Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bt bang tuan hoan (1)2017

.DOC
14
1767
145

Mô tả:

Bài tập chương BTH chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết lần 2
Chương 2: BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN I. DỰA VÀO CẤU TẠO XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT HÓA HỌC CƠ BẢN, NGƯỢC LẠI Câu 1. Cho 5 nguyên tố sau: Be (Z = 4) ; N (Z = 7) ; Sc (Z =21) ; Se (Z = 34); Ar (Z = 18). a. Viết cấu hình electron của chúng ? b. Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn. c. Nêu tính chất hóa học cơ bản của chúng? Giải thích?. Câu 2. Một nguyên tố X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA trong hệ thống tuần hoàn. Hỏi: a.Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? b. Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy? c. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố trên. Câu 3. Cho 4 nguyên tố sau: N (Z = 7) ; Mg (Z = 12) ; Fe (Z =26) ; Ar (Z = 18). a.Viết cấu hình electron của chúng, xác định số electron hóa trị của chúng. b. Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn. c. Nêu tính chất hóa học cơ bản của chúng? Câu 4. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm, phân nhóm) các nguyên tố sau đây trong bảng tuần hoàn, cho biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó như sau: a. 1s2 2s2 2p6 3s23p6 4s2 b.. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 Câu 5. Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p63d5. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn. Cho biết M là kim loại gì? Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố R có phân mức năng lượng cao nhất là 4s2. a.Viết cấu hình electron của nguyên tử R b.Vị trí trong bảng tuần hoàn. c. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho: R + H2O  hiđroxit + H2 Oxit của R + H2O  Muối cacbonat của R + HCl   Hiđroxit của R + Na2CO3 Câu 7. Cho nguyên tố A (Z = 16). Xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn, A là kim loại hay phi kim, giải thích Câu8 . Nguyên tử X, anion Y-, cation Z+ đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s2 4p6 a. Các nguyên tử X, Y, Z là kim loại hay phi kim b. Cho biết vị trí của X, Y, Z (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn c. Nêu tính chất hoá học đặc trưng của X, Y, Z Câu 9. Nguyên tử X có Z = 26. a. Viết cấu hình electron của X b. Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn, X là kim loại hay phi kim, giải thích Câu 10. Cho 5 nguyên tố sau: Be (Z = 4) ; N (Z = 7) ; Sc (Z =21) ; Se (Z = 34); Ar (Z = 18). a .Viết cấu hình electron của chúng? b.Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn. c. Nêu tính chất hóa học cơ bản của chúng? Giải thích?. Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3d5 4s1. Viết cấu hình lectron của nguyên tử X và từ đó xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn Câu 12. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của ion X2+ là 3s23p63d6. Tìm vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố R có 3e ở phân lớp 3d. Tìm vị trí của R trong bảng tuần hoàn, R là kim loại hay phi kim, giải thích Câu 14. Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6 a. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố R b. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn c. Tính chất hoá học đặc trưng nhất của R là gì ? lấy hai ví dụ minh hoạ Câu 15. Cation M+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6 a. Viết cấu hình electron của nguyên tử M b. Anion X – có cấu hình electron giống của cation M+. X là nguyên tố nào? Câu 16. Nguyên tử Cr (crom) có 24e, nguyên tử Cu có 29e. Hãy viết cấu hính electron của Cr và Cu. Nêu vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn Câu 17. Viết cấu hình electron của nguyên tử F (Z = 9) và ion F –. Xác định vị trí của các nguyên tố X, Y, biết rằng chúng tạo được anion X2 – và cation Y+ có cấu hình electron giống anion F – 2 Câu 18. Cho biết tổng số electron trong anion AB 3 là 42. Trong các hạt nhân A và B đều có số proton bằng số nơtron. a. Tìm số khối của A và B b. Cho biết vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn. Câu 19. Một hợp chất ion được cấu tạo từ M + và X2-. Trong phân tử M2X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 140 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M + lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31. a. Viết cấu hình electron của M và X. b. Xác định vị trí của M và của X trong bảng tuần hoàn. Câu 20.Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). a. Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhường hay nhận bao nhiêu electron? b. Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim? c. Cho biết hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi. d. Viết công thức phân tử oxit và hidroxit của magie và cho biết chúng có tính chất bazơ hay axit. Câu 21. Viết cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16). a. Để đạt được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhường hay nhận bao nhiêu electron? b. Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim? c. Cho biết hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi và và hóa trị trong hợp chất với oxi. d. Viết công thức phân tử oxit và hidroxit của lưu huỳnh và cho biết chúng có tính chất bazơ hay axit. Câu 22. a. Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z=35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau: - Tính kim loại hay phi kim. - Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hidro. - Công thức hợp chất khí của brom với hidro. b So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53). Câu 23. X, Y là hai kim loại có electron cuối cùng là 3p1 và 3d6. a. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định tên hai kim loại X, Y. b. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ), ta thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng. Câu 24. Khi biết được số thứ tự Z của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể biết được các thông tin sau đây không, giải thích ngắn gọn: 1. Cấu hình electron 4. Tính chất cơ bản 2. Số khối 5. Hóa trị cao nhất trong oxit 3. Kí hiệu nguyên tử 6. Hóa trị trong hợp chất với hiđro Câu 25. Khi biết cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử một nguyên tố nhóm A, ta có thể biết được các thông tin sau đây không? 1. Tính chất hóa học cơ bản 2. Cấu hình electron 3. Vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn 4. Công thức oxit cao nhất 5. Kí hiệu nguyên tử 6. Công thức hợp chất với hiđro Giải thích ngắn gọn các câu trả lời. Câu 26. Giả sử nguyên tố M ở ô số 19 trong bảng tuần hoàn chưa được tìm ra và ô này vẫn còn được bỏ trống. Hãy dự đoán những đặc điểm sau về nguyên tố đó: a. Tính chất đặc trưng. b. Công thức oxit. Oxit đó là oxit axit hay oxit bazơ? Câu 27. Nguyên tử của nguyên tố R có phân mức năng lượng cao nhất là 4s2. a. Viết cấu hình electron của nguyên tử R b. . Vị trí trong bảng tuần hoàn. c. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho: R + H2O  hiđroxit + H2 Oxit của R + H2O → Muối cacbonat của R + HCl → Hiđroxit của R + Na2CO3  Câu 28. Nguyên tử của nguyên tố X thuộc nhóm VIA, có tổng số hạt là 24. a. Viết cấu hình electron, xác định vị trí của X trong hệ thống tuần hoàn và gọi tên. b. Y có ít hơn X là 2 proton. Xác định Y. c. X và Y kết hợp với nhau tạo thành hợp chất Z, trong đó X chiếm 4 phần và Y chiếm 3 phần về khối lượng. Xác định công thức phân tử của Z. II. HAI NGUYÊN TỐ CÙNG NHÓM A Câu 29. Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 16. a. Xác định A và B b. .Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Câu 30. Hai nguyên tố A và B có tổng số điện tích hạt nhân là 58. Biết A và B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. a. xác địnhA và B b.Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Câu 31. Hai nguyên tố A và B có hiệu đơn vị điện tích hạt nhân bằng nguyên tử khối của hiđro. Tổng số proton của chúng bằng nguyên tử khối của kali. a. Xác định A và B b.Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B Câu 32. A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của chúng là 24. Tìm số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của A, B. Câu 33. A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ nhỏ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton của chúng là 32. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của A, B. Câu 34. C và D là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số khối của chúng là 51. Số nơtron của D lớn hơn C là 2 hạt. Trong nguyên tử C, số electron bằng với số nơtron. Xác định vị trí và viết cấu hình electron của C, D. Câu 35. X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở hai chu kì liện tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt p trong 2 hạt nhân của 2 nguyên tử X và Y là 30. Viết cấu hình electron của X, Y? Câu 35a. X,Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kỳ liên tiếp. Cho biết tổng số electron trong 2 2 anionXY 3 là 42. Xác định hai nguyên tố X, Y và XY 3 III. HAI NGUYÊN TỐ THUỘC HAI NHÓM KẾ TIẾP Câu 36. A và B là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton của chúng là 25. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của A, B. Câu 37. A và B là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong cùng một chu kì. Tổng số p trong hai hạt nhân là 49. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn? Câu 38. C và D là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số khối của chúng là 51. Số nơtron của D lớn hơn C là 2 hạt. Trong nguyên tử C, số electron bằng với số nơtron. Xác định vị trí và viết cấu hình electron của C, D. Câu 38a. Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có tổng điện tích hạt nhân là25. a. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn, viết cấu hình electron của A, B. b. So sánh tính chất hóa học của A và B; tính bazơ của oxit tạo thành từ A và B. Câu 39. Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm liên tiếp và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton của A và B bằng 19. Xác định A, B. Biết A thuộc nhóm IVA còn B thuộc nhóm IIIA. Câu 40. Hai nguyên tố A và B thuộc hai nhóm liên tiếp và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang điện tích trong 2 nguyên tử A và B bằng 50. Hợp chất giữa A và B phải điều chế gián tiếp a. A, B có thể là nguyên tố nào? b. Viết cấu hình e và xác định vị trí trong bảng tuần hoàn Câu 41. A và B là hai nguyên tố ở hai nhóm A liên tiếp nhau trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số hiệu nguyên tử của chúng là 31. Xác định vị trí và viết cấu hình electron và nêu tính chất hóa học cơ bản của A và B? Câu 42. Hai nguyên tố X và Y thuộc 2 nhóm liên tiếp trong 1 chu kỳ của BTH. Tổng số e của 2 nguyên tố là 29. a. Xác định XvàY là kim loại hay phi kim? Vì sao? b. Xác định vị trí của X trong BTH? c. Nêu tính chất cơ bản của nguyên tố Y? Câu 43. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VII A là 28. Tìm nguyên tử khối của nguyên tử nguyên tố này Câu 44. Nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm VA của bảng tuần hoàn có tổng số hạt p, n, e là 47. Hãy mô tả cấu tạo nguyên tử của nguyên tố X (thành phần cấu tạo hạt nhân nguyên tử, số lớp electron, số electron ở mỗi lớp) Câu 45. Nguyên tố X thuộc nhóm VIA. Nguyên tử của nó có tổng số hạt p, n, e là 24 a. Xác định nguyên tố X. Viết cấu hình electron nguyên tử của X b. Y là nguyên tố mà nguyên tử của nó kém nguyên tử X 2 proton. Xác định Y c. X và Y kết hợp với nhau tạo thành hợp chất Z, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa X và Y là 4 : 3. Tìm công thức phân tử của Z Câu 46. Nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn có tổng số hạt p, n, e là 48. Xác định X Câu 47. Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và ion X-. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt (p, n, e) là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện la 54 hạt. Số khối của ion M2+ lớn hơn số khối của ion X- là 21. Tổng số hạt trong ion M2+ nhiều hơn trong ion X- là 27. Viết cấu hình electron của các ion M2+; X- . Xác định vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn 2 Câu 48. Cho biết tổng số electron trong anion AB 3 là 42. Trong các hạt nhân A và B đều có số proton bằng số nơtron. a. Tìm số khối của A và B b. Cho biết vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn. Câu 49. Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA và có tổng số hạt cơ bản là 40. a. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của R. b. Tính % theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó. Câu 50. Nguyên tử của nguyên tố X thuộc nhóm VIA, có tổng số hạt là 24. a. Viết cấu hình electron, xác định vị trí của X trong hệ thống tuần hoàn và gọi tên. b. Y có ít hơn X là 2 proton. Xác định Y. c. X và Y kết hợp với nhau tạo thành hợp chất Z, trong đó X chiếm 4 phần và Y chiếm 3 phần về khối lượng. Xác định công thức phân tử của Z. Câu 51. Tổng số hạt p, n, e của nguyên tử một nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VII là 28. a. Tính khối lượng nguyên tử? b. Viết cấu hình electron? IV. TÌM NGUYÊN TỐ HÓA HỌC THEO HỢP CHẤT KHÍ VỚI HYĐRO VÀ CÔNG THỨC OXIT CAO NHẤT Câu 52. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R. Câu 53. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5.Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 82,35 % về khối lượng.Tìm R. Câu 54. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH4. Trong oxit cao nhất của R có 53,3 % oxi về khối lượng. Tìm R. Câu 55. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2 : 3. Tìm R. Câu 56. Nguyên tố R thuộc nhóm VA. Tỉ lệ về khối lượng giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 17 : 71. Xác định tên R. Câu 57. X là nguyên tố thuộc nhóm VIIA. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 183. a. Xác định tên X. b. Y là kim loại hóa trị III. Cho 10,08 (lit) khí X (đkc) tác dụng Y thu được 40,05 (g) muối. Tìm tên Y. Câu 58. Hợp chất khí với Hidro của 1 nguyên tố ứng với công thức RH2. Oxit cao nhất của nó chứa 60% Oxi về khối lượng. Gọi tên nguyên tố đó. Câu 59.Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nó với hidro có % R = 91,18%. Tìm R và viết các công thức các hợp chất ở trên. Câu 60. Oxit cao nhất của R có công thức RO3.Trong hợp chất với hidro có 94,12% về khối lượng là R. Xác định tên nguyên tố R. Câu 60a. Một nguyên tố có hợp chất với hidro là RH3. Trong hợp chất oxit cao nhất R chiếm 25,93% về khối lượng. Xác định nguyên tố R. Câu 61./Oxit cao nhất của R có công thức RO2. Trong hợp chất với hidro có 25% về khối lượng là hidro. Xác định tên nguyên tố R. Câu 62. M thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn, oxit cao nhất của M chứa 74,05% oxi về khối lượng. X thuộc nhóm VI A trong oxit cao nhất của X thì X chiếm 40% khối lượng . Xác định tên ngyên tố M, X? Câu 63. X thuộc nhóm A và nguyên tử có 5 e lớp ngoài cùng. X tạo với hidro một hợp chất trongđó X chiếm 91,176%. Xác định tên nguyên tố X? Câu 64. Một nguyên tố có hợp chất với hidro là RH3.Trong hợp chất oxit cao nhất Oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Xác định nguyên tố R. Câu 65. Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3.Với hidro nó tạo thành một chất khíchứa 94,12 % R về khối lượng . a. Xác định công thức oxit trên b. Cho 8 gam oxit cao nhất trên tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 0,1M . Tính khối lượng muối thu được? Câu 66. Một nguyên tố R tạo với hidro hợp chất chứa 12,5% hidro về khối lượng. Oxit tạo cao nhất của nó trong hợp chất với oxi là RO2 . Tìm nguyên tố R Câu 67. R có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np3 Trong hợp chất oxit cao nhất của R thì Oxi chiếm 56,34% về khối lượng. a. Xác định nguyên tố R. b. Cho 14,2 gam oxit cao nhất vào 100 gam nước. Tính nồng độ % dd thu được? Câu 67a. Một nguyên tố kim loại M chiếm 52,94% về khối lượng trong oxit cao nhất của nó. a. Xác định M? b. Cho 20,4g oxit của M tan hoàn toàn trong 246,6 gam dung dịch 17,86% của hợp chất với hidro và phi kim X thuộc nhóm VIIA, tạo thành dung dịch A. Gọi tên X? Tính C% của dung dịch A? Câu 68. M thuộc nhóm IIIA. X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất thì M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Gọi A là hợp chất được tạo bởi M và X. Tính % khối lượng của M trong A là bao nhiêu? IV. TÌM NGUYÊN TỐ DỰA VÀO CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC Câu 69. Khi cho 3,425g moät kim loaïi hoaù trò II taùc duïng vôùi nöôùc dư thì thu ñöôïc 0,56 lít khí (ñktc). Xaùc ñònh teân kim loaïi? Câu 70. Cho 0,2g một kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với H2O dư thì sinh ra 0,01g khí. Xác định KL M? Câu 71. Khi cho 10 gam 1 kl nhóm IIA tác dụng hết200 gam nước thu được 5,6 lit khí (đktc) và dd A . Xác định tên kl và nồng độ % dd A thu được? Câu 72. Cho 15,07 gam 1 kim loại M tác dụng với nước thu được0,22 gam khí H2 và 60,68 ml dd Y. a. Xác định tên KL M b. Tính nồng độ % của dd Y và thể tích nước đã dùng ban đầu? Câu 73. Cho 11,5g kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thì có 5,6 lít khí thoát ra (ở đktc). a. Xác định tên kim loại kiềm. b. Tính thể tích dd HCl 0,4M Cần dùng để trung hòa lượng bazơ có trong dung dịch trên. Câu 74. Cho 1,17g một kim loại kiềm tác dụng hoàn toàn với 98,86g H2O. Sau phản ứng thu được dd A và 0,336 lít khí (đkc)? a. Xác định tên kim loại b. Tính C% chất có trong dd A% Câu 75. Cho 20,55 gam KL ở nhóm IIA tan hoàn toàn trong 108ml H2O thu được 3,36 lít khí(đktc) và dd B. a. Xác định tên A? (Ba) b. Tính nồng độ % chất trong dd B? (20%) c. Cần lấy bao nhiêu gam dd B và bao nhiêu gam H2O để pha thành 500 gam dd mớicó nồng độ là 5%? Câu 76. Cho một mẫu hợp kimNa-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36lít H2(ở đktc). Tính thể tích dung dịch axit H2SO42M cần dùng để trung hoà dung dịch X? Câu 77. Hòa tan 1,11 gam kim loại A thuộc nhóm IA vào 4,05g nước được dd B và khí H2, lượng H2 này tác dụngvừa đủ với CuO cho ra 5,12 gam Cu. a. Xác định kim loại A. b. Tính nồng độ % chất trong dd B. Câu 78. Cho 6,2 gam hh 2 KL kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp tác dụng với H2O thu được 2,24 lít khí (đktc). a. Xác định tên 2 kim loại. b. Tính khối lượng 2 hidroxit thu được. c. Tính V dd H2SO4 1M cần để trung hòa hết 2 hidroxit này Câu 79. Hòa tan 8,5g hh X gồm 2 kl kiềm kế tiếp nhau vào nước thu dược 3,36 lit khí H2 (đktc) a. Xác định tên 2 kl kiềm và % khối lượng của chúng trong hh. b. Thêm một lượng kl kiềm thổ vào 8,5g hh X được hhY. Hòa tan Y vào nước thu được 4,48 lít hidro (đktc), cô cạn dd thu được 22,15 g chất rắn. Xác định kl kiềm thổ và khối lượng của nó Câu 80. cho 11,2g hỗn hợp 2 kim loại kiềm A và B ở 2 chu kỳ liên tiếp vào 200ml nước thu được 4,48 lít khí (đktc) và dd E. a. Xác định A và B. b. Tính C% các chất có trong dd E. c. Để trung hòa dd E trên cần bao nhiêu ml dd H2SO4 1M? Câu 81. Cho 0,78 gam moät kim loaïi nhoùm IA taùc duïng vôùi HCl thu ñöôïc 0,224 lít khí (ñktc). Ñònh teân kl ñoù. Câu 82. Cho 9,2g một kim loại nhóm IA tác dụng hoàn toàn với 481,5ml dd HCl(d = 1,02g/ml). Sau phản ứng thu được dd X và 4,48 lít khí (đktc) a. Xác định tên kim loại b. Tính C% chất có trong dd X Câu 83. Hòa tan hoàn toàn 4,05 g kim loại A hóa trị 3 vào 296g dung dịch HCl phản ứng vừađủ thu được 5,04 lit H2 (đktc) và dungdịch B a. Xác dịnh tên kl A b. Tính nồng độ % dd HCl và dd B Câu 84. Cho 17 gam một oxit kim loại A (nhóm III) vào dd H2SO4 vừa đủ thu được 57 gam muối. a. Xác định kim loại A. b. Tính khối lượng dd H2SO4 10% đã dùng. Câu 85. Cho 6,4g hh hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kỳ liên tiếp, tác dụng hết với dd HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Xác hai kim loại đó? Câu 86. Cho 4,4 gam1 hổn hợp gồm 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ kế tiếp thuộc nhóm IIA vào dd HCl dư thu được 3,36 lit hidro (đktc). Xác định tên 2 kl và % khối lượng mỗi kl có trong hổn hợp ban đầu. Câu 87. Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm 1 kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 55,5g muối khan. Tìm kim loại M ? Câu 88. Cho 8,8 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng với dd HCl dư cho 6,72 lít khí hiđro ở đktc. Xác định tên 2 kim loại và % khối lượng mỗi kl trong hh ban đầu. Câu 89. Cho 10,4 gam 2 kim loại A và B ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng với 490,2 gam dd HCl thu được 6,72 lít khí(đktc) và dd X. a. Xác định A và B b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hh. c. Tính C% các chất trong dd X, biết HCl dư 20% so với lượng phản ứng. Câu 90. Cho 0,88 gam hh 2 kim loại X, Y thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nhóm IIA tác dụng với dd H2SO4 loãng thu được 672ml khí (đktc) và m gam muối khan. a. Xác định 2 kim loại X và Y. b. Tính khối lượng muối khan thu được. Câu 91. Hòa tan 10,55g hỗn hợp Zn và ZnO vào một lượng vừa đủ dd HCl 10% thì thu được 2,24lít khí H2 (đktc). a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b. Tính nồng độ % của muối trong dung dịch thu đượ Câu 92. X và Y là nguyên tố ở hai chu kì liên tiếp và thuộc cùng một nhóm A, Y ở dưới X. Cho 8 gam B tan hoàn toàn trong 242,4g nước thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc và dung dịch M. a. Xác định A, B và viết cấu hình e của hai nguyên tử? b Tính C% của dung dịch M? Câu 93. Y là hidroxit của nguyên tố M thuộc nhóm IA hoặc IIA hoặc IIIA. Cho 80g dung dịch 50% của Y phản ứng hết với dung dịch HCl rồi cô cạn thu được 5,85 gam muối khan. Xác định Y? Câu 94. Một hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH có tổng khối lượng là 41,9 gam. Xác định A, B và số mol của cacbonat trong hỗn hợp X biết rằng khi cho X tác dụng với H2SO4 dư và cho khí CO2 tạo ra phản ứng hết với nước vôi trong dư ta thu được 3,5g kết tủa. Câu 95. Cho 7,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra khí B. Cho khí B hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính thành phần % của chúng? Câu 96. Hòa tan hoàn toàn 14,2g hai muối cacbonat của hai kim loại A, B liên tiếp nhau trong nhóm IIA bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Xác định CTPT của hai muối và % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp? Câu 97. Đem m gam hỗn hợp hai kim loại kiềm tác dụng với HCl dư thu được 2,24 lít khí thoát ra ở đktc. Cô cạn sản phẩm thu được 11,7 gam muối khan. a. Tính m? b. Xác định tên hai kim loại kiềm và khối lượng từng kim loại, biết chúng ở cách nhau 1 chu kì trong bảng tuần hoàn? BẢNG TUẦN HOÀN VÀ ĐỊNH LUÂÂT TUẦN HOÀN Câu 0. Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro ở đktc. X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây? A. Na và K. B. Li và Na. C. K và Rb. D. Rb và Cs. Câu 1. Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ? A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi. B. Tỉ khối. C. Số lớp electron. D. Số electron lớp ngoài cùng. Câu 2. Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ? A. Fe, Ni, Co. B. Br, Cl, I. C. C, N, O. D. O, Se, S. Câu 3. Dãy nguyên tố có các số hiệu nguyên tử sau đây chỉ gồm các nguyên tố d ? A. 11, 14, 22. B. 24, 39, 74. C. 13, 33, 54. D. 19, 32, 51. Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất ? A. Nitơ (Z= 7) B. Photpho (Z = 15) C. Asen (Z = 33) D. Bitmut (Z = 83) Câu 5. Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần ? A. I, Br, Cl, P B. C, N, O, F. C. Na, Mg, Al, Si D. O, S, Se, Te. Câu 6. Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA : Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều nào sau đây? A. Tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng Câu 7. Cho dãy các nguyên tố hoá học nhóm VA : N – P – As – Sb – Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều : A. tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng Câu 8. Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố trên, nguyên tố có năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ nhất là A. Li (Z = 3) B. Na (Z = 11) C. Rb (Z = 37) D. Cs (Z = 55) Câu 9. Biến thiên tính chất bazơ của các hiđroxit nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. giảm sau đó tăng Câu 10. Nhiệt độ sôi của các đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA : F2, Cl2, Br2, I2 theo chiều tăng số thứ tự là A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. giảm sau đó tăng Câu 11. Trong 20 nguyên tố hoá học đầu tiên trong bảng tuần hoàn, số nguyên tố có nguyên tử với 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là A. 1 B. 3 C. 2 D. 4. Câu 12. Độ âm điện của dãy nguyên tố : Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), P (Z = 15), Cl (Z = 17) biến đổi theo chiều nào sau đây ? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừa tăng. Câu 13. Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit : NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây ? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừa tăng. Câu 14. Tính chất axit của dãy các hiđroxit : H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừa tăng. Câu 15. Nguyên tố Cs trong nhóm IA được sử dụng để chế tạo tế bào quang điện bởi vì trong số các nguyên tố không có tính phóng xạ, Cs là kim loại có A. giá thành rẻ, dễ kiếm. B. năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ nhất. C. bán kính nguyên tử nhỏ nhất. D. năng lượng ion hoá thứ nhất lớn nhất. Câu 16. Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là A. 1s22s22p3 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p4 D. 1s22s22p6 Câu 17. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào sau đây ? A. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA.B. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA. C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA. D. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA. Câu 18. Cho 6,4 g hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Các kim loại đó là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 19. Cho 1,44 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2(đktc) thu được là 0,224 lít. Hoá trị lớn nhất của M là 2. a) Kim loại M là : A. Zn B. Cu C. Mg D. Fe b)Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là: A. ô 30, chu kì 4, nhóm IIB B. ô 56, chu kì 4, nhóm VIIIB C. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA D. ô 29, chu kì 4, nhóm IB Câu 20.Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ? A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. Câu 21. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử X và Y bằng 32. X và Y là : A. Na và K. B. Mg và Ca. C. K và Rb. D. N và P. Câu 22. Khi xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn ? A. Số khối. B. Số electron ngoài cùng. C. Độ âm điện. D. Năng lượng ion hoá. Câu 23. Một oxit có công thức X2O trong đó tổng số hạt (proton, nơtron và electron)của phân tử là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Oxit đã cho là : A. Na2O. B. K2O. C. H2O. D. N2O. Câu 24 Câu 25. Ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích của 0,2 gam hiđro là V1 còn thể tích của 3,2 gam oxi là V2. Nhận xét nào sau đây về tương quan V1, V2 là đúng? A. V1 > V2. B. V1 < V2. C. V1 = V2 D. V1 = 2V2. Câu 26. Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại bằng dung dịch axit sunfuric đặc, nóng vừa đủ thì thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 120 gam muối khan. Công thức hóa học của oxit kim loại đã dùng trong thí nghiệm trên là: A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Al2O3. Câu 27. Tính khử của các hiđrohalogenua HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo dãy nào sau đây? A. HF < HCl < HBr < HI. B. HCl < HF < HBr < HI. C. HF < HI < HBr < HF. D. HI < HBr < HCl < HF. Câu 28. Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử ở lớp ngoài cùng là: (n - 1)d5ns1(trong đó n  4). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì n, nhóm IB. B. Chu kì n, nhóm IA. C. Chu kì n, nhóm VIB. D. Chu kì n, nhóm VIA. Câu 29. Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1 ? A. Chu kì 4, nhóm IB. B. Chu kì 4, nhóm IA. C. Chu kì 4, nhóm VIA. D. Chu kì 4, nhóm VIB. Câu 30. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức tổng quát là R2O5, hợp chất của nó với hiđro có thành phần khối lượng %R = 82,35%; %H = 17,65%. Nguyên tố R là: A. photpho. B. nitơ. C. asen. D. antimon. Câu 31. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có công thức tổng quát là RH4, oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,(3)% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là: A. cacbon. B. chì. C. thiếc. D. silic. Câu 32. Một oxit X của một nguyên tố ở nhóm VIA trong bảng tuần hoàn có tỉ khối so với metan (CH4) là 4. Công thức hóa học của X là: A. SO3. B. SeO3. C. SO2. D. TeO2. Câu 33. Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 . Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc, tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối clorua khan. Vậy m có giá trị là bao nhiêu gam? A. 26,6 (g). B. 27,6 (g). C. 26,7 (g). D. 25,6 (g). Câu 34. Hòa tan 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại X, Y, (X và Y là hai kim loại thuộc nhóm IIA) vào nước được 100ml dung dịch Z. Để làm kết tủa hết ion Cl - có trong dung dịch Z người ta cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch M. Cô cạn M được m (g) hỗn hợp muối khan.Tìm m trong số các đáp án sau: A. 9,20 (g). B. 9,10 (g). C. 9,21 (g). D. 9,12 (g). Câu 35. Hòa tan hoàn toàn 10,00 gam hỗn hợp hai kim loại đều đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24lít khí H 2(đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan, giá trị của m là: A. 15,10 (g). B. 16,10 (g). C. 17,10 (g). D. 18,10 (g). Câu 36. Thổi V lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào dung dịch chứa 0,20 mol Ca(OH)2 thì thu được 2,50g kết tủa. Giá trị của V (lít) là A. 0,56 hoặc 0,84 B. 8,40 hoặc 5,6 C. 1,12 hoặc 2,24 D. 0,56 hoặc 8,40 . Câu 37. Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 5 - 10 phút, trước khi ăn. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do nguyên nhân nào sau đây?A. NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử. B. vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu. C. dung dịch NaCl có tính độc. D. một lí do khác. Câu 38. Hòa tan 9,14g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m(g) muối khan, m có giá trị là bao nhiêu gam? A. 34,15 gam. B. 35,14 gam. C. 31,45 gam. D. 32,45 gam. Câu 39. Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2? A. Chu kì 4, nhóm VA.B. Chu kì 4, nhóm VB.C. Chu kì 4, nhóm IIA.D. Chu kì 4, nhóm IIIA. Câu 40. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđrô, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A. 27,27%. B. 40,00%. C. 60,00%. D. 50,00%. Câu 41. A là hợp chất có công thức MX2 trong đó M chiếm 50% về khối lượng. Biết hạt nhân nguyên tử M cũng như X đều có số proton bằng số nơtron, tổng số các hạt proton trong MX2 là 32. Công thức phân tử của MX2 là: A. CaCl2 B. MgC2 C. SO2 D. CO2 Câu 42. Cho 8,8g hỗn hợp 2 kim loại A, B hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). A, B thuộc 2 chu kỳ liên tiếp nhau và thuộc nhóm IIIA. A, B là A. B, Al B. B, Ga C. Al, Ga D. Ga, In Câu 43. X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước tạo dung dịch làm xanh giấy quỳ tím, còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử thì trật tự đúng sẽ là: A. X, Y, Z B. Y, Z, X C. X, Z, Y D. Z, Y, Z Câu 44. Hợp chất A có dạng công thức MX3, tổng số hạt proton trong phân tử là 40, M thuộc chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn, trong hạt nhân M cũng như X số hạt proton bằng số hạt nơtron. M và X là 2 nguyên tố sau: A. N và P B. P và Cl C. S và O D. N và O Câu 45. Cho 0,2 mol oxit của nguyên tố R thuộc nhóm III A tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được 53,5g muối khan. R là:A. Al B. B C. Br D. Ca Câu 46. Ôxit cao nhất của nguyên tố R có phân tử khối là 60. Nguyên tố R là: A. Si B. S C. P D. N Câu 47.SụcV lít CO2 (ĐKTC) vào 200ml dung dịch Ca (OH)2 1M. Sau phản ứng thu được 10g kết tủa. giá trị của V (lít) là:A. 2,24 B. 2,24 hoặc 6,72 C. 1,42 hoặc 3,36 D. 2,24 hoặc 8,96 Câu 48. Cho 5,05g hỗn hợp gồm kim loại kali và một kim loại kiềm A tác dụng hết với nước. Sau phản ứng cần 250 ml dung dịch H2SO4 0,03M để trung hoà hoàn toàn dung dịch thu được. biết tỉ lệ về số mol của A và kim loại kali trong hỗn hợp lớn hơn 1/4. Kim loại A là:A. Li B. Na C. Rb D. Cs Câu 49. Hoà tan 2,84g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A, B kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng 120ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,896 lít CO2 (đo ở 54,60C và 0,94 atm) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan.M có giá trị là: A. 3,7g B. 3,21g C. 2,98g D. 3,42g Câu 50. Hoà tan 4g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại R thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl dư thì thu được 2,24l khí H2 (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4g kim loại R cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl là 1M. R là kim loại nào trong số các kim loại cho dưới đây? A. Br B. Cr C. Mg D. Ba Câu 51. Hai nguyên tố X và Y thuộc cùng 1 nhóm, X là phi kim được tạo với kali một hợp chất trong đó X chiếm 17,02% khối lượng. X tạo được với Y hai hợp chất trong đó Y chiếm 40% và 50% khối lượng. Hai nguyên tố X, Y là:A. N và P C. F và Cl B. O và S D. C và Si XY32  có 32 hạt electron. Trong nguyên tử X cũng như Y: số proton bằng số nơtron.X và Y là Câu 52. Trong Anion 2 nguyên tố nào trong số những nguyên tố sau: A. F và N B. Mg và C C. Be và F D. C và O Câu 53.Cho dung dịch chứa 6,09 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 10,34 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là A. 58,2%. B. 50,74%. C. 41,8%. D. 47,2%. Câu 54. Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc A. chu kì 4, nhóm VIIIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIA. C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm IIA. Câu 55. Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: A. N, Si, Mg, K. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. K, Mg, Si, N. Câu 56: Một nguyên tố Y thuộc nhóm VIA trong bảng tuàn hoàn . Hợp chất X của Y với hiđro có 94,12%Y về khối lượng . Công thức của X là : A. HCl B. H2S C. H2O D. H2Se Câu 57: Một nguyên tố thuộc nhóm VIIA có tổng số proton , nơtron , electron trong nguyên tử bằng 28. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là : A. 1s2 2s2 2p63s23p6 3d84s2 B. 1s2 2s2 2p5 C. 1s2 2s2 2p6 D. 1s2 2s2 2p63s2 3p5 Câu 58: Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là : 1s2 2s2 2p63s1 , 1s2 2s2 2p63s23p64s1 , 1s2 2s2 2p63s23p1 . Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự sắp xếp đúng là : A. Z < X < Y B. Z < Y < Z C. Y < Z < X D. Kết quả khác Câu 59: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 3 nguyên tử kim loại X,Y,Z là 134 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X là 14 và số hạt mang điện của Z nhiều hơn của X là 2. Dãy nào dưới đây xếp đúng thứ tự về tính kim loại của X,Y,Z A.XR>Y B. X>Y>R C.R>Y>X D.R>X>Y Câu 61: X ở chu kì 3, Y ở chu kì 2. Tổng số electron lớp ngoải cùng của X và Y là 12. Ở trạng thái cơ bản số electron p của X nhiều hơn của Y là 8. Vậy X và Y thuộc nhóm nào? A. X thuộc nhóm VA; Y thuộc nhóm IIIA B. X thuộc nhóm VIIA; Y thuộc nhóm VA C. X thuộc nhóm VIA; Y thuộc nhóm IIIA D. X thuộc nhóm IVA; Y thuộc nhóm VA Câu 62: Hoà tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại X, Y thuộc nhóm II A và thuộc hai chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Hai kim loại X, Y là : A. Be (M = 9) và Mg (M = 24) ; B. Mg (M = 24) và Ca (M = 40) ; C. Ca (M = 40) và Sr (M = 88) ; D. Sr (M = 88) và Ba (M = 137). Câu 63: Trong bảng dưới đây có ghi các năng lượng ion hóa liên tiếp I n (n = 1, ..., 6) theo kJ.mol1 của hai nguyên tố X và Y X Y I1 590 1086 I2 1146 2352 I3 4941 4619 I4 6485 6221 I5 8142 37820 I6 10519 47260 M và N là những oxit tương ứng của X và Y, khi X, Y ở vào trạng thái oxi hóa cao nhất. Z là công thức phân tử của hợp chất tạo thành khi cho M tác dụng với N. Công thức phân tử của M, N và Z lần lượt là: A. XO, YO2, XYO3 B. X2O, YO2, X2YO3 C. X2O3, YO2, X2YO3 D. XO2, YO2, X2YO3 Câu 64: Hợp chất M được tạo thành từ Cation A+ và Anion B2-, mỗi Ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số electron trong A+ là 10; tổng số prôton trong Y2- là 48. 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng nhóm A (hoặc B) và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp. Vậy A+ và B2- có công thức là: 2+ 32+ 2A. Na+; SO 4 B. NH 4 , PO 4 C. K+, SO3 D. NH 4 , SO 4 Câu 65: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính tính phi kim từ trái sang phải là: A. P, N, F, O B. N, P, F, O C. P, N, O, F D. N, P, O, F Câu 66. Bán kính nguyên tử các nguyên tố 3Li, 8O, 9F, 11Na theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là A. Li, Na, O, F B. F, Na, O, Li C. F, Li, O, Na D. F, O, Li. Na 2+ Câu 67: Các ion O , F và Na có bán kính giảm dần theo thứ tự A. F- > O2- > Na+. B. O2- > Na+ > F-. C. Na+ >F- > O2-. D. O2- > F- > Na+. Câu 68: Hợp chất X có khối lượng phân tử là 76 và tạo bởi 2 nguyên tố A và B. A,B có số oxihoá cao nhất là +a,+b và có số oxi hoá âm là -x,-y; thoả mãn điều kiện: a=x, b=3y. Biết rằng trong X thì A có số oxihóa là +a. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của B và công thức phân tử của X tương ứng là A. 2s22p4 và NiO. B. 3s23p4.và CO2 C. 3s23p4 và SO3. D. 3s23p4 và CS2. Câu 69: Xét các nguyên tố 17Cl, 13Al, 11Na, 15P, 9F Số thứ tự tăng dần của bán kính nguyên tử của các nguyên tố sắp xếp như thế nào là đúng: A. ClS>Cl>F B. F>Cl>S>Mg C. Cl>F>S>Mg D. S>Mg>Cl>F Câu 87. Bán kính nguyên tử và ion giảm dần trong dãy nào ? A. Ne>Na+>Mg2+ B. Na+>Mg2+>Ne C. Na+>Ne>Mg2+ D. Mg2+>Na+>Ne Câu 88. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử nguyên tố nào có số electron độc thân nhiều nhất? A. Photpho B. Nitơ C. Lưu huỳnh D. Clo 10 Câu 89. Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d 4s1 ? A. Chu kì 4, nhóm IB. B. Chu kì 4, nhóm IA. C. Chu kì 4, nhóm VIA. D. Chu kì 4, nhóm VIB. Câu 90. Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2? A.Chu kì 4, nhóm VA. B. Chu kì 4, nhóm VB. C. Chu kì 4, nhóm IIA. D. Chu kì 4, nhóm IIIA. Câu 91.Trong những câu sau đây, câu nào đúng đánh dấu x vào cột Đ, còn câu nào sai đánh dấu x vào cột S. TT Nội dung Đ S 1 Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, trong đó có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. 2 Bảng tuần hoàn có 8 nhóm, số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng. 3 Các nhóm A có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm. 4 Các nguyên tố s và p thuộc về các nhóm A 5 Các nguyên tố d và f có thể thuộc các nhóm A hoặc các nhóm B. 6 Số lớp electron của nguyên tử và ion đều bằng số thứ tự của chu kì trong BTH. 7 Các chu kì nhỏ (1, 2, 3) bao gồm các nguyên tố s, p, còn các chu kì lớn (4, 5, 6, 7) bao gồm các nguyên tố s, p, d, f. Câu 92.Ghép đôi các nội dung ở cột A với cột B sao cho thích hợp. TT 1 3 4 5 6 7 TT a B tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần. b Flo (F). c d tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. Xesi (Cs). e ns2np5 (n là số thứ tự của lớp electron ngoài cùng). g ns1 (n là số thứ tự của lớp electron ngoài cùng). h đã bão hòa, bền vững. i 2 A Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, Nguyên tố kim loại mạnh nhất (trừ nguyên tố phóng xạ) là Nguyên tố phi kim mạnh nhất là Nhóm nguyên tố hóa học gồm các phi kim điển hình có cấu hình electron lớp ngoài cùng là Nhóm nguyên tố hóa học gồm các kim loại điển hình có cấu hình electron lớp ngoài cùng là Nhóm nguyên tố hóa học gồm các khí hiếm có đặc điểm chung về cấu hình electron lớp ngoài cùng là Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, ns2np6 (n là số thứ tự của lớp electron ngoài cùng), do đó lớp electron ngoài cùng đã bão hòa. Câu 93.Ghép đôi cấu hình electron ở cột A với kí hiệu nguyên tử hay ion ở cột B sao cho phù hợp: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A TT B 1s 2s 2p a Cl 1s22s22p63s23p3 b Na+ 1s22s22p63s23p4 c Cl (Z = 17) 2 2 6 2 6 6 1s 2s 2p 3s 3p 3d d S (Z = 16) 1s22s22p63s23p63d5 e Ca (Z = 20) 2 2 6 2 6 10 1 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s g Cr (Z = 24) 1s22s22p63s23p63d54s1 h K (Z = 19) 2 2 6 2 6 1 1s 2s 2p 3s 3p 4s i Cu (Z = 29) 2 2 6 2 6 2 1s 2s 2p 3s 3p 4s k Br (Z = 35) 1s22s22p63s23p6 3d104s24p5 l Fe2+ m Fe3+ Câu 94.Nguyên tố hóa học X có cấu hình electron nguyên tử ở lớp ngoài cùng là: (n - 1)d5ns1 (trong đó n  4). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì n, nhóm IB B. Chu kì n, nhóm IA. C. Chu kì n, nhóm VIB. D. Chu kì n, nhóm VIA. Câu 95.Quan sát sơ đồ các nguyên tố trong bảng tuần hoàn dạng dài sau, mỗi khối nguyên tố trong bảng tuần hoàn được đánh dấu theo một cách khác nhau và ghi số thứ tự. Hãy ghép đôi số thứ tự của khối nguyên tố ở cột A với tên của khối nguyên tố ở cột B và tính chất đặc trưng của chúng ở cột C. 2 2 6 2 4 3 1 A B a. Khối nguyên tố f b. Khối nguyên tố s c. Khối nguyên tố d d. Khối nguyên tố p 1 2 3 4 C A. gồm các kim loại điển hình. B. gồm các kim loại chuyển tiếp. C. gồm chủ yếu là các phi kim và khí hiếm. D. gồm các nguyên tố kim loại đất hiếm. Câu 96.Dựa vào đặc điểm của lớp electron ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây là đúng (Đ), điều nào là sai (S)? TT 1 2 3 4 Nội dung Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là các kim loại. Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng là các phi kim. Các kim loại có thể cho hoặc nhận thêm electron. Các phi kim có thể cho hoặc nhận thêm electron, nhưng xu hướng nhận thêm electron là chủ yếu. 5 Các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng bão hòa là các khí hiếm. 6 Các nguyên tử có 1 electron ở lớp ngoài cùng là những kim loại điển hình. 7 Các nguyên tử có 7 electron ở lớp ngoài cùng là những phi kim điển hình. Câu 97.Ghép đôi các thông tin ở ba cột A, B, C sao cho thích hợp: Nguyên tố Chu kì Nhóm Các electron hóa trị A B Đúng (Đ) Sai (S) Cấu hình electron đầy đủ C 1. Be 2 IIA a. 4d55s1 A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 2. S 3 VIA b. 3d14s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 3. Sc 4 IIIB c. 3s23p4 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d14s2 4. Mo 5 VIB d.. 2s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 g. 3d104s1 E.1s22s22p63s23p63d104s24p64d55s1 5. Mn 4 VIIB 6. Cu 4 IB h. 3d54s2 G. 1s22s2 1. Nguyên tố R thuộc nhóm VI A trong bảng hệ thống tuần hoàn. Trong hợp chất của R với hydro có 5,882% hydro về khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây? A. Oxi B. Lưu huỳnh C. Crôm D. Selen. 2. A, B là hai nguyên tố thuộc cùng phân nhóm và 2 chu kì liên tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng Z A + ZB = 32. ZA và ZB lần lượt là: A. 7 và 25 B. 12 và 20 C. 15 và 17 D. 8 và 14. 3. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là ns2np4 thì có thể tạo ra ion có điện tích:A. 2+B. 1+ C. 1D. 2-. 4. Oxit cao nhất của nguyên tố R thuộc phân nhóm IV A có tỉ khối đối với metan là 2,75. R là nguyên tố nào sau đây: A. cacbon B. silic C. nitơ D. thiếc 5. Hoàn tan hoàn toàn 2,4 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA vào 100 ml dd axit HCl 1,5 M. Sau pứ thấy vẫn còn một phần R chưa tan hết. Cũng 2,4 gam R trên nếu cho tác dụng với 125 ml dd axit HCl 2 M. Sau pứ thấy vẫn còn dư axit. R là A. Be B. Mg C. Ca D. Ba 6. Cho 0,425 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp pứ với một lượng nước có dư. Sau pứ thu được dd A và 168 cm3 khí H2 (đktc). Hai kim kiềm là : A. Li, Na B. Na, K C. K, Rb D. Li, K 7. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có dạng RH 3. Oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 25,93 % R. Nguyên tố R là : A. N B. P C. As D. Sb 0 8. Cho 0,56 gam kim loại kiềm tác dụng hết với nước thì sinh ra 0,873 lít khí H 2 đo ở 0 C và 780 mm Hg. Kim loại kiềm là A. Li B. Na C. K D. Cs 9. Oxit cao nhất của nguyên tố R có khối lượng phân tử là 108. Hãy biện luận xác định nguyên tố R. A. Si B. Cl C. P D. N. 10. Oxit cao nhất của nguyên tố R có khối lượng phân tử là 102. Hãy biện luận xác định nguyên tố R. A. Fe B. C C. Al. D. K. 11. Cho 2,74 gam một kim loại thuộc nhóm IIA vào cốc chứa nước. Kết thúc pứ thấy khối lượng dung dịch thu được tăng 2,7 gam. Kim loại đó là A. Ca B. Sr C. Ba D. Ra 12. Cho 3,6 gam hai kim loại thuộc nhóm IIA và thuộc ở hai chu kì kế tiếp vào cốc chứa dd axit HCl. Kết thúc pứ thấy khối lượng dung dịch thu được tăng 3,2 gam. Hai kim loại đó là A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Ba D. Ra và Ba 13. Hợp chất khí với hidro có dạng RH2, trong oxit cao nhất chứa 60% oxi theo khối lượng. Nguyên tố R là A. lưu huỳnh. B. clo. C. selen. D. Photpho 14. Cho các nguyên tố M (Z=11), X (Z=17), Y(Z=9) và R (Z=19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. M Mg > Al. B. Al > Mg > Na. C. Mg > Al > Na. D. Mg > Na > Al. 25: Ba nguyên tố có các lớp electron lần lượt là : (X) 2/8/5 ; (Y) 2/8/6 ; (Z) 2/8/7. Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự giảm dần tính axit ? A. HZO4 > H2YO4 > H3XO4 B. H3XO4 > H2YO4 > HZO4 C . H2ZO4 > H2YO4 > HXO4 D. H2YO4 > HZO4 > H3XO4 26: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3, công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất đều đúng ở cặp công thức nào sau đây ? A. RH2, RO B. RH3, R2O5 C. RH4, RO2 D. RH5, R2O3 3+ 2 28: Ion M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d , cấu hình electron của nguyên tố M là A. [Ar] 3d3 4s2 B. [Ar] 3d5 4s2 B. [Ar] 3d4 B. [Ar] 3d74s2 29: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron kết thúc ở 4s1. Số hiệu nguyên tử là A. 19 B. 24 C. 29 D. cả A, B, C đều đúng. 2 6 30: Anion X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p . Hỏi nguyên tử X có cấu hình electron nào sau đây ? A. 1s2 2s2 2p2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 C. 1s2 2s2 2p4 D. 1s2 2s2 2p5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan