Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu tượng như một phương thức phản ánh của văn xuôi đương đại (qua tác phẩm của...

Tài liệu Biểu tượng như một phương thức phản ánh của văn xuôi đương đại (qua tác phẩm của nguyễn huy thiệp, nguyễn bình phương, hồ anh thái)

.PDF
42
6
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN -------  ------- TRẦN THỊ HOÀI PHƢƠNG BIỂU TƢỢNG NHƢ MỘT PHƢƠNG THỨC PHẢN ÁNH CỦA VĂN XUÔI ĐƢƠNG ĐẠI (Qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái) CHUYÊN NGÀNH: MÃ SỐ: LÝ LUẬN VĂN HỌC 60.22.32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG HÀ NỘI - 10/2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 5 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề biểu tượng trong văn xuôi đương đại 5 2.2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến biểu tượng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 4. Phương pháp nghiên cứu 18 5. Cấu trúc luận văn 19 Chƣơng 1. Khái lƣợc về Biểu tƣợng và hành trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái và Nguyễn Bình Phƣơng 1.1. Giới thuyết khái niệm Biểu tượng 20 1.1.1. Một số định nghĩa về Biểu tượng 20 1.1.2. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật- một loại hình tượng đặc biệt 26 1.1.3. Biểu tượng và hành trình kiếm tìm phương thức biểu hiện của văn học Việt Nam từ sau 1975 33 1.2. Biểu tượng và quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương 38 1.2.1. Nguyễn Huy Thiệp – “ngọn gió lạ” thời kỳ Đổi Mới 38 1.2.2. Hồ Anh Thái với hành trình sáng tác bền bỉ Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Con đường tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: Thế giới biểu tƣợng trong văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái và Nguyễn Bình Phƣơng 2.1. Thành thị và những huyền thoại của cuộc sống hiện đại Error! Bookmark not defined. 2.2. Biểu tượng nông thôn Error! Bookmark not defined. 2.3. Những cõi miền phi-thực-có-thực Error! Bookmark not defined. 2.4. Tự nhiên – nơi con người tìm về bản nguyên của mình Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Thiên nhiên – Những quy luật vĩnh hằng của tạo hóa Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Con người – hạt thiện nguyên khối Error! Bookmark not defined. 2.5. Giải huyền thoại – Những biểu tượng có tính gây hấn mạnh Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: Phƣơng thức xây dựng biểu tƣợng – những cách tân trong nghệ thuật tự sự 3.1. Hư cấu nghệ thuật Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Sự gia tăng của các yếu tố kỳ ảo Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Tạo dựng những tọa độ không-thời gian đặc biệt Error! Bookmark not defined. 3.2. Những cách tân trong nghệ thuật kết cấu Error! Bookmark not defined. 3. 2.1. Các kiểu kết cấu – mô hình mang ý nghĩa biểu trưng cao Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Tạo dựng cái nhìn đa trị bằng việc tổ chức các điểm nhìn trần thuật Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Các yếu tố ngoài cốt truyện Error! Bookmark not defined. 3.3. Những phương thức sử dụng ngôn ngữ Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Lặp Error! Bookmark not defined. 3.3.1.1. Lặp ở cấp độ ngôn từ Error! Bookmark not defined. 3.3.1.2. Lặp ở cấp độ hình ảnh Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Giễu nhại Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học đương đại tuy đã và đang vận động theo nhiều chiều hướng rất phức tạp nhưng có thể nhận thấy những nét diện mạo riêng, một bầu không khí riêng khác hẳn thời kỳ trước đã được định hình. Một trong những ấn tượng đặc biệt toát lên từ bầu không khí văn học chung đó, nhất là ở những tác phẩm, tác giả xuất sắc, đó là sức ám ảnh kỳ lạ, sự khuếch trương của tính đa nghĩa, mơ hồ, sự lôi cuốn khó cưỡng toát ra từ những cảm thức lạ lùng đa chiều kích về đời sống… Sự vận động nào từ bên trong, sự tác động nào từ bên ngoài, và những cơ sở, cội nguồn sâu xa nào tạo nên điều đó? Những câu hỏi đó gợi ý và thôi thúc chúng tôi tìm đến biểu tượng như một “cách đọc” văn xuôi đương đại có nhiều hứa hẹn. Nghiên cứu biểu tượng là một phương thức phù hợp để nghiên cứu sự vận động của văn xuôi đương đại, đặt trong dòng mạch vận động chung của thể loại văn xuôi từ thời kỳ trước. Từ góc nhìn này sẽ thấy được một cách tương đối tổng quan những đổi mới của nghệ thuật tự sự trong văn xuôi đương đại, trong so sánh với thời kỳ trước, và trong sự tương thích với những biến đổi trong đời sống, trong tâm thức con người hiện đại. Đồng thời, từ đây cũng có thể đưa ra một cái nhìn đúng đắn về xu thế phát triển của văn xuôi Việt Nam. Tiếp cận văn xuôi đương đại từ góc độ biểu tượng còn xuất phát từ vấn đề tiếp nhận văn học. Tiếp cận từ góc độ biểu tượng là một cách “đọc văn” rất coi trọng vai trò “đồng sáng tạo”, phát huy trí tưởng tượng của người đọc, góp phần nâng “tầm đón nhận” của người đọc lên một mức cao hơn. Đây là cách tiếp cận phù hợp với văn xuôi đương đại. Việc giải mã thế giới biểu tượng trong văn xuôi đương đại còn có một điểm tựa sâu xa là mối quan hệ giữa văn học với các hình thái ý thức xã hội khác. Văn học không phải là một hiện tượng tồn tại một cách biệt lập, khép kín, mà nó có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với các lĩnh vực phản ánh đời sống tinh thần con người khác như văn hoá học, tâm lý học, tôn giáo, tín ngưỡng… Chúng tôi chọn khảo sát tác phẩm của ba tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái và Nguyễn Bình Phương vì đây là ba đại diện nổi bật của văn xuôi Việt Nam kể từ sau Đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề biểu tượng trong văn xuôi đƣơng đại Bức tranh văn học Việt Nam từ thời kỳ Đổi mới đến nay là một bằng chứng thể hiện rõ mối quan hệ giữa thực tiễn văn học và lý luận phê bình. Qua hơn hai thập kỷ kể từ những ngày đầu đổi mới, đến nay nền văn học Việt Nam đã định hình cho mình một diện mạo riêng với những thành tựu không thể phủ nhận, nhưng cũng với nhiều vấn đề mà đến nay đã bộc lộ ra ở sự chững lại của nó. Tương ứng với hiện thực văn học đa dạng, phong phú đồng thời phức tạp và luôn trong trạng thái vận động biến chuyển đó, lý luận phê bình văn học sau những bước loay hoay ban đầu cũng đã kịp thời có những bước chuyển để có thể nắm bắt bằng sự quan sát, phân tích, bằng việc tiếp thu và ứng dụng các lý thuyết mới, bằng việc vượt lên cải biến sức ì của những cách nhìn đã cũ, những lối tiếp cận không còn phù hợp. Riêng đối với văn xuôi đương đại, đến nay đã có nhiều công trình lớn nhỏ đề cập đến các phương diện: sự chuyển biến từ bối cảnh xã hội thẩm mĩ đến quan niệm về hiện thực đời sống, quan niệm về văn chương, hệ quả là sự thay đổi về hệ đề tài, hình tượng, cảm hứng, đối tượng, và những cách tân về hình thức như kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… Quyển sách mới xuất bản gần đây (2006) Văn học Việt Nam sau 1975: Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy tập hợp các bài viết về văn học đương đại với nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau cho ta một cái nhìn tương đối bao quát. Trong các công trình nghiên cứu về văn xuôi đương đại, từ những cái nhìn bao quát cho đến những nghiên cứu về các tác giả cụ thể, có thể nhận thấy các vấn đề xung quanh biểu tượng được đề cập đến ngày càng nhiều cho thấy mức độ quan trọng của vấn đề. Trong đó, các hình thức, dạng thức khác nhau của biểu tượng đã được phân tích, kiến giải từ nhiều góc độ khác nhau, mang lại cho luận văn chúng tôi rất nhiều gợi ý và đối thoại có giá trị. Trong bài viết của mình Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỷ 80 đến nay, khi nêu ra, phân tích và minh họa cho xu hướng tiểu thuyết “trò chơi”, tác giả Nguyễn Thị Bình đã đưa ra những luận điểm mà, từ góc nhìn của chúng tôi, có liên quan hết sức sâu sắc với vấn đề biểu tượng của văn xuôi đương đại. Những tiểu thuyết được tác giả xem là tiêu biểu cho “những nỗ lực thể nghiệm có khi còn dang dở, hoặc lạ lẫm, hoặc khó đọc… nhưng ít nhất chúng đang báo hiệu một ý thức mới về thể loại và việc trả lời câu hỏi “có thể viết tiểu thuyết như thế nào” [26, tr. 213] chính là những tác phẩm và những tác giả mà chúng tôi cho rằng việc sử dụng biểu tượng như một phương thức phản ánh rất nổi bật và tiêu biểu. Những đặc điểm của tiếu thuyết trò chơi mà tác giả nêu ra là: Một hiện thực không đáng tin cậy; những nhân vật dị biệt hoặc kỳ ảo; điểm nhìn trần thuật tạo nên tính chủ quan của các câu chuyện và bút pháp nhại, bút pháp huyền thoại trào lộng… Những cách tân nghệ thuật chi phối bởi quan niệm về “tính trò chơi” của tiểu thuyết mà tác giả nêu trên, thuộc về những phương thức xây dựng biểu tượng trong hệ thống của chúng tôi. Dù rằng không trực tiếp đề cập đến vấn đề biểu tượng, nhưng ý tưởng cốt lõi cũng như nhiều luận điểm của bài viết trên rất gần gũi và có nhiều gợi ý đối với cách tiếp cận của chúng tôi, trong đó điều chúng tôi tâm đắc nhất là quan điểm “Rất cần một tiêu chí cho những tác phẩm có thể chưa hay nhưng có ý nghĩa khơi mở, dự báo về một quan niệm, một mô hình, một bút pháp nghệ thuật mới” [26, tr. 214]. Trong bài viết Liêu trai hiện đại Việt Nam, tác giả Trần Lê Bảo đã tìm hiểu về các truyện ngắn hiện đại Việt Nam có màu sắc kỳ ảo như Liêu trai của Trung Quốc đồng thời có những yếu tố cách tân theo yêu cầu mới của thời đại. Tác giả đã lý giải hiện tượng truyện ngắn kỳ ảo trong văn học Việt Nam từ sau 1975 từ góc độ những biến đổi của bối cảnh xã hội đòi hỏi nhà văn phải có những cách tân nhằm kiếm tìm phương thức thể hiện mới, đồng thời, tác giả cũng đặt hiện tượng này trong dòng mạch phát triển của truyền thống văn xuôi kỳ ảo thời kỳ trung đại và xem đây là một cơ sở để các nhà văn hiện đại coi cái kỳ ảo là một phương tiện biểu hiện của văn học. Phân tích bối cảnh hiện đại hóa của văn học, trong đó diễn ra sự giao lưu với các nền văn hóa lớn trên thế giới, còn hiện thực đời sống đặt ra đầy rẫy những vấn đề phức tạp và mới mẻ… tác giả đã đưa ra một nhận định xác đáng “Như vậy, chất kỳ ảo, chất liêu trai trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam chẳng những là phương tiện nghệ thuật mà còn là một phạm trù của tư duy nghệ thuật, có khả năng đem lại những nhận thức mới và nhiều khoái cảm lâu dài cho độc giả” [26, tr. 309]. Tiếp đó, tác giả đã phân tích chất liêu trai được thể hiện như thế nào qua cách dựng truyện, qua thế giới nhân vật và qua cái mà tác giả gọi là “các phương thức thể hiện cái kỳ lạ”: dùng mộng ảo, dùng biểu tượng và kết cấu mở. Lưu ý rằng, khái niệm biểu tượng tác giả sử dụng ở đây mang nghĩa hẹp, chỉ những hình ảnh biểu tượng xuất hiện trong các truyện ngắn kỳ ảo. Bên cạnh những kiến giải xác đáng, có thể nhận thấy rõ sự lúng túng của tác giả khi nêu lên các phương thức thể hiện chất liêu trai; sự phân tách ba yếu tố có nhiều điểm chồng chéo lên nhau và kém phần rõ ràng. Ngoài ra, trong khuôn khổ một bài viết, những gì tác giả chỉ ra mới mang tính chất đặt vấn đề và là một bản phác họa giới hạn trong thể loại truyện ngắn. Cũng là một cái nhìn từ góc độ thể loại truyện ngắn, trong bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 5 năm 2008, Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga sau khi phân tích dòng chảy văn học kỳ ảo trong tiến trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ thời kỳ trung đại, đã đề cập đến yếu tố kỳ ảo như là yếu tố đóng vai trò “xây dựng tình huống kịch tính” trong truyện ngắn hiện đại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khái niệm “cái kỳ ảo” mà tác giả sử dụng ở đây tương đương với thuật ngữ fantasticque trong tiếng Pháp, và gần với các khái niệm cái huyễn tưởng, cái truyền kỳ trong tiếng Việt. Điều đó phần nào giải thích cho việc cách tiếp cận của tác giả không có nhiều điểm chung so với cách tiếp cận của luận văn, vì khái niệm biểu tượng chúng tôi dùng ở đây mang hàm nghĩa rộng hơn cũng như với những tiêu chí đặc trưng khác. Cũng đề cập đến yếu tố kỳ ảo, nhưng tác giả Phùng Hữu Hải trong bài viết Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn VN hiện đại từ sau 1975 lại quan niệm rằng: “Ở tầm vĩ mô, yếu tố kỳ ảo thể hiện một quan niệm mới của các nhà văn về thế giới, là sự mở rộng và chiếm lĩnh hiện thực hết sức sinh động. Còn ở tầm vi mô, yếu tố kỳ ảo chính là các hình thức nghệ thuật cụ thể như: đối thoại tâm linh, cổ tích hóa, liêu trai hóa, tôn giáo hóa, huyền thoại hóa...” [11]. Nhận định chung chung này được triển khai trong bài viết thành các luận điểm: cái kỳ ảo là phương tiện để nhà văn hiện đại (Việt Nam) sử dụng để chuyển tải được những mảng hiện thực mới khi mở rộng đề tài phản ánh, cái kỳ ảo, cái kỳ ảo là kết quả của một ý thức và nỗ lực thay đổi lối viết của các nhà văn hiện đại “bứt ra khỏi khuôn vàng thước ngọc một thời”, yếu tố kỳ ảo thể hiện quan niệm về hiện thực và con người của nhà văn, và là sự “hữu hình hóa cái ác, giấc mơ về chân thiện mỹ”, là sự thể hiện cảm hứng nhận thức lại và chất triết lý… Có thể nhận thấy, điểm bất cập rõ nhất trong bài viết là chưa có một cái nhìn hệ thống đối với cái kỳ ảo, chưa chỉ ra được mối quan hệ nhân quả của các luận điểm được nêu ra. Xem văn học kỳ ảo là một dòng chảy phản ánh sự phức tạp và sinh động của văn xuôi đương đại, tác giả Bùi Thanh Truyền, trong bài viết Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, đã phân tích các nguyên nhân xã hội, lịch sử của “sự hồi sinh” này. Theo tác giả, đó là: (1) quá trình giao lưu với văn học phương Tây kích thích, khơi gợi và mở ra những vùng cảm nhận mới, những hiểu biết, cảm quan, giá trị mới; (2) sự mở rộng trong quan niệm về hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học “phá vỡ chủ nghĩa đề tài” trong nền văn học thời kỳ trước đây; (3) sự mở rộng trong quan niệm về phương pháp sáng tác và tiếp cận cuộc sống; và (4) truyền thống văn hóa, văn học dân tộc. Ở đây, khái niệm “yếu tố kỳ ảo” đã được hiểu một cách tương đối rộng và mềm dẻo. Tuy nhiên, ngoài việc các luận điểm còn mang tính liệt kê, bài viết của tác giả chưa đi sâu vào cắt nghĩa “yếu tố kỳ ảo” từ góc độ bản thể luận tác phẩm văn học, chưa đi sâu vào cấu trúc, cơ chế tạo nghĩa… của cái kỳ ảo. Có thể thấy rằng, các bài viết, các nghiên cứu liên quan đến biểu tượng không phải là ít, tuy nhiên bức tranh chung vẫn là một tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, cảm tính, thiếu một cái nhìn toàn cục và có tính hệ thống. Những phân tích và kiến giải về cái kỳ ảo hầu hết đều nhìn từ góc độ xã hội – lịch sử, với các khái niệm quen thuộc thường dùng là: sự thay đổi của hiện thực, sự thay đổi về quan niệm đời sống, quan niệm nghệ thuật, mở rộng phạm vi phản ánh, sự kế thừa truyền thống và tiếp thu phương Tây… Thiết nghĩ, tất cả những cách tiếp cận đó đều chứa đựng những yếu tố hợp lý và mang đến một sự kiến giải có giá trị nhất định, tuy nhiên, cái thiếu ở đây dường như là một cái nhìn sâu vào bản chất nội sinh của khái niệm, và đi từ bản chất, cơ chế của nó để lý giải về xu hướng như một sự lựa chọn hợp lý và tất yếu. Khi chúng tôi lựa chọn khải niệm biểu tượng thay vì cái kỳ ảo như rất nhiều các công trình đã sử dụng, điều này hàm chứa cả sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề. Khái niệm biểu tượng chúng tôi sử dụng nghiên cứu trong luận văn này vừa có cội nguồn văn hóa làm nền tảng cho sức tạo nghĩa không cùng của nó, vừa là một yếu tố thuộc bản thể luận chứa đựng bản chất và quy luật vận động bên trong của văn học. 2.2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến biểu tượng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phƣơng Dễ nhận thấy rằng, ba tác giả trên nằm trong số có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các công trình nghiên cứu về văn xuôi đương đại, cả những công trình riêng về từng tác giả lẫn những nghiên cứu về văn xuôi nói chung. Trong đó, hầu hết những nghiên cứu liên quan đến vấn đề biểu tượng đều nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái và Nguyễn Bình Phương. Dưới đây là một số nét phác thảo cơ bản nhất về tình hình nghiên cứu từng tác giả. Người “trình làng” sớm nhất, và cũng là người chịu nhiều sóng gió nhất trong ba tác giả chính là Nguyễn Huy Thiệp. Xuất hiện trong một bầu không khí hết sức nhạy cảm, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi chưa từng thấy trên văn đàn văn học nước ta thời kỳ đầu đổi mới. Theo thống kê của các tác giả Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình trong bài viết Xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, từ khoảng giữa năm 1987 đến giữa 1989 đã có trên 70 bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, trong đó “sự đối lập giữa các ý kiến phải nói là gay gắt, cực đoan nhất so với tất cả các cuộc tranh luận khác trong văn nghệ kể từ 1975 trở đi”[23, tr. 517]. Năm 2001, tác giả Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp những bài viết tiêu biểu về Nguyễn Huy Thiệp, mà ông ước tính mới chỉ là 1/3 số bài viết đã đăng trên các báo chí khắp nơi, thành cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Nhìn chung, giữa hai luồng khẳng định và phủ định, khen và chê, khuynh hướng khẳng định những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp vẫn nổi trội, có sức thuyết phục và ngày càng đông đảo hơn. Hầu hết các bài viết có giá trị đều nói đến và cắt nghĩa cái “ma lực”, nỗi ám ảnh kỳ lạ mà truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gây nên. Trong hành trình lý giải điều đó, nhiều tác giả đã đề cập và phân tích những dạng thức khác nhau của biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết có tính chất khởi đầu Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi giócủa Hoàng Ngọc Hiến, bên cạnh những phát hiện sắc sảo về cái “giọng” đặc biệt, vừa tàn nhẫn, vừa xót xa “man mác cảm giác tê tái” của văn Nguyễn Huy Thiệp; tác giả đã chỉ ra một điểm tựa quan trọng để ngòi bút đó có thể trụ vững: Nguyên tắc tính nữ , hay Thiên tính nữ. Đó là biểu tượng của cái Đẹp, tinh thần vị tha, đức hi sinh, hiện thân qua các nhân vật nữ trong truyện. Nhà nghiên cứu văn học Nga T.N.Philimonova - người đã dành nhiều quan tâm cho tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp - cũng đã có nhiều kiến giải đáng lưu ý. Trong bài viết Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp như hình mẫu các truyền thuyết văn học, tác giả đã chỉ ra vết tích các yếu tố dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của truyền thuyết đối với mười truyện trong Những ngọn gió Hua Tát. Trong luận văn này, chúng tôi xem việc “nhại” cổ tích, truyền thuyết của Nguyễn Huy Thiệp là một phương thức tạo dựng biểu tượng hoàn toàn có ý thức của tác giả. Trong bài Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp tác giả T.N.Philimonova nói đến thơ như một điểm nổi bật trong văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp, và tìm lời giải đáp cho câu hỏi: nhà văn sử dụng thơ như thế nào, dưới dạng nào và với chức năng gì. Ông cho rằng đây là thủ pháp Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng của văn xuôi cổ vùng Viễn Đông . Trong luận văn này, chúng tôi xem thơ là một thủ pháp xây dựng biểu tượng của Nguyễn Huy Thiệp. Ngoài ra, nhà nghiên cứu còn đưa ra một cách “giải mã” các biểu tượng Pơriê, Gia Long và Nguyễn Du trong bài viết Lịch sử Việt Nam qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tác giả Thái Hòa trong bài Có nghệ thuật Ba-rôc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không đã phân tích những biểu hiện của cảm hứng Barôc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .Trong những vấn đề được nêu ra, chúng tôi quan tâm đến ý kiến của tác giả vê sự rậm rạp của các chi tiết, sự chuyển hoá năng động của các chi tiết từ thực đến ảo, vừa ảo vừa thực; cách phối trí thiếu cân đối giữa các chi tiêt tạo nên những hình ảnh mang tính nghịch dị, những hình hài méo mó dị dạng. Tác giả cũng nhận xét về một số biểu tượng: dòng sông, Ngô Thị Vinh Hoa, Mẹ Cả, con trâu đen… Ông cho rằng đây là thủ pháp của nghệ thuật Ba-rốc và chỉ ra nguồn gốc của nó ở những truyện cổ tích thần kỳ, những tranh tượng chùa, đền Việt Nam, những gia phả, thần phả, chuyện linh cảm, mộng mị, bói toán, hoang tưởng trong cuộc sống hằng ngày. Ở bài viết Đọc Nguyễn Huy Thiệp, tác giả Văn Tâm nêu lên bốn nét đặc thù của Nguyễn Huy Thiệp qua hơn 20 truyện ngắn trong tập Tướng về hưu.Trong đó, ông nói đến cảm hứng huyền thoại mạnh: “bút pháp huyền thoại tạo nên những giấc mơ ban ngày của nghệ sĩ, mặc nhiên hỗ trợ độc giả đọc ra một số tín hiệu thuộc miền tinh thần tiềm ẩn, siêu thức thẳm sâu… đặng nhận diện họ thấu triệt hơn” [23, tr. 289]. Ngoài ra, tác giả còn nói đến “tính nhiều tầng đa nghĩa cao”, phong cách xây dựng nhân vật, cấu trúc tình tiết và sắp xếp bố cục không khép kín, mang đặc trưng thơ là những thủ pháp làm nên cái ma lực, tính “nhiều chủ đề” hoặc “không có chủ đề” của tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Vy Khanh trong bài viết Nguyễn Huy Thiệp: những chuyện huyền kỳ, núi, sông và nước… đã phân tích cách xử lý yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Theo tác giả, Nguyễn Huy Thiệp vừa hóa giải huyền thoại, vừa thực hiện huyền thoại hóa, cả hai đều là “nỗ lực vượt thoát cái nhìn tập thể bình thường”, “vượt thoát thiên kiến áp đặt để kiêng húy”, là cách nhà văn “phê phán những ảo tưởng, những huyền thoại dựng đứng một cách nhân tạo, bá quyền” [23, tr. 372]. Nhà nghiên cứu cũng đã cắt nghĩa một số huyền thoại và những yếu tố thiên nhiên: đất, núi, nước…Huyền thoại mà Nguyễn Vy Khanh nói đến ở đây chính là một dạng thức của biểu tượng. Ở một bài viết khác cũng rất đáng lưu ý Biển không có thuỷ thần, với một lối viết giản dị nhưng cực kì tinh tế, giáo sư Đặng Anh Đào đã chỉ ra trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sự đan cài “cái dị dạng – bình thường, cái bi đát và cái khôi hài, lệch lạc mà cân đối tiềm tàng trong triết lý và nghệ thuật lành mạnh của dân gian, như một khát vọng, hoài niệm về sự hài hoà không thể có ở thế giới trần tục” [23, tr. 394] và điều lạ lùng là đằng sau đó, “ta cảm thấy màu sắc và tâm trạng của thực tế hiện nay”. Ngoài ra còn rất nhiều luận văn, luận án, bài viết trên các tạp chí, các trang web trên mạng Internet… đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến việc xây dựng biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như: cái Tục, quan niệm con người, thế giới nhân vật… trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Phải nói rằng, hầu hết các bài viết cắt nghĩa sức cuốn hút khó cưỡng của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều ít nhiều nói đến biểu tượng và cách nhà văn tạo dựng biểu tượng. Tuy nhiên, trong giới hạn những bài viết riêng lẻ, những nhận định của các tác giả phần nhiều còn tản mát, cảm tính, chưa lý giải một cách hệ thống thế giới biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng như chưa đặt hiện tượng này trong cả tiến trình vận động của văn học Việt Nam từ thời kì đổi mới đến nay để có được một sự đánh giá công bằng về những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp đối với thể loại truyện ngắn nói riêng và đối với văn học Việt Nam nói chung. Sự xuất hiện của Hồ Anh Thái không chịu nhiều dông bão của dư luận như Nguyễn Huy Thiệp, một phần vì những bước đi ban đầu của nhà văn này rất nhẹ nhàng và bền bỉ, một phần vì khi những nét đặc trưng “gai góc” nhất của anh bắt đầu nổi thì cũng là thời điểm bầu không khí văn học đã thông thoáng cởi mở hơn. Từ những tác phẩm “có đẳng cấp” đầu tiên như Trong sương hồng hiện ra, Người đàn bà trên đảo và Người và xe chạy dưới ánh trăng…, ngoài những lời khen ngợi chung chung kiểu “quan sát tinh tế, suy nghĩ sâu sắc, nắm bắt tâm lý nhân vật giỏi, tuổi đời còn trẻ nhưng giọng văn đã già dặn”… có nhiều ý kiến đã chỉ ra một cách chuẩn xác những yếu tố tuy mới chỉ dạng tiềm năng nhưng sau này sẽ trở thành yếu tố đặc trưng nhất của Hồ Anh Thái. Điều đáng nói là, tất cả những yếu tố cốt lõi đó cũng là những phương thức xây dựng biểu tượng quan trọng trong tác phẩm của Hồ Anh Thái mà chúng tôi đề cập đến. Trong bài viết về tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, nhà văn Lê Minh Khuê đã nói đến “sắc thái lạ lùng”, “bất bình thường” dẫn đến “quái dị” và chất “hài hước” như một thế mạnh của Hồ Anh Thái [416, Người và xe chạy dưới ánh trăng], theo tác giả, đó là cách để nhà văn truyền đến cảm giác lo lắng, bất an về cái ác, cái xấu. Còn tác giả Wayne Karlin, trong lời giới thiệu cho bản dịch tiếng Anh hai tác phẩm Trong sương hồng hiện ra và Người đàn bà trên đảo của Hồ Anh Thái đã chỉ ra một cách tinh tế và chuẩn xác: “Việc sử dụng những nhân vật rất thực trong những tình huống giả tưởng kỳ ảo, nhằm lay động nhận thức mà gạn lọc lấy sự thật, thường in dấu trong nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái”. Tác giả Philip Gambone cũng nói đến “chất châm biếm, chất siêu thực và ngụ ngôn tràn đầy trong nhiều cuốn sách được cấu trúc một cách tao nhã” [45, tr. 436]. Tuy nhiên, phải đến sau này, với sự xuất hiện của các tác phẩm như Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười…, những yếu tố nói trên mới được đề cập và phân tích sâu hơn. Trong bài viết Giọng tiểu thuyết đa thanh [50, tr. 268]. Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái đã chỉ ra cấu trúc đặc sắc đậm chất triết lý cũng như giọng điệu đa thanh trong Cõi người rung chuông tận thế. Theo chúng tôi, đây chính là một trong những thủ pháp đặc sắc để Hồ Anh Thái gây dựng một bầu không khí đậm đặc cảm giác đương đại, ở những khía cạnh báo động đáng sợ của nó, nói cách khác, là một cách tạo dựng biểu tượng về thành thị, về cuộc sống hiện đại… Trong một bài viết khác về tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ phía sau, nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái tiếp tục phân tích cấu trúc điểm nhìn, giọng kể vai kể ngầm ẩn trong cấu trúc tác phẩm, cái tới và chưa tới của nó, và cho rằng thử nghiệm mới này có dụng ý muốn mang đến một “cách nhìn thế giới khác lạ trên những sự kiện xác thực”. Cũng trong bài viết này, tác giả đã đặt ra vấn đề về cách đọc văn, một khi cung cách viết tiểu thuyết đã “lạ hóa” thể hiện sự đổi mới trong tư duy người viết tiểu thuyết, thì sự thay đổi trong cách đọc là cần thiết và đương nhiên. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra khi nói đến biểu tượng như một phương thức phản ánh của văn xuôi đương đại. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc xem bề sâu cấu trúc trong tác phẩm của Hồ Anh Thái chính là “khả năng chiếm lĩnh hiện thực ở tầng sâu” [50, tr. 346], nhà nghiên cứu đưa ra một nhận xét xác đáng: “Hồ Anh Thái có ý thức tạo dựng một thế giới vừa giống thực bằng những chi tiết ngỡ nhặt được từ đời sống ồn tạp, vừa tạo nên một thế giới ngập đầy những biểu tượng. Thông điệp của nhà văn không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo” [50, tr. 346],. Tác giả Phạm Chí Dũng trong bài Ám ảnh và dự cảm lại nói đến thủ pháp “kỳ dị hóa với đôi chút ma quái”, vừa nói đến việc “công khai” việc dùng thủ pháp đó. Thực ra, bản thân cái hành động công khai thủ pháp ấy không phải là chuyện người viết không có dụng ý “tung hỏa mù” với người đọc, mà bản thân nó cũng là một thủ pháp mà hiệu ứng của nó có tác dụng tạo dựng một loại biểu tượng mà chúng tôi sẽ đi sâu phân tích trong luận văn. Tác giả Hoài Nam, vận dụng quan điểm về tư duy tiểu thuyết của Bakhtin khi nói về Chất hài hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm [49, tr. 299], đã phân tích cách xây dựng tình huống nghịch dị, kiểu nhân vật nghịch dị của Hồ Anh Thái, xem tiếng cười “suồng sã, lộn trái” ở đây là biểu hiện của một tâm thế tiếp cận đời sống mới mẻ so với sự nghiêm túc (chất sử thi) trong văn xuôi thời kỳ trước. Nhìn chung, các nghiên cứu xung quanh Hồ Anh Thái xoay quanh các vấn đề như: kiểu cấu trúc, chất quái dị và hài hước, giọng điệu giễu nhại, sự biến hóa trong phong cách… Dù tiếp cận theo hướng nào, tính kỳ ảo, tính biểu tượng là một mẫu số chung mà hầu hết đều có nhắc đến. Tuy nhiên, cũng như với Nguyễn Huy Thiệp, những yếu tố này chưa được nhìn nhận một cách hệ thống như những biểu hiện riêng của một xu hướng chung. Về sáng tác của Nguyễn Bình Phương, ngược lại với sự hờ hững và xa cách của phần đông độc giả, giới phê bình lại nhắc đến rất nhiều như một hiện tượng của văn xuôi đương đại. Phần đông đều thống nhất rằng, đây là một cây bút “lạ”, ngay từ vài cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã định hình được chất riêng của mình, và từ đó đến nay vẫn đi những bước đều đặn, mỗi tiểu thuyết vừa là một thử nghiệm mới, vừa là một phần thống nhất trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương. Từ những góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau, hầu hết những nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn này đều tập trung kiến giải yếu tố kỳ ảo, huyền hoặc, bầu không khí “liêu trai” linh ảo. Trong đó có rất nhiều kiến giải có giá trị, chỉ ra được đặc trưng thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương, cũng như phân tích, lý giải một cách sâu sắc cách thức và cơ chế xây dựng nên thế giới đó của nhà văn. Tác giả Thụy Khuê, trên Sóng Từ trường II, trong loạt bài viết về các cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, đã nhìn nhận yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm của nhà văn này từ góc độ “khuynh hướng hiện thực kỳ ảo”, đặt trong sự đối sánh với truyền thống hiện thực kỳ ảo trong văn học phương Tây. Quan niệm thực tại huyền ảo chính là thực tại thứ nhất được nhìn qua kích thước mộng mơ, trong bài Khuynh hướng hiện thực kỳ ảo trong tiểu thuyết “Những đứa trẻ chết già” [17], Thụy Khuê cho rằng tiểu thuyết Những đứa trẻ chết già là tiểu thuyết thuộc khuynh hướng này với hai tuyến hiện thực tồn tại song song trong tác phẩm: hiện thực người sống và hiện thực người chết. Khi phân tích chiều sâu hiện thực trong đó, tác giả Thụy Khuê đã phân tích một số thủ pháp cũng như những biểu tượng đã tham gia tạo nghĩa, tạo hiệu ứng cảm nhận ở người đọc. Bài Chất hiện thực linh ảo âm dương trong “Người đi vắng” lại chỉ ra được căn nguyên tạo nên „chất linh ảo âm dương” nằm trong điểm nhìn mà tác giả kiến tạo nên trong tác phẩm: cuốn tiểu thuyết là một sự phóng chiếu những điểm nhìn, là hợp âm những giọng của đất, của nước, của cây, của ký ức không gian, của ký ức thời gian, của cơn mưa rào, của sấm, của những linh hồn trôi lạc ra khỏi đời thực, của những bãi tha ma… Đó là cái cơ chế chi phối “giọng” của Người đi vắng. Những phân tích của tác giả Thụy Khuê về Trí nhớ suy tàn nhằm chứng minh những yếu tố của tiểu thuyết mới thể hiện trong đó [trong bài viết Những yếu tố của tiểu thuyết mới trong “Trí nhớ suy tàn”], thực ra không nằm ngoài ý tưởng về “hiện thực huyền ảo” mà tác giả nói trong hai bài viết trên. Tuy nhiên, việc đưa ra những đặc trưng của tiểu thuyết mới có trong tác phẩm này nhằm đối lập với quan niệm tiểu thuyết “hiện thực chụp ảnh” một thời, đây cũng là một góc nhìn cho phép ta có một sự so sánh theo chiều lịch đại để thấy được những bước vận động của văn xuôi Việt Nam qua hai thời kỳ. Nhà phê bình Đoàn Cầm Thi, trong Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương) xem Nguyễn Bình Phương là “nhà văn Việt Nam đương đại đã đẩy cuộc thăm dò về vô thức đi xa nhất...” [52]. Phân tích ngôn ngữ của người điên trong Thoạt kỳ thủy, tác giả bài viết xem đây là phương tiện, và cũng là kết quả cuộc phiêu lưu của sáng tạo văn học, đi chông chênh giữa mơ và điên, mà ở đó, điên không còn được mô tả bằng ngôn ngữ bên ngoài, và vì thế, không phải như một chứng bệnh, mà “điên” tự thể hiện mình bằng ngôn ngữ, điên tự mô tả như một trạng thái hiện sinh của một cõi miền lạ lùng nhưng tồn tại thực trong cuộc sống này. Đó cũng là chiều sâu của lòng thương xót trong văn Nguyễn Bình Phương, tiềm ẩn phía sau giọng văn hững hờ lạnh nhạt. Báo cáo nghiên cứu khoa học năm 2007 của tác giả Đoàn Ánh Dương có tên Nguyễn Bình Phương, lục đầu giang tiểu thuyết là một cái nhìn tổng quan về thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương. Hành trình sáng tác của nhà văn qua 6 tiểu thuyết, được tác giả Đoàn Ánh Dương mô tả như hành trình của một “Lục đầu giang”, trong đó mỗi cuốn tiểu thuyết là một chặng, một khúc, một “chi” của dòng sông lớn đó. Tác giả nêu rõ quan niệm của mình về phương pháp tiếp cận là: “tìm hiểu từng chi lưu, rồi phân dòng khi hợp lưu, sẽ là khả dĩ cho việc giải mã thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”. Nếu phần “Chi lưu” tác giả đi qua từng tiểu thuyết đặt trong tương quan với nhau, giống như những dòng chảy kế tiếp, vừa liên quan, vừa kế thừa, vừa khác biệt, thì phần hợp lưu đi vào cái mạch nguồn xuyên suốt những dòng chảy đó. Mạch nguồn xuyên suốt đó, theo tác giả chính là Phương thức huyền thoại và thi pháp kết cấu. Nhìn chung, bài viết đã dưa ra rất nhiều kiến giải giá trị, sâu sắc từ những ám ảnh nghệ thuật mà thế giới đó gợi nên, cho đến những thủ pháp, phương thức biểu hiện mà Nguyễn Bình Phương sử dụng… Tuy nhiên, trong hệ thống của tác giả, cái gọi là “phương thức huyền thoại” vẫn rất gần với cái mà nhiều nhà nghiên cứu về văn xuôi đương đại gọi là “cái kỳ ảo”, “yếu tố kỳ ảo”, và như chúng tôi đã nói ở phần trên, khái niệm này khác với thuật ngữ biểu tượng mà chúng tôi sử dụng. Cái tác giả gọi là thi pháp kết cấu đặc trưng của Nguyễn Bình Phương, và tách biệt nó với phương thức huyền thoại, thì chúng tôi cho đó là một trong những phương thức xây dựng biểu tượng được Nguyễn Bình Phương xử lý theo cách riêng của mình. Nhìn chung, là những nhà văn nổi bật làm nên diện mạo của văn xuôi đương đại, ba tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương đều đã được nghiên cứu rất nhiều trong các công trình riêng cũng như các côôtng trình về văn xuôi nói chung. Điểm đặc biệt là, hầu hết các công trình có giá trị đề cập đến những thành tựu của văn xuôi đương đại đều nói đến vấn đề liên quan đến biểu tượng, và đều nói đến ba tác giả trên như những dẫn chứng tiêu biểu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tiếp cận một cách hệ thống ba tác giả với tư cách là những hiện tượng tiêu biểu cho một xu hướng lớn nổi bật, đã có những thành tựu và còn tiến xa trong tương lai: xu hướng sử dụng biểu tượng như một phương thức phản ánh của văn xuôi đương đại. Góc nhìn này vừa cho ta thấy mối liên hệ đầy chiều sâu giữa khả năng tạo nghĩa không cùng của văn chương với nền tảng sống động và đầy tiềm năng của nền văn hóa, đồng thời cho chúng ta một cái nhìn về quy luật vận động nội tại, sự thay đổi phương thức, phương tiện biểu hiện của văn xuôi đặt trong sự kế tục dòng chảy văn xuôi thời kỳ trước. Đó chính là điều mà luận văn hướng tới từ hướng tiếp cận của mình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn của chúng tôi hướng tới những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, đưa ra một cách hiểu, một ý niệm rõ ràng nhất có thể về khái niệm biểu tượng làm công cụ cho quá trình nghiên cứu. Thứ hai, tiến hành khảo sát thế giới biểu tượng trong truyện ngắn ba tác giả Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương ở các phương diện: mô tả, giải mã những biểu tượng nổi bật; tìm hiểu, phân tích các thủ pháp, các phương thức xây dựng biểu tượng, hướng tới lý giải sức hấp dẫn và những cách tân về nghệ thuật tự sự của các nhà văn trên. Thứ ba, trong quá trình đó, luận văn bước đầu cắt nghĩa vì sao biểu tượng lại là hình thức phản ánh được lựa chọn như một khuynh hướng lớn trong dòng mạch văn học Việt Nam đương đại. Phạm vi khảo sát của luận văn bao gồm toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, một số truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Anh Thái thiên về sử dụng biểu tượng và toàn bộ tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Cũng xin lưu ý rằng, không phải tất cả các tác phẩm của ba tác giả này, nhất là ở Hồ Anh Thái, đều sử dụng biểu tượng, tuy nhiên, thành công của họ tập trung ở những tác phẩm sử dụng phương thức biểu tượng. Đó sẽ là đối tượng khảo sát của chúng tôi. Ngoài ra, luận văn còn mở rộng, đối chiếu với những tác giả khác nổi bật trong việc sử dụng biểu tượng của văn xuôi đương đại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà luận văn sử dụng là: Thống kê - phân loại, phân tích – tổng hợp, so sánh. 5. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn bao gồm các phần Mở đầu Chƣơng 1. Khái lƣợc về Biểu tƣợng và hành trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái và Nguyễn Bình Phƣơng 1.1. Giới thuyết khái niệm Biểu tượng 1.1.1. Một số định nghĩa về Biểu tượng: 1.1.2. Biểu tượng trong văn học nghệ thuật- một loại hình tượng đặc biệt 1.1.3. Biểu tượng và hành trình kiếm tìm phương thức biểu hiện của văn học Việt Nam từ sau 1975 1.2. Biểu tượng và quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương 1.2.1. Nguyễn Huy Thiệp – “ngọn gió lạ” thời kỳ Đổi Mới 1.2.2. Hồ Anh Thái với hành trình sáng tác bền bỉ 1.2.3. Con đường tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Chƣơng 2: Thế giới biểu tƣợng trong văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái và Nguyễn Bình Phƣơng 2.1. Thành thị và những huyền thoại của cuộc sống hiện đại 2.2. Biểu tượng nông thôn 2.3. Những cõi miền phi-thực-có-thực 2.4. Tự nhiên – nơi con người tìm về bản nguyên của mình 2.4.1. Thiên nhiên – Những quy luật vĩnh hằng của tạo hóa 2.4.2. Con người – hạt thiện nguyên khối 2.5. Giải huyền thoại – Những biểu tượng có tính gây hấn mạnh Chƣơng 3: Phƣơng thức xây dựng biểu tƣợng – những cách tân trong nghệ thuật tự sự 3.1. Hư cấu nghệ thuật 3.1.1. Sự gia tăng của các yếu tố kỳ ảo 3.1.2. Tạo dựng những tọa độ không-thời gian đặc biệt 3.2. Những cách tân trong nghệ thuật kết cấu 3.2.1. Các kiểu kết cấu – mô hình mang ý nghĩa biểu trưng cao 3.2.2. Tạo dựng cái nhìn đa trị bằng việc tổ chức các điểm nhìn trần thuật 3.2.3. Các yếu tố ngoài cốt truyện 3.3. Những phương thức sử dụng ngôn ngữ 3.3.1. Lặp 3.3.1.1. Lặp ở cấp độ ngôn từ 3.3.1.2. Lặp ở cấp độ hình ảnh 3.3.2. Giễu nhại Kết luận Chƣơng 1: Khái lƣợc về Biểu tƣợng và hành trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái và Nguyễn Bình Phƣơng 1.1. Giới thuyết khái niệm Biểu tượng 1.1.1. Một số định nghĩa về Biểu tượng Thuật ngữ Biểu tượng trong tiếng Việt có xuất xứ từ thuật ngữ Symbole trong tiếng Pháp. Thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt thành Biểu tượng hoặc Tượng trưng. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, khái niệm Tượng trưng không nằm cùng bình diện với Biểu tượng. Cách dịch thành Biểu tượng được chấp thuận rộng rãi hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng