Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường (ema) tại c...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường (ema) tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía nam việt nam

.PDF
119
421
108

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC OANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN THỊ NGỌC OANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ ĐÌNH TRỰC TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Nguyễn Thị Ngọc Oanh – Học viên cao học Khóa 24 Ngành Kế toán của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu nghiêm túc. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Oanh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3 5. Những điểm mới và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn................................... 3 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP .................................................................. 5 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến việc áp dụng EMA và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này .............................................................................................. 5 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................ 5 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................... 8 1.2. Kết quả đạt được và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu ........................................ 10 1.2.1. Kết quả đạt được ............................................................................................ 10 1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................... 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA) VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ÁP DỤNG EMA TRONG DOANH NGHIỆP ............................................................................................................................... 12 2.1. Tổng quan về kế toán quản trị môi trường ............................................................ 12 2.1.1. Thuật ngữ kế toán quản trị môi trường .......................................................... 12 2.1.2. Lợi ích của việc áp dụng kế toán quản trị môi trường ................................... 16 2.1.3. Chi phí và thu nhập liên quan đến môi trường .............................................. 18 2.1.4. Các công cụ, kỹ thuật của kế toán quản trị môi trường ................................. 20 2.1.5. Trình bày và công bố thông tin của kế toán quản trị môi trường .................. 27 2.2. Lý thuyết nền......................................................................................................... 29 2.2.1. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) ........................................................ 29 2.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB) .................... 32 2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ............................................................. 33 2.2.4. Mô hình kết hợp lý thuyết TPB và mô hình TAM (C-TAM-TPB) ............... 34 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM ............................................................. 35 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 35 3.1.1. Khung nghiên cứu .......................................................................................... 36 3.1.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 36 3.2. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................... 36 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................... 36 3.2.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................... 37 3.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đề nghị ............................................................ 38 3.3.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 38 3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 39 3.4. Mô tả thang đo ...................................................................................................... 40 3.4.1. Mô tả thang đo cho “Nhận thức sự hữu ích của EMA” ................................. 40 3.4.2. Mô tả thang đo cho “Áp lực cưỡng chế” ....................................................... 41 3.4.3. Mô tả thang đo cho “Áp lực mô phỏng” ........................................................ 43 3.4.4. Mô tả thang đo cho “Áp lực tuân thủ quy chuẩn” ......................................... 44 3.4.5. Mô tả thang đo cho “Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA” .................... 45 3.4.6. Mô tả thang đo cho “Ý định áp dụng EMA” ................................................. 46 3.5. Mô tả cách chọn mẫu ............................................................................................ 47 3.5.1. Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 47 3.5.2. Kích thước mẫu .............................................................................................. 47 3.5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 47 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu.............................................................................. 47 3.7. Nghiên cứu sơ bộ định lượng ................................................................................ 50 3.7.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo sơ bộ....................................................... 50 3.7.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA thang đo sơ bộ .......................................... 51 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................................... 53 4.1. Mô tả bộ dữ liệu .................................................................................................... 53 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ............................................................................. 54 4.2.1. Thực hiện kiểm định chất lượng thang đo ..................................................... 54 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................... 59 4.2.3. Thực hiện kiểm định lại chất lượng thang đo mới ......................................... 63 4.2.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu ..................................................................... 64 4.2.5. Dò tìm các vi phạm giả định hồi quy ............................................................. 67 4.2.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 69 4.2.7. Kiểm định các khác biệt................................................................................. 70 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 71 4.3.1. Đối với nhóm nhân tố Nhận thức sự hữu ích của EMA ................................ 72 4.3.2. Đối với nhóm nhân tố Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA ................... 73 4.3.3. Đối với nhóm nhân tố Áp lực tuân thủ quy chuẩn ......................................... 74 4.3.4. Đối với nhóm nhân tố Áp lực cưỡng chế ....................................................... 75 4.3.5. Đối với nhóm nhân tố Áp lực mô phỏng ....................................................... 76 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .............................................................................. 78 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 79 5.2. Hàm ý .................................................................................................................... 80 5.2.1. Đối với nhóm Nhận thức sự hữu ích của EMA ............................................. 80 5.2.2. Đối với nhóm Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA ................................ 82 5.2.3. Đối với nhóm Áp lực tuân thủ quy chuẩn ...................................................... 85 5.2.4. Đối với nhóm Áp cưỡng chế.......................................................................... 86 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 87 5.3.1. Những hạn chế của luận văn .......................................................................... 87 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: Chi phí môi trường PHỤ LỤC 2: Công cụ, kỹ thuật của EMA PHỤ LỤC 3: Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập PHỤ LỤC 4: Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc PHỤ LỤC 5: Ma trận hệ số tương quan Pearson PHỤ LỤC 6: Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng PHỤ LỤC 7: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức PHỤ LỤC 8: Danh sách các doanh nghiệp có nhân viên tham gia khảo sát DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT ABC ACCA NỘI DUNG Hệ thống phân bổ chi phí dựa trên cơ sở hoạt động Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc ADB Ngân hàng phát triển châu Á BCTC Báo cáo tài chính BSC CIMA DN DNSX Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) Viện điều lệ kế toán quản trị Doanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuất EFA Phân tích nhân tố khám phá EMA Kế toán quản trị môi trường EMS Hệ thống quản lý môi trường EPIs Chỉ số kết quả thực hiện về môi trường ICAEW Hội kế toán công chứng Anh và xứ Wales IFAC Hiệp hội kế toán quốc tế IMA Viện kế toán quản trị Hoa Kỳ ISAR Nhóm các chuyên gia về các chuẩn mực kế toán và báo cáo quốc tế IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế LCA Kỹ thuật đánh giá chu kỳ sống sản phẩm MEMA Kế toán quản trị môi trường theo tiền tệ MFA Hạch toán dòng luân chuyển nguyên vật liệ NPO Đầu ra không phải là sản phẩm NVL Nguyên vật liệu PEMA Kế toán quản trị môi trường theo vật chất SBSC Bảng điểm cân bằng bền vững SXKD Sản xuất kinh doanh TAM Mô hình chấp nhận công nghệ TCA đánh giá chi phí tổng thể TPB Thuyết hành vi dự định TRA Thuyết hành động hợp lý UNDSD Ủy ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các áp lực mà doanh nghiệp phải đối mặt .......................................................... 13 Bảng 2.2: Tổng hợp định nghĩa về EMA trong các nghiên cứu .......................................... 15 Bảng 2.3: Lợi ích của việc áp dụng EMA trong doanh nghiệp ........................................... 17 Bảng 2.4: Phân loại chi phí môi trường nội sinh ................................................................. 19 Bảng 2.5: Tổng hợp các nghiên cứu trước ........................................................................... 10 Bảng 3.1: Thang đo Nhận thức sự hữu ích của EMA ……………………………………..41 Bảng 3.2: Thang đo Áp lực cưỡng chế ................................................................................ 42 Bảng 3.3: Thang đo Áp lực mô phỏng ................................................................................. 43 Bảng 3.4: Thang đo Áp lực tuân thủ quy chuẩn .................................................................. 44 Bảng 3.5: Thang đo Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA ............................................. 46 Bảng 3.6: Thang đo Ý định áp dụng EMA .......................................................................... 46 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu……………………………………………….53 Bảng 4.2: Bảng kiểm định thang đo biến PU bằng hệ tố tin cậy Cronbach Alpha (lần 1) .. 54 Bảng 4.3: Bảng kiểm định thang đo biến PU bằng hệ tố tin cậy Cronbach Alpha (lần 2) .. 55 Bảng 4.4: Bảng kiểm định thang đo biến CO bằng hệ tố tin cậy Cronbach Alpha ............. 56 Bảng 4.5: Bảng kiểm định thang đo biến MI bằng hệ tố tin cậy Cronbach Alpha .............. 57 Bảng 4.6: Bảng kiểm định thang đo biến NO bằng hệ tố tin cậy Cronbach Alpha ............. 57 Bảng 4.7: Bảng kiểm định thang đo biến BA bằng hệ tố tin cậy Cronbach Alpha ............. 58 Bảng 4.8: Bảng kiểm định thang đo biến IN bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha .............. 58 Bảng 4.9: Ma trận nhân tố xoay (Rotated component matrix) lần 1 ................................... 60 Bảng 4.10: Ma trận nhân tố xoay (Rotated component matrix) lần 2 ................................. 61 Bảng 4.11: Bảng ma trận nhân tố biến phụ thuộc ................................................................ 63 Bảng 4.12: Bảng điểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha sau EFA .......... 63 Bảng 4.13: Tóm tắt mô hình hồi quy (Model Summary) .................................................... 65 Bảng 4.14: Phân tích phương sai (ANOVA) ....................................................................... 66 Bảng 4.15: Hệ số phương trình hồi quy ............................................................................... 66 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................................... 69 Bảng 4.17: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai ........................................................... 70 Bảng 4.18: Kiểm tra giá trị trung bình giữa các nhóm ........................................................ 70 Bảng 4.19: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai ........................................................... 71 Bảng 4.20: Kiểm tra giá trị trung bình giữa các nhóm ........................................................ 71 Bảng 4.21: Thống kê mô tả giữa các nhóm ......................................................................... 71 Bảng 4.22: Thống kê mô tả biến Nhận thức sự hữu ích của EMA ...................................... 73 Bảng 4.23: Thống kê mô tả biến Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA ......................... 73 Bảng 4.24: Thống kê mô tả biến Áp lực tuân thủ quy chuẩn .............................................. 74 Bảng 4.25: Thống kê mô tả biến Áp lực cưỡng chế ............................................................ 75 Bảng 5.1: EPI năm 2016 theo báo cáo của Đại học Yale…………………………………78 Bảng 5.2: Số lượng doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 14001, ISO Survey, 2015 ............. 78 DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................ 32 Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) ............................................................... 33 Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ................................................................... 33 Hình 2.4: Mô hình kết hợp TPB và TAM ............................................................................ 34 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn ……………………………………………..37 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị ................................................................................ 39 Hình 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram…………………………………..67 Hình 4.2: Đồ thị phân phối phần dư trên đường thẳng kỳ vọng .......................................... 68 Hình 4.3: Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán chuẩn hóa .......................... 68 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2020 đưa ra quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược. Trong đó nhấn mạnh phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn doanh nghiệp ngày càng có ý thức và trách nhiệm hơn đối với vấn đề mang tính chất thời sự toàn cầu này. Elkington (1994) đã đưa ra một khuôn khổ về bộ ba cốt lõi (Trip bottom line -TBL) được sử dụng để đo lường sự bền vững của một tổ chức. Ông cho rằng doanh nghiệp không nên chỉ quan tâm đến lợi nhuận kế toán, mà phải quan tâm đến cả trách nhiệm môi trường và xã hội của họ, và họ nên quản lý cũng như báo cáo về chúng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặt ra nhiều nỗ lực và mở rộng lợi ích của họ đối với các khía cạnh về môi trường cho mục đích giảm thiểu tác động và cải thiện hiệu quả môi trường. Mặt khác, làm sao và làm thế nào để kế toán các yếu tố môi trường cũng là những thách thức mà kế toán truyền thống tại các doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của kế toán môi trường như là một tất yếu nhằm đáp ứng các đòi hỏi về thông tin môi trường trong hoạt động của các doanh nghiệp về cả lý luận và thực tiễn. Theo IFAC (2005), kế toán quản trị môi trường (EMA) cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết cho mục đích giảm thiểu những tác động tới môi trường, cải thiện về cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường, đạt được sự bền vững. EMA được xem là một lĩnh vực của kế toán quản trị hiện đại, một hệ thống quản lý thành quả kinh tế liên quan môi trường thông qua việc phát triển và ứng dụng hệ thống kế toán môi trường phù hợp. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về EMA cũng như việc áp dụng nó trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam, EMA dường như vẫn còn là một lĩnh vực khoa học khá mới mẻ, ít được áp dụng trên thực tế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất – nơi hoạt động sản xuất kinh doanh tác động nhiều đến môi trường. Chính vì vậy, đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi 2 trường (EMA) tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam Việt Nam" được tác giả thực hiện nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng EMA tại các doanh nghiệp này. Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn giúp các cơ quan quản lý môi trường thấy rõ được vai trò của các chính sách, quy định lên việc áp dụng EMA trong thực tiễn, cũng như giúp các nhà quản lý của các doanh nghiệp sản xuất định hướng rõ hơn đối với EMA. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) khu vực phía Nam Việt Nam. Từ việc nhận diện nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng, tác giả gợi ý một số chính sách cần thiết nhằm nâng cao tính khả thi của việc áp dụng EMA trong các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau: - Q1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam? - Q2: Mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau như thế nào? - Q3: Giải pháp nào làm tăng ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hệ thống kế toán quản trị môi trường trong tổng thể hệ thống kế toán nói chung và hệ thống kế toán môi trường. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này hướng đến việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động tại khu vực phía Nam Việt Nam. ✓ Phạm vi không gian: khu vực phía Nam Việt Nam. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có phần hạn chế, tác giả chỉ tập trung vào các doanh nghiệp 3 sản xuất thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương. ✓ Phạm vi thời gian: tháng 9 – tháng 10 năm 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện theo phương pháp định lượng là chủ yếu. Cụ thể, sử dụng công cụ khảo sát để tập hợp dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát đến các đối tượng có liên quan đến việc vận dụng EMA trong các DNSX khu vực phía Nam. Tiếp tục sử dụng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu, kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA và đo lường mức độ tác động của chúng. Các công cụ sử dụng bao gồm Conbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến. 5. Những điểm mới và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn a. Những điểm mới của luận văn Xem xét và đối chiếu với những nghiên cứu đã được các nhà khoa học trong nước thực hiện trước đây về EMA thì luận văn đã thực hiện được một số điểm mới: - Nghiên cứu các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA trong các doanh nghiệp sản xuất tại khu vực phía Nam. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định áp dụng EMA trong các doanh nghiệp bằng phương pháp định lượng. b. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp cho khoa học và thực tiễn một số điểm cơ bản như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về EMA, cung cấp một cách nhìn tổng quan về kế toán quản trị môi trường và các nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng EMA trong doanh nghiệp. - Kết quả nghiên cứu góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan khác về EMA. 4 - Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp góp phần gia tăng tính khả thi của việc áp dụng EMA trong các doanh nghiệp sản xuất phía Nam Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 5 chương với tên gọi của từng chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị môi trường (EMA) và các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA trong doanh nghiệp. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam Việt Nam. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và hàm ý. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG (EMA) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Chương 1 tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam, kết quả đạt được và những hạn chế cũng như những vấn đền cần tiếp tục nghiên cứu. Từ đó, phân tích để xác định vấn đề mà luận văn cần tập trung giải quyết. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến việc áp dụng EMA và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, khá nhiều nghiên cứu đã thực hiện về chủ đề này. Nhiều quan điểm được sử dụng để nghiên cứu về EMA trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Bennett và cộng sự, 2002; Bennett và cộng sự, 2003; Jasch, 2006), đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất (Kim, 2002; Gale, 2006). So với các ngành công nghiệp dịch vụ, sản xuất là lĩnh vực tạo ra nhiều tác động tới môi trường nhất, điều này xuất phát từ bản chất hoạt động của nó (Chang, 2008). Theo Schltegger, Gibassier và Zvezdov (2011), có hai dòng lý thuyết được các nhà nghiên cứu sử dụng chủ yếu để nghiên cứu về EMA. Thứ nhất là nhóm lý thuyết xây dựng (established theories), dùng để giải thích các hướng tiếp cận và sự phát triển của EMA. Thứ hai là nhóm lý thuyết định hướng thực hành (practice-oriented theories) nhằm tìm kiếm các hướng tiếp cận có ích cho người thực hành. Trong nghiên cứu của mình, Schltegger và các cộng sự cho rằng phần lớn các bài nghiên cứu đều sử dụng nhóm lý thuyết thứ hai để giải thích EMA là gì, làm thế nào mà EMA góp phần vào hiệu quả môi trường cho doanh nghiệp, cũng như giải thích vì sao EMA được áp dụng. Cụ thể hơn, hai lý thuyết được vận dụng nhiều nhất là lý thuyết ngẫu nhiên (contigency theory) và lý thuyết thể chế (institutional theory). Nghiên cứu “Environmental management accounting: the significance of contigency variables for adoption” của Christ và Burritt (2012), giải thích tầm quan trọng của các biến ngẫu nhiên (contingent variables) tới việc áp dụng EMA 6 của các doanh nghiệp tại Australia. Lý thuyết ngẫu nhiên nghiên cứu kế toán quản trị doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác với môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, một hệ thống kế toán quản trị thích hợp với doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm doanh nghiệp và môi trường doanh nghiệp. Do đó, trong bài nghiên cứu của mình, Christ và Burrit đã sử dụng các biến về chiến lược môi trường, cấu trúc tổ chức, ngành công nghiệp, quy mô tổ chức. Từ thông tin khảo sát các kế toán viên của các DN, nghiên cứu đã sử dụng hai mô hình hồi quy đa biến để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy, chiến lược môi trường, ngành công nghiệp và quy mô tổ chức có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng EMA trong hiện tại và tương lai, trong khi đó, cấu trúc tổ chức không ảnh hưởng đến biến áp dụng EMA. Một trong những hạn chế của nghiên cứu này là đối tượng khảo sát đôi khi không có nhận thức đầy đủ về hoạt động môi trường của doanh nghiệp cũng như nghiên cứu đã không phân biệt số năm làm việc và vị trí của người tham gia khảo sát. Jamil, Mohamed, “Environmental Muhammed management và accounting Ali (2014) practices trong in nghiên small cứu medium manufacuring firms”, đã sử dụng lý thuyết thể chế để điều tra các nhân tố và rào cản ảnh hưởng đến EMA trong thực tiễn. Jamil và cộng sự cũng thực hiện thu thập dữ liệu thông qua khảo sát, tuy nhiên đối tượng là các nhà quản lý của các DN vừa và nhỏ. Tỷ lệ phản hồi chỉ 9% cho thấy EMA cũng là một lĩnh vực kế toán mới đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia. Nghiên cứu đã sử dụng phân tích mô tả và hồi quy để phân tích mối quan hệ giữa mức độ áp dụng EMA và các biến áp lực cưỡng chế, áp lực mô phỏng và áp lực tuân thủ các quy chuẩn. Nghiên cứu đưa ra kết quả chỉ có nhân tố áp lực cưỡng chế là ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng EMA, nếu áp lực cưỡng chế gia tăng thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẵn sàng thực hiện EMA. Nghiên cứu còn cho thấy hạn chế về tài chính là rào cản lớn nhất cho sự phát triển EMA tại các DNSX vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, yếu kém trong kiến thức và kỹ năng liên quan đến môi trường cũng như không có một hướng dẫn nào về EMA đã hạn chế việc tích hợp các vấn đề môi trường vào hệ thống kế toán. Trong bài nghiên cứu “Understanding environmental management accounting (EMA) adoption: a new institutional sociology perspective” năm 2011, Jalaludin, Sulaiman và Ahmad đã tập trung giải thích mối quan hệ giữa các áp lực thuộc lý 7 thuyết thể chế và việc áp dụng kế toán quản trị môi trường. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát các nhân viên kế toán được lựa chọn theo trách nhiệm liên quan đến kết quả tài chính, và tiến hành phỏng vấn chuyên sâu (semi-structured inteview). Phân tích thông tin từ bảng khảo sát cho thấy áp lực cưỡng chế không có mối quan hệ đáng kể với việc áp dụng EMA, tuy nhiên thông tin từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu lại cho kết quả ngược lại. Đối với nhân tố áp lực tuân thủ quy chuẩn, phân tích bảng khảo sát cho kết quả có mối liên hệ đáng kể giữa nhân tố này và mức độ áp dụng EMA, trong khi đó kết quả từ phỏng vấn chuyên sâu lại không cho thấy mối liên hệ giữa hai biến này. Chỉ có nhân tố áp lực mô phỏng đều cho kết quả đồng nhất là không có mối liên hệ đáng kể với việc áp dụng EMA. Trước đó, một nghiên cứu khác của các tác giả trên vào năm 2006 cho thấy mức độ áp dụng MEMA thấp và áp dụng PEMA ở mức trung bình tại các DNSX Malaysia. Tuy nhiên, các nhà kế toán và quản lý môi trường ngày càng có ý thức hơn về vai trò của EMA khi mà nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng kế toán quản trị môi trường mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường cho doanh nghiệp. Kisher (2013) thực hiện đề tài “Factors influencing environmental management accounting adoption in oil and manufacturing firms in Lybia” nhằm kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng EMA. Nghiên cứu phối hợp nhiều lý thuyết để xây dựng mô hình bao gồm: lý thuyết ngẫu nhiên (Contigency theory), lý thuyết thể chế (Institutional theory), lý thuyết về tính hợp pháp (Legitimacy theory), lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory), lý thuyết lan truyền đổi mới (DOI), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và khuôn mẫu công nghệ, tổ chức và môi trường (TOE). Tám nhân tố mà Kisher cho rằng có thể ảnh hướng đến ý định áp dụng EMA bao gồm: chiến lược công ty, bản chất của tính chính thức (nature of formalization), văn hóa tổ chức, hỗ trợ từ nhà quản trị cấp cao, áp lực cưỡng chế, áp lực tuân thủ quy chuẩn, xem xét tính hợp pháp (legitimacy considerations) và áp lực từ các bên liên quan. Thông qua dữ liệu khảo sát từ các giám đốc tài chính và nhà quản lý môi trường của các DN, Kisher tiến hành kiểm tra phương sai, phân tích nhân tố, hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy tuổi, trình độ giáo dục và số năm công tác có ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA. Ngoài ra, các biến như tổ chức, môi trường và công nghệ cũng có tác động đáng kể đến ý định áp 8 dụng EMA của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về chiến lược kinh doanh và văn hóa tổ chức đặc trưng tại các doanh nghiệp được lựa chọn lấy mẫu ở Libya, đặc điểm phong cách quản lý tập trung lại có tác động ngược chiều đến ý định áp dụng EMA. Nghiên cứu “Factors Influencing the Adoption of Environmental Management Accounting (EMA) Practices among Manufacturing Firms in Nairobi, Kenya” của Wachira thực hiện năm 2014. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ áp dụng EMA tại các DNSX ở Nairobi. Từ đó, đo lường mức ảnh hưởng của các nhân tố (1) chi phí tuân thủ các quy định môi trường, (2) quy mô doanh nghiệp, (3) trình độ công nghệ sản xuất, (4) thời gian hoạt động của doanh nghiệp, (5) chiến lược môi trường và (6) thành quả tài chính tới mức độ áp dụng EMA trong doanh nghiệp. Wachira cũng sử dụng phương pháp bảng câu hỏi và phỏng vấn chuyên sâu để thu thập thông tin, sau đó tiến hành phân tích mô hình hồi quy đơn biến và đa biến. Kết quả phân tích cho thấy ba nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ áp dụng EMA là chi phí tuân thủ các quy định môi trường, chiến lược môi trường và thành quả tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số yếu tố quyết định đến việc áp dụng EMA khác như ngành công nghiệp (industry) theo nghiên cứu của Ferreira và cộng sự (2010), áp lực từ các bên liên quan bên ngoài hay nội bộ cũng là yếu tố thúc đẩy việc áp dụng kế toán quản trị môi trường (Bennett và cộng sự, 2011). Các đối tượng này quan tâm đến vấn đề môi trường và nhận ra được tầm quan trọng của hiệu quả môi trường và bền vững đối với quản lý rủi ro trong ngắn hạn hay chiến lược mục tiêu trong dài hạn. Do đó, EMA được áp dụng để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tượng trên. 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Thực tế, kế toán quản trị môi trường là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với các DN Việt Nam. Việc nghiên cứu, triển khai áp dụng EMA vào môi trường Việt Nam còn rất hạn chế. Phần lớn các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu giới thiệu về hệ thống kế toán quản trị môi trường, phân tích những kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới để hướng dẫn áp dụng kế toán môi trường tại Việt Nam. Chẳng hạn để đưa ra những giải pháp, đề xuất áp dụng EMA vào các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả Lê Kim Ngọc (2013) trong bài nghiên cứu của mình đã giới thiệu 9 và phân tích kế toán môi trường tại Nhật Bản, tác giả Trọng dương (2008) thì dựa trên tài liệu “Các nguyên tắc và trình tự kế toán quản trị môi trường” của UNSND. Nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hệ thống kế toán môi trường là một nguồn thông tin quan trọng trong việc hỗ trợ ra quyết định của doanh nghiệp và kiểm soát một cách chặt chẽ. Trong đó có bài viết “Kế toán môi trường và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” của tác giả Lê Anh Tuấn và Nguyễn Lê Nhân (2016). Bài viết đã tổng quan về kế toán môi trường cũng như những lợi ích mà hệ thống này mang lại, đưa ra những giải pháp góp phần thay đổi nhận thức về kinh tế môi trường. Năm 2010, Trịnh Hiệp Thiện đã thực hiện đề tài “Vận dụng kế toán quản trị môi trường vào các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam” nhằm đánh giá thực trạng vận dụng kế toán quản trị ở các DN Việt Nam, đánh giá về mức độ vận dụng các công cụ của EMA để phục vụ quá trình quản lý ở các DNSX Việt Nam. Tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế một số DN và sử dụng phương pháp thống kê nhằm đánh giá về khả năng vận dụng EMA ở các DNSX Việt Nam. Ngoài ra, Trịnh Hiệp Thiện cũng tổng hợp kinh nghiệm vận dụng ở các quốc gia phát triển trên thế giới (Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc), từ đó so sánh và phân tích với những điều kiện vận dụng EMA vào các DNSX Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các DN thiếu kinh nghiệm tổ chức tốt kế toán quản trị và mức độ hiểu biết từ phía nhà quản lý cấp cao về EMA còn quá ít. Đặc biệt, đối với các DNSX là những tổ chức có nhiều hoạt động kinh doanh tác động lên môi trường, mức độ quan tâm và thực hiện EMA còn thấp. Theo nghiên cứu, nguyên nhân cơ bản khiến các doanh nghiệp không vận dụng EMA chủ yếu là do thiếu sự ủng hộ của nhà quản lý cấp cao, e ngại chi phí thực hiện EMA là quá cao, chưa tổ chức được bộ phận kế toán quản trị, chế độ kế toán chưa yêu cầu cung cấp thông tin tài chính môi trường. Tác giả cũng nhấn mạnh nguyên nhân chính là do DNSX Việt Nam không quan tâm hoặc không nhận thức đúng đắn sự hữu ích của EMA trong quá trình thực hiện. Một số nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp về EMA đã được thực hiện. Tiêu biểu như luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hiền (2012) “Nghiên cứu việc áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) trong Công ty cổ phần gạch men COSEVCO (DACERA)”. Bằng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan