Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Các nghi lễ bảo vệ cây trồng của người h’mông ở cát cát, san sả hồ, sapa, lào ca...

Tài liệu Các nghi lễ bảo vệ cây trồng của người h’mông ở cát cát, san sả hồ, sapa, lào cai

.DOC
50
231
50

Mô tả:

MỤC LỤC CÁC NGHI LỄ BẢO VỆ CÂY TRỒNG CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở CÁT CÁT, SAN SẢ HỒ, SAPA, LÀO CAI 1. Những cây trồng chính và lịch sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người H’mông ở Cát Cát.................................................................................................................................7 2. Cây ngô ( pò cừ).................................................................................................................9 3. Cây lúa (chom plìa)..........................................................................................................15 3.1. Lúa nương ( plìa tê)...................................................................................................17 3.2. Lúa nước (plìa đê).....................................................................................................19 3.2.1. Lễ cúng khi cấy xong (pẩu giằng)........................................................................22 3.2.2.Lễ cúng khi lúa bị bệnh, hạn hán (chừ pừ là).......................................................27 3.2.3. Lễ cúng nguồn nước ( plờ)...................................................................................33 3.2.4. Lễ cơm mới..........................................................................................................36 3.2.5. Lễ gọi hồn lúa......................................................................................................40 4. Cây Lanh (chom màng), cây chàm (chom càm)............................................................43 5. Cây ăn quả và cây thực phẩm.........................................................................................46 6. Cây thảo quả ( hờ)...........................................................................................................46 * Một số nhận xét.................................................................................................................47 KẾT LUẬN...............................................................................................................................50 1 CÁC NGHI LỄ BẢO VỆ CÂY TRỒNG CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở CÁT CÁT, SAN SẢ HỒ, SAPA, LÀO CAI 1. Những cây trồng chính và lịch sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người H’mông ở Cát Cát Nguồn sống chính của đồng bào H’mông ở Cát Cát là dựa vào hoạt động nông nghiệp chính vì vậy nên phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Những cây trồng, lịch sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của đồng bào H’mông ở San Sả Hồ đều bị chi phối và quy định bởi những điều kiện tự nhiên như: địa hình, khí hậu thời tiết ở đây. Nó đã quy định và hình thành nên các loại giống cây trồng đặc trưng ở Cát Cát nói riêng và Sa Pa nói chung. Đa phần là các loại cây của sứ lạnh như lê, mận, đào, thảo quả. Những cây tròng ưa nhiệt chỉ sản xuất được vào những tháng mùa hè. Các loại cây trồng chính ở Cát Cát là những loại cây sau: +Cây lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, đậu, đỗ tương, dưa chuột, bí đỏ, su su… +Cây ăn quả: táo, lê, mận, đào. +Cây nguyên liệu dệt: lanh, chàm. +Cây thuốc: thảo quả. Ngoài ra với những đặc điểm và khí hậu riêng biệt của vùng núi cao nên nó đã quy định lịch canh tác nông nghiệp và nương rẫy ở vùng Sa Pa khác với các vùng khác trong cả nước. Những vùng thấp khí hậu nóng hơn nên người ta có thể canh tác nhiều vụ trong năm. Còn đối với Sa Pa khí hậu mang tính chất ôn đới nên dù canh tác nương rẫy hay trồng lúa nước thì người H’mông ở đây cũng chỉ sản xuất được một vụ trong năm. Vào những tháng mùa khô vừa thiếu nước vừa lạnh giá nên cây trồng không thể phát triển được. Vì vậy lịch nông nghiệp và sinh hoạt của đồng bào ở đây có nhịp điệu như sau: +Tháng 1 đến đầu tháng 2 là những tháng nông nhàn, người dân ăn tết, vui xuân là chính. +Từ giữa tháng 2 đến tháng 4 là chuẩn bị đất gieo trồng. Người ta làm những việc như sau: chọn đất, phát nương, đốt nương, cày nương, cày ruộng 2 +Từ tháng 4 đến tháng 5 gieo trồng các loại lúa, ngô (tra lúa nương, gieo mạ cấy lúa ruộng, trồng ngô) +Từ tháng 6 đến tháng 8: sau khi hoàn thành việc gieo trồng người dân bắt tay vào công việc chăm sóc cây lương thực. +Tháng 9, tháng 10 là thời điểm thu hoạch lúa, ngô. +Tháng 11, tháng 12 là thời điểm nghỉ ngơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng như: cưới xin, làm ma khô, làm nhà… Nhìn chung đồng bào dân tộc H’mông ở đây có nhịp điệu sống lúc khẩn trương, lúc gấp gáp, đôi khi thong thả nông nhàn. Thời điểm bận rộn nhất của đồng bào là từ tháng 2 đến tháng 6, hết đi phát nương, làm đất, lại gieo trồng. Đến đầu tháng 6 mới hoàn thành việc gieo trồng. Sau khi kết thúc việc gieo trồng là thời điểm tương đối nông nhàn, người dân lại tiếp tục chăm sóc lương thực, gieo trồng và thu hoạch hoa màu. Chỉ đến khi thu hoach xong vào tháng 9, tháng 10 mới là thời điểm nông nhàn trong năm. Lúc này đồng bào mới tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Tuy nhiên đối với các nghi lễ bảo vệ cây trồng thì lại tiến hành vào các thời kì sinh trưởng của cây. Xuất phát từ quan niệm có thần thánh, có ma bảo vệ cây trồng vật nuôi nên bắt đầu từ tháng 4 khi gieo trồng đến tháng 10 sau khi thu hoạch xong, ứng với mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển của cây đồng bào đều có những nghi lễ cầu cúng để nhằm bảo vệ cây trồng. 2. Cây ngô ( pò cừ) Khi nói đến việc trồng ngô trên núi cao là người ta nghĩ ngay đến dân tộc H’mông. Có thể nói đây là một loại cây gắn liền với hình ảnh dân tộc H’mông từ xưa đến nay. Ngô là một loại cây quan trọng trong đời sống của người H’mông. Khi mà lúa chưa cung cấp đủ cho đời sống của người H’mông thì mèn mén được chế biến từ hạt ngô là đồ ăn chính của họ. Ngô dễ trồng và thích nghi với nhiều loại đất. Từ đất phù sa ở đồng bằng đến đất feralit đỏ vàng, đất mùn trên núi cao ngô đều thích ứng được. Với đồng bào H’mông ở Cát Cát cây ngô đã gắn bó từ nhiều đời nay. Với bản tính cần cù chịu khó và kinh nghiệm lâu năm canh tác trên vùng núi cao người H’mông ở Cát Cát có nhiều kinh nghiệm trồng ngô trên những khu 3 đất dốc. Khi chọn đất làm nương ngô đồng bào thường chọn những khu đất màu mỡ. Đất không nhất thiết là phải đen, có thể là màu vàng nhưng phải tơi xốp, hơi ẩm. Cây cỏ mọc trên đó phải xanh tốt. Vào giữa tháng 2 sau những tháng nghỉ ngơi, người ta bắt đầu đi tìm đất để trồng ngô. Như trước đây khi đất còn màu mỡ thì người ta chỉ phát xong đốt và có thể tra hạt không trải qua công đoạn cày như bây giờ. Khi mà nhà nước chưa có giống ngô lai thì ở Cát Cát đồng bào dân tộc H’mông vẫn trồng loại ngô truyền thống. Giống ngô truyền thống của đồng bào có hai loại ngô nếp (pò cừ pẩu ) và ngô tẻ ( pò cừ xô ). Ngô tẻ có màu vàng và màu trắng hay còn gọi là ngô răng ngựa. Ngô nếp chỉ có màu trắng. Các giống ngô truyền thống thường có thời gian sinh trưởng dài khoảng 3 tháng 20 ngày. Tuy năng suất không cao nhưng ăn ngon hơn. Bắp ngô bé, hạt ngô ngắn, thưa hạt, nhiều mày và lõi to đã làm cho giống ngô truyền thống năng suất thấp. Cây ngô cao, lá dai, và cho ra bắp muộn hơn ngô lai khoảng 15 đến 20 ngày. Trước đây đồng bào trồng giống ngô này thường không hay bị bệnh. Ưu điểm lớn nhất của giống ngô này là ăn ngon hơn và bảo quản được lâu hơn. Ngô này có thể để năm này qua năm khác mà không sợ mọt ăn. Chính vì thế đồng bào vẫn ưa thích trồng ngô truyền thống. Hiện nay nhà nước đã đưa giống ngô lai vào sản xuất. Hầu hết đồng bào H’mông ở đây đều chuyển sang trồng ngô lai. Giống ngô mới cho năng xuất cao hơn, thời gian sinh trưởng ngắn hơn nhưng ăn lại không ngon như ngô truyền thống, phải chăm sóc kĩ hơn. Vì vậy bên cạnh nương ngô lai người dân ở đây vẫn trồng ngô truyền thống. Giống ngô lai tuy năng suất nhưng lại không để được lâu, hay bị mọt ăn. Đồng bào thường phải sử dụng hết trong một năm hoặc bán đi ngay sau khi thu hoạch. Vào tháng 2 hàng năm đồng bào bắt đầu phát nương (lùa tề) để chuẩn bị đất cấy ngô. Phát nương là công việc nặng nhọc nên người đàn ông trong gia đình sẽ đóng vai trò chính. Bên cạnh đó phụ nữ và trẻ em cũng giúp sức bằng việc chặt những cây nhỏ hoặc cành lá. Theo kinh nghiệm của đồng bào thì sẽ phát từ dưới lên cao. Đầu tiên họ sẽ phát cây nhỏ trước sau đó mới phát cây to. Dụng cụ để phát nương thường là dao phát và dao nhọn. Dao phát để phát những cây nhỏ và cỏ. Còn dao nhọn dùng để chặt những cây to. Bây giờ người dân làm 4 nương định canh thì chỉ phát lại nương cũ năm ngoái đã trồng nên đỡ mất công sức hơn nhiều. Sau khi dọn sạch cỏ ở trên nương thì họ bắt tay vào cày nương. Đồng bào ở đây có nhiều kinh nghiệm cày nương dốc có nhiều rễ cây và đá. Họ đã tự rèn ra được lưỡi cày vừa sắc vừa khoẻ để có thể cắt được những rễ cây rừng và khi gặp đá không bị hỏng lưỡi cày. Người đàn ông H’mông khéo léo điều khiển con trâu và lựa mũi cày tránh được những hòn đá to. Trên những nương dốc khi người ta nhìn vào tưởng chừng như không thể trồng cấy gì được trên đó nhưng người H’mông lại có thể điều khiển con trâu và cày một cách dễ dàng. Vào khoảng tháng 4, đồng bào H’mông bắt đầu trồng ngô trên nương. Khi đó khí hậu ở Cát Cát bắt đầu ấm lên, cái lạnh và sương mù bắt đầu lùi dần nhường chỗ cho những đợt nắng ấm và những cơn mưa đầu mùa. Khí hậu không những ấm lên tạo điều kiện cho hạt ngô nảy mầm mà những đợt mưa khiến cho đất có đủ độ ẩm giúp cây ngô phát triển tốt hơn. Trước đây đồng bào H’mông thường chú ý khi những cây rừng bắt đầu đâm chồi thì cũng là lúc mùa trồng cấy bắt đầu. Khi đất rừng còn màu mỡ trồng ngô họ chỉ phát đốt, rồi lấy gậy gỗ chọc lỗ tra hạt. Người đàn ông đi trước cầm gậy chọc lỗ còn người phụ nữ đi sau một tay cầm túi hạt giống, một tay thả hạt ngô xuỗng lỗ, chân thì lấp đất. Gậy chọc lỗ đó người ta thường chọn những cây rừng vừa cứng và đủ nặng để khi đâm xuống đất có thể tạo lỗ để tra hạt. Ngày nay do đất đã bạc màu và được các cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kĩ thuật trrồng ngô nên cách trồng ngô đã khác trước. Họ đã cày nương và có những gia đình còn bừa đất cho kĩ mới bắt đầu trồng. Trước đây chọc lỗ tra hạt thì nay họ đã dùng cày, cuốc tạo hốc sâu để thả hạt ngô vào. Những khu đất không dốc lắm thì người đàn ông trong gia đình dùng trâu cày thành các đường rãnh. Mỗi rãnh cày họ ước chừng cách nhau khoảng 60 đến 70 cm. Người phụ nữ, con cái theo sau rãnh cày, người thì bỏ phân, nguời thì bỏ hạt ngô. Người bỏ phân và hạt cũng phải ước chừng bỏ mỗi hạt cách nhau một khoảng từ 25 đến 30 cm. Trước đây chưa có sự hướng dẫn của cán bộ thì đồng bào thường có thói quen trồng nhiều hạt ngô trong một gốc, thường là 3, 4 hạt một gốc và gốc cách gốc, hàng cách hàng thường gần nhau. Vì theo quan niệm của họ thì nhiều cây sẽ nhiều bắp, sẽ cho năng suất cao. Nhưng càng nhiều cây trong một gốc cây sẽ 5 không phát triển được và bắp ngô sẽ bé và nằng suất sẽ thấp. Ngày nay thì thói quen đó đã thay đổi, mỗi gốc chỉ một hạt, thi thoảng mới bỏ hai hạt để đề phòng hạt không mọc hoặc bị dế ăn. Gốc cách gốc cũng xa hơn để tạo điều kiện cho cây ngô phát triển. Khi trồng ngô theo quan niệm của đồng bào thường phải chọn ngày. Với mong ước có cộc sống no đủ, đồng bào cho rằng khi chọn ngày tốt cây ngô sẽ phát triển tốt và cho bắp to, nhiều hạt, mùa ngô sẽ bội thu. Tuy nhiên với mỗi dòng họ lại có những quan niệm khác nhau nên cách chọn ngày và kiêng kị khi trồng ngô cũng có sự khác nhau. Dòng họ Má (Mã) kiêng trồng ngô vào những ngày mất của tổ tiên và ngày sinh của chủ nhà. Theo dòng họ này thì khi tra hạt ngô vào những ngày này sẽ không tốt, ngô sẽ không mọc mà khi mọc thì cây ngô còi cọc, bắp bé. Ngoài ra họ Mã còn kiêng ngày con chuột. Theo quan niệm của họ thì chuột là một loài chuyên phá hoại ngô, lúa nếu trồng ngô vào những ngaỳ này sẽ bị chuột ăn hết ngô, không được thu hoạch. Họ Mã kiêng cả những ngày có sấm sét trong năm thì cũng không trồng ngô. Ví dụ ngày 13 tháng 7 có sấm sét thì tất cả những ngày 13 trong năm không trồng ngô. Vì theo quan niệm của dòng họ Mã thì trồng ngô vào những thì ngô sẽ bị đỏ, ngô mọc không đều, khi ra bắp không có hạt. Họ Mã thường chọn những ngày con gà, con ngựa để trồng ngô. Họ giải thích rằng những con vật này chạy nhanh nếu trồng ngô vào những ngày này ngô sẽ lớn nhanh như chúng chạy và ra bắp sẽ to. Như vậy ta có thể thấy sự kiêng kị của dòng Mã đa phần dựa trên những đặc điểm của con vật mà họ chọn ngày. Dòng họ Vàng thì lại có những quan niệm chọn ngày khác với dòng họ Mã và có những lí giải riêng. Họ Vàng thường chọn hững ngày con gà, con ngựa, con chó để trồng ngô. Theo họ Vàng thì những ngày này là những ngày tốt, trồng ngô vào những ngày này ngô sẽ mọc tốt, không bị các con vật phá hoại, ra bắp to, hạt dày. Họ Vàng kiêng những ngày như con chuột, con lợn không trồng ngô. Theo quan niệm của họ Vàng thì những ngày đó là ngày không tốt, không hay. Nếu trồng vào những ngaỳ này sẽ bị con chuột con lợn ăn mất hạt. Ngoài ra họ kiêng cả ngày con hổ. Họ cho rằng con hổ là con hay đi phá 6 hoại, làm hại cả con người, trồng ngô vào ngày con hổ thì nương ngô sẽ bị phá hoại. Dòng họ Lù thì kiêng ngày con gà con ngựa, con rồng. Theo họ Lù thì trồng ngô vào những ngày này sẽ không tốt, ngô sẽ chết và bị thất thu. Ngoài ra trồng vào những ngày nào cũng được. Khi đã chọn được ngày thích hợp thì cả gia đình cùng đi trồng ngô. Ngoài chọn ngày theo quan niệm tâm linh đồng bào còn chú ý chọn ngày râm mát, đặc biệt là những ngày mà ngày hôm trước có mưa, lúc đó đất còn ẩm sẽ tạo điều kiện cho hạt ngô nảy mầm. Ngày đầu tiên trồng ngô ông chủ gia đình sẽ trồng trước vài gốc rồi cả gia đình cùng trồng. Họ sẽ tiến hành trồng từ trên cao xuống thấp. Làm như thế những hạt ngô vừa trông không bị dẫm lên, đất không bị dí quá, ngô sẽ dễ nảy mầm hơn. Sau khi cuốc hố đồng bào sẽ bỏ phân trực tiếp vào các hố và lấp một lớp đất mỏng phủ số phân vừa bỏ. Khi bỏ hạt ngô xuống, ngô không tiếp xúc trực tiếp với phân, không bị thối hạt. Khi ngô mọc được 3,4 lá thì đồng bào bắt đầu bỏ phân bón thúc đợt một. Trước đây thì không có phân hoá học như bây giờ thì đồng bào chỉ làm sạch cỏ cho ngô và vun đất vào gốc ngô. Ngày nay thì đồng bào H’mông ở đây bón phân hoá học, và làm cỏ xới đất tạo độ thông thoáng cho đất giúp cây ngô dễ phát triển. Khi ngô được 7 đến 9 lá đồng bào tiến hành làm lại cỏ và vun đất vào gốc để cho các rễ phụ của cây ngô ra có chỗ bám chắc và hút chất dinh dưỡng nuôi cây chuẩn bị ra bắp đồng thời khi gặp mưa gió cây ngô không bị đổ. Lúc làm cỏ đợt hai này họ cũng bón thêm phân hoá học. Những gia đình cẩn thận sẽ làm cỏ, bón phân, vun gốc 3 lần. Lần bón phân thứ 3 khi ngô chuẩn bị trổ cờ. Nhưng đa phần các gia đình chỉ làm cỏ và bón phân 2 lần. Lần thứ ba ít được người ta quan tâm. Ở Cát Cát hiện nay khi bón phân cho ngô họ chỉ dùng phân hoá học không dùng phân chuồng như ở Si Ma Cai. Đến khi ngô bắt đầu vào mẩy hay bị chim chóc và thú rừng về ăn phá hoại thì đồng bào làm lều canh trên nương. Có nhiều gia đình họ đã làm lều từ khi bắt đầu cấy ngô vừa để trông nương vừa làm chỗ nghỉ ngơi, ăn cơm trưa khi đi làm. Trước đây làm nương du canh thì nương cách nhà khá xa có khi đi hàng nửa ngày đường thì họ làm lều để ở luôn trong những ngày đi trồng và chăm sóc ngô. 7 Những cây cỏ dại mọc ven nương ngô được phát sạch để tránh những cây ngô gần đó bị cớm nắng, bắp ngô sẽ không to. Vào khoảng tháng 8, tháng 9 ngô bắt đầu được thu hoạch. Ở Cát Cát bên cạnh ngô tẻ đồng bào thường trồng nhiều ngô nếp để luộc bán cho khách du lịch. Trước khi muốn hái ngô về luộc ăn hay bán, đồng bào thường chọn những bắp ngô to, đẹp nhất vừa độ chín để luộc thắp hương tổ tiên, với mục đích là mời tổ tiên về ăn trước. Sau đó họ mới haí ngô để ăn hoặc bán. Tên gọi của lễ cúng này là lễ mời tổ tiên về ăn ngô mới (hù pù dìa) Thời gian: Người ta không chọn ngày cụ thể để làm mà chỉ thấy khi ngô được ăn thì mời tổ tiên ăn trước. Họ thấy tiện ngày nào thì làm ngày đó. Địa điểm: Lễ mời tổ tiên ăn ngô này được diễn ra tại gia đình. Mục đích lễ cúng: Lễ này mục đích chỉ là mời tổ tiên về ăn ngô, và cầu mong tổ tiên phù hộ cho vụ ngô sau được bội thu, bắp ngô to, hạt ngô dày, không bị các con vật phá hoại. Lễ cúng này thể hiện sự tưởng nhớ, thành kính của con cháu tới tổ tiên. Nó cũng tương tự như người Kinh cúng tổ tiên vào mùng một và 15 hoặc trong gia đình có hoa quả gì trồng được thì hay thắp hương mời tổ tiên ăn trước. Người H’mông quan niệm tổ tiên là ma lành luôn phù hộ cho con cháu khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, gia súc đầy chuồng nhưng đôi khi ma tổ tiên cũng tức giận về trách phạt con cháu khi mà con cháu không chú ý, quan tâm, làm phật lòng ma tổ tiên. Chính vì thế lễ cúng này nhằm mục đích mời tổ tiên về ăn ngô trước con cháu và mong tổ tiên phù hộ cho vụ ngô sau được tốt hơn. Lễ vật: Lễ vật dùng để cúng tổ tiên duy nhất chỉ có ngô luộc. Ngoài ra không có bất kì một món ăn hay vàng hương gì khác. Người chủ lễ: là ông chủ gia đình. Điều này xuất phát từ quan niệm phân công công việc của người H’mông là: người đàn ông chủ trì mọi lễ cúng trong gia đình, đảm nhiệm mọi công việc liên quan đến tâm linh, đại diện cho gia đình khi tham gia công việc xã hội…; Còn người đàn bà thì công việc chính của họ là làm nương, chăm sóc gia đình, những lễ cúng người đàn bà không làm chủ lễ…. Chính vì quan niệm trên mà người chủ lễ phải là người đàn ông trong gia đình. Ông đại diện cho gia đình mời ma tổ tiên về ăn ngô mới. 8 Quá trình chuẩn bị cho lễ cúng: Người đi hái ngô về luộc thường là ông bà chủ gia đình. Sau khi luộc xong ông chủ gia đình sẽ bỏ những bắp ngô đó vào một cái bát to hoặc một cái rổ đặt trước bàn thờ. Cách hành lễ: Ông chủ gia đình ngồi trên một chiếc ghế trước bàn thờ bắt đầu lầm rầm mời tổ tiên về ăn ngô mới. Vừa mời tổ tiên về ăn ông chủ gia đình vừa tẽ từng hạt ngô ra. Nhìn từ xa tưởng như ông đang trò chuyện thủ thỉ cùng tổ tiên. Ông chủ gia đình sẽ mời từng vị tổ tiên về ăn ngô, đọc tên theo thứ tự từ cao xuống thấp. Mỗi dòng họ lại mời các đời tổ tiên khác nhau. Dòng họ Mã, họ Thào (quả) thì mời 4 đời gồm: Ông bà, bố mẹ, thế hệ ngang bằng, thế hệ con. Nhưng dòng họ Vàng, họ Lù, Họ Thào (bố) lại gọi có 3 đời về. Ông chủ gia đình cứ mời lần lượt các vị tổ tiên về sau khi mời xong thì lễ cúng mới kết thúc. Những bắp ngô dùng để cúng tổ tiên mọi người trong nhà cùng nhau ăn. Những hạt ngô tẽ ra để lên bàn sẽ được cho gà ăn. Sau lễ cúng này thì mọi người trong gia đình được hái ngô ăn và bán thoải mái. Tuy lễ thức diễn ra đơn giản nhưng nó thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ tới tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho vụ ngô sau được mùa hơn vụ ngô năm nay. Vào khoảng cuối tháng 7 đầu tháng 8 khi mà những bắp ngô đã khô vỏ áo ngoài là báo hiệu ngô đã được thu hoạch. Do diện tích ngô của mỗi nhà nhiều nên đồng bào thường thu ngô (sâu pò cừ) theo hình thức đổi công cho nhau. Mỗi buổi đi đổi công do nương ở xa nhà và để tiết kiệm thời gian nên buổi trưa họ ăn cơm tại nương, chiều làm tiếp. Khi đi đổi công ai cũng mang theo phần cơm trưa của mình, làm như thế gia đình chủ nhà không tốn công chuẩn bị cơm cho mọi người. Cứ như thế họ làm lần lượt cho từng gia đình. Gia đình nào ngô chín trước thì họ sẽ cùng nhau thu hoạch ngô nhà đó trước. Những bắp ngô giống sẽ được chủ nhà tự tay lựa chọn và thường là bà chủ nhà. Họ sẽ lựa chọn những bắp ngô to, hạt dày, không bị thối mốc để làm giống. Những bắp ngô giống sẽ được để riêng và họ chỉ bóc một lớp áo mỏng bên ngoài còn lớp áo bên trong để lại và bóc ngược ra túm lại một đầu, cứ 4, 5 bắp họ buộc lại một túm. Còn những bắp ngô để ăn bình thường thì họ bóc trần hết vỏ tại nương cho vào gùi và gùi về nhà phơi. Trước đây để vận chuyển ngô về nhà đồng bào dùng ngựa và gùi (lù cở ) mang ngô về nhà. Ngày nay ngựa không còn 9 được nuôi phổ biến và kinh tế đã phát triển hơn người ta đã thay ngựa bằng xe máy để vận chuyển ngô. Sau khi mang ngô về nhà họ phơi cho ngô khô và cho lên gác bếp bảo quản để dùng dần. Bên trên chỗ bếp đun hàng ngày đồng bào H’mông thường làm một sàn gác đan bằng phên tre bên dưới có xà gỗ đỡ dùng làm chỗ chứa ngô. Theo kinh nghiệm của đồng bào để ngô trên gác bếp như thế sẽ giúp ngô luôn khô, không bị mọt ăn vì bếp đun nấu ở phía dưới hàng ngày khói sẽ bay lên làm cho mọt không thể ăn ngô được. Với khí hậu mùa đông kéo dài, độ ẩm cao, luôn có sương mù nếu ngô không để chỗ cao ráo như gác bếp thì ngô dễ rất bị ẩm mốc. Khói bếp còn có tác dụng luôn làm cho ngô khô không bị ẩm. Tuy nhiên người ta cũng chú ý làm sàn cao không sát bếp để ngô không bị khô quá. Những bắp ngô giống sẽ được treo cản thận hơn không để gần bếp quá dẽ bị khô quá khi trồng ngô sẽ không nảy mầm và cũng không để cho bị ẩm ảnh hưởng đến chất lượng của ngô giống. Giống ngô truyền thống của đồng bào thường để được lâu hơn giống ngô lai của nhà nước. Có thể để được từ 2 đến 3 năm. Còn ngô lai thì chỉ để được trong vòng một năm, để lâu sẽ bị mọt. Trước đây khi lúa không đủ ăn, bà con vẫn dùng ngô làm đồ ăn chính trong gia đình. Ngô để trên gác bếp khi nào ăn thì đồng bào lấy dần xuống tẽ ra và dùng cối xay đá để xay ra ngô bột. Bột ngô đó dưới bàn tay của người phụ nữ trong gia đình sẽ trở thành món mèn mén (ngô đồ) đặc biệt chỉ có ở người H’mông. Ngô là một loại cây gắn bó với người H’mông từ xa xưa. Nó đã nuôi sống người H’mông từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ở Cát Cát hiện nay người dân không còn ăn mèn mén nhưng cây ngô vẫn được người dân ưa trồng vừa để ăn vừa để chăn nuôi. Giống ngô truyền thống vẫn được bà con trồng bên cạnh nương ngô lai tuy số lượng không còn nhiều như trước. Bên cạnh cây ngô là cây trồng khá quan trọng thì cây lúa ở Cát Cát được đánh gía là cây trồng quan trọng nhất. 3. Cây lúa (chom plìa) Cây lúa từ xưa đã gắn liền với những người dân miền xuôi. Việt Nam được đánh giá là một trong những cáí nôi của cây lúa. Khi nhắc đến cây lúa là người 10 ta chỉ nghĩ đến người dân ở hai đồng bằng rộng lớn. Đó là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng với người dân ở vùng cao thì cây lúa cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Nếu như ở đồng bằng nổi tiếng với những cánh đồng thẳng cánh cò bay thì ở vùng cao lại nổi bật với những khu ruộng bậc thang bao quanh các sườn đồi, sườn núi. Điển hình là những khu ruộng bậc thang của người H’mông. Cây lúa đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người H’mông ở Cát Cát nói riêng và ở vùng cao nói chung. Ở Cát Cát trước đây không chỉ có lúa nước ( plìa đê) trồng trên ruộng bậc thang mà còn có cả lúa nương ( plìa tê) trồng trên nương như trồng ngô. Trước đây khi đất còn màu mỡ lúa còn cho bông to thì người dân vừa làm lúa ở ruộng bậc thang vừa làm lúa ở trên nương. Khi nhà nước cấm phá rừng làm nương rẫy, đất đã cằn lúa trồng trên nương không cho năng suất thì họ không trồng nữa. Ngày nay ở Cát Cát không còn trồng lúa nương. Lúa ở Cát Cát ngày nay chỉ có lúa trồng trên ruộng bậc thang. Theo quan niệm của đồng bào H’mông ở đây thì giống lúa là do con chó mang về. Con chó hay đi săn, chui rúc vào bờ bụi nên hay bị các hạt cỏ dại bám vào lông. Khi về đến nhà thì một số hạt rơi xuống gặp điều kiện thuận lợi đã nảy mầm. Một thời gian sau người ta thấy những cây đó cho bông, khi cắn ra thì thấy ăn được. Từ đó người ta mới giữ lại và trồng cấy như bây giờ. Trước đây có hai loại đó là lúa tẻ (plìa chồ) và lúa nếp (plìa pẩu ). Giống lúa tẻ gồm có các loại sau: lửi khoái (giống lúa này trồng ở nơi đất màu mỡ, ăn ngon), nả lỉnh sí (trồng nơi đất nghèo dinh dưỡng, năng suất cao, ăn không ngon), thóc đỏ (có màu đỏ, ăn khô hơn lúa lai bây giờ nhưng lại có vị ngọt đậm hơn, trồng ở chân ruộng bậc thang cao, ít màu mỡ, năng suất kém), thóc tàu bay (Đây là giống lúa của Pháp thả xuống từ máy bay để nuôi sống những người làm trong hệ thống tay sai của Pháp. Nhiều lúc không đùng nơi quy định rơi xuống bản lảng của người H’mông và họ sử dụng giống lúa đó. Lúa đó cho năng suất cao nhưng không ngon). Nhìn chung là giống lúa truyền thống có thân cao, thời gian sinh trưởng dài hơn khoảng 20 ngày. Gié lúa thưa, vỏ hạt thóc dày hơn, nhiều lông hơn so với lúa lai. Vì vậy năng suất kém. Ngày trước trồng lúa đồng bào rất ít khi gặp phải sâu bệnh. Giống lúa nếp truyền thống có các loại sau: pẩu la và pẩu pang trang. Pẩu la trồng ở nơi đất tốt, màu mỡ, cần nhiều phân bón. 11 Khi nấu thành xôi rất ngon, thơm dẻo. Pẩu pang trang trồng ở nơi đất khô ít màu mỡ, ít phân bón, năng suất thấp, ăn không ngo, hạt gạo bị gãy. Giống lúa nếp truyền thống so với lúa nếp lai bây giờ lại ăn ngon hơn, dẻo hơn, thơm hơn, thơì gian sinh trưởng dài hơn. Tuy nhiên lúa nếp truyền thống cho năng suất kém. Khi nhà nước đưa vào sản xuất giống lúa lai thì đồng bào đã chuyển dần sang trồng lúa lai. Theo thói quen một số gia đình vẫn trồng một ít lúa truyền thống cạnh lúa lai. Cây lúa đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc H’mông. Nó không chỉ cung cấp lương thực nuôi sống con người mà còn dùng để nấu rượi một thức uống quen thuộc của người H’mông. Bên cạnh đó nó còn dùng để chăn gà, lợn tuy số này không nhiều. Với những điều kiện thuận lợi như đất đai màu mỡ, có đủ nước để canh tác, người dân ở Cát Cát trồng được nhiều lúa nước nên không bị thiếu lương thực, không phải ăn mèn mén như đồng bào H’mông ở Si Ma Cai. Đó cũng là lí do đồng bào H’mông ở đây không còn phải trồng lúa nương. 3.1. Lúa nương ( plìa tê) Lúa nương là giống lúa trồng trên nương không cần nước vẫn có thể trổ bông và cho thu hoạch. Giống lúa nương có lông thóc dài, người dân còn gọi là giống lúa lông lợn. Bà con dân tộc vùng cao từ lâu đã có kinh nghiệm trồng lúa trên nương. Ngày nay ở Cát Cát tuy không còn lúa nương nhưng những kinh nghiệm về trồng lúa nương đồng bào ở đây vẫn nhớ rõ. Trước đây khi còn trồng lúa nương thì vào khoảng tháng 2 sau những ngày dài nghỉ vui tết vui hội, đồng bào đi tìm đất phát nương chuẩn bị cho vụ lúa mới. Khi chọn đất để trồng lúa đồng bào chú ý không chọn đất ở nơi cao quá. Theo kinh nghiệm của đồng bào thì nếu trồng lúa ở khu đất cao quá khí hậu lạnh thì lúa sẽ bị lép, không cho hạt. Đất trồng lúa phải chọn kĩ hơn đất trồng ngô đất nhất thiết phải có màu đen, tơi xốp, ẩm. Sau khi chọn được đất người ta cũng đánh dấu khu đất của mình như chọn đất trồng ngô. Sau đó cả gia đình sẽ đi phát nương. Đợi đến khi cây cỏ khô thì đi đốt và dọn sạch nương và tiến hành chọc lỗ tra hạt. Khi đất còn màu mỡ đồng bào H’mông ở Cát Cát còn làm nương du canh thì họ không cày mà tra hạt luôn. 12 Với lúa nương thì vào khoảng cuối tháng 4 âm lịch là họ tiến hành tra hạt. Cũng như ngô họ sẽ chọn những cây rừng cầm vừa tay có đủ độ cứng và nặng để khi chọc xuống đất tạo được lỗ để bỏ hạt thóc xuống. Mỗi gốc cách nhau khoảng 50 đến 60 cm. Khi đất tốt mỗi gốc lúa tra khoảng 4,5 hạt thóc đến lúc thu hoạch được cây lúa phát triển tốt đẻ nhiều nhánh mỗi gốc phải cách nhau xa để cây lúa có đât để phát triển. Khi tra hạt người đàn ông thường đi trước chọc lỗ, người phụ nữ đi sau bỏ hạt. Khi tra hạt đồng bào thường tra từ thấp lên cao. Với lúa nương thì công việc chăm sóc khá đơn giản sau khi tra hạt xong thì cứ để cho cây lúa tự phát triển. Thi thoảng đồng bào đi thăm nương xem cây lúa có mọc đều không. Khi lúa được 3,4 lá thì thì người ta tiến hành làm cỏ cho lúa và vun đất vào gốc để cho cây lúa không bị đổ. Khi đó không có phân để bón, đất cũng rất tốt không cần bón phân. Bốn xung quang nương lúa thì họ phát cây cỏ bụi để cho những cây lúa cạnh nương không bị cớm nắng, có thể phát triển bình thường. Sau khoảng gần một tháng đồng bào tiến hành làm cỏ lần 2 nếu có nhiều cỏ thì dẫy cỏ, ít cỏ thì chỉ chỉ nhổ là xong. Khi lúa bắt đầu vào mẩy thì họ làm bù nhìn để xua đuổi chim rừng về ăn thóc. Bù nhìn được làm bằng các cây rừng nhỏ và quần áo cũ. Người ta sẽ lấy một cây rừng to khoảng bằng cổ tay, dài hơn đầu người một chút và một cây khác ngắn bằng một nửa cây trước. Hai cây này đặt vuông góc với nhau, lấy dây rừng buộc thành hình chữ t. Cây ngắn sẽ buộc gần đầu của cây dài, cách đầu của cây dài bằng từ đỉnh đầu tới vai của người thật. Chỗ buộc giữa cây dài và cây ngắn sẽ chia đôi cây ngắn bằng hai phần bằng nhau. Sau đó họ sẽ mặc quần áo cũ, đội mũ cho cây chữ t đó, rồi đem cắm trên nương. Tuỳ theo độ rộng của nương mà làm nhiều bù nhìn hay ít bù nhìn. Đồng thời làm lều canh ngay trên nương để đuổi thú rừng về phá hoại. Vào khoảng tháng 9 những bông lúa nương ngả màu vàng báo hiệu lúa chín (plìa xá) , lúc đó đồng bào bắt tay vào thu hoạch lúa. Bao giờ người ta cũng thu lúa nương trước lúa cấy trên ruộng bậc thang. Khi cắt xong họ cho vào gùi mang về nhà phơi. Sau khi phơi khô họ cũng để trên gác bếp như ngô để bảo quản. Đồng bào H’mông ở Cát Cát làm những sào ngang gác bếp và xiên những túm thóc vào đó. Khi nào ăn thì bỏ ra vò lấy thóc và cho vào cối giã gạo bằng sức nước để lấy gạo ăn. 13 Với lúa giống (dum plìa) thì người lớn trong gia đình có kinh nghiệm sẽ chọn. Họ sẽ chọn những bông lúa to, mẩy, gié lúa dày cho nhiều hạt, cắt và để riêng ra. Khi mang về nhà phơi họ cũng phơi riêng. Bảo quản trên gác bếp cũng treo riêng không để gần bếp đun quá sẽ làm cho hạt thóc khô quá vụ sau không nảy mầm được. Đối với lúa nương hầu như không có nhiều nghi lễ kèm theo để bảo vệ cây trồng. Hiện nay tại Cát Cát không còn gia đình nào còn trồng lúa nương. Một phần do lúa trên ruộng bậc thang cho năng suất cao, một phần do đất trên nương không còn tốt lúa trồng trên nương không cho năng suất cao nên họ đã chuyển sang trồng lúa trên ruộng bậc thang và bỏ trồng lúa nương. 3.2. Lúa nước (plìa đê) Ruộng bậc thang có từ lâu đời ở Cát Cát nói riêng và ở Sa Pa nói chung. Người H’mông có nhiều kinh nghiệm trong canh tác ruộng bậc thang. Đồng bào H’mông ở đây dựa theo những sườn núi có thể dẫn nước về để khai phá làm ruộng. Khi mà chọn đất để làm nương trông ngô lúa người ta đã chú ý xem địa hình chỗ đó có thể khai phá thành ruộng được không. Sau khi làm nương 1, 2 năm thì họ chuyển sang khai phá thành ruộng. Lúa trước kia khi cấy trên ruộng bậc thang rất tốt. Mỗi gốc lúa khi thu hoạch được nắm vừa đầy một bàn tay. Lúa câý trên ruộng bậc thang được đồng bào ở đây chăm sóc rất kĩ cả từ khâu làm đất đến lúc cây lúa và thu hoạch. Nếu như đất để trồng ngô, lúa nương được người dân chuẩn bị vào tháng 2 thì đất để cấy lúa nước lại còn phụ thuộc vào thời tiết. Khi bào mưa to có nước thì đồng bào mới đi cày trên ruộng để giữ nước. Cũng có nhiều gia đình có thời gian thì họ cày trước. thời gian cày vào khoảng cuối tháng 2, khi nào có mưa thì đi bừa. Nếu như khai phá ruộng mới thì người ta đã tổ chức khai phá vào đầu tháng 2. Vào thời điểm đó thì tất cả mọi người đang nhàn rỗi, mới có thể giúp nhau đi khai phá ruộng được. Sau một vài tháng nông nhàn thì người ta đã có thể khai phá xong số ruộng mà họ dự định làm, đến khoảng tháng 3,4 khi những cơn mưa đầu tiên đổ xuống thì họ có thể cày bừa chỗ ruộng vừa khai phá để cấy trọng vụ mới. Thông thường đồng bào cày một lượt, bừa hai lượt là có thể cấy được. Lần cày đầu tiên vừa để vỡ đất, vừa để giữ nước không cho đất thấm đi. Cày lần đầu 14 người ta sẽ cày lật đất. Mặt đất mọc cỏ sẽ được úp xuống để cho cỏ nhanh thối. Đường cày đạt độ sâu thích hợp (8- 10cm). Cách cày của người H’mông ở đây là cày theo luống. Mỗi thửa ruộng sẽ chia thành các luống để cày cho dễ, và lấy chỗ cho trâu quay đầu. Đầu tiên người ta sẽ cày một đường giữa ruộng để chia luống. Ruộng hẹp thì mỗi luống 4 đến 6 đường cày. Ruộng rộng thì mỗi luống 6 đến 8 đường cày. Khi cày người ta cày từ trong ra ngoài, lần lượt từng đường cày một đến khi hết ruộng thì thôi. So với vùng thấp thì cày trên ruộng bậc thang tốn công hơn rất nhiều vì ruộng hẹp hay phải quay đầu trâu. Người đàn ông H’mông khéo léo điều chỉnh cày đều tay không để lại nhiều sống đất, rãnh cày tương đối bằng. Sau đó họ đi sửa bờ đắp lại những đoạn vỡ để giữ nước được tốt hơn ngâm cho đất mềm ra. Bờ ruộng được vạc sạch cỏ bờ bằng cuốc. Bờ của ruộng bậc thang thường bé vì địa hình, diện tích bề mặt không cho phép đắp to nên người dân ở đậy đắp bờ rất cẩn thận. Sau khi vạc sạch cỏ bờ họ lấy đất mới ở dưới ruộng đắp vào chân bờ, lấy chân dẵm kĩ xuống cho đất chặt hơn. Nếu mặt bờ thấp thì họ sẽ đắp đất lên mặt bờ cho cao hơn. Khi đất khô lại thì bờ ruộng sẽ chắc không bị ngấm nước đi. Bờ tả li giáp với ruộng trên cũng được đồng bào vạc sạch cỏ, trơ đất thịt ra. Sau lần cày này có nhiều gia đình cắt cây ngải cứu làm phân xanh dấn xuống ruộng cho đất mềm ra và tạo độ màu mỡ cho đất. Sau đó khoảng một tuần đến 10 ngày thì bừa lần một để dập những cây cỏ mọc trên ruộng thối ra đồng thời làm cho đất nhỏ ra để ngấm đủ nước và mềm ra. Trước khi cấy khoảng 2,3 ngày thì họ bừa lần hai để đất thật mềm có thể cấy được. Để có thể cày cấy được phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu trời có mưa thì mới có nước để làm ruộng. Cũng có một số ruộng bắt được nước mạch chảy ra nhưng ít, nếu trời không mưa thì cũng không đủ để cày cấy một diện tích lớn. Ngay khi chuẩn bị cày, bừa là đồng bào H’mông ở đây đã chủ động đi sửa lại đường mương, máng dẫn nước. Người H’mông với bản tính chất phác, thật thà, luôn ôn hòa và đặc biệt ý thức tự giác của mọi nguời rất cao. Nhiều gia đình chung một nguồn nước dẫn về ruộng nhưng không ai đợi ai đi lấy nước về. Ông chủ gia đình này đi sửa đường mương thì tự khác gia đình khác cũng đi sửa cùng, không phải thúc dục. Những đoạn qua khe thì họ lấy cây tre để làm máng bắc qua. 15 Trước khi cấy khoảng một tháng vào độ cuối tháng 3 đầu tháng 4 (âm lịch) thì đồng bào gieo mạ (trì plìa.) Mạ gieo khoảng từ 35 ngày đến 40 ngày có thể cấy được. Đất gieo mạ thường được chọn những khu ruộng đất mềm, không bị cây che khuất. Ruộng gieo mạ được cố định, năm nào bà con cũng gieo ở khu ruộng đó. Những chân ruộng để gieo mạ bao giờ cũng chọn gần nguồn nước, gần nhà để dễ chăm sóc. Khu ruộng đó phải tránh đường trâu đi để trâu không phá khu ruộng mạ đó. Sau khi cày xong người ta còn đổ phân lên ruộng sau đó mới bừa cho phân và đất trộn lẫn vào nhau. Sau khi bừa cho đất thật mềm, người ta mới đánh luống. Đất để gieo mạ người ta gọi là diệc mạ (nà dìu) được cày bừa kĩ, thật mềm. Họ làm thành các ô cao giữa các ô có rãnh sâu chừng 10 đến 15 cm để thoát nước chiều dài dọc theo bề rộng của ruộng, chiều rộng khoảng từ 1,2 đến 1,5 mét. Bề mặt được san phẳng và vun cao hơn so với rãnh. Nước đưa vào ruộng mạ thường xấp xỉ so với bề mặt ruộng để có thể bám được chân rễ, đủ nước để nó phát triển tốt. Thóc để gieo mạ đã được lựa chọn kĩ từ vụ trước và bảo quản cẩn thận. Số thóc giống này sau khi phơi khô được mang ra trước gió để gió thổi cho bay những hạt thóc lép, những hạt thóc rơi gần chân nhất sẽ được gom lại để làm giống. Người Kinh gọi đó là rê thóc, người H’mông gọi đó là dang plei. Sau đó được cho lên gác bếp để bảo quản. Khi nào gieo thì bỏ xuống ngâm cho nảy mầm. Khi bỏ thóc giống xuống ngâm thì họ không loại bỏ hạt lép nữa. Đồng bào cho thóc vào thùng gỗ ngâm nước khoảng 2 ngày để cho hạt thóc ngấm đủ nước, trương to lên. Mỗi ngày họ lại thay nước một lần. Nước ngâm thóc là nước ấm, khoảng 40 đến 500C. Đồng bào thường dùng tay để kiểm tra độ ấm của nước, khi thấy vừa ấm tay là được. Sau đó vớt ra để ủ cho hạt thóc nảy mầm. Họ ủ bằng cách là đánh đống vào một góc và phủ lá xoan hay là đào lên. Đó là cách tăng nhiệt độ để giúp hạt dễ nảy mầm. Khi mầm mọc đều độ dài gần bằng rễ thì đem gieo. Thời vụ gieo mạ dựa vào thời vụ cấy. Thường gieo vào đầu tháng 4. Khi đó tiết trời đã ấm lên, mạ sẽ nhanh bén rễ hơn. Việc gieo mạ này chính là sắp xếp cho lúa trổ bông và chín vào tháng 10, tránh được giá lạnh của mùa đông. Trước đây công việc gieo mạ thường đàn ông hay làm. Ngày nay thì phụ nữ cũng tham gia nhiều hơn. Kỹ thuật gieo mạ: gieo úp tay, ném mạnh xuống 16 cho mầm bám vào đất. Gieo ngửa tay mạ lên không đều, thành vết. Mật độ gieo mạ tương đối dày. Sau khi mạ gieo được khỏang hơn một tháng là có thể cấy được. Một cây mạ trưởng thành có thể có thể cấy, có chiều cao đến 30 cm, rễ dài 3 đến 4 cm. Mạ để cấy phải đạt đủ ngày tuổi, không quá non mà cũng không quá già. Mạ non thì cây mạ không cứng, gió sẽ làm đổ, khi ra hạt năng xuất thấp. Mạ già thì cấy xong lúa không đẻ nhánh. So với người Kinh ở vùng thấp thì đồng bào H’mông ở đây để cây mạ dài ngày tuổi hơn. Ở vùng cao thời tiết lạnh hơn ở vùng thấp nếu cấy mạ non quá sẽ không mọc lên được, phải để mạ dài ngày hơn so với vùng thấp. Vào khoảng giữa tháng 5 là đồng bào chuẩn bị cấy. Họ thường cấy lúa khi mà đã trồng ngô xong. Khi cấy lúa xong đi làm cỏ ngô là vừa. Ngày cấy lúa cũng được bà con lựa chọn theo quan niệm tâm linh của mình. Thường thì mỗi dòng họ lại có những cách chọn ngaỳ khác nhau. Ngày cấy lúa cũng giống như ngày tra ngô trên nương. Duy chỉ có họ Thào (quả) lại không kiêng ngày cấy lúa mà lại chọn ngày ngâm thóc để gieo mạ. Họ Thào tránh ngày chôn cất tổ tiên. Theo họ thì nếu ngâm thóc vào ngày chôn cất tổ tiên thì khi gieo sẽ bị chìm hạt thóc xuống bùn không mọc lên được. Dòng họ Thào quan niệm chôn cất tổ tiên vào nagỳ con trâu và con hổ là không tốt nên họ tránh những ngày này. Từ đó họ chọn ngày trâu và ngày hổ để ngâm thóc gieo mạ là chắc chắn nhất. Nó sẽ không bị trùng vào ngày chôn cất tổ tiên. Công việc cấy lúa là của phụ nữ nhưng người đàn ông cũng phụ giúp bằng cách đưa mạ ra ruộng. Trước đây đồng bào cấy rất thưa vì lúc đó đất tốt mỗi gốc lúa đẻ ra rất to, khi gặt mỗi gốc vừa đủ một nắm tay. Mỗi cây lúa cách nhau khoảng 45 đến 50 cm. Mỗi gốc cấy 4 cây mạ. Ngày nay theo kĩ thuật chung của nhà nước phổ biến thì mỗi cây cách nhau 20 đến 25 cm. Mỗi gốc cấy từ 1 đến 2 cây mạ. Tuy nhiên mật độ cấy thưa hay dày phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất: ruộng tốt có thể cấy 25 khóm/ 1m2, trung bình là 30 khóm / 1m2, ruộng xấu là 40 khóm / 1 m2. Trước khi cấy đồng bào thường bón lót bằng phân hoá học NPK. Cũng có gia đình bón bằng phân chuồng trước khi lần bừa cuối cùng để cấy. Ngày nay đồng bào H’mông ở đây quá phụ thuộc vào phân hoá học nên việc bón phân chuồng cho ruộng lúa là rất ít. Đồng bào thường cố gắng cấy xong trong tháng 5 để đảm bảo đầu tháng 10 là thu hoạch xong hết như thế mới đảm bảo 17 năng xuất. Nếu cấy muộn quá thì cây lúa gặp phải thời tiết lạnh sẽ không cho năng xuất. Đến tháng 10 là thời tiết ở đây bắt đầu lạnh lúc đó mà lúa chưa trổ bông thì năng xuất kém. Hâu cấy lúa cần nhiều công lao động nên đồng bào cũng thường đổi công cho nhau để đảm bảo kịp mùa vụ. Nhà nào làm xong ruộng trước thì cấy trước. Với người H’mông tổ tiên là những người chết trong 3 đời trở lại. Họ tin rằng tổ tiên đã chết sẽ che chở cho con cháu. Họ coi tổ tiên là loại ma lành luôn phù hộ cho con cháu, bảo vệ con cháu và các vật nuôi, cây trồng trong gia đình. Chính vì vậy sau khi cấy xong đồng bào thường làm lễ cúng báo với tổ tiên để tổ tiên phù hộ cho cây luá phát triển tốt không bị sâu bệnh, không bị chim chóc phá hoại, cho vụ lúa được bội thu. 3.2.1. Lễ cúng khi cấy xong (pẩu giằng) Lễ cúng này chỉ có ở họ Vàng và họ Thào, họ Sùng còn họ Mã và họ Lù không có. Tên gọi: lễ cúng khi cấy xong (pẩu giằng) Thời gian diễn ra lễ cúng là vào thời điểm sau khi cấy xong. Cả 3 họ Vàng và họ Thào, họ Sùng đều không chọn ngày, nhà nào cấy xong thì làm lễ. Khi nào sắp xếp được công việc gia đình tiện ngày nào thì họ làm ngày đó. Địa điểm: Diễn ra tại gia đình. Lễ cúng khi cấy xong có quy mô bó hẹp trong từng gia đình. Mục đích của lễ cúng: Thông báo với tổ tiên là gia đình đã cấy xong lúa cầu mong tổ tiên phù hộ cho vụ lúa năm nay được bội thu, cây lúa phát triển tốt, không bị sâu bọ phá hoại, không bị hạn hán, bông lúa to, mẩy, nhiều hạt. Với quan niệm ma tổ tiên là ma lành. Sau khi mất đi tổ tiên luôn phù hộ cho con cháu khỏe mạnh làm ăn tốt, mùa màng bội thu, gia súc thì đầy chuồng nên sau khi cấy xong đồng bào thông báo với tổ tiên, mời tổ tiên về ăn con gà và cầu mong tổ tiên phù hộ cho vụ lúa bội thu. Lễ vật: Cũng như nhiều lễ cúng khác lễ vật của cúng này là gan gà (xà cay), cơm ( mó ), rượi (chớ), hương (sằng), bát canh gà (tỉ cồ cày). Con gà này khi cúng chỉ lấy gan gà để cúng. Từ nước luộc gà người ta chế biến thành một 18 bát canh gà bằng cách cho thêm vài miếng thịt gà vào và nêm đầy đủ gia vị. Những gia đình có điều kiện có thể mổ thêm lợn. Nhìn chung nó còn phụ thuộc vào kinh tế của từng gia đình. Những gia đình có điều kiện thì mổ lợn, mổ gà mời anh em họ hàng đến ăn một bữa. Những gia đình không có điều kiện thì có thể chỉ cần mổ một con gà để làm lí là xong. Trong một con gà người ta chỉ dùng gan gà để cúng đó là do xuất phát từ quan niệm đây là bộ phận chính của con gà, quan trọng nhất, ngon nhất. Chính vì vậy họ dùng để dâng cúng lên tổ tiên. Nó cũng là việc thành kính, đề cao tổ tiên cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình mình. Yêu cầu lễ vật: Con gà để cúng không yêu cầu gì khắt khe. Gà nào cũng được, trống mái tùy ý, màu sắc không quan trọng. Người chủ lễ: Ở họ Vàng người chủ lễ là ông chủ gia đình. Ở họ Thào (quả) thì phải là người anh cả trong gia đình làm chủ lễ cúng. Trong một gia đình có nhiều anh em trai dù đã lấy vợ ra ở riêng thì gia đình nhà người em cúng đều phải nhờ người anh cả đến cúng cho gia đình mình. Ở họ Thào thì người ta quan niệm chỉ có anh cả mới được cúng tổ tiên. Các gia đình người em có thờ tổ tiên thì cũng không được cúng tổ tiên, trọng trách đó phải thuộc người anh cả. Nhưng dù thế nào thì ở cả dòng họ Vàng và họ Thào (quả) thì người chủ lễ vẫn là người đàn ông. Theo quan niệm của người H’mông thì người đàn ông trong gia đình mới có quyền cúng các ma, làm chủ các nghi lễ trong gia đình, còn người phụ nữ thì không được phép cúng các ma, không tham gia các công việc liên quan đến nghi lễ cả ở trong gia đình và cộng đồng. Trong gia đình người phụ nữ còn kiêng đến gần bàn thờ chứ chưa nói gì đến việc làm chủ một lễ cúng. Điều này đã trở thành một luật bất thành văn của người H’mông, ăn sâu bám rễ vào trong suy nghĩ của họ. Thành phần tham dự lễ cúng: Bao gồm những thành viên trong gia đình, những anh em họ hàng gần nhà được mời đến ăn cơm cùng gia đình. Ở dân tộc H’mông qua hệ dòng họ bao giờ cũng được đề cao hơn hàng xóm. Làng bản của người H’mông không mấy khi sống cộng cư với các dân tộc khác. Và trong một thôn thì mỗi một dòng họ lại cư trú, chiếm lĩnh một khoảng riêng, sống quay quần bên nhau. Những người cùng họ với nhau đã được coi là anh em, có thể chết trong nhà của nhau. Người ta quan niệm cùng họ là cùng ma. Trong một 19 làng bản của người H’mông thì những anh em cùng họ sống quây quần bên nhau, cộng với cách mưu sinh là làm nông nghiệp, tự cung tự cấp, không có nhu cầu giao lưu với bên ngoài. Từ những quan niệm về dòng họ và cách cư trú và mưu sinh đã làm thắt chặt mối quan hệ dòng họ của đồng bào H’mông. Chính vì quan niệm này đã lí giải phần nào việc trong tất cả lễ cúng của người H’mông người ta chỉ mời anh em trong họ đến dự chứ không mời hàng xóm. Khác với các dân tộc ở vùng thấp như người Kinh, Tày, Thái thì quan hệ hàng xóm được quan tâm hơn. Người Kinh có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” để chỉ tầm quan trọng của hàng xóm, láng giềng. Quá trình chuẩn bị nghi lễ: Để chuẩn bị cho nghi lễ này thì ông bà chủ lên kế hoạch là làm lễ to hay nhỏ. Cuối cùng sự quyết định làm lễ cúng như thế nào là do ông chủ gia đình. Trước đây với cuộc sống tự cung tự cấp trong một gia đình người H’mông họ có thể làm ra tất cả các lễ vật thì việc chuẩn bị rất đơn giản. Gà họ nuôi được không phải đi mua. Người H’mông nuôi gà mục đích chính là mổ phục vụ các nghi lễ trong gia đình. Bình thường họ rất ít mổ để ăn. Rượu họ cũng tự nấu được. Khi nấu mẻ rượi để chuẩn bị cho lễ cúng, lúc cất rượi họ đã chủ định để riêng ra một chai nhỏ. Còn hương thì đi đổi những gia đình trong làng có nghề truyền thống làm hương. Người ta thường mang một con gà hay chai rượu đi đổi. Ngày nay thì cũng có nhà tự nấu rượi nhưng số lượng đấy ít. Đa phần các gia đình đi mua rượi ngoài chợ về và không được nếm trước. Ở Cát Cát gần trung tâm thị trấn Sa Pa nên việc đi lại mua đồ cũng thuận tiện. Người ta có thể để buổi sáng hôm diễn ra lễ cúng đi chợ mua các thứ cần thiết như gia vị, thức ăn, hương, rượi. Gà của nhà không đủ để mổ thì họ có thể mua thêm thịt lợn hoặc các đồ ăn khác. Con gà dự định để mổ cúng tổ tiên họ đã nhốt sẵn từ tối hôm trước. Các thành viên trong gia đình cùng nhau làm đồ lễ để cúng. Người thi đun nước làm gà, người thì nấu cơm….Nếu nhà nào mổ lợn mà gia đình ít người thì họ nhờ anh em trong họ gần nhà đến làm giúp. Khi mà làm xong thì ông chủ gia đình sẽ cho trẻ con trong nhà đi mời anh em trong họ đến dự lễ và uống rượi. Người H’mông không cầu kì khi mời mọi người đến dự lễ cúng. Trẻ con đến nhà và nói là bố mẹ mời sang uống rượi là xong, không cần trịnh trọng đích thân ông chủ gia đình đến từng nhà mời từ hôm trước. Trong khi cho trẻ con đi mời thì ở nhà ông chủ gia đình sắp lễ và tiến hành nghi lễ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan