Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải cách thể chế kinh tế trung quốc...

Tài liệu Cải cách thể chế kinh tế trung quốc

.DOCX
21
22
55

Mô tả:

Cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc 1.1 Cải cách chế độ sở hữu Chế độ sở hữu là gì ? Chế độ sở hữu là Chế độ pháp lý gồm tổng thể các quy phạm pháp Luật hiến pháp quy định hình thức sở hữu đối với của cải vật chất mà trước hết là các tư liệu sản xuất, các tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng và các tài sản khác. Chế độ sở hữu xuất hiện từ khi xuất hiện nhà nước và pháp luật. Trung quốc đã khẳng định ngay từ khi bước đầu vào cải cách, Trung Quốc khẳng định cải cách chế độ sở hữu là vấn đề không thể né tránh MỤC ĐÍCH : nhằm giải phóng và phát triển sức sản xuất. Tư tưởng của cải cách là đa dạng hóa các hình thức sở hữu, trong đó công hữu có vài trò chủ thể (chế độ công hữu là trong đó tư liệu sản xuất thuộc về xã hội hoặc thuộc về tập thể, phân biệt chế đô tư hữu). Tiêu chí : Hình thức sở hữu nào có lợi cho phát triển của sức sản xuất, sức mạnh tổng hợp của đất nước, và cho việc nâng cao mức sống của người dân đều được xem là nhân tố tích cực và được khuyến khích phát triển tối đa ( công hữu- tư liệu xản xuất thuộc xã hội và tập thể dưới sự quản lí của nhà nước và phi công hữu- tư liệu sản xuất thuộc ngoài nhà nước đều là nhân tố tích cực). Hội nghị Trung ương 3 khóa XII đã thông qua Nghị quyết của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (10/1984) về cải cách thể chế kinh tế. Nghị quyết chỉ rõ: NỀN TẢNG : “Nền kinh tế XHCN là nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu. Phát triển đầy đủ kinh tế hàng hóa là giai đoạn không thể bỏ qua của sự phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện tất yếu để thực hiện hiện đại hóa Trung Quốc” và trải qua các HNTW 3 thì nghị quyết ấy hầu như không thay đổi. - Nên kinh tế TQ chia thành: + Kinh tế công hữu: (1) kinh tế quốc hữu ( sở hữu nhà nước) (2) Kinh tế tập thể + kinh tế phi công hữu: ( nền kinh tế ngoài nhà nước ) (1) Kinh tế có vốn bên ngoài (Hồng kong, Ma Cao, Đài Loan) (2) Kinh tế tư doanh (3) Kinh tế cá thể + Ngoài ra, TQ cũng phát triển kinh tế hỗn hợp, có sự đan xen giữa các hình thức sở hữu - Vì là một nước XHCN, nên TQ duy trì chế độ công hữu làm chủ thể (lấy tư liệu sản xuất chủ yếu thuốc về xã hội và tập thể) và nó được thể hiện : + Tài sản công hữu chiếm ưu thế trong tài sản xã hội ( tài sản thuốc về xã hội và tập thể sẽ chiếm ưu thế) + Kinh tế quốc hữu phải khống chế mạch máu của nền kinh tế quốc dân (kinh tế nhà nước đóng chiếm ưu thế trong sự phát triển nền kinh tế tổng thể) + Kinh tế quốc hữu đóng vai trò chủ đạo đối với phát triển kinh tế ( nền kinh tế nhà nước là chủ đạo, nồng cốt, quyết định việc phát triển kinh tê của đất nước) + Bên cạnh đó, TQ coi trọng vị thế của kinh tế phi công hữu. Nhà nước có nhiều chính sách đối xử bình đẳng với tất cả các loại hình doanh nghiệp ( không phân biệt nhà nước hay tư nhân), không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành luật bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, kiện toàn các chính sách vĩ mô ( cung tiền, chính sách tài khóa, thuong mại,..) tạo môi trường canh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước cũng khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp vừ và nhỏ phát triển. 1.2 Xây dựng đồng bộ khung thể chế kinh tế thị trường XHCN (mang màu sắc Trung Quốc) Theo tiến trình cải cách, Nhà nước TQ dần rút lui khỏi sự can thiệp trực tiếp vào thị trường cũng như hoạt động của doanh nghiệp, tăng sự điều tiết của thị trường, thay vào đó, nhà nước ban hành các đạo luật và đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các cơ chế thị trường và cũng như khuyến khích sáng tạo, đổi mới, phân phối có hiệu quả nguồn lực. Kể từ năm 1978 chính quyền Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. - Đổi mới công tác kế hoạch hóa: Kinh tế Kế hoạch hóa-> Kinh tế kế hoạch hóa tập trung -> kinh tế kế hoạch làm chính, lấy điều tiết thị trường làm bổ trợ-> nền kinh tế XHCN + Kế hoạch hóa: bao gồm toàn bộ hành vi can thiệp có chủ định của Nhà nước vào nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đề ra. + Kinh tế kế hoạch hóa là một nền kinh tế trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Trong một nền kinh tế như vậy, các nhà làm kế hoạch quyết định loại và khối lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất, các xí nghiệp thực thi việc sản xuất này. + Kinh tế thị trường định hướng XHCN là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch tập trung bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường mà ở đó kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo + Từ năm 1945- 1977, Trung Quốc duy trì và quản lý kinh tế theo mô hình quản lý thống nhất tập trung cao độ mà Liên Xô đã áp dụng trước đó - thể chế kinh tế kế hoạch. Đặc trưng của mô hình này là nhà nước thống nhất quản lý; chỉ huy điều tiết mọi hoạt động kinh tế thuộc mọi lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu thụ; đưa nền kinh tế vào quỹ đạo kế hoạch pháp lệnh của nhà nước. Trong giai đoạn đầu sau thế chiến hai 1945 mô hình này đã giúp cho Trung Quốc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tuy nhiên sau một thời gian thực hiện, thể chế kinh tế kế hoạch bắt đầu bộc lộ những yếu kém. Do nhà nước tập trung quá nhiều quyền lực, quản lý xí nghiệp quá chặt, không phân biệt rõ chức năng chính quyền và xí nghiệp… nên làm mất đi sức sống của kinh tế XHCN, hiệu quả kinh tế rất thấp. Do đó đổi mới mô hình thể chế chế kinh tế mới là vấn đề cần thiết. + Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (12-1978) quyết định tiến hành cải cách và mở cửa. Trung Quốc phát triển đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN của Trung Quốc gắn liền với việc từng bước đoạn tuyệt với nền kinh tế KHH tập trung. - Giai đoạn một (1978-1984): “lấy kinh tế kế hoạch làm chính, lấy điều tiết thị trường làm bổ trợ”. Đây là bước chuyển mang tính đột phá. - Giai đoạn hai (1984-1993): “nền kinh tế XHCN là nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu”. => Một nền kinh tế hỗn hợp giữa kế hoạch và thị trường trong đó khu vực nhà nước và tư nhân cùng tồn tại song song chứa đựng nhiều mặt trái của nền kinh tế kế hoạch như quan liêu,quyền sở hữu tư nhân chưa được tôn trọng và các mặt trái củachủ nghĩa tư bản như thu nhập bất thường, phân hóa giàu nghèo, lạm phát tăng cao. Những căng thẳng kinh tế cùng những tác động xấu về mặt chính trị khiến BắcKinh quay về đường lối cũ, tái thắt chặt kiểm soát của Trung ương trong những khoảng thời gian nhất định - Giai đoạn ba (1993-2003): xây dựng “thể chế kinh tế thị trường XHCN”, thực chất là làm cho thị trường có vai trò cơ sở đối với phân phối tài nguyên, dưới sự kiểm soát vĩ mô của nhà nước; hình thành thể chế xí nghiệp hiện đại phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường, tách chính quyền khỏi xí nghiệp. - Giai đoạn bốn (từ HNTW 3 khoá XVI, 2003): khẳng định “nền kinh tế thị trường XHCN”. Đi liền với sự khẳng định này là việc xác định khung thể chế cơ bản của nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc - Cải cách thể chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại hình thị trường: + Thị trường hàng hóa: cải cách chế độ bán buôn, bán lẻ trong thương mại, cho phép kinh tế phi quốc hữu được tham gia buôn bán, lập ra các chợ bán buôn và các trung tâm thương mại, hình thành dần thị trường hoàng hóa, nối liền thành thị và nông thôn. + Thị trường vốn: được hình thành và phát triển thông qua việc thiết lập thị trường tín dụng, đẩy mạnh hoạt động của thị trường cổ phiếu và trái phiếu. + Thị trường lao động: hình thành thông qua việc nới lỏng những hạn chế đối với việc di cư từ nông thôn ra thành thị, tạo tính linh hoạt cao hơn cho lao độngt hành thị và mở ra các cơ sở giới thiệu việc làm. + Thị trường khoa học, công nghệ: Nhà nước khuyến khích hội chợ thương mại hàng công nghệ, giảm bớt hàng rào nhập khẩu công nghệ, nới lỏng quy định đối với hợp đồng chuyển nhượng bằng sáng chế công nghệ,… VD: TQ ứng phó thành công với khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (năm 1997) và đặc biệt là chủ động mở cửa, đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc khi gia nhập WTO. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tổng lượng GDP lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ(2). Mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997 2008 bình quân đạt trên 8%/năm. - Cải cách giá cả: + Năm 1979, Trung Quốc xác định mục tiêu của cải cách giá cả là xây dựng thể chế giá cả của thị trường được tiến hành theo ba bước: điều chỉnh, nới lỏng từng bước, và gắn với thị trường. Năm 1984, Nhà nước bắt đầu thực hiện “chế độ hai giá” đối với tư liệu sản xuất, nhưng đến năm 1990 chuyển sang chế độ một giá. + Giá cả hàng hóa nhập khẩu cũng được thả nổi, giá hàng xuất khẩu được thị trường quyết định, còn hàng nhập khẩu thì 95% theo giá thị trường và 5% do nhà nước định giá và phần chênh lệch được nhà nước bù. - Thay đổi sự can thiệp của Chính Phủ vào hoạt động các doanh nghiệp: + Trong giai đoạn đầu của cải cách (1978-1993) nền kinh tế Trung Quốc tuy có thay đổi nhưng vẫn còn nền kinh tế XHCN hàng hóa kế hoạch và pháp lý còn yếu kém nên Nhà nước vẫn còn can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp. + Từ 1993 đến nay Trung Quốc bước vào xây dựng “thể chế kinh tế thị trường XHCN”, Nhà nước dần rút lui và không còn can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp tự hoạt động và để thị trường tự điều tiết thông qua các hình thức tư nhân hóa, công ty hóa, chứng khoán hóa, còn Nhà nước sẽ quản lý chung và sẽ can thiệp, hỗ trợ khi cần thiết. 1.3 Cải cách thể chế kinh tế ở nông thôn: * Giai đoạn 1 (1978 - 1992) Giai đoạn này Trung Quốc đã có nhiều cải cách lớn tạo ra bước đô ̣t phá cho nền kinh tế nông thôn Trung Quốc, trong đó có 3 nô ̣i dung lớn cần phải đề câ ̣p đến: - Khoán sản lượng đến hô ̣ gia đinh Trước khi thực hiê ̣n cải cách thì TQ áp dụng chế đô ̣ phân phối bình quân ở nông thôn theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tâ ̣p trung. Sau đó cải cách thành chế đô ̣ “khoán sản lượng đến hô ̣ gia đình”: tức là tùy theo số người lao đô ̣ng, tư liê ̣u sản xuất của từng hô ̣ gia đình mới quyết định số lượng nông sản cần nô ̣p. Điều này đã nâng cao được ý thức trách nhiê ̣m của người nông dân, chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Chế đô ̣ này được bắt đầu từ các vùng núi hẻo lánh sau đó mới dần dần lan rô ̣ng ra các vùng nông và các vùng đồng bằng ven biển , từ các đô ̣i công xã nghèo khó đến các các đơn vị giàu có Kết quả đem lại cực kì khả quan, sự giải phóng năng lực sản xuất cho hàng trăm hô ̣ nông dân đã mang đến bước tiến lớn cho nền kinh tế TQ và đảm bảo về mă ̣t thể chế cho sự phát triển ổn định của nông nghiê ̣p TQ trong nhiều thâ ̣p kỉ qua - Xóa bo chế đô ̣ công xã nhân dân Công xã nhân dân: là cấp bậc cao nhất trong ba cấp bậc hành chánh ở nông thôn trong thời kỳ từ năm 1958 đến năm 1985. Công xã, đơn vị tập thể hóa lớn nhất, được chia thành những đội và đoàn sản xuất. Các công xã có các chức năng kinh tế, chính trị và chính quyền. Mỗi công xã là một tập hợp các nông trại tập thể hóa nhỏ hơn tổng cộng có chừng 4.000-5.000 hộ gia đình, và các công xã lớn hơn có thể có đến 20.000 hộ gia đình. Trong công xã, tất cả các tư liê ̣u sản xuất, nhà bếp, tiền bạc đếu của chung; các hoạt đô ̣ng sản xuất sinh hoạt đều tâ ̣p trung không được hoạt đô ̣ng theo hô ̣ gia đình Khi Trung Quốc áp dụng chế đô ̣ “Khoán sản lượng đến hô ̣ gia đình” chế đô ̣ Công xã nhân dân tại thời điểm này không còn phù hợp nữa vâ ̣y nên vào đầu những năm 1980, công xã nhân dân tự tan rã dần và thay vào đó là hê ̣ thống chính quyền nông thôn mới. Chính quyền mới đă ̣c biê ̣t chú trọng đến các khâu dịch vụ trước, trong và sau sản xuất, lâ ̣p ra các mạng lưới phục vụ nông nghiê ̣p hóa nông thôn với chủ thể là các hợp tác xã cung cấp cho nông dân các dịch vụ tổng hợp vê thông tin, vâ ̣t tư, kỹ thuâ ̣t, chế biến,... - Cải cách thể chế lưu thông nông sản Trước khi tiến hành cải cách, Trung Quốc áp dụng cơ chế Nhà nước thu mua tâ ̣p trung. Trong thời kì nền kinh tế còn tăng trưởng theo chiều rô ̣ng cơ chế này đem lại rất nhiều ưu điểm: ổn định giá cả tuy nhiên nó cũng đem lại rất nhiều nhược điểm: triê ̣t tiêu đô ̣ng lực kinh tế đối với người lao đô ̣ng, không kích thích tính năng đô ̣ng sáng tạo của các đơn vị kinh doanh. Vâ ̣y nên Trung Quốc đã chuyển sang áp dụng cơ chế thu mua theo hợp đồng và thu mua theo thị trường cho phép người lao đô ̣ng có thể đem sản phẩm của mình ra trao đổi mua bán với nhau. Điều này cũng tác đô ̣ng đến cải cách giá cả vào đầu những năm 1990, giá cả của phần lớn các loại nông sản đã được thị trường quyết định có sự của điều tiết của Nhà nước Bên cạnh đó, sự xuất hiê ̣n của các xí nghiê ̣p hương trấn và phát triển mạnh mẽ vào những năm 1980 cũng là mô ̣t điểm sáng của kinh tế nông thôn Trung Quốc. Nhà nước Trung Quốc rất ủng hô ̣ các mô hình doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ này ở nông thôn, Chính phủ đã đưa ra mô ̣t loạt các chính sách để khuyến khích phát triển mô hinh này: miễn giảm thuế, điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tê ̣,... Sự phát triển của loại hình doanh nghiê ̣p này lại thúc đẩy những thay đổi thể chế tiếp theo: những quy định về sự dịch chuyển vốn, lao đô ̣ng và công nghê ̣ ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách thành thị và nông thôn... 1.4 Cải cách doanh nghiêp̣ Nhà nước: * Giai đoạn 1: Trước khi thực hiê ̣n cải cách, TQ là nền kinh tế kế hoạch hóa tâ ̣p trung nên Nhà nước kiểm soát mọi yếu tố sản xuất và phân phối thu nhâ ̣p. Sau đó, Trung Quốc đã chuyển sang thực hiê ̣n chế đô ̣ quỹ và vốn với DNNN, mở rô ̣ng quyền tự chủ quản lý kinh doanh của DNNN điều này đem lại lợi thế về lợi nhuâ ̣n cho các doanh nghiê ̣p, tăng sự tự chủ của doanh nghiê ̣p,quy định tỷ lê ̣ trích lợi từ lợi nhuâ ̣n để lại cho DNNN Từ năm 1981, bắt đầu thực hiê ̣n chế đô ̣ khoán lợi nhuâ ̣n đối với DNNN. Trên cơ sở mức sản xuất trước đây, doanh nghiê ̣p phải nô ̣p cho Chính phủ mô ̣t mức lợi nhuâ ̣n quy định . Hai năm tiếp đó thay đổi từ việc trích lợi nhuận của DNNN sang thu thuế thu nhập hoặc thuế lợi nhuận .Tuy nhiên, biện pháp cải cách này cũng nảy sinh một số vấn đề bất hợp lý như: tỷ lệ phân chia lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên thì tỷ trọng thu nhập tài chính của nhà nước trong toàn bộ thu nhập quốc dân bị giảm xuống. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, nhà nước sẽ bị thất thu thuế, nhà nước sẽ không đủ vốn để xây dựng các dự án trọng điểm và phát triển kết cấu hạ tầng. Đến năm 198,, thực hiê ̣n khoán trách nhiê ̣m kinh doanh với nhiều hình thức kinh doanh. Phổ biên nhất là khoán nô ̣p lợi nhuâ ̣n cho nhà nước. Điều nay giúp cho các DNNN có điều kiê ̣n hoàn thành cải thiê ̣n kỹ thuâ ̣t, thực hiê ̣n gắn tổng mức tiền lương với lợi nhuâ ̣n thực hiê ̣n. Quan hê ̣ phân phối giữa Nhà nước và doanh nghiê ̣p được thực hiê ̣n theo nguyên tắc “Cố định mức khoán, đảm bảo nô ̣p lên trên, vượt mức được để lại, thiếu phải bù”.Tuy nhiên, chế độ nhận khoán kinh doanh kéo theo một số vấn đề phức tạp mới như sự phân phối thiên về dành cho doanh nghiệp và cá nhân, tỷ lệ thu nhập tài chính của nhà nước suy giảm mạnh, các doanh nghiệp chỉ coi trọng sản xuất, xem nhẹ đầu tư và không chú ý bảo dưỡng trang thiết bị. Năm 1991, Trung Quốc ban hành “Biê ̣n pháp 20 điều tăng cường sức sống cho dnnn” nhắm thúc đẩy cơ chế kinh doanh của DNNN. Mô ̣t năm sau đó, ban hành “Điều lê ̣ tạm thời chuyển đổi cơ chế kinh doanh của dn công nghiê ̣p thuô ̣c sở hữu toàn dân” . Điều này giúp DNNN được hưởng 14 quyền kinh doanh: quyền quyết sách sx, quyền mua sắm vâ ̣t tư, quyền quản lí nhân sự,... * Giai đoạn 2: Năm 1993, tại hô ̣i nghị TW 3 khóa XIV đề ra mục tiêu mới về DNNN: Xây dựng “Thể chế doanh nghiê ̣p hiê ̣n đại hóa” trong đó yc dn phải có “Quyền ts rõ ràng, quyền lợi và trách nhiê ̣m phân minh, chính quyền và doanh nghiê ̣p tách riêng, phải quản lý khoa học”. Theo đó, DNNN được thực hiê ̣n chế đô ̣ pháp nhân, được hoạt đô ̣ng như các công ty trách nhiê ̣m hữu hạn hoă ̣c công ty cổ phần. Điều này đã tạo tiền đề thúc đẩy các DNNN phát triển hơn nữa. Năm 199,, kế hoạch 5 năm lần 9 đã đưa ra các biê ̣n pháp cải cách mới: chính sách tâ ̣p trung vốn, thí điểm chính sách sáp nhâ ̣p, phá sản,... đối với các doanh nghiê ̣p nhỏ cho phép tùy tình hình cụ thể để thực hiê ̣n hình thức cải tạo thích hợp. Tại Đại hô ̣i XV và Hô ̣i nghị TW 4 đã đi sâu giải quyết mô ̣t số vấn đề quan trọng nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, trong đó: - Vai trò của kinh tế Nhà nước không chỉ được thực hiê ̣n qua doanh nghiê ̣p 100% vốn Nhà nước mà còn phát triển mạnh chế đô ̣ cổ phần - Kinh tế Nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân chiếm vị trí chi phối, điều khiển dẫn dắt và thúc đẩy sự phát triến của nền kinh tế - Kinh tế nhà nước cần duy trì số lượng cần thiết, cần phân bố tối ưu và nâng cao chất lượng Bên cạnh đó Nhà nước cũng chú trọng quan tâm đến các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ. Theo đó các doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ được phát triển theo hướng đă ̣c biê ̣t, ngày càng xích gần hoă ̣c phát triển theo hướng doanh nghiê ̣p lớn , xây dựng theo chế đô ̣ công ty hiê ̣n đại,... Phân loại doanh nghiê ̣p để chỉ đạo cải tổ có tính chiến lược DNNN bao gồm 4 loại chính: 1. DNNN để Nhà nước đô ̣c quyền kinh doanh: vừa phải cố gắng thích ứng với cơ chế thị trường, vừa cần có sự hỗ trợ từ nhà nước để phát huy tối đa năng lực của doanh nghiê ̣p 2. DNNN có thực lực trong cạnh tranh: cần thu hút đầu tư va đẩy mạnh phát triển 3. các DNNN sản phẩm có thị trg nhưng còn gă ̣p nhiều khó khăn, cần hợp nhất, liên kết để sắp xếp tài sản, điêu chỉnh cơ cấu, tăng tài sản 4. các DNNN sản phẩm không có thị trường: thua lỗ, không có triển vọng lãi, lãng phí tài nguyên, kỹ thuâ ̣t lạc hâ ̣u,... cần phải đóng cửa. * Giai đoạn 1998 – 2002: Giai đoạn Trung Quốc tiến hành giải thể quản lý nhà nước trên qui mô rộng lớn: + Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 tuy không ảnh hưởng lớn, nhưng cũng ít nhiều có ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với giảm nhu cầu thanh khoản, dẫn tới hàng hóa sản xuất bị tồn đọng lớn Năm 1998, qui mô thua lỗ và nợ nần tăng lên đáng kể, công nhân bị sa thải hàng loạt. Ủy ban Quản lý tài sản nhà nước đã giải tán và chuyển quyền cho một loạt các tổ chức thuộc thành phần Bộ Tài chính, Tổng cục quản lý tài sản nhà nước, Cục đánh giá tài sản nhà nước, Vụ công tác tài sản nhà nước…. Cục tài sản nhà nước được phân theo nhiều ngành khác nhau. Chỉ có các doanh nghiệp nhà nước lớn thuộc quyền của các cơ quan cấp cao mới tiếp tục được nhà nước quản lý tình trạng tài sản nhà nước của doanh nghiệp mình, còn những xí nghiệp vừa và nhỏ đã được chuyển dần sang cho thuê, khoán, hoạt động kinh doanh theo hình thức cổ phần, bị bán hay sáp nhập với những đơn vị khác. Thực tế quyền sở hữu tiếp tục bị phân nhỏ, còn các cổ tức, nhà nước thì không được nhận tuần hoàn tài chính của chính mình. Mắt xích khu vực của hệ thống quản lý tài sản nhà nước bị phá bỏ hoàn toàn, chỉ một vài khu vực có được khả năng này do tham gia thực nghiệm quá trình thực hiện hiện hàng loạt thí điểm như ở Thượng Hải, Thâm Quyến, Hạ Môn, Quảng Châu * Giai đoạn 2003 – 2016: giai đoạn đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, thực thi cải cách quản lý tài sản nhà nước: Hội nghị Trung ương 3 khóa XVI (2003) thông qua nghị quyết: “ Về một số vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN” đã nêu rõ: “Xí nghiệp cổ phần là một trong những hình thức sở hữu xã hội chủ yếu đối với phương tiện sản xuất”. Trung Quốc đẩy mạnh cổ phần hóa, cho phép sáp nhập, phá sản các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Bởi vậy, số doanh nghiệp nhà nước đã có xu hướng giảm dần, đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh. Về vấn đề “cải cách quản lý tài sản nhà nước”, Trung Quốc đã thực hiện dựa trên nguyên tắc: “3 kết hợp: quản lý tài sản, quản lý con người, quản lý công việc. Và dựa vào “3 thống nhất”: về quyền lợi, về nghĩa vụ, về trách nhiệm. Đồng thời tiến hành “3 tách bạch”: chính phủ với các doanh nghiệp, chính phủ với tài sản, chính phủ với công việc hành chính. 1.5 Cải các thể chế tài chính Giai đoạn 1 ( 1978-1993) Giai đoan 2 ( 1993 đến nay ) Phạm vi ngân Chính phủ bảo đảm các khoản chi toàn quốc như an ninh quốc sách gia , ngoại giao , kinh phí các cơ quan trung ương và các lĩnh vực sự nghiệp ( bảo hiểm y tế , giáo dục, văn hóa ); tại địa phương chi ngân sách cho xây dựng địa phương, cho bảo hiểm,… Phân cấp thu các loại thuế Phân 3 loại: + Thuế trung ương gồm : Tập trung vào Hệ thống thuế thương mại( liên quan đến xuất nhập khẩu ) và thuế công nghiệp ( liên quan đến sản xuất ) - Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó: - Thuế giá trị gia tăng ( + Thuế VAT đánh vào hàng hóa bán buôn , bán lẻ , xuất nhập khẩu VAT) và dịch vụ lao động - Thuế nhập khẩu + Thuế địa phương gồm: - Thuế doanh thu - Thuế lợi tức địa phương + Thuế trung ương và địa phương cùng hưởng +Thuế thu nhập của DNNN, DN tập thể và DN tư nhân được THỐNG NHẤT một loại thuế. Tuy nhiên DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn dùng luật thuế năm 1991 + Thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho người TQ, nước ngoài, thuế sản xuất và kinh doanh áp dụng với DN cá thể và tư => 1 loại thuế thu nhập cá nhân MỚI Ngoài ra , các loại thuế khác cũng được cải cách - Phạm vi và Thuế xuất thuế tài nguyên được chỉnh - Áp dụng thuế VAT vào đất đai => CÁC LOẠI THUẾ TRÙNG BỊ XÓA BỎ HOẶC KẾT HỢP… Cải cách cơ quan Trước Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 tài chính và thuế vụ Chỉ làm việc như ( nhắc đến tài chính một thủy quỹ của là nhắc đến Tiền chính phủ Điều tiết thu nhập Thực hiện chính sách lớn liên quan đến xã hội ( như điều tiết thị trường bằng các chính sách như tài khóa,… Phân bỏ và sử dụng nguồn vốn ngân sách theo nhu cầu cơ chế thị trường VD: thông qua trái phiếu , bộ tài chính với đại diện là Ngân hàng Trung ương và ngân hàng thương mại ( đại diện doanh nghiệp và người dân ) có chế độ cung – cầu tiền để cân bằng thị trường Làm đúng phần việc trong quy định theo đúg pháp luật , đảm bảo công bằng Tổng cục thuế được Phân công rõ ràng nâng thành cơ quan nhiệm vụ Tổng cục ngang bộ TUY thuế ( thu thuế )và NHIÊN hoạt đông bộ tài chính ( xây lại gắn với bộ tài dựng chinh sách chính thuế ) 1.6 Cải cách thể chế tiền tệ Có ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại . liên hệ thông qua trái phiếu  Mua trái phiếu là cung tiền Ngân hàng trung ương  Ngân hàng thương mại ( gắn với doanh nghiệp không hoặc ít có sở hữu nhà nước và người dân ) (bộ tài chính ) <= bán trái phiếu là thu tiền Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Trước 1983 , Ngân hàng Thành lập 3 ngân hàng chính sách nhân dân TQ độc quyền . (NH phát triển ,NH phát triển nông Tuy nhiên , sau 1983 độc nghiệp và NH xuất nhập khẩu ) để quyền giảm dần và chuyển điều hành vốn vay do NHà nước sang hoạt động như môt chỉ đạo , khởi xướng ngân hàng trung ương - Xác đinh rõ quyền lợi và Chuyên môn hóa các ngân nghĩa vụ của NH trung ương hàng nhưng chưa sâu ( là điều tiết thị trường , kích sản xuất khi DN cần thuê vốn sản xuất ) và NH thương mai ( trực tiếp cho các DN vay : có quyền tư chủ) Đưa ra biện pháp quản lý tiền tệ như chính sách Lãi xuất tích cực hơn , đấu giá kho bạc , thị trường liên ngân hàng thống nhất và có quan hệ đối tác & hỗ trợ nhau và các hoạt động thị trường mở Tách biệt mỗi liên hệ SƠ HỮU ngân hàng và tổ chức tài chính phi gân hàng Thắt chặt quản lý chứng khoán  Cải cách tiền tệ đã đổi mới nhiều và đón vai trò quan trọng trong công cụ điều tiết thị trường của nhà nước 1.7 Cải cách thể chế thương mại Cải cách thể chế thương mại là nội dung đặc biệt quan trọng trong chiến lược cải cách kinh tế Trung Quốc Các giai đoạn mà Trung Quốc đã trải qua trong quá trình cải cách thể chế thương mại 1. Giai đoạn 1979-1984 Đảng Cộng sản Trung Quốc với phương châm “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị”, chuyển trọng tâm công tác từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” nhằm mục tiêu xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. - Tự chủ doanh nghiệp: Lúc này, quyền hoạt động ngoại thương dần được chuyển từ trung ương cho các tỉnh, thành phố tự trị. Các ngành sản xuất và các doanh nghiệp bắt đầu tự chủ kinh doanh - Tiến hành mở cửa: Trong thời kì đầu cải cách , Đặng Tiểu Bình tập trung dùng tiền CNTB để xây dựng Trung Quốc. Kêu gọi đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ. Nhưng mọi việc không thuận lợi, những nhà đầu tư nhanh chóng phát hiện ra rằng, một nước Trung Quốc với môi trường chính sách lao động không rõ ràng, thiết bị và cơ sở hạ tầng vô cùng lạc hậu, vì thế không phải là một nước lí tưởng cho việc đầu tư. Ngay khi nhận ra kế hoạch này không thể thực hiện được, Đặng Tiểu Bình lập tức thay đổi chiến lược, ông bắt đầu tập trung vào cải tạo mấy chục ngàn xí nghiệp nhà nước, tập trung xây dựng đặc khu ở những nơi có vị trí heo hút, thực lực kinh tế thấp kém tại miền Nam, cụ thể là Thâm Quyến, để từ đó thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài. Dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Đặng Tiểu Bình lúc bấy giờ, các kết quả của quá trình cải cách được kiểm tra ngặt nghẽ và được điều chỉnh chính sách cho phù hợp, sửa chữa những khuyết điểm của thể chế kinh tế kế hoạch 2. Giai đoạn 1985-1986 Theo đà thí điểm của những năm trước, lúc này Trung Quốc vẫn tiếp tục tách các chức năng của chính phủ khỏi các doanh nghiệp. Đây là giai đoạn Trung Quốc cải cách nhằm tăng cường sức sống cho các doanh nghiệp nhà nước, giao quyền và tách quyền sở hữu khỏi quyền kinh doanh. Nhà nước công bố 5 văn kiện: - “Mở rộng quyền tự chủ quản lí kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh” - “thực hiện giữ tỉ lệ lợi nhuận” - “thu thuế trên tài sản cố định” - “Nâng cao phương pháp sử dụng khấu hao và thay đổi chi phí khấu hao” - “thực hiện mở rộng tín dụng” Về đặc khu kinh tế: Việc xây dựng các đặc khu kinh tế (SEZs) ở Trung Quốc tương đối thành công. SEZs đã phát huy được vai trò “cửa sổ” và “cầu nối” có ảnh hưởng tích cực đối với trong và ngoài nước. SEZs của Trung Quốc đã đạt được thành công bước đầu trong sự kết hợp giữa kế hoạch và thị trường PS: SEZs – Shenzhen (Thâm Quyến) 3. Giai đoạn 1987-1990 Đây là giai đoạn “chấn chỉnh, cải tạo nền kinh tế quá nóng”, cải cách xí nghiệp quốc hữu là trọng tâm, cải cách giá cả là then chốt Đầu tiên, các DNNN đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, tối ưu hóa kết cấu quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện chung hệ thống hợp đồng trong lĩnh vực xuất khẩu. Hệ thống hợp đồng này bao gồm: - Hợp đồng về các lĩnh vực thu ngoại tệ - Hạn ngạch chuyển ngoại tệ cho nhà nước - Giảm trợ cấp xuất khẩu - Trách nhiệm đối với các khoản lỗ và lãi từ xuất khẩu Vấn đề về giá cả và sự “nóng lên” trong nền kinh tế Trung Quốc: - Để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ Trung Quốc đã ra chính sách mang tên “hệ thống hai giá”. Theo đó, một loại sẩn phẩm khi được sản xuất ra sẽ có 2 mức giá khác nhau. “Giá trong định mức” là do nhà nước kiểm soát, “Giá ngoài định mức” cao hơn nhiều so với giá trong định mức, là dành cho các doanh nghiệp cổ phần và tư nhân. Hệ thống này một mặt giữ lại được giá cả của thời kinh tế kế hoạch , đồng thời lại mở ra một bộ phận thị trường không thuộc sở hữu nhà nước có cơ hội phát triển nhanh chóng, tuy nhiên mặt trái “hệ thống hai giá” sinh ra hiện tượng tham ô đồi bại. - Tháng 3 năm 1988, Trung ương quyết định nới lỏng quản chế, bãi bỏ “hệ thống hai giá” và tiến hành chính sách để “vật giá đột phá” làm cho giá các sản phẩm gia tăng nhanh chóng Chính sách này nhanh chóng bị mất kiểm soát, tinh trạng lạm phát cứ thế theo đà tăng lên. Nền kinh tế Trung Quốc trở nên mất kiểm soát nghiêm trọng. Đây được coi là chính sách cải cách tồi tệ nhất thời bấy giờ - Công cuộc sửa đổi thất bại về chính sách giá: những xí nghiệp mới hoạt động nằm bên ngoài hệ thống xí nghiệp nhà nước bị coi là đầu mối dẫn đến sự lạm phát, tham ô này. Lúc này nhà nước tìm cách chỉnh đốn và thanh lý nhưng doanh nghiệp đó. 4. Giai đoạn 1991-1993 Đây là giai đoạn Trung Quốc tăng cường cải cách DNNN dưới khẩu hiệu “xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc”. Lúc này, cải cách thể chế thương mại bắt đầu đi vào chiều sâu - Trung Quốc chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO + Tiến hành loại bỏ trợ cấp xuất khẩu + Cho phép các doanh nghiệp được tự do hơn trong việc sử dụng ngoại tệ, sử dụng tỷ giá và thuế quan để điều chỉnh các hoạt động thương mại + Tính minh bạch của hệ thống doanh nghiệp được tăng cường + Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tiếp tục được mở rộng + Cải cách hệ thống nhập khẩu: Giảm thuế quan, loại bỏ các loại thuế điều chỉnh nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ cho việc nhập khẩu, tăng cường quản lí và kiểm soát việc nhập khẩu 5. Giai đoạn 1994 đến nay - Cải thiện hệ thống thuế quan, tài chính, hệ thống tiền tệ tạo thuận lợi cho thương mại: Ông Chu Dung Cơ-phó thủ tưởng chủ quản về kinh tế lúc bấy giờ đưa ra “chế độ chia thuế”, chia theo đối tượng phải đóng thuế, các hạng mục có thuế và các hàng hóa chịu thuế. Nhờ đó ngân sách nhà nước Trung Quốc đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng - Hệ thống tỉ giá hối đoái được thả nổi có kiểm soát, đồng NDT được chuyển thành đồng tiền có thể chuyển đổi - Gia nhập WTO: Năm 2002, Trung Quốc chính thức là thành viên của WTO Kể từ khi gia nhập WTO, một lực lượng tài chính thứ ba – tư nhân cũng dần được hinh thành và phát triển khá nhanh chóng. Những năm này Trung Quốc được xem là “công xưởng của thế giới” khi luôn đi đầu trong các loại sản phẩm như tủ lạnh, máy giặt, tivi màu, máy điều hòa… - Hiện này, Trung Quốc vẫn giữ việc thực hiện bảo hộ thuế quan đối với các ngành dễ bị tổn thương hoặc có tác động xấu đến đời sống của người nông dân. Điều tiết chính sách nhập khẩu cả về số lượng và giá cả, từng bước xóa bỏ những chênh lệch về giá cả và chất lượng giữa hang hóa nội địa và quốc tế. Đối với những ngành thiếu cạnh tranh thì sẽ bị đào thải theo quy luật kinh tế thị trường. Thực hiện thu thuế xuất khẩu để mở rộng quỹ phát triển xuất khẩu và quỹ rủi ro xuất khẩu. Chú trọng chính sách “nắm lớn buông nhỏ” đối với các doanh nghiệp quốc hữu, giữ vững thị trường ngoại hối nhất là duy trì sự ổn định của tỷ giá đồng nhân dân tệ nhằm hỗ trợ tốt cho ngoại thương. Về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc tiếp tục lựa chọn chính sách “lấy thị trường đổi lấy kĩ thuật” cho phép TNCs ( Trans National Corporations – các công ty xuyên quốc gia) chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước, tăng cường vốn đầu tư, sử dụng được những tiến bộ khoa học kĩ thuật nâng cao khả năng sản xuất và khai thác sản phẩm thúc đẩy sự phát triển của một loạt ngành nghề và các doanh nghiệp liên quan. 1.8. Cải cách thể chế phân phối - Bắt đầu cuộc cải cách, Trung Quốc đã phấ bỏ chế độ phân phối bình quân kiểu cũ, thay vào đó là một thể chế mới gắn thu nhập với kết quả sản xuất kinh doanh của người lao động ở cả nông thôn và thành thị - Nông thôn: chế đội trách nhiệm khoán  Khiến người nông dân có trách nhiệm làm việc tích cực và tạo ra nhiều thu nhập hơn - Thành thị: Các doanh nghiệp được hưởng quyền tự chủ. Không còn theo quy định thể chế cũ, các doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều hình thức phân phối khác nhau:  Phân phối theo lao động  Phân phối theo các yếu tố sản xuất (vốn, kĩ thuật,…) Đánh giá riêng về thể chế kinh tế Trung Quốc và so sánh với thể chế kinh tế với Trung và Đông Âu, nước đang phát triển châu Á, các nước tư bản phát triển 1. Đánh giá riêng về thể chế kinh tế Trung Quốc: Trước cải cách, Trung Quốc thực hiện mô hình thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ. Mô hình này đã có tác dụng tích cực trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế, song có bài xích với vai trò quy luật giá trị và cơ chế thị trường nên càng ngày càng trở nên cứng nhắc, giáo điều, trói buộc nghiêm trọng sự phát triển sản xuất xã hội. Sau cải cách, mặc dù chưa định hình rõ nhưng TQ đã bắt đầu định hướng thực hiện thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện XHCN. Kinh tế XHCN là kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu. Đặc biệt sau đại hội XIV TQ 1984 đã khẳng định phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN. Xét một cách tổng quát, thể chế kinh tế Trung Quốc đã trải qua các giai đoạn: thể chế kinh tế kế hoạch: kinh tế kế hoạch là chính còn điều tiết thị trường là phụ, kinh tế hàng hóa có kế hoạch, kinh tế thị trường XHCN. a. Chế độ sở hữu: giải phóng và phát triển sức sản xuất củng cố sức mạnh của đất nước, nâng cao mức sống của người dân, đa dạng hóa các loại hình sở hữu, trong đó chế độ công hữu đóng vai trò chủ thể. - Kinh tế công hữu : gồm kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể. - Kinh tế phi công hữu: gồn kinh tế có vốn bên ngoài, kinh tế tư doanh, kinh tế cá thể. - Các chính sách bình đẳng và hỗ trợ phát triển đối với các loại hình doanh nghiệp. b. Đồng bộ khung thể chế: - Đổi mới công tác kế hoạch hóa. - Cải cách thể chế kinh tế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường như hàng hóa, vốn, lao động, KH-CN. - Thực hiện cải cách nới lỏng giá cả. - Sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động của doanh nghiệp c. Cải cách kinh tế ở nông thôn: - Khoán sản lượng đến hộ gia đình: xóa bỏ công xã nhân dân, cải cách thể chế lưu thông nông sản. - Khoán theo chiều sâu: sau năm 1980 đặc biệt chú trọng đến khâu trước, trong và sau sản xuất. - Lưu thông nông sản: gồm hình thức mau theo hợp đồng, theo thị trường. Cải cách lưu thông gắn với giá cả - Với các xí nghiệp hương trấn, thúc đẩy những thay đổi về sự di chuyển vốn, lao động, công nghệ ở nông thôn cũng như giữa thành thị và nông thôn nới lỏng đáng kể. d. Cải cách doanh nghiệp nhà nước ( sau 1997) - Nhấn mạnh vai trò chủ đạo của nhà nước như vai trò kinh tế của nhà nước được thông qua doanh nghiệp 100% vốn của nhà nước, đẩy mạnh chế dộ cổ phần. kinh tế nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, kinh tế nhà nước cần duy trì số lượng phân bổ cần thiết tối ưu và nâng sao chất lượng. Làm sống lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phân loại doanh nghiệp để chỉ đạo thực hiện cải tổ có tính chiến lược DNNN. Tìm tòi hình thức quản ly tài sản doanh nghiệp NN có hiệu quả. Hình thành , cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với thị trường. Đẩy mạnh phát triển công ty có nhiều chủ thể đầu tư. Tăng cường cải thiện quản lý doanh nghiệp. thực hiện giảm biên chế, tăng năng suất, tái tạo việc làm và đảm bảo xã hội. xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thích ứng và đòi hỏi cạnh tranh trên thị trường, áp dụng cơ chế tuyển chọn và dùng người mới. e. Cải cách thể chế tài chính: Quy định rõ phạm vi chi ngân sách của các cấp, quy định phân cấp thu các loại thuế, xác định lại chức năng của Bộ tài chính và tổng cục thuế. - Ngân sách: đảm bảo chi các khoản mạng tính toàn quốc, chính quyền địa phương chi ngân sách cho địa phương. - Phân cấp thu thuế, cải cách toàn hệ thống thuế công nghiệp và thuwogn mại nhằm tạo ra 1 hệ thống thuế thống nhất, bình đẳng và phân chia quyền hợp lý. - Cải cách cơ quan tài chính và thuế vụ: chấm dứt tình trạng chỉ làm việc cụ thể về thu chi, thực hiện phân bổ và sử dụng vốn ngân sách theo yêu cầu, chi tiêu ngân sách đúng pháp luật. f. Cải cách tiền tệ: - Thành lập 3 ngân hành chính sách để điều hành việc cấp vốn và khởi xướng chương trình chuyển đổi 4 ngân hàng nhà nước lớn thành ngân hàng thương mại. - Thông qua các bộ luật để xác định rõ quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của các ngân hàng. Trao thêm quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại nhà nước. - Đưa ra các biện pháp gián tiếp mới trong quản lý tiền tệ. chia tách các mối liên hệ sở hữu giữa các ngân hàng và thắt chặt quy định quản lý 2 sở giao dịch của TQ.  Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế: - Trong cải cách chế độ sở hữu, Nhà nước có chính sách đối xử bình đẳng với tất cả các loại hình doanh nghiệp, không ngừng hoàn thiên hệ thống pháp luật, ban hành luật bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, kiện toàn các chính sách kinh tế vĩ mô để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và hiệu quả quản lý, giám sát. Các doanh nghiệp phi công hữu nhỏ và vừa được khuyến khích phát triển mạnh và có nhiều ưu đãi về tín dụng, thuế, hỗ trợ công nghệ, cung cấp thông tin thị trường,…. - Tránh can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp tư nhân hóa, công ty hóa, chứng khoán hóa,… - Thực hiện các cải cách để tăng cường cải thiện quản lý doanh nghiệp, giảm biên chế, tăng năng suất, tái tạo việc làm để đảm bảo đời sống cho lao động. 2. So sánh các điểm khác nhau: a. Các nước tư bản phát triển: - Các nước tư bản phát triển cải cách thể chế kinh tế trên 3 mô hình: mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do ( điển hình như Mỹ), mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội, mô hình nhà nước phát triển. Cả 3 mô hình này đều được xây dựng và vận hành dựa tren quy tắc cốt lỗi là cạnh tranh thị trường sở hữu tư nhân, lợi ích cá nhân và tự do dân chủ theo kiểu phương tây. Chú trọng phát triển công nghệ, kĩ thuật để áp dụng vài cạnh tranh thương mại. Ngoài ra còn chú trọng phát triển xã hội, con người, thực hiện các chính sách dân chủ chính trị - kinh tế - xã hội. - Vai trò của nhà nước các nước tư bản phát triển ở từng mô hình có sự khác nhau. Ở mô hình thể chế kinh tế thị trường tự do, nhà nước có vai trò duy trì 1 môi trường ổn định để các thị trường tự do hoạt động, không can thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh tế, ổn định nền kinh tế vĩ mô, khuyến khích đầu tư, nghiên cứu và phát triển, bảo đảm hiệu lực của các bộ luật kinh tế. Ở mô hình thể chế kinh tế thị trường xã hội, vai trò của nhà nước được nâng cao hơn, các mục tiêu xã hội được coi trọng như các mục tiêu kinh tế, các thành quả thị trường phải được phân phối phù hợp với các tính chất xã hội ( ví dụ như ơ Thụy Điển). Ở mô hình nhà nước phát triển, nhà nước can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, cố gắng thực hiện các chính sách công nghiệp để tạo ra lợi thế so sánh cho nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra các tập đoàn lớn còn được chính phủ đặc biệt ưu tiên về bảo hộ thương mại, vay vốn không cần thế chấp. - Chính phủ có những chính sách công nghiệp hay những biện pháp can thiệp nhằm giúp hoặc kiềm chế một số các ngành công nghiệp nhất định. Đây là các chính sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển dài hạn của nền kinh tế quốc gia. b. Các nước đang phát triển Đông Á: - Các nước Đông Á chủ yếu chỉ xúc tiến xuất khẩu chứ không chú tâm đến gạt bỏ các hàng rào cản trở xuất khẩu, còn lưỡng lự trong việc tự do hóa thị trường tài chính và vốn, chỉ tự do hóa tài chính từng bước dưới sức ép rất lớn từ bên ngoài - Thể chế quản lý công ty: Trong điều kiện thị trường tài chính kém phát triển , các tập đoàn doanh nghiệp có thể tạo ra một thị trường vốn nội bộ để giúp tài trợ cho những doanh nghiệp mới và giúp đỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thành viên khi thị trường tài chính suy giảm. Trong thời kì phát triển, các Ngân hàng lại chiếm được vai trò quan trọng trong việc quản lý các công ty ở Đông Á. - Sau cải cách, vai trò của thị trường được nêu bật, các nước đang phát triển Đông Á theo đuổi nền kinh tế mở, nền móng thể chế kinh tế của Đông Á trở nên gần hơn với mô hình thể chế thị trường tự do Anh- Mỹ trong khi Trung Quốc quyết định đi theo thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh quá trình hội nhập nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. - Sau cải cách, nhà nước đã giữ được vai trò quan trọng trong khắc phục khủng hoảng và cải cách kinh tế, cố gắng giảm mức độ tập trung sở hữu các doanh nghiệp, giảm độc quyền nhà nước và bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số, chia sẻ quyền lực trong việc ra các quyết định kinh tế - tài chính. Mặc dù chính phủ các nước đã có những tiến bộ lớn nhưng do thể chế vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu kém như thiếu sự đồng bộ, minh bạch của luật pháp dẫn đến tham nhũng, quản lý chưa rõ ràng lợi ích công tư, khuôn khổ pháp lý chưa rõ ràng nên vẫn cần phải chú ý cải thiện nhiều hơn. - Mối liên hệ giữa giới doanh nghiệp và nhà cầm quyền của các nước đang phát triển Đông Á chưa đồng đều, chính phủ chưa tạo được lòng tin trong việc can thiệp vào nền kinh tế. - Trung Quốc đã đưa ra các quy chế để đẩy mạnh hoạt động việc làm, nhưng các nước đang phát triển Đông Á do nhiều năm thực hiện các chính sách kìm nén sự tham gia của người lao động dẫn đến sự đi xuống về đời sống nhân dân. Để cải thiện chất lượng sống của người dân và cân bằng thị trường việc làm, chính phủ cần tìm ra biện pháp để thích ứng với nhu cầu tham gia lớn của người lao động. c. Các nước Trung và Đông Âu: - Hình thành các thể chế hỗ trợ thị trường như quyền sở hữu tư nhân và pháp lý hợp đồng, hệ thống ngân hàng 2 cấp và các thị trường tài chính khác,… - Vai trò của nhà nước chưa được củng cố, nhà nước pháp quyền chưa đủ mạnh, hệ thống pháp luật kinh tế thị trường chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và minh bạch. Các chính sách của chính phủ về thuế, phát triển, hỗ trợ chưa có khả năng thực hiện cao, thể chế hành chính còn yếu kém và nạn tham nhũng phổ biến. - Trong khi Trung Quốc thực hiện cải cách các doanh nghiệp nhà nước thì các nước Trung và Đông Âu như Nga lại thực hiện tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, xây dựng nền kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân, tăng cường hiệu quả của khu vực doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế cạnh tranh và phi độc quyền hóa, thu hút đầu tư nước ngoài. Cải cách độc quyền của Nhà nước trong các ngành công nghiệp nguyên liệu ( điện, ga, dầu mỏ, khí đốt,…), tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân đang lớn mạnh. - Các nước Trung và Đông Âu thực hiện cải cách hệ thống các ngân hàng và phát triển thị trường vốn . VD như ở Nga đã tái cơ cấu các ngân hàng để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, xây dựng khung pháp lý và thể chế thích hợp, tái cơ cấu 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng