Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
107
1
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- NGUYỄN VÂN ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 09 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- NGUYỄN VÂN ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG VINH Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 09 năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” do tác giả Nguyễn Vân Anh thực hiện. Tôi xin cam đoan đây là kết quả quá trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là chính xác, trong thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện luận văn Nguyễn Vân Anh ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh đã tận tâm hướng dẫn, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành biết ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong chương trình cao học. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình thu thập số liệu để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm Người thực hiện luận văn Nguyễn Vân Anh iii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu. Dựa trên cơ sở lý thuyết với thuyết hành động hợp lý TRA và thuyết hành vi dự định TPB, đề tài tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu với 06 yếu tố phổ biến và phù hợp nhất ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu bao gồm: Thái độ, Ảnh hưởng xã hội, Kiểm soát hành vi, Thu nhập, Công tác tuyên truyền, và Trách nhiệm đạo lý. Sau khi thảo luận nhóm với các chuyên gia đề hiệu chỉnh mô hình và thang đo ban đầu, tác giả hoàn thiện mô hình, xây dựng thang đo và bảng khảo sát chính thức. Thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, nghiên cứu định lượng thực hiện với mẫu nghiên cứu chính thức gồm 220 người dân, kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo trong mô hình đều đạt độ tin cậy và giá trị. Sau đó, đề tài tiến hành phân tích tương quan cũng như hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề xuất. Kết quả nghiên cứu đã xác định được mô hình gồm 06 ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xếp theo mức độ giảm dần là: Thu nhập, Công tác tuyên truyền, Kiểm soát hành vi, Ảnh hưởng xã hội, Thái độ, và Trách nhiệm đạo lý. Quá trình phân tích được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Với kết quả đạt được, đề tài có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng vào thực tiễn trong công tác nâng cao số lượng người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để đề xuất một số hàm ý quản trị. Các hàm ý quản trị được đưa ra ưu tiên theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như đã đề cập. Từ khóa: ý định, bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bà Rịa–Vũng Tàu, iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................1 1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................3 1.3 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................4 1.3.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................4 1.3.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................4 1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................4 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................5 1.6 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5 1.6.1 Nghiên cứu định tính ...................................................................................5 1.6.2 Nghiên cứu định lượng ................................................................................5 1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................6 1.8 Kết cấu đề tài .........................................................................................................6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................8 2.1 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................8 2.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội ..........................................................................8 2.1.2 Bản chất bảo hiểm xã hội ............................................................................9 v 2.1.3 Vai trò bảo hiểm xã hội .............................................................................10 2.1.4 Các loại hình bảo hiểm xã hội ...................................................................12 2.1.5 Bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................................................12 2.1.6 Ý định và ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện .............................13 2.1.7 Các lý thuyết liên quan ..............................................................................14 2.1.7.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) .14 2.1.7.2 Lý thuyết hành vi dự định (Theory of planed behaviour – TPB) ....15 2.2 Các nghiên cứu liên quan ....................................................................................17 2.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014) ........................17 2.2.2 Nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) .........18 2.2.3 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt Dung và Nguyễn Thị Sinh (2019) ..19 2.2.4 Nghiên cứu của Mai Thanh Loan và Nguyễn Hoàng Trúc Quyên (2020) 19 2.2.5 Nghiên cứu của Hồ Thủy Tiên và cộng sự (2021) ....................................20 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết ..........................................................23 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................23 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................24 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................28 3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................28 3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................29 3.2.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................29 3.2.2 Nghiên cứu định lượng ..............................................................................29 3.3 Xây dựng thang đo ..............................................................................................30 3.4 Phương pháp thu nhập và xử lý thông tin ...........................................................34 3.4.1 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................34 3.4.2 Kích thước mẫu .........................................................................................34 3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................35 vi 3.4.4 Phương pháp xử lý thông tin .....................................................................35 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................39 4.1 Thống kê mô tả dữ liệu .......................................................................................39 4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo...............................................................................40 4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thái độ” ....................................................40 4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng xã hội” ...................................41 4.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Kiểm soát hành vi” ...................................41 4.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Thu nhập” .................................................42 4.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Công tác tuyên truyền” .............................42 4.2.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Trách nhiệm đạo lý” .................................43 4.2.7 Đánh giá độ tin cậy thang đo “Ý định tham gia” ......................................43 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................................44 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá thang đo biến độc lập ...................................44 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo biến phụ thuộc ...............................45 4.4 Phân tích tương quan...........................................................................................47 4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính bội .........................................................................48 4.5.1 Kiểm định sự phù hợp mô hình .................................................................48 4.5.2 Kết quả hồi quy tuyến tính bội và kiểm định giả thuyết nghiên cứu ........49 4.5.3 Kiểm định các giả định hồi quy tuyến tính ...............................................52 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................55 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................58 5.1 Kết luận ...............................................................................................................58 5.2 Đề xuất hàm ý quản trị ........................................................................................59 5.2.1 Nâng cao thu nhập .....................................................................................59 5.2.2 Nâng cao công tác tuyên truyền ................................................................61 5.2.3 Nâng cao kiểm soát hành vi.......................................................................62 vii 5.2.4 Nâng cao ảnh hưởng xã hội .......................................................................63 5.2.5 Nâng cao thái độ ........................................................................................64 5.2.6 Nâng cao trách nhiệm đạo lý .....................................................................65 5.3 Hạn chế và nghiên cứu tiếp theo .........................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................68 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Diễn giải 1 ANOVA Analysis of variance (phân tích phương sai) 2 ASXH An sinh xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BHXH Bảo hiểm xã hội 5 BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện 6 BRVT Bà Rịa – Vũng Tàu 7 EFA Explorary factor analysis (Nhân tố khám phá) 8 KMO Kaiser Meyer Olkin (chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố) 9 SPSS Statistical Package for the Social Sciences (phần mềm SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp) 10 TRA Lý thuyết hành động hợp lý 11 TPB Lý thuyết hành vi dự định 12 VIF Variance Inflation Factor (Hệ số phóng đại phương sai) 13 UBND Ủy ban nhân dân ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Tổng hợp các nghiên cứu ........................................................................22 Bảng 3.1 - Thang đo “Thái độ” .................................................................................31 Bảng 3.2 - Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” ................................................................31 Bảng 3.3 - Thang đo “Kiểm soát hành vi” ................................................................32 Bảng 3.4 - Thang đo “Thu nhập” ..............................................................................32 Bảng 3.5 - Thang đo “Công tác tuyên truyền” ..........................................................33 Bảng 3.6 - Thang đo “Trách nhiệm đạo lý” ..............................................................33 Bảng 4.1 - Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................39 Bảng 4.2 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Thái độ” .....................................41 Bảng 4.3 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Ảnh hưởng xã hội” ....................41 Bảng 4.4 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Kiểm soát hành vi” ....................42 Bảng 4.5 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Thu nhập” ..................................42 Bảng 4.6 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Công tác tuyên truyền” ..............43 Bảng 4.7 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Trách nhiệm đạo lý” ..................43 Bảng 4.8 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo “Ý định tham gia” .......................44 Bảng 4.9 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlet các biến độc lập .............................44 Bảng 4.11 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlet biến phụ thuộc .............................46 Bảng 4.12 - Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo biến phụ thuộc .............46 Bảng 4.13 - Ma trận tương quan ...............................................................................47 Bảng 4.14 - Tổng quan mô hình................................................................................48 Bảng 4.15 – Phân tích ANOVA ................................................................................49 Bảng 4.16 - Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ....................................................50 Bảng 4.17 - Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..............................51 Bảng 4.18 - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.........................................................55 x Bảng 5.1 - Thống kê trung bình yếu tố “Thu nhập” .................................................59 Bảng 5.2 - Thống kê trung bình yếu tố “Công tác tuyên truyền” .............................61 Bảng 5.3 - Thống kê trung bình yếu tố “Kiểm soát hành vi” ...................................62 Bảng 5.4 - Thống kê trung bình yếu tố “Ảnh hưởng xã hội”....................................63 Bảng 5.5 - Thống kê trung bình yếu tố “Thái độ” ....................................................64 Bảng 5.6 - Thống kê trung bình yếu tố “Trách nhiệm đạo lý” .................................65 xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 - Mô hình lý thuyết hành động hợp lý – TRA............................................15 Hình 2.2 - Mô hình lý thuyết hành vi dự định - TPB ................................................16 Hình 2.3 - Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014) .........17 Hình 2.4 - Mô hình nghiên cứu Hoàng Thu Thủy, Bùi Hoàng Minh Thơ (2018) ....18 Hình 2.5 - Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Nguyễn Thị Sinh (2019) ....19 Hình 2.6 - Nghiên cứu Mai Thanh Loan và Nguyễn Hoàng Trúc Quyên (2020).....20 Hình 2.7 - Mô hình nghiên cứu của Hồ Thủy Tiên và cộng sự (2021).....................21 Hình 2.8 - Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................23 Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu ...............................................................................28 Hình 4.1 - Mô hình kết quả nghiên cứu ....................................................................52 Hình 4.2 - Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa ...........................................................53 Hình 4.3 - Đồ thị P-P của phần dư ............................................................................53 Hình 4.4 - Biểu đồ phân tán phần dư ........................................................................54 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề Vấn đề an sinh xã hội (ASXH) được xem là một trong những nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Với tư cách là một trụ cột trong hệ thống chính sách ASXH, bảo hiểm xã hội (BHXH) thực sự đã trở thành một công cụ đắc lực và hiệu quả. Do BHXH đã giúp cho Nhà nước điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường. Không những thế, BHXH là một trong những chính sách ASXH rất quan trọng; là tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội; thể hiện sự văn minh, phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH nhằm hướng tới con người, xem đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, những rủi ro xã hội có chiều hướng ngày một gia tăng và nhu cầu về bảo hiểm an toàn cho cá nhân cũng tăng theo. Do đó, để người lao động tiếp cận tới mạng lưới ASXH thông qua việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) là vấn đề rất cần thiết. Có thể nói, BHXHTN là một chính sách mang tính nhân văn cao, mở ra cho người lao động cơ hội tiếp cận vấn đề ASXH, giúp cho người dân giảm bớt gánh nặng khi đau ốm, thất nghiệp, tuổi già không còn sức lao động, tử tuất. BHXHTN là một chính sách có quy mô lớn của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho người lao động không hoặc chưa có cơ hội tham gia BHXH bắt buộc được tiếp cận với hệ thống BHXH. Trong điều kiện hiện nay, có rất nhiều lao động không được tham gia BHXH bắt buộc vì họ là những lao động tự do, tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối tượng có thể kể đến như nông dân, lao động tự tạo việc làm, hộ hoặc cá thể kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, người lao động trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở những nơi không có quan hệ lao động, theo quy định của pháp luật, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (Mạc Văn Tiến, 2005). 2 Ở nước ta, việc phát triển hệ thống BHXH, xây dựng loại hình BHXHTN được xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống ASXH của nước ta trong giai đoạn tới. Quan điểm về việc xây dựng và thực hiện BHXHTN để đảm bảo quyền được tham gia BHXH của mọi người lao động đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi xây dựng Bộ Luật Lao động năm 1994, tại Điều 140 Chương XII của Bộ Luật Lao động được Quốc hội khoá IX thông qua năm 1994, đã quy định “các loại hình BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng đối với từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp”, Bộ luật Lao động 2003 cũng quy định rõ: cần “xây dựng chế độ BHXHTN cho người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc”, những quy định này cũng nhằm mục đích: “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH. Tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân” như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra. Như vậy, cùng với BHXH bắt buộc, BHXHTN ra đời sẽ góp phần làm đầy đủ, hoàn thiện hơn pháp luật BHXH nước ta, bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật về BHXH cho mỗi người lao động, là điều kiện, yếu tố khuyến khích nền kinh tế nhiều thành phần phát triển. Nhằm nâng cao hơn nữa tính nhân văn của chính sách này cũng như tháo gỡ, tiếp sức và chung tay với người lao động, Luật BHXH số 58/QH13 do Quốc Hội XIII thông qua ngày 20/11/2014 đã thể chế và hoàn thiện các quy định về chính sách BHXH theo hướng mở rộng và nâng cao quyền tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách cho đông đảo nhân dân lao động vì mục tiêu an sinh cho mọi người lao động khi về già. Theo đó, chính sách BHXHTN đã mở rộng về đối tượng tham gia, phương thức đóng, mức đóng và chế độ hưởng. Có thể nhận định rằng chính sách BHXHTN theo quy định của Luật BHXH mới hiện nay đã mở ra cho người lao động đặc biệt là lao động tự do cơ hội tham gia và thụ hưởng chính sách an sinh một cách dễ dàng và rộng mở góp phần làm tăng cho độ bao phủ của chính sách này. 3 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Việc tham gia BHXHTN sẽ giúp cho những lao động đặc biệt là lao động tự do, lao động có thu nhập thấp, không ổn định có thể hưởng được lương hưu, góp phần bảo đảm cuộc sống khi về già. Trên thực tế, sau một thời gian triển khai, vẫn còn ít người lao động thực sự quan tâm và tham gia loại hình bảo hiểm này. Theo báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2020, đến hết năm 2020, số người tham gia BHXHTN đã đạt khoảng 2,2% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức. Mặc dù số người tham gia BHXHTN những năm qua có sự thay đổi đáng kể song để bảo đảm mạng lưới an sinh cho người cao tuổi thì tỉ lệ này vẫn chưa cao. Điều này về lâu dài sẽ gây nên gánh nặng lớn cho các chính sách ASXH, bởi hàng trăm nghìn người lao động đến tuổi về hưu mà không có lương hưu. Do đó, việc đánh giá tình hình triển khai BHXHTN để khắc phục những điểm yếu, phát huy những yếu tố có lợi, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình, thu hút được người lao động tham gia là cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống ASXH nước ta. Theo báo cáo của BHXH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT), tính đến cuối tháng 8/2020 trên địa bàn tỉnh có 197.800 người tham gia BHXH bắt buộc, đạt 97,78% kế hoạch; trong khi BHXHTN có 4.946 người tham gia, đạt 32,95% kế hoạch. Dù BHXH tỉnh đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để tiếp tục phát triển số người tham gia đặc biệt tại những địa phương có tỉ lệ tham gia BHXH thấp. Trong đó, số lượng người tham gia BHXHTN vẫn còn rất thấp như số liệu nêu trên. Có nhiều nguyên nhân được lãnh đạo BHXH tỉnh BRVT nêu ra là do người dân có thu nhập thấp, người lao động tự do chưa xem BHXH là nhu cầu cấp thiết cho cuộc sống, không có thói quen với việc tích lũy thông qua hình thức đóng BHXH, chưa quen dự phòng cho tương lai xa, chưa có điều kiện tiếp cận với những thông tin cần thiết liên quan đến BHXH… Nhưng những nguyên nhân này chưa thực sự được xác định và đánh giá mức độ tác động về mặt định lượng. Xuất phát từ những lý do 4 được nêu như trên, việc tiến hành nghiên cứu nhằm xác định, phân tích và đánh giá “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT” là vấn đề cấp thiết đặt ra. Với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp cơ quan BHXH tỉnh đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy người dân trên địa bàn tỉnh BRVT tham gia BHXHTN ở mức cao hơn. 1.3 Mục tiêu đề tài 1.3.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT nhằm đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao số lượng người dân tham gia trong thời gian tới. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT. - Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT. - Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao số lượng người dân tham gia BHXHTN trong thời gian tới. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đặt ra của luận văn, câu hỏi nghiên cứu chính là các nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận logic và khoa học. Trong phạm vi của Luận văn, các câu hỏi nghiên cứu dựa trên các mục tiêu nghiên cứu bao gồm: Câu 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến đến ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT. Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT như thế nào? Câu 3: Hàm ý quản trị nhằm nâng cao số lượng người dân BRVT tham gia BHXHTN trong thời gian tới như thế nào? 5 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến và ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT. - Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là người dân chưa tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh BRVT. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, phạm vi nghiên cứu được giới hạn các tại tỉnh BRVT. Về thời gian, dữ liệu thứ cấp thuộc giai đoạn 2019-2021; dữ liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 02/2022. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.6.1 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện qua thảo luận nhóm với một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm mục đích nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT và hiệu chỉnh thang đo nghiên cứu. 1.6.2 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng tiến hành với việc khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Dữ liệu thu thập được làm sạch, nhập liệu vào phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 20.0, được mã hóa; Tiếp theo, một số phương pháp phân tích được thực hiện: Thống kê mô tả, Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích tương quan; Phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất. 6 1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học: Luận văn tổng quan các nghiên cứu và các vấn đề lý luận có liên quan để đề xuất mô hình nghiên cứu ý định tham gia BHXHTN của người dân trên địa bàn tỉnh BRVT. Từ đó, đề tài có thể được dùng để tham khảo cho các nghiên cứu tương tự ở khu vực khác cùng phạm vi hoặc rộng hơn. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đề xuất các hàm ý quản trị có tính khả thi cao, có ý nghĩa ứng dụng trong thực tiễn. Nhằm làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ thu hút nhiều người dân tham gia BHXHTN trong tương lai của cả nước nói chung và tỉnh BRVT nói riêng. 1.8 Kết cấu đề tài Luận văn có kết cấu chương: Chương 1- Giới thiệu đề tài nghiên cứu: Trình bày đặt vấn đề; tính cấp thiết đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, kết cấu đề tài. Chương 2 - Cơ sở lý thuyết: Trình bày cơ sở lý thuyết về BHXHTN, lý thuyết ý định hành vi; lược khảo các nghiên cứu trước và đề xuất mô hình nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT. Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: Trình bày chi tiết thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp và kết quả nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm kích thước mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu và kỹ thuật xử lý dữ liệu. Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: Trình bày cụ thể về thực trạng tham gia BHXHTN của người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kết quả đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả phân tích tương quan, kết quả hồi quy tuyến tính đa biến, kiểm định các vi phạm giả định, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu. 7 Chương 5 - Kết luận và hàm ý quản trị: Khái quát những kết quả quan trọng của đề tài thu được từ kết quả phân tích ở Chương 4. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định của người dân trong việc tham gia BHXHTN. Ngoài ra, đề tài đưa ra những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đề tài giới thiệu tổng quan về nội dung các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tham gia BHXHTN của người dân tỉnh BRVT. Các nội dung bao gồm đặt vấn đề, tính cấp thiết đề tài, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu đề tài. Chương 2 tiếp theo đề tài sẽ hệ thống cơ sở lý thuyết, tổng kết các nghiên cứu có liên quan nhằm tạo tiền đề để đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan