Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần ...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

.PDF
74
362
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƢƠNG THỊ KIM CƢƠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LƢƠNG THỊ KIM CƢƠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG ĐỨC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Lƣơng Thị Kim Cƣơng MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Chƣơng 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ...................................... 1 1.1. Tên đề tài ............................................................................................................ 1 1.2. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 2 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 1.7. Kết cấu của bài luận văn ..................................................................................... 4 1.8. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................ 4 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................ 5 Chƣơng 2: TỔNG QUAN VỀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ............................................................................ 6 2.1. Lý thuyết nền về vấn đề nghiên cứu ................................................................... 6 2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh .................................................................................. 6 2.1.2. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế .......... 7 2.1.2.1. Tính đặc thù trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại .................... 7 2.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ cạnh tranh của ngân hàng thương mại ......... 9 2.1.3. Các yếu tố tác động đến cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ........ 11 2.2. Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây................................................................ 13 2.3. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 16 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 18 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ TẬP TRUNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM .................................................................................... 19 3.1. Chỉ số đánh giá mức độ tập trung (HHI) ....................................................... 19 3.1.1. Chỉ số HHI của thị trường tổng tài sản ......................................................... 19 3.1.2. Chỉ số HHI của thị trường dư nợ tín dụng..................................................... 20 3.1.3. Chỉ số HHI của thị trường tiền gửi ................................................................ 23 3.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 .............................................. 27 3.2.1. Quy mô của ngân hàng (Tổng tài sản)........................................................... 27 3.2.2. Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (ETA)............................................................... 27 3.2.3. Tỷ lệ nợ xấu (Risk) ......................................................................................... 29 3.2.4. Thu nhập khác/Tổng tài sản (OI) ................................................................... 32 3.2.5. Chi phí hoạt động/Tổng doanh thu (NI) ........................................................ 33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 36 Chƣơng 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ......................................................................................................................... 37 4.1. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................ 37 4.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 37 4.2.1. Đo lường mức độ cạnh tranh .......................................................................... 37 4.2.2. Yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ..... 39 4.3. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 40 4.3.1. Đo lường mức độ cạnh tranh ......................................................................... 40 4.3.1.1. Chỉ số Lerner ............................................................................................... 40 4.3.1.2. Chỉ số PR-H ................................................................................................. 43 4.3.2. Yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại .... 48 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.......................................................................................... 53 Chƣơng 5: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM .................................................................. 54 5.1. Giải pháp thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam trong hoạt động kinh doanh .............................................................................. 54 5.1.1. Giải pháp từ chính bản thân các ngân hàng thương mại .............................. 54 5.1.1.1. Thu hút khách hàng ...................................................................................... 54 5.1.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ....................................................... 55 5.1.1.3. Đầu tư, phát triển công nghệ ....................................................................... 56 5.1.2. Giải pháp hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................. 56 5.2. Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................. 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5.......................................................................................... 58 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BCTC Báo cáo tài chính ETA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản FEM Fix Effect Model: Mô hình ảnh hƣởng cố định HHI Chỉ số đo lƣờng mức độ tập trung LI Chỉ số Lerner Ln Logarit MC Chi phí biên NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NI Chi phí hoạt động/Tổng doanh thu OI Thu nhập khác/Tổng tài sản P Giá đầu ra REM Radom Effect Model: Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên Risk Tỷ lệ nợ xấu TC Tổng chi phí TR Doanh thu/Tổng tài sản Wf Wk Giá tiền gửi Giá vốn vật chất Wl Giá lao động WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới Y Tổng tài sản DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên bảng biểu Trang Bảng 1.1. Danh sách 15 NHTMCP tác giả phân tích và đanh giá 3 Bảng 3.1. Dƣ nợ tín dụng của các NHTMCP theo loại hình sở hữu 21 Bảng 3.2. Thị phần dƣ nợ tín dụng của các NHTMCP Việt Nam 22 Bảng 3.3. Nguồn vốn huy động của các NHTMCP theo loại hình sở hữu 24 Bảng 3.4. Thị phần huy động vốn của các NHTMCP Việt Nam 25 Bảng 3.5. Dƣ nợ tín dụng của các NHTMCP Việt Nam 30 Bảng 3.6. Tổng nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam 31 Bảng 3.7. Tổng thu nhập khác của các NHTMCP Việt Nam 32 Bảng 3.8. Tổng doanh thu của các NHTMCP Việt Nam 34 Bảng 4.1. Thống kê mô tả chung cho giai đoạn 2006 – 2015 41 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định cân bằng trong dài hạn của 15 NHTMCP 44 Bảng 4.3. Kết quả tính toán chỉ số PR-H 46 Bảng 4.4. Giá trị chỉ số PR-H theo từng giai đoạn 47 Bảng 4.5. Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến 48 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định VIF 48 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Hausman 49 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tự tƣơng quan 49 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi 50 Bảng 4.10. Kết quả ƣớc lƣợng hồi quy bằng FEM 50 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Tên hình vẽ Trang Hình 3.1. Chi số HHI của thị trƣờng tổng tài sản 19 Hình 3.2. Chỉ số HHI của thị trƣờng dƣ nợ tín dụng 20 Hình 3.3. Chỉ số HHI của thị trƣờng tiền gửi 23 Hình 3.4. Chỉ số HHI của các NHTMCP giai đoạn 2006-2015 26 Hình 3.5. Tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam 27 Hình 3.6. Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP Việt Nam 28 Hình 3.7. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản bình quân của các NHTMCP 29 Hình 3.8. Tỷ lệ nợ xấu bình quân của các NHTMCP 31 Hình 3.9. Tỷ lệ Thu nhập khác/Tổng tài sản bình quân của các NHTMCP 33 Hình 3.10. Tổng chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt Nam 34 Hình 3.11. Tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng doanh thu bình quân của các NHTMCP 35 Hình 4.1. Giá trị của giá đầu ra (P), chi phí biên (MC) và chỉ số Lerner (LI) 42 1 Chƣơng 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1.1. Tên đề tài Các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. 1.2. Lý do chọn đề tài Cạnh tranh là vấn đề đang đƣợc hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện tại. Với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực cũng nhƣ cũng nhƣ toàn cầu, các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trƣờng Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng thƣơng mại nói riêng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức. Điều đó đòi hỏi các ngân hàng không ngừng cải thiện và phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ của mình để bắt kịp các ngân hàng quốc tế, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kể từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), Việt Nam bắt buộc phải thực hiện các cam kết về mở cửa ngành tài chính - ngân hàng, điều đó đã tạo sức ép không nhỏ đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc. Để thấy đƣợc mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thay đổi nhƣ thế nào, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ. Cũng đã có một vài nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam, tuy nhiên bài luận văn sẽ tiếp cận thêm ở những khía cạnh khác. Bên cạnh việc đo lƣờng và đánh gá mức độ cạnh tranh, bài luận văn còn xem xét và phân tích các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh. Bài luận văn này sẽ cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin bổ ích về tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện tại cũng nhƣ đƣa ra một vài khuyến nghị phù hợp để góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Trong bài luận văn này, tác giả đƣa ra hai mục tiêu nghiên cứu chính: 2 Thứ nhất, phân tích mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006 -2015. Thứ hai, phân tích và xem xét sự tác động của các yếu tố nội tại đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Bài luận văn tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá để có thể trả lời các câu hỏi: Thứ nhất: Có sự mâu thuẫn về kết quả tính toán giữa các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần hay không? Thứ hai: Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ cạnh tranh của ngân hàng hay sức mạnh thị trƣờng của ngân hàng, vậy liệu các biến nội tại của ngân hàng đƣợc xem xét có ảnh hƣởng đến sức mạnh thị trƣờng của ngân hàng hay không? Thứ ba: Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ thế nào, có mâu thuẫn với các nghiên cứu trƣớc hay không? Thứ tư: Khi lựa chọn các biến này chúng có tƣơng quan với nhau không? 1.5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2015. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu  Về mặt không gian: Bài luận văn sử dụng số liệu của các ngân hàng có thời gian thành lập và hoạt động trên mƣời năm, không ngừng gia tăng qua các năm về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn huy động cũng nhƣ dƣ nợ tín dụng. Tác giả chọn ra 15 ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam, danh sách các ngân hàng đƣợc trình bày ở bảng 1.1 bên dƣới. Tuy chỉ có 15 ngân hàng nhƣng mẫu đƣợc chọn vẫn đại diện cho hơn 65% thị phần của hệ thống NHTMCP Việt Nam (xem bảng 3 và 4 phần Phụ lục). 3 Bảng 1.1. Danh sách 15 NHTMCP tác giả phân tích và đánh giá STT Tên Viết tắt Tên Ngân hàng 1 NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam Vietinbank 2 NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Vietcombank 3 NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam BIDV 4 NHTMCP Sài Gòn SCB 5 NHTMCP Quân Đội MBBank 6 NHTMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Sacombank 7 NHTMCP Á Châu ACB 8 NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam Techcombank 9 NHTMCP Sài Gòn- Hà Nội SHB 10 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng VPBank 11 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank 12 NHTMCP Hàng Hải Maritimebank 13 NHTMCP Phát triển TP. HCM HDBank 14 NHTMCP An Bình AB Bank 15 NHTMCP Quốc Dân NCB  Về mặt thời gian: giai đoạn 2006-2015, tác giả chọn mốc thời gian này để xem xét sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại thay đổi nhƣ thế nào trƣớc và sau khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại Thế giới (WTO). 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài luận văn sử dụng kết hợp hai phƣơng pháp định tính và định lƣợng:  Phƣơng pháp định tính: Nghiên cứu thực hiện dựa vào kết quả và mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trƣớc để xây dựng các yếu tố ảnh hƣởng cũng nhƣ đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần.  Phƣơng pháp định lƣợng: trên cơ sở thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam sau đó tính toán theo các biến đã xác định để chạy mô hình hồi quy thông qua phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS). Mô hình đƣợc xây dựng dựa trên việc tham khảo các bài nghiên cứu trƣớc đây. 4 1.7. Kết cấu của bài luận văn Bài luận văn gồm có năm chƣơng:  Chƣơng 1: Giới thiệu luận văn thạc sĩ kinh tế  Chƣơng 2: Tổng quan về mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại  Chƣơng 3: Thực trạng mức độ tập trung và các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam  Chƣơng 4: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam  Chƣơng 5: Giải pháp thúc đẩy cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam 1.8. Ý nghĩa khoa học của đề tài Bài luận văn cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức cơ bản về cạnh tranh, cách đo lƣờng mức độ cạnh tranh cũng nhƣ phân tích các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh theo phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Từ đó, giúp ngƣời đọc có cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam trong thời gian gần đây. 5 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Với mục tiêu đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam, trong chƣơng 1 tác giả đã trình bày tóm tắt nhất nội dung của bài viết thông qua giới thiệu đề tài, lý do chọn đề tài cũng nhƣ mục tiêu thực hiện bài nghiên cứu. Chƣơng 1 cũng trình bày rõ nét về không gian, thời gian, phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Đồng thời, chƣơng này cũng cho thấy kết cấu tổng thể của bài luận văn. 6 Chƣơng 2: TỔNG QUAN VỀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN 2.1. Lý thuyết nền về vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một hiện tƣợng gắn liền với nền kinh tế thị trƣờng, có cạnh tranh mới có phát triển, bởi vì cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, công nghệ và chất lƣợng phục vụ từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Có nhiều quan điểm về cạnh tranh, dƣới đây là một số khái niệm đƣợc các nhà kinh tế học đƣa ra. - Theo K. Marx thì Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch (Marx, 1977). - Theo Michael E. Porter trong cuốn Competitive Advantage thì cạnh tranh là cốt lõi của sự thành công hay thất bại của các công ty. Cạnh tranh xác định sự phù hợp trong hoạt động của một công ty mà có thể góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của công ty, chẳng hạn nhƣ sự đổi mới, một nền văn hóa gắn kết, hoặc hoạt động tốt hơn (Porter, 1998). - Hai nhà kinh tế học Mỹ P. A. Samuelson và W. D. Nordhaus trong cuốn Kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trƣờng (Samuelson and Nordhaus, 1985). Tóm lại, nói một cách dễ hiểu cạnh tranh là sự tranh đua giữa các đối thủ với nhau trong kinh doanh để giành khách hàng trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật. Có bốn dạng cấu trúc thị trƣờng chính:  Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà không có cá nhân nhà cung cấp nào tác động đáng kể lên giá cả thị trƣờng của sản phẩm (Frank và Bernanke, 2004). 7  Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh trong đó nhiều nhà sản xuất bán các sản phẩm đƣợc phân biệt với nhau mà gần nhƣ thay thế sản phẩm khác (Frank và Bernanke, 2004).  Độc quyền là chỉ có một nhà cung cấp duy nhất sản phẩm mà gần nhƣ không có sản phẩm thay thế (Frank và Bernanke, 2004).  Độc quyền nhóm là hình thức mà một công ty sản xuất một sản phẩm mà chỉ có một vài đối thủ sản xuất sản phẩm thay thế (Frank và Bernanke, 2004). 2.1.2. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 2.1.2.1. Tính đặc thù trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Cạnh tranh giữa các NHTM nhìn chung cũng giống nhƣ sự cạnh tranh của bất kỳ các tổ chức kinh tế nào trong nền kinh tế. Tuy nhiên do tính chất đặc thù trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là kinh doanh tiền tệ nên cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng mang một số đặc thù khác với các tổ chức kinh tế khác. Thứ nhất: Cạnh tranh giữa các NHTM dựa rất lớn vào yếu tố tâm lý nhƣ sự tín nhiệm, kỳ vọng của ngƣời gửi tiền. Sản phẩm mà các NHTM cung cấp cho khách hàng rất ít có sự khác biệt, do đó cạnh tranh giữa các ngân hàng chủ yếu dựa vào uy tín, thƣơng hiệu hơn là sự khác biệt về sản phẩm. Do tình trạng thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng khiến khách hàng không kiểm soát đƣợc tình hình kinh doanh của ngân hàng. Hiện tƣợng thông tin bất cân xứng là một tất yếu, khó tránh khỏi trong các giao dịch kinh tế và hiển nhiên có ảnh hƣởng rất lớn đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam (Hồ Thiên Thanh và Nguyễn Chí Đức, 2012). Thứ hai: Các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng ngân hàng thƣờng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan đến hầu hết các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và đến từng cá nhân thông qua nghiệp vụ huy động vốn, tín dụng,…Đồng thời, trong quá trình hoạt động, các NHTM cũng mở tài khoản cho nhau để phục vụ cho các khách hàng chung, bên cạnh đó, trong quá trình tác nghiệp các ngân hàng cũng phải hợp tác với nhau để thực thi các chức năng có tính hệ thống nhƣ thanh toán bù trừ, cung cấp thông tin khách hàng cho 8 nhau để giảm thiểu rủi ro khách hàng gian lận, ngăn chặn tác động dây chuyền làm sụp đổ hệ thống,… Do đó, việc một ngân hàng gặp khó khăn trong kinh doanh sẽ ảnh hƣởng đến các ngân hàng khác, không những thế, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng bị ảnh hƣởng do phản ứng dây chuyền. Vì thế, trong quá trình hoạt động các NHTM một mặt phải cạnh tranh với nhau để mở rộng thị phần nhƣng mặt khác phải luôn hợp tác với nhau để đảm bảo sự lành mạnh của cả hệ thống để tránh xảy ra rủi ro hệ thống (Nguyễn Trọng Tài, 2008). Thứ ba: Sự cạnh tranh giữa các NHTM không thể dẫn đến làm suy yếu và thôn tính lẫn nhau nhƣ các loại hình kinh doanh khác trong nền kinh tế. Nhƣ đã trình bày ở trên, việc một ngân hàng đổ vỡ sẽ gây ra sự sụp đổ của toàn hệ thống do phản ứng dây chuyền, dẫn đến hậu quả là sự đổ vỡ của cả thị trƣờng tài chính – tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế. Do đó, các NHTM phải cạnh tranh lành mạnh, không đƣợc cạnh tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn để làm sụp đổ hay thôn tính lẫn nhau, bởi vì hậu quả của nó là vô cùng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. NHTM nào cũng phải bảo vệ tính ổn định, minh bạch và giảm thiểu rủi ro hệ thống, nếu không, sự sụp đổ của ngân hàng này sẽ kéo theo ngân hàng khác sụp đổ. Để hỗ trợ lẫn nhau, đôi khi các NHTM phải cứu nguy cho nhau chứ không phải tiêu diệt lẫn nhau. Thứ tư: Sự cạnh tranh của các NHTM là loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi các chuẩn mực khắt khe hơn hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác (Nguyễn Trọng Tài, 2008). Hoạt động kinh doanh của NHTM không chỉ trong phạm vi một nƣớc mà còn liên quan đến nhiều nƣớc để hổ trợ cho hoạt động kinh tế đối ngoại, bên cạnh đó, cùng với quá trình hội nhập, từng bƣớc tự do hóa dòng vốn đòi hỏi các NHTM trong nƣớc phải liên kết với các NHTM nƣớc ngoài để thực hiện trọn vẹn các dịch vụ của mình. Do vậy, hoạt động kinh doanh của NHTM phải chịu sự chi phối không chỉ bởi luật pháp trong nƣớc mà còn phải chịu sự chi phối của các thông lệ quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là sự cạnh tranh giữa các NHTM cũng phải chịu sự chi phối của các thông lệ quốc tế. 9 Thứ năm: Chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Chính vì tầm ảnh hƣởng quan trọng của hệ thống NHTM đối với nền kinh tế mà các tổ chức này phải chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nƣớc, cụ thể là NHNN để tránh xảy ra sự suy sụp của nền kinh tế do sự đổ vỡ của một ngân hàng. 2.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ cạnh tranh của ngân hàng thương mại Theo Hamza, H. và Kachtouli, S. (2014) thì có hai phƣơng pháp tiếp cận để đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại. Thứ nhất, phương pháp cấu trúc: Phƣơng pháp này dựa trên lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (structure – conduct – performance (SCP)). Lý thuyết này đƣợc phát triển bởi Mason (1939) ở trƣờng đại học Harvard, sau đó đƣợc theo đuổi bởi Bain (1951, 1956). Phƣơng pháp đƣa ra mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc thị trƣờng (tập trung hoặc không tập trung), hành vi của công ty (chủ yếu trong giá cả) và hiệu quả kinh tế, dựa trên lý thuyết cấu trúc thị trƣờng ảnh hƣởng đến hành vi và hành vi tác động đến hiệu quả. Vì thế cấu trúc ảnh hƣởng đến hiệu quả thông qua mức độ tập trung. Lý thuyết SCP cho rằng tập trung cao hơn dẫn đến cạnh tranh ít hơn do đó sức mạnh thị trƣờng lớn hơn và khả năng sinh lời cao hơn (Weil, 2011). Hạn chế của phƣơng pháp này là việc tính toán mức độ cạnh tranh từ các biến gián tiếp nhƣ cấu trúc thị trƣờng hay thị phần. Các chỉ số đƣợc sử dụng phổ biến để đo lƣờng mức độ tập trung của thị trƣờng là chỉ số HHI và tỷ lệ tập trung của các doanh nghiệp lớn trong ngành (CR). Trong bài luận văn tác giả chỉ sử dụng chỉ số HHI (Herfindahl-Herschman Index). Đây là một trong những chỉ số đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ tập trung của thị trƣờng theo phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc đƣợc khởi xƣớng bởi Hirschman (1945) và Herfindahl (1950) và đƣợc sử dụng khá phổ biến. Chỉ số này tính toán theo công thức sau: HHI = ∑ Trong đó: r k là thị phần của ngân hàng 10 Chỉ số HHI có các giá trị nhƣ sau: HHI < 1.000: mức độ tập trung thấp 1.000 < HHI < 1.800: mức độ tập trung vừa phải HHI > 1.800: mức độ tập trung cao Trong bài luận văn, tác giả đo lƣờng chỉ số HHI cho ba loại thị trƣờng là thị trƣờng tổng tài sản, thị trƣờng tiền gửi và thị trƣờng dƣ nợ tín dụng. Thứ hai, phương pháp phi cấu trúc: Phƣơng pháp này dựa vào lý thuyết cấu trúc hiệu quả (efficient structure (ES)). Vào những năm 1980 phát triển một phƣơng pháp thực nghiệm mới áp dụng cho các tổ chức công nghiệp hóa, nó đo lƣờng một cách rõ ràng và chính xác hơn mức độ cạnh tranh và sức mạnh thị trƣờng. Phƣơng pháp mới này dựa vào lý thuyết ES, lý thuyết này nêu ra rằng nếu có mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tập trung và lợi nhuận của ngân hàng (đƣợc đo bằng giá cá) điều đó có thể giải thích bởi việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng lớn. Theo lý thuyết này, hiệu quả ảnh hƣởng đến cấu trúc của thị trƣờng, ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao sẽ làm tăng thị phần vì thế làm tăng mức độ tập trung của thị trƣờng. Phƣơng pháp này sử dụng hai chỉ số đo lƣờng phổ biến là PR – H và chỉ số Lerner (LI). Trong bài luận văn, tác giả cũng tiến hành tính toán hai chỉ số này. Chỉ số Lerner: Đây là một chỉ số về quyền lực độc quyền, đƣợc đề xuất bởi Lerner (1934): Lerner = (Giá bán – Chi phí biên)/Giá bán Khi cạnh tranh hoàn hảo tồn tại thì giá bán bằng chi phí biên, do vậy chỉ số này sẽ có giá trị bằng 0. Khi giá cả lớn hơn chi phí biên thì chỉ số Lerner sẽ lớn hơn 0 và ở trong khoảng giữa 0 và 1. Chỉ số càng gần 1 thì quyền lực độc quyền của công ty càng cao. Chỉ số PR-H: Chỉ số này đƣợc đề xuất bởi Panzar và Rosse (1987). Hiện nay, chỉ số này cũng đƣợc sử dụng khá phổ biến. Ngƣợc lại với chỉ số Lerner, chỉ số H có các giá trị nhƣ sau: H  0: Độc quyền 11 0 < H <1: Cạnh tranh độc quyền H = 1: Cạnh tranh hoàn hảo Cách tính hai chỉ số LI và PR-H này sẽ đƣợc trình bày rõ nét hơn ở phần mô hình nghiên cứu (chƣơng 4, phần 4.2). 2.1.3. Các yếu tố tác động đến cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Thứ nhất: Quy mô của ngân hàng (Y) Yếu tố này đƣợc đo lƣờng bằng Tổng tài sản của ngân hàng (lấy logarit của tổng tài sản). Việc đƣa yếu tố này vào nghiên cứu là có hai lý do. Thứ nhất, các ngân hàng có thể tận dụng lợi thế về chi phí do quy mô lớn. Thứ hai, các ngân hàng có quy mô lớn thƣờng có lợi thế hơn về sức mạnh thị trƣờng. Do có nhiều cơ hội hơn trong việc gia tăng thêm các khoản mục kinh doanh bên cạnh hoạt động tín dụng nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng, đồng thời hạn chế đƣợc rủi ro do các tác động từ nền kinh tế. Giả thuyết: tác động cùng chiều lên chỉ số LI (Fernandez de Guevara, J. và các cộng sự, 2005; Fungacova, Z. và cộng sự, 2010). Thứ hai: Rủi ro của ngân hàng (Risk) Risk đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tài sản để đại diện cho rủi ro vỡ nợ, nhƣng cũng cần chú ý rằng rủi ro vỡ nợ phụ thuộc vào chất lƣợng tài sản. Vì thế, có thể sử dụng các tỷ lệ khác để đại diện cho biến rủi ro (risk) nhƣ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ hoặc tỷ lệ dự phòng trên tổng dƣ nợ. Tuy nhiên, có thể thấy, trong những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu của các NHTM đã có sự gia tăng đáng kể (phân tích ở phần thực trạng), do đó, tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đại diện cho biến rủi ro để thấy rõ hơn ảnh hƣởng của rủi ro đối với mức độ cạnh tranh của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định của pháp luật (cụ thể theo Thông tƣ số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan