Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh ng...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố vũng tàu

.PDF
114
1
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- LÊ THỊ BÍCH NGỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 09 năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- LÊ THỊ BÍCH NGỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG VINH Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 09 năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 30 tháng 06 năm 2022 Học viên thực hiện luận văn Lê Thị Bích Ngọc ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh đã tận tâm hướng dẫn, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này! Tôi xin chân thành biết ơn quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy và quản lý tại Viện Đào tạo sau đại học thuộc Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, đã truyền đạt những kiến thức quý báu và hỗ trợ tôi trong suốt chương trình cao học! Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình thu thập số liệu để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình! Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 30 tháng 06 năm 2022 Người thực hiện luận văn Lê Thị Bích Ngọc iii TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia, đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu với 5 yếu tố giả thuyết ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm: 1) Thuế suất, 2) Thanh - kiểm tra thuế, 3) Mức phạt, 4) Kiến thức thuế, và 5) và Đặc điểm cơ quan thuế. Nghiên cứu theo phương pháp định tính được thực hiện bằng phương pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thuế để hiệu chỉnh mô hình và thang đo cho phù hợp không gian, thời gian nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu theo phương pháp định lượng khảo sát 223 đại diện các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn thành phố Vũng Tàu do Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo quản lý. Dựa trên dữ liệu khảo sát thu thập, các phương pháp phân tích mô tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và phân tích hồi quy được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả phân tích cho thấy có 5/5 yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Vũng Tàu; xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: (1) Thanh – Kiểm tra thuế, (2) Mức phạt, (3) Đặc điểm cơ quan thuế, (4) Thuế suất, và (5) Kiến thức thuế. Dựa trên kết quả này, các hàm ý quản trị tương ứng được đề xuất giúp các cơ quan chức năng Nhà nước hoàn thiện chính sách, cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế, đáp ứng yêu cầu về nguồn thu ngân sách.. Từ khóa: sự tuân thủ thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................3 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ....................................................................3 1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .........................................................................4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4 1.5 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4 1.5.1 Nghiên cứu định tính ...................................................................................4 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ..........................................................5 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu........................................................................................5 1.7. Kết cấu luận văn ...................................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................7 2.1 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................7 v 2.1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................7 2.1.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................................................8 2.1.2.1 Khái niệm ...........................................................................................8 2.1.2.2 Đặc điểm ............................................................................................8 2.1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển thuế TNDN ở Việt Nam .............9 2.1.3 Tuân thủ thuế .............................................................................................10 2.2 Các lý thuyết liên quan ........................................................................................12 2.2.1 Lý thuyết về độ thỏa dụng kỳ vọng ...........................................................12 2.2.2 Lý thuyết triển vọng ..................................................................................13 2.2.3 Thuyết kỳ vọng ..........................................................................................14 2.2.4 Thuyết hành động hợp lý ...........................................................................15 2.2.5 Thuyết hành vi dự định..............................................................................16 2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến sự tuân thủ thuế .................................18 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài .............................................................................18 2.3.2 Nghiên cứu trong nước ..............................................................................21 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu .......................................28 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................28 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................28 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................33 3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................33 3.2 Nghiên cứu định tính ...........................................................................................34 3.2.1 Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình .................................................34 vi 3.3 Nghiên cứu định lượng........................................................................................38 3.4 Kích thước mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ..............................................38 3.4.1 Kích thước mẫu .........................................................................................38 3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................39 3.5 Phương pháp xử lý thông tin ...............................................................................40 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................44 4.1 Thống kê mẫu nghiên cứu ...................................................................................44 4.1.1 Về chức vụ .................................................................................................44 4.1.2 Loại hình doanh nghiệp .............................................................................44 4.1.3 Thời gian công tác .....................................................................................45 4.1.4 Thời gian quản lý .......................................................................................45 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo ............................................................................46 4.2.1 Thang đo Thuế suất ...................................................................................46 4.2.2 Thang đo Thanh – Kiểm tra thuế ...............................................................47 4.2.3 Thang đo Kiến thức thuế ...........................................................................48 4.2.4 Thang đo Đặc điểm cơ quan thuế ..............................................................48 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................................50 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập............................................50 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá các biến phụ thuộc .......................................52 4.4 Phân tích tương quan...........................................................................................53 4.5 Phân tích hồi quy .................................................................................................54 4.6 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và thảo luận kết quả .....................................58 vii 4.7 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................60 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................62 5.1 Kết luận chung ....................................................................................................62 5.2 Hàm ý quản trị đề xuất ........................................................................................63 5.2.1 Thanh – Kiểm tra thuế ...............................................................................63 5.2.2 Mức phạt ....................................................................................................65 5.2.3 Đặc điểm cơ quan thuế ..............................................................................67 5.2.4 Thuế suất ...................................................................................................68 5.2.5 Kiến thức thuế ...........................................................................................70 5.3 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................73 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Diễn giải 1 ANOVA Analysis of variance (phân tích phương sai) 2 BRVT Bà Rịa – Vũng Tàu 3 EFA Explorary factor analysis (Nhân tố khám phá) 4 KMO Kaiser Meyer Olkin (chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố) 5 SME Small and Medium Enterprise (Doanh nghiệp nhỏ và vừa) 6 SPSS Statistical Package for the Social Sciences (phần mềm SPSS hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp) 7 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 8 TRA Lý thuyết hành động hợp lý 9 TPB Lý thuyết hành vi dự định 10 VIF Variance Inflation Factor (Hệ số phóng đại phương sai) ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Phân loại quy mô doanh nghiệp ................................................................7 Bảng 2.2 - Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ...........................................................27 Bảng 3.1 - Thang đo ..................................................................................................36 Bảng 4.1 - Mô tả mẫu theo chức vụ ..........................................................................44 Bảng 4.2 - Mô tả mẫu theo loại hình doanh nghiệp ..................................................45 Bảng 4.3 - Mô tả mẫu theo thời gian công tác ..........................................................45 Bảng 4.4 - Mô tả mẫu theo thời gian quản lý............................................................46 Bảng 4.5 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thuế suất .....................................46 Bảng 4.6 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thanh – Kiểm tra thuế .................47 Bảng 4.7 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Mức phạt......................................48 Bảng 4.8 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Kiến thức thuế .............................48 Bảng 4.9 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Đặc điểm cơ quan thuế ................49 Bảng 4.10 - Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Sự tuân thủ thuế .........................49 Bảng 4.11 - Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập ..........................50 Bảng 4.12 - Tổng phương sai trích các biến độc lập ................................................50 Bảng 4.13 - Ma trận xoay nhân tố EFA thang đo các biến độc lập ..........................51 Bảng 4.14 - Kết quả phân tích EFA thang đo Tuân thủ thuế ....................................52 Bảng 4.15 - Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố và đặt tên ........................................53 Bảng 4.16 - Ma trận hệ số tương quan ......................................................................54 Bảng 4.17 - Tổng hợp mô hình .................................................................................55 Bảng 4.18 - ANOVA.................................................................................................55 x Bảng 4.19 - Kết quả phân tích hồi quy .....................................................................56 Bảng 4.20 - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.........................................................59 Bảng 4.21 - Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..............................61 Bảng 5.1 - Thống kê trung bình yếu tố “Thanh – Kiểm tra thuế” ............................63 Bảng 5.2 - Thống kê trung bình yếu tố “Mức phạt” .................................................65 Bảng 5.3 - Thống kê trung bình yếu tố “Đặc điểm cơ quan thuế”............................67 Bảng 5.4 - Thống kê trung bình yếu tố “Thuế suất” .................................................69 Bảng 5.5 - Thống kê trung bình yếu tố “Kiến thức thuế” .........................................70 xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 - Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA) .............................................16 Hình 2.2 - Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) ...............................................17 Hình 2.3 - Mô hình nghiên cứu của OECD (2004) ...................................................18 Hình 2.4 - Mô hình nghiên cứu của Nicoleta (2011) ................................................19 Hình 2.5 - Mô hình nghiên cứu của Tusubira và Nkote (2013) ................................20 Hình 2.6 - Mô hình nghiên cứu của Inasius (2018) ..................................................21 Hình 2.7 - Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) ............................21 Hình 2.8 - Mô hình nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) ..22 Hình 2.9 - Mô hình nghiên cứu của Đặng Thị Bạch Vân (2015) .............................23 Hình 2.10 - Mô hình nghiên cứu của Phạm Minh Tiến và cộng sự (2016) ..............24 Hình 2.11 - Mô hình nghiên cứu của Bùi Ngọc Toản (2017) ...................................25 Hình 2.12 - Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương (2020) .....................25 Hình 2.13 - Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương Thảo (2021) .............26 Hình 2.14 - Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................28 Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu ...............................................................................33 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Đặt vấn đề Thuế được coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư, kiềm chế lạm phát, bảo hộ nền sản xuất trong nước, hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, phân phối lại của cải, thu nhập trong xã hội. Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước, là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, thuế là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, bất kể đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Hiện nay tại Việt Nam, mỗi tháng có hàng nghìn doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh. Đây là tiền đề cho nền kinh tế phát triển nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế một cách hiệu quả từ các doanh nghiệp này. Xu thế chung của ngành thuế các nước trên thế giới đều muốn cải thiện mối quan hệ giữa người thu thuế và người nộp thuế từ quan hệ “đối đầu” sang quan hệ “bạn đồng hành” cùng thực hiện nhiệm vụ chung cho Nhà nước. Để thực hiện được mục tiêu đó, ngành thuế Việt Nam đã có những thay đổi về phương thức và cách thức tổ chức thu thuế, từ cơ chế tổ chức thu thuế theo hình thức “thông báo thuế” đến cơ chế người nộp thuế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về kê khai, nộp thuế. Cơ chế tự tính, tự khai thuế vốn được coi là cơ chế quản lý thuế tiên tiến được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng trong trường hợp người nộp thuế không tuân thủ thuế tốt cùng với năng lực quản lý thuế yếu kém, không thể phát hiện các gian lận của người nộp thuế, cơ chế tự khai, tự nộp sẽ không phát huy hiệu quả ngược lại còn làm thất thoát số tiền thu thuế của ngân sách Nhà nước. Từ đó, hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp luôn là vấn đề được các cơ quan quản lý thuế đặc biệt quan tâm. Các nước nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn theo đuổi một chính sách thuế với mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hóa việc tuân thủ thuế. Mục đích của chiến lược này là tìm ra các nhân tố có tác động mạnh đến hành vi tuân thủ thuế của người 2 nộp thuế làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý thu thuế hiệu quả đặc biệt tập trung tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của doanh nghiệp và làm thay đổi hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống sắc thuế hiện nay của Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những sắc thuế đóng vai trò quan trọng đối với tổng nguồn thu thuế. Thuế TNDN thu trên thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi những chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế, số thuế cao hay thấp tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, việc tính thuế cần dựa vào các chuẩn mực kế toán, gắn với các quy chế quản lý tài chính của mỗi doanh nghiệp, quyết toán thuế, v.v... Mặt khác việc đánh thuế TNDN nhằm từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo trong sản sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Vì vậy, thuế TNDN có ý nghĩa như một công cụ giúp doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý nội bộ cũng như xác định chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ. Quản lý thuế TNDN tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng từ trước đến nay luôn phải đối mặt với một trong những thách thức lớn là làm thế nào để thu đúng, thu đủ, hạn chế thất thoát nguồn thu thuế, qua đó nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Mức tuân thủ thuế thấp sẽ làm giảm nguồn thu, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương, làm cho hệ thống thuế có xu hướng trở nên méo mó và mất đi tính công bằng. Tuy đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý thuế nhưng các hiện tượng trốn thuế, tránh thuế TNDN vẫn còn diễn ra. Trong khi nguồn lực và công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế còn hạn chế, các hành vi gian lận, trốn tránh thuế thì ngày càng tinh vi, phức tạp đòi hỏi cơ quan quản lý thuế phải có phương pháp ước lượng để xác định các nhân tố cũng như tác động của 3 các yếu tố đó đến sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp trong đó đặc biệt phải kể tới doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là các đối tượng thực tế cho thấy thường xuyên vi phạm về thuế TNDN. Cụ thể trên địa bàn thành phố Vũng Tàu trong năm 2021, theo số liệu nội bộ của Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo, các cơ quan chức năng quản lý thuế đã triển khai thanh tra, kiểm tra 399 hồ sơ doanh nghiệp SME trong đó 382 hồ sơ có truy thu xử phạt, 17 hồ sơ không bị truy thu xử phạt (tỷ lệ xử phạt lên tới 95,7%); tổng số tiền truy thu là 8.727.119.588 đồng, tiền phạt là 382.132.611 đồng, tiền chậm nộp là 4.792.736.089 đồng, giảm lỗ là 32.952.074.018 đồng. Bình quân một cuộc kiểm tra thuế truy thu, phạt là 22.830.206 đồng, đứng nhóm đầu so với toàn ngành thuế. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo là cần có sự hiểu biết rõ ràng hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp SME nói riêng tại địa bàn thành phố Vũng Tàu do Chi cục quản lý để từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế của Chi cục. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Vũng Tàu” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Vũng Tàu do Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo quản lý. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở thực tiễn góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nộp thuế trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế TNDN tại thành phố Vũng Tàu. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đề tài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp SME này tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 4 1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. - Mục tiêu 2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. - Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. - Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, trong phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo là các phường xã tại thành phố Vũng Tàu, nơi các doanh nghiệp SME đăng ký hoạt động kinh doanh; Về thời gian, dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020; dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát trong thời gian từ ngày 15/03/2022 đến 29/03/2022. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện với việc tham khảo tài liệu kết hợp thảo luận nhóm với một số chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thuế cùng đại diện các doanh nghiệp, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN 5 của các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu, thang đo, và bảng câu hỏi khảo sát. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện trong khảo sát thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến đến người đại diện của các doanh nghiệp SME (các giám đốc, kế toán trưởng, kế toán viên phụ trách mảng thuế) trên địa bàn thành phố Vũng Tàu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Vũng Tàu – Côn Đảo. Theo danh sách quản lý của Chi cục Thuế Vũng Tàu - Côn Đảo năm 2020, hiện trên địa bàn có tổng cộng 488 doanh nghiệp SME. Các phương pháp phân tích như phân tích mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy được áp dụng qua ứng dụng phần mềm SPSS 20.0 nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp SME. Dựa trên các kết quả, một số hàm ý quản trị được đề xuất theo mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế là nghiên cứu tương đối quan trọng trong ngành quản trị kinh doanh. Nghiên cứu này được thực hiện góp phần làm phong phú hơn lĩnh vực nghiên cứu, góp phần vào nền tảng kiến thức chung. Nghiên cứu hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về sự tuân thủ thuế nói chung và chi phí tuân thủ thuế TNDN nói riêng theo quy định hiện nay; nhận diện, đánh giá về các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến sự tuân thủ TNDN được các doanh nghiệp SME thực hiện trong giai đoạn hiện nay; - Ý nghĩa thực tiễn: Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp SME nói riêng sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về những yếu tố thực sự ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp mình, từ đó có thể có chiến lược hay giải pháp tối ưu hóa đảm bảo việc tuân thủ thuế đúng quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là 6 cơ quan thuế sẽ hiểu hơn về doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và tuân theo pháp luật Việt Nam, từ đó có những chính sách điều tiết thích hợp và nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí tuân thủ. 1.7. Kết cấu luận văn Nội dung của luận văn có kết cấu được chia thành 05 chương: Chương 1. Giới thiệu đề tài. Chương 1 trình bày đặt vấn đề, tính cấp thiết đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và kết cấu luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương 2, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết đề tài và lược khảo các nghiên cứu trước đó. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu liên quan. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, xây dựng thang đo các thành phần trong mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương 4 trình bày kết quả phân tích dữ liệu và những kiểm định giả thuyết. Chương 5. Kết luận và hàm ý quản trị đề xuất. Chương 5 trình bày các hàm ý quản trị cho các cơ quan hữu quan. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu nội dung về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp SME trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà RịaVũng Tàu. Các nội dung đã đề cập cụ thể bao gồm đặt vấn đề, tính cấp thiết đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2 tiếp tục trình bày các cơ sở lý thuyết cơ bản và lược khảo các nghiên cứu có liên quan nhằm đề xuất mô hình cùng các giả thuyết nghiên cứu tương ứng về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp nhỏ và vừa (tiếng Anh là Small and Medium Enterprise – SME) là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp SME có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp SME ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là doanh nghiệp vừa (Chính phủ, 2009). Bảng 2.1 - Phân loại quy mô doanh nghiệp Quy mô I. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản II. Khu vực công nghiệp, xây dựng III. Khu vực dịch vụ Doanh nghiệp siêu nhỏ Lao động (người) Từ 10 trở xuống Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Vốn (tỷ đồng) Từ 20 trở xuống Lao động (người) Trên 10 đến 200 Từ 10 trở xuống Từ 10 trở xuống Từ 20 trở xuống Từ 10 trở xuống Trên 10 Trên 20 Trên 200 đến 200 đến 100 đến 300 Trên 10 Trên 10 Trên 50 đến 50 đến 50 đến 100 (Nguồn: Chính phủ, 2009) Vốn (tỷ đồng) Trên 20 đến 100 Lao động (người) Trên 200 đến 300
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan