Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Giáo dục hướng nghiệp Bộ 15 đề thi học kì 1 môn ngữ văn 10 năm 2020 2021 (có đáp án)...

Tài liệu Bộ 15 đề thi học kì 1 môn ngữ văn 10 năm 2020 2021 (có đáp án)

.PDF
61
37
134

Mô tả:

BỘ 15 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 10 NĂM 2020-2021 (CÓ ĐÁP ÁN) 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hàn Thuyên 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Hướng Hóa 3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lạc Long Quân 4. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi 5. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến 6. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can 7. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Ngô Gia Tự 8. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Huệ 9. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Việt Hồng 10. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển 11. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trấn Biên 12. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trần Phú 13. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Trung Giã 14. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Vĩnh Yên 15. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Yển Khê SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH (Đề có 01 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn - Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ Tóc đã thưa, răng đã mòn; Việc nhà đã phó mặc dâu con. Bàn cờ, cuộc rượu, vầy hoa trúc: Bó củi, cần câu, chốn nước non. Nhàn được thú vui hay bao nả(1): Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon. Chín mươi thì kể xuân đã muộn; Xuân ấy qua, thì xuân khác còn. (Cảnh nhàn lúc tuổi già - Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chú thích: -(1) Việt Nam thi văn hợp tuyển, Dương Quảng Hàm, 1962, tr. 57) Bao nả: Không biết chừng nào. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình lúc tuổi già trong hai dòng thơ: Tóc đã thưa, răng đã mòn; Việc nhà đã phó mặc dâu con. Câu 3. Dựa vào dòng thơ in đậm hãy viết đầy đủ câu thành ngữ: Trẻ cậy cha,…. Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa từ hai dòng cuối của bài thơ. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) của Nguyễn Trãi. Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. (Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.118) --------- Hết --------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn- lớp 10 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Phần Câu Nội dung I ĐỌC HIỂU 1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ thể thơ thất ngôn bát cú. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời: “thất ngôn xen lục ngôn ” đạt 0.75 điểm . 2 Các từ ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật trữ tình lúc tuổi già trong hai Điểm 3.0 0.75 0.75 dòng thơ: Tóc đã thưa; răng đã mòn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh chép cả hai dòng thơ đạt 0.25 điểm. 3 4 1.0 Dựa vào dòng thơ in đậm viết đầy đủ câu thành ngữ: Trẻ cậy cha, già cậy con. Một thông điệp có ý nghĩa từ hai dòng cuối của bài thơ.Ví dụ: 0.5 - Tinh thần lạc quan, yêu đời luôn cần thiết ở mọi lứa tuổi. - Dù tuổi già thì điều đáng quí là giữ được tâm hồn trẻ trung yêu đời. -... II Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương đạt điểm tối đa. LÀM VĂN 7.0 7.0 Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) của Nguyễn Trãi. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: 0.5 0.5 Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) của Nguyễn Trãi. c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi (0,25 điểm) và bài thơ “Cảnh ngày hè” (0,25 điểm). 0.5 1 * Nội dung: - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, cuộc sống: sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật: hoè lục đùn đùn rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ ngát mùi hương; thời gian vào cuối ngày nhưng sự sống không dừng lại. Nơi chợ cá dân dã thì lao xao, tấp nập; chốn lầu gác thì dắng dỏi tiếng ve như một bản đàn…Cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người đều sinh động, tràn đầy sức sống, vừa có hình, có hồn, gợi tả, sâu lắng cho thấy giao cảm mạnh mẽ, tinh tế của nhà thơ với cảnh vật. - Vẻ đẹp của tâm hồn nhà thơ: Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng ưu nước, ái dân. Nhà thơ mong ước cho khắp mọi nơi, nhân dân được ấm no, hạnh phúc, mong ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh Dân giàu đủ khắp đòi phương. Lí tưởng đó mang ý nghĩa thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc. *Nghệ thuật: - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. - Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, câu sáu chữ dồn nén, ngắt nhịp 3/4 ở câu bảy chữ, từ láy, nghệ thuật đối… * Đánh giá chung: - Bài thơ khẳng định vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè, vẻ đẹp tâm hồn tác giả; vẻ đẹp bình dị, tự nhiên của thơ Nôm Nguyễn Trãi. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,5 điểm. - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e.Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình cảm nhận, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc thơ Nôm của Nguyễn Trãi; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. 4.0 0.5 0.5 0.5 + Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm. Tổng điểm 10.0 ------------------ Hết ------------- 2 Trường THPT Hướng Hóa ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 Môn Ngữ văn, Thời gian làm bài: 90 phút I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Nhận biết về phong cách ngôn ngữ và các đặc trưng của phong cách Tiêu chí lựa ngôn ngữ đó. chọn: Đoạn nhật kí; Thư - Hiểu nội dung của đoạn văn bản. Số câu: 4 Số điểm:4 - Tỉ lệ:40% Số điểm: 1.5 - Tỉ lệ :15% I. Đọc hiểu Ngữ liệu: Văn bản NN sinh hoạt Số điểm: 0.5 - Tỉ lệ : 5% - Hiểu ý nghĩa của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Trả lời câu hỏi vận dụng vào thực tế cuộc sống với hình thức viết một đoạn văn. Cộng Số điểm: 2.0 - Tỉ lệ :20% Số điểm: 4.0 - Tỉ lệ: 40% Huy động kiến thức, hiểu biết về các văn bản thơ đã học để viết bài nghị luận về đoạn thơ. II. Tạo lập văn bản: NLVH - Số điểm: 6 - Tỉ lệ: 60% Tổng số 1 câu/điểm toàn 0,5 bài 5% II. ĐỀ KIỂM TRA 2 1,5 15% 1 2,0 1 6,0 60% - Số điểm: 6,0 - Tỉ lệ: 60% 10 100% SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 1 trang) Họ và tên:………………………….. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: Ngữ Văn Khối 10 Thời gian làm bài: 90 phút (đề có 5 câu) (Không kể thời gian giao đề) Lớp...................... SBD:...............…... MÃ ĐỀ: 01 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Ngày… Khi mưa lũ vẫn đầy trời thì quê nhà đón tin dữ. Đọc tin về thủy điện Rào Trăng 3, về 17 công nhân bị đất đá vùi lấp, về những người lính đã mãi mãi nằm lại ở trạm kiểm lâm bên đường trong đêm mưa rừng, nước mắt cứ lặng lẽ rơi. Sau một ngày mệt nhoài bởi mưa lũ, bởi ngồn ngộn tin tức cần cập nhật, khuya lắm, tôi ngồi viết những dòng tiễn biệt. Cũng không biết viết gì, chỉ là nhớ lại những chuyện cũ, những câu chuyện rất đỗi bình thường nhưng đầy ấm áp, đẹp đẽ về người lính. Rồi mượn câu thơ viết vội của một nhà thơ thay lời tiễn biệt: “Thương cuộc đời chiến sỹ/ Đánh giặc,chết không lùi/ Cứu dân quên mạng sống/ Hồn bay vào non sông”… Ngày… Khi mưa lũ vẫn đầy trời, lại nhận thêm tin dữ. 22 cán bộ, chiến sỹ, trong đó có những người lính tuổi hai mươi, đã mãi mãi ra đi. Nhìn bức ảnh những người lính, trong đó có chàng trai hai mươi tuổi, là hàng xóm, lòng chỉ thầm mong đây là một cơn ác mộng. Nhìn mẹ em gục ngã khi hay tin, còn cha em thẫn thờ bên khung cửa, tôi bỗng ước sao có một phép màu. Phép màu để những người lính bình an trở về, để tiếp tục những nhiệm vụ còn dang dở, để báo hiếu với mẹ cha, chăm sóc gia đình, để sống những năm tháng bình dị nhưng đầy cao cả của cuộc đời người lính… (Trích Nhật kí mùa lũ – Diệp Đồng) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2 (0,5 điểm): Khái quát nội dung chính của văn bản? Câu 3 (1,0 điểm):. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu cuối của văn bản? Câu 4 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người lính cứu hộ trong thiên tai. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp con người thời Trần và chí làm trai của tác giả trong bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão). ----- Hết ----(Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào) SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 1 trang) Họ và tên:………………………….. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: Ngữ Văn Khối 10 Thời gian làm bài: 90 phút (đề có 5 câu) (Không kể thời gian giao đề) Lớp...................... SBD:...............…... MÃ ĐỀ:02 I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Các thầy thuốc, cán bộ, nhân viên ngành y tế thân mến! Công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, ngăn ngừa được dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào và đang kiểm soát lây lan trong cộng đồng. Thành tích này có được nhờ sự nỗ lực của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị với các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, trong đó có đóng góp quan trọng của đội ngũ chiến sĩ áo trắng, những người luôn tiên phong, xông pha trên mọi mặt trận phòng, chống dịch. Hình ảnh cán bộ y tế cùng các cán bộ, chiến sĩ ở địa phương đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng nhằm phát hiện sớm các nguy cơ lây lan dịch bệnh, những người thầy thuốc sẵn sàng quên mình chăm sóc người bệnh tại các khu vực điều trị, cách ly hay miệt mài trong phòng xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm, nghiên cứu về vi-rút... đã để lại ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc, được nhân dân cả nước khen ngợi. Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, các đồng chí không những đã phát huy truyền thống, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh rất đáng tự hào của ngành y tế mà còn góp phần quan trọng tạo dựng niềm tin, sự an tâm, tiếp thêm động lực để cả nước đồng sức, chung lòng phòng, chống dịch thành công. Thay mặt Ðảng và Nhà nước, tôi ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những cống hiến, tận tâm hết mình, không quản ngày đêm, vất vả gian nan, hiểm nguy của những chiến sĩ áo trắng trên mọi miền Tổ quốc, các anh, các chị xứng đáng là lực lượng tinh nhuệ tiên phong trong cuộc chiến chống Covid-19. (Trích Thư của Thủ tướng Chính phủ gửi các thầy thuốc, cán bộ, nhân viên ngành y tế) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2 (0,5 điểm): Xác định nội dung chính của văn bản? Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản. Câu 4 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về hình ảnh các y, bác sĩ trong mùa dịch. II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp con người thời Trần và chí làm trai của tác giả trong bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão). ----- Hết ----(Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào) III. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Phần đọc hiểu Mã đề 01 PHẦN CÂU NỘI DUNG I ĐỌC HIỂU 1 - Phong cách ngôn ngữ của văn bản: PCNN sinh hoạt 2 - Nội dung chính của văn bản: ĐIỂM 4.0 0.5 0.5 + Sự hy sinh anh dũng, quên mình của những người lính khi làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn mùa mưa lũ ở miền Trung + Tâm trạng buồn thương của người viết. 3 4 Mã đề 02 PHẦN CÂU I 1 2 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: Phép điệp từ: “Để” - Tác dụng của phép điệp: + Nhấn mạnh khát khao về một phép màu xảy ra đối với những người lính đã hi sinh; nhấn mạnh những nhiệm vụ còn dở dang, những ước mơ chưa kịp thực hiện, những công việc còn bỏ ngỏ của những người lính cứu hộ khi họ hy sinh vì Tổ quốc. + Tình cảm của người viết: buồn thương, lo lắng, cầu mong,.. Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ về về hình ảnh người lính cứu hộ trong thiên tai. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Một đoạn (khoảng 100 chữ), trình bày đoạn văn theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,… b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh của người lính cứu hộ trong thiên tai. c.Triển khai vấn đề: HS có thể triển khai theo các cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo được các ý cơ bản: - Hoàn cảnh: Thiên tai mưa lũ xảy ra ở miền Trung gây tổn thất nặng nề. - Vai trò của người lính trên mặt trận cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai - Tinh thần, ý chí, quyết tâm và sự hi sinh quên mình của người lính khi làm nhiệm vụ. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. NỘI DUNG ĐỌC HIỂU - Phong cách ngôn ngữ của văn bản: PCNN sinh hoạt - Nội dung chính của văn bản: + Những những cống hiến tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ, những 0.5 0.5 2,0 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0,25 0.25 0.25 ĐIỂM 4.0 0.5 0.5 người luôn tiên phong, xông pha trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh + Thái độ động viên, trân trọng của người viết. 3 4 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: Phép hoán dụ: Chiến sĩ áo trắng – là hình ảnh của những y, bác sĩ đang xông pha trên mặt trận phòng – chống dịch bệnh. - Tác dụng của phép hoán dụ: + Gợi hình, gợi cảm: gợi hình ảnh đẹp của những chiến sĩ chiến đấu kiên cường giữa thời bình: sự cống hiến, tinh thần trách nhiệm, ý chí và quyết tâm cao của những y, bác sĩ trong khi làm nhiệm vụ. + Sự “tri ân” của tác giả và của cả dân tộc đối với những y, bác sĩ trên mặt trận chống dịch. Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về hình ảnh các y, bác sĩ trong mùa dịch. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Một đoạn (khoảng 100 chữ), trình bày đoạn văn theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,… b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ của bản thân về hình ảnh các y, bác sĩ trong mùa dịch. c. Triển khai vấn đề: HS có thể triển khai theo các cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo được các ý cơ bản: - Hoàn cảnh: Dịch bệnh covid xảy ra đã gây ra những tổn thất nặng nề về đời sống kinh tế, xã hội trên cả nước. - Vai trò của đội ngũ y, bác sĩ trên mặt trận phòng – chống dịch bệnh. - Tinh thần, ý chí, quyết tâm và sự cống hiến quên mình của các y, bác sĩ khi làm nhiệm vụ. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0.5 0.5 2,0 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0,25 0.25 0.25 Làm văn II LÀM VĂN Cảm nhận về vẻ đẹp con người thời Trần và chí làm trai của tác giả trong bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của con người thời Trần và chí làm trai của tác giả trong bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão) c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí 6.0 0.25 0.5 4,5 lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Vài nét về tác giả và tác phẩm - Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống quân xâm lược Mông – Nguyên - Bài thơ Tỏ lòng: Hoàn cảnh sáng tác và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt * Cảm nhận về vẻ đẹp con người thời Trần và chí làm trai tâm tình của tác giả trong bài thơ “Tỏ lòng”. - Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần + Hình ảnh tráng sĩ  Hành động: với tư thế “cầm ngang ngọn giáo” gìn giữ non sông. Đó là tư hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.  Không gian kì vĩ: Giang sơn, đất nước, Tổ quốc  Thời gian kì vĩ: Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.  Vẻ đẹp mang tầm vóc vũ trụ + Quân đội thời Trần – hình ảnh “ba quân”  Được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân  “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn  + Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. + Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc đời Trần – “hào khí Đông A”. - Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giả + Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công và lập danh. . + Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão Theo quan niệm của ông, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:  Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác  Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh tấm gương hết lòng trả món nợ công danh, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả, đó là nỗi thẹn của của một nhân cách lớn: Khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, cống hiến sức mình cho đất nước và quê hương, đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử. *Đánh giá: - Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm 0.5 1.0 1.0 1.0 0.25 nhận chủ quan đã cho thấy vẻ đẹp, sức mạnh và tầm vóc của con người thời Trần - Âm hưởng thơ trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công 0.25 của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông. 0.5 * Bài học nhận thức và hành động Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25 nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo; văn viết giàu 0.5 cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm, thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 10 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 I. Đọc- hiểu văn bản: ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các câu hỏi: "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.!" (“Thuật hoài” - Phạm Ngũ Lão) 1. Nêu phương thức biểu đạt chính? (0.5 điểm) 2. Giải nghĩa từ “Tu”? (0,5 điểm) 3. Xác định biện pháp tu từ ở hai câu thơ đầu, nêu tác dụng biện pháp tu từ ấy? (1.0 điểm) 4. Từ hai câu thơ: “Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.” Nêu suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay với đất nước? (1.0 điểm) II. Làm văn: (7.0 điểm) Anh (chị) phân tích quan niệm sống Nhàn trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lối sống nhàn của một số thanh thiếu niên trong xã hội ngày nay. ---Hết--- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 Môn: NGỮ VĂN - Lớp: 10 Mã đề: 01 Câu 1 (3.0 đ) 1 2 3 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3. "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.!" Phương thức biểu đạt: biểu cảm. Giải nghĩa “Tu”: thẹn thùng (thái độ khiêm tốn của tác giả) - Biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại 0,5 0.5 0.5 - Tác dụng nghệ thuật: Nhấn mạnh sức mạnh và khí thế con người, thời đại nhà Trần. (Hào khí Đông A) 0.5 Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày trách nhiệm thế hệ trẻ: - Đảm bảo hình thức đoạn văn. 0.5 - Triển khai hoàn chỉnh luận điểm: Sống có trách nhiệm và hi 4 sinh vì nghĩa lớn; khát vọng cống hiến cho đất nước. 0.5 Câu 2 Anh (chị) phân tích quan niệm sống Nhàn trong bài thơ (7.0 đ) “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lối sống nhàn của một số thanh thiếu niên trong xã hội ngày nay. a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: quan điểm sống nhàn và liên hệ thực tế. c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: + Vẻ đẹp cuộc sống :  Cuộc sống thuần hậu dân dã  Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao + Vẻ đẹp nhân cách : Thái độ sống đúng đắn, tránh xa trốn thị phi, xa vòng danh lợi để giữ vững nhân cách. + Vẻ đẹp trí tuệ : Mượn điển tích xưa để làm nổi bật ý nghĩa coi thường phú quý, lợi danh.  Quan niệm sống nhàn là sống bình dị, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên vòng danh lợi. 0,5 0,5 d) Liên hệ thực tế 2.0 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 1.0 1.0 1.0 0.5 SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC : 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 10 - CƠ BẢN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) BẢNG MÔ TẢ I. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I môn Ngữ văn lớp 10. - Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh về phương thức biểu đạt, nội dung văn bản, ý nghĩa chi tiết trong văn bản, những hiểu biết về đời sống xã hội, đạo đức, lối sống. - Kiến thức về một văn bản thơ đã học. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản (viết bài văn nghị luận văn học) III. LẬP BẢNG MÔ TẢ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Mức độ cần đạt Tổng Nội dung số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Ngữ liệu: - Nhận diện - Xác định nội Bài học I. Văn bản phương thức dung của văn nhận thức Đọc nghệ thuật. biểu đạt bản qua văn bản hiểu - Tiêu chí - Đặt nhan đề - Xác định ý lựa chọn cho văn bản nghĩa của chi ngữ liệu: tiết một VB hoàn chỉnh. Số câu 1 2 1 4 Tổng Số điểm 1,0 2,0 1,0 4,0 Tỉ lệ II. Làm văn Nghị luận văn học Nghị luận về một bài 10% 20% 10% 40% Viết bài nghị luận văn học thơ. Số câu Tổng Tổng cộng 1 1 Số điểm 6,0 6,0 Tỉ lệ 60% 60% 1 6,0 60% 5 10,0 100% Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2 1,0 2,0 10% 20% ĐỀ KIỂM TRA 1 1,0 10% SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2020 - 2021 Môn: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG? Chuyện xảy ra tại một trường trung học. Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh: - Các em có thấy gì không? Cả phòng học vang lên câu trả lời: - Đó là một vệt đen. Thầy giáo nhận xét: - Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư? Và thầy kết luận: - Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời. (Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com) Thực hiện các yêu cầu dưới đây Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? Anh (chị) hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác. Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì? Câu 4. Anh/chị rút ra cho mình những bài học gì từ lời khuyên của thầy giáo trong văn bản: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời” II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. (Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.118) ……Hết…... Họ và tên học sinh:................................................; Số báo danh:................................................. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Phần I Câu HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2020 - 2021 Môn: NGỮ VĂN 10 – CƠ BẢN Nội dung ĐỌC HIỂU - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. - Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng… (hs tùy chọn nhan đề nhưng phải liên quan đến chi tiết, nội dung của văn bản) 1 Điểm 4,0 0,5 0,5 2 - Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người. 1,0 3 Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế, … mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải. (HS chỉ cần nêu đúng 1 từ hoặc diễn đạt tương đương về nghĩa giáo viên vẫn cho điểm tối đa) Bài học từ lời khuyên của thầy giáo - Khi đánh giá một con người ta không nên đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, chỉ chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp ở họ. - Con người ai cũng có những thiếu sót, sai lầm vì thế hãy tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân… (Hs nêu được 2 bài học phù hợp không nhất thiết như đáp án cho 1,0 điểm; 1 bài học 0,5 điểm) LÀM VĂN 1,0 4 II a. Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: 1,0 6,0 0,5 0,5 * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Cảnh ngày hè. Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận. * Triển khai vấn đề nghị luận - Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên: + Mọi hình ảnh sống động: hòe lục đùn đùn rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. + Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng. -> Thiên nhiên qua cảm nhận của nhà thơ trở thành một bức tranh ngày hè thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật. - Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: Chợ cá dân dã thì tấp nập, lao xao; chốn lầu gác thì dắng dỏi tiếng ve như một bản đàn. => Cả thiên nhiên và con người tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả. - Niềm khát khao cao đẹp: + Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam Phong cầu mưa thuận gió hòa để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. + Lấy Nghiêu Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. * Nghệ thuật: Hệ thống từ ngữ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán Việt và điển tích; tả cảnh ngụ tình, sử dụng từ láy tài tình, độc đáo; câu thất ngôn xen những câu lục ngôn tự nhiên. 0,5 d. Sáng tạo Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. TỔNG ĐIỂM 0,5 1,5 1,0 0,5 0,5 0,5 10,0 Lưu ý: - Giáo viên cần đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. - Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc. Bài viết có thể không giống đáp án, có thể có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. - Không cho điểm cao đối với những bài viết chung chung hoặc phần thân bài chỉ viết một đoạn văn. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn lớp 10 Đề kiểm tra có 01trang Thời gian làm bài: 90 phút, khhông kể thời gian phát đề Họ và tên………………………………Lớp………. Số báo danh………………… PHẦN I: ĐỌC - HIỂU(4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 4) Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả. Ngoài ra, những lỗi lầm gây ra thường do chính bản thân mình, nên đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác. (…) Tuổi teen có tính ghen tỵ rất lớn. Các bạn luôn ngắm nghía và so bì với người khác để thấy cha mẹ thật tệ, không hiểu mình, cha mẹ chiều em/chị/anh mình hơn… Nhiều bạn thấy như bị bỏ rơi, hay cha mẹ lạc hậu, kém cỏi, giỏi mắng mỏ nhưng hiểu biết ít. Thực ra, điều đó không chính xác. Cha mẹ các bạn đều đã trải qua giai đoạn này nên nhìn xa hơn. Họ biết với tính cách như thế, cách học tập, lao động như thế…, thì hệ quả/hậu quả là gì. Vì thế, bố mẹ có nói nhiều một chút, trách móc một chút, ghê gớm một chút, cũng là vì thương, lo lắng cho các bạn. (…) Nhiều bạn thấy cảnh rú ga lao vút trên đường rất bản lĩnh. Nếu tầm nhìn hữu hạn thì mọi thứ đơn giản là vậy. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ xa hơn chút nữa, các bạn sẽ nhìn ra phía sau cảnh rú ga, lao ầm ầm đó là bệnh viện với máu me, xương cốt hoặc cảnh đám tang u buồn. Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. (Trích Tuổi dậy thì tưởng chơi ngông là bản lĩnh, TS. Vũ Thu Hương, báo điện tử News.Zing.Giaoduc, 7/10/2015) Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2: Tuổi teen thường bi kịch hóa cuộc đời của mình thế nào? Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Chơi ngông chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là bản lĩnh. Câu 4: Anh/chị rút ra được thông điệp gì qua đoạn trích ? PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi. .......................Hết.......................... Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan