Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bình luận hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong asean dưới các g...

Tài liệu Bình luận hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong asean dưới các góc độ sau cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí, thực tiễn triển khai

.DOC
9
17030
137

Mô tả:

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của toàn cầu, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính vì vật công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm về ma túy đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới nói chung, cũng như cộng đồng ASEAN nói riêng quan tâm, lo lắng. Nổi tiếng là một trong những trung tâm sản xuất, buôn bán ma túy lớn nhất với địa danh “Tam giác vàng”, các quốc gia Đông Nam Á đều nỗ lực quan tâm đến việc hoạch định các chính sách và đưa ra những biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bước đẩy lùi loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. Sau đây, em xin chọn đề tài: “ Bình luận hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong ASEAN dưới các góc độ sau: cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí, thực tiễn triển khai” để làm rõ hơn phần nào vấn đề này. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 1. Ma túy Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lí. Theo khái niệm khoa học: ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên ( morphin…); bán tổng hợp ( heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu… mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến. Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc. Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở Tây Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang lại khi dùng. 2. Nguyên nhân triển khai hoạt động đấu tranh phòng chống ma túy trong ASEAN Nhận thức rõ hiểm họa khôn lường của tệ nạn ma túy đối với sự phát triển bền vững của xã hội, trong những năm qua, Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN đã nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn ma túy. Nhận thức được thách thức và hậu quả đối với loại tội phạm ma túy đối với an ninh khu vực, Kế hoạch hành động ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia năm 1999 và Chương trình hành động thực hiện kế hoạch hành động ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia năm 2002 đã xếp tội buôn bán ma túy bất hợp pháp vào nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về Ma túy (ASOD) được thành lập vào năm 1984 và họp định kỳ hàng năm. Các Hội nghị ASOD có nội dung chính là chia sẻ, cập nhật thông tin về tình hình sử dụng và buôn bán ma túy ở các nước thành viên, từ đó bàn thảo và xây dựng các chính sách phù hợp ngăn chặn và kiểm soát nạn buôn bán, sử dụng ma túy. Trực thuộc ASOD có 4 nhóm công tác về: giáo dục phòng ngừa ma túy; chữa trị và phục hồi; thực thi pháp luật; nghiên cứu; tương ứng với đó là 4 trung tâm đào tạo: - Trung tâm ASEAN về Thực thi pháp luật về ma túy, đặt tại Băng – cốc (ASEAN Centre for Narcotics Law Enforcement) - Trung tâm ASEAN về Giáo dục phòng ngừa ma túy, đặt tại Ma-ni-la (ASEAN Centre for Preventive Drug Education) - Trung tâm Đào tạo ASEAN về Phát hiện các chất ma túy trong cơ thể người, đặt tại Xing-ga-po ( ASEAN Training Centre for the Detection of Drug in Body Fluids) - Trung tâm Đào tạo ASEAN về Chữa trị và Phục hồi đặt tại Kuala Lumpur (ASEAN Training Centre for Treatmenr and Rehabilitation) II. CƠ SỞ PHÁP LÝ. UNODC - cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống ma túy và tội phạm. UNODC (trước đây gọi là UNDCP được thành lập 1991, trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị kiểm soát ma tuý của LHQ). UNODC có trụ sở tại Viên (Áo). Cơ sở hoạt động của UNODC là 3 công ước: Công ước Kiểm soát ma tuý năm 1961, Công ước về các chất gây nghiện năm 1971 và Công ước về cấm vận chuyển các chất gây nghiện năm 1972. Theo báo cáo của cơ quan này, tỷ lệ sử dụng ma túy trên toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp với khoảng 243 triệu người – tương đương 5% dân số thế giới ở độ tuổi từ 15-64 đã từng sử dụng trái phép các chất ma túy. Trong số đó, khoảng 27 triệu người, chiếm 0,6% dân số trưởng thành trên toàn cầu, rơi vào tình trạng lệ thuộc ma túy. Là trung tâm sản xuất, chế biến và buôn bán ma túy lớn thứ hai trên thế giới, Đông Nam Á luôn là “điểm nóng” thu hút sự chú ý của dư luận. Từ lâu, cả thế giới đã biết tới cái tên “Tam giác vàng”, khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới Myanmar, Thái Lan và Lào. Sau một thời gian lắng dịu do bị truy quét, buôn bán ma túy ở khu vực này đang nhộn nhịp trở lại. Theo UNODC, mỗi năm “Tam giác vàng” sản xuất hàng trăm tấn heroin, mang lại nguồn lợi nhuận hàng chục tỷ USD. ASEAN sớm nhấn mạnh nhu cầu hợp tác khu vực chống sử dụng và buôn bán ma túy. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN 1976 kêu gọi “tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên và với các tổ chức quốc tế liên quan trong việc ngăn chặn và loại trừ việc sử dụng và buôn bán ma túy”. Tuyên bố này dẫn tới việc ASEAN thông qua Tuyên bố ASEAN về các Nguyên tắc chống sử dụng ma túy. Tuyên bố này cung cấp khuôn khổ cho việc thông qua một chương trình hành động hợp tác chống sử dụng ma túy. Nhu cầu thiết lập một cách tiếp cận chung của khu vực trong việc kiểm soát và ngăn ngừa sử dụng ma túy được củng cố với việc thông qua Chiến lược và Chính sách khu vực ASEAN về Ngăn ngừa và Kiểm soát việc Sử dụng và Buôn bán ma túy 1984. Tài liệu ghi nhận tác động của việc sử dụng và buôn bán ma túy lên an ninh, hòa bình, ổn định của quốc gia. Tài liệu còn kêu gọi các quốc gia ASEAN có quan điểm, cách tiếp cận và chiến lược thống nhất; điều phối hiệu quả ở mức độ quốc gia, khu vực và quốc tế; và phối hợp với các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong nỗ lực chung loại trừ việc sử dụng ma túy. Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức 1997 đã ủng hộ ý tưởng “một khu vực Đông Nam Á không sản xuất, tàng trữ, buôn bán và sử dụng ma túy”. Tại AMM31 (7/1998), Ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra Tuyên bố chung về ASEAN không ma túy trước 2020. Tháng 7/2000, Ngoại trưởng các nước ASEAN quyết định đẩy nhanh mục tiêu từ 2020 xuống thành 2015. Về cơ chế, nhiều cơ quan của ASEAN tham gia vào nỗ lực hợp tác ASEAN chống ma túy bao gồm: AMMTC, ASOD, AFMM, và Ủy ban ASEAN về Văn hóa và Thông tin. III. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI. Nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống ma túy trong khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa chính thức cho ra mắt Trung tâm hợp tác ASEAN (ASEAN-Narco), đặt tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Đây là nỗ lực mới nhất của các nước Đông Nam Á trong việc thực hiện mục tiêu “ASEAN không ma túy vào năm 2015”. Ngăn chặn ma túy đã trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với các nước ASEAN. Để hoàn thành mục tiêu: “ ASEAN không ma túy vào năm 2015”, các nước thành viên ASEAN không còn cách nào khác là phải đạt được thành công trong việc ngăn chặn và cắt giảm các hoạt động trồng, buôn bán ma túy, cũng như ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại chất gây nghiện. Với sự ra đời của Trung tâm hợp tác ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hy vọng sẽ tạo được bước đột phá trong cuộc chiến chống nạn ma túy trong khu vực. Trước mắt ASEAN-Narco tập trung vào vấn đề thực thi luật phòng chống ma túy, sau đó sẽ mở rộng sang các lĩnh vực liên quan đến kiểm soát ma túy. ASEANNarco sẽ là diễn đàn tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin các vấn đề liên quan đến kiểm soát ma túy giữa các nước thành viên ASEAN, cũng như giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với cam kết chính trị của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, hi vọng tệ nạn ma túy trong khu vực sẽ sớm bị đẩy lùi. Cơ chế hợp tác phòng chống ma túy của ASEAN thông qua Hội nghị thường niên cấp quan chức cao cấp về vấn đề ma túy ( ASOD) được tổ chức luân phiên hàng năm ở các nước thành viên ASEAN với mục tiêu chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thảo luận giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy trong khu vực ASEAN. Hội nghị cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng chống ma túy. Các tổ chức tội phạm trong lĩnh vực này hoạt động xuyên quốc gia, được tổ chức chặt chẽ, trang bị hiện đại, manh động và liều lĩnh. Do vậy, các quốc gia cần tập trung ưu tiên cho vấn đề hợp tác quốc tế,chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đấu tranh, phối hợp điều tra… Tham gia cơ chế hợp tác ASOD từ năm 1997 đến nay, Việt Nam thông qua diễn đàn hợp tác đa phương quan trọng này đã chính thức tham gia sâu và phối hợp triển khai các sáng kiến hợp tác phòng chống ma túy chung của khu vực. Uy tín, hình ảnh và vai trò của Việt Nam trong hợp tác khu vực ở lĩnh vực này ngày càng được khẳng định và ghi nhận. Phòng chống ma túy đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của Việt Nam. C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ Có thể thấy, những tác hại và hậu quả của ma túy vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Vì vậy, “chung tay đẩy lùi ma túy” và “giảm thiểu tác hại” của ma túy không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước hay các tổ chức liên quan đến việc phòng chống ma túy mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, của mỗi chúng ta. Tất cả vì ASEAN nói riêng, trái đất nói chung – nói không với ma túy ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Giáo trình pháp luật cộng đồng ASEAN, trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội – 2012 2, Tạp chí Phòng chống ma túy 3, Websites: http://Vietnamplus.vn. http://nguoidaibieu.com.vn http://aipa31.na.gov.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng