Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo b...

Tài liệu Cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ

.DOC
14
94
85

Mô tả:

MỤC LỤC I.Mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài. 2.Mục tiêu nghiên cứu. 3.Phạm vi nghiên cứu. 4.Đối tượng nghiên cứu. II.Một số khái niệm khuyến nông, và quy định trong khuyến nông. 1.Một số khái niệm về khuyến nông. 2.Các nguyên tắc khi thực hiện mô hình. III.Thực Trạng . IV.Những Tồn Tại , Hạn Chế, Bất Cập. V. Giải Pháp và Đề Xuất. 1.Giải pháp. 2.Đề xuất. KẾT LUẬN ~1~ I.Mở đầu. 1.Tính cấp thiết của đề tài. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực ,thực phẩm cho con người tồn tại. Vì vậy, để nông nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng , nông nghiệp chính là nền tảng vững chắc để chúng ta phát triển các ngành khác. Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp là chính , với cơ cấu của ngành nông nghiệp chiếm 20,23% , khoảng 70% dân số sống ở nông thôn , 60% dân số làm nghề nông.Vì vậy , sản xuất nông nghiệp chiếm vị chí rất quan trọng cần được chú trọng quan tâm để phát trển kinh tế nhà nước . Trước tình hình đó được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hệ thống khuyến nông nhà nước Việt Nam chính thức được thành lập theo nghị định Ngày 01/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/NĐ-CP về Khuyến nông, Hệ thống khuyến nông chính thức được hình thành và phát triển .Khuyến nông là một quá trình , một hệ thống các hoạt động nhằm truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề cho nông dân đưa đến cho họ những hiểu biết ,để họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề gặp phải nhằm nâng cao hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, nâng cao dân chí cộng đồng nông thôn. Từ những điểm đó tỉnh đã nhận thấy ở Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi có diện tích đất nông nghiệp khá lớn (282.178 ha), trong đó diện tích đất đồi, rừng là 178,723ha. Đây là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ phát triển chăn nuôi trâu, bò. Để phát huy tiềm năng thế mạnh đó, từ nhiều năm nay tỉnh Phú Thọ đã có những chủ trương, chính sách thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng. Một trong những mô hình khuyến nông hiệu quả phát triển đàn trâu,bò là mô hinh: "cải tạo chất lượng đàn bò địa phương ~2~ bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ" đã được thực hiện ở xã xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê,tỉnh Phú Thọ. Để đánh tình hình thức hiện chính sách khuyến nông ở xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê,tỉnh Phú Thọ. Nên chúng em tìm hiểu về mô hình: "cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ" 2.Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu là điều tra thực trạng của hoạt động khuyến nông : Mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ. Tìm hiểu những tồn tại ,hạn chế ,bất cập khi thực hiện mô hình trên địa bàn tỉnh . 3.Phạm vi nghiên cứu. Trên địa bàn xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê,tỉnh Phú Thọ. 4.Đối tượng nghiên cứu. Mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ. ~3~ II.Một số khái niệm khuyến nông, và quy định trong khuyến nông. 1.Một số khái niệm về khuyến nông. Khuyến nông là một hệ thống các biện pháp giáo dục nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, xây dựng phát triển nông thôn mới. Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc đã đúc kết trên cơ sở hoạt động khuyến nông của Việt Nam ta có thể định nghĩa khuyến nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân , đồng thời giúp cho họ hiểu được các chủ trương , chính sách về nông nghệp, những kiến thực về kĩ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thôn tin về thị trường để họ đủ khả năng giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất , cải thiện đời sống , nâng cao dân trí, góp phần xây dựng phát triển nông thôn mới. Khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng là khái niệm chung để chỉ tất cả các hoạt động hỗ chợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến nông trong chăn nuôi: nhằm thông tin, giáo dục cho ngưòi dân nắm bắt được những kỹ thuật chăn nuôi mới, những quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm cho năng suất cao, những giống gia súc, gia cầm nuôi mau lớn, nắm được phương pháp phòng bệnh cho gia súc, gia cầm biết đầu tư đúng mực để cuối cùng chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.Các nguyên tắc khi thực hiện mô hình. - Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp của Nhà nước. - Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông dân trong hoạt động thực hiện mô hình. -Không áp đặt mệnh lệnh. -Không bao cấp. -Làm cùng dân,không làm thay cho dân. -Cần có nhịp cầu thông tin hai chiều. ~4~ ~5~ III.Thực Trạng . Huyện Cẩm Khê nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, là một trong 13 đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Với địa hình bán sơn địa, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, miền đất hiền hòa này được hình thành bởi hai vùng khá rõ rệt: vùng đồi núi và ven sông. Với tổng diện tích tự nhiên là 23.425ha, chiều dài của huyện là 45km, chiều rộng trung bình 4 km, Cẩm Khê tiếp giáp với huyện Thanh Ba về phía đông với danh giới là dòng sông Thao quanh năm nước đỏ phù sa; giáp huyện Yên Lập về phía Tây, ranh giới là dãy núi vòng cung thuộc dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc từ Tây Bắc xuống Đông Nam; phía Nam giáp huyện Tam Nông, ranh giới là dòng sông Bứa chảy từ Tây sang Đông đổ ra sông Thao; phía Bắc tiếp giáp với huyện Hạ Hòa, ranh giới là ngòi Giành - một chi lưu nhỏ của dòng sông Thao. Để phát huy tiềm năng thế mạnh đó, từ nhiều năm nay tỉnh Phú Thọ đã có những chủ trương, chính sách thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi của bà con nông dân vẫn theo thói quen truyền thống, chăn thả bầy đàn, tận dụng là chủ yếu nên chưa phát huy được hết tiềm năng thế mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2015, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ triển khai dự án "Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ" ở trên địa bàn xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê và xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn với quy mô 154 con, 60 hộ tham gia mô hình. Trước khi triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các Trạm Khuyến nông huyện, lãnh đạo và cán bộ khuyến nông của địa phương rà soát, lựa chọn địa điểm, chọn hộ tham gia mô hình để tiến hành nuôi vỗ béo. Đồng thời Trung tâm cũng tổ chức lớp tập huấn trang bị những kiến thức cơ bản cho bà con nông dân thực hiện mô hình như: Kỹ thuật làm chuồng nuôi; Phương pháp trồng và chế biến một số loại thức ăn nuôi bò; Kỹ thuật vỗ béo bò theo ~6~ từng giai đoạn; Kỹ thuật phòng và trị một số bệnh thường gặp ở bò; Quản lý đàn bò và cách tính hiệu quả kinh tế... Thông qua đó các hộ đã nắm được quy trình nuôi vỗ béo bò thịt, nâng cao nhận thức của người dân và lợi ích của việc nuôi bò vỗ béo. Vì vậy các hộ rất quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng xây dựng mô hình. Tham gia lớp tập huấn có 37 học viên là các hộ dân có tiềm năng về chăn nuôi trâu, bò thuộc xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê,tỉnh Phú Thọ. Lớp tập huấn đã cung cấp cho học viên những thông tin cơ bản về thực trạng và định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt ở nước ta. Đồng thời các giảng viên cũng đã trang bị những kiến thức cơ bản về chuẩn bị chuồng trại; công tác lựa chọn đối tượng bò vỗ béo; kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng; kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi; công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Đặc biệt, giảng viên đã hướng dẫn cho các học viên 5 công thức phối trộn thức ăn từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, nhằm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả vỗ béo bò thịt. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho sự thành công của mô hình. Sau khi đã được tẩy các loại ký sinh trùng, tháng 6 năm 2015 đàn bò trong mô hình bắt đầu được thực hiện nuôi theo quy trình vỗ béo với định mức hỗ trợ vật tư cho mỗi con bò là: thuốc tẩy nội, ngoại ký sinh trùng và 270 kg thức ăn hỗn hợp trong 3 tháng. Trong quá trình triển khai cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ thực hiện theo đúng quy trình nuôi vỗ béo đã hướng dẫn. Kết quả sau 3 tháng triển khai mô hình, bò tăng trọng bình quân từ 25 - 30 kg/con/tháng. Tính riêng từng đối tượng bò đưa vào vỗ béo cho thấy, với bò cái già, loại thải tăng trọng bình quân 28-32 kg/con/tháng; cao hơn so với bò đực trên 18 tháng tuổi (tăng trọng bình quân 23-28 kg/con/tháng). Như vậy, sau khi trừ chi phí dự tính sau 3 tháng vỗ béo, mỗi con bò cho lãi từ 2,5 - 3,5 triệu đồng; Nếu tính cả mô hình sẽ cho thu lãi từ 300 - 500 triệu đồng. ~7~ Ông Phan Trọng Uy, khu Đồn Điền xã Đồng Lương là một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: Trước đây ông vẫn nuôi bò vỗ béo nhưng chủ yếu chăn thả tự do và bổ sung thêm bột ngô, bột sắn nên bò chỉ tăng trọng được 10-15 kg/con/tháng. Từ khi được tham gia mô hình, thông qua lớp tập huấn của Trung tâm Khuyến nông ông đã nhận biết được sự cần thiết của việc tẩy giun sán cho bò trước khi đưa vào nuôi vỗ béo và nắm được quy trình nuôi vỗ béo bò để áp dụng. Gia đình ông nuôi 4 con bò vỗ béo, sau khi theo dõi trọng lượng bò hàng tháng, ông thấy trọng lượng bò tăng cao hơn hẳn bò ông nuôi theo phương pháp truyền thống. Thực hiện theo quy trình vỗ béo, mỗi tháng bò nhà ông tăng trọng từ 23-28 kg/con, có con tăng 33 kg/tháng. Với những kết quả bước đầu đã cho thấy, dự án "Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ" triển khai tại xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê,tỉnh Phú Thọ. không những đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tăng thu nhập mà còn giúp người dân, thay đổi nhận thức, tập quán chăn nuôi, dần hình thành vùng sản xuất chăn nuôi tập trung, mang tính hàng hóa. Dự án đã góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, xây dựng nông thôn mới. ~8~ IV.Những Tồn Tại , Hạn Chế, Bất Cập. -Nội dung phương pháp đào tạo ,tập huấn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng cao của người dân. -Trình độ học vấn và nhận thức của người dân trên địa bàn xã chưa đồng đều, nhận thức còn chưa cao. -Ngồn nhân lực còn thiếu và hạn chế về năng lực. -Hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhóm đối tượng nông dân khác nhau. Hoạt động khuyến nông mới tập trung vào xây dựng mô hình để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chưa có nhiều mô hình tổng hợp, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quản lý sản xuất, xúc tiến thị trường -Chính sách khung pháp lý chưa được cập nhật thường xuyên. -Công tác thông tin tuyên chuyền còn chậm đổi mới về chất lượng , và nội dung tính thời sự. - Hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông chưa phát triển và chưa có cơ chế chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích cán bộ khuyến nông tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ phù hợp và hiệu quả đáp ứng nhu cầu đa dạng của nông dân. -Hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động khuyến nông còn thiếu và hoạt động yếu. -Thiếu cơ chế cụ thể về cung cấp dịch vụ khuyến nông. - Liên kết giữa hệ thống khuyến nông Nhà nước và các tổ chức khuyến nông ngoài nhà nước chưa mạnh, sự phối hợp giữa hệ thống khuyến nông với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chưa chặt chẽ. ~9~ V. Giải Pháp và Đề Xuất. 1.Giải pháp. + Tăng cường sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của cấp tỉnh, chính quyền địa phương và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cán bộ khuyến nông ở xã nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác khuyến nông . + Xác định rõ vai trò và chức năng, nhiệm vụ ở các cấp khác nhau trong hệ thống khuyến nông là thực sự cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân cấp công tác khuyến nông ở địa phương. + Xây dựng được đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh xuống địa phương có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, có năng lực tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông. Đặc biệt cần đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở để họ toàn tâm, toàn ý với công việc và gắn bó với sự nghiệp khuyến nông. + Tùy theo nhóm đối tượng người dân và lĩnh vực sản xuất để tổ chức các hoạt động khuyến nông phù hợp và có hiệu quả. Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ dân trí của người dân để họ thực sự tham gia chủ động và hiệu quả vào công tác khuyến nông, bảo vệ quyền lợi người nông dân. Thường xuyên nắm bắt nhu cầu và nguyện vọng của người dân, có phương pháp tiếp cận phù hợp để xây dựng và triển khai có hiệu quả các hoạt động khuyến nông. + Quan tâm nhiều hơn đến phát triển nguồn nhân lực . ~ 10 ~ 2.Đề xuất. Một là tiếp tục kết hợp hài hòa giữa phương pháp tiếp cận khuyến nông xuất phát từ nhu cầu của nông dân với phương pháp tiếp cận theo chương trình, dự án khuyến nông trọng điểm. Hai là tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông. Nội dung hoạt động khuyến nông cần cụ thể, thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ tiến bộ, các kinh nghiệm, điển hình tiên tiến, bám sát nhu cầu của nông dân và thực tiễn sản xuất ở địa phương, từng thời gian, cần tránh cả hai khuynh hướng không tốt là: bảo thủ, ngại tiếp cận chuyển giao công nghệ mới hoặc nóng vội chủ quan trong chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới dẫn đến gây thiệt hại cho nông dân. Bên cạnh công tác phổ biến, chuyển giao khoa học, công nghệ, hoạt động khuyến nông cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý nông trại, kiến thức kinh doanh, cung cấp thông tin, tăng cường kết nối các đối tác trong chuỗi giá trị hàng hóa nông sản để giúp nông dân chủ động tham gia vào thị trường công nghệ, vật tư và nông sản để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh Đa dạng hóa các phương pháp và phương tiện khuyến nông, đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số vào hoạt động tuyên truyền, đào tạo khuyến nông để tăng khả năng tiếp cập của nông dân với các kênh thông tin khuyến nông. Tiếp tục mở rộng các mô hình hoạt động dịch vụ, tư vấn khuyến nông trực tiếp tại các diễn dàn, các câu lạc bộ khuyến nông hoặc trên các phương tiện truyền thông, điên thoại, internet...để đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của nông dân. Ba là tiếp tục đề xuất bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách,mô hình khuyến nông cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của sản xuất nông nghiệp (đặc biệt chăn nuôi )và nhu cầu của nông dân ở địa phương. Bốn là tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông địa phương. Mặc dù đã có những tổ khuyến nông nhưng chất lượng hoạt động, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ khuyến nông còn nhiều hạn chế. Điều kiện làm việc vất vả nhưng chế độ đãi ngộ thấp nên khó động viên và thu hút cán bộ giỏi tham gia hoạt động khuyến nông. ~ 11 ~ Trong những năm tới ở địa phương, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng cho đội ngũ cán bộ khuyến nông là yếu tố có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông. Trong đào tạo, bối dưỡng cần coi trọng cả bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông, ứng dụng các phương pháp khuyến nông tiên tiến để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ khuyến nông. ~ 12 ~ KẾT LUẬN Việc thực hiện mô hình : "cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ" còn gặp nhiều khó khăn và chưa được sâu rộng nhưng nhìn chung việc thực hiện mô hình này trên địa bàn xã xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê,tỉnh Phú Thọ.Đã đạt được nhiều kết quả và đã tăng thu nhập cho những hộ chăn nuôi trâu ,bò ỏ trên địa bàn thực hiện.Từ điều đó đã mở hướng mới phát trển tiềm năng trên địa bàn một cách hiệu quả, để cho người dân địa phương phát triển nền kinh tế cải thiện đời sống thông qua chăn nuôi trâu ,bò . Những để đạt được hiệu quả tối ưu,và người dân có thể tiếp cận được và tham gia được các công nghệ mới và quy trình chăn nuôi hiệu quả thì cán bộ khuyến nông,chính quyền địa phương phải tuyên chuyền nâng cao nhận thức người dân làm cho người dân và khuyến nông là người bạn gần gũi, tin cậy của nhà nông, đồng hành với nông dân trong sản xuất và đời sống. Thì khi đó Khuyến nông giúp nông dân nâng cao trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật và kỹ năng tổ chức, quản lý sản xuất để tăng thu nhập, tạo cuộc sống tinh thần và vật chất ngày càng tốt hơn. ~ 13 ~ Tài liệu tham khảo. 1. http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/du-lieu-khuyen-nong/du-ankhuyen-nong-tw/hoat-dong-du-an/phu-tho-hieu-qua-du-an-xay-dungmo-hinh-cai-tao-chat-luong-dan-bo-dia-phuong-bang-ky-thuat-thutinh-nhan-tao-va-vo-beo-bo-thit-trong-nong-ho_t114c24n12812 2. http://www.khuyennongvn.gov.vn/du-lieu-khuyen-nong/du-an-khuyennong-tw/hoat-dong-du-an_t113c24 3. http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-kinh-te-khuyen-nong-tai-vietnam-21910/ 4. Báo cáo Tổng kết 20 năm hoạt động Khuyến nông Việt Nam ~ 14 ~
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng