Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vũng tàu

.PDF
107
1
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- TRẦN THỊ THU TRANG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Vũng Tàu, tháng 09 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- TRẦN THỊ THU TRANG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG VINH Vũng Tàu, tháng 09 năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quang Vinh. Các số liệu được thu thập và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, do chính tác giả thu thập, phân tích và chưa từng có tác giả công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã chỉ rõ nguồn gốc. Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày … tháng … năm 2022 Tác giả Trần Thị Thu Trang ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ với đề tài: “Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu”. Để có thể hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quang Vinh - người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Quý Thầy Cô Viện Đào tạo sau đại học Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã hướng dẫn và truyền đạt cho tôi các kiến thức bổ ích và quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các doanh nghiệp đã giúp đỡ tôi thực hiện quá trình khảo sát trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý Thầy Cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng! Tác giả Trần Thị Thu Trang iii TÓM TẮT Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Căn cứ vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây, mô hình nghiên cứu trong đề tài được phát triển với 5 yếu tố giả thuyết tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp gồm: Nhận thức tính hữu ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức chi phí chuyển đổi, Nhận thức tính an toàn có tác động tích cực đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp. Các thang đo được xây dựng sau ý kiến chuyên gia với 25 biến quan sát. Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, mẫu nghiên cứu định lượng gồm 215 đại diện các doanh nghiệp tại Vũng Tàu tham gia khảo sát với phần lớn là lãnh đạo, người nắm giữ vị trí chủ chốt liên quan tới hoạt động kế toán tài chính và có thời gian công tác lâu năm tại đơn vị. Kết quả nghiên cứu định lượng khẳng định cả 5 yếu tố tác động theo mức độ từ mạnh nhất đến thấp nhất, theo thứ tự lần lượt là: Nhận thức tính hữu ích, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức chi phí chuyển đổi, và Nhận thức tính an toàn. Phương trình hồi quy chuẩn hóa của mô hình nghiên cứu là: Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử = 0,369 Nhận thức tính hữu ích + 0,312 Nhận thức tính dễ sử dụng + 0,332 Ảnh hưởng xã hội + 0,175 Nhận thức chi phí chuyển đổi + 0,135 Nhận thức tính an toàn. Kết quả nghiên cứu một mặt góp một phần vào hệ thống lý luận về hành vi sử dụng hóa đơn điện tử, mặt khác, tạo tiền đề giúp cho các cơ quan chức năng hiểu rõ về hành vi của các doanh nghiệp tại địa bàn mình quản lý. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm khuyến khích doanh nghiệp thực hiện hóa đơn điện tử trong các giao dịch với khách hàng và cơ quan quản lý; từng bước hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế, đơn giản hoá thủ tục hóa đơn, tiết kiệm thời gian chi phí. Từ khóa: doanh nghiệp, hóa đơn điện tử, quyết định sử dụng, quản lý thuế iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1 1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................2 1.3 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................4 1.3.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................4 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................4 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................4 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4 1.6 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................5 1.6.1 Nghiên cứu định tính ...................................................................................5 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ..........................................................5 1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................6 1.8 Kết cấu đề tài .........................................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................8 v 2.1 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................8 2.1.1 Khái niệm hóa đơn điện tử ..........................................................................8 2.1.2 Nguyên tắc lập hóa đơn điện tử ...................................................................9 2.1.3 Quy định phát hành hóa đơn điện tử ...........................................................9 2.1.4 Quy trình quản lý về hóa đơn điện tử của cơ quan thuế ............................10 2.1.5 Lợi ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp ....................11 2.2 Các lý thuyết liên quan ........................................................................................13 2.2.1 Thuyết Hành động hợp lý TRA .................................................................13 2.2.2 Thuyết Hành vi dự định TPB ....................................................................14 2.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM .........................................................15 2.2.4 Mô hình kết hợp TAM và TPB .................................................................15 2.2.5 Thuyết Thống nhất và chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT............16 2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan ..................................................................17 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................17 2.3.2 Nghiên cứu trong nước ..............................................................................20 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .......................................24 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................24 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................30 3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................30 3.2 Nghiên cứu định tính ...........................................................................................31 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính............................................................31 vi 3.2.2 Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình .................................................31 3.2.3 Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo ..................................................32 3.3 Nghiên cứu định lượng........................................................................................34 3.3.1 Thiết kế bảng khảo sát ...............................................................................34 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................35 3.3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................36 3.3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu .....................................................36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................40 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .........................................................................40 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo...............................................................................41 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................44 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các yếu tố ảnh hưởng...........................44 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Quyết định sử dụng HĐĐT .................46 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính................................................................................47 4.4.1 Phân tích tương quan .................................................................................47 4.4.2 Phân tích hồi quy .......................................................................................48 4.4.2.1 Đánh giá sự phù hợp mô hình ..........................................................49 4.4.2.2 Kiểm định sự phù hợp mô hình .......................................................49 4.4.2.3 Kết quả hồi quy ................................................................................50 4.4.2.4 Kiểm tra sự vi phạm các giả định của mô hình hồi quy ..................51 4.4.2.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..............................................54 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................55 vii CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................59 5.1 Kết luận ...............................................................................................................59 5.2 Hàm ý quản trị nâng cao quyết định sử dụng HĐĐT .........................................60 5.2.1 Đối với yếu tố Nhận thức sự hữu ích ........................................................60 5.2.2 Đối với yếu tố Ảnh hưởng xã hội ..............................................................62 5.2.3 Đối với yếu tố Nhận thức tính dễ sử dụng ................................................63 5.2.4 Đối với yếu tố Nhận thức chi phí chuyển đổi ...........................................65 5.2.5 Đối với yếu tố Nhận thức tính an toàn ......................................................66 5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................70 viii DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh HĐĐT Tiếng Việt Hóa đơn điện tử KMO Kaiser-Meyer-Olkin OLS Ordinary Least Squares Sig. Observed significance level Mức ý nghĩa quan sát SPSS TAM TRA TPB Statistical Package for the Phần mềm thống kê cho khoa học xã Social Sciences hội Technology Acceptance Model Theory of Planned Behaviour Acceptance and Use of Technology VIF Mô hình chấp nhận công nghệ Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý Unified Theory of UTAUT Bình phương bé nhất thông thường Variance inflation factor Thuyết hành vi dự định Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ Hệ số nhân tố phóng đại phương sai ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Tổng hợp nghiên cứu tiêu biểu cùng các yếu tố tác động .......................23 Bảng 3.2 - Thang đo “Nhận thức tính hữu ích” ........................................................32 Bảng 3.3 - Thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng” ...................................................33 Bảng 4.1 - Thống kê mẫu nghiên cứu .......................................................................40 Bảng 4.2 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ......................................................42 Bảng 4.3 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các yếu tố tác động .......................44 Bảng 4.4 - Ma trận xoay nhân tố các yếu tố tác động ...............................................45 Bảng 4.5 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett Quyết định sử dụng HĐĐT ..........46 Bảng 4.6 - Ma trận xoay nhân tố Quyết định sử dụng HĐĐT ..................................47 Bảng 4.7 - Ma trận hệ số tương quan ........................................................................48 Bảng 4.8 - Mức độ giải thích mô hình ......................................................................49 Bảng 4.9 – Phân tích ANOVA ..................................................................................50 Bảng 4.10 - Kết quả hồi quy .....................................................................................50 Bảng 4.11 - Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..............................55 Bảng 4.12 - Mức độ tác động của các yếu tố ............................................................56 Bảng 5.1 - Thống kê trung bình yếu tố Nhận thức sự hữu ích ..................................60 Bảng 5.2 - Thống kê trung bình yếu tố Ảnh hưởng xã hội .......................................62 Bảng 5.3 - Thống kê trung bình yếu tố Nhận thức tính dễ sử dụng ..........................64 Bảng 5.4 - Thống kê trung bình yếu tố Nhận thức chi phí chuyển đổi .....................65 Bảng 5.5 - Thống kê trung bình yếu tố Nhận thức tính an toàn................................67 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 - Quy trình phát hành HĐĐT .....................................................................10 Hình 2.2 - Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA ...................................................14 Hình 2.3 - Mô hình thuyết hành vị dự định TPB ......................................................14 Hình 2.4 - Mô hình chấp nhận công nghệ TAM .......................................................15 Hình 2.5 - Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB) ......................................16 Hình 2.6 - Mô hình thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT ..............17 Hình 2.7 - Mô hình nghiên cứu của Hernandez-Ortega (2012) ................................18 Hình 2.8 - Mô hình nghiên cứu của Yusup (2015) ...................................................18 Hình 2.9 - Mô hình nghiên cứu của Lian (2015) ......................................................19 Hình 2.10 - Mô hình nghiên cứu của Nugroho và cộng sự (2018) ...........................20 Hình 2.11 - Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Liêm (2016) .....................21 Hình 2.12 - Mô hình nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2020).............................21 Hình 2.13 - Mô hình nghiên cứu Nguyễn Minh Tuấn và Đỗ Viễn Châu (2021)......22 Hình 2.14 - Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................24 Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu ...............................................................................30 Hình 4.1 - Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa .........................................................51 Hình 4.2 - Biểu đồ tần số của các phần dư chuẩn hóa ..............................................52 Hình 4.3 - Biểu đồ tần số P-P plot của phần dư chuẩn hóa ......................................53 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thực sự bắt đầu, thể hiện rõ nét nhất sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, kinh tế số, công nghệ thông tin và internet, sự tích hợp của nhiều công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học với công nghệ thông tin giữ vai trò chi phối và là trung tâm kết nối. Hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã ra đời và dần dần phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia thay thế hóa đơn giấy truyền thống. Theo Koch (2019), thị trường toàn cầu được dự báo sẽ bao gồm 550 tỷ hóa đơn hàng năm. Dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần kích thước vào năm 2035. Năm 2019, chỉ có khoảng 55 tỷ hóa đơn được trao đổi trên cơ sở không giấy tờ. Ước tính rằng quy mô của thị trường hóa đơn và hỗ trợ HĐĐT toàn cầu năm 2019 lên tới 4,3 tỷ EUR và sẽ đạt khoảng 18 tỷ EUR vào năm 2025. Khu vực tư nhân là động lực chính cho phát triển thị trường trong giai đoạn đầu tiên; tuy nhiên, nó đang ngày càng được thúc đẩy bởi các chính phủ. Mục tiêu giảm đáng kể khoảng cách địa lý có thể đạt được bằng cách sử dụng các mô hình dựa trên sự tham gia tự nguyện với các ưu đãi. Do đó, người nộp thuế ngày càng được yêu cầu sử dụng các mô hình giải phóng mặt bằng thời gian thực. Trong trường hợp này, các tổ chức phải trao đổi hóa đơn thông qua cơ quan thuế hoặc gửi ít nhất dữ liệu hóa đơn chính ở định dạng điện tử. Mô hình này có thể dần đạt được sự chấp nhận toàn cầu và dự kiến sẽ trở thành phương thức phổ biến nhất trên toàn thế giới vào năm 2025. HĐĐT là sản phẩm của công nghệ thông tin mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Việc sử dụng HĐĐT phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh và hội nhập. HĐĐT hỗ trợ doanh nghiệp chuyển dữ liệu điện tử đến cơ quan thuế thuận tiện, nâng cao tính công khai minh bạch dữ liệu khai thuế của doanh nghiệp. Việc sử dụng HĐĐT giúp các tổ chức cung cấp dịch vụ về HĐĐT phát triển, hỗ trợ dịch vụ tốt hơn về pháp luật, về kế toán, kê khai thuế cho 2 doanh nghiệp. Nhờ vậy, các đơn vị cung cấp dịch vụ này sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho cơ quan thuế trong thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ chính sách thuế và tuyên truyền về HĐĐT. Cơ quan thuế không những cần phải có giải pháp tác động đến doanh nghiệp mà còn phải có giải pháp tác động đến các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT để nhanh chóng triển khai rộng rãi HĐĐT theo quy định của Luật quản lý thuế của Nhà nước. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, HĐĐT đã trở nên khá phổ biến trong khoảng 10 năm trở lại đây. Ở Việt Nam, HĐĐT đã chính thức có văn bản pháp lý riêng để triển khai áp dụng từ năm 2011 với sự ra đời của Thông tư 32/2011/TT-BTC. Với tầm nhìn đến năm 2020 của ngành Tài chính thông qua Nghị định 119/2018/NĐ-CP (Chính phủ, 2018), 90% doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng hoàn toàn là hoá đơn điện tử thay thế cho hoá đơn giấy truyền thống. Lợi ích của HĐĐT là dễ thấy và đã được nhắc đến nhiều trong một vài năm trở lại đây như: tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; giảm thiểu tình trạng giả mạo hóa đơn; thuận lợi cho công tác quản lý; gia tăng lợi ích với khách hàng, giao dịch thanh toán điện tử từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong khi đó, rào cản lớn nhất là tư duy cũ và tâm lý ngại thay đổi từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại, doanh nghiệp không thể giữ cách thức cũ, bởi việc thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy chỉ còn là vấn đề thời gian. Số doanh nghiệp sử dụng HĐĐT cũng đã tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng còn rất khiêm tốn. Tính đến thời điểm cuối tháng 06/2020 cả nước chỉ đạt khoảng 33,4% doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hình thức HĐĐT. Nhận thức về việc áp dụng HĐĐT của các doanh nghiệp và xã hội nói chung còn đang lan tỏa với tốc độ chậm. Vì vậy ngành thuế cần gấp rút đẩy mạnh tuyên truyền triển khai HĐĐT cùng với việc nghiên cứu các yếu tố tác động để có giải pháp cụ thể mang lại hiệu quả cao hơn. 3 Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang trên đà phát triển với số lượng doanh nghiệp hiện tại trên 16.000 và số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng tăng. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhiều nhà đầu tư tỏ ra e ngại và thận trọng trong việc bỏ vốn thành lập doanh nghiệp nên tình hình đăng ký doanh nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên hiện nay đã có nhiều cải thiện. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, 9 tháng đầu năm 2020 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 1.436 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 3,5% khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 1,5% cả nước) với số vốn đăng ký là 22.378 tỷ đồng (chiếm 2,8% khu vực Đông Nam Bộ, chiếm 1,6% cả nước), tăng 13,61% về số doanh nghiệp và tăng 33,3% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng thành phố Vũng Tàu chiếm tới hơn 66% số lượng doanh nghiệp thành lập mới, tức 2/3 toàn tỉnh. Số liệu thống kê về các doanh nghiệp sử dụng HĐĐT trên địa bàn thành phố tính tới tháng 10/2021: số doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng HĐĐT là 3.353 doanh nghiệp, chiếm 75,76% số doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn toàn thành phố. Con số thống kê này cho thấy thành phố vẫn chưa đạt chỉ tiêu 80% cho tới tháng 6/2021. Từ ngày 12/7/2021, Cục Thuế Tỉnh đã triển khai họp giao ban trực tuyến ban lãnh đạo cục với lãnh đạo các phòng và các chi cục thuế định kỳ hàng tuần và đột xuất để đảm bảo triển khai thông tin chỉ đạo, báo cáo tiến độ thực hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Tuy vậy, hầu hết các Nghị định Chính phủ, Thông tư Bộ Tài chính đến nay mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến quy định về việc sử dụng HĐĐT, chưa có nghiên cứu nào về xu hướng hay các yếu tố tác động đến việc sử dụng HĐĐT của các doanh nghiệp. Đây chính là lý do dẫn đến việc thực hiện đề tài “Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu” nhằm tìm hiểu xu hướng sử dụng HĐĐT và xây dựng các giải pháp phù hợp để giúp các doanh nghiệp chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn truyền thống sang sử dụng HĐĐT, phù hợp với xu hướng thương mại điện tử và đem lại 4 nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trọng công tác quản lý tài chính của mình trong hiện tại và tương lai, nhất là đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. 1.3 Mục tiêu đề tài 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể 1 - Xác định các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. 2 - Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. 3 - Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao quyết định sử dụng HĐĐT của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm: 1 - Các yếu tố nào tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu? 2 - Mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu như thế nào? 3 - Hàm ý quản trị nào nhằm nâng cao quyết định sử dụng HĐĐT của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu? 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT và bản thân quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp. 5 - Đối tượng khảo sát: Người đại diện các doanh nghiệp (lãnh đạo; trưởng, phó phòng kế toán, kế toán viên) trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nằm trong phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, phạm vi nghiên cứu được giới hạn các doanh nghiệp tại thành phố Vũng Tàu nằm trong phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo; Về thời gian, dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2018 đến năm 2020, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát vào khoảng thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 02/2022. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.6.1 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý thuế và người đại diện các doanh nghiệp mục đích nhằm điều chỉnh, bổ sung các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vũng Tàu và thang đo nghiên cứu. Việc thảo luận nhóm do tác giả chủ trì theo kịch bản được chuẩn bị trước nội dung. Dựa vào kết quả thảo luận nhóm, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh kết hợp tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng khảo sát. Bên cạnh đó, lý thuyết thực hành phương pháp nghiên cứu khoa học cũng được tham khảo từ một số tài liệu học thuật và nhà khoa học. 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Công cụ tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu trực tuyến bằng Google Forms. Dữ liệu thu về được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các phương pháp phân tích: Thống kê mô tả, Kiểm định Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá, Phân tích tương quan, và Phân tích hồi quy tuyến tính. 6 1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu kiểm định thang đo các khái niệm nghiên cứu và phát triển thành một tập hợp các biến quan sát của yếu tố tác động đến quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp; bổ sung dữ liệu cho các nghiên cứu khoa học về sau liên quan đến HĐĐT. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đem lại giá trị lợi ích thực tiễn cho các đối tượng liên quan bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn dịch vụ HĐĐT, cơ quan thuế địa phương, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Đối với các doanh nghiệp: Giúp doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng HĐĐT, xác định được rào cản tác động đến quyết định về việc sử dụng HĐĐT để khắc phục, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động. Đối với các tổ chức tư vấn: Giúp các tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT, các tổ chức tư vấn về thuế thấy rõ vai trò, nhiệm vụ, và trách nhiệm trong cung cấp các dịch vụ về HĐĐT, chú trọng đào tạo, hướng dẫn sử dụng cho doanh nghiệp, lưu trữ, truyền dẫn và bảo mật thông tin, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cho doanh nghiệp. Đối với cơ quan thuế địa phương: Xây dựng được các hàm ý quản trị để tác động tích cực đến quyết định sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp trên địa bàn, trong trường hợp này là Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo. 1.8 Kết cấu đề tài Luận văn có kết cấu 5 chương, gồm: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. 7 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Bắt nhịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, HĐĐT đã ra đời và dần dần phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, trong đó bao gồm cả Việt Nam, thay thế hóa đơn giấy truyền thống với những lợi ích và ưu thế vượt trội. Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm đặt vấn đề, tính cấp thiết đề tài, mục tiêu đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tổng quát, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu đề tài. Nội dung Chương 2 sẽ đề cập đến cơ sở lý luận liên quan làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết tương ứng. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Khái niệm hóa đơn điện tử Chính phủ (2010) đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ định nghĩa về hóa đơn, theo đó, Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì HĐĐT là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử. HĐĐT là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (Chính phủ, 2018). Groznik (2015) định nghĩa HĐĐT là một hình thức thanh toán điện tử. Phương pháp lập HĐĐT được sử dụng bởi các đối tác kinh doanh, chẳng hạn như khách hàng và nhà cung cấp, để trình bày và kiểm tra các tài liệu giao dịch giữa nhau và đảm bảo các điều khoản của thỏa thuận thương mại của họ được đáp ứng. Nugroho và cộng sự (2018) cho rằng HĐĐT đơn giản là quá trình thanh toán và nhận hóa đơn trực tuyến. HĐĐT được tạo ra bằng kỹ thuật số bởi máy tính và ứng dụng phần mềm. HĐĐT không chỉ là thế hệ dữ liệu, mà còn là hệ thống cho phép các hóa đơn này được thanh toán điện tử. HĐĐT thường được tạo ra bởi một giải pháp phần mềm tài chính hoặc kế toán và sau đó được gửi đến người trả tiền qua email hoặc cổng thông tin dựa trên web. Cổng thanh toán điện tử và thanh toán điện tử này thường cho phép người trả tiền truy cập các bản sao HĐĐT của họ và quản lý hoặc cập nhật thông tin.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan