Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 10 Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 10 chuyên sâu - có đáp án lời giải c...

Tài liệu Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 10 chuyên sâu - có đáp án lời giải chi tiết

.PDF
150
163
144

Mô tả:

Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 10 chuyên sâu - có đáp án lời giải chi tiếtTài liệu ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 10 chuyên sâu - có đáp án lời giải chi tiếtTài liệu ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 10 chuyên sâu - có đáp án lời giải chi tiếtTài liệu ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 10 chuyên sâu - có đáp án lời giải chi tiếtTài liệu ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 10 chuyên sâu - có đáp án lời giải chi tiết
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT THẠCH BÀN TÀI LIỆU ÔN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH 10 Giáo viên: Nguyễn Viết Trung Năm học: 2018 -2019 Nguyễ n Viế t Trung 1 CHƯƠNG TRÌNH ÔN THI HSG SINH HỌC 10 CẤU TRÚC ÔN THI HSG SINH HỌC 10 Tên Chủ đề (nội dung, chương…) Chuyên đề 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG 1. Các cấp tổ chức sống cơ bản 2. Các giới sinh vật và cách đặt tên loài Chuyên đề 2: SINH HỌC TẾ BÀO I. Thành phần hóa học của tế bào (các đạt phân tử hữu cơ) 1. Nước của tế bào 2. Cacbohidrat 3. Lipit 4. Axitnucleic (ADN và ARN) 5. Protein II. Cấu trúc tế bào 1. TB nhân sơ 2. TB nhân thực (Cấu trúc phù hợp với chức năng của các thành phần trong TB) như: Nhân Tb, Ribôxôm, khung xương TB, Trung thể, Ty thể, Lục lạp, Lưới nội chất, Bộ máy Gongi, Lizôxôm, Không bào, Màng sinh chất 3. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào 1. ATP 2. Enzim 3. Hô hấp tế bào 4. Hóa tổng hợp và quang tổng hợp IV. Phân bào 1. Trực phân (ở VK) 2. Nguyên phân 3. Giảm phân Chuyên đề 4: SINH HỌC VI SINH VẬT 1. Vi rút 2. Chuyển hóa vật chất ở VSV 2. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Nguyễ n Viế t Trung Phân bổ thời lượng Dạng kiến thức 100% tự học Lý thuyết Lý thuyết 50% tự học Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết Lý thuyết LT + BT LT + BT 0 Lý thuyết Lý thuyết -BT Lý thuyết 2 Chủ đề I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG 1.0 1.1 CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG Cơ thể sống có những dấu hiệu riêng biệt nào mà giới vô sinh không có ? - Tổ chức chức chặt chẽ và phức tạp: Cấu tạo bởi thành phần protein và axit nucleic đặc trưng. Phân tử AND tự nhân đôi đảm bảo cơ chế sinh sản và di truyền trong quá trình tự sao, AND phát sinh các biến dị di truyền được qua nhiều thế hệ làm cho hệ gen ngày càng đa dạng - Có 4 dấu hiệu cơ bản của sự sống + Trao đổi chất và năng lượng theo phương thức đồng hóa và dị hóa -> Thường xuyên tự đổi mới thành phần cấu tạo cơ thể + Sinh trưởng và phát triển -> tăng khối lượng và kích thước cơ thê. + Sinh sản -> tạo ra các cá thể mới để duy trì nòi giống. + Cảm ứng và vận động -> trả lời kích thích của môi trường -> thích nghi với môi trường sống. - Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào. - Sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản có đầy đủ đặc điểm đặc trưng cho sự sống là: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng,... - Các cấp tổ chức của thế giới sống là những hệ mở có khả năng tự điều chỉnh. Cho biết những đặc diểm chung của các cấp tổ chức sống? Đặc điểm nổi trôi của các cấp tổ chức sống là gì? Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng cho tổ chức sống cấp trên. Tổ chức cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của các tổ chức cấp dưới mà còn có các đặc điểm nổi trội hơn mà tổ chức cấp dưới không có được. VD cấp tế bào được cấu tạo từ các cấp thấp hơn: phân tử, đại phân tử, các bào bào quan. - Đặc điểm nổi trội: là đặc điểm của một cấp tổ chức nào đó được hình thành do sự tương tác của các bộ phận tạo nên chúng. Đặc điểm này không có được ở cấp tổ chức nhỏ hơn. VD: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh , tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được. VD: 1.2 2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh Hệ thống mở - KN: Mọi hệ sống là một hệ mở nghĩa là luôn trao đổi vật chất, trao đổi năng lượng và thông tin với môi trường. - Ví dụ: 1. Tế bào thường xuyên lấy các chất từ bên ngoài vào bên trong, đào thải một số chất khác ra ngoài; -> VD về hoạt động lấy vật chất (ăn cơm, rau, uống nước ở người) và thải chất thải, nước tiểu, mồ hôi, CO2... 2. Cơ thể động vật thường xuyên tiếp nhận các kích thích từ môi trường và đưa thông tin ra môi trường xung quanh (âm thanh, điệu bộ, mùi...); -> Nhận tín hiệu âm thanh (GV gọi HS trả lời...) 3. Cây thường xuyên hấp thu năng lượng ánh sáng để chuyển hóa thành năng lượng trong các hợp chất hữu cơ... -> VD Quang hợp lấy CO2, thải khí O2; hô hấp ngược lại... Khả năng tự điều chỉnh Nguyễ n Viế t Trung 3 - KN: Mọi cấp tổ chức sống từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống. -Ví dụ 1: Tự điều chỉnh lượng đường glucozơ đảm bảo cân bằng glucozo trong máu 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa + Thế giới sống đa dạng nhưng đều có chung nguồn gốc, Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự di truyền thông tin di truyền trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác. Nhờ được kế thừa thông ti di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên trái đất đều có những đặc điểm chung. Tuy nhiên sinh vật luôn có cơ chế phát sinh biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh sẽ chọn lọc giữ lại các dạng sống thích nghi với các môi trường khác nhau - 1.3 1.4 Câu 5: Tại sao nói hệ sống là hệ thống toàn vẹn được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, có khả năng tự điều chỉnh và ổn định Trả lời: Hệ sống là hệ thống toàn vẹn được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc vì: +Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng cho tổ chức sống cấp trên. Tổ chức cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của các tổ chức cấp dưới mà còn có các đặc điểm nổi trội hơn mà tổ chức cấp dưới không có được. VD cấp tế bào được cấu tạo từ các cấp thấp hơn: phân tử, đại phân tử, các bào bào quan. + Đặc tính nổi trội hơn có được là do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lý hóa được chọn lọc tự nhiên chon lọc qua hàng triệu năm tiến hóa. Những đặc điểm đặc trưng cho thế giới sống như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, khả năng sinh sản, tính cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh. - Thế giới sống có là hệ thống có khả năng tự điều chỉnh và ổn định: + các tổ chức sống không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi tường + Có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức có thể tồn tại và phat triển. Câu 8: Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Cho ví dụ - Hệ sống là một hệ thống mở vì: + Thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa hệ sống với môi trường + Biểu hiện ở khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường VD: dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu hại nhưng cũng ảnh hưởng đến quần xã và hệ sinh thái, sinh quyển Mọi cấp tổ chức của hệ sống đều có cơ chế tự điều chỉnh để duy trì và cân bằng động giúp tổ chức đó tồn tại và phát triển VD: Ở quần thể, khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể bị chết, lúc này mật độ quần thể được điều chình về mức cân bằng Nguyễ n Viế t Trung 4 2.0 2.1 2.1 2.11 2.2 CÁC GIỚI SINH VẬT Nêu nguyên tắc đặt tên loài và cho biết vị trí của loài người trong hệ thống phân loại? * Nguyên tắc đặt tên loài: Dùng tên kép (theo tiếng latinh), tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ 2 là tên loài (viết thường) * Vị trí loài người trong hệ thống phân loại: Loài người (Homo sapiens) – Chi người (Homo) – Bộ linh trưởng (Primates)- Họ người (Homonidae) – Lớp thú (Mammania) – Ngành động vật có dây sống (Chordata) – Giới động vật (Animalia)....... Trình bày các tiêu chí phân chia các giới sinh vật - Dựa vào đặc điểm cấu tạo: + Tế bào nhân thực hay nhân sơ. + Đơn bào hay đa bào + Cấu trúc của tế bào: thành tế bào, các bào quan, chất dự trử... - Dựa vào đặc điểm dinh dưỡng + Tự dưỡng: Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng. + Dị dưỡng: Quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng - Dựa vào phương thức sống: + Sống tự do + Sống kí sinh + Sống cộng sinh + Sống hoại sinh. - Dựa vào phương thức sinh sản: + Sinh sản vô tính + Sinh sản hữu tính - Dựa vào cấu tạo của hệ gen + Gen phân mãnh + Gen không phân mãnh Hãy sắp xếp loài người vào các bậc chính trong thang phân loại Loài Người (Homo sapiens) Chi (giống) Người (Homo) Họ Người (Homonidae) Bộ Linh trưởng (Primates) Lớp Động vật có vú (Mammalia) Ngành Động vật có dây sống (Chordata) Giới Động vật (Animalia) Câu hỏi 2: a. Phân biệt giới khởi sinh và giới nguyên sinh. b. Vì sao nấm được tách ra khỏi giới thực vật? c. Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cơ bản của sự sống? d. Những điểm khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không có xương sống. Trả lời: a./- Giới khởi sinh gồm những sinh vật đơn bào nhân sơ, giới nguyên sinh gồm những sinh vật đơn bào hoặc đa bào bào nhân thực. - Giới khởi sinh gồm các nhóm vi khuẩn, giới khởi sinh gồm thực vật nguyên sinh, động vật nguyên sinh và nấm nhầy. b/.-Thành tế bào của nấm có vách kitin. - Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. - Tế bào không có chứa lục lạp. - Sinh sản bàng bào tử, một số nảy chồi, phân cắt. c/.-Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản chức năng của tất cả cơ thể sống. -Tất cả các vi khuẩn, nguyên sinh vật, động thực vật, nấm đều được cấu tạo từ đơn vị tế bào. -Các hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào dù là đơn bào hay đa bào -Các quá trình sinh trưởng, sinh sản . . . đều bắt nguồn từ đơn vị tế bào. - Tế bào được cấu tạo gồm các phân tử, đại phân tử, các bào quan tạo nên 3 thành phần cơ bản là: Nguyễ n Viế t Trung 5 màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân, nhưng các đại phân tử chỉ thực hiện đươc chức năng trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức tế bào toàn vẹn. d./Những điểm khác nhau giữa động vật có xương sống và không xương sống. Động vật không xương sống Động vật có xương sống - Kích thước nhỏ - thước lớn hơn. - Không có bộ xương trong, bộ xương ngoài - Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với cột (nếu có) bằng kitin. sống làm trụ. - Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí. - Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi. - Hệ thần kinh dạng lưới, hạch hoặc bằng chuỗi hạch ở mặt bụng - Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng. - Đại diện: Thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, - Đại diện: Nửa dây sống, các miệng tròn, cá sụn, cá giun tròn, thân mềm, iun đốt, chân xương, lưỡng cư, b sát, chim, thú. (0.5) khớp,da gai. Câu 3 : Sơ đồ sau đây phản ánh cây phát sinh thuộc hệ thống phân loại 5 giới. Hãy điền vào các ô trống các sinh vật , nhóm sinh vật tương ứng và nêu những đặc điểm sai khác về dinh dưỡng, lối sống giữa các nhóm sinh vật ở các ô 16 , 17 , 1 Vi khuẩn 3 14 2.3 2.4 4 5 15 6 7 8 16: Giới Nấm 9 10 17 11 12 13 18 Tổ tiên chung Trả lời: 2.Vi khuẩn cổ ; 3. Động vật nguyên sinh ; 4.Thực vật nguyên sinh (Tảo); 5. Nấm nhầy ; 6. Nấm men ; 7.Nấm sợi ; 8. Rêu ; 9.Quyết ; 10. Hạt trần ; 11. Hạt kín; 12. Động vật không xương sống ; 13. Động vật có xương sống 14. Giới khởi sinh ; 15. Giới nguyên sinh ; 17. Giới thực vật ; 18. Giới động vật Đặc điểm sai khác giữa các nhóm sinh vật 16,17,18 Giới Nấm Giới thực vật Giới động vật Sống cố định - Sống cố định - Di chuyển -Dinh dưỡng hoại sinh - Tự dưỡng quang hợp - Dị dưỡng Câu 4: a. Dựa vào cơ sở nào mà Whittaker và Margulis đã phân chia sinh vật thành 5 giới? Trong mỗi giới thì các sinh vật lại được sắp xếp theo các bậc phân loại nào?. b. Nêu nguồn gốc của giới thực vật?. Phân biệt các ngành trong giới thực vật theo các tiêu chí: hệ mạch dẫn, tinh trùng, hình thức thụ tinh?. Trả lời: a. Cơ sở phân loại 5 giới : - dựa vào đặc điểm cấu tạo + Tế bào nhân sơ hay nhân thực, có thành tế bào hay không có thành tế bào, có sắc tố quang hợp hay không có sắc tố quang hợp. + Cơ thể đơn bào hay đa bào - đặc điểm dinh dưỡng: Tự dưỡng hay dị dưỡng, hoại sinh hay kí sinh - Dựa vào lối sống: cố định hay di động - Các bậc phân loại trong mỗi giới: loài – chi – họ - bộ - lớp – ngành – giới. b. - Nguồn gốc giới TV: từ tảo lục đa bào nguyên thuỷ - Phân biệt các ngành trong giới thực vật: Nguyễ n Viế t Trung 6 Nội dung Hệ mạch Tinh trùng Thụ tinh 2.5 2.6 - 2.7 2.8 2.9 Ngành Rêu Chưa có Có roi Cần nước Ngành Quyết Có Có roi Cần nước Ngành Hạt trần Có Không roi Không cần nước Ngành hạt kín Có Không roi Không cần nước, thụ tinh kép Câu 2 : Vì sao nói ngành Thực vật hạt kín là ngành tiến hoá nhất? - Có hệ mạch phát triển đưa chất dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thể - Thụ phấn nhờ gió và côn trùng không phụ thuộc vào nước khả năng thụ phấn cao hơn - Thụ tinh kép: ngoài tạo hợp tử còn tạo phôi nhũ làm nguồn dinh dưỡng nuôi hợp tử. - Giàu chất dinh dưỡng nuôi hợp tử phát triển nên tỉ lệ nảy mầm, sống sót cao - Hạt được bảo vệ trong quả nên tránh được các tác động bất lợi. Với các đặc điểm mà chỉ có thực vật hạt kín mới có kể trên làm cho chúng có khả năng thích nghi cao với môi trường sống, khu vực phân bố rộng và là ngành tiến hóa nhất. Câu 3 : Loài sinh vật nào được xem là dạng trung gian giữa thực vật và đông vật vì sao? Euglena sp Nhà thực vật học xếp chúng vào thực vật nguyên sinh (tảo): tảo mắt Nhà động vật học xếp chúng vào động vật nguyên sinh: trùng roi Euglena sp Có lục lạp, khi môi trường có ánh sáng quang hợp tạo chất hữu cơ Khi thiếu ánh sáng kéo dài, lục lạp thoái hoá, chúng di chuyển, bắt mồi dị dưỡng giống động vật Câu 4 : Nêu những điểm khác nhau giữa vi khuẩn lam và tảo lục Khuẩn lam Tảo lục Thuộc giới khởi sinh Thuộc giới nguyên sinh Thành peptidoglycan Thành xenlulozo Nhân sơ Nhân thực Chưa có lục lạp Có lục lạp Đơn bào Đơn bào hoặc đa bào Ít bào quan Nhiều bào quan Câu 5 : So sánh không bào ở tế bào động vật và thực vật về cấu tạo và chưc năng? Không bào ở tế bào thực vật Không bào ở tế bào động vật - Kích thước lớn hơn, thường phổ biến - Kích thước nhỏ hơn, chỉ có ở một số loại tế bào - Chứa nước, các chất khoáng hoà tan Cấu - Chứa các hợp chất hữu cơ, enzim tạo - Hình thành dần trong quá trình phát triển của tế bào, kích thước lớn dần - Hình thành tuỳ từng lúc và trạng thái hoạt động của tế bào Chức Tuỳ loại tế bào: dự trữ nước, muối khoáng, Tiêu hoá nội bào, bài tiết, co bóp năng điều hoà áp suất thẩm thấu, chứa các sắc tố Câu 6: Vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới nấm cũng không hoàn toàn chính xác Địa y là kết quả của mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và tảo lục hay vi khuẩn lam (có chất diệp lục). - Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao - Địa y cũng không đơn thuần là nấm vì trong cấu tạo ngoài tế bào sợi nấm còn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chất diệp lục Nguyễ n Viế t Trung 7 1.0 1 1 1 1 1.1 1.1 CHỦ ĐỀ II: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Các nguyên tố hóa học 1. Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu thành chung từ 1 số nguyên tố? - Vì các tế bào tuy khác nhau nhưng có chung nguồn gốc. Ví dụ: Trong 1 cơ thể đa bào sinh sản hữu tính, các tế bào được phát sinh từ tế bào hợp tử ban đầu qua nguyên phân. Các tế bào của các sinh vật khác nhau, các sinh vật khác nhau lại có chung nguồn gốc phát triển - Sinh vật tổ tiên, do vậy các tế bào trong trường hợp này đều có chung 1 số nguyên tố cấu thành. 2. Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chính cấu thành nên tế bào? - Chúng có tỉ lệ lớn trong tế bào - 96% khối lượng cơ thể sống. - Chúng là thành phần cấu thành nên các hợp chất hữu cơ đặc biệt quan trọng trong tế bào cơ thể. 3. Vì sao Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng đối với sự sống? Lớp vỏ e vòng ngoài cùng của Cacbon có 4 e, nên cùng lúc C có thể hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác, nhờ đó đã tạo ra một số lượng lớn các bộ khung C của phân tử và đại phân tử hữu cơ khác nhau. Ví dụ: Các bon tham gia cấu thành nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng trong tế bào: Đường, ADN, ARN, Prootein, Lipit... 4. Liên hệ thực tế về vai trò quan trọng của các nguyên tố đặc biệt là nguyên tố vi lượng? - Trong trồng chọt, người nông dân thường xuyên phải cung cấp bổ sung lượng phân bón (N, P, K) cho cây trồng. - Thiếu một số nguyên tố vi lượng sẽ gây nguy hại cho sự sống và phát triển của cá thể: + Thiếu Iôt người bị biếu cổ. + Thiếu Mo cây chết. + Thiếu Cu cây vàng lá. => Con người cần ăn uống đầy đủ chất, dù cơ thể chỉ cần 1 lượng rất nhỏ các chất đó, đặc biệt là trẻ em. Câu 5: Thế nào là nguyên tố đa lượng và ngyên tố vi lượng? Nêu vai trò của chúng đối với cơ thể sống? ĐA: Nguyên tố đa lượng Nguyên tố vi lượng - Nguyên tố đa lượng là nguyên tô chiếm tỉ lệ lớn trong - Nguyên tố vi lượng là nguy Khái niệm cơ thể (>0,01% khối lượng chất sống). ví dụ: C, O, N, chiếm ỉt ệl nhỏ (< 0,01% lượng chất ốsng). vd: Mn, H, S, P….. Mo... + Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như - Là thành phần cấu trúc Vai trò protein, axit nucleic, cacbonhidrat, lipit-> tham gia cấu bắt của hàng trăm hệ tạo nên tế bào các cơ quan bộ phận của cơ thể sinh vật, enzim, hooc Vd iot là dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống thành phần không thiếu của cơ thể, cấu tạo nên các enzim, hoocmon xác tác của hoocmon tiroxin, ở d đến mắc các phản ứng hóa sinh, điều hòa quá trình trao đổi chất nếu thiếu iot ẫn + Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí của biếu cổ, rối loạn chuyển hóa. cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kinh…. Câu 6: Vì sao C, O, N, H lại là 4 nguyên tố chủ yếu của cơ thể sống? - Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên - Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố H đứng đầu nhóm I, O đứng đầu nhóm II, N đứng đầu nhóm III, C đứng đầu nhóm IV. Như vậy chúng là những nguyên tố nhẹ nhất, bé nhất của mỗi nhóm. - Cả 4 nguyên tố có cùng chung tính chất dễ tạo tạo các lk cộng hóa trị, để lấp đầy lớp e ngoài cùng. H cần 1e, O cần 2e, N cần 3e, C cần 4e - Trong các nguyên tố tạo liên kết cộng hóa trị chúng nhẹ nhất ở mỗi nhóm, mà sự bền vững của lk này thường tỉ lệ nghịch với trọng lượng nguyên tử tham gia. Như vậy sự sống đã chọn các nguyên tố có hóa trị 1,2,3,4 nhẹ nhất lại bền vững nhất. - 3 nguyên tố C, O, N còn có khả năng tạo liên kết đôi, nhờ đó các hợp chất thêm đa dạng. Riêng Nguyễ n Viế t Trung 8 2.0 2 2 2 2 2 C có thể tạo thành liên kết 3 với N hoặc giữa các C - Các hợp chất của chúng dễ tạo thành liên kết hidro. NƯỚC 5. Cấu trúc của nước giúp nó có đặc tính gì? Tại sao nước là một dung môi tốt? * Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử O liên kết vơi 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị (dùng chung đôi điện tử) nhưng do Oxi có độ âm điện lớn hơn Hidro nên cặp e bị hút lệch về phía Oxi. => đầu Oxi tích điện âm, đầu Hidro tích điện âm. => Nước cơ tính phân cực. => Các phân tử nước hút nhau và hút các phân tử phân cực khác bằng các hình thành các liên kết H. => Tạo cho nước có tính chất lí hoá đặc biệt (dẫn điện, tạo sức căng bề mặt...) * Nước là dung môi tốt, hòa tan các chất tan: Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước do hình thành rất nhiều liên kết Hidro giữa ion trong các chất này với nhiều ion phân cựa của nhiều phân tử nước => Làm các ion các chất tan tách nhau ra khỏi liên kết ban đầu của chúng và hòa tan vào nước. 6. Cho biết hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá ở tủ lạnh? - Trong các tế bào sống có hàm lượng Nước lớn 70 - 90%. - Khi đưa các tế bào này vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào sẽ đóng đá. - Mặt khác các cấu trúc tế bào sống khi ở điều kiện nhiệt độ lạnh trong ngăn đá sẽ ở trạng thái đông cứng, đặc biệt là màng tế bào không co dãn được. - Khi nước đóng đá, khoảng cách giữa các phân tử nước dãn rộng hơn là khi ở trạng thái nước lỏng => Nước đá tăng thể tích so với ở dạng lỏng => Phá vỡ các cấu trúc tế bào, trong đó đặc biệt có màng tế bào. => Do vậy khi lấy các tế bào sống đó ra khỏi ngăn đá ta thấy chúng mềm hơn trạng thái bình thường. 8. Giải thích hiện tượng: Phía ngoài thành cốc nước đá lại có các giọt nước đọng. - Nước đá trong cốc ở trạng thái lạnh và làm lạnh khu vực không khí xung quanh cốc, đặc biệt là phần sát thành cốc. - Trong không khí có độ ẩm cao, nước ở trạng thái hơi, khi gặp điều kiện lạnh chúng ngưng tự tạo giọt. => Thành cốc nước đá có các giọt nước chính do hiện tượng ngưng tụ của nước trong không khí khi gặp điều kiện lạnh. 10. Cây trinh nữ “xấu hổ” như thế nào? Khi bị đụng, cây xấu hổ nó lập tức khép những cánh lá lại. Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên => Lá trinh nữ cụp xuống. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá xoè ra nguyên dạng như cũ. 11. Giải thích các hiện tương động vật có thể đi lại trên mặt nước: Nhện nước, Thằn lằn Basilisk, Chim cộc trắng, Muỗi nước. Các hiện tương động vật có thể đi lại trên mặt nước có 2 nhóm nguyên nhân, cụ thể: - Nguyên nhân 1 - Đặc tính của nước: Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc với không khí nhờ các liên Hidro đã liên kết với nhau và liên kết với các phân tử Nước bên dưới đã tạo nên một lớp màng phin mỏng liên tục làm cho nước có sức căng bề mặt. - Nguyên nhân 2 - Đặc điểm cấu tọa cơ thể động vật: + Thằn lằn Basilisk: Chạy rất nhanh, chúng có thể đạt tốc độ 8,4km/h, đôi khi lên tới 11km/h trên mặt nước. Mặt khác thằn lằn Basilisk có thể chạy nhanh trên nước đến vậy là bởi giữa các ngón chân thằn lằn có một màng mỏng. Khi chạy trên nước, phần ngón chân xòe rộng ra, tạo thành bề mặt rộng hơn và túi đựng không khí để tăng cường sức căng bề mặt giúp không bị chìm xuống nước. + Nhện nước: Những chiếc chân dài, mảnh khảnh khiến cho nhện nước dễ dàng đi lại trên cạn và trên mặt nước. Dưới kính hiển vi, các chuyên gia phát hiện ra quanh chân của nhện nước có hàng nghìn sợi lông tí hon, mỗi sợi dài khoảng 50 micromet. Các sợi lông này xù ra thành chùm tơ cực nhỏ, "bẫy" không khí vào bên Nguyễ n Viế t Trung 9 2 2.1 - 2.1 trong, tạo ra lớp đệm ngăn cách chân với mặt nước, đồng thời làm tăng sức nổi của con vật. Chính lớp đệm khí này cũng giúp nhện nước di chuyển nhanh chóng và lấy lại thăng bằng trên mặt nước, ngay cả khi thời tiết không mấy thuận lợi như mưa bão... + Chim cộc trắng: Bàn chân của chim cộc trắng khá lớn với lớp màng "gom" riêng ngón chân phía trước lại với nhau, ngón chân sau cũng có một lớp màng nhỏ. Lớp màng này được coi như "mái chèo" giúp chim cộc trắng có thể di chuyển vững vàng hay đi trên mặt nước. + Muỗi nước: Nghiên cứu sâu, các chuyên gia nhận thấy, chân của loài muỗi nước cùng có cấu tạo gần giống với nhện nước - hàng nghìn lông nhỏ bao phủ trên chân giúp lùa không khí vào bên trong và tạo lớp đệm ngăn cách chân với mặt nước. Từ đó, những chiếc lông sẽ là trợ thủ khiến muỗi nổi và dễ dàng đi lại trên mặt nước. 12. Giải thích hiện tượng Tôm, cá vẫn sống được ở các hồ nước đóng băng? Không khí lạnh làm 1 số hồ nước đóng băng nhưng phân dưới nước không đóng băng vẫn có các loài tôm, cá sinh sống là vì: Lớp băng mặt trên đã tạo lớp cách nhiệt giữa không khí lạnh ở trên với lớp nước phía dưới. Câu 1: Vì sao nói nước là dung môi tốt nhất trong tế bào? Nước là dung môi tôt nhất vì: - Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi. Phân tử H góp một electron vào đôi electron dùng chung với nguyên tử oxi tạo liên kết cộng hóa trị. Oxi có độ âm điện lớn hơn nên kéo đôi electron dùng chung về phía mình làm cho phân tử nước có tính phân cực, điện tích dương ở gần mỗi nguyên tử hiđro, điện tích âm ở gần mỗi nguyên tử oxi. Do tính phân cực các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau tạo nên các liên kết hidro. Liên kết hidro là liên kết yếu do vậy chúng có thể dễ dàng hình thành và phá vỡ và vậy các phân tử nước dễ dàng liên kết với phân tử phân cực khác để hòa tan chúng.  Tính phân cực của phân tử nước có vai trò gì? Tính phân cực quyết định hầu hết các đặc tính khác của nước: - Do tính phân cực mà các phân tử nước hấp dẫn lẫn nhau (liên kết hiđro) tạo cho nước ở thể lỏng → là môi trường của các phản ứng hóa học, môi trường sống của các sinh vật - Do tính phân cực nên có hai đầu một đầu mang điện tích (-), một đầu mang điện tích (+) → là dung môi hòa tan các chất. - Tính phân cực quyết định sức căng bề mặt: Nước có sưc căng bề mặt lớn do các phân tử nước có thể hút lẩn nhau bởi liên kết hiđro → giúp các sinh vật nhỏ có thể bám vào trên mặt hoặc treo dưới nước. - Quyết định tính ma dẫn: Do có tính phân cực nên các phân tử nước có thể bám vào nhiều loại bêg mặt → nước có thể đi vào các khoảng không gian rất nhỏ bé → Có vai trò trong vận chuyển nước ở mạch gỗ của thân cây, giúp nước vận chuyển từ dưới lên trên ngọn cây. - Quyết định nhiệt dung (khả năng lấy và mất nhiệt): Nước có nhiệt dung lớn tức khả năng lấy nhiệt và mất nhiệt châm → có vào trong việc điều hòa thân nhiệt - Quyết định nhiệt bay hơi: Nước có nhiệt bay hơi cao do các liên kết hiđro là các liên kết yếu → Điều hòa thân nhiệt. - Quyết định tính dẫn điện: Nước tinh khiết có tính dẫn điện thấp nhưng các ion hòa tan trong nước làm cho nước dẫn điện tốt → co vai trò tròng quan trọng trong hoạt động chức năng của nhiều tế bào.  Nước có vai trò gì đối với tế bào? - Là thành phần cấu tạo nên tế bào - Là dung môi hoà tan các chất. - Tham gia vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào. - Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào. - Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể…  Vì sao nước đá thường nổi? - Sự hấp thụ tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên mối liên kết hydro yếu. Liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh và yếu hơn khi nó lệch trục O-H. - Trong nước đá, toàn bộ liên kết đều mạnh cực đại  các phân tử phân bố trong 1 cấu trúc mạng lưới dạng chuẩn, khoảng cách giữa các phân tử nước đá xa nhau hơn so với khoảng cách của các phân tử nước khi ở dạng lỏng  nước đá có cấu trúc thưa hơn  nhẹ hơn và nổi trên mặt nước Nguyễ n Viế t Trung 10 3.0 3 3 - 3 - 3 3 3 CACBÔHIĐRAT 13. Tại sao nói vai trò chủ yếu của đường đơn là đường dinh dưỡng, đường đôi là đường vận chuyển và đường đa là đường liên kết? - Đường đơn dễ hòa tan trong nước, chứa nguồn năng lượng dự trữ lớn, dễ tiêu hóa cung cấp năng lượng cho tế bào cơ thể. Ví dụ: Glucozo, Galactozo. - Đường đôi nhiều loại trong chúng được cơ thể dùng để chuyển từ nơi này đến nơi khác. Ví dụ: Lactozo là loại đường sữa mà mẹ dành cho con. - Đường đa nhiều loại tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào cơ thể. Ví dụ: Xenlulozo cấu thành tế bào. Câu 22 : Có 4 bình đựng 4 dd mất nhãn chứa: glucozo, saccarozo, lòng trắng trứng, hồ tinh bột. Dùng hoá chất nào có thể phân biệt được các lọ trên? Trích mỗi bình một ít làm mẫu thử Dùng dd iot/KI cho vào các mẫu thử, mẫu thử nào có màu xanh tím tinh bột Dùng thuốc thử phelinh cho vào các mẫu thử còn lại, đun nóng mẫu thử nào tạo kết tủa đỏ gạch glucozo Dùng CuSO4/NaOH (phản ứng biure) cho vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào có màu tím lòng trắng trứng - Mẫu thử còn lại là saccarozo Câu 28: Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của enzim trong nước bọt được tiến hành như sau: - Cho vào 3 ống nghiệm dung dịch hồ tinh bột loãng, lần lượt đổ thêm vào: 1 ống – thêm nước cất, 1 ống – thêm nước bọt, 1 ống – thêm nước bọt và nhỏ vài giọt HCl vào. - Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm. Em hãy tìm cách nhận biết các ống nghiệm trên. Giải thích. Dùng dung dịch I2 loãng và quỳ tím. Ống có hồ tinh bột – thêm nước bọt → hồ tinh bột sẽ bị enzim amilaza trong nước bọt phân giải thành được mantose → ko bắt màu xanh tím. Ống có hồ tinh bột – nước bọt, vài giọt HCl → giảm hoạt tính của enzim amilaza của nước bọt trong ống nghiệm → bắt màu xanh tím; dùng quỳ tím → giấy quỳ đổi sang màu đỏ. Còn lại là ống chứa tinh bột – nước cất. Câu 29: Các câu sau đúng hay sai? Giải thích? a) Đường đơn không có tính khử, có vị ngọt, tan trong nước b) Tinh bột và xenlulozo giống nhau về mặt cấu tạo và đều có vài trò là cung cấp năng lượng cho tế bào a) Sai vì đường đơn có tính khử (nhận biết bằng thuốc thử Phêlinh sẽ tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch) b) Sai vì tinh bột gồm nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau theo kiểu phân nhánh có vai trò dự trữ cacbon và năng lượng cho tế bào thực vật. Còn xenlulozo cấu tạo nên thành tế bào thực vật gồm nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau theo kiểu mạch thẳng tạo nên các sợi bó sợi tấm rất bền chắc, có vai trò ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào Câu 31 : Tại sao xenluloz được xem là cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ? - Xenluloz là chất trùng hợp (polime) của nhiều đơn phân cùng loại là glucozo - Các đơn phân glucoz này liên kết với nhau bằng liên kết 1  -4 glicozit tạo nên sự đan xen một “xấp”, một “ngửa” nàm như dãy băng duỗi thẳng không có sự phân nhánh - Nhờ cấu trúc này mà các liên kết hidrô giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi. Các vi sợi không hoà tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên một cấu trúc dai và chắc  So sánh tinh bột với glycogen - Giống nhau: + Đều được cấu tạo từ các α – glucose qua liên kết 1-4 và liên kết 1-6 glicozit + Đều là chất dự trử glucozo của sinh vật + Đều có thể nhận biết bằng dung dịch lugol (hay còn được gọi là nước iốt hoặc dung dịch iốt mạnh, là một dung dịch có chứa kali iodua cùng iod tan trong nước. Đây là một loại thuốc và chất khử trùng) Nguyễ n Viế t Trung 11 - Khác nhau: Tinh bột - Là chất dự trử của thực vật - Là cấu trúc dạng chuổi phân nhánh đơn giản hơn (độ phân nhánh ít hơn) - Gồm hai loại phân tử là amilo và amilopectin - Gồm 10 - 20% là amilo (tan trong nước) và 80-90% là amilopectin (tan trong nước ở nhiệt độ cao) - Nhận biết bằng dung dịch lugol: có màu xanh glycogen - Là chất dự trử của động vật và nấm - Là cấu trúc dạng chuổi phân nhánh phúc tạp hơn (phân nhánh mạnh hơn) - Chỉ có một loại phân tử. - Không có amilo v amilopect n - Nhận biết bằng dung dịch lugol: có màu tím đỏ. - Khó phân giải để giải phóng năng lượng hơn - Dễ phân giải để giải phóng năng lượng hơn (tốc độ phân giải chậm hơn) (tốc độ phân giải nhanh hơn) - Tích trử chủ yếu ở củ, hạt - Tích trử ở gan và cơ - Enzim phân giải là amilaza - Enzim phân giải là insulin do tuyến tụy tiết ra  Tại sao thực vật lại dự trữ tinh bột còn động vật lại dự trữ glycogen mặc dù 2 chất này có cấu tạo hoá học là gần giống nhau? - Ở động vật thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều => đòi hỏi nhiều năng lượng hơn do các hoạt động sống nên dự trữ năng lượng dưới dạng glicogen dễ huy động, dễ phân hủy và đây là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ. Glicogen dễ phân giải tạo năng lượng hơn tinh bột. Tinh bột cấu trúc phân nhánh, % chất không tan trong nước nhiều => khó sử dụng. - Tinh bột nặng, dự trữ dài hạn chỉ sử dụng ở TV vì TV có đời sống cố định, ngoài ra tinh bột không có khả năng khuyếch tán và hiệu ứng thẩm thấu. Đồng thời TV không có cơ quan và hoocmon chuyển hóa glicogen (và ngược lại ở ĐV) => tinh bột là nguồn dự trữ chính. - Tinh bột là dạng dự trữ lí tưởng vì nó không khuếch tán ra khỏi tế bào và gần như không có hiệu ứng thẩm thấu. Câu 32 : So sánh tinh bột và xenlulozo - Giống: + Đều là polisaccarit, cấu tạo từ các đường đơn là glucozo, bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước tạo nên. + Không có tính khử. - Khác: Các đặc điểm cấu tạo Tinh bột Xenlulozo Nhiều đơn phân là β glucozơ Nhiều đơn phân là α glucozơ Đơn phân cấu tạo 3 1- 4 và liên kết 1-6 glicôzit 1- 4 glicôzit Liên kết giữa các đơn phân Gồm 2 loại (amilozơ và Chỉ có 1 loại Các loại amylopectin) Có mạch nhánh (amilôpectin) Chỉ có cấu trúc mạch thảng và mạch không phân nhánh Cấu trúc mạch (amilô) Chất dự trử glucozơ của thực Cấu tạo nên thành tế bào thực Chức năng vật vật Amilaza Xenlulaza Enzim phân giải 1. Có một mẫu thực phẩm chứa saccarôzơ và lòng trắng trứng được đựng trong ống nghiệm. Dựa vào một số phép thử sau hãy cho biết mẫu thực phẩm trên tương ứng với mẫu thí nghiệm nào? Giải thích. Chất thử phản ứng Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4 Dung dịch iôt Nâu Nâu Xanh đen Xanh đen 3 Dung dịch Benedict Đỏ gạch Xanh da trời Xanh da trời Đỏ gạch Phản ứng Biuret Tím Tím Xanh da trời Tím 2. Các thuỳ tròn của tARN có chức năng gì? Axitamin được gắn ở đầu nào của tARN? 3. Trong tế bào, các loại ARN : loại nào có số lượng nhiều nhất, loại nào đa dạng nhất, loại nào có thời gian tồn tại ngắn nhất, loại nào có thời gian tồn tại dài nhất? Giải thích ngắn gọn. Nguyễ n Viế t Trung 12 Xác định mẫu thực phẩm: mẫu số 2. Giải thích: - Trong mẫu thực phẩm không có tinh bột → thử bằng iôt vẫn cho màu nâu. - Saccarôzơ không thể khử được dung dịch benedict → dùng dung dịch Benedict để thử vẫn cho màu xanh da trời. - Lòng trắng trứn giàu protein → phản ứng Biuret cho màu tím. 2- Ba thuỳ tròn của tARN: một thuỳ mang bộ ba đối mã, một thuỳ liên kết với enzim còn một thuỳ liên kết với ribôxôm. - Axitamin được gắn ở đầu 3’ của tARN 3- rARN có số lượng nhiều nhất vì nó tham gia cấu tạo ribôxôm và có nhiều gen phiên mã ra rARN. - mARN đa dạng nhất vì một gen cấu trúc có thể tạo ra nhiều loại mARN, có nhiều loại gen cấu trúc. - mARN có thời gian tồn tại ngắn nhât, vì không có liên kết H. - rARN có thời gian tồn tại dài nhất vì có tới 70% có liên kết H. Câu 2. (3,0 điểm) a) Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các loại đường đa b) Tại sao động vật không dự trự năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng mỡ ? ý Nội dung cần đạt * Giống nhau: - Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O. - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là glucozơ. - Được hình thành do phản ứng trùng ngưng loại nước. - Liên kết giữa các đơn phân là lk glicozit. * Khác nhau: Tinh bột Glicogen Xenlulozơ - Số nguyên tử C có trong - Số nguyên tử C có trong - Số nguyên tử C có a phân tử. phân tử. trong phân tử. - Các đơn phân đồng ngửa - Các đơn phân đồng ngửa. - Các đơn phân 1 sấp, 3 - Mạch có phân nhánh bên. - Mạch có phân nhánh bên. 1 ngửa. - Là chất dự trữ ở TV. - Chất dự trữ ở động vật, - Mạch không phân nấm. nhánh bên. - Tham gia cấu tạo thành TB thực vật. Động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà dưới dạng mỡ vì: - Động vật hoạt động nhiều cần nhiều năng lượng -> Trong khi đó năng lượng chứa trong tinh bột sẽ không đủ cung cấp cho hoạt động của động vật. - Năng lượng chứa trong mỡ nhiều hơn năng lượng chứa trong tinh bột (do nguyên tử C b trong axit béo ở trạng thái khử hơn so với tinh bột) do vậy quá trình oxi hóa nó sẽ cho nhiều năng lượng (gấp đôi tinh bột) - Lipit là phân tử không phân cực, kị nước, không tan trong nước (do có liên kết este hình thành giữa nhóm –OH của glixeron và - COOH của axit béo ) -> khi vận chuyển không phải kéo theo nước. a. Một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucose lien kết với nhau bằng liên kết β 1,4 glycozit thành mạch thẳng không phân nhánh. - Tên của loại polisaccarit này là gì? - ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Hãy cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này? a. Là glycoprotein 3 - pr được tổng hợp trên ribosome của mạng LNC hạt, sau đó đưa vào trong xoang của LNC hạt với 1 phần chuỗi được neo ở trên màng. Phân tử pr được vận chuyển đến phức hệ Golgi nhờ các túi tải. - Tại phức hệ Golgi pr được hoàn thiện cấu trúc bằng cách cắt bỏ 1 số gốc đường và gắn them các gốc đường mới để tạo thành phân tử glicopr hoàn chỉnh. Glicopr được vận chuyển trong túi tải và được đưa ra ngoài màng bằng cách xuất bào. 1 Nguyễ n Viế t Trung 13 1.3 2.2 4.0 2.3 3.2 b. - Là cellulose - Kitin với đơn phân là glucose liên kết với N – acetylglucosamin Câu 7: Tại sao nói nguyên tố cacbon là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống? ĐA * C có khả năng tác dụng với nhau tạo liên kết cộng hóa trị bền vững – C – C- . Vì C có thể thu vào hoặc cho đi 4 e để lấp lớp e ngoài cùng đủ 8 bền vững nên mỗi nguyên tử C có thể tạo lk cộng hóa trị với 4 nguyên tử C khác. Nhờ vậy có thể tạo khung cho vô số các chất hữu cơ khác nhau * C dễ dàng tạo lk cộng hóa trị với C, H, N, P, S nên trong chất hữu cơ chứa một lượng lớn nhiều nhóm chức khác nhau * Các e có khả năng bắt cặp tạo xung quanh mỗi nguyên tử cacsbon tạo cấu trúc không gian khối tứ diện, nhờ đó các kiểu hợp chất hữu cơ khác nhau có cấu trúc không gian 3 chiều. Câu 2: Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước. Từ đó hãy cho biết: - Tại sao con nhện lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? - Tại sao nước đá lại nổi trong nước thường? - Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá ở trong tủ lạnh thì hậu quả gì sẽ xảy ra? Trả lời: - Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi. Phân tử H góp một electron vào đôi electron dùng chung với nguyên tử oxi tạo liên kết cộng hóa trị. Oxi có độ âm điện lớn hơn nên kéo đôi electron dùng chung về phía mình làm cho phân tử nước có tính phân cực, điện tích dương ở gần mỗi nguyên tử hiđro, điện tích âm ở gần mỗi nguyên tử oxi. - Do tính phân cực các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau tạo nên các liên kết hidro tạo ra mạng lưới nước. Trên bề mặt nước các phân tử nước liên kết hidro tạo sức căng bề mặt. Khi nhện đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Sức căng bề mặt nước không những giữ cho nhện nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy được trên mặt nước. - Trong nước đá các liên kết H luôn bền vững và khoảng cách giữa các phân tử nước xa hơn nên khoảng trống rộng hơn. Trong nước thường, các liên kết H luôn được bẻ gãy và tái tạo liên tục, khoảng trống nhỏ nên nước đá nhẹ hơn nước thường vì vậy nó nổi trên nước thường - Cùng một lượng nhất định, khi nước đóng băng thì thể tích tăng lên. Vì vậy, khi đưa vào ngăn đá, nước trong tế bào sẽ đóng băng làm tăng thể tích và lúc đó các tinh thể nước sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào. TÍNH KHỬ CỦA PHÂN TỬ CACBOHIĐRAT (ĐƯỜNG) - Nguyên nhân: Do nhóm chức anđêhit CHO tạo ra -> nhóm chức này giữa các phân tử khi ở dạng mạch thẳng chuyển sang dạng mạch vòng tao ra nhóm OH đặc biệt (OH*) chính nhóm OH* sẽ làm cho đường có tính khử. - Trong phân tử đường đơn: Tất cả đều có tính khử vì luôn có nhóm OH* - Trong phân tử đường đôi: + Nếu 2 pt đường đơn liên kết với nhau bởi lk 1-4 glicôzit thì không còn nhóm OH* -> Mất tính khử VD đường Mantozơ, Lactozơ. + Nếu 2 pt đg đơn liên kết 1-2 glicôzit thì không còn nhóm OH* -> Mất tính khử (Saccarozơ). - Trong phân tử đường đa: Tất cả đều không có tính khử do có rất nhiều đường đơn liên kết với nhau qua lk 1-4 glicôzit trong khi đó chỉ có 1 gốc glucozơ ở vị trí đầu tiên có OH* -> tính khử rất yếu -> Hầu như không còn tính khử. LIPIT Câu 3: Trình bày vai trò của nước trong tế bào? - Là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng cho các hợp chất vô cơ và hữu cơ - Điều hòa thân nhiệt - duy trì các trạng thái cân bằng cần thiết, tham gai các phản ứng sinh hóa - Bảo vệ các hạt keo chống lại sự ngưng kết và biến tính - Chen giữa các đại phân tử sinh học kị nước để ổn định cấu trúc không gian 3 chiều của chúng, giữ nguyên hoạt tính sinh học. Câu 11. So sánh lipit và cacbohidrat về cấu tạo, tính chất, vai trò? - Điểm giống nhau: đều cấu tạo từ C, H, O và đều cung cấp năng lượng cho Nguyễ n Viế t Trung 14 tế bào - Khác nhau Nội dung Cacbohidrat Cấu tạo CT chung: (CH2O)n trong đó tỉ lệ H : O = 2:1 Tính chất Tan nhiều trong nước, dễ bị phân huỷ Vai trò 4.1 4.1 4.1 Đường đơn: cung cấp NL, cấu trúc nên đường đa Đường đa: dự trữ NL, cấu trúc tế bào…. Lipit Lượng O ít hơn Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ, khó phân huỷ Tham gia cấu trúc màng sinh học, cấu tạo nên hoocmon, Vitamin, dự trữ NL…  Dầu thực vật và mỡ động vật là hai loại chất béo có sự giống và khác nhau như sau. Giống – Dầu mỡ đều không tan trong nước, mà chỉ hoà tan trong các dung môi hữu cơ như: ether, benzen, chlorofrom. – Dầu và mỡ đều cung cấp một năng lượng như nhau: 1g cung cấp cho cơ thể 9kcalo. – Dầu và mỡ được cấu tạo bởi các acid béo, là những hợp chất hữu cơ gồm carbon, hydro và oxy. Khác Dầu thực vật Mỡ động vật Dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa no Mỡ động vật chứa nhiều acid béo no (bão hoà), (chưa bão hoà) Không có cholesterol (ngoại trừ dầu dừa, dầu Chứa cholesterol (ngoại trừ mỡ cá thu, cá hồi, cọ, dầu ca cao). cá trích... chứa nhiều omega.3 và omega.6). Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, dầu thực Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, mỡ vật ở thái lỏng động vật thì đông đặc lại. Dầu thực vật chứa nhiều vitamine E, K, Mỡ động vật có nhiều vitamine A, D. Dầu thực vật giúp làm hạ lượng cholesterol Mỡ động vật làm tăng LDL trong máu (ngoại xấu (LDL) trong máu, trừ mỡ các loài cá như đã nêu trên), dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường. Dầu thực vật dễ bị oxy hoá, làm sản sinh một Mỡ động vật có khả năng cung cấp cholesterol số chất không có lợi cho sức khoẻ. tốt (HDL), cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, làm bền thành mao mạch nên giúp phòng ngừa xuất huyết não, g y đột quỵ. a- Tinh bột là chất dự trữ năng lượng lí tưởng ở tế bào thực vật; glicôgen là chất dự trữ năng lượng lí tưởng ở tế bào động vật. Các hợp chất này là chất dự trữ năng lượng lí tưởng vì: + Dễ dàng bị thuỷ phân thành glucôzơ khi cần thiết. + Không hoà tan trong nước nên không làm thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào. + Có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế bào. + Có hình dáng thu gọn nên chiếm ít không gian hơn. b - Tế bào cơ sử dụng glucôzơ mà không dùng mỡ trong hô hấp hiếu khí vì: + Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu là từ các axít béo. Axít béo có tỷ lệ ôxi / cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ. Vì vậy khi hô hấp hiếu khí các axít béo, tế bào cơ tốn rất nhiều ôxi. + Khi hoạt động trao đổi chất mạnh thì lượng ôxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn. Vì vậy, để tiết kiệm ôxi, tế bào dùng glucôzơ là nguyên liệu hô hấp. a. Màng tế bào tách từ các phần khác nhau của hươu Bắc cực có thành phần axit béo và côlesterol khác nhau. Màng tế bào nằm gần móng chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều côlesterol so với màng tế bào phía trên. Hãy giải thích sự khác nhau này. b. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải đi qua màng tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi thiết kế thuốc cần hoạt động bên ngoài tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua màng vào trong tế bào. Giải thích. Nguyễ n Viế t Trung 15 Hướng dẫn chấm Ý Nội dung a - Axít béo chưa no có liên kết đôi trong phân tử nên linh hoạt hơn axit béo no. Phần gần móng tiếp xúc trực tiếp với băng tuyết nên màng tế bào cần có độ linh hoạt cao. - Colesteron ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau khi gặp nhiệt độ thấp, tạot nh linh động của màng b -Màng tế bào là màng phôtpholipit: đầu ưa nước hướng ra ngoài, đầu kị nước quay vào trong và hướng vào nhau  chất kị nước đi qua màng dễ dàng, chất ưa nước khó đi trực tiếp qua màng. -Thuốc bị gắn thêm nhóm –CH3 là nhóm chức kị nước nên thuốc sẽ có tính chất kị nước  dễ dàng qua lớp phôtpholipit kép vào trong tế bào. -Thuốc bị gắn thêm nhóm tích điện sẽ có tính ưa nước nên khó đi qua màng tế bào  hoạt động bên ngoài tế bào. Câu 1( 2 điểm) : Cho các hình sau : 4.1 a. Gọi tên gọi từng chất có trong hình trên? b.Nêu cấu tạo, đặc điểm đặc trưng của chất trong hình 2. Đáp án a. Hình 1 : phân tử chất béo (triacyglyxecol) Hình 2 : photpholit Hình 3 : cholesterol Hình 4 : chuỗi polipeptit b. - Cấu tạo gồm : Gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixerol, vị trí thứ 3 của phân tử glixerol liên kết với nhóm phốtphát. - Tính chất : Lưỡng cực, đầu alcol ưa nước, đuôi Hiđrocacbon kị nước . - Vai trò : cấu tạo nên các loại màng tế bào 4.1 a. Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực? b. Tại sao phôtpholipit là thành phần cơ bản cấu tạo nên màng cơ sở ĐA : - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và vị trí thứ ba của phân tử glixeron liên kết với 1 nhóm phôtphat nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức). - Các liên kết không phân cực C- H trong axit béo có tính kị nước (2 đuôi kị nước), còn đầu ancol phức ưa nước. Đuôi thứ hai bị cong do có chứa 1 kiên kết đôi do vậy các phân tử photpholipit xếp chặt nhau tạo thành lớp màng mỏng tạo nên dạng màng ngăn. - Nhờ tính chất vật lí đặc biệt lưỡng cực các phân tử photpholipit dễ tự động hình thành tấm 2 lớp Nguyễ n Viế t Trung 16 5.0 2.4 trong dung dịch nước : Đầu phân cực hướng vào nước còn đuôi kị nước hướng vào trong với nhau. PRÔTÊIN Câu 4: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? ĐA: Vì nước là thành phần chủ yếu của tế bào, có vai trò quan trọng đối với sự sống, nếu không có nước tế bào sẽ chết vì thế nếu không có nước sẽ không có sự sống. Loại protein 5.1 5.1 5.1 5.1 5.1 Chức năng Ví dụ Protein enzym Xúc tác đặc hiệu cho các phản ứng hóa học Các enzym iêu hóa Protein cấu trúc Cấu trúc nên các bộ phận của tế bào Các sợi tơ, sợi colagen và elastin trong mô liên kết của động vật, keratin trong da, lông, sừng, móng.... Protein dự trữ Dự trữ axit amin Ovalbumin trong lòng trắng trứng, casein trong sữa, protein dự trữ trong hạt Protein vận chuyển Vận chuyển các chất Hemoglobin, các protein vận chuyển Protein hoocmôn Điều hòa các hoạt động sinh lí của cơ thể Insulin Protein thụ thể Tiếp nhận các kích thích hóa học Các thụ thể trên màng tế bào thần kinh Protein co rút và vận động Vận động Actin và Miosin trong tế bào cơ, protein trong lông và roi Protein bảo vệ Bảo ệ chống lại các tác nhân gây bệnh Kháng thể chống lại vi khuẩn và vi rút 15. Tại sao chúng ta phải ăn Protein từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau? Trong tổng số 20 loại a.a cấu tạo nên protein của người có 1 số a.a người không tự tổng hợp được (a.a không thay thế) mà phải nhận từ các nguồn thức ăn khác nhau. Só còn lại, con người có khả năng tự tổng hợp (a.a thay thế). Khi ăn thức ăn protein từ nhiều nguồn thức ăn chúng ta có nhiều cơ hội nhận các a.a không thay thế khác nhau để cấu thành các protein người hoàn chỉnh, đầy đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể cần. 16. Phân biệt axit amin, poli peptit, protein? - a.a là đơn phân cấu thành nên đa phân tử protein. Chúng được cấu thành bởi 3 thành phần: Gốc R, Nhóm amin (NH2), Nhóm cacboxyl (COOH). - Poli peptit là một chuỗi gồm các a.a liên kết với nhau bằng liên kết peptit. - Protein là đại phân tử sinh học được cấu thành từ 1 hoặc nhiều chuỗi Poli pêtit. Câu 30 : Tại sao khi ta đun nóng nước lọc cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng? Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường quay các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. Ở nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài, nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử nọ kết dính với phân tử kia. Do vậy, prôtêin bị vón cục và đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh. a. Tại sao chỉ từ 20 loại aa mà một tế bào có thể tổng hợp được rất nhiều loại protein? b.Tại sao khi thay đổi nhiệt độ (tăng cao), prôtêin lại chuyển sang trạng thái đông đặc như khi luộc trứng hoặc nấu nước lọc cua? c. Một số hợp chất hữu cơ chưa được kiểm tra để xác định loại phân tử có mặt. Hoàn thành bảng dưới đây, cho biết nguyên liệu từ 1 đến 5 là chất gì trong các chất: protein, đường khử, tinh bột, chất béo, hoặc các axit amin tự do (+ = kết quả dương tính). Nguyên Thử Thử Thử Thử Thử Trả Nguyễ n Viế t Trung 17 liệu nghiệm Benedict nghiệm Lugol nghiệm Biuret nghiệm Ninhydrin 1. 2. 3. 4. 5. + - + - + - + - nghiệm Sudan IV + lời ? ? ? ? ? Đáp án a. Chỉ từ 20 loại aa mà một tế bào có thể tổng hợp được rất nhiều loại prôtêin là do: - Prôtêin do cấu trúc của gen quy định, mà gen rất đa dạng. 0.5 đ - Trong quá trình tổng hợp prôtêin, từ 20 loại axit amin theo nguyên tắc cấu tạo đa phân sẽ có nhiều cách liên kết khác nhau, tạo ra các chuỗi pôlipéptit khác nhau về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin → tạo được nhiều loại prôtêin. b. Khi thay đổi nhiệt độ (tăng cao), prôtêin lại chuyển sang trạng thái đông đặc như khi luộc trứng hoặc nấu nước lọc cua, vì: Trong môi trường nước của tế bào, prôtêin thường giấu kín các phần kị nước vào bên trong và bộc lộ phần ưa nước ra bên ngoài. 0.5đ Khi đưa vào nhiệt độ cao, các phân tử chuyển động hỗn loạn làm cho các phần kị nước ở bên trong bộc lộ ra ngoài nhưng do bản chất kị nước nên các phần kị nước của phân tử này ngay lập tức lại liên kết với phần kị nước của phân tử khác làm cho các phân tử dịnh lại với nhau. Do vậy prôtêin bị vón cục lại đóng thành từng mảng nổi trên mặt nước canh 0.5đ c. mỗi ý đúng cho 0,25 điểm ( không quá 1 điểm) 1. protêin. 2. đường khử 3. Tinh bột 4. axit amin tự do 5. chất béo 6.0 6 6 6 17.Tại sao từ 4 loại Nu nhưng các sinh vật lại có những đặc điểm về kích thức khác nhau? - Từ 4 loại Nu, hầu hết các loài sinh vật mã hóa thông tin di truyền thành ở bộ 3, trừ 1 số ít khác. Có 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ mã hóa thông tin di truyền, 3 bộ làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã. - Sự khác nhau về kích thước cơ thể là do thông tin di truyền ở các sinh vật quy định khác nhau. Sự khác nhau về thông tin di truyền này là tính đặc trưng của mỗi loài sinh vật. Sự đặc trưng về thông tin di truyền quy định các đặc trưng về hình dạng cơ thể sinh vật mà ở đây xét về kích thước. - Tính đặc trưng của thông tin di truyền được quy đinh bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp 4 loại Nu/ gen. Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng? - Chức năng lưu giữ thông tin di truyền của ADN là do: + ADN được xây dựng từ 4 loại Nu, cứ 3 Nu đứng liền kề không gối lên nhau tạo 1 mã di truyền. - Bảo quản thông tin di truyền: + Trên mỗi mạch ADN các Nu liên kết với nhau bằng liên kết bền vững => đảm bảo sự ổn định về cấu trúc ADN bảo quản TTDT. + 2 mạch ADN được liên kết với nhau bằng liên kết H, liên kết H là liên kết yếu nhưng với số lượng lớn gúp ADN ổn định về cấu trúc giúp bảo quản TTDT. - Truyền đạt TTDT: + ADN được được xây dựng từ 4 loại Nu, cứ 3 Nu đứng liền kề không gối lên nhau tạo 1 mã di truyền. + 2 mạch ADN được liên kết với nhau bằng liên kết H, liên kết H là liên kết yếu. Liên kết này dễ dàng bị phá hủy và hình thành trở lại trong hoạt động truyền đạt TTDT của ADN qua quá trình nhân đối ADN, phiên mã, dịch mã. 19. Trình bày cấu trúc phù hợp với chức năng của ARN? CẤU TRÚC CHỨC NĂNG Là một mạch polinuclêôtit (gồm Truyền đạt thông tin di truyền theo sơ mARN hàng trăm – hàng ngàn đơn phân đồ: ADN  ARN  Prôtêin Nguyễ n Viế t Trung 18 sao chép từ ADN trong đó U thay cho T. tARN rARN Là một mạch polinuclêôtit gồm từ Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm 80 -100 đơn phân, có những đoạn các để tổng hợp prôtêin. cặp bazơ nitơ liên kết theo nguyên tắc Dịch mã trên mARN sang a.a trên bổ sung (A – U; G – X), một đầu protein. mang xit amin, m ột đầu mang bộ ba đối mã. Trong mạch polinuclêôtit có tới Là thành phần chủ yếu của ribôxô . 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung. 20. So sánh ADN với ARN? - Đều là những đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. - Mỗi đơn phân đều được cấu tạo từ 3 thành phần. - Giữa các đơn phân đều có liên kết chính là liên kết photphodieste. - Đều có tính đa dạng và đặc trưng do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân quy định. Giống nha 6 Khác nhau CẤU TRÚC CHỨC NĂNG 6 6.1 - - Đều tha gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. ADN ARN - Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường đêôxiribô (C5H10O4), axit photphoric và bazơ nitơ (A, T, G hoặc X) - Có kích thước và khối lượng phân tử lớn hơn ARN. - Có hai mạch polinuclêôtit vừa song song vừa xoắn lại với nhau. - Chứa thông tin di truyền quy định cấu trúc của phân tử prôtêin. - Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường ribô (C5H10O5), axit photphoric và bazơ nitơ (A, U, G hoặc X) - Có kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn ADN. - Có một mạch polinuclêôtit không xoắn cuộn hay cuộn 1 đầu. - Tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin. Câu 26: Hãy giải thích tại sao ADN của sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với ARN? - ADN có cấu trúc 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch, cấu trúc xoắn 2 mạch của ADN phức tạp hơn. - ADN thường liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn - ADN được bảo quản trong nhân nên thường không có enzim phân hủy chúng. Trong khi ARN thường tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều hệ enzim phân hủy Câu 9: Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN với mARN * Giống nhau : - Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần cơ bản là : đường 5C, H3PO4, bazơ Nitric Trên mạch đơn của ADN và mARN các Nu liên kết với nhau bằng LK hoá trị bền vững Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các đơn phân * Khác nhau : Nguyễ n Viế t Trung 19 - 6.1 6.1 - 6.1 7 7 - 7 ADN Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn Có cấu trúc mạch kép Xây dựng từ 4 loại Nu ( A,T,G,X) Trong mối Nu có đường C5H10O4 ADN mang thông tin di truyền, truyền đạt thông tin di truyền mARN - Có kích thước và khối lượng bé Có cấu trúc mạch đơn Xây dựng từ 4 laọi Nu A,U,G,X Trong mỗi Nu có đường C5H10O5 ARN truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra bào chất. Tham gia tổng hợp prôtêin. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin tham g cấu tạo nên ribôxôm Câu 8: Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit? ĐA: Nuclêôtit là đơn phân của AND , Cấu tạo gồm bazơ ni tơ, axit phôt pho ric và đường đêôxi ribôzơ. Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phốt phođieste (ở mỗi mạh polinuclêôtit) - Giữa cac nu liên kết với nhau theo nguyên tắc đa phân gồm rất nhiều đơn phân. đơn phân gồm 4 loại A, T ,G, X. Các đơn phân liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 LK hiđrô và ngược lại. G của mạch này LK với T của mạch kia bằng 3 LK hiđrô và ngược lại - Các nu khác nhau ở các loại bazơnitơ A, T, G, X. Câu 15 : Phân tử ADN ở tế bào sinh vật nhân thực có mạch kép có ý nghĩa gì ? ĐA : - Đảm bảo tính ổn định cấu trúc không gian của phân tử Đảm bảo cho phân tử ADN có kích thước lớn và bền vững hơn cấu trúc mạch đơn Đảm bảo cho ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn Thuận lợi cho việc phục hồi các tiền đột biến về trạng thái bình thường Câu 16 : Nêu cấu tạo của các loại ARN, dự đoán về thời gian tồn tại của các phân tử ARN ? - Cấu tạo (sgk) - Thời gian tồn tại của ARN phụ thuộc vào độ bền vững của phân tử do liên kết hidro tạo ra và trạng thái tồn tại của chúng trong tế bào : + mARN: Dạng mạch đơn không có liên kết hidro, độ bền vững kém, thời gian tồn tại ngắn. + tARN : Có liên kết hidro nhưng số lượng ít, thời gian tồn tại lâu hơn mARN + rARN : Số liên kết hidro chiếm 70% và liên kêt với protein tạo thành bào quan ribôxôm thời gian tồn tại lâu(vài thế hệ tế bào) Tổng hợp a. Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất, chức năng? b. Tại sao về mùa lạnh hanh, khô người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ? a) - Giống nhau: Đều cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. Đều có thể cung cấp năng lượng cho tế bào. - Khác nhau: Cacbohiđrat Lipi Cấu trúc hoá Tỉ lệ C:H:O là khác nhau học Tan nhiều trong nước, dễ phân huỷ Kị nước, tan trong dung môi hữu Tính chất hơn. cơ. Khó phân huỷ hơn. - Đường đơn: cung cấp năng lượng, là Tham gia cấu trúc màng sinh học, đơn vị cấu trúc nên đường đa. là thành phần của các hoocmon, - Đường đa: dự trữ năng lượng (tinh vitamin. Ng ài ra, còn ự trữ năng Chức năng bột, glicogen), tham gia cấu trúc tế lượng cho tế bào và thực hiện nhiều bào (xenlulôzơ), kết hợp với chức năng sinh học khác. prôtê n… b) Vì kem (sáp) có bản chất là lipit có đặc tính kị nước nên chống thoát hơi nước, giữ cho da mềm mại. Tại sao trong các tế bào cơ lại ưu tiên sử dụng đường để cung cấp năng lượng mà không dùng lipit, trong khi lipit có năng lượng rất lớn? Trả lời + Năng lượng được giải phóng từ mỡ chủ yếu là các axit béo Nguyễ n Viế t Trung 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan