồi đến tận cùng sẽ là nhà cung cấp gốc Xét quá trình cung cấp xuôi dòng, khách hàng nhận sản phẩm một cách trực tiếp từ nhà sản xuất là khách hàng cấp một, khách hàng nhận sản phẩm từ khách hàng cấp một chính là khách hàng cấp hai, tương tự chúng ta sẽ có khách hàng cấp ba và tận cùng của dòng dịch chuyển này sẽ đến khách hàng cuối cùng. Trong thực tế, đa số các tổ chức mua nguyên, vật liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và bán sản phẩm đến nhiều khách hàng, vì vậy chúng ta có khái niệm chuỗi hội tụ và chuỗi phân kỳ [11]. 2.3. Phân loại chuỗi cung ứng 2.3.1. Hoạt động của các chuỗi cung ứng Joseph L Cavinato [12] đã phân tích chuỗi cung ứng bằng cách đo lường chi phí hoạt động, số lượng lao động, các bước trong qui trình, mức độ kiểm soát nguồn nhân lực,… và phân chia thành 16 dạng chuỗi cung ứng phân bố trên các mặt trận sau: Cao 9 3.Chuỗi hoạt động hiệu quả 8. Chuỗi điều phối 16.Chuỗi cạnh tranh bằng thông tin Thấp Độ phức tạp 15.Chuỗi giá trị 7. Tiền đến tiền 2. Bị nắm giữ các tổ chức hậu cần bên ngoài 6.Chuỗi dự án hậu cần 1.Các chức năng hiện tại không tốt 4.Chuỗi hỗ trợ sản xuất 10. Chuỗi mở rộng 5. Chuỗi cân bằng Truyền thống 9. Theo yêu cầu khách hàng 14.Chuỗi cải tiến 13.Chuỗi tốc độ 12.Chuỗi tích hợp 11. Chuỗi có ưu thế về thị trường Tác động thương mại Lợi thế cạnh tranh/lợi nhuận Hình 2.1: Biểu đồ ma trận chuỗi cung ứng Các dạng được phân tích như sau: Bảng 2.1: Các dạng chuỗi cung ứng STT Dạng chuỗi Đặc điểm Trình trạng -Không tạo được các lợi thế cạnh tranh. Các chức năng 1 hiện tại không tốt -Không sử dụng các dịch vụ hậu cần bên ngoài. -Hoạt động chức năng không hiệu Nguy hiểm quả. -Bị thương tổn về khà năng cạnh tranh và tài chính. 2 Bị bắt giữ bởi -Bị nắm giữ bởi tổ chức hậu cần các tổ chức hậu bên ngoài. Nguy hiểm 10 cần bên ngoài -Hoạt động chức năng không hiệu quả. -Bị thương tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính. -Chi phí cố định cao, lượng nhân công lớn, nhiều cấp quản lý -Quá trình xử lý công tác hậu cần 3 Chuỗi hoạt động tại trung tâm rất lầu, nó làm chậm kém hiệu quả hoạt động thu mua sản xuất và Không hiệu quả bán hàng. -Tồn kho lớn, tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. -Chí phí cố định cao. -Được thiết kế hỗ trợ sản xuất, có thể đạt được sản xuất tối đa. -Có thể tạo được tối ưu cục bộ bên trong và bên ngoài mỗi nhà máy. -Có thể chuyển sự tập trung của 4 Chuỗi hỗ trợ sản xuất các nguồn lực đến những hoạt động và qui trình mang tính chiến lược khác. -Có sự liên kết lưu chuyển các nguồn lực với tồn kho và quản lý đơn hàng. -Có quan tâm vấn đề quản lý tài sản. -Cải tiến cách dịch vụ khách hàng. Sản xuất có hiệu quả nhưng tính cạnh tranh không cao. 11 -Tích hợp dòng nguyên liệu vật lý với dòng thông tin nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Chuỗi cân bằng 5 mua hàng, quản lý vật liệu và phân phối -Cân bằng dòng sản phẩm sản Cùng có tính cạnh xuất bên trong nhà máy với dòng tranh thấp như chuyển vận bên ngoài. Dòng này chuỗi hỗ trợ sản bắt đầu ở việc phân phối sản xuất nhưng phức phẩm tới khách hàng phản hồi tạp hơn. xuyên qua nhà máy sản xuất và đôi khi đến cả quá trình mua hàng. -Tạo và cung cấp một cách hiệu quả những giá trị trong dự án hậu cần. -Đáp ứng nhu cầu dự án tại thời 6 Chuỗi dự án hậu cần điểm kết thúc. -Thiết lập khả năng tích hợp với nhà cung cấp để thực hiện các Thích hợp cho các loại dự án mục tiêu dự án. -Vai trò của người thu mua và nhà cung cấp quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố thời gian. -Tập trung chủ yếu vào mục tiêu 7 Tiền đến tiền Giống hình thức tài chính sau đó là dịch vụ hậu thuê tài chính, cần, cuối cùng là xây dựng cả nhưng chuỗi bị chuỗi. mất đi một số -Cung cấp vốn cho các công ty quyền kiểm soát đang hoạt động với số vốn nhất định vào tay âm.Sau đó sẽ nắm quyền phân nhà đầu tư. 12 phối sản phẩm đến khác hàng. -Dòng sản phẩm lưu chuyển rất nhanh. -Phần vốn đầu tư sẽ được rút ra và đưa vào nơi khác khi chuỗi cung ứng đã hoạt động hiệu quả. -Thường lấy ở các công ty đa quốc gia nơi có mức tập quyền thấp khó quản lý. -Hoạt động chức năng không 8 Chuỗi điều phối hiệu. -Bị tổn thương về tài chính, chi Khả năng cạnh tranh thấp phí cao. -Không tạo được các lợi thế cạnh tranh. -Liên minh chặt chẽ với khác hàng. 9 Theo yêu cầu khác hàng -Sử dụng các phần mềm ERC, Mức độ cạnh tranh CPR trong quản lý. cao nhưng mức độ -Yêu cầu công ty có hệ thống phức tạp trong phục vụ khác hàng tốt và thích chuỗi cung ứng hợp với các dạng khách hàng không lớn. khác nhau. -Vòng đời sản phẩm ngắn, tốc độ lưu chuyển nhanh. 10 Chuỗi mở rộng -Sự tìm kiếm lợi nhuận và giảm chi phí thông qua nỗ lực liên kết với các nhà cung cấp (nhà cung Công ty đang quan tâm đến vấn đề hiệu quả, cải tiến có tính đột phá. 13 cấp thứ 2 và 3) và khách hàng ở bất cứ nơi nào có thể. -Việc phân tích chi phí và giá trị là chìa khóa của quyết định làm hay mua, tự sản xuất hay thuê ngoài. -Không hợp pháp với một nước -Dùng ảnh hưởng và các ưu thế cạnh tranh của mình nhằm giới 11 Chuỗi có ưu thế về thị trường hạn các khả năng của đối thủ để tránh các cuộc cạnh tranh trên thị trường hoặc lập ra nhữn rào cản Có khả năng cạnh tranh cao về chi phí để ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ vào thị trường. -Các công ty tích hợp với nhau nhằm giảm chi phí và khoảng cách giữa chúng. -Mỗi người vừa là nhân viên trong tổ chức vừa là thành phần 12 Chuỗi tích hợp của chuỗi. -Mỗi người của chuỗi được thành Là xu hướng mới của chuỗi ngày nay lập những nhóm suốt từ khách hàng tới nhà cung cấp, họ được yêu cầu xác định chi phí và tìm mọi cách để giảm thiểu chúng. 13 Chuỗi tốc độ -Thị trường được chọn lựa trước. Khả năng cạnh -Tập trung vào việc phát triển sản tranh và thích ứng 14 phẩm. thị trường cao -Thời gian được kiểm soát chặt chẽ và là thang đo xuyên suốt của mọi quá trình. -Sản xuất linh hoạt kết hợp thuê ngoài. -Nhà cung cấp thường là những người cung cấp, hỗ trợ các ý tưởng. -Việc phát triển các chu kỳ sản phẩm mới là liên tục, áp lực bộ phận R&D cực kỳ lớn. 14 Chuỗi cải tiến -Dòng đời sản phẩm ngắn, doanh thu tập trung vào các sản phẩm Tính cạnh tranh rất cao mới. -Mối quan hệ nhà cung cấp mang chủ đích tìm kiếm sự cải tiến hơn chỉ là thương lượng để mua với giá thấp nhất có thể. -Tìm kiếm sự cải tiến, đột phá thông qua đối tác, liên minh cùng hợp tác làm việc với nhau hơn là đối đầu. 15 Chuỗi giá trị -Nhiệm vụ mua hàng của bộ phận thu mua sẽ giảm tính giao dịch đàm phán và tăng vai trò tạo dựng Lợi thế cạnh tranh cao. Liên minh với đối tác để tăng thêm lợi thế cạnh tranh. mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp. 16 Chuỗi cạnh -Lợi thế cạnh tranh là thông tin, Lợi thế cạnh tranh 15 tranh bằng thông dự liệu được tìm kiếm và xử lý trở rất cao, mức độ kết tin thành thông tin, kiến thức. hợp giữa các thành -Có khả năng nhìn thấy dữ liệu ở phần trong chuỗi hai đầu đặt hàng và cung cấp. Mở rất lớn. rộng hơn là có thể thấy tài nguyên và dung lượng của tổ chức khác khi cần. -Cần có cơ sở vật chất để phục vụ cho việc mua bán và giao nhận các sản phẩm và dịch vụ. -Ứng dụng công nghệ thông tin cao. Tổng cộng có 16 chuỗi cung ứng trên được phân thành thành 3 nhóm mô hình chính: 1. Từ 1 - 3: Các mô hình truyền thống cũ và hoạt động không hiệu quả. 2. Từ 4 – 10: Cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp, hướng tới lợi nhuận lâu dài nhưng khả năng cạnh tranh thấp. 3. Từ 11-16: Có lợi thế cạnh tranh cao, độ tích hợp sâu, lợi nhuận lớn. Việc phân chia theo ma trận giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về chuỗi, để định vị được chuỗi cung ứng của mình trên ma trận, qua đó thiết lập các hướng cải tiến phù hợp. Cách phân chia này cho thấy chuỗi cung ứng qua các giai đoạn khác nhau luôn thay đổi để thích nghi nhu cầu thị trường. Căn cứ vào vị trí tương quan của các chuỗi cung ứng trên ma trận ta thấy càng đi về phái bên phải các chuỗi các được đánh giá có lợi thế cạnh tranh cao, lợi nhuận lớn:  Độ linh hoạt sản phẩm lớn  Thời gian đáp ứng nhanh  Năng lực hoạt động tăng cường 16  Quản lý chi phí tốt  Hiệu quả trong hoạt động Từ những phân tích ở trên, ta thấy độ phức tạp của chuỗi không là yếu tố quyết định đến hiệu suất hoạt động của chuỗi. 2.3.2. Đặc tính sản phẩm Có hai loại đặc tính ảnh hưởng đến sản phẩm là cải tiến và chức năng:  Loại chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng (Functional): Đặc tính sản phẩm ít thay đổi, nhu cầu trên thị trường ít biến động (lương thực, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam). Để tăng hiệu suất hoạt động của chuỗi, nên tìm cách giảm chi phí trong sản xuất, vận chuyển và giao dịch. Quản lý chuỗi chú trọng tới việc giảm tồn kho và tăng chia sẽ thông tin giữa các thành viên với nhau. Lợi thế cạnh tranh giữa các chuỗi là chi phí thấp.  Loại chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovation): Các sản phẩm thay đổi liên tục trên thị trường như quần áo thời trang, phần mềm tin học,… Đặc điểm thông tin chia sẽ tốt, thời gian đáp ứng rất nhanh, tốc độ thông qua chuỗi lớn, vòng đời sản phẩm ngắn, mức độ tồn kho ít. Việc dự báo nhu cầu thị trường và thiết kế sản phẩm rất quan trọng. Lợi thế cạnh tranh là đưa sản phẩm mới ra thị trường. Cấu trúc chuỗi linh hoạt, các lớp chức năng trong chuỗi này tích hợp sâu đề đẩy nhanh hàng hóa qua chuỗi. 2.3.3. Đưa sản phẩm ra thị trường Trong chuỗi cung ứng có hai dạng chuỗi là chuỗi kéo và chuỗi đẩy:  Chuỗi kéo (Pull Supply Chain): Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường, họ tìm kiếm các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Các nhà sản xuất lại tìm những nhà thầu phụ, nhà cung cấp khác có thể giúp họ hoàn thành thương vụ và quá trình cứ thế lặp lại, chuỗi cung ứng được hình thành. Khách hàng có cơ hội chọn lựa những nhà cung cấp mà họ cảm nhận giá trị sản phẩm là tốt nhất. Những chuỗi tồn tại phải là những chuỗi hoạt động có hiệu quả. 17 Đặc điểm này là sản xuất theo đơn hàng, cấu trúc chuỗi linh hoạt, rủi ro tương đối thấp do nhu cầu trên thị trường được báo trước.  Chuỗi đẩy (PSC-Push Supply Chain): Sản phẩm được sản xuất dạng tồn kho, sản xuất song song với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Các nhà quản lý cố gắng đẩy sản phẩm ra khỏi kho của mình đến lớp tiếp theo trong kênh phân phối. Đến lượt các lớp này lại cố gắng đẩy nó lên phía gần khách hàng hơn. Quyền lực nằm trong tay người cung cấp, họ có nhiều vị thế trong đàm phán về giá cả, nhất là các sản phẩm mới, khách hàng không có nhiều cơ hội chọn lực. Đặc điểm chuỗi (PSC) là tồn kho cao, các dòng sản phẩm thường bị gián đoạn và rủi ro lớn (nếu sản phẩm không được thị trường chấp nhận). Sự hợp tác, liên kết giữa các lớp thường không cao. Trong chuỗi này chức năng tìm hiểu và dự báo nhu cầu thị trường, tiếp thị sản phẩm rất quan trọng. Việc sản xuất hàng loạt theo cảm tính, thiếu định hướng thường gây những hậu quả nghiêm trọng. Để chuỗi đẩy hoạt động hiệu quả, nhà quản lý phải có năng lực và tầm nhìn chiến lược. 2.4. Các chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng tham gia vào việc đáp ứng mục tiêu cung cấp những sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng bằng cách sử dụng những nguồn lực và xây dựng cho mình những lợi thế cạnh tranh [4]. Chuỗi cung ứng có nhiều mô hình để phân tích hoạt động, sau đây phân tích mô hình SCOR. 2.4.1 . Chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR Mô hình SCOR là mô hình tổng quan, đưa ra hướng dẫn khung để phát triển cấu trúc chuỗi cung ứng. Mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference) của hội đồng chuỗi cung ứng SCC (Supply Chain Concil).Bên cạnh SCOR, còn có các mô hình bổ sung khác được phát triển tương thích với từng tình hình cụ thể của các ngành công nghiệp và chi tiết đến mức ứng dụng – chẳng hạn như yêu cầu chuẩn về dữ liệu. 18 Mô hình chuỗi cung ứng bao gồm bốn quy trình: hoạch định, mua hàng, sản xuất và phân phối. Để đặt chỉ tiêu và quản lý hiệu quả hoạt động, cần định ra bảng các chỉ tiêu đánh giá cho từng quy trình và cho hiệu quả của tổng thể chuỗi cung ứng. Phạm vi của chuỗi cung ứng bao gồm các mối tương tác “từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến khách hàng của khách hàng” – một mạng lưới các tổ chức, công ty kết nối với nhau bởi các dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính, được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cuối. Muốn đảm bảo các chuỗi cung ứng có thể được mô tả một cách trung thực, thống nhất, tái cấu trúc để đạt được lợi thế cạnh tranh, có thể đo lường, quản lý, kiểm tra và tinh chỉnh cho phù hợp với mục đích cụ thể. Chuỗi cung ứng có thể biểu diễn bằng chuỗi các quá trình cơ bản như sau: KH PP CC SX TL Nhà cung cấp của nhà cung cấp PP CC SX TL Nhà cung cấp PP CC SX TL Công ty của bạn PP CC TL Khách hàng Khách hàng của khách hàng Hình 2.2: Mô hình SCOR trong chuỗi cung ứng Với: KH: Kế hoạch, SX: sản xuất, PP: Phân phối, CC: Cung cấp, TL: Trả lại Theo đó, SC được chia làm 4 lớp phân tích theo quá trình:  Mức 1: Định nghĩa chuỗi cung ứng bằng quá trình: lập kế hoạch, tìm nguồn cung cấp, sản xuất, phân phối, trả lại.  Mức 2: Phân tích 5 dạng quá trình theo danh mục cụ thể để hạn chế các quá trình trùng lắp. 19  Mức 3: Cho phép định nghĩa chi tiết các quá trình đã được xác định ở mức 2. Các công cụ hỗ trợ từ máy tính, phần mềm được đáp ứng. Mức này định nghĩa các quá trình được dung để xác định mức độ tích hợp với nhà cung cấp và khách hàng.  Mức 4: Mô tả chi tiết nhiệm vụ của các hoạt động trong mức 3 để triển khai các hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Phạm vi đề tài giới hạn tìm hiểu cách thức hoạt của chuỗi đến giữa mức 2, qua đó các hoạt động cung cấp sẽ được thay bằng thu mua: Kế Hoạch Phân phối Sản xuất Thu mua Trả về Hình 2.3: Biểu đồ của quá trình cấp 1 trong định nghĩa 2.4.2. Kế hoạch (Plan) Quá trình lập kế hoạch nhằm thực hiện việc cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng và cung cấp, nó đề ra các cách thức để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch Cung cấp Yêu cầu Hình 2.4: Biểu đồ vai trò của kế hoạch 20 Quá trình lập kế hoạch theo mô hình SCOR, việc thiết lập kế hoạch được thực hiện trước tiên và thông qua tất cả các quá trình, từ phân tích thông tin phản hồi về nhu cầu thị trường đến kiểm tra, đánh giá các nguồn lực hiện có, dung lượng sản xuất, tồn kho, khả năng giao hàng. Trong SCOR mức 2, việc lập kế hoạch sẽ được phân chia làm 5 quá trình nhỏ là 1/ Hoạch định nhu cầu chung của chuỗi; 2/ Hoạch định nguồn cung cấp; 3/ Sản xuất; 4/ Giao hàng; 5/ Quản lý hàng trả về. Đầu vào của việc lập kế hoạch là nguồn thông tin được cung cấp từ tiếp thị và thông tin phản hồi từ các bộ phận khác. Kế hoạch được đánh giá là tốt khi cân đối được cung cầu, tiếp cận mục tiêu, kết nối được các bộ phận. Kế hoạch phải chủ động quản lý được các hoạt động khác, phát hiện và thu ngắn các khoảng cách giữa các bộ phận, loại bỏ những công việc trùng lắp. Thông thường kế hoạch thể hiện dưới dạng lịch sản xuất chính (Master Production Schedule), theo đó, mọi bộ phận tự xác định và thi hành công việc của mình. Chìa khóa để kế hoạch thành công là thông tin, chìa khóa để kiểm soát kế hoạch cũng là thông tin. Theo Dinesh Garg [15]: việc xác lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng là sự nỗ lực nhằm đạt mục tiêu chính của “sản xuất và phân phối sản phẩm trong thương mai, bảo đảm đúng số lượng, đúng nơi, đúng thời điểm với chi phí là nhỏ nhất”. Như vậy, bản thân kế hoạch phải giải quyết nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau.  Có 3 dạng kế hoạch:  Kế hoạch chiến lược: được hoạch định bởi các nhà quản lý cấp cao về mục tiêu của công ty trong dài hạn, nó giúp định hướng các hoạt động của tổ chức  Kế hoạch chiến thuật: được hoạch định bởi các nhà quản lý cấp trung để triển khai kế hoạch chiến lược thành những hoạt động cho các bộ phận (trung hạn).  Kế hoạch tác nghiệp: là kế hoạch chi tiết được thiết lập và triển khai tại các bộ phận cho công tác vận hành, thường có tính chất ngắn hạn. Trong chuỗi cung ứng kế hoạch nối kết hoạt động của các thành viên riêng biệt, nên phải cân nhắc việc đánh đổi giữa các mục tiêu. Vì vậy, nó cần linh hoạt để
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng