Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bt kinh kế mt

.DOC
5
227
126

Mô tả:

I) Tổng quan về Nghị 64-CP: Nghị đinh 64-CP được Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 9 năm 1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đính sản xuất nông nghiệp; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định; Nghị định gồm 16 điều và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 1993; Vấn đề giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp được quy định tại Nghị định 64/CP bao gồm các nội dung sau: - Đối tượng được giao đất: Nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phương, kể cả những người đang làm nghĩa vụ quân sự.Ngoài ra, những người sống chính bằng nông nghiệp cư trú tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú mà được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; Xã viên hợp tác xã nông nghiệp trước đây đã chuyển sang làm ở hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hoặc các hợp tác xã thuộc lĩnh vực khác nay không có việc làm, trở lại làm nông nghiệp; Con của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm; Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và bộ đội nghỉ mất sức, hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản xuất, tinh giảm biên chế chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc chỉ được hưởng trợ cấp một số năm về sống thường trú tại địa phương. - Quỹ đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp bao gồm: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, các loại đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây hợp tác xã giao, đất vườn, đất thâm canh, đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá được xác định để sản xuất nông nghiệp. Đối với những loại đất 1 nông nghiệp không thể giao cho từng hộ gia đình và cá nhân thì cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. - Nguyên tắc giao đất: Quá trình thực hiện chính sách giao đất phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây: + Trên cơ sở hiện trạng, bảo đảm đoàn kết, ổn định nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển; thực hiện chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có đất sản xuất; + Người được giao đất phải sử dụng đất đúng mục đích trong thời hạn được giao; phải bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý để tăng khả năng sinh lợi của đất; phải chấp hành đúng pháp luật đất đai; + Đất giao cho hộ gia đình, cá nhân theo Quy định này là giao chính thức và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài; + Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. - Thời hạn giao đất: Thời hạn giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm; để trồng cây lâu năm là 50 năm. - Thời hạn giao đất được tính như sau: + Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về trước, được tính thống nhất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993; + Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao sau ngày 15 tháng 10 năm 1993, thì tính từ ngày giao. - Hạn mức giao đất được giao: Hạn mức đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình ở từng địa phương được quy định như sau: + Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm: Các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long thì hạn mức 2 giao đất không quá 3 hécta; Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác, không quá 2 hécta. + Đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm: Các xã đồng bằng không quá 10 hécta.Các xã trung du, miền núi không quá 30 hécta. + Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển: Hạn mức của hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại đất này vào mục đích sản xuất nông nghiệp. II) Những thành tựu đạt được: 1. Quá trình vốn hóa đất đai tạo đà cho nông nghiệp phát triển Từ khi đất được giao về cho hộ gia đình sử dụng, nhất là khi người sử dụng đất có nhiều quyền tài sản hơn đối với đất thì đất mới bắt đầu được vốn hóa. Ngay từ khi điều kiện vốn hóa khá sơ khai, tức những năm khoán sản phẩm trong nông nghiệp, người nông dân mới được quyền tài sản ít ỏi đối với đất, đó là quyền làm chủ nông sản vượt khoán, vốn hóa đất đai đã đem lại thành tựu không ngờ, đó là mức sản lượng của nông nghiệp tăng lên vì người dân biết rằng sản phẩm vượt khoán làm ra trên mảnh đất giao khoán cho họ là kết quả của đầu tư tiền bạc và công sức để có năng suất cao hơn chắc chắn thuộc về họ. Động cơ này được tiếp thêm sức mạnh khi Nhà nước giao đất cho hộ gia đình. Khi đó, đất thật sự là tài sản của nông dân. Người nông dân không quan tâm đến chế độ sở hữu đất đai. Họ chỉ biết rằng, đất do họ toàn quyền sử dụng trong khuôn khổ mục đích mà quy hoạch sử dụng đất đã xác định, họ được quyền bán đất theo giá thỏa thuận với người mua, được quyền cho thuê đất, được sử dụng toàn bộ kết quả đầu tư vào đất sau khi trừ thuế đất nộp cho Nhà nước, được quyền thừa kế lại cho người thân, thậm chí khi Nhà nước thu hồi, họ được nhận tiền đền bu (tiền đền bu được người dân hiểu là giá mà Nhà nước mua đất của họ, mặc du theo phương thức hành chính - mệnh lệnh)... Người nông dân bắt đầu bảo vệ mảnh đất của họ như một tài sản lớn và quý giá. Nhờ nhìn nhận đất đai trên quan điểm vốn hóa như vậy, người nông dân đã tích cực đầu tư vào đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng hiệu quả, thậm chí chuyển đổi mục đích sử dụng đất quá quyền hạn mà Nhà nước 3 giao cho họ. Không bàn đến phương diện chuyển mục đích sử dụng trái phép, chỉ nhấn mạnh ý nghĩa tài sản của đất cũng như mức độ quý giá của tài sản đất đối với người dân cũng cho thấy quá trình vốn hóa đất đai đã hình thành một cách bền bỉ và phát triển tự phát trong nền kinh tế nước ta đồng thời với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, trước hết ở phân khúc đất nông nghiệp. Vốn hóa đất đai có ý nghĩa đối với người dân ở khía cạnh tôn trọng và bảo hộ quyền tài sản đối với đất của họ trong các giao dịch dân sự. Nhờ vốn hóa đất đai người dân có thể chuyển hóa giá trị tài sản đất thành tiền để đầu tư vào lĩnh vực khác, có thể thế chấp vay vốn, có thể tích tụ lại để bảo đảm cuộc sống khi về già, để cho con cháu... Những tác động này khiến người dân quý trọng đất hơn, bảo tồn và phát triển giá trị của đất thông qua đầu tư, thông qua quản lý và sử dụng tiết kiệm đất đai, nhờ đó mà có thu nhập cao hơn. Trên khía cạnh này, vốn hóa đất đai có lợi cho người chủ quyền sử dụng đất. Việc nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch sử dụng đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng cung cấp một hướng tìm kiếm thu nhập mới cho người dân bị thu hồi đất để có thể có thu nhập và cuộc sống tốt hơn thông qua việc tham dự vào quá trình phân chia địa tô chênh lệch do chuyển mục đích sử dụng đất. Ngoài ra, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của nông dân vào khu công nghiệp, khu đô thị còn giúp ổn định tình hình ở khu vực bị thu hồi đất, giảm bớt khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí huy động vốn khi tiến hành dự án đầu tư. 2. Việc phân bổ, sử dụng đất hợp lý thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển biến tích cực Việc phân bổ quỹ đất đai bảo đảm các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại đất. Việc giao đất, cho thuê đất từng bước hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi, tạo sự công bằng cho các đối tượng sử dụng đất. Việc sử dụng đất đai từng bước theo hướng thân thiện với môi trường phát triển nền kinh tế xanh, bền vững. Đất nông nghiệp chủ yếu được nhà nước giao cho nông dân, một phần được giao cho các nông, lâm trường quốc doanh quản lý và sử dụng. Giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, đồng thời thực hiện chính sách đổi mới tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm đầu tư, cải tạo, bồi bổ đất, giảm nguy cơ suy thoái đất nông nghiệp theo hướng kéo dài hơn thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân. 4 3. Tạo tiền đề phát triển khu dân cư nông thôn Việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch bảo đảm cho việc sử dụng đất nông nghiệp đã tạo tiên đề cho xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn được văn minh, hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét của văn hóa làng, xã của các địa phương. III. Những tồn tại, hạn chế: Diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và manh mún, quản lý sử dụng kém hiệu quả. Với tốc độ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm làm đất canh tác ở các vung nông thôn Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại. Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến hành còn chậm. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai. Có đến 4732,1 nghìn ha đất chưa sử dụng (năm 2008) chiếm 14,28% diện tích đất đai cả nước. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng là 321,5 nghìn ha, chiếm 0,97% diện tích đất cả nước; đặc biệt đất đồi núi chưa sử dụng 4041,8 nghìn ha, chiếm 12,21% diện tích cả nước; núi đá không có rừng cây 368,8 nghìn ha, chiếm 1,11% diện tích đất đai cả nước. Việc cụ thể hóa quyền sử dụng đất chưa thông suốt. Do đó, làm hạn chế xu hướng vận động của yếu tố đất đai trong môi trường sản xuất hàng hóa. Tiêu cực của cán bộ nhà nước trong quản lý và thực hiện chính sách đất đai. Một số cán bộ trong bộ máy quản lý và thực hiện chính sách đất đai bị thoái hóa, lợi dụng thông tin và quyền hạn đã đầu cơ đất gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chính sách. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan