Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ...

Tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế khu vực đức linh tánh linh, tỉnh bình thuận

.PDF
133
1
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU  LÂM THỊ THANH MỸ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỨC LINH - TÁNH LINH TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 7 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU  LÂM THỊ THANH MỸ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC ĐỨC LINH - TÁNH LINH TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 Mã số sinh viên: 20110063 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 7 năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tên đề tài: “Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận” Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng Tác giả Lâm Thị Thanh Mỹ năm 2022 ii LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, bằng tất cả sự biết ơn và kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn đến Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi đã cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn và điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và hỗ trợ trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Đinh Công Khải, Thầy đã tận tình theo sát hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm và kiến thức quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ về mặt thời gian, cung cấp dữ liệu cho luận văn này. Cuối cùng tôi xin dành lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên, là chỗ dựa tinh thần, chia sẻ những khó khăn trong quá trình làm luận văn. Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên còn những thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô trong Hội đồng, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Thuận, ngày tháng Tác giả Lâm Thị Thanh Mỹ năm 2022 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ.................................................................. x TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................. xi CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LUẬN VĂN ....................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................... 5 1.6 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 5 1.7 Kết cấu luận văn .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............. 7 2.1 Tổng quan về thuế ....................................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm về thuế .................................................................................... 7 2.1.2 Vai trò của thuế ........................................................................................ 8 2.2 Khái niệm về hành vi tuân thủ thuế ............................................................ 9 2.3 Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế............................................................ 10 2.3.1 Lý thuyết về hành vi............................................................................... 10 2.3.1.1. Thuyết lý luận hành động (TRA) ....................................................... 10 iv 2.3.1.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) ......... 11 2.3.2 Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế......................................................... 12 2.4 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................................ 15 2.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan......................................... 16 2.5.1 Nghiên cứu trong nước........................................................................... 16 2.5.2 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 18 2.6 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ...................................................... 20 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 32 3.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 32 3.2 Xây dựng thang đo .................................................................................... 33 3.3 Thu thập thông tin và xử lý dữ liệu ........................................................... 38 3.3.1 Thu thập thông tin .................................................................................. 38 3.3.1.1. Mô tả tổng thể .................................................................................... 38 3.3.1.2. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................... 38 3.3.2 Xử lý số liệu ........................................................................................... 39 3.3.2.1. Nghiên cứu định tính .......................................................................... 39 3.3.2.2. Nghiên cứu định lượng ...................................................................... 40 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................... 45 4.1 Khái quát tình hình tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh ....................................................... 45 4.1.1 Giới thiệu chung về Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh ...... 45 4.1.1.1. Tổ chức bộ máy tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh ... 45 4.1.1.2. Kết quả thu ngân sách giai đoạn 2019 – 2021 tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh.............................................................................. 46 4.1.2 Tình hình tuân thủ thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh....................................................................... 50 4.1.2.1. Tuân thủ về kê khai thuế .................................................................... 50 v 4.1.2.2. Tuân thủ về báo cáo thông tin đầy đủ và chính xác ........................... 51 4.1.2.3. Tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn ................................................ 52 4.2 Thống kê mô tả.......................................................................................... 53 4.2.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát.................................................................... 53 4.2.2 Kết quả thống kê mô tả .......................................................................... 57 4.3 Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................... 59 4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................. 59 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................... 60 4.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập ........................... 61 4.3.2.2. Kiểm định tính thích hợp của EFA đối với biến phụ thuộc ............... 64 4.4 Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................... 66 4.4.1 Kiểm định tương quan tuyến tính .......................................................... 66 4.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình............................................... 68 4.4.3 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư............................................... 71 4.4.3.1. Biểu đồ Histogram ............................................................................. 71 4.4.3.2. Biểu đồ Normal P-P Plots .................................................................. 71 4.4.3.3. Biểu đồ Scatterplot ............................................................................. 72 4.5 Kết luận các giả thuyết rút ra từ kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................................................................... 73 4.6 Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm doanh nghiệp ............................... 76 4.6.1 Kiểm định loại hình sở hữu doanh nghiệp ............................................. 76 4.6.2 Kiểm định ngành nghề sản xuất kinh doanh chính ................................ 76 4.6.3 Kiểm định thời gian (thâm niên) doanh nghiệp hoạt động .................... 77 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................ 79 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 79 5.2 Hàm ý chính sách quản lý ......................................................................... 80 5.2.1 Đối với ngành Thuế................................................................................ 81 vi 5.2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh ................................................................ 86 5.2.3 Đối với Tổng cục Thuế .......................................................................... 88 5.2.4 Đối với Chính phủ .................................................................................. 89 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 92 PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH THÀNH PHẦN THAM DỰ PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU ............................................................................................... 97 PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA................................ 99 PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN .................... 103 PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................................... 107 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ Nội dung CP Cổ phần Cổ phần DNTN Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GTGT Giá trị gia tăng Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân KMO Kaiser - Meyer - Olkin NSNN Ngân sách nhà nước OECD Sig SPSS Số kiểm định độ phù hợp của mô hình trong EFA Ngân sách nhà nước Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và Phát triển operation and Development kinh tế Significance Level Mức ý nghĩa Statistical Package for the So- Phần mềm thống kê cial Sciences TNDN Thu nhập doanh nghiệp Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai viii DANH MỤC CÁC BẢNG Nội dung Bảng 2.1 2.2 Bảng quy định về doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế Trang 16 29 3.1 Thang đo thuế suất 34 3.2 Thang đo tính đơn giản của việc kê khai thuế 34 3.3 Thang đo hiệu quả trong việc quản lý thuế của cơ quan thuế 35 3.4 Thang đo nhận thức của doanh nghiệp về thuế 36 3.5 Thang đo nhận thức về mức xử phạt 36 3.6 Thang đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 37 3.7 Thang đo hành vi tuân thủ thuế 38 Mô tả kết quả nghiên cứu định tính các yếu tố tác động đến 3.8 hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục 40 Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận 4.1 Kết quả thực hiện thu Ngân sách nhà nước giai đoạn 2019-2021 47 Thống kê tình hình doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế 4.2 khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận vi phạm thời 50 gian nộp hồ sơ khai thuế từ năm 2019-2021 Thống kê tình hình thanh tra, kiểm tra thuế của các doanh 4.3 nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh 51 Linh tỉnh Bình Thuận từ năm 2019-2021 Thống kê tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 4.4 tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình 53 Thuận từ năm 2019-2021 4.5 4.6 4.7 Thống kê loại hình doanh nghiệp theo mẫu nghiên cứu Thống kê ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp theo mẫu nghiên cứu Thống kê thời gian hoạt động của doanh nghiệp theo mẫu 54 54 55 ix nghiên cứu 4.8 Thống kê giới tính trong mẫu nghiên cứu 56 4.9 Thống kê độ tuổi người đại diện doanh nghiệp trả lời 56 4.10 Thống kê trình độ học vấn của người đại diện doanh nghiệp trả lời 57 4.11 Thống kê mô tả các biến quan sát 58 4.12 Tổng hợp kiểm định Cronbach’s Alpha 59 4.13 KMO và Bartlett của các biến độc lập 61 4.14 Tổng phương sai trích của các biến độc lập 62 4.15 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập 63 4.16 KMO và Bartlett của biến phụ thuộc 64 4.17 Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc 65 4.18 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc 65 4.19 Tổng hợp kết quả thang đo và biến quan sát sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha và EFA 66 4.20 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc 67 4.21 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình 69 4.22 Kết quả kiểm định phương sai ANOVA 69 4.23 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 69 4.24 Tổng hợp các giả thuyết rút ra từ kết quả nghiên cứu 73 x DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình Nội dung Trang 2.1 Mô hình nghiên cứu xu hướng hành vi của Ajzen (1991) 12 2.2 Mô hình lý thuyết về động lực của Braithwaite và cộng sự (2007) 13 2.3 Mô hình contractarian của Scholz (1997) 14 2.4 Mô hình lý thuyết động lực đám đông của Frey (1997b) 15 Mô hình các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế 2.5 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu 30 vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận 3.1 4.1 4.2 4.3 4.4 Quy trình nghiên cứu Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh Biểu đồ cơ cấu loại hình doanh nghiệp theo mẫu nghiên cứu Biểu đồ cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp Biểu đồ thống kê về thời gian (thâm niên) hoạt động của doanh nghiệp theo mẫu 33 46 54 55 56 4.5 Biểu đồ Histogram 71 4.6 Biểu đồ Normal P-P Lots 72 4.7 Biểu đồ Scatterplot 72 xi TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu là xây dựng mô hình là nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu được tiến hành thông qua 02 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 298 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn hai huyện Đức Linh và huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa cơ sở lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế và mô hình của các nghiên cứu trước bao gồm 06 thành phần: Thuế suất; Tính đơn giản của việc kê khai thuế; Hiệu quả trong việc quản lý thuế của cơ quan thuế; Nhận thức doanh nghiệp về thuế; Nhận thức về mức xử phạt và Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu định lượng thực hiện các bước kiểm định như phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) về mức độ phù hợp của dữ liệu, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Các bước kiểm định, phân tích được thực hiện trên phần mềm SPSS 20.0. Kết quả có được sau khi thực hiện các kiểm định độ tin cậy thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết và các bước phân tích. Nghiên cứu cho thấy hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh bị tác động bởi 06 yếu tố như sau: Nhận thức doanh nghiệp về thuế (Beta = 0,485), Thuế suất (Beta = - 0,293), Hiệu quả trong việc quản lý thuế của cơ quan thuế (Beta = 0,189), Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Beta = 0,190), Tính đơn giản của kê khai thuế (Beta = 0,156), Nhận thức mức xử phạt (Beta = 0,150). Kết quả nghiên cứu này giúp ngành Thuế tại huyện Đức Linh và huyện Tánh Linh tập trung vào các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh nhằm đề ra xii những giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LUẬN VĂN 1.1 Lý do chọn đề tài Thuế không những là nguồn thu quan trọng chủ yếu của ngân sách nhà nước mà còn đóng vai trò quan trọng đến công cuộc phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy, công tác thu thuế là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, thường xuyên được Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế cũng như các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Thông qua công cụ thuế, nhà nước không chỉ tăng thu cho ngân sách, đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của nhà nước mà còn sử dụng nó để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững, tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh đó thực hiện mục tiêu bình đẳng và bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội. Với vai trò quan trọng của thuế, mọi quốc gia đều rất coi trọng chính sách thuế và các biện pháp quản lý thuế. Thách thức đối với Việt Nam hiện nay trong việc quản lý thuế là nguồn thu thuế tránh thất thoát và mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế ngày càng được nâng cao. Trong điều kiện như hiện nay, công tác thu thuế không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành Thuế mà còn đòi hỏi sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp hỗ trợ có hiệu quả của các Sở, Ban ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền thông của Trung ương và địa phương cũng như ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các tổ chức, cá nhân tại địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày ngày 01 tháng 7 năm 2020. Đây là Luật Quản lý thuế có tính phù hợp với hoạt động kinh tế thị trường đảm bảo công bằng trong việc kê khai tính thuế và nộp thuế và có tác dụng khuyến khích đầu tư phát triển, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó ngành thuế Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, và hiện tại ngành thuế đang thực hiện theo cơ chế tự khai tự nộp thuế, 2 thông qua cơ chế đó đề cao trách nhiệm của người nộp thuế, tăng cường dân chủ và tính tự chủ của người nộp thuế trong việc thực hiện chức năng tự đánh giá và kê khai thuế, tự nộp thuế vào ngân sách, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện chủ yếu tại trụ sở cơ quan thuế với sự hỗ trợ của các ứng dụng quản lý, việc đưa ra những yêu cầu quản lý đối với người nộp thuế dựa trên phân tích rủi ro. Tuy nhiên, cơ quan thuế cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, hiệu quả nhằm ngăn ngừa, phát hiện các trường hợp không tuân thủ và có các biện pháp trừng phạt một cách nghiêm minh, đảm bảo công bằng và tạo sự tin cậy của người nộp thuế. Tuy nhiên qua thực tiễn quản lý thuế của Chi cục Thuế khu vực Đức Linh - Tánh Linh là huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh cho thấy tình hình tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn tồn tại về nhiều khía cạnh, từ vấn đề kê khai, nộp nợ thuế, mức độ vi phạm qua công tác thanh tra kiểm tra của các doanh nghiệp đến công tác quản lý thuế của cơ quan thuế. Bên cạnh đó, trong quản lý nhân sự tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh Tánh Linh còn nhiều bất cập như việc xắp xếp, bố trí nguồn lực, đào tạo trình độ quản lý thu thuế của một số công chức thuế đến thực hiện việc luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí công tác định kỳ, từ đó chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành thuế. Tình trạng trốn thuế, thất thu thuế phổ biến, có tính phức tạp, tinh vi, trong khi cơ chế chỉ cho phép “hậu kiểm”, khi các nghiệp vụ kinh tế đã qua đi, thậm chí đã qua thời gian rất lâu. Trình độ thực tế của kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đia bàn huyện Đức Linh, huyện Tánh Linh còn hạn chế, dẫn tới nhiều sai sót không đáng có, ý thức chấp hành Pháp luật thuế còn chưa cao. Qua đây cho thấy được tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh - Tánh Linh còn chưa đạt như kỳ vọng của Ban lãnh đạo chi cục thuế. Trong khi cơ chế quản lý thuế hiện nay, người nộp thuế tự khai, tự nộp với chủ trương tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong thực hiện nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân. Cơ quan thuế không can thiệp trực tiếp vào việc kê khai, nộp thuế của người nộp thuế trừ trường hợp phát hiện sai sót, vi phạm hoặc có dấu hiệu không tuân thủ thuế. Tuy nhiên với trường hợp động cơ tuân thủ của người nộp thuế yếu kém hay với năng lực quản lý thuế yếu kém, không thể phát hiện các hành vi gian lận thuế thì cơ chế 3 tự khai, tự nộp không phát huy được hiệu quả. Chính vì vậy, nền tảng của quản lý thuế hiện nay đang hướng đến là thúc đẩy hành vi tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế. Để tăng cường kết quả quản lý thuế, trong khi nguồn lực quản lý thuế còn hạn chế và sự phức tạp của hành vi tuân thủ thuế đòi hỏi cơ quan thuế cần có phương pháp phù hợp để đo lường mức độ tác động của các yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. Vì vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương là một đòi hỏi cấp thiết, là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành thuế nói chung và tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Việc đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế sẽ góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động tài chính, đầu tư và tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế, tạo sự công bằng trong xã hội và đáp ứng nhu cầu về nguồn thu ngân sách nhà nước. Xuất phát từ các vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Xác định các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung thì đề tài đưa ra các mục tiêu cụ thể cần giải quyết như sau: Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. 4 Mục tiêu 2: Xác định mức độ tác động của các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận theo đặc điểm cá nhân. Mục tiêu 3: Kiểm định sự khác biệt hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. Mục tiêu 4: Đề xuất những hàm ý chính sách nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài cần trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi thứ nhất: Các yếu tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận? Câu hỏi thứ hai: Mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận? Câu hỏi thứ ba: Liệu có sự khác biệt hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận theo các đặc điểm cá nhân? Câu hỏi thứ tư: Các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh - Phạm vi thời gian: tình hình tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận giai đoạn năm 2019-2021. - Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp vừa và nhỏ kê khai thuế GTGT, thuế TNDN tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận. - Thời gian khảo sát: Tháng 1-2/2022 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó giúp cơ quan thuế hoàn thiện các chính sách thuế, các cơ chế quản lý thuế nhằm tạo cơ sở khoa học cho các cơ quan thuế có những định hướng trong quản lý thuế. Qua đó nâng cao hành vi tuân thủ của các doanh nghiệp, đảm bảo sự đóng góp vào ngân sách nhà nước được công bằng, bình đẳng. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng: - Nghiên cứu định tính: Dùng kỹ thuật phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế và nhân viên đang làm công tác kê khai, kế toán thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn hai huyện Đức Linh và Tánh Linh để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát phù hợp với từng thang đo, khám phá các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận, từ đó đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và phát triển mô hình nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng cách khảo sát nhân viên đang làm công tác kê khai, kế toán thuế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận bằng bảng câu hỏi đã được xây dựng để thu thập dữ liệu, nhằm mục tiêu kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu lý thuyết. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình nghiên 6 cứu bằng phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội thông qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS phiên bản 20. 1.7 Kết cấu luận văn Ngoài các phần tóm tắt, mục lục, danh mục bảng biểu, biểu đồ, các thuật ngữ và từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài nghiên cứu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa, phương pháp nghiên cứu và bố cục của nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trình bày những cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu liên quan, đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng. Xây dựng thang đo chi tiết, thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận và kết quả nghiên cứu có được sau khi thực hiện các bước thống kê mô tả, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình, phân tích đánh giá các kết quả đạt được. Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách Tóm tắt kết quả nghiên cứu, đề xuất một gợi ý chính sách giúp ngành Thuế hoàn thiện cơ chế quản lý thuế nhằm nâng cao hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế khu vực Đức Linh – Tánh Linh tỉnh Bình Thuận.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan