Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ktl cao hoc bk 2014a (1)...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ktl cao hoc bk 2014a (1)

.PDF
18
350
138

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Năm 2013 tiếp tục là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, việc củng cố và nâng cao năng lực quản trị nhân lực vừa không những là một yêu cầu, mà còn là thách thức lớn để các DN có thể thực hiện tái cấu trúc thành công và vượt qua khủng hoảng hay không. Hiện nay, đối tượng nhân viên văn phòng trong doanh nghiệp chiếm một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, bên cạnh yếu t ố văn hóa doanh nghiệp, họ quan tâm nhiều đến tiền lương - nguồn thu nhập chính của đại đa số nhân viên văn phòng. Do vậy, có một yêu cầu là phải đánh giá đúnng các nhân tố tác động đến tiền lương để làm cho tiền lương thực hiện đầy đủ các chức năng của nó: chức năng thước đo giá trị là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả (bao gồm giá cả sức lao động) biến động. Chức năng tái sản xuất sức lao động nhăng duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả trên cơ sở tiền lương bảo đảm bù đắp được sức lao động đã hao phí cho người lao động. Để quản trị nhân sự tốt thì phải tìm cách thỏa mãn người lao động và một trong những yếu tố đó là doanh nghiệp phải xác định được là mức tiền lương hợp lý thông qua tác động tương quan của các nhân tố ảnh hưởng . Bởi vậy, nhóm đề tài đã thống nhất nghiên cứu : “Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn phòng” thông qua mô hình hồi quy. Do quỹ thời gian hạn hẹp và mức độ hiểu biết còn hạn chế, nhóm không thể tránh khỏi các thiếu sót nên rất mo ng cô giáo TS. Phan Diệu Hương góp ý, sửa chữa đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn . Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng MỤC LỤC PHẦN I: NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1: Mục đích và phạm vi nghiên cứu………………………………......3 Chương 2: Cơ sở lý thuyết…………………………………...………………...6 Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu..……………………………..8 Chương 4: Thiết kế mô hình …………………………………………………..11 Chương 5: Ước lượng mô hình, kiểm định và phân tích ……………………...12 Chương 6: Một số nhận xét kết quả …………………………………………...14 PHẦN II: PHỤ LỤC Danh mục tài liệu tham k hảo ………………………………………………….17 Phân công công việc…………………………………………………………..18 Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 2 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng PHẦN I – NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1: Mục đích và phạm vi nghiên cứu 1. Mục đích và phạm vi đề tài Mục đích chính: - Hiểu các cơ sở lý thuyết định lượng cơ bản . - Vận dụng vào bài toán thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp - Hiểu và ứng dụng Eviews, SPSS vào các bài toán khác. Phạm vi: - Chỉ khảo sát một vài nhân tố chính: thu nhập, vị trí, thâm niên công tác, số năm đào tạo, giới tính. - Thống kê số lượng mẫu không qu á lớn và hầu hết là đối tượng nhân viên văn phòng có trình độ từ Cao đẳng trở lên 2. Nội dung nghiên cứu Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các DN sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng tích lũy cho đơn vị. Hiện nay, để xây dựng được một cơ chế lương hợp lý các nhà quản lý đã thông qua các yếu tố tác động đến mức lương từ 4 nhóm như sau: a) Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân công việc : - Sự phức tạp của công việc: Các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ và kỹ năng cao mới có khả năng giải quyết được sẽ buộc phải trả lương cao. Thông thường các công việc phức tạp gắn liền với những yêu cầu về đào tạo, kinh nghiệm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến mức lương. Sự phức tạp của công việc phản ánh mức độ khó khăn và những yêu cầu cần thiết để thực hiện công việc. Sự phức tạp của công việc được phản ánh qua các khía cạ nh sau đây :  Yêu cầu về trình độ học vấn và đào tạ o Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 3 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng  Yêu cầu các kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc  Các phẩm chất cá nhân cần có  Trách nhiệm đối với công việc.  Tầm quan trọng của công việc: Phản ánh giá trị của công việc. Các công việc có tầm quan tr ọng cao sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.  Điều kiện để thực hiện công việc. Các điều kiện khó khăn nguy hiểm đương nhiên sẽ được hưởng mức lương cao hơn so với điều kiện bình thường. Sự phân biệt đó để bù đắp những tốn hao sức lực và tinh thần cho người lao động cũng như động viên họ bền vững với công việc. b) Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân nhân viên: - Trình độ lành nghề của người lao độ ng - Kinh nghiệm của bản thân người lao độ ng. Kinh nghiệm được coi như một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưở ng đến lương bổng của cá nhân. Hầu hết các cơ quan tổ chức trên thế giới đều dự a vào yếu tố này để tuyển chọn và trả lươ ng. - Mức hoàn thành công việ c. Thu nhập tiền lương của mỗi người còn phụ thuộc vào mức hoàn thành công việc của họ . Cho d ù năng lực là như nhau nhưng nếu mức độ hoà n thành công việc là khác nhau thì tiền lương phải khác nhau. Đó cũng là sự phản ánh tất yế u của tính công bằng trong chính sách tiền lương - Thâm niên công tác. Ngày nay trong nhiều tổ chức yếu tố thâm niên có th ể không phải là một yếu tố quyết định cho việc tăng lương. Thâm niên chỉ là một trong những yếu tố giúp cho đề bạt, thăng thưởng nhân viên. - Sự trung thành. Những người trung thành với tổ chức là những người gắn bó làm việc lâu dài với tố chức. Trả lương c ho sự trung thành sẽ khuyến khích nhân viên lòng tận tụy tận tâm vì sự phát triển của tổ chức. Sự trung thành và thâm niên có mối quan hệ với nhau nhưng có thể phản ánh những giá trị khác nhau. Các tổ chức của người Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 4 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng Hoa đề cao các giá trị trung thành còn người Nhật đề cao giá trị thâm niên trong trả lương. - Tiềm năng của nhân viên. Những người có tiềm năng là những người chưa có khả năng thực hiện những công việc khó ngay, nhưng trong tương lai họ có tiềm năng thực hiện được những việc đó. Trả lương cho nhữ ng tiềm năng được coi như đầu tư cho tương lai giúp cho việc giữ chân và phát triển tài năng cho tiềm năng của tương lai .Có thể có những người trẻ tuổi được trả lương cao bởi vì họ có tiềm năng trở thành những nhà quản trị cấp cao trong tương lai. c) Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường Công ty - Chính sách tiền lương của Công ty - Khả năng tài chính của Công ty - Năng suất lao động d) Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường xã hội - Tình hình cung cấp sức lao động trên thị trường - Mức sống trung bình của dân cư - Tình hình giá cả sinh hoạt - Sức mua của công chúng - Công đoàn , xã hội - Nền kinh tế - Luật pháp Như vậy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương.. .Trong phạm vi quan sát của nhóm nhân viên văn phòng, nhóm đề tài nhận thây vị trí, kinh nghiệm công tác là những yếu tố đóng góp rất quan trọng trong tính toán tiền lương của lao động. Do vậy nhóm đã xây dựng mô hình về thu nhập tính theo các nhân tố kinh nghiệm công tác, số năm được đào tạo , giới tính và vi trí làm việc hiện tại với điều kiện các nhân tố khác không đổi và t iến hành hồi qui. Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 5 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng Chương 2: Cơ sở lý thuyết 1. Lý thuyết về nhu cầu con người Vấn đề động viên, đãi ngộ nhằm đem lại sự thỏa mãn nhu cầu giúp nhân viên gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà quản trị cũn g như các nhà nghiên cứu. Lý thuyết cổ điển về sự động viên được F.W. Taylor (1915) cho rằng để đảm bảo sự động viên nhân viên nhà quản trị phải tìm ra cách tốt nhất để dạy cho họ công việc, và dùng các kích thích về kinh tế như tiền lương và tiền thưởng để động viên nhân viên làm việc. Abraham Maslow (1943) lập luận để động viên nhân viên, nhà quản trị cần tìm hiểu nhu cầu của nhân viên và tìm cách thỏa mãn các nhu cầu đó. Nhu cầu của nhân viên được sắp xếp từ thấp đến cao gồm: nhu cầu sinh lý; nhu cầu an toàn; nhu cầu liên kết; nhu cầu tôn trọng và nhu cầu được thể hiện. Lý thuyết bản chất con người của Douglas Mc.Gregor (1956) chỉ ra tùy theo bản chất X (ng ười không thích làm việc, l ười biếng trong công việc…) hay bản chất Y (ng ười ham thích làm việc,có ý thức tự giác cao…) của người lao động để áp dụng biện pháp động viên. Đối với người có bản chất X, nhà quản trị nên nhấn mạnh đến yếu tố kích thích bằng vật chất, giao phó công việc cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Ngược lại với người có bản chất Y, nhà quản trị nên dành nhiều quyết định trong công việc; tôn trọng sáng kiến của họ, và tạo điều kiện để họ chứng tỏ năng lực hơn là kiểm tra. Khác với lý thuyết của Maslow & Mc. Gregor được xây dựng trên c ơ sở lý thuyết tâm lý học, lý thuyết của Herzberg (1976) được xây dựng trên cơ sở kiến thức thực tế của người lao động. Trên cơ sở khảo sát, Herberg đã chia thành hai mức độ: mức độ thứ nhất, làm việc một cách bình thường: nếu những biện pháp là nhân tố duy trì không được thỏa mãn, nhân viên sẽ bất mãn và làm việc kém hăng hái. Nhân tố duy trì là thỏa mãn những nhu cầu bậc thấp; mức độ thứ hai, làm việc một cách hăng hái khi được động viên bằng những biện pháp gọi là nhân tố động viên: nếu không có, họ vẫn làm việc một cách bình thường. Nhân tố động viê n là thỏa mãn những nhu cầu bậc bậc cao và duy trì sự thỏa mãn. Việc động viên nhân viên đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng đồng thời cả hai nhóm nhân tố duy trì và nhân tố động viên, không thể chú trọng một nhân tố nào cả . Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 6 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng 2. Dự báo bằng phương pháp hồi quy - Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) với nhiều biến độc lập (X1, X2,...Xk), Y = f (X1, X2,...Xk) - Hàm sản xuất Cobb -Douglas: Q = aKαLβ - Hàm sản xuất KLEM: - Mối quan hệ giữa nhu cầu với giá sản phẩm, giá sản phẩm thay thế, thu Q = aKαLβEγMη nhập...: Q = f (Px, Py, I...) - Hàm f (X1, X2, X3...Xk) có thể ở dạng tuyến tính hoặc phi tuyến - Phương pháp xác định các tham số của hàm hồi quy bội tương tự hồi quy đơn biến – Bình phương cực tiểu (Bảng tính, phần mềm Excel, Eviews...) - Các bước tiến hành dự báo bằng phương pháp hồi quy bội tương tự như phương pháp dự báo bằng hồi quy đơn biến - - Các giả thiết cho mô hình hồi qui bội:  1. E(ui) = 0 Kỳ vọng của các yếu tố ngẫu nhiên ui bằng 0  2. Var(ui) = 2 Phương sai bằng nhau với mọi ui  3. Cov(ui, uj) = 0 Không có sự tương quan giữa các ui  4. Cov (ui,xi)=0 U và X không tương quan với nhau  5. ui U~N(0,σ2) Phân phối chuẩn  6. Giữa các X1, X2, ..Xk không có quan hệ tuyến tính  Hay không tồn tại i≡ 0: 1X1i + 2X2i + 3X3i +...+ kXki = 0  Nếu X1, X2, ..Xk có quan hệ tuyến tính - có hiện tượng đa cộng tuyến X1 x11 x12 x13 x1n X2 x21 x22 x23 x2n ... ... ... ... ... Xk xk1 xk2 xk3 xkn Y y1 y2 y3 yn Hàm hồi qui tuyến tính bội tổng thể có dạng Y = α + β1X1 + β2X2 + . . . βkXk + U α: Hệ số tự do (hệ số chặn) Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 7 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng - βj: Hệ số hồi qui riêng U: Sai số ngẫu nhiên Hàm hồi quy tuyến tính bội mẫu có dạng: y = a + b1x1 + b2x2 + . . . bkxk + e yi = a + b1x1i + b2x2i + . . . bkxki + ei Xác định các tham số của hàm hồi quy bội sử dụng phươ ng pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) - Hàm hồi quy tuyến tính lý thuyết có dạng: ŷ = a + b1x1 + b2x2 + . . . bkxk ŷi = a + b1x1i + b2x2i + . . . bkxki Phần dư: ei = yi – ŷi → ∑ei2 = min Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng ph ương pháp định tính và định lượng để phân tích. Trong đó, phân tích định tính được thực hiện trên cơ sở các lý thuyết về động viên để tiến hành xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó lâu dài của nhân viên với doanh nghiệp dựa trên phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính... Ph ương pháp định lượng được thực hiện thông qua việc áp dụng các mô h ình hồi quy tương quan kinh tế lượng để đánh giá tác động của các nhân tố đến thu nhập của nhân viên đối với doanh nghiệp để từ đó có các quyết định quản trị nhân sự tốt nhất . 3.2. Mẫu nghiên cứu Đặc điểm mẫu: Mẫu được lấy theo phương pháp thuận tiện. Theo mục tiêu nghiên cứu ban đầu là phân tích các yếu tố ảnh h ưởng đến sự gắn bó lâu dài của nhân viên trẻ nên mẫu khảo sát là 200 ng ười đang làm việc tại các cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn TP.HN. Mẫu được chọn để khảo sát có độ tuổi dưới 45 tuổi, 100% tốt nghiệp Cao đẳng- Đại học trở lên, 20% người có kinh nghiệp trên 10 năm, 19.6% người làm việc dưới 3 năm, 21.7% là cán bộ quản lý cấp trung, 47.8% là cán bộ lãnh đạo, 30.4% là các vị trí khác, 50% là nam và 50% là nữ. Lĩnh vực làm việc của đối tượng khảo sát tập trung vào một số ngành đang thu hút nhiều nguồn nhân lực trong Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 8 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng thời gian gần đây như: tài chính, ngân hàng, quản trị, viễn thông, nhân sự, thiết kế, xây dựng, dịch vụ. Tỷ lệ phản hồi thực tế là 98% (47/48). Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, 01 phiếu không đạt chiếm tỷ lệ 2% bị loại bỏ. Số phiếu hợp lệ là 46 phiếu (98%) được đưa vào phân tích. Phương pháp lấy mẫu: - Khảo sát trực tiếp bằng mẫu thống kê đơn giản - Khảo sát trực tuyến thông qua mạng xã hội facebook bằng công cụ Google docs: Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 9 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng - Thời gian khảo sát: 3 ngày Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 10 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng Chương 4: Thiết kế mô hình Mô hình lý thuyết bao gồm biến giải thích (biến phụ thuộc) là thu nhập của nhân viên, biến độc lập bao gồm 4 biến: giáo dục, số năm kinh nghiệm, giới tính thu nhập và vị trí làm việc. - Biến phụ thuộc: INCOME - Thu nhập trung bình (Triệu đồng/tháng) - Biến độc lập: EDU – Số năm đào tạo (Năm) EXP – Số năm kinh nghiêm (Năm) SEX – Giới tính (0-Nữ, 1 -Nam) POS – Vị trí làm việc D1 =1 nếu là cán bộ cấp trung, D1 = 0 là các vị trí khác D2 =1 nếu là lãnh đạo, D2 = 2 nếu là các vị trí khác (D1 =0 và D2 = 0 là nhân viên) Phương trình hồi quy tổng thể có dạng: Y = α + β1X1 + β2X2 + . . . βkXk + U Mô hình 1( Mô hình gốc): INCOME = α + β1EDU + β2EXP + β3SEX + β4D1 + β5D2. BẢNG GIẢI THÍCH CÁC BIẾN BIẾN PHỤ THUỘC Tên biến Diễn Giải Đơn vị Y (INCOME) Số tiền thu nhập trung bình trong tháng mà người lao động nhận được Ngàn đồng / tháng BIẾN ĐỘC LẬP-ĐỊNH LƯỢNG Tên biến Diễn giải X1 (EDU) Số năm đào tạo Năm + X2 (EXP) Số năm kinh nghiệm Năm + X3 (SEX) Giới tính Nam/ Nữ +/- Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 Đơn vị Kỳ vọng 11 Ghi chú Số năm đào tạo/học tập càng nhiều tương ứng với loại hình Cao đẳng, Đại học, Cao học Số năm kinh nghiệm càng cao, hệ số tích lũy và thu nhập cũng tăng Giới tính ảnh hưởng đến việc kỳ vọng khi lựa chọn tiêu chí lương/thu nhập theo từng công GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng việc BIẾN ĐỘC LẬP- ĐỊNH TÍNH X4 (D1) Vị trí quản lý cấp trung + Vị trí càng cao thì mức thu nhập càng lớn X5 (D2) Vị trí lãnh đạo + Vị trí càng cao thì mức thu nhập càng lớn Chương 5: Ước lượng mô hình, kiểm định và phân tích 5.1. Mô hình tương quan Model Summaryb Model R2 R .799a 1 R2 hiệu chỉnh .639 Sai số chuẩn .594 2.56958 a. Biến độc lập: (Constant), D2, SEX, EXP, EDU, D1 b. Biến phụ thuộc: INCOME 5.2. Phân tích phương sai Mô hình 1 Phân tích phương sai (ANOVAa) Tổng bình Bình phương phương df trunh bình Hồi quy 466.843 5 93.369 Phần dư Tổng 264.110 730.953 40 45 6.603 F p-value 14.141 .000b a. Biến phục thuộc: INCOME b. Biến độc lập: (Constant), D2, SEX, EXP, EDU, D1 5.3. Các hệ số ước lượng Các hệ số ước lượng Coefficientsa Hệ số chuẩn Hệ số chưa chuẩn hóa hóa Mô hình 1 B Std. Error (Constant) 6.659 2.994 EDU -.375 .696 Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 Beta -.057 12 Thống kê đa cộng tuyến t p-value 2.224 .032 -.538 .593 Nhân tử phóng đại Độ chấp phương nhận sai .810 1.234 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng EXP .274 .089 .308 3.071 .004 .896 1.116 SEX -1.851 .796 -.232 -2.324 .025 .906 1.104 D1 2.435 1.127 .252 2.162 .037 .665 1.504 D2 5.886 .983 .738 5.988 .000 .595 1.679 a. Biến phụ thuộc: INCOME Phương trình hồi quy được xác đinh: INCOME = 6.659 -0.375EDU + 0.274EXP -1.851SEX +2.435D1 + 5.886D2. Trong đó D1 =1 nếu là cán bộ cấp trung, D1 = 0 là các vị trí khác D2 =1 nếu là lãnh đạo, D2 = 2 nếu là các vị trí khác (D1 =0 và D2 = 0 là nhân viên) Mức độ phù hợp của mô hình là : R2= 0.639 Dựa vào kết quả hồi quy ta thấy chỉ có 3 biến X2 (EXP), X3(SEX), D1, D2 là có ý nghĩa. ( P-value lần lượt là 0.04, 0.25, 0.37, 0) Vì vậy nhóm đã quyết định đi kiểm định mô hình đối với các biến các ý nghĩa là X2, X3, D1, D2. Và do X1(EDU) không có ý nghĩa thống kê nên có thể loại khỏi mô hình. Mô hình 2( Mô hình với các biến có ý nghĩa): Y = α + β2X2 + β3X2 + β4D1 + β5D2 Hay INCOME = α + β2EXP + β3SEX + β4D1 + β5D2. Khi đó chạy lại phương trình h ồi quy thu được kết quả như sau: Model Summaryb Model 1 R R2 .798a R2 hiệu chỉnh .636 Sai số chuẩn .601 2.54723 a. Predictors: (Constant), D2, SEX, EXP, D1 b. Dependent Variable: INCOME Mô hình 1 Regression Residual Total Phân tích phương sai (ANOVAa) Tổng bình Bình phương phương df trunh bình 464.930 266.023 730.953 Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 4 41 45 13 116.233 6.488 F 17.914 p-value .000b GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng a. Dependent Variable: INCOME b. Predictors: (Constant), D2, SEX, EXP, D1 Các hệ số ước lượng Coefficientsa Hệ số chưa chuẩn hóa Mô hình 1 (Constant) B Hệ số chuẩn hóa Std. Error 5.124 .902 EXP .280 .088 SEX -1.950 D1 D2 Beta Thống kê đa cộng tuyến t p-value B 5.677 .000 .315 3.181 .003 .908 1.101 .768 -.245 -2.540 .015 .957 1.044 2.270 1.075 .235 2.113 .041 .718 1.393 5.716 .923 .716 6.196 .000 .664 1.506 a. Dependent Variable: INCOME Chương 6: Một số nhận xét kết quả Từ kết quả thống kê ta thấy rằng tất cả các biến đều có ý nghĩa th ống kê Kiểm định F của phân tích phương sai có p –value = 0.000 (bảng ANOVA) chứng tỏ rằng có tối thiểu một biến trong mô hình có ý nghĩa. Hay nói cách khác mô hình chỉ định là chấp nhận được Hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.601 chứng tỏ ba biến biến “kinh nghiệm”, “giới tính”, “vị trí công việc” giải thích được 60.1% sự thay đổi của thu nhập. Ngoài ra thu nhập chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác không đưa vào mô hình (lĩnh vực, khu vực làm việc, ngành đào tạo….) - - Nhận xét về mức độ ảnh hưởng lớn nhỏ: Nhận xét và xem tại cột “hệ số chuẩn hóa”. Lưu ý ở đây giới tính cho thấy nhóm nữ có xu hướng có thu nhập trung bình cao hơn. Kết quả thống kê mô tả: INCOME Valid N (listwise) Descriptive Statistics Thấp Trung N nhất Cao nhất bình 46 4.50 21.00 9.4283 Độ lệch chuẩn 4.03031 46 Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 14 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng Nhu nhập trung bình theo các nhóm + Giới tính: Descriptives INCOME N .00 1.00 Total Mean Std. Deviation 23 10.0957 23 8.7609 46 9.4283 Std. Error 5.18314 1.08076 2.32999 .48584 4.03031 .59424 95% Confidence Interval for Mean Lower Upper Bound Bound 7.8543 7.7533 8.2314 Minimum Maximum 12.3370 9.7684 10.6251 4.50 4.50 4.50 21.00 15.00 21.00 Có xu hướng cho thấy nhóm nữ có thu nhập trung bình cao hơn + Vị trí công việc Descriptives INCOME N 1.00 2.00 3.00 14 10 Total 46 22 Mean 6.0357 8.0700 12.204 5 9.4283 Std. Deviation Std. Error 95% Confidence Interval for Mean Lower Upper Bound Bound Minimum Maximum 2.06122 .49900 .55088 .15780 4.8456 7.7130 7.2258 8.4270 4.50 7.00 12.00 9.00 3.92992 .83786 10.4621 13.9470 9.00 21.00 4.03031 .59424 8.2314 10.6251 4.50 21.00 Có xu hướng cho thấy lãnh đạo càng cao thì thu nhập càng lớn Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 15 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng KẾT LUẬN Trong phạm vi của đề tài cho chúng ta một số thông tin thú vị : Khi xã hội hóa giáo dục thành công thì trong môi trường công sở, vị trí-chức vụ và kinh nghiệm làm việc đóng vai trò quyết định đến 60.1% thu nhập người lao động. Ngoài ra thu nhập chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác không đưa vào mô hình (lĩnh v ực, khu vực làm việc, ngành đào tạo….). Qua bài phân tích định lượng ngắn trên đây giúp doanh nghiệp có một cái nhìn khoa học hơn trong công tác quản lý nhân sự cũng như các lĩnh vực khác để vận dụng và phát triển doanh nghiệp bền vững trong tương lai. Trong quá trình làm đề tài , nhóm không tránh khỏi thiếu sót trong quá trình thu thập dữ liệu hoặc nhận định kết quả từ mô hình thu được. Vì vậy, nhóm kính mong được sự góp ý của cô giáo TS. Phan Diệu Hương. Nhóm xin chân thành cảm ơn! Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 16 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng PHẦN 2: PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1. Giáo trình Kinh tế lượng tập 1 và 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2001,2002. 2. Bài giảng môn học “Định lượng trong quản lý ” TS. Phan Diệu Hương . 3. Tạp chí “ Phát triển và hội nhập ” tháng 11-12/2012. 4. Phân tích dữ liệu bằng phần mềm EVIEWS và S PSS – Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright 5. Website Nghiên cứu định lượng http://nghiencuudinhluong.com Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 17 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương Đề tài: Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập đối với nhân viên văn ph òng PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Nội dung công việc Người chịu trách nhiệm 1 Lựa chọn đề tài và chỉnh sửa Cả nhóm 2 Thu thập dữ liệu trực tuyến Nguyễn Thị Thùy Dương Vị trí Trịnh Đình Quý 3 Thiết kế mẫu và thu thập dữ Nguyễn Thị Quỳnh liệu trực tiếp 4 Lựa chọn và thiết lập mô hình 5 Nội dung chương 1 Hoàng Trung Hiếu 6 Nội dung chương 2 Lê Bá Danh Hiển 7 Trình bày, mở đầu, kết luận Phạm Thu Hằng 8 Tổng hợp Phân tích SPSS và Nguyễn Tất Hữu Phan Minh Hằng Nhóm phó Nhóm trưởng nhận xét kết quả Thực hiện: Nhóm 1-QTKD3 18 GV hướng dẫn: TS. Phan Diệu Hương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng