Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh phú thọ...

Tài liệu Biện pháp quản lý chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh phú thọ

.PDF
123
1
137

Mô tả:

.. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ MẠNH HÙNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ MẠNH HÙNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả Lê Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học, các Khoa, Phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Trọng Xuân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp và các học viên cùng lớp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận văn này, bản thân tôi đã rất cố gắng song không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong những ý kiến đóng góp của tất cả các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân trọng cảm ơn! Tác giả Lê Mạnh Hùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ...................................................................................................i Lời cảm ơn ......................................................................................................ii Mục lục ..........................................................................................................iii Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt............................................................. v Danh mục các bảng ........................................................................................vi Danh mục các hình........................................................................................vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.....4 1.1. Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của ngành BHXH ............... 4 1.2. Một số khái niệm ................................................................................. 5 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm .......................................................................... 5 1.2.2. Khái niệm bảo hiểm xã hội................................................................ 6 1.2.3. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội........................................................... 7 1.3. Phân biệt BHXH với Bảo hiểm thương mại ......................................... 9 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổng thu BHXH.......................................... 11 1.5. Một số vấn đề về thất thu BHXH ....................................................... 12 1.5.1. Yếu tố kinh tế làm thất thu BHXH .................................................. 12 1.5.2. Yếu tố xã hội của tình trạng thất thu BHXH.................................... 12 1.5.3. Vấn đề đặt ra cho công tác thu BHXH ............................................ 13 1.5.4. Khả năng chống thất thu BHXH...................................................... 13 1.6. Kinh nghiệm về quản lý chống thất thu BHXH của một số nước trên Thế giới .................................................................................................... 14 1.6.1. Hoạt động quản lý thu BHXH ở Liên bang Mỹ ............................... 14 1.6.2. Hoạt động quản lý thu BHXH ở Thái Lan:...................................... 15 1.6.3. Hoạt động quản lý thu BHXH của Cộng hòa Liên Bang Đức.......... 17 1.6.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý chống thất thu BHXH của ba nước nêu trên ....................................................................................... 18 1.7. Các chính sách chủ yếu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam..................... 19 1.7.1. Đối tượng thực hiện ........................................................................ 19 1.7.2. Các chế độ trợ cấp........................................................................... 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.7.2.1. Trợ cấp ốm đau ............................................................................ 20 1.7.2.2. Trợ cấp thai sản............................................................................ 20 1.7.2.3. Trợ cấp tai nạn lao động (TNLĐ) - bệnh nghề nghiệp (BNN) ...... 20 1.7.2.4. Trợ cấp hưu trí ............................................................................. 21 1.7.2.5. Trợ cấp tử tuất.............................................................................. 22 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 22 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................23 2.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 23 2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: .............................................. 23 2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin....................................................... 24 2.1.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp (đã công bố) ....................................... 24 2.1.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp ............................................................. 24 2.1.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ..................................................... 24 2.1.4. Phương pháp phân tích thông tin ..................................................... 25 2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu: ............................................................ 26 Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ.........................................................................27 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ............................................................ 27 3.1.1. Các điều kiện tự nhiên..................................................................... 27 3.1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................... 27 3.1.1.2. Dân số và nguồn lực:.................................................................... 27 3.1.1.3. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.................................. 28 3.2. Thực trạng hoạt động quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .. 29 3.2.1 Tổng quan về hoạt động quản lý BHXH qua các giai đoạn .............. 29 3.2.1.1. Hoạt động quản lý thu BHXH trước năm 1995 ............................ 30 3.2.1.2. Thu BHXH do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý...... 31 3.2.1.3. Thu BHXH do Liên đoàn Lao động tỉnh quản lý.......................... 32 3.2.1.4. Hoạt động quản lý thu BHXH sau năm 1995................................ 33 3.2.2. Nội dung hoạt động thu BHXH....................................................... 33 3.2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH........................................................... 33 3.2.2.2. Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc............................................................. 34 3.2.3. Phân cấp và quy trình quản lý thu ................................................... 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.2.3.1. Tổ chức phân cấp thu BHXH ....................................................... 36 3.2.3.2. Quy trình thực hiện thu BHXH .................................................... 38 3.2.4. Những quy định về thu BHXH........................................................ 39 3.3. Thực trạng công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................. 40 3.3.1. Thực trạng tham gia BHXH bắt buộc .............................................. 40 3.3.2. Thực hiện mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH......................... 42 3.3.3. Thực trạng thực hiện thu BHXH của BHXH tỉnh Phú Thọ.............. 46 3.3.4. Tình hình nợ đọng BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ........................... 51 3.3.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH giai đoạn vừa qua 55 3.3.5.1. Những mặt đã đạt được ................................................................ 55 3.3.5.2. Những mặt hạn chế ...................................................................... 56 3.3.6. Kết quả nghiên cứu từ kiểm tra và khảo sát các doanh nghiệp......... 58 3.3.6.1. Kết quả từ việc kiểm tra các doanh nghiệp ................................... 58 3.3.6.2. Kết quả khảo sát tình hình tham gia BHXH ................................. 60 Tiểu kết chương 3. .................................................................................... 65 Chương 4. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG THẤT THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ................................................................................ 66 4.1. Quan điểm.......................................................................................... 66 4.2. Định hướng ........................................................................................ 67 4.3. Mục tiêu............................................................................................. 68 4.4. Các biện pháp .................................................................................... 69 4.4.1. Nhóm biện pháp về thực thi các quy định của Luật pháp, chủ trương, chính sách..................................................................................... 69 4.4.2. Nhóm biện pháp đối với cơ quan BHXH......................................... 72 4.4.3. Nhóm biện pháp đối với doanh nghiệp (người sử dụng lao động) ... 76 4.4.4. Nhóm biện pháp liên quan đến mức đóng BHXH: .......................... 78 4.5. Lộ trình áp dụng các biện pháp: ......................................................... 78 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 80 KẾT LUẬN...................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................83 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXHTN : Bảo hiểm xã hội tự nguyện BHYTTN : Bảo hiểm y tế tự nguyện CTYTNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn CTYCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNCV ĐTNN : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ĐĐT : Đảng, đoàn thể ĐKKD : Đăng ký kinh doanh HCSN : Hành chính, sự nghiệp HKD : Hộ kinh doanh HT&TC : Hưu trí và trợ cấp ILO : Tổ chức lao động Thế giới LĐ&TBXH : Lao động và Thương binh xã hội LĐLĐ : Liên đoàn Lao động NSNN : Ngân sách Nhà nước NĐ : Nghị định NN : Nhà nước QĐ : Quyết định SD : Sử dụng TNLĐ - BNN : Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp TT : Thông tư VN : Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: So sánh BHXH và Bảo hiểm thương mại .......................................10 Bảng 1.2: Mức đóng góp BHXH của Thái Lan...............................................16 Bảng 3.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế: ....................................................28 Bảng 3.2: Số lao động tham gia theo khối loại hình năm 2008 .......................41 Bảng 3.3: Tổng hợp mức tiền lương đóng BHXH từ năm 2008-2010.............43 Bảng 3.4: Kết quả thu BHXH từ năm 2002 – 2011 (ĐVT: triệu đồng) ..........46 Bảng 3.5: Tình hình nợ đọng BHXH từ năm 2008 – 2011 ở BHXH tỉnh Phú Thọ.........................................................................................52 Bảng 3.6: So sánh doanh nghiệp tại thị xã Phú Thọ với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .....................................................................61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH (HÌNH VẼ, ẢNH CHỤP, ĐỒ THỊ…) Trang Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ cơ bản về bảo hiểm xã hội............................................8 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH..............37 Đồ thị: 3.1: Kết quả thu BHXH thực hiện từ 2002 - 2011 của tỉnh Phú Thọ ..........47 Đồ thị 3.2: So sánh tỷ lệ DN ĐKKD và DN tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .................................................................................47 Đồ thị: 3.3: Số lao động tham gia BHXH từ 2002 - 2011 ................................48 Đồ thị 3.4: Tình hình nợ giai đoạn 2008 – 2011 của BHXH tỉnh Phú Thọ.......53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với người lao động nhằm từng bước mở rộng và nâng cao đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi gặp rủi do như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, bệnh nghề nghiệp hết tuổi lao động, qua đời. Bảo hiểm xã hội (BHXH) không đơn thuần chỉ là tiền mà người lao động và chủ doanh nghiệp đóng vào (như một khoản tiền gửi) để rồi thông qua những chế độ, chính sách lại chính người lao động được hưởng khi cần thiết mà BHXH là nền tảng làm cho người lao động an tâm làm việc, chủ doanh nghiệp có nguồn lực ổn định, có khả năng hoạch định được chính sách, chiến lược kinh doanh và phát triển, góp phần thúc đẩy cả nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn rất nhiều người lao động làm việc nhưng lại không được tham gia BHXH, còn tình trạng nhiều doanh nghiệp cố tình né tránh không tham gia đóng BHXH cho số lao động mà họ đang sử dụng, dẫn đến thiệt thòi cho người lao động, không an tâm làm việc ổn định công tác. Tăng thu BHXH cũng chính là tăng số lượng doanh nghiệp tham gia BHXH hơn, tăng số lao động tham gia BHXH để góp phần giúp ngày càng nhiều lao động được hưởng các chế độ BHXH, đảm bảo pháp luật về lao động được thực thi, giảm bớt gánh nặng cho xã hội tương lai. Qua thời gian công tác tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ, tiếp xúc và làm việc với nhiều lao động và các chủ sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Qua những kiến thức cơ bản tiếp thu từ khoá học, qua những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác và nhất là qua điều tra, khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn. Tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề: "Biện pháp quản lý chống thất thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ" làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ Kinh Tế. Tôi hy vọng với kết quả nghiên cứu này sẽ có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 được ứng dụng trong thực tế, nhằm đạt được mục tiêu có được chế độ An sinh xã hội chất lượng cao, thúc đẩy người lao động tích cực làm việc, ổn định chính trị và phát triển kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn về BHXH, về quản lý thu BHXH; đề tài nhận diện được thực trạng về công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để đề xuất các biện pháp quản lý và chống thất thu BHXH một cách hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ (quỹ hưu trí, trợ cấp, quỹ khám chữa bệnh, BHYT tự nguyện, BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn này) Nội dung cụ thể sẽ nghiên cứu đối với các đối tượng trên bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến số thu BHXH, đối tượng nộp BHXH, phương thức và mức đóng, quy trình tổ chức quản lý thu, nguyên nhân các doanh nghiệp né tránh nộp BHXH và những đề xuất những biện pháp chống thất thu. Giới hạn của đề tài Ngoài việc hệ thống những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu và cơ chế thu BHXH ở tỉnh Phú Thọ. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu BHXH qua các giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011. Đồng thời tham khảo kinh nghiệm ở một số Quốc gia, đề tài rút ra những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của công tác quản lý thu BHXH, những vướng mắc vì những chính sách, văn bản pháp luật hiện nay và đề xuất một số biện pháp chống thất thu BHXH, tạo điều kiện khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy hoạt động thu BHXH, giúp tăng thu và tăng được nguồn thụ hưởng từ các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 chính sách BHXH của người lao động. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lao động, mức đóng BHXH từ đó đưa ra các biện pháp tăng thu, không để thất thoát, thiệt thòi cho người lao động. 4. Những đóng góp mới của Luận văn - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về BHXH luận văn sẽ cố gắng làm nổi bật vai trò của BHXH đối với phát triển kinh tế, đảm bảo An sinh xã hội nói chung đối với điều kiện của tỉnh Phú Thọ nói riêng. - Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng luận văn sẽ chỉ ra các nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và các biện pháp đối với hoạt động BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 5. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành bốn chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về BHXH. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng hoạt động BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chương 4: Các biện pháp chống thất thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của ngành BHXH Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ rồi đến chế độ phong kiến, hầu như người dân luôn nương tựa vào nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, ông bà ta thường nói " bà con xa không bằng láng giềng gần", gần nhau và giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn. Kinh tế hàng hoá xuất hiện và phát triển, bắt đầu xuất hiện " Hiệp hội thủ công ở Hy Lạp" đã cùng nhau thành lập quỹ để trợ cấp các trường hợp ốm đau, tai nạn. Đến thế kỷ thứ XVI, những người trồng nho ở thung lũng Anpe (Pháp) cũng thành lập quỹ dùng cho trường hợp ốm đau, tai nạn. Tuy nhiên, những hình thức quỹ như thế chỉ có ý nghĩa giúp đỡ nhau lúc ốm đau, hoạn nạn mà không có ý nghĩa phát triển bền vững. Khi nền công nghiệp phát triển, xuất hiện thuê mướn công nhân, lúc đầu chủ trả tiền công cho thợ căn cứ vào chất lượng và số lượng lao động, nhưng khi giới thợ gặp tai nạn lao động, ốm đau không làm được việc thì họ mất đi nguồn thu nhập, người lao động và gia đình gặp nhiều khó khăn phải tự vượt qua. Cho đến khi đội ngũ công nhân phát triển, họ liên kết lại với nhau, và đòi giới chủ phải trợ cấp cho họ những lúc ốm đau, tai nạn, thai sản. Những vấn đề này lúc đầu không được giải quyết, nhưng về sau do công nhân đình công có tổ chức, cuối cùng giới chủ cũng phải nhượng bộ chấp nhận trợ cấp. Vào thời kỳ này, giới chủ không lường trước được những rủi ro mà công nhân có thể gặp phải nên khi cần trợ cấp, họ phải chi tiền quá lớn làm chính họ gặp phải những khó khăn, nên họ tìm cách không trợ cấp, từ đó lại xảy ra những cuộc đình công lớn. Trước tình hình trên, Nhà nước ở một số nước bắt đầu can thiệp. Quốc gia có Nhà nước can thiệp đầu tiên là Đức, Chính phủ là trung gian giữa chủ và thợ, tuỳ theo quy mô hoạt động mà quy định để khi phát sinh nhu cầu cần trợ cấp thì tổ chức trung gian sẽ xem xét và chi trả. Từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 đó, BHXH ra đời, trong đó tổ chức trung gian tương đương với cơ quan BHXH ngày nay, giới chủ là người sử dụng lao động và những người thợ là người lao động. Đạo luật BHXH đầu tiên trên thế giới tại Đức do Bismarck soạn thảo và ban hành năm 1883. Đến năm 1885 Bismarck lại cho ra đời đạo luật tai nạn lao động và đến năm 1888, ông tiếp tục ban hành chế độ hưu trí. Sau đó, những nước khác cũng hình thành hệ thống BHXH như Áo, Tiệp Khắc (1906), Newzealand (1909), Italia (1919), Liên Xô (1922), Mỹ (1953), hiện nay hầu hết các nước đều có cơ quan BHXH, BHXH đã trở thành chính sách xã hội của tất cả các nước, không những quỹ BHXH đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình của họ lúc hoạn nạn, mà còn góp phần bảo đảm an toàn xã hội và phát triển kinh tế, ổn định chính trị. Lúc đầu chỉ có giới chủ đóng góp, về sau, BHXH phát triển hơn, người ta quy định luôn cả sự đóng góp của người lao động, điều này có ý nghĩa tiết kiệm cũng như ý nghĩa đề phòng rủi ro cho chính bản thân người lao động. Nguyên tắc hoạt động của BHXH là lấy số đông bù số ít và theo thời gian tích dồn lại để lập quỹ. 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị (rủi ro), thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng. Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu, ví dụ như: - Xét về mặt xã hội, "Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít" - Xét về góc độ kinh tế, luật pháp: "Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi các bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiết hại theo các phương pháp của thống kê. - Xét góc độ kỹ thuật tính: "Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được. Theo các chuyên gia Pháp, một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho BHXH) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý như sau: "Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiết hại theo các phương pháp của thống kê" 1.2.2. Khái niệm bảo hiểm xã hội Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì: "Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, của người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ giúp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chết" Theo điều 3 Luật BHXH hiện hành, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đáp một phần thu nhập của người lao động trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Dù cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung hai khái niệm này đều thể hiện rõ bản chất và đặc trưng cần có của BHXH. Cụ thể, đã nêu bật được: - BHXH là những quy định của nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. - Người lao động được trợ giúp vật chất trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết. - Người lao động phải có trách nhiệm đóng góp để bảo đảm quyền lợi cho chính họ. Như vậy, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết và thất nghiệp do Nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện, thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia và có sự ủng hộ của Nhà nước, nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ đồng thời góp phần bảo vệ an toàn xã hội. 1.2.3. Đặc điểm của bảo hiểm xã hội BHXH ra đời, tồn tại và phát triển như một nhu cầu khách quan. Nền kinh tế hàng hoá càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến thì càng đòi hỏi sự phát triển và đa dạng của BHXH. BHXH được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động, giữa các bên cùng tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách BHXH, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động BHXH. Chủ sử dụng và người lao động có trách nhiệm đóng góp để hình thành quỹ BHXH. Người lao động và gia đình của họ được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH khi họ có đủ điều kiện theo chế độ BHXH quy định. Đó chính là mối quan hệ của bên tham gia BHXH. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Từ mối quan hệ về BHXH nếu xem xét một cách toàn diện thì BHXH có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất: BHXH là hoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội cao lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động BHXH là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý BHXH đối với người lao động tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Thứ hai: BHXH là một loại hàng hoá tư nhân mang tính bắt buộc do Nhà nước cung cấp, nên việc tham gia BHXH về nguyên tắc là bắt buộc đối với mọi người lao động do nhà nước quản lý và cung cấp dịch vụ (một số nước trên thế giới do khu vực tư nhân quản lý và cung cấp dịch vụ). Hiện nay ở Việt Nam việc tham gia BHXH là bắt buộc, do Nhà nước quản lý và cung cấp. Thứ ba: Cơ chế hoạt động của BHXH theo cơ chế 3 bên: cơ quan BHXH - người sử dụng lao động - người lao động, cộng thêm cơ chế quản lý nhà nước. BHXH bắt buộc do Nhà nước đứng ra làm, do vậy thực sự chưa có thị trường BHXH ở Việt Nam. Xét thực chất thị trường BHXH ở Việt Nam thể hiện độc quyền: cung BHXH do Nhà nước độc quyền cung, cầu thì bắt buộc và mức hưởng BHXH còn thấp nên dẫn đến chất lượng dịch vụ kém. Cơ quan BHXH Người SD lao động Người lao động Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ cơ bản về bảo hiểm xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Thứ tư: Thực hiện thống nhất việc quản lý Nhà nước về BHXH, thực hiện nhiệm vụ thu, quản lý và chi trả các chế độ BHXH chặt chẽ, đúng đối tượng và đúng thời hạn. Nguồn đóng góp của các bên tham gia được đưa vào quỹ riêng, độc lập với ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất và sử dụng theo nguyên tắc hạch toán cân đối thu - chi theo quy định của pháp luật, bảo toàn và phát triển. Thứ năm: Người lao động được hưởng trợ cấp BHXH trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH, có chia sẻ rủi ro và thừa kế. Thông thường, mức đóng góp và mức hưởng trợ cấp đều có mối liên hệ đến thu nhập (tiền lương, tiền công) của người lao động. Điều này thể hiện tính công bằng xã hội gắn liền giữa quyền và nghĩa vụ của người lao động. Tóm lại, BHXH là những chính sách, chế độ do Nhà nước quy định để đảm bảo quyền lợi vật chất cho người tham gia BHXH dựa trên quan hệ cung - cầu trên thị trường. BHXH là một hàng hoá tư nhân mang tính bắt buộc do Nhà nước quản lý và cung cấp, hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít, chia sẻ rủi ro, quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước, quản lý tập trung thống nhất. 1.3. Phân biệt BHXH với Bảo hiểm thương mại Hoạt động Bảo hiểm thương mại dựa trên các rủi ro khách quan, như thiên tai, hoả hoạn, hoặc tai nạn của con người như bệnh, chết. Đối tượng được bảo hiểm không nhất thiết phải là người lao động, đó có thể là con người, tài sản vật thể và phi vật thể. Họ phải trả một mức phí bao gồm phí bảo hiểm, phí quản lý và có thể cả lãi suất cho cơ quan bảo hiểm. Các Công ty, đơn vị kinh doanh bảo hiểm hoạt động có tính chất kinh doanh rõ rệt. BHXH hay Bảo hiểm kinh doanh nhìn chung đều hướng về một mục đích là ổn định đời sống con người, những điểm khác nhau của hai loại bảo hiểm này được biểu hiện thông qua bảng phân tích sau đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Bảng 1.1: So sánh BHXH và Bảo hiểm thương mại Nội dung Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm kinh doanh Con người (người lao động, công Đối tượng chức, lực lượng vũ trang, là công Con người, tài sản,… dân nước sở tại). Lâu dài và tương đối ổn định, Quan hệ BH Có thể dài hay ngắn tuỳ tích dồn theo thời gian dự trên theo loại bảo hiểm. quan hệ lao động. Nguồn quỹ Do người lao động và chủ doanh Phí đóng của người tham hình thành nghiệp đóng góp gia Mang tính xã hội cao, có hạch toán nhưng không phải hạch toán Hạch toán kinh doanh, lời Tính chất hoạt kinh doanh. Nguồn quỹ phải động được bảo tồn và phát triển nhằm ăn lỗ chịu thoả mãn chi trả trợ cấp cho đối tượng hưởng. Chi cho bồi thường, chi để Chi các chế độ BHXH, chi phí Mục đích chi quản lý và dự phòng, không phải nộp thuế. Mô hình hoạt BHXH Việt Nam, BHXH Tỉnh, động BHXH Quận, Huyện, thành, thị. ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra, chi cho quản lý, dự phòng, nộp thuế ngân sách. Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty, các đại lí, chi nhánh Qua bảng so sánh trên, BHXH thể hiện rõ bản chất của nó, không vì mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, BHXH mang tính nhân văn cao, mang đến cho người lao động đời sống vật chất cũng như tinh thần, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng, của xã hội đối với người lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan