Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa việt nam và apec...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa việt nam và apec

.PDF
181
1
142

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QTKD ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QTKD ---------------VÕ THY TRANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG NÔNG NGHIỆP GIỮA VIỆT NAM Và các thành viên APEC NCS. VÕ THY TRANG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QTKD VÕ THY TRANG Chuyên ngành kinh tế nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh Thái Nguyên, 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Võ Thy Trang ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, các thầy cô giáo Khoa Quản trị kinh doanh, khoa Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả luận án Võ Thy Trang iii MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục các kí hiệu và từ viết tắt ............................................................................ vi Danh mục bảng biểu ................................................................................................... v Danh mục đồ thị, sơ đồ .............................................................................................. vi MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN ................................................................................. 13 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 13 1.1.1. Lý luận về thương mại nội ngành ............................................................................ 13 1.1.2. Lý luận về thương mại nội ngành hàng nông sản .................................................. 20 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 52 1.2.1. Cơ sở thực tiễn về thương mại nội ngành ............................................................... 52 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................ 56 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 57 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 57 2.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ....................................................... 57 2.2.1. Phương pháp tiếp cận ................................................................................................ 57 2.2.2. Khung phân tích ........................................................................................................ 58 2.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 60 2.3.1. Cách thức thu thập và nguồn dữ liệu ....................................................................... 60 2.3.2 Tổng hợp dữ liệu ........................................................................................................ 61 2.3.3. Phương pháp phân tích ............................................................................................. 65 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC THÀNH VIÊN APEC ............................................................................................................ 77 3.1. Khái quát hóa quá trình tham gia và phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các thành viên APEC ........................................................................ 77 3.1.1. Khái quát hóa quá trình tham gia APEC của Việt Nam ............................ 77 iv 3.1.2. Khái quát về kết quả xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC ............................................................................................... 80 3.2. Thực trạng IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC .......... 93 3.2.1. Khái quát về thương mại nội ngành hàng nông sản .............................................. 93 3.2.2. Thương mại nội ngành hàng nông sản chủ yếu giữa Việt Nam và một số thành viên APEC ................................................................................................................100 3.2.3. Mức độ thương mại nội ngành hàng nông sản theo chiều ngang .......................104 3.2.4. Mức độ thương mại nội ngành hàng nông sản theo chiều dọc ...........................109 3.3. Mô hình các yếu tố tác động đến IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC ................................................................................................. 113 3.3.1. Thống kê mô tả ........................................................................................................113 3.3.2. Ma trận tương quan giữa các biến số ....................................................................113 3.3.3. Kết quả ước lượng mô hình ....................................................................................114 3.4. Đánh giá chung về thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC ........................................................................................... 123 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THƢƠNG MẠI NỘI NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN THEO HƢỚNG TIẾP CẬN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC THÀNH VIÊN APEC ....................................................... 127 4.1. Xu hướng thị trường tiêu dùng nông sản và dự báo IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC đến năm 2020 ............................................... 127 4.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường .......................................................................127 4.1.2. Xu hướng tiêu dùng nông sản ................................................................................129 4.1.3. Dự báo xu thế IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC đến năm 2020 .....................................................................................................................131 4.2. Quan điểm, định hướng xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC đến năm 2020 .......................................................................... 132 4.2.1. Quan điểm phát triển IIT hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC ....132 4.2.2. Định hướng xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC đến năm 2020 ...........................................................................................................134 4.3. Những lợi thế và bất lợi trong phát triển IIT nông sản giữa VN và các thành viên APEC ................................................................................................. 136 v 4.3.1. Những lợi thế ...........................................................................................................136 4.3.2. Những bất lợi ...........................................................................................................138 4.4. Một số giải pháp cải thiện thương mại nội ngành hàng nông sản theo hướng tiếp cận các yếu tố giữa Việt Nam và các thành viên APEC…………………..143 4.4.1. Nâng cao chất lượng nông sản chế biến................................................................143 4.4.2. Đẩy mạnh mức độ IIT dựa vào yếu tố về khoảng cách địa lý ............................145 4.4.3. Tăng cường kí kết các Hiệp định thương mại song phương ...............................145 4.4.4. Mở cửa thị trường và tăng cường hợp tác đầu tư trong nông nghiệp ................147 4.4.5. Đẩy mạnh tập trung ruộng đất cho sản xuất hàng nông sản ...............................149 4.4.6. Đa dạng hóa nông sản nhập khẩu phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa ...........150 4.4.7. Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa gắn với cải thiện thu nhập, tăng trưởng quy mô kinh tế của Việt Nam ..............................................................................151 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 158 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Các kí hiệu, từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Cooperation Thái Bình Dương GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định FTA Free Trade Agrrement Hiệp định thương mại tự do GM Gravity Model Mô hình trọng lực GLS Generalized least squares Hồi quy hai giai đoạn GLM General Linear Model Mô hình tuyến tính tổng quát HIIT Horizontal Intra - Industry Trade Thương mại nội ngành theo chiều ngang IIT Harmonized Commodity Description and Coding System Intra - Industry Trade Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa Thương mại nội ngành IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế MNC Multinational Corporation Công ty đa quốc gia OLS Ordinary Least Square REM Random Effect Model Mô hình tác động ngẫu nhiên Danh mục tiêu chuẩn Ngoại thương VIIT Standard International Trade Classification Vertical Intra Industry Trade 2SLS Two-stage Least-squares Model Bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn World Bank Ngân hàng thế giới World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới AFTA APEC HS SITC WB WTO Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường Thương mại nội ngành theo chiều dọc v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tóm tắt các yếu tố tác động và dấu hiệu dự đoán ..................................... 73 Bảng 3.1: Khối lượng thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC ............................................................................... 98 Bảng 3.2: Chỉ số thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC ..................................................................................... 99 Bảng 3.3: IIT các mặt hàng nông sản chủ yếu giữa Việt Nam – Trung Quốc ......... 101 Bảng 3.4: IIT các mặt hàng nông sản chủ yếu giữa Việt Nam – Thái Lan .............. 102 Bảng 3.5: IIT các mặt hàng nông sản chủ yếu giữa Việt Nam – Indonesia ............. 103 Bảng 3.6: IIT các mặt hàng nông sản chủ yếu giữa Việt Nam – Singapore............. 104 Bảng 3.7: Chỉ số thương mại nội ngành hàng nông sản theo chiều ngang giữa Việt Nam và các thành viên APEC ........................................................ 108 Bảng 3.8: Chỉ số thương mại nội ngành hàng nông sản theo chiều dọc giữa Việt Nam và các thành viên APEC ................................................................ 111 Bảng 3.9: Chỉ số thương mại nội ngành hàng nông sản chủ yếu giữa Việt Nam và một số thành viên APEC ................................................................... 112 Bảng 3.10. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC như sau: ........... 116 vi DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Tóm tắt mô hình IIT theo chiều ngang và chiều dọc ................................19 Sơ đồ 2.1: Các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành nông sản của Việt Nam ........59 Đồ thị 3.1: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thành viên APEC.....81 Đồ thị 3.2: Thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2014 .........81 Đồ thị 3.3: Tỷ lệ xuất khẩu nông sản chủ yếu sang các thành viên APEC .................83 Đồ thị 3.4: Kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ yếu sang các thành viên APEC ........84 Đồ thị 3.5: Thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam sang các thành viên APEC trung bình giai đoạn 2000 - 2014..........................................85 Đồ thị 3.6: Xuất khẩu nông sản theo nhóm hàng giữa VN và các thành viên APEC .....86 Đồ thị 3.7: Cơ cấu nông sản xuất khẩu theo nhóm hàng giữa VN và các thành viên APEC.....86 Đồ thị 3.8: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thành viên APEC .................88 Đồ thị 3.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản giữa VN và các thành viên APEC ........89 Đồ thị 3.10: Kim ngạch nhập khẩu nông sản chủ yếu từ các thành viên APEC .........91 Đồ thị 3.11: Nhập khẩu nông sản theo nhóm hàng giữa VN và các thành viên APEC .....92 Đồ thị 3.12: Cơ cấu NK nông sản theo nhóm hàng giữa VN và các thành viên APEC .....93 Đồ thị 4.1: Xu hướng thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC .................................................................................. 132 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và có tác động lớn đối với nền nông nghiệp. Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội. Trong đó sản phẩm nông nghiệp tăng trưởng theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Không những thế, hàng nông sản của Việt Nam đã được thị trường thế giới biết đến và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Thực hiện nền kinh tế mở với sự quản lý của Nhà nước, thương mại nông sản của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và có đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực trong và ngoài nước, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trong sự tăng trưởng của thương mại quốc tế về nông nghiệp phải kể đến sự đóng góp to lớn của thương mại nội ngành hàng nông sản. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thương mại nội ngành ngày càng chiếm phần lớn trong khối lượng thương mại của thế giới. Thương mại nội ngành đang trở thành một bộ phận quan trọng của thương mại thế giới. Thông qua việc tham gia vào thương mại nội ngành hàng nông sản, một nước có thể cùng một lúc thay đổi số loại sản phẩm tự mình sản xuất ra và góp phần gia tăng sự đa dạng hàng hóa cho người tiêu dùng lựa chọn tại thị trường nội địa. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC – Asia Pacific economic Cooporation) là một diễn đàn hợp tác kinh tế với sự tham gia của nhiều nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đến nay, APEC hội tụ hầu hết các nền kinh tế năng động nhất của khu vực, đại diện khoảng 39% dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu [14]. Khu vực APEC trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh, năng động và ngày càng có vai trò quan trọng trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Việt Nam tham gia APEC đánh dấu một bước quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế. Hiện nay nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các nền kinh thành viên APEC. Việt Nam tham gia vào APEC là nội dung quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế, song đến nay chưa có một công 2 trình nghiên cứu để thấy rõ vai trò thương mại nội ngành hàng nông sản của Việt Nam trong APEC. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thương mại nội ngành. Một số nghiên cứu trung vào nền tảng lý thuyết đo lường thương mại nội ngành như Krugman (1979), Lancaster (1980), Grubel và Lloyd (1975), Greenway và cộng sự (1995). Nhiều nghiên cứu khác tập trung vào các yếu tố quyết định trong thương mại nội ngành ở cấp độ song phương hoặc đa phương như Menon (1996), Duc (1994), Thorpe (1993). Các yếu tố quyết định thương mại nội ngành là vẫn câu hỏi được đặt ra trong nhiều nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây đã đánh giá mức độ thương mại nội ngành giữa hai quốc gia, hoặc nghiên cứu giữa một quốc gia với nhóm quốc gia, thương mại nội ngành trong các ngành công nghiệp giữa các quốc gia. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, điều dễ nhận thấy là cho tới thời điểm này có rất ít công trình nghiên cứu về thương mại nội ngành của Việt Nam, đặc biệt là chưa có công trình nghiên cứu về thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC. Sự nghiên cứu về thương mại nội ngành đòi hỏi phải nghiên cứu sâu và toàn diện cả về lý thuyết và thực nghiệm. Nhằm duy trì và phát huy vai trò của thương mại nội ngành, trong điều kiện Việt Nam ngày càng liên kết chặt chẽ vào nền kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC, đưa ra các chính sách phát triển thương mại nội ngành phù hợp với tình hình hiện nay là rất cần thiết. Trong bối cảnh của sự thay đổi sâu sắc về kinh tế vĩ mô và tự do hóa thương mại trong nền kinh tế Việt Nam, xuất phát từ thực tế trên tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC” cho Luận án tiến sỹ của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thương mại nội ngành hàng nông sản; Phân tích thực trạng về thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC; Xác định các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC; Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC 3 Mục tiêu cụ thể (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, phát triển một bước lý luận về các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản (2) Phân tích thực trạng thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC (3) Xác định các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC (4) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu tố tác động đến đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung phân tích thực trạng thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC; Xác định các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC. Về không gian: Luận án nghiên cứu giữa Việt Nam với 20 nền kinh tế thành viên APEC, bao gồm: Úc, Brunei, Canada, Chilê, Trung Quốc, Hồng Kông, Inđônêsia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Mêhicô, New Zealand, Papua New Ghinê, Peru, Philippine, Nga, Singapo, Việt Nam, Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên trong phần mô hình phân tích, luận án tập trung nghiên cứu thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và 19 nền kinh tế thành viên trừ Đài Loan do thông tin không đầy đủ về các mặt hàng xuất nhập khẩu trong giai đoạn nghiên cứu. Về thời gian: Nghiên cứu thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC giai đoạn 1997 - 2014. Nghiên cứu thương mại nội ngành hàng nông sản theo chiều ngang giữa Việt Nam và các thành viên APEC giai đoạn 2000 - 2014. Nghiên cứu thương mại nội ngành hàng nông sản theo chiều dọc giữa Việt Nam và các thành viên APEC giai đoạn 2000 - 2014. Một số giải pháp cải thiện thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và các thành viên APEC cho giai đoạn 2016 - 2020. 4 4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thương mại nội ngành trên thế giới. Nhìn chung các nghiên cứu này có thể chia theo ba nhóm nghiên cứu. Nhóm thứ nhất tập trung vào việc giải thích sự tồn tại của thương mại nội ngành trên phương diện lý thuyết như Grubel và Lloyd (1975), Krugman (1979), Lancaster (1980), Helpman và Krugman (1985). Nhóm thứ hai tập trung nghiên cứu cách đo lường thương mại nội ngành (Grubel và Lloyd, 1975), phân tách thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc theo phương pháp Greenaway (1994) và Kandogan (2003). Nhóm thứ ba nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành như Li và các cộng sự (2003) [48], Chemsripong và cộng sự (2005) [39]. Trong nhóm thứ ba cho thấy một số công trình được cho là nghiêng về các yếu tố đặc trưng của quốc gia như thu nhập bình quân đầu người, sự khác biệt về thu nhập, sự khác nhau trung bình về quy mô quốc gia, khoảng cách địa lý, đường biên giới chung, độ mở nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc cùng tham gia vào hiệp định thương mại… Trong khi những công trình nghiên cứu khác chú ý đến những yếu tố đặc trưng của ngành như: sự khác biệt về sản phẩm, quy mô của ngành,…và nhiều công trình có xu hướng kiểm tra cả hai nhóm các yếu tố trên. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, nghiên cứu cần tìm ra các yếu tố quyết định của thương mại nội ngành hàng nông sản cùng với thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc. Mô hình trọng lực (Gravity Model) được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu các yếu tốc tác động đến thương mại nội ngành. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế được phát triển độc lập bởi Tinbergen (1962) [83] và Linnermann (1966) [69] khởi xướng và được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa tác động về mặt thương mại của các khối liên kết kinh tế (Bergstrand, 1989) [37]). Mô hình trọng lực nghiên cứu dự đoán về dòng thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế và khoảng cách giữa các nước. Theo đó khối lượng thương mại quốc tế giữa hai nước tỷ lệ thuận với quy mô của hai nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai nước. Sau đó mô hình trọng lực được điều chỉnh bằng việc mở rộng các biến trong mô hình như sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người, FDI, độ mở nền kinh tế … 5 Nasser – Mawali (2005) [78] sử dụng mô hình lực trọng lực với dữ liệu mảng cho 50 quốc gia trong giai đoạn 1994 – 2000 với số lượng khoảng 350 quan sát, nghiên cứu về các yếu tố quyết định thương mại nội ngành giữa Nam Phi và các đối tác thương mại. Mô hình tác động cố định với kiểm định Link Misspecification Test được sử dụng trong nghiên cứu. Sự đóng góp của tác giả thể hiện như sau: nêu sự khác biệt về lý thuyết thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc bằng cách sử dụng phương pháp phân dã của Kandogan (2003) [56]. Kết qua ước lượng các biến trong mô hình là có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này xem xét một số yếu tố cụ thể của quốc gia như quy mô thị trường, thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách địa lý, sự khác biệt trong quy mô thị trường, hàng rào thương mại, mức độ mất cân bằng thương mại. Trong đó yếu tố về hàng rào thương mại là đóng góp quan trọng đến chỉ số thương mại nội ngành. Kết quả chỉ ra rằng khi giảm những ưu đãi và bảo hộ trong nước trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Nam Phi và các đối tác thương mại thì mức độ thương mại nội ngành sẽ được cải thiện hơn. Serlenga và Shin (2007) [80] sử dụng mô hình trọng lực với dữ liệu mảng trong mô hình phân tích các yếu tố tác động đến thương mại song phương giữa 15 quốc gia thành viên EU giai đoạn 1960 - 2001. Các yếu tố tác động đến tổng khối lượng thương mại, trong đó có thương mại nội ngành bao gồm quy mô kinh tế, quy mô dân số, sự khác biệt về quy mô kinh tế, khoảng cách giữa hai đối tác thương mại, tỷ giá hối đoái thực tế, các biến giả như chung biên giới và cùng là thành viên của EU. Ước lượng OLS có khả năng để đạt được nhờ sự gia tăng số lượng quan sát nhưng kết quả ước lượng sẽ bị sai lệch do bỏ sót các yếu tố không quan sát được tương quan với các biến giải thích. Nghiên cứu sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên với kiểm định Hausman. Điều này đã khắc phục được hạn chế của mô hình OLS. Kết quả thực nghiệm chứng minh rằng phương pháp áp dụng phù hợp với các dữ liệu mảng. Mô hình chỉ ra tầm quan trọng của mức độ phụ thuộc các hiệu ứng thời gian với các yếu tố không quan sát được; Chi phí vận chuyển tác động lớn đến một sự phân phối sản phẩm. Thành công của nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành giữa các thành viên trong EU. Hạn chế của nghiên cứu này không phân tách thương mại nội ngành thành thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc. Do đó chiều hướng tác động của các yếu tố quyết định đến thương mại nội ngành có thể khác nhau. 6 Sharma (2000) [81] xây dựng mô hình các yếu tố quyết định đến thương mại nội ngành hàng chế biến của Australia, bằng việc sử dụng số liệu thứ cấp để phân tích xu hướng thương mại nội ngành của Australia cho cả hai giai đoạn trước và sau tự do hóa thương mại. Các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành được phân thành các nhóm yếu tố là yếu tố thuộc đặc điểm cụ thể của ngành, đặc điểm thị trường và đặc điểm của quốc gia. Đặc điểm của yếu tố ngành là sự khác biệt sản phẩm tập trung vào sự khác biệt sản phẩm theo chiều ngang. Các yếu tố cụ thể của thị trường: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có quan hệ cùng chiều với thương mại nội ngành. Điều này cũng đã rất phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Greenaway và Milner (1986), Grubel và Lloyd (1975). Hội nhập kinh tế chặt chẽ giữa đối tác thương mại thúc đẩy thương mại nội ngành và mức độ tác động sẽ tăng nhanh hơn khi giảm rào cản thương mại trong bảo hộ mậu dịch giữa các đối tác thương mại. Đặc điểm cụ thể của quốc gia gồm các yếu tố về rào cản thương mại tự nhiên và rào cản thương mại nhân tạo (do thuế quan và phi thuế quan) [10]. Nghiên cứu của Sharma (2000) có hạn chế khi loại trừ một số biến giải thích quan trọng từ mô hình do thiếu các dữ liệu thích hợp. Thứ hai, tác giả gộp biến phụ thuộc gồm thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc, trong khi thực tế các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc có thể khác nhau. Kim và Oh (2001) [59] dựa trên mô hình của Helpman (1981), Helpman và Krugman (1985) [51], [52] để phát triển một mô hình với các yếu tố quyết định thương mại nội ngành bao gồm sự tương đồng về quy mô giữa 2 nước, sự tương đồng về sở hữu các yếu tố sản xuất và quy mô của 2 nền kinh tế. Ông nhấn mạnh vai trò của mô hình cầu ảnh hưởng đến thương mại quốc tế về hàng hóa sản xuất giữa 2 nước. Ông kết luận rằng hầu hết thương mại về hàng hóa sản xuất được thực hiện giữa các nước có thu nhập bình quân đầu người ngang nhau. Ngoài ra, ông cho rằng các nước với thu nhập bình quân đầu người ngang nhau sẽ có đường cầu giống nhau. Những nước với thu nhập bình quân đầu người cao sẽ dùng một phần lớn thu nhập để tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao. Vì vậy, những nước đó sẽ tập trung vào sản xuất những hàng hóa mà thị trường nội địa của họ có cầu. Do đó, lợi thế so sánh trong sản xuất sản phẩm chất lượng cao được hình thành. Tương tự, các nước có thu nhập thấp sẽ phát triển lợi thế so sánh trong việc sản xuất các sản phẩm chất lượng thấp bởi vì đó là cầu 7 trong thị trường nội địa của họ. Khi họ trao đổi với nhau, các khách hàng có thu nhập cao ở cả hai nước sẽ lựa chọn những hàng hóa chất lượng cao và những khách hàng có thu nhập thấp sẽ mua những hàng hóa chất lượng thấp hơn. Khi cấp chất lượng sản phẩm giữa hai nước giống nhau, thì mức độ thương mại nội ngành sẽ càng lớn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tranh cãi trong cách tiếp cận lý thuyết về sự tương đồng, nhiều học giả cho rằng cách tiếp cận này khó phù hợp với bằng chứng thực nghiệm. Li và cộng sự (2003) [67] xác định các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành của ngành dịch vụ bảo hiểm giữa Mỹ với 26 đối tác thương mại vào năm 1995 và năm 1996. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS). Nghiên cứu thương mại nội ngành trong ngành dịch vụ bảo hiểm chiếm vị trí quan trọng trong tổng thương mại, mà đặc biệt khối lượng thương mại nội ngành lớn trong dịch vụ bảo hiểm giữa Mỹ với các đối tác thương mại. Các yếu tố sau đây được xác định là các yếu tố quyết định quan trọng của thương mại nội ngành trong dịch vụ bảo hiểm: sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu, mức độ tập trung thị trường hàng hóa và dịch vụ, sự mất cân bằng thương mại hàng hoá và dịch vụ, sự khác biệt trong quy mô thị trường tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dịch vụ bảo hiểm, luồng chảy thương mại giữa MNCs và các chi nhánh nước ngoài của họ và mức độ mở cửa thị trường. Vai trò tích cực của FDI góp phần vào sự gia tăng khối lượng của thương mại nội ngành đã hỗ trợ các lý thuyết thương mại mới, nhấn mạnh vai trò của các MNCs bổ sung cho sự gia tăng khối lượng thương mại. Hơn nữa, cường độ thương mại giữa Mỹ và đối tác kinh doanh góp phần vào sự tồn tại của sự khác biệt sản phẩm dịch vụ bảo hiểm và do đó sự gia tăng phúc lợi của người tiêu dùng. Cuối cùng, độ mở cửa thị trường giữa Mỹ và các nước đối tác thương mại tác động cùng chiều đến thương mại nội ngành. Chemsripong và cộng sự (2005) [39] nghiên cứu các yếu tố quyết định đến thương mại nội ngành trong sản xuất giữa Thái Lan với các thành viên APEC, ở thời điểm trước và sau khi thành lập APEC giai đoạn 1980 - 1999 bằng cách sử dụng chỉ số Grubel và Lloyd (GL). Tác giả sử dụng dữ liệu mảng trong dữ liệu hàng xuất khẩu và nhập khẩu ở mức 3 chữ số theo SITC. Mô hình Log-Lin được sử dụng là phương pháp ước lượng trong mô hình hồi quy. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố thuộc đặc điểm của quốc gia tác động đến thương mại nội ngành bằng việc phân tích so sánh thương mại 8 nội ngành trước và sau khi Thái Lan tham gia APEC. Tuy nhiên thương mại nội ngành có phụ thuộc vào từng đối tác thương mại không, chưa chỉ rõ được các yếu tố tác động đến thương mại song phương giữa Thái Lan và các thành viên APEC. Tác giả chưa nghiên cứu yếu tố quan trọng tác động đến thương mại nội ngành là các rào cản thương mại bởi sự thiếu thông tin về mức thuế đối với một số quốc gia, thông tin về hạn chế định lượng nhập khẩu là không đáng tin cậy. Sự thiếu hụt này đã hạn chế khi coi yếu tố mất cân bằng thương mại được sử dụng để đánh giá cho mức độ mở cửa nền kinh tế giữa Thái Lan và các thành viên APEC. Zhang và Li (2006) [91] đã nghiên cứu thương mại nội ngành trong sản xuất giữa Trung Quốc và các nước Đông Á. Bằng cách sử dụng dữ liệu xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và đối tác thương mại ở Đông Á cấp 5 chữ số theo SITC cho các loại sản phẩm mã hàng 5-8 giai đoạn 1990 – 2000. Ưu điểm của Zhang và Li (2006) đã tách thương mại nội ngành thành thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc theo phương pháp của Greenaway (1994) là “tỷ lệ giá trị đơn vị xuất khẩu” bằng mức chênh lệch giá đơn vị xuất khẩu so với nhập khẩu bằng cách sử dụng ngưỡng biến động 15% và 25%. Trong quá trình nghiên cứu các yếu tố quyết định thương mại nội ngành, tác giả sử dụng phương pháp OLS với kiểm định WHITE. Kết quả chỉ ra ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách địa lý và quy mô nền kinh tế tác động đến cả thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc. Bên cạnh đó, FDI là một động lực thương mại quan trọng ảnh hưởng tích cực đến thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc. Tuy nhiên trong nghiên cứu bỏ qua một số yếu tố phản ánh đặc điểm ngành đến thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc. Đồng thời phương pháp này mắc phải một vấn đề ở tính ngẫu nhiên trong việc chọn lựa tỷ lệ ngưỡng để phân tách thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc, không chỉ rõ căn cứ nào khi lựa chọn ngưỡng 15% hay 25% sự khác biệt giá trị đơn vị để phân tách mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc. Moses Muse Sichei (2007) [74] nghiên cứu về các yếu tố đến thương mại nội ngành dịch vụ giữa Mỹ và Nam Phi từ năm 1994 – 2002, trong đó kết hợp các yếu tố cụ thể của quốc gia và yếu tố cụ thể của ngành dịch vụ được nhấn mạnh trong Greenaway và Milner (1983) [49]. Mô hình dữ liệu mảng được ước lượng trong mô hình tuyến tính tổng quát (GLM). 9 Yushi Yoshida (2008) [90] nghiên cứu IIT giữa Nhật Bản và 31 nước Châu Âu. Thành công của tác giả là xây dựng chỉ tiêu đo lường thương mại nội ngành theo chiều dọc dựa trên các tỷ lệ giá đơn vị biên cùng với sử dụng chỉ số Grubel – Lloyd. Qua việc sử dụng phương pháp hồi quy với mô hình tác động cố định với dữ liệu mảng trong giai đoạn 1988 – 2004, tác giả đã đưa đến một kết luận quan trọng về thương mại nội ngành theo chiều dọc giữa các quốc gia châu Âu và Nhật Bản tăng cùng chiều với yếu tố quy mô kinh tế và FDI, ngoài yếu tố GDP bình quân đầu người và sự khác biệt về GDP bình quân đầu người. Trong công trình này chưa nghiên cứu phân tách thương mại nội ngành, do đó có thể bỏ qua nhiều các yếu tố tác động khác đến thương mại nội ngành theo chiều ngang giữa Nhật Bản và các nước Châu Âu. Le Duc Niem (2012) [65] xem xét ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế đến thương mại hàng hóa có chất lượng khác biệt diễn ra ở khu vực có các nước có trình độ phát triển khác nhau. Các phát hiện chủ yếu như sau: Thứ nhất, sự phát triển kinh tế của khu vực được biểu hiện qua thu nhập bình quân đầu người làm tăng khối lượng thương mại và thị phần thương mại nội ngành. Điều này giải thích lý do chỉ số thương mại nội ngành và khối lượng thương mại giữa các nước phát triển cao hơn giữa các nước đang phát triển. Thứ hai, khối lượng thương mại có mối quan hệ cùng chiều với trình độ phát triển hiện tại của khu vực và thương mại nội ngành có mối quan hệ cùng chiều với sự tương đồng về trình độ phát triển giữa các đối tác thương mại. Thứ ba, thương mại nội ngành không được xem xét ở những vùng có mức độ phát triển kinh tế quá thấp. Mặc dù mô hình đưa ra được những lý luận về thương mại và sự phát triển, nhưng giả định chi phí vận chuyển bằng không là phi thực tế. Đây chính là điểm hạn chế của mô hình phân tích. Trên đây là tóm lược một số công trình nghiên cứu về thương mại nội ngành, các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành ở các quốc gia và khu vực khác nhau. Các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành có thể thay đổi tùy thuộc vào của đặc điểm quốc gia, ngành kinh tế với không gian và thời gian khác nhau, cách tiếp cận và phương pháp phân tích khác nhau. 4.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thương mại nội ngành không nhiều. Từ Thúy Anh (2008) [1] nghiên cứu về các chỉ số đo lường thương mại nội ngành 10 hàng dệt may của Việt Nam và Từ Thúy Anh và Hoàng Xuân Trung (2008) [2] nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005. Tác giả sử dụng dữ liệu xuất nhập khẩu theo HS 2 chữ số trong mô hình hồi quy với các biến là GDP, sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và đối tác thương mại. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS). Kết quả cho thấy khi Việt Nam tham gia tự do hóa thương mại, GDP của Việt Nam tăng lên, ít sự khác biệt về GDP giữa Việt Nam và đối tác thương mại thì thương mại nội ngành sẽ tăng lên. Nhược điểm của mô hình này là khi các biến không quan sát được tương quan với một hay nhiều biến giải thích thì mô hình chưa giải quyết được. Tran Nhuan Kien (2016) [57] phân tích các yếu tố quyết định của thương mại nội ngành trong công nghiệp chế tạo giữa Việt Nam và các đối tác thương mại lớn trong giai đoạn 2000-2013. Kết quả chỉ ra quy mô thương mại nội ngành trong ngành chế tạo chịu ảnh hưởng cùng chiều bởi quy mô quốc gia, mức thu nhập bình quân và chịu ảnh hưởng ngược chiều với bất bình đẳng thu nhập, khoảng cách địa lý và bất cân bằng cán cân thương mại. Những yếu tố trên ảnh hưởng gần như là giống nhau đến thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc, ngoại trừ sự ảnh hưởng của sự bất bình đẳng trong thu nhập lên thương mại nội ngành theo chiều dọc là không như mong đợi và không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đây là công trình nghiên cứu thành công chỉ rõ những nhân tố đặc trưng của quốc gia ảnh hưởng đến thương mại nội ngành mặt hàng chế tạo Việt Nam dựa trên ước lượng tác động ngẫu nhiên. Tóm lại qua các công trình cho thấy các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào phân tích các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành giữa hai quốc gia, hoặc nghiên cứu giữa một quốc gia với nhóm quốc gia. Những kết quả thực nghiệm của những nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố tác động đáng kể đến thương mại nội ngành của một quốc gia và các yếu tố quyết định đến thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều dọc hoặc nghiên cứu thương mại nội ngành trong lĩnh vực kinh tế khác nhau như công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ bảo hiểm. Những nhân tố bao gồm đặc trưng của quốc gia và đặc điểm thị trường như quy mô quốc gia, sự khác biệt quy mô kinh tế, mức thu nhập bình quân, khoảng cách địa lý, độ mở nền kinh tế, FDI, mất cân bằng thương mại,… Những kết quả thực nghiệm của những nghiên cứu này không chỉ củng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan