Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hàn...

Tài liệu Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh quảng ninh

.PDF
117
1
131

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ________________________________ TRẦN NAM HÙNG CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOÁ HỌC: TS.PHÍ VĂN KỶ THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng , số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung th ực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào tại Việt Nam . Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả Trần Nam Hùng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, cùng các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Phí Văn Kỷ đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu; Lãnh đạo và cán bộ Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, các sở, ban, ngành.... các nhà quản lý và các doanh nghiệp...; gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn Trần Nam Hùng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 CHƢƠNG 1....................................................................................................... 4 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ...................................................... 4 1.1. Những vấn đề cơ bản về tài sản công ........................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về tài sản công ....................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của tài sản công ..................................................................... 6 1.1.3. Phân loại tài sản công ............................................................................ 9 1.1.4. Vai trò của tài sản công ....................................................................... 14 1.2. Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ...... 18 1.2.1. Phân biệt cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp............................... 18 iv 1.2.2. Quá trình quản lý nhà nƣớc đối với tài sản công trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ............................................................................... 21 1.2.3. Cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với tài sản công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ............................................................................... 22 1.2.4. Vai trò của cơ chế quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ........................................................................................... 25 1.3. Hiệu lực và hiệu quả của cơ chế quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ...................................................................... 26 1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ chế quản lý tài sản công ........................................................................................................... 26 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu lực, hiệu quả cơ chế quản lý tài sản công ........ 27 1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản công ........................................................................................................... 30 1.4. Cơ chế quản lý tài sản công ở một số nƣớc trên thế giới và khả năng vận dụng ở Việt Nam ............................................................................................. 31 1.4.1. Cơ chế quản lý tài sản công ở Trung Quốc ........................................... 31 1.4.2. Cơ chế quản lý tài sản công ở Cộng hoà Pháp ..................................... 32 1.4.3. Cơ chế quản lý tài sản công ở Canađa ................................................. 33 1.4.4. Một số nhận xét và khả năng vận dụng cho Việt Nam......................... 35 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ............. 41 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận .......................................................................... 41 2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu .................................................................. 41 2.3. Phƣơng pháp tổng hợp thống kê .............................................................. 42 2.3.1. Phân tổ thống kê .................................................................................... 42 2.3.2. Bảng thống kê ....................................................................................... 43 2.3.3. Đồ thị thống kê ...................................................................................... 43 2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin ............................................................. 43 v 2.4.1. Phƣơng pháp phân tích dãy số thời gian ............................................... 44 2.4.2. Phƣơng pháp so sánh............................................................................. 46 2.4.3. Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo................................................. 46 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................ 46 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NINH........47 3.1. Đặc điểm cơ bản của tỉ nh Quảng Ninh .................................................... 47 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 47 3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội ................................................................. 54 3.2. Thực trạng quản lý tài sản công trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp tỉnh Quảng Ninh .................................................................................. 60 3.2.1. Khái quát về cơ quan quản lý tài sản công của tỉnh Quảng Ninh ......... 60 3.2.2. Thực trạng quản lý trụ sở làm việc ....................................................... 63 3.2.3. Thực trạng quản lý phƣơng tiện đi lại ................................................... 70 3.3. Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh ................................................ 75 3.3.1. Những thành tựu .................................................................................. 75 3.3.2. Một số tồn tại ....................................................................................... 78 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ......................................................... 82 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NINH ................................................................. 88 4.1. Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh 4.1.1. Quan điểm 88 4.1.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc đối với tài sản công .................. 89 4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh............................ 93 vi 4.2.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các căn cứ pháp lý và chính sách về quản lý tài sản công....................................................................................... 93 4.2.2. Hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý nhà nƣớc về tài sản công ............ 94 4.2.3. Nghiên cứu ban hành chế độ khen thƣởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quản lý TSC ..................................... 95 4.2.4. Tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSLV của cấp xã, phƣờng, thị trấn............................................................................................... 96 4.2.5. Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, định mức sử dụng phƣơng tiện đi lại trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ...................................................... 97 4.2.6. Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý TSC. ....................................... 98 4.2.7. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng, tham ô, lãng phí trong việc quản lý tài sản công ........................ 99 4.2.8. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý tài sản công ....................................................................................................... 100 KẾT LUẬN ................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung BTC Bộ Tài chính CP Chính phủ CQHC Cơ quan hành chính ĐVSN Đơn vị sự nghiệp HCSN Hành chính sự nghiệp NSNN Ngân sách nhà nƣớc PTĐL Phƣơng tiện đi lại TSC Tài sản công TSLV Trụ sở làm việc UBND Uỷ ban nhân dân viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ......... 20 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của tỉnh Quảng Ninh, 2006-2011........ 51 Bảng 3.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn tại các trạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011 ................................................................................................ 53 Bảng 3.3. GDP tỉnh Quảng Ninh phân theo ngành giai đoạn 2006-2010 ...... 57 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu cơ bản về tài sản công thuộc quản lý của tỉnh Quảng Ninh năm 2011 ................................................................................................ 63 Bảng 3.5. Thực trạng sử dụng đất đai các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh Quảng Ninh 2011 ..................................................................................... 65 Bảng 3.6. Thực trạng sử dụng đất đai các cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Ninh 2011 ........................................................................................................ 66 Bảng 3.7: Thực trạng sử dụng Nhà làm việc các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh Quảng Ninh 2011 .............................................................................. 68 Bảng 3.8: Thực trạng sử dụng nhà làm việc các cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Ninh 2011 ............................................................................................ 69 Bảng 3.9: Thực trạng sử dụng ô tô các đơn vị hành chính sự nghiệp của tỉnh Quảng Ninh 2011 ............................................................................................ 70 Bảng 3.10: Thực trạng sử dụng ô tô các cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Ninh 2011 ........................................................................................................ 71 Bảng 3.11: Tình hình mua mới phƣơng tiện đi lại tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2011........................................................................................................ 73 ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phân loại tài sản công theo công dụng của tài sản .......................... 9 Sơ đồ 1.2: Phân loại tài sản theo cấp quản lý ............................................. 11 Sơ đồ 1.3: Phân loại tài sản công theo đối tƣợng sử dụng tài sản............. 12 Biểu đồ 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh .......................................... 48 Biểu đồ 3.2: Tình hình thanh lý phƣơng tiện đi lại giai đoạn 2008-2011....... 74 Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và tồn tại của cơ chế quản lý TSC .................................................................................................... 86 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài sản công bao gồm tài sản hiện vật, quyền sử dụng đất, vốn ngân sách nhà nƣớc cấp mua sắm tài sản để phục vụ quá trình hoạt động của cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động. Tài sản công là nguồn lực đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị này. Thực tế thời gian qua, quản lý tài sản công luôn là vấn đề thời sự đƣợc Chính phủ và nhân dân đặc biệt quan tâm. Song công tác quản lý tài sản công hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế, không thực sự hiệu quả, thiếu một cơ sở khoa học cả về lý thuyết và thực tế trong quản lý, sử dụng lƣợng tài sản lớn, đặc biệt quan trọng này. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sử dụng tài sản công không đúng mục đích, gây lãng phí, thất thoát diễn ra phổ biến nhƣ: Sử dụng đất đai sai mục đích, đầu tƣ xây dựng mới, mua sắm tài sản vƣợt tiêu chuẩn, định mức, cho thuê, mƣợn tài sản công không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát tài sản công, sử dụng tài sản cho ca nhân cá nhân... Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bất cập, vƣớng mắc trong quản lý tài sản công, đang đƣợc ngƣời dân và các phƣơng tiện thông tin đại chúng quan tâm, nhất là trên diễn đàn Quốc hội. Việc tiếp quản lý tài sản công là một yêu cầu cấp bách chống lãng phí, tham ô, sử dụng sai mục đích tạo nền móng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Do đó việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công nhất là đất đai có ý nghĩa quan trọng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến tài sản công và công tác quản lý tài sản công. Phân tích thực trạng công tác quản lý tài sản công, trong đó tập trung vào phân tích thực trạng sử dụng tài sản công là phƣơng tiện đi lại và trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất đƣợc một số giải pháp chính để nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc sử dụng, quản lý tài sản công tại cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý trụ sở làm việc và phƣơng tiện đi lại tại của một số cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 3 - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu một số cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu số liệu trong giai đoạn 2008-2011. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Đề tài đã hệ thống hóa đƣợc các cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý tài sản công, kinh nghiệm quản lý tài sản công tại các nƣớc. Tác giả đã phân tích thực trạng sử dụng, quản lý tài sản công mà trọng tâm là tài sản công là trụ sở làm việc và phƣơng tiện đi lại ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Từ đó, tác giả phân tích những thành tựu đã đạt đƣợc, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân, tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới. Đây là đề tài có nội dung tƣơng đối mới về công tác quản lý tài sản công. Do vậy đề tài luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà quản lý, nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 04 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp - Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về tài sản công 1.1.1. Khái niệm về tài sản công Tài sản công (TSC) theo Hiến pháp năm 1992 đƣợc cho là: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nƣớc đầu tƣ vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nƣớc đều thuộc sở hữu toàn dân. Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nƣớc nhƣ sau: "Tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nƣớc bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc, núi, sông, hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi từ nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định". Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể đƣa ra khái niệm về tài sản công nhƣ sau: Tài sản công là những tài sản đƣợc hình thành từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật nhƣ: đất đai, rừng tự nhiên, núi, sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. Tài sản công là những tài sản mà Nhà nƣớc giao cho cơ quan nhà nƣớc, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ 5 chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) trực tiếp quản lý, sử dụng phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Tài sản công - Tài sản nhà nƣớc bao gồm: Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; Quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phƣơng tiện vận tải (ô tô, xe máy, tàu, thuyền...), trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do quy định của pháp luật. Những tài sản trên đây đều đƣợc Nhà nƣớc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo nguyên tắc: - Mọi tài sản nhà nƣớc đều đƣợc Nhà nƣớc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. - Quản lý nhà nƣớc về tài sản nhà nƣớc đƣợc thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nƣớc và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc. - Tài sản nhà nƣớc phải đƣợc đầu tƣ, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm. - Tài sản nhà nƣớc phải đƣợc hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác. - Tài sản nhà nƣớc đƣợc bảo dƣỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định. - Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc đƣợc thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc phải đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. 6 1.1.2. Đặc điểm của tài sản công Tài sản công rất phong phú về số lƣợng và chủng loại, mỗi loại tài sản có đặc điểm, tính chất và công dụng khác nhau. Tài sản công bao gồm nhiều loại tài sản có đặc điểm, tính chất, công dụng khác nhau và do nhiều cơ quan sử dụng khác nhau, song chúng đều có những đặc điểm chung sau: Thứ nhất, tài sản công đƣợc đầu tƣ xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nƣớc hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nƣớc. Trừ một số tài sản đặc biệt nhƣ: đất đai, tài sản đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc, sau đó đƣợc chuyển giao cho cơ quan hành chính quản lý sử dụng; còn lại đại bộ phận tài sản công là những tài sản đƣợc hình thành từ kết quả đầu tƣ xây dựng, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nƣớc hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nƣớc (thừa kế của thời kỳ trƣớc). Ngay cả những tài sản thiên nhiên ban tặng nhƣ đất đai, tài nguyên, các cơ quan hành chính muốn sử dụng đƣợc cũng phải đầu tƣ chi phí bằng tiền của ngân sách nhà nƣớc cho các công việc khảo sát, thăm dò, đo đạc, san lấp mặt bằng, tiền trƣng mua đất (tiền bồi thƣờng đất)... Bên cạnh đó là những tài sản đƣợc hình thành từ nguồn viện trợ không hoàn lại, tài sản do dân đóng góp xây dựng và tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc. Đối với tài sản này, ngân sách nhà nƣớc không trực tiếp đầu tƣ xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan sử dụng. Nhƣng các tài sản này trƣớc khi giao cho các cơ quan hành chính sử dụng, đều phải xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc. Khi các tài sản này đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc, thì giá trị của các tài sản đều đƣợc ghi thu cho ngân sách nhà nƣớc. Nhƣ vậy, suy cho cùng các tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc, tài sản viện trợ không hoàn lại, tài sản do dân đóng góp giao cho các cơ quan hành chính sử dụng vẫn có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nƣớc. 7 Từ sự phân tích trên cho thấy dù là tài sản nhân tạo hay tài sản thiên tạo và đƣợc hình thành từ kết quả đầu tƣ trực tiếp, xây dựng mua sắm tài sản hay các nguồn tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc, thì tài sản công trong cơ quan hành chính nhà nƣớc đều đƣợc đầu tƣ, mua sắm bằng tiền của ngân sách nhà nƣớc hoặc có nguồn từ ngân sách nhà nƣớc. Thứ hai: Sự hình thành và sử dụng tài sản công phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Tài sản công là cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Do vậy, sự hình thành và sử dụng tài sản công tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc, đơn vị hành chính tài sản công là điều kiện vật chất, là phƣơng tiện để cơ quan nhà nƣớc, đơn vị hành chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc giao của mình. Tài sản công của các cơ quan này lớn nhất là trụ sở làm việc, các phƣơng tiện giao thông vận tải phục vụ đi lại công tác, các trang thiết bị, máy móc và phƣơng tiện làm việc. Số lƣợng tài sản công cần phải có tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức của mỗi cơ quan, đơn vị. Đối với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: tài sản công chỉ đơn thuần là phƣơng tiện để các tổ chức này thực hiện các hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm phát huy vai trò của tổ chức này. Tài sản công của tổ chức này cũng nhƣ các cơ quan quản lý nhà nƣớc là công sở, phƣơng tiện giao thông vận tải phục vụ công tác và các máy móc, trang thiết bị văn phòng và các tài sản khác. Số lƣợng tài sản công tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và số lƣợng cán bộ, công nhân viên trong các tổ chức. Thứ ba: Vốn đầu tƣ xây dựng và mua sắm tài sản công không thu hồi đƣợc trong quá trình sử dụng tài sản công. Thực tế các nƣớc trên thế giới cho thấy khoảng 80% chi NSNN là chi chuyển giao và có rất ít khoản 8 chi là chi thanh toán, đƣợc hoàn trả trực tiếp. Khác với doanh nghiệp kinh doanh, tài sản công chủ yếu là những tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất, không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh; trong quá trình sử dụng không tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ để đƣa ra thị trƣờng; do đó, không chuyển giá trị bị hao mòn vào giá thành của sản phẩm hoặc chi phí lƣu thông. Vì thế, trong quá trình sử dụng, tuy tài sản bị hao mòn nhƣng không trích khấu hao đƣợc (đối với tài sản cố định), vì giá trị của nó không đƣợc chuyển dần sang giá trị của sản phẩm vật chất, dịch vụ để hình thành bộ phận giá trị mới cần phải thu hồi. Do không thực hiện trích khấu hao tài sản cố định, nên nguồn vốn đầu tƣ xây dựng, mua sắm tài sản không thu hồi đƣợc trong quá trình sử dụng và không có nghĩa vụ tài chính với ngân sách nhà nƣớc trong việc sử dụng. Quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản công có sự tách rời, nghĩa là quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nƣớc, còn quyền sử dụng đƣợc thực hiện bởi từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức. Về chế độ quản lý: Nhà nƣớc là chủ thể quản lý tài sản công, ở tầm vĩ mô tài sản công đƣợc quản lý thống nhất theo pháp luật của nhà nƣớc, ở tầm vi mô tài sản công đƣợc Nhà nƣớc giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức quản lý, sử dụng theo quy định, chế độ của Nhà nƣớc. Tài sản công rất đa dạng và phong phú, đƣợc phân bố rộng trên phạm vi cả nƣớc; mỗi loại tài sản có tính năng, công dụng khác nhau và đƣợc sử dụng vào các mục đích khác nhau, đƣợc đánh giá hiệu quả theo những tiêu thức khác nhau; tài sản công nhiều về số lƣợng, lớn về giá trị và mỗi loại tài sản lại có giá trị sử dụng khác nhau, thời hạn sử dụng khác nhau… Tài sản công có loại không có khả năng tái tạo đƣợc phải bảo tồn để phát triển; do đó việc quản lý đối với mỗi loại tài sản cũng có những đặc điểm khác nhau. 9 1.1.3. Phân loại tài sản công Để nhận biết và có các biện pháp quản lý có hiệu quả, tài sản công đƣợc phân loại theo các tiêu thức nhƣ sau: 1.1.3.1. Phân loại theo công dụng của tài sản Theo cách phân loại này, tài sản công đƣợc chia thành 03 nhóm chính: trụ sở làm việc, phƣơng tiện đi lại và máy móc, thiết bị và các tài sản khác (sơ đồ 1.1). Tài sản công Trụ sở làm việc Phƣơng tiện đi lại Máy móc, thiết bị và các tài sản khác Sơ đồ 1.1. Phân loại tài sản công theo công dụng của tài sản a) Trụ sở làm việc bao gồm: - Khuôn viên đất: là tổng diện tích đất do cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng đƣợc Nhà nƣớc giao; nhận chuyển nhƣợng hoặc do tiếp quản từ chế độ cũ đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. - Nhà công sở: là nhà cửa, vật kiến trúc và công trình xây dựng khác gắn liền với đất. Nhà công sở bao gồm: công sở ở Trung ƣơng và địa phƣơng, công sở phục vụ công (bệnh viện, trƣờng học, nhà thi đấu, phòng thí nghiệm…), cơ quan nghiên cứu, báo chí, phát thanh truyền hình của Nhà 10 nƣớc... Nhà công sở bao gồm các bộ phận: bộ phận làm việc, bộ phận công cộng và kỹ thuật, bộ phận phụ trợ và phục vụ. Vật kiến trúc gồm: giếng khoan, giếng đào, sân chơi, hệ thống cấp thoát nƣớc... b) Phƣơng tiện đi lại bao gồm: - Xe ô tô gồm: xe từ 16 chỗ ngồi trở xuống; xe chở khách; xe ô tô tải; xe ô tô chuyên dùng nhƣ: xe cứu thƣơng, xe cứu hoả, xe chở tiền, xe phòng chống dịch, xe phòng chống lụt bão, xe hộ đê ... - Xe máy. - Tàu xuồng, ca nô. c) Máy móc, thiết bị và các tài sản khác bao gồm: - Máy móc, thiết bị là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị trang bị cho cán bộ, công chức để làm việc và phục vụ hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhƣ: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, thiết bị truyền dẫn, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ... - Thiết bị, dụng cụ quản lý là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhƣ: máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lƣờng, kiểm tra chất lƣợng, máy hút bụi... - Các loại tài sản khác nhƣ: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, vƣờn cây lâu năm, súc vật nuôi để thí nghiệm hoặc nhân giống (vƣờn cà phê, vƣờn chè, vƣờn cao su, vƣờn cây ăn quả và đàn gia súc các loại)... 1.1.3.2. Phân loại theo cấp quản lý Căn cứ vào cấp quản lý, tài sản công đƣợc chia thành 04 nhóm: Tài sản công do Chính phủ quản lý, Tài sản công do UBND cấp tỉnh quản lý, Tài sản công do UBND cấp huyện quản lý và tài sản công do UNBD cấp xã quản lý (sơ đồ 1.2).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan