Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại ngân h...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1

.PDF
97
89
148

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................ i DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................... 5 1.1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu ngoài nước ........................................ 5 1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước ......................................... 6 1.2. Cơ sở lý luận về vay tiêu dùng ................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng ................................................................. 9 1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng .................................................................. 11 1.2.3. Phân loại các hình thức cho vay tiêu dùng............................................ 14 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của cá nhân tại các Tổ chức tín dụng ................................................................................................... 17 1.3.1. Hành vi vay tiêu dùng ........................................................................... 17 1.3.2. Các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng ............................................. 18 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của cá nhân ............. 22 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 26 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 26 2.1.1. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 26 2.1.2. Xây dựng thang đo ................................................................................ 26 2.2. Quy trình và phương pháp ....................................................................... 32 2.2.1. Công cụ nghiên cứu .............................................................................. 32 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và quy trình thu thập dữ liệu .......................... 34 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI VAY TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 .............. 36 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1 .................................................................... 36 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 ........................... 36 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chung của BIDV - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 .. 37 3.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 38 3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 những năm gần đây ......................................................................................... 40 3.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 ............................... 47 3.2.1. Kết quả thống kê mẫu khảo sát ............................................................. 47 3.2.2. Kết quả kiểm định thang đo .................................................................. 49 3.2.3. Đánh giá của khách hàng cá nhân về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng .......................................................................................................... 57 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 ................................................................. 64 4.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1 ................... 64 4.1.1. Định hướng phát triển chung của Chi nhánh ........................................ 64 4.1.2. Định hướng mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp đối với KHCN ........ 67 4.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1 .................................................................... 68 4.2.1 Giải pháp gia tăng yếu tố nhận thức sự hữu ích ..................................... 69 4.2.2. Giải pháp gia tăng yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng ............................ 70 4.2.3. Giải pháp gia tăng yếu tố Ảnh hưởng của người thân .......................... 71 4.3. Một số kiến nghị đối với Hội sở chính BIDV ......................................... 72 4.4. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ................. 73 4.4.1. Các hạn chế của nghiên cứu .................................................................. 73 4.4.2. Định hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 BIDV 2 BIDV SGD1 3 KH 4 KHCN 5 NH 6 NHNN Ngân hàng nhà nước 7 NHTM Ngân hàng thương mại 8 TMCP Thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 Khách hàng Khách hàng cá nhân Ngân hàng i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Thang đo nhận thức sự hữu ích 28 2 Bảng 2.2 Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng 30 3 Bảng 2.3 Thang đo Thái độ 32 4 Bảng 2.4 Thang đo ảnh hưởng của người thân 33 5 Bảng 2.5 Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi 33 6 Bảng 2.6 Thang đo Ý định vay tiêu dùng của KHCN 34 7 Bảng 3.1 8 Bảng 3.2 9 Bảng 3.3 10 Bảng 3.4 11 Bảng 3.5 12 Bảng 3.6 13 Bảng 3.7 14 Bảng 3.8 15 Bảng 3.9 16 Bảng 3.10 Kết quả EFA của Thang đo Thái độ 17 Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động giai đoạn 2016-2018 Chỉ tiêu thu nhập theo dòng giai đoạn 20162018 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả EFA của Thang đo Nhận thức sự hữu ích Kết quả kiểm định Thang đo Nhận thức tính dễ sử dụng Kết quả EFA của Thang đo Nhận thức tính dễ sử dụng Kết quả kiểm định Thang đo Thái độ (ATT) Kết quả kiểm định Thang đo ATT sau khi loại biến Kết quả kiểm định Thang đo Ảnh hưởng của người thân ii 40 44 63 68 69 71 71 72 74 74 76 Kết quả EFA của Thang đo Ảnh hưởng của 18 Bảng 3.12 19 Bảng 3.13 20 Bảng 3.14 21 Bảng 3.15 22 Bảng 3.16 23 Bảng 3.17 Giá trị trung bình của thang đo PU 83 24 Bảng 3.18 Giá trị trung bình của thang đo PEU 87 25 Bảng 3.19 Giá trị trung bình của thang đo ATT và SN 91 26 Bảng 3.20 Giá trị trung bình của thang đo SN 91 người thân Kết quả kiểm định Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) Kết quả EFA của Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) Kết quả kiểm định Thang đo Ý định vay tiêu dùng của KHCN (INT) Kết quả EFA của Thang đo Ý định vay tiêu dùng của KHCN (INT) iii 78 78 79 80 80 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1 Thuyết hành động hợp lý – TRA 24 2 Sơ đồ 1.2 Thuyết hành vi dự định – TPB 25 3 Sơ đồ 1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ 26 4 Sơ đồ 1.4 Mô hình kết hợp TPB và TAM 29 5 Sơ đồ 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ 44 6 Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức Chi nhánh SGD 1 50 iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tín dụng tiêu dùng nhằm hướng tới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân, mang lại những tác động tích cực cho toàn xã hội. Các nghiên cứu từ thực tiễn của Ngân hàng Thế giới (WB) trong nhiều thập kỷ qua khẳng định, tình trạng thiếu khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính của các nhóm đối tượng thu nhập thấp trong xã hội là nguyên nhân quan trọng dẫn tới bất bình đẳng thu nhập và suy giảm tăng trưởng một cách dai dẳng. Tín dụng tiêu dùng thúc đẩy tiêu dùng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông qua tác động lên tổng cầu, hỗ trợ cấu phần tiêu dùng trong việc tính toán GDP của quốc gia, giúp giảm bất bình đẳng trong xã hội. Trên thế giới, ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha,… tỷ lệ dư nợ vay tiêu dùng trên tổng dư nợ thường dao động từ 40%-50%, trong khi đó tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ này mới đạt khoảng 11.4%, tương đương mức dư nợ khoảng một triệu tỷ đồng. Như vậy, việc mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là xu hướng thiết yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế, góp phần ổn định và nâng cao đời sống người dân. Đất nước ta hơn ba mươi năm đổi mới đã có nhiều thay đổi tích cực, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân chúng được nâng lên đáng kể, vị thế của đất nước được cải thiện r rệt trong khu vực cũng như trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường tín dụng cho vay tiêu dùng cũng đã bắt đầu bùng nổ trong những năm gần đây với sự gia nhập của các công ty tài chính có vốn đầu tư nước ngoài, cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng thương mại trong phân khúc cho vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng đang tăng lên của khách hàng cá nhân. Đặc biệt, trong giai đoạn cuối năm 2019 – đầu năm 2020, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng do dịch bệnh Covid – 19. Bên cạnh đó, tình hình chiến tranh 1 thương mại ngày càng khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình trong nước. Hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản, các doanh nghiệp (DN) khác trong nước tuy đói vốn nhưng cũng không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng (NH) do không đủ tiêu chuẩn vay. Lãi suất huy động vốn giảm mạnh, nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng đang dư thừa do đầu ra gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết bài toán lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh, một tất yếu đặt ra với các ngân hàng thương mại là đưa ra chiến lược khai thác và phát triển khách hàng cá nhân (KHCN). Xuất phát điểm là một ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có quy mô lớn và uy tín nhất. Trong đó, chi nhánh (CN) Sở giao dịch 1 là một đơn vị đặc thù, thời gian đầu thành lập chủ yếu để phục vụ các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước hoặc các doanh nghiệp lớn trong nước. Hoạt động khai thác bán l (tập trung vào KHCN) chưa thật sự được chú trọng. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng khủng hoảng nền kinh tế, cũng như cạnh tranh bởi các TCTD khác, hoạt động tín dụng đối với các khách hàng là tập đoàn, tổng công ty, các khách hàng doanh nghiệp (KHDN) của chi nhánh không còn đạt hiệu quả cao, đòi hỏi CN phải thay đổi, tập trung phát triển nhiều KHCN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nhóm KHDN. Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng đối với các KHCN tại chi nhánh BIDV Sở giao dịch 1, học viên đã quyết định lựa chọn đề tài Các y u t d c r ác tN cá –C á t S N v v yt u H MC u t v át o dịc 1 làm chủ đề của luận văn. 2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của KHCN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1? 2 Câu hỏi 2: Giải pháp nào thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Luận văn này nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng đối với KHCN tại BIDV CN Sở giao dịch 1. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả cần thực hiện các nhiệm vụ chính sau: Nhiệm vụ 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vay tiêu dùng và hành vi vay tiêu dùng của KHCN tại các TCTD. Nhiệm vụ 2: Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của KHCN tại BIDV – CN Sở giao dịch 1. Nhiệm vụ 3: Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của KHCN tại BIDV CN Sở giao dịch 1. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của KHCN tại BIDV CN Sở giao dịch 1. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Tác giả sử dụng các yếu tố của mô hình kết hợp TPB (Thuyết hành vi dự định) và TAM (Mô hình chấp nhận công nghệ) để nghiên cứu về hành vi vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân . Theo TPB, ý định hành vi là yếu tố tiên quyết, quyết định đến hành vi của cá nhân. Do vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng là một bước quan trọng trong nghiên cứu hành vi vay tiêu dùng. Khi xác định được các yếu tố giải thích ý định vay tiêu dùng, thì qua đó cũng có thể giải thích được hành vi vay tiêu dùng. Do nguồn lực nghiên cứu có hạn nên trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng 3 đến ý định vay tiêu dùng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp về hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1 được thu thập trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2019. Dữ liệu sơ cấp về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng được thu thập qua khảo sát tại địa bàn trong năm 2019. - Phạm vi về không gian: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. 5. Những đóng góp của đề tài Luận văn có một số đóng góp như sau: - Hệ thống hoá lý luận về vay tiêu dùng và hành vi vay tiêu dùng của KHCN tại các TCTD. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của KHCN tại BIDV – CN Sở giao dịch 1; - Đưa ra được một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. 6. Kết cấu luận văn Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về vay tiêu dùng và hành vi vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Chương 4: Kiến nghị một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 1. 4 CHƢƠNG 1: TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAY TIÊU DÙNG VÀ HÀNH VI VAY TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. ổ qu cô trì cứu o ớc Nhận thức được vai trò quan trọng của cho vay tiêu dùng trong nền kinh tế, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến hành vi vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân. Trong đó lý thuyết được sử dụng phổ biến nhất là Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được tác giả Ajzen xây dựng năm 1991, được phát triển bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi từ thuyết hành động hợp lý (TRA) (Ajzen&Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Theo TPB, ý định hành vi là yếu tố quyết định hành vi của cá nhân. Ý định hành vi của cá nhân lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 yếu tố bao gồm: thái độ của cá nhân đối với hành vi (attitude toward behavior), chuẩn mực chủ quan (subjective norms) và nhận thức khả năng kiểm soát hành vi (perceived behavior control). Mô hình hành vi người tiêu dùng theo TPB đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu thực chứng để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định hành vi và hành vi thực tế của người tiêu dùng. Hoạt động vay tiêu dùng trên thế giới đã xuất hiện từ lâu và trở nên rất phổ biến, đặc biệt là tại các nước phát triển. Vì vậy có khá nhiều các nghiên cứu về nhu cầu, hành vi của khách hàng cá nhân liên quan đến vay tiêu dùng, điển hình là một số nghiên cứu như sau: 5 - Antonio Paradiso, Saten Kumar (2014): Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng của khách hàng tại Mỹ . - Shen Bingxi, Yan Lijuan (2007): Phát triển vay tiêu dùng tại Trung Quốc . - Kasim Tatlilioglu (2014): Nghiên cứu các yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng và xu hướng . - Fabio Wendling Muniz de Andrade, Lyn Thomas (2007): Mô hình cấu trúc trong vay tiêu dùng . Nhìn chung, các bài báo, bài nghiên cứu nêu trên đều sử dụng các mô hình để phân tích, chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay tiêu dùng, xu hướng của hành vi, đồng thời đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng cho các TCTD. Tuy nhiên các nghiên cứu trên gần như có chung hạn chế về việc chọn mẫu nghiên cứu, mẫu chỉ tập trung ở một khu vực địa lý nhất định, chưa mang tính đại diện cho tổng thể. Bên cạnh đó, các nghiên cứu nêu trên được thực hiện ở các quốc gia khác nhau với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa khác biệt do đó không thể áp dụng vào thị trường vay tiêu dùng tại Việt Nam. 1.1.2. ổ qu cô trì cứu tro ớc Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về lý thuyết hành vi người tiêu dùng đã tương đối phổ biến. Một số công trình tiêu biểu như sau: - Phạm Chí Hiếu (2015): Hành vi người tiêu dùng đối với điện thoại di động thương hiệu Việt . Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả đã xác định được năm yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua điện thoại di động thương hiệu Việt bao gồm: (1) đặc điểm của sản phẩm (2) thương hiệu (3) ảnh hưởng xã hội (4) giá cả. Ngoài ra mô hình cũng xem xét sự ảnh hưởng đến ý định mua của bốn biến nhân khẩu học là giới tính, độ tuổi, thu nhập trung bình, trình độ học vấn. Tuy nhiên, 6 nghiên cứu cũng có một số hạn chế nhất định như: Mô hình nghiên cứu chưa khái quát hết được các yếu tố tác động đến ý định mua điện thoại thương hiệu Việt; Nghiên cứu vẫn chưa kiểm soát sự tác động của biến nhân khẩu học có thể có ý nghĩa đến ý định mua sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt của người tiêu dùng. - Nguyễn Phương Quỳnh (2015): Tìm hiểu hành vi lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng của nhóm khách hàng tiểu thương/hộ kinh doanh cá thể tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) . Nội dung đề tài đã chỉ r được đặc điểm hành vi tiêu dùng của nhóm khách hàng tiểu thương/hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, đồng thời đưa ra một số gợi ý về sản phẩm dịch vụ MB cần cung cấp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, đề tài cũng có một số hạn chế về nguồn dữ liệu của đối thủ cạnh tranh để so sánh với MB, quy mô phỏng vấn cũng như nguồn lực thu thập dữ liệu còn ít, chưa mang tính đại diện cho tổng thể. - Phạm Thùy Giang (2015): Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng đối với dịch vụ internet banking của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Những khuyến nghị . Tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ internet banking của người tiêu dùng, từ đó đưa ra các giải pháp để các ngân hàng thương mại cải thiện dịch vụ, phát triển mạng lưới khách hàng. Tuy nhiên cũng giống như một số bài nghiên cứu khác, công trình của tác giả vẫn còn hạn chế trong công tác chọn mẫu (mới chỉ tập trung vào các khách hàng ở thành phố), chưa mang tính khái quát tổng thể. Bên cạnh đó, dữ liệu của các ngân hàng dùng để so sánh chưa thật sự đầy đủ. - Đào Thị Thu Hằng (2015): Ảnh hưởng của Marketing trực tuyến tới hành vi khách hàng . - Hoàng Lan Hương (2016): Hành vi mua sắm trang phục lứa tuổi vị thành niên: Nghiên cứu cho dự án khởi sự doanh nghiệp Thế giới tr . 7 - Hà Ngọc Thắng, Nguyễn Thành Độ (2016): Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định . Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu sử dụng dữ liệu và dùng mô hình để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng, từ đó đưa ra dự báo về hành vi. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên phạm vi nghiên cứu của các công trình chỉ giới hạn ở một tệp khách hàng nhất định, nguồn dữ liệu từ các đối thủ cạnh tranh vẫn còn hạn chế. Mặc dù tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về lý thuyết hành vi người tiêu dùng đã tương đối phổ biến, tuy nhiên có khá ít các nghiên cứu về hành vi vay tiêu dùng của khách hàng tại các TCTD. Tiêu biểu chỉ có một vài công trình được nghiên cứu như sau: - Nguyễn Thùy Dung, Cung Thị Lan Anh (2019): Sự khác nhau về văn hóa địa lý và hành vi vay tiêu dùng của người dân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh . Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau về hành vi vay tiêu dùng của người tiêu dùng ở Hà Nội và TP HCM theo những đặc thù về văn hóa địa lý, từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp các tổ chức tín dụng đưa ra những quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, trong nội dung đề tài, tác giả mới chỉ xem xét một số đặc thù về văn hóa địa lý tại hai thành phố là Hà Nội và Hồ Chí Minh, chưa đi sâu phân tích các khía cạnh cụ thể, đặc biệt là mở rộng ra các địa phương khác. - Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng (2019): Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên trên địa bàn Hà Nội . Trong đề tài, tác giả đã kiểm chứng được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến ý định vay tiêu dùng của sinh viên, đồng 8 thời đưa ra một số gợi ý giúp các ngân hàng, doanh nghiệp thay đổi chiến lược để thúc đẩy sự phát triển của thị trường vay tiêu dùng sinh viên. Tuy nhiên nghiên cứu cũng còn một số hạn chế như: Hạn chế về mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu (mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn để mang tính đại diện cho tổng thể, phương pháp lấy mẫu là phương pháp ươm mầm cỡ mẫu nên có thể làm suy giảm tính ngẫu nhiên của mẫu); hạn chế về phạm vi nghiên cứu (chỉ chọn mẫu nghiên cứu tại một số trường Đại học ở Hà Nội mà chưa mở rộng sang khu vực khác),… 1.2. Cơ sở lý luận về vay tiêu dùng 1.2.1. K á c ov yt ud Cho vay tiêu dùng là hoạt động phổ biến trên thế giới. Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về cho vay tiêu dùng: Theo Nguyễn Phương Mai (2019): Tín dụng tiêu dùng (consumer credit) được định nghĩa là khoản vay được cung cấp bởi các tổ chức tài chính, trong đó chủ yếu bao gồm NHTM, CTTC cho một cá nhân (chứ không phải đơn vị kinh doanh) cho mục đích tiêu dùng. Thuật ngữ tín dụng tiêu dùng còn được gọi là cho vay tiêu dùng vì nó gắn liền với hoạt động cho vay của các TCTD và hoạt động vay của cá nhân . Theo Nguyễn Thị Kim Thanh (2013): Cho vay tiêu dùng, theo cách hiểu thông thường, được xem là các khoản cho vay cá nhân dùng cho mục đích mua sắm những hàng hóa và dịch vụ phi đầu tư (thường trên cơ sở không có tài sản bảo đảm) loại trừ cho vay mua nhà hay bất động sản, bao gồm: cho vay qua th tín dụng, cho vay mua ô tô, cho vay mua các đồ dùng thiết bị gia đình, cho vay phục vụ các hoạt động như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đám cưới, du lịch hay các mục đích khác . Theo Trần Thị Ngọc (2011): Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp 9 người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế,... trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ . Theo Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ (Federal Trade Commission): Tín dụng tiêu dùng là việc cho phép người tiêu dùng được vay tiền để mua hàng hóa hoặc tài sản và được phép trả góp theo thời gian. Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng tiêu dùng trong những năm gần đây cũng bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ. Các NHTM và các Công ty tài chính là những đơn vị đi tiên phong trong thị trường này. Theo Ngân hàng Nhà nước, cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ . Trong Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 của Ngân hàng nhà nước quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính nêu r : Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng); Mức tổng dư nợ này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ô tô và sử dụng ô tô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao; Chi phí sửa chữa nhà ở . Như vậy, có thể nhận thấy tín dụng tiêu dùng hay cho vay tiêu dùng là các khoản vay chỉ phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá 10 nhân, không phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh. Theo cách phân loại phổ biến dựa trên hình thức cấp tín dụng, tín dụng tiêu dùng được chia thành 2 nhóm là tín dụng trả góp và tín dụng xoay vòng. Trong đó, tín dụng trả góp thường được phân chia thành 2 phương thức cụ thể là tín dụng bằng tiền mặt (còn gọi là tín dụng trực tiếp) và tín dụng hàng hóa (còn gọi là tín dụng gián tiếp). Trên thị trường tài chính tiêu dùng hiện nay, tín dụng hàng hóa có tính phổ biến cao hơn (mua trả góp xe, hàng gia dụng,…). Còn đối với tín dụng xoay vòng, sản phẩm phổ biến hiện nay là th tín dụng. 1.2.2. ặc c ov yt ud 1.2.2.1.“Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lại lớn, nhu cầu vay vốn phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh”tế. Quy mô của từng hợp đồng vay thường khá nhỏ, thời gian vay không kéo dài, trong khi đó số lượng các khoản vay tiêu dùng lại rất lớn. Hơn nữa các thông tin về các cá nhân thường không đầy đủ và thiếu tính chính xác, điều này khiến cho ngân hàng mất thời gian, và nguồn lực trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng trước cho vay cũng như trong suốt quá trình giải ngân, cho vay và thu nợ. Những điều đó khiến cho việc thực hiện các khoản vay tiêu dùng đối với ngân hàng khá tốn kém và mất nhiều chi phí. Bên cạnh đó, mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân mà không phải xuất phát từ mục đích kinh doanh nên cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách của từng đối tượng khách hàng và mức thu nhập từng thời kỳ của khách hàng cũng như chu kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng kéo theo thu nhập của người dân tăng cao, từ đó phát sinh thêm nhu cầu vay tiêu dùng để nâng cao chất lượng đời sống, là yếu tố thích hợp cho mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đầu tư giảm dẫn đến lạm phát tăng, thất 11 nghiệp tăng theo, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút, dẫn đến vay tiêu dùng cũng giảm, gây khó khăn trong mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với KHCN tại các NHTM. Ngoài ra, vào các dịp lễ Tết, nhu cầu mua sắm nhiều thì nhu cầu vay tiêu dùng cũng tăng lên, thúc đẩy mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với KHCN và ngược lại, những ngày bình thường, đặc biệt khi vừa qua đợt lễ Tết thì nhu cầu mua sắm của khu vực dân cư giảm sút, hạn chế mở rộng cho vay tiêu dùng đối với KHCN tại các NHTM. 1.2.2.2. Các khoản vay tiêu dùng thường có lãi suất cố định và khá cao Không như hầu hết các khoản cho vay kinh doanh với lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường, thì lãi suất cho vay tiêu dùng lại thường được cố định ở một mức nhất định, đặc biệt phổ biến trong cho vay tiêu dùng trả góp. Bởi lẽ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thường ít co dãn với lãi suất, khách hàng có nhu cầu vay phục vụ mục đích tiêu dùng thì thường quan tâm đến việc dùng tiền để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cần thiết của họ một cách thỏa mãn ở mức cao nhất mà không thực sự quan tâm quá lớn tới mức lãi suất của khoản vay. Mặt khác, cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục có suất chi phí trên một đồng vốn lớn nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng nên mặc dù lãi suất của cho vay tiêu dùng đối với KHCN thường cao hơn so với những khoản vay thông thường khác như cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì mức lãi suất cao hơn này cũng không làm ảnh hưởng quá lớn đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng đối với KHCN tại các NHTM. 1.2.2.3. Các khoản cho vay tiêu dùng có rủi ro cao Loại hình cho vay tiêu dùng luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, được đánh giá ở mức độ rủi ro cao hơn so với cho vay tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu do khi tài trợ vốn vay hoạt động sản xuất 12 kinh doanh, thông thường người vay đã có phương án kinh doanh cụ thể, đạt hiệu quả và NHTM dễ dàng thẩm định phương án kinh doanh này trước khi đồng ý cho vay, do đó khoản vay thường có mức độ rủi ro thấp. Trong khi đó, cho vay tiêu dùng lại có mức độ rủi ro cao hơn vì một số lý do sau đây: Thứ nhất, khách hàng vay là cá nhân nên việc chứng minh tài chính thường khó. Nếu như các doanh nghiệp có bảng cân đối, báo cáo kết quả kinh doanh để chứng minh thu nhập, chi tiêu của mình thì cá nhân vay tiêu dùng muốn chứng minh khả năng tài chính của mình phải dựa vào tiền lương, sự suy đoán, ước lượng nguồn thu hàng tháng. Nên chất lượng thông tin về khả năng tài chính mà khách hàng vay tiêu dùng cung cấp cho ngân hàng thường không cao. Bên cạnh đó, tư cách và phẩm chất của khách hàng vay thường khó xác định, chủ yếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Thứ hai, nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập nên nguồn trả nợ cho ngân hàng phụ thuộc nhiều vào yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài và nền kinh tế như chu kỳ của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế và đặc biệt là thu nhập của khách hàng. Nếu một trong những yếu tố trên có những biến động ngược lại với dự đoán của ngân hàng sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng tiêu dùng. Thứ ba, nguồn trả nợ của người vay có thể gặp những biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe của người vay,... Nếu rủi ro xảy ra với người vay như tử vong, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm thì ngân hàng sẽ gặp khó khăng trong việc thu hồi nợ. Ngân hàng thường yêu cầu người vay mua bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm khoản vay,... Để một phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng đối với KHCN. Quản lí sau cho vay cũng là một vấn đề lớn mà ngân hàng gặp phải do 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan